Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Luận văn Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Vệt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 203 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5

5. Đóng góp của luận án

8

7. Bố cục của luận án

9


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

10

1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài
luận án

10

1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

10

1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

22

1.2. Những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án

27

Chương 2: QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1802 – 1858

31

2.1. Hoàn cảnh lịch sử tác động đến quan hệ ngoại giao Việt – Trung giai đoạn
1802 – 1858.

31



2.2. Nội dung của hoạt động ngoại giao Việt–Trung giai đoạn 1802 – 1858

34

2.1.1. Xin đổi quốc hiệu

34

2.2.2. Cầu phong, thụ phong

36

2.2.3. Triều cống, lễ sính

43

2.2.4. Giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ

48

2.2.5. Trao đổi văn thơ bang giao

53

2.2.6. Thương mại triều

60


2.2.7. Buôn bán trên bộ

64

2.2.8. Buôn bán trên biển

66

2.3. Đóng góp của những vị chánh, phó sứ tiêu biểu giai đoạn 1802 – 1858

70

Tiểu kết chương 2

78

Chương 3: QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1858 – 1885

81

3.1. Hoàn cảnh lịch sử tác động đến quan hệ ngoại giao Việt – Trung giai đoạn 1858 – 1885

81

3.2. Nội dung của hoạt động ngoại giao Việt – Trung giai đoạn 1858-1885

85

3.2.1. Cầu phong, thụ phong


85

3.2.2. Triều cống, lễ sính

85

3.2.3. Giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ

87

3.2.4. Trao đổi văn thơ bang giao

89

3.2.5. Thương mại triều cống

100

3.2.6. Buôn bán trên bộ

104

3.2.7. Buôn bán trên biển

105

3.3. Đóng góp của những vị chánh, phó sứ tiêu biểu giai đoạn 1858 – 1885

107


Tiểu kết chương 3

112


Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA QUAN HỆ NGOẠI
GIAO VIỆT – TRUNG (1802 - 1885)

114

4.1. Về những chuyển biến trong hoạt động ngoại giao Việt – Trung trước và sau khi thực dân
Pháp xâm lược (1858)

115

4.1.1. Trong hoạt động cầu phong, thụ phong

115

4.1.2. Trong hoạt động triều cống, lễ sính

116

4.1.3. Trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ

121

4.1.4. Trong hoạt động trao đổi văn thơ bang giao


124

4.1.5. Trong hoạt động thương mại triều cống

126

4.1.6. Trong hoạt động buôn bán trên bộ, trên biển

128

4.2. Về những chuyển biến trong thái độ giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh trước hoạt
động quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam
4.2.1. Từ những nỗ lực tự chủ chống Pháp đến sự cầu viện triều Thanh của nhà Nguyễn

130
130

4.2.2. Từ thái độ giằng co, tranh chấp sang thái độ thỏa hiệp với Pháp về
vấn đề
Việt Nam của nhà Thanh

135

Tiểu kết chương 4

141

KẾT LUẬN

143


TÀI LIỆU THAM KHẢO

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

168

PHỤ LỤC

170


DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
I. Một số khái niệm có liên quan đến luận án

171

II. Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn

174

II.1. Đại Nam nhất thống toàn đồ (大南ー統全圖) (1838)

174


II.2. Bản đồ thế giới xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thế kỷ
XIX

175

III. Các bảng thống kê về những hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc (1802 - 1885)
182
III.1. Bảng thống kê các sứ bộ Việt Nam dưới triều Nguyễn sang cầu phong
Trung Quốc

182

III.2. Bảng thống kê các
triều Nguyễn (1802 - 1858)

sứ

bộ Trung

Quốc

sang

sắc

phong

cho các


vua
183

III.3. Bảng các sứ bộ Việt Nam sang triều cống nhà Thanh (1802 – 1858)
(Qua Đại Nam thực lục)

184

III.4. Bảng các sứ bộ Việt Nam sang triều cống nhà Thanh (1802 – 1858) (Qua 清代中越宗藩关系
研究)
188
III.5. Bảng thống
(1802 – 1858)



các

sứ

bộ

Việt

Nam

sang

lễ


sính

nhà

Thanh
190

III.6. Bảng thống kê số lần sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa thuần túy mua hàng theo lệnh của triều
đình (1802 - 1858)
193
III.7. Bảng thống
(1858 - 1885)



các

sứ

đoàn

Việt

Nam

III.8. Bảng thống kê các sứ đoàn Việt Nam sang triều cống

sang

triều


cống

Trung

Hoa
194


Trung Hoa (1858 - 1885) (Qua 清代中越宗藩关系研究)
III.9. Bảng thống
(1858 - 1885)



các

sứ

bộ

Việt

Nam

196
sang

lễ


sính

Trung

Hoa
197

III.10. Bảng ngạch thuế nhập cảng của các thuyền buôn Trung Hoa sang buôn bán ở Bắc Kỳ theo
quy định của Tự Đức
198

IV. Những tư liệu bổ sung cho các hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc (1802 - 1885)

199

IV.1. Sứ thuyền thời Nguyễn

199

IV.2. Thể thức việc tiếp sứ

200

IV.3. Đại lễ tuyên phong

204

IV.4. Thiết tiệc


212

IV.5. Tặng phẩm

213

IV.6. Hộ tống

216

IV.7. Thơ văn bang giao trong quan hệ Việt – Trung thế kỷ XIX

221

IV.8. Hiệp ước Thiên Tân Pháp – Trung Hoa 1885

222


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG NỘI DUNG LUẬN ÁN
Trang
Biểu đồ 4.1. Số lần triều cống Trung Hoa của Việt Nam qua hai giai đoạn 18021858 và 1858-1885 (Theo Đại Nam thực lục)

118

Biểu đồ 4.2. Số lần triều cống Trung Hoa của Việt Nam qua 2 giai đoạn: 1802-1858
và 1858-1885 (theo 清代中越宗藩关系研究 (Nghiên cứu quan hệ tông phiên Trung –
Việt thời Thanh))

118


Biểu đồ 4.3. Số lần lễ sính Trung Hoa của Việt Nam qua 2 giai đoạn: 1802-1858 và 1858-1885
(Theo Đại Nam thực lục)

119

Sơ đồ 4.1. Hoạt động thương mại triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc giai
đoạn 1802 – 1858

127

Sơ đồ 4.2. Hoạt động thương mại triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc giai
đoạn 1858 – 1885

128


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

SÔ THỨ TỰ

CHỮ CÁI VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA CHỮ CÁI
VIẾT TẮT

1

ĐNLT


Đại Nam liệt truyện

2

ĐNTL

Đại Nam thực lục

3

NXB

Nhà xuất bản

4

STT

Số thứ tự

5

TG

Tác giả

6

VSTGCM


Việt sử thông giám cương mục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX chưa tham gia nhiều vào các mối quan hệ quốc tế, những
mối quan hệ trọng yếu của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ giới hạn trong khu vực, đặc biệt là với n ước
láng giềng Trung Quốc.
Có thể nói, trong lịch sử ngoại giao của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay thì ngoại giao với
Trung Quốc luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Mối quan hệ này trước hết phản ánh đường
lối đối ngoại1 mang tính bắt buộc do hoàn cảnh lịch sử - địa lý đặc thù của hai quốc gia quy định.
Suốt hơn 1000 năm qua, kể từ sau thế kỷ X, khi Việt Nam giành được độc lập, thoát ra
khỏi đêm trường Bắc thuộc và bước vào kỉ nguyên dựng nước, thì trong quan hệ giữa hai nước
Việt - Trung đã từng xảy ra những cuộc chiến tranh do các vương triều phong kiến Trung Quốc
phát động nhằm mục đích thôn tính Việt Nam, biến dải đất này thành quận huyện. Rốt cục, những
cuộc chiến tranh ấy đều kết thúc bằng chiến thắng của nhân dân Việt Nam. Song nếu tính về thời
gian thì những năm tháng chiến tranh đó cộng lại vẫn là ngắn so với những thế kỷ hoà bình mà hai
nước đã xây đắp. Dưới thời Nguyễn, mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung từ năm 1802 đến năm
1885 cũng nằm trong số những thời kỳ “hoà bình”, “bang giao hảo thoại” nói trên. Tuy nhiên,
chính trong thời kỳ “hoà bình” ấy cũng từng phát sinh bao nhiêu chuyện gay cấn, như: Vấn đề
tranh chấp, lấn chiếm đất vùng biên giới; những mâu thuẫn kinh tế nảy sinh…Do đó, tìm hiểu về
sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 (năm triều Nguyễn thành
lập) đến năm 1885 (năm chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa Việt Nam và
Trung Quốc theo Hoà ước Thiên Tân năm 1885 giữa Pháp với Trung Quốc) tức là chúng ta đi vào
khảo cứu về một thời kỳ lịch sử tiêu biểu cho những mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa Việt
Nam và Trung Quốc mà vừa mang những nét chung của các thời kỳ lịch sử trước, lại vừa có những
đặc trưng riêng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao ở những thời kỳ về sau.
Trong các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay đều có ghi lại khá rõ quan
hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Song trên thực tế, nhiều chính khách ở Trung Quốc, nhiều cơ quan
ngôn luận ở Bắc Kinh, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu ở các nước khác đã đề cập đến quan hệ

ngoại giao Việt - Trung theo những thiên kiến chủ quan, sai lệch với thực tiễn khách quan. Đặc
biệt, khi xem xét quan hệ chính trị giữa triều Nguyễn và triều Thanh thế kỷ XIX, vấn đề nổi cộm
được các nhà nghiên cứu tập trung kiến giải là trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam độc lập
hay bị phụ thuộc? Đã có nhiều người khẳng định về sự phụ thuộc của Việt Nam trong quan hệ
chính trị với Trung Quốc lúc bấy giờ. Hoặc khi đi vào tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Việt
1

Xem: Một số khái niệm có liên quan đến luận án – Phụ lục I

1


Nam và các nước trên thế giới thời Nguyễn, từ xưa đến nay, không ít người đã nhìn nhận nó như
một bức tranh “u ám” và xem đó là hậu quả không thể nào tránh khỏi do chính sách “ức thương”
và “bế quan tỏa cảng” mang lại. Từ đấy lại có những suy luận rằng: Mối quan hệ kinh tế Việt –
Trung thời bấy giờ cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, từ chỗ khẳng định sự phụ thuộc của Việt Nam
trong quan hệ chính trị với Trung Quốc, không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng
định sự lệ thuộc của Việt Nam trong quan hệ kinh tế và văn hóa với Trung Quốc hiện thời…Vậy,
thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung trên các phương diện: chính trị, kinh tế và văn
hóa lúc này ra sao? Nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về vấn đề này là hết sức cần thiết.
Hơn thế nữa, bước sang thế kỷ XVIII, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XIX, Việt Nam và Trung
Quốc đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy của thời đại mới. Đó là thời đại mà “Những mối quan hệ toàn
diện, sự phụ thuộc toàn diện đối với nhau giữa các dân tộc đang phát triển, thay thế cho tình
trạng cô lập trước kia của các địa phương và của các dân tộc vẫn tự cung tự cấp” [20, tr.23]. Vì vậy,
tìm hiểu về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ này (1802 - 1885) sẽ giúp
hiểu thêm về quan hệ quốc tế trong thời đại mới - thời đại của giai cấp tư sản.
Không những vậy, nhận thức về một triều đại, nhất là muốn đánh giá công lao hay hạn chế
của triều đại đó cần phải nghiên cứu một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh
tế, đến văn hoá, xã hội thì mới có thể đi đến một kết luận khách quan và khoa học. Do đó, tìm hiểu
về quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kỳ 1802 - 1885 sẽ góp phần vào việc nghiên cứu chung về

triều Nguyễn, với mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn về công trạng và cả hạn chế của vương
triều phong kiến cuối cùng này trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngoại giao.
Đặc biệt, nghiên cứu và rút ra được thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung thời
bấy giờ cũng sẽ giúp cho việc hiểu biết về Trung Quốc ngày nay được sâu sắc hơn, góp phần giúp
Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định nên những chính sách đối ngoại đúng đắn với nước Trung
Quốc láng giềng, phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá và đa phương hoá
các mối quan hệ với tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Hơn thế, nghiên cứu về sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì 1802 –
1885 một cách toàn diện còn là sự tiếp nối và phát triển hướng nghiên cứu trước đây của tác giả
luận án. Vào năm 2008, tác giả đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về quan hệ ngoại giao Việt –
Trung thời kì 1802 – 1885 trên phương diện chính trị. Từ đó đến nay, tác giả đã tiếp tục mở rộng
hướng nghiên cứu này trên nhiều phương diện khác như kinh tế, văn hóa và đã có một số bài báo

2


về vấn đề này được công bố 2. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì
1802 – 1885 một cách sâu sắc, toàn diện chính là sự tiếp nối hướng nghiên cứu nêu trên.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Sự chuyển
biến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885” làm đề tài
luận án của mình.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
- Luận án nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885, rút ra được xu hướng, đặc điểm và thực chất của sự
chuyển biến ấy trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước thời kì này.
- Hiểu được đặc điểm, thực chất của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc
thời kì 1802 – 1885 sẽ góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước Việt Nam có được những chính sách

đối ngoại đúng đắn, phù hợp với bối cảnh khu vực, quốc tế hiện nay, góp phần xây dựng và phát
triển kinh tế - văn hoá của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tổ quốc, nhất là khi quan
hệ giữa hai nước hiện thời đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hiểu sâu sắc sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời
kỳ này, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đến đường lối, chính sách
đối ngoại của triều Nguyễn đối với triều Thanh và ngược lại.
- Tái hiện một cách khách quan, chân thực về mối quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Trung Quốc trên các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa thời kì
1802 - 1885.
- Tập trung làm rõ những biến chuyển, thay đổi của mối quan hệ ngoại giao
Việt – Trung trước và sau năm 1858 trên những phương diện cơ bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biểu hiện của sự chuyển biến
trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 đến năm 1885. Trong đó, luận
án đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến ấy trên các phương diện cơ bản: Chính trị,
Kinh tế và Văn hóa.
2

Xem: Danh mục các công trình của tác giả luận án

3


* Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu được xác định là từ năm 1802 đến năm 1885 (tức là
từ khi triều Nguyễn được xác lập vào năm 1802, mở đầu mối quan hệ giữa hai

vương triều phong kiến: triều Nguyễn ở Việt Nam và triều Thanh ở Trung Quốc,
đến năm 1885 là mốc đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư
hầu giữa Trung Hoa và Việt Nam theo Hoà ước Thiên Tân kí giữa Pháp và triều
đình Mãn Thanh (tháng 6 - 1885)).
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu theo lãnh thổ của quốc gia Việt Nam
thời Nguyễn và Trung Quốc thời nhà Thanh.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực, của
Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX.
+ Tập trung nghiên cứu sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt –
Trung thời kỳ 1802 – 1885 trên 3 phương diện chính: Chính trị, kinh tế, văn hóa.
+ Tuy luận án đã triển khai sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt –
Trung thời kì 1802 – 1885 trên cả 2 chiều: chiều Việt Nam với Trung Quốc và chiều
Trung Quốc với Việt Nam, song, do chưa có điều kiện tiếp cận, khai thác nhiều tư
liệu từ phía Trung Quốc nên luận án có phần nghiêng nhiều hơn về chiều quan hệ
ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
- Các bộ biên niên sử, các bộ hội điển, châu bản trong thời kì phong kiến
được xem như là nguồn tư liệu gốc phục vụ cho luận án, đặc biệt trong đó phải kể
đến một số lượng lớn các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như:
Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ, Đại Nam liệt truyện chính biên, Châu bản, Minh Mệnh chính yếu…
Những tác phẩm này đều ghi chép theo tiến trình thời gian các sự kiện liên quan đến
triều Nguyễn và có điểm qua các sự kiện ngoại giao, những nhà ngoại giao tiêu biểu
thời bấy giờ. Tuy những ghi chép trong các bộ sử này rất tản mạn nhưng chúng hàm
chứa nhiều thông tin trực tiếp và có độ tin cậy cao. Trong đó, bộ Khâm định Đại Nam hội

4



điển sự lệ và bộ Đại Nam thực lục là những bộ sử ghi chép tương đối đầy đủ về những sự vật, sự
việc, điển lệ…liên quan đến mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn và triều Thanh. Đặc biệt,
mục Bang giao, từ quyển 128 đến 130 của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên) thực sự
là nguồn tư liệu quý báu khi chúng ta xem xét nội dung và đặc điểm của những hoạt động ngoại
giao tiêu biểu giữa hai nước Việt – Trung thời bấy giờ như: Thể thức sai sứ, tiếp sứ; đại lễ tuyên
phong, dụ tế; triều cống; lễ sính; ngày tháng cử sứ thần sang Trung Quốc và đón sứ thần nhà
Thanh sang Việt Nam; danh mục phẩm vật sứ bộ mang đi mang về; danh tính các sứ thần và số
lượng thành viên trong mỗi sứ bộ; lộ trình và diễn tiến đi sứ…Trong khi đó, Châu bản triều

Nguyễn không chỉ gồm các bản tấu sớ đã được nhà vua xem và phê duyệt, mà còn
bao gồm cả những sắc, dụ, chiếu, chỉ, những công văn, tờ trình (thân), những bản kê
khai (kê), những văn bản ngoại giao… cho phép bổ sung nhiều điều chi tiết và cụ
thể mà các công trình trên chưa khai thác và sử dụng hết. Đặc biệt, chúng ta phải
nhắc đến những bản tấu, phúc tấu của đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ, hay
những chỉ dụ của các vua Nguyễn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa thông qua việc vãng thám, đo đạc, cắm mốc, vẽ họa đồ…Thậm
chí, có nội dung bản tấu trong Châu bản còn cho biết những hoạt động hằng năm
nêu trên trong một số trường hợp bị hoãn tháng khởi hành, chẳng hạn như năm
Minh Mệnh thứ 19 (1838) [17] hay năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) [18]… Có thể nói,
xét về mặt sử liệu học thì Châu bản là tư liệu gốc mang giá trị đặc biệt mà các công
trình biên soạn khác không thể sánh được.
- Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án
như: Các bộ thông sử, các sách giáo trình dùng trong các trường đại học, sách
chuyên khảo, sách tham khảo, các bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí
khoa học có uy tín ở Việt Nam, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ở Việt Nam và
Trung Quốc…
- Nguồn tư liệu lưu trữ, tài liệu chép tay tại các trung tâm lưu trữ, các viện
nghiên cứu. Trong đó, đáng chú ý là những văn kiện, điển lệ về việc giao thiệp giữa
các triều Nguyễn và triều Thanh bao gồm: dụ, chế, sắc phong, chiếu, biểu, tấu khải,

thư, thơ… được tập hợp trong 邦交 錄 (Bang giao lục), 武東暘文集 (Vũ Đông

5


Dương văn tập), 如 燕 文 草 (Như Yên văn thảo), 文集 (Văn tập)…hiện đang được
lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.
- Các nguồn tài liệu thu thập được qua quá trình điền dã tại Huế và tại quê
hương của một số nhà ngoại giao tiêu biểu thế kỷ XIX.
* Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án này, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản sau đây:
- Phương pháp lịch sử

Đề tài nghiên cứu của luận án là quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt –
Trung dưới hai triều đại: triều Nguyễn ở Việt Nam và triều Thanh ở Trung Quốc
trong thế kỷ XIX, cách chúng ta ngày nay hơn một thế kỷ, nên phương pháp nghiên
cứu trước hết phải là phương pháp lịch sử cụ thể. Để bổ trợ cho phương pháp này,
luận án đã vận dụng thêm những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp
so sánh, phương pháp liên ngành, phương pháp thống kê định lượng…
- Phương pháp so sánh

Để giải quyết thấu đáo đề tài này, đặc biệt là để tìm ra sự chuyển biến cũng
như rút ra được thực chất và đặc trưng của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ
năm 1802 đến năm 1885 thì đây là một phương pháp vô cùng hữu hiệu. Trong luận
án này, tác giả đã sử dụng đồng thời cả so sánh lịch đại (giữa các giai đoạn trước,
sau) và so sánh đồng đại (giữa hai phía Việt Nam và Trung Quốc) để tìm ra được
những nét tương đồng và khác biệt trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung qua hai
giai đoạn trước và sau năm 1858, cũng như rút ra được mối tương quan so sánh
trong tiềm lực, vị thế và cả thái độ của triều đình hai bên trong quan hệ ngoại giao

thời bấy giờ.
- Phương pháp liên ngành

Liên ngành là phương pháp liên khoa học, là sự thiết lập trên cơ sở kết hợp
mối quan hệ qua lại giữa các môn học, ngành học với nhau. Điều quan trọng của
phương pháp này là phải sử dụng đồng thời, hiệu quả các chuyên ngành, không
phân biệt chính, phụ. Đây là phương pháp vô cùng cần thiết bởi muốn lí giải để hiểu
được thực chất hiện tượng lịch sử (trong đó có lịch sử ngoại giao) thì cần phải vận

6


dụng tốt kiến thức đa ngành, liên ngành. Với đề tài này, chúng tôi vận dụng phương
pháp liên ngành để nhìn nhận, lí giải, đánh giá cùng một lúc mối quan hệ ngoại giao
Việt – Trung thế kỷ XIX trên nhiều phương diện khác nhau và đặt các phương diện
ấy bình đẳng trong cùng một tổng thể chung với nhiều mối quan hệ tác động qua lại.
- Phương pháp thống kê định lượng
Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong luận án nhằm thống kê, định
lượng thông tin, số liệu để tìm ra khuynh hướng biến chuyển và đặc điểm, thực chất
của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung. Chẳng hạn, để hiểu rõ mức độ suy giảm
của các hoạt động cầu phong, triều cống, lễ sính giữa hai nước Việt – Trung giai
đoạn sau năm 1858 so với giai đoạn trước năm 1858, chúng tôi đã cố gắng lượng
hóa mọi thông tin có được từ tài liệu Việt Nam và Trung Quốc về những hoạt động
này ở cả hai giai đoạn. Hay để thấy rõ được lễ vật đáp lại của Thanh triều không
nhiều bằng so với vật phẩm dâng cống, lễ sính của các sứ đoàn Việt Nam, chúng tôi
đã định lượng lễ phẩm dâng tiến và tặng vật giữa hai bên một cách cụ thể nhằm làm
căn cứ so sánh và rút ra nhận định. Hay để thấy được sự phổ biến và ưu thế vượt
trội của hoạt động thương mại kiêm nhiệm so với hoạt động thương mại thuần túy,
chúng tôi đã thống kê và định lượng số lần diễn ra các hoạt động này và những
thông tin liên quan đến chúng. Sau đó, từ những con số cụ thể mà rút ra nhận xét,

đánh giá một cách xác thực…
5. Đóng góp của luận án

Luận án sau khi hoàn thiện có thể có những đóng góp khoa học và thực tiễn sau:
- Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về mối
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc suốt từ năm 1802 đến năm 1885.
Qua đó, luận án rút ra được những chuyển biến quan trọng cũng như đặc điểm, thực
chất của mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung trong hơn tám thập kỷ đầy biến động
của thế kỷ XIX.
- Luận án đã bước đầu làm sáng tỏ vấn đề khoa học mà lâu nay vẫn còn đang
gây nhiều tranh cãi là, Việt Nam độc lập hay phụ thuộc trong quan hệ ngoại giao với

7


Trung Quốc? Đồng thời, luận án cũng bước đầu bác bỏ những suy luận cảm tính
trong giới nghiên cứu khi cho rằng: Mối quan hệ kinh tế Việt – Trung thế kỷ XIX là
một bức tranh “u ám” do chính sách “ức thương” và “Bế quan tỏa cảng” của triều
Nguyễn mang lại.
- Đặc biệt, những bài thơ, bài văn đi sứ, tiếp sứ gắn liền với tên tuổi của
những vị chánh, phó sứ tiêu biểu làm nên thành công của sự nghiệp ngoại giao triều
Nguyễn đã được luận án lần đầu tái hiện lại – điều mà trước đây chưa một công
trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ.
- Luận án được thực hiện thành công sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu trong việc hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn với nước
lớn Trung Hoa – một nước láng giềng có mối quan hệ ngoại giao lâu đời nhất trong
lịch sử dân tộc Việt Nam, nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tổ quốc, đặc biệt
là khi quan hệ giữa hai nước hiện đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần tháo gỡ.
- Luận án sau khi bảo vệ thành công có thể được sử dụng để làm chuyên đề
giảng dạy về lịch sử quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Trung cũng như

quan hệ đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1802 – 1858
Chương 3: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1858 – 1885
Chương 4: Đánh giá về những chuyển biến của quan hệ ngoại giao Việt – Trung
(1802 - 1885)

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc từ lâu đã trở thành mối quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong mấy chục năm gần đây, khi mà giới sử học
đang không ngừng nỗ lực để có cái nhìn khách quan nhất về công và tội của triều Nguyễn – vương
triều cuối cùng trong diễn trình lịch sử phong kiến Việt Nam thì mối quan hệ ngoại giao Việt –
Trung lại càng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu tìm hiểu.
1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước có liên quan

đến đề tài luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
* Những công trình nghiên cứu trước thập niên 90 của thế kỷ XX
Bước sang thế kỷ XX, nhiều bộ thông sử về lịch sử Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn đã
ra đời. Trước hết phải kể đến cuốn Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim. Đây là bộ

lịch sử đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ tại Việt Nam, xuất bản lần thứ nhất
vào năm 1921. Tác giả đã nghiên cứu lịch sử dân tộc suốt từ thời thượng cổ đến khi

Pháp xâm lược và cai trị (tính đến năm 1902), trong đó có các chương nghiên cứu
về triều Nguyễn dưới các đời vua: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Tác
phẩm này đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát về mọi mặt xã hội Việt Nam
duới vương triều Nguyễn, trong đó có lĩnh vực ngoại giao.
Hơn 20 năm sau đó (1943), tại Hà Nội, Sông Bằng đã dựa trên nhiều tài liệu quý hiếm sưu
tầm được trong thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ cho biên soạn cuốn Việt Hoa thông sứ sử lược,
tủ sách Quốc học thư xã. Qua cuốn sách này, chúng ta bước đầu được biết về những hành vi, tiết
tháo của các vị Tuế - Cống sứ Việt Nam, những mối duyên văn ràng buộc sĩ phu Trung Hoa với các
bậc khoa – hoạn nước nhà. Tuy tác phẩm không đề cập trực tiếp đến ngoại giao Việt – Trung thế
kỷ XIX, song qua đó chúng ta có thể hình dung phần nào sự vận dụng đầy linh hoạt các hình thức
đối thoại văn hoá của các nhà ngoại giao thời phong kiến.

Đến năm 1955, Nxb Xây Dựng đã cho ra đời bộ Lịch sử Việt Nam từ nguồn
gốc đến cuối thế kỷ XIX của tác giả Đào Duy Anh, bao gồm 2 quyển: quyển thượng

9


và quyển hạ. Đến nay, bộ sách này đã qua nhiều lần tái bản và lần tái bản gần đây
nhất là vào năm 2011 của Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách đã tái hiện lại bức tranh
toàn cảnh về tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc suốt từ thời nguyên thủy cho
đến cuối thế kỷ XIX, trong đó, chương XLIX tập trung bàn về chính sách đối ngoại
của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ở đây, Đào Duy Anh mới chỉ đi vào tìm hiểu chính
sách đối ngoại của nhà Nguyễn đối với các nước ở biên giới phía Tây, Nam và với
thực dân Pháp chứ chưa có dịp nghiên cứu về chính sách đối ngoại của triều
Nguyễn đối với nước Trung Hoa láng giềng.
Sáu năm sau đó (năm 1961), Thành Thế Vỹ đã cho ra đời cuốn sách Ngoại thương Việt
Nam hồi thế kỷ XVII – XVIII đầu thế kỷ XIX, Nxb Sử học, Hà Nội. Cuốn sách tái hiện lại nền ngoại
thương Việt Nam trong những thế kỷ trước khi thực dân Pháp xâm lược (cụ thể từ thế kỷ XVII đến
hết đời vua Thiệu Trị). Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh riêng lẻ của lĩnh vực

ngoại thương ở những thế kỷ này như: các mặt hàng hóa (bao gồm hàng bán ra, hàng mua vào: từ
trang 97 đến trang 125); thể lệ ngoại thương, thủ tục, bộ máy, thuế khóa (từ trang 126 đến trang
138); cách thức mua bán, đổi chác, trả tiền (từ trang 139 đến 181); phương tiện đi lại (từ trang
182 đến trang 193)…chứ chưa đi sâu phân tích và tổng hợp những khía cạnh đó để đưa ra cái nhìn
hệ thống về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cũng trong năm 1961, tạp chí Văn học, số 7 đã cho công bố bài viết Mối quan hệ lâu đời
và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc với độ dài 22 trang (từ trang 1 đến
trang 22) của tác giả Đặng Thai Mai. Tác giả đã phân chia công cuộc bang giao giữa hai nước Việt –
Trung ra làm 4 thời kỳ với những tính chất và sắc thái khác nhau: thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong
kiến, thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ hiện nay (từ ngày thành lập chế độ dân chủ cộng hoà). Trong
mỗi thời kỳ ấy đều diễn ra sự tiếp xúc văn hoá nói chung và văn học nói riêng giữa hai nước. Qua
những phân tích và luận giải sắc sảo của Đặng Thai Mai, có thể thấy rằng, chính sự giao thoa, đối
thoại văn hoá, văn học này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong quan hệ ngoại giao
giữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử.
Bước sang thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, có một loạt bài viết được đăng tải trên các tạp
chí chuyên ngành bàn về những biểu hiện mới trong quan hệ Việt – Trung ở nửa sau thế kỷ XIX,
như “Quan hệ Trung - Việt và Việt - Trung” của tác giả Văn Phong đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, số 4 năm 1979. Bằng những lập luận sắc bén, tác giả đã phác thảo trên những bình diện
lớn về tính chất của quan hệ Việt - Trung qua các thời kì lịch sử. Trong đó ở mục III, tác giả tập
trung khái quát "Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ Tần đến Mãn Thanh". Ở mục IV, tác giả
tiếp tục khai thác "Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế
kỷ XX". Đặc biệt, Văn Phong đã lí giải tại sao dưới thời đại phong kiến, trong quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc, quy luật "cá lớn nuốt cá bé" và quy luật "quan hệ đẳng cấp giữa nước lớn và
nước nhỏ" lại thường xuyên chi phối hai nước. Song cũng theo Văn Phong, trên thực tế, Việt Nam
đã không chịu để cho các quy luật ấy phát huy tác dụng.

10


Đến năm 1981, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 năm 1981 tiếp tục cho công bố bài viết

Nhà Nguyễn với các thương nhân người Hoa thế kỷ XIX của tác giả Trương Thị Yến bàn về chính
sách của triều Nguyễn với thương nhân người Hoa cũng như về vai trò của họ trong nền kinh tế
Việt Nam. Phải nói rằng, bài viết đã nêu bật thái độ vừa kiềm chế, vừa ưu ái (đặc biệt nhấn mạnh
đến sự ưu ái) đối với Hoa thương của triều Nguyễn trong tương quan so sánh với thương nhân
các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Tất nhiên, thái độ đó, chính sách ấy sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến quan hệ kinh tế Việt – Trung thời kỳ này.
Cũng trong năm 1981, cuốn sách về thân thế, sự nghiệp của nhà ngoại giao nổi tiếng thế
kỷ XIX – Lý Văn Phức đã ra đời. Đó là tác phẩm Lý Văn Phức: Cây bút luận chiến ngoại giao cứng cỏi
in trong Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược của
Nguyễn Đổng Chi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. Song, tác phẩm mới chỉ dừng lại giới thiệu
về một số áng thơ, bài văn bang giao tiêu biểu mà chưa đi vào phân tích và tổng hợp chúng để
thấy được sức mạnh ngôn từ trong đối thoại văn hóa. Đặc biệt, chân dung của nhân vật lịch sử nổi
tiếng này trong tư cách là những nhà ngoại giao cũng chưa được tái hiện một cách hoàn chỉnh.
Đến năm 1985, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 đã cho công bố bài viết Một trăm năm
phản bội Việt Nam từ Hiệp ước Pháp - Hoa (1885) của Văn Tạo. Ở đây, tác giả đã chỉ ra đằng sau
cái gọi là tinh thần "thân thiện", "hữu nghị" của thế lực bành trướng, bá quyền phương Bắc đối
với nhân dân Việt Nam và vạch rõ những ảnh hưởng của Hiệp ước Thiên Tân (1885) đến quan hệ
ngoại giao giữa hai nước Việt - Trung thời bấy giờ.
Về vấn đề này, tác giả Trịnh Nhu cũng đã góp thêm tiếng nói của mình với bài nghiên cứu
Nhà Thanh đối với Việt Nam qua sự phản kháng Hiệp ước năm 1874, đăng tải trên tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử, số 3 và 4 năm 1989. Bài viết đã tập trung đi vào phân tích thái độ của nhà Thanh đối
với Việt Nam qua sự phản kháng Hiệp ước năm 1874 kí kết giữa Pháp và triều Nguyễn, đồng thời,
tác giả xem đó là một biểu hiện đầy tham vọng của nhà nước phong kiến Trung Hoa trước nguy cơ
Việt Nam bị đế quốc Pháp biến thành thuộc địa và vai trò “tôn chủ” của nó đang bị đe dọa. Theo
tác giả, cũng từ bước khởi đầu ấy, mâu thuẫn Trung – Pháp ngày càng phát triển và đẫn đến cuộc
chiến tranh giữa hai bên (1883 - 1885) như một lẽ tất yếu. Bài viết đã thực sự góp tiếng nói của
mình vào việc phơi bày bản chất của triều đình Mãn Thanh trong quan hệ với Việt Nam nửa sau
thế kỷ XIX.
* Những công trình nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay
Sau Đổi mới, nhất là từ đầu những năm 1990 trở lại đây, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

của đất nước và cùng với sự phát triển của nền sử học nước nhà, mối quan hệ ngoại giao Việt –
Trung thực sự trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu với
mong muốn đưa ra cái nhìn thỏa đáng hơn về vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối
cùng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Từ đây, mối quan hệ đó dần được phục dựng lại một cách
sâu sắc và toàn diện trên nhiều phương diện khác nhau.
Trước hết, phải kể đến luận án tiến sĩ của Trịnh Nhu Quan hệ Trung – Pháp về vấn

đề Việt Nam cuối thế kỷ XIX, được bảo vệ vào năm 1991 tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

11


(nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội). Luận án đã nghiên cứu quan hệ Trung – Pháp
kể từ giữa thập kỷ 70 cho đến khi hoạch định biên giới Việt – Trung và thiết lập quan hệ thương
mại giữa Hoa Nam và Bắc Kỳ. Tuy luận án không nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ Trung – Việt
thế kỷ XIX nhưng từ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pháp – hai nước (một bên là đế quốc xâm
lược và một bên là đế chế phong kiến) vốn đang tranh đoạt lợi ích ở nước thứ 3 là Việt Nam, thì
chúng ta có thể hiểu được phần nào thái độ, mục đích riêng mà nhà Thanh theo đuổi khi giải
quyết vấn đề Việt Nam trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Luận án đã phản ánh một thực
tế là, cùng với Pháp, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp vừa đối địch, vừa thỏa hiệp và
nhượng bộ, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam trong những thập kỷ này. Tuy không trực
tiếp bàn về mối quan hệ Việt – Trung thời bấy giờ nhưng luận án đã cung cấp thêm nhiều luận cứ
quan trong giúp chúng ta hiểu rõ hơn đằng sau cái gọi là tinh thần "thân thiện", "hữu nghị" của
"tôn chủ" Trung Quốc đối với "phiên thuộc" Việt Nam. Cũng theo tác giả, sự can thiệp của nhà
Thanh không hề mang tính tích cực bảo vệ nền độc lập cho đất Việt mà chính sự can thiệp và xâu
xé của nhà Thanh (cùng với họa xâm lược của đế quốc Pháp) lại là nguyên nhân "thủ tiêu quyền
độc lập của Việt Nam", để lại nhiều hậu quả phức tạp về sau này [121, tr.145]. Nhận định trên có
phản ảnh hoàn toàn đúng thực chất của vấn đề hay không? Tác giả luận án sẽ tiếp tục đi sâu
nghiên cứu và làm sáng tỏ với hy vọng đưa ra cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này.
Cùng hướng nghiên cứu ấy, hai năm sau, Trịnh Nhu lại cho công bố bài Nguồn gốc của

chiến tranh Trung - Pháp (1883 - 1885) trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 năm 1991. Bằng
những kiến giải sắc bén, tác giả đã luận giải khá cặn kẽ nguồn gốc của chiến tranh Trung - Pháp
(1883 -1885) và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam cũng như quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Việt – Trung sau đó.
Ngoài tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, một số tạp chí khác cũng đăng nhiều bài nghiên cứu về
vấn đề này, tiêu biểu là bài viết “Quân Thanh đối với hoạt động xâm lược của Pháp ở Bắc Kỳ trong
những năm 1882 - 1883” của tác giả Trần Độ, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 năm 1995. Qua bài
viết, tác giả đã viện dẫn những cứ liệu lịch sử cụ thể để chỉ ra thái độ của Thanh triều đối với Việt
Nam trong những năm 1882 – 1883: "Từ sau tháng 4 năm 1882 đến trư ớc tháng 12 năm 1883,
hàng vạn quân chính quy nhà Thanh có mặt ở Bắc Kỳ thời bấy giờ hầu như "án binh bất động",
không có biểu hiện nào chứng tỏ họ là một lực lượng đồng tình ủng hộ và chi viện cho nhân dân
Việt Nam chống lại sự xâm lược của Pháp, càng không nói đến sự tham chiến trực tiếp của họ"
[40, tr.74].
Cũng trong năm này, Tạ Ngọc Liễn cho ra đời tác phẩm Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc
thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Có thể xem đây một cuốn chuyên
khảo đầu tiên nghiên cứu về lịch sử quan hệ Việt – Trung ở Việt Nam. Dù chỉ vẻn vẹn 100 trang
nhưng cuốn sách là một tài liệu tham khảo quý báu. Đặc biệt, từ trang 49 đến trang 82 của
chương 3, tác giả đã cung cấp cho người đọc một sự hiểu biết chung nhất về hoạt động cầu
phong, triều cống, sự khác nhau giữa triều cống và lễ sính. Tuy cuốn sách này chỉ giới hạn vấn đề ở
trong một thế kỷ nhưng đây được xem là “một giai đoạn tiêu biểu, đáng chú ý khi xem xét cấu trúc

12


và bản chất của quan hệ sách phong, triều cống” [100; tr.49]. Chúng ta có thể coi đó là cơ sở để
tìm hiểu về hoạt động cầu phong, triều cống ở những vương triều tiếp theo, trong đó có vương
triều Nguyễn.
Một năm sau (1996), Nxb Quân đội nhân dân cho công bố cuốn sách Lịch sử ngoại giao
các thời trước của Nguyễn Lương Bích. Tác giả đã dành hơn 60 trang (từ trang 211 đến trang 276)
ở chương X để bàn về ngoại giao thời Nguyễn. Tuy nhiên, trong 60 trang ấy, tác giả đã điểm qua

tất cả mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn với nhiều nước khác nhau ở Đông Nam Á, ở
phương Tây (như Anh, Pháp) chứ không riêng gì Trung Quốc. Trong đó, quan hệ ngoại giao Việt –
Trung qua các đời vua Nguyễn thế kỷ XIX chỉ chiếm số trang rất ít (03 trang thời Gia Long: từ trang
213 đến 215; 04 trang thời Minh Mệnh: từ trang 227 đến 230; 01 trang thời Thiệu Trị). Tác giả chủ
yếu điểm qua những lần vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị cử sứ thần sang Trung Hoa hay nêu
lên vài nét sơ lược về việc giải quyết những xung đột biên giới trên bộ giữa hai nước thời Minh
Mệnh (trang 230). Những hoạt động ngoại giao khác chưa được tác giả nhắc tới và mối quan hệ
Việt – Trung cũng chưa được đặt trong sự biến chuyển liên tục của cả thế kỷ XIX (nhất là dưới thời
vua Tự Đức khi có sự xâm lược của thực dân Pháp).
Cùng với trào lưu nghiên cứu của giới sử học về triều Nguyễn, vào năm 1997, Đỗ Bang đã
cho ra đời tác phẩm Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, góp tiếng nói của mình
vào nghiên cứu thương nghiệp Việt Nam – một lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn đang rất mới mẻ thời
bấy giờ. Bằng những con số, sự kiện minh chứng cụ thể, tác giả đã bước đầu gợi mở cho chúng ta
một số vấn đề có liên quan đến quan hệ kinh tế Việt – Trung triều Nguyễn, như: sự hậu đãi đặc
biệt của triều Nguyễn đối với Hoa thương trong thế so sánh với tàu thuyền và thương nhân
phương Tây khi đặt chân đến Việt Nam (từ trang 45 đến trang 47); nguy cơ về sự giảo hoạt, lũng
đoạn thương trường Việt Nam của Hoa thương và một số biện pháp ngăn chặn hiện tượng này
của các vua Nguyễn (từ trang 49 đến trang 50, trang 86 đến trang 88; trang 96 đến trang 98); các
mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa 2 nước (từ trang 98 đến trang 101); số lần triều Nguyễn tổ chức
thuyền buôn đi giao thương với Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ XIX (trang 105)…Song, những
vấn đề nêu trên chỉ chiếm dung lượng nhỏ và nằm rải rác trong các chương mục viết về nền kinh
tế thương nghiệp nói chung (bao gồm cả nội thương và ngoại thương) của Việt Nam thời kì này.
Do đó, công trình chưa có dịp đi sâu khai thác một cách hệ thống về mối quan hệ mậu dịch Việt –
Trung thế kỷ XIX, cũng như chưa rút ra được thực chất, đặc điểm và sự chuyển biến nội tại của
mối quan hệ ấy.
Bốn năm sau đó (2001), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội đã cho ra đời cuốn chuyên khảo bàn
về Buôn bán qua biên giới Việt – Trung, Lịch sử - Hiện trạng –Triển vọng do Nguyễn Minh Hằng chủ
biên. Phải nói rằng, đây là một công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về mối quan hệ buôn
bán qua biên giới Viêt – Trung trong suốt tiến trình lịch sử. Trong đó, mối quan hệ ấy ở thế kỷ XIX
được viết từ trang 41 đến trang 56 (tức 14 trang trên tổng số hơn 300 trang của cuốn sách). Tuy

nhiên, qua 14 trang viết ngắn ngủi đó, chúng ta có thể chắt lọc được không ít những thông tin quý
báu về quan hệ kinh tế Việt – Trung thế kỷ này, như: những cơ quan đảm trách việc buôn bán với

13


Trung Hoa do nhà nước lập ra (trang 41); chính sách hai mặt của triều Nguyễn là vừa ưu đãi vừa
kiềm chế sự lũng đoạn thị trường của thương nhân Trung Quốc thời bấy giờ (thể hiện rõ nét qua
các quy định về thuế hàng hóa, những mặt hàng được mua vào, bán ra…) (từ trang 42 đến trang
49); hoạt động buôn bán khá sầm uất giữa các thương nhân Trung Quốc và thương nhân Việt Nam
nói riêng và nhân dân 2 nước nói chung ở vùng biên giới (trang 49 đến trang 53)… Điều đáng lưu ý
là, cuốn sách đã đi đến những nhận định quan trọng, gợi mở cho chúng ta những hướng suy nghĩ
mới khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc hòa hiếu với phương Bắc
nên “các vương triều quân chủ Việt Nam phần lớn chủ trương nới lỏng, cho tự do buôn bán, trao
đổi hàng hóa, miễn là phải tôn trọng, thực hiện đúng với pháp luật Việt Nam” và trên thực tế một
số lệnh cấm của triều Nguyễn đối với thương nhân Trung Quốc không có hiệu lực, vượt ra khỏi sự
kiểm soát của triều đình trung ương [57, tr.54-55]; Thứ 2, mối quan hệ kinh tế ấy lúc thịnh, lúc suy
do phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa hai quốc gia [57, tr.55]. Những nhận định ấy sẽ được làm
sáng rõ trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi.
Cũng trong năm này, những cuốn sách về thân thế, sự nghiệp của những nhà ngoại giao
nổi tiếng thế kỷ XIX đã tiếp tục ra đời, trong đó có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như

Nguyễn Du, niên phổ và tác phẩm do Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính biên khảo và chú
giải, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001; Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản, cuộc đời và thơ văn (kỷ
niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội và 110 năm ngày mất hoàng giáp Nguyễn Tư Giản 1890 2000), Trung tâm Văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001;… Những vần thơ đối đáp, xướng
họa của các sứ thần, những bức văn thư trao đổi giữa hai nhà nước hai bên trong các tác phẩm
này đã gợi mở một số biểu hiện quan trọng của mối quan hệ ngoại giao trên bình diện văn hóa
giữa hai nước Việt – Trung hiện thời. Song, những tác phẩm nói trên mới chỉ giới thiệu khái lược
chứ chưa đi vào phân tích và tổng hợp chúng để thấy được sức mạnh ngôn từ trong đối thoại văn
hóa. Hơn thế, chân dung của các nhân vật lịch sử này trong tư cách là những nhà ngoại giao cũng

chưa được tái dựng lại một cách hoàn chỉnh. Đây cũng là vấn đề còn bỏ ngõ mà luận án phải tập
trung giải quyết.

Một năm sau (2002), tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Nhã đã bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ lịch sử về Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Có thể nói, vấn đề giải quyết tranh chấp biển đảo, khẳng định chủ
quyền biên giới trên biển là một trong số những vấn đề nan giải tồn tại trong mối
quan hệ ngoại giao Việt – Trung suốt thế kỷ XIX. Vì thế, luận án của Nguyễn Nhã
đã cung cấp cho tác giả nhiều tư liệu bổ ích để tái hiện lại những cuộc tranh chấp
trên biển giữa hai nước Việt – Trung thời kì này. Đồng thời, qua đó cũng được biết
thêm những hoạt động nhằm xác lập chủ quyền của nhà Nguyễn trên quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa – nơi thường xuyên xảy ra những va chạm, tranh chấp với
nước Trung Hoa láng giềng, như: thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải; đo đạc thủy

14


trình, vẽ bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa; cắm mốc, bia chủ quyền; xây dựng chùa
miếu và trồng cây tại hai quần đảo này... Tuy nhiên, vì luận án chú trọng tìm hiểu
quá trình thực thi liên tục chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo
này qua nhiều thời kì lịch sử, suốt từ đầu thế kỷ XVII cho đến nay (2002) nên việc
giải quyết những mối tranh chấp với Trung Hoa để khẳng định chủ quyền ở Hoàng
Sa, Trường Sa của nhà Nguyễn thế kỷ XIX chỉ là một phần nhỏ, nằm rải rác trong
tổng thể luận án này. Mặc dù vậy, luận án vẫn được coi là tư liệu cần thiết giúp
chúng tôi trong việc tìm hiểu về mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung ở thế kỷ XIX
đầy những biến động.
Bước sang năm 2004, Nxb Thuận Hóa đã cho công bố cuốn sách Huế - triều Nguyễn một
cái nhìn của Trần Đức Anh Sơn. Một lần nữa, các chuyến đi sứ của các sứ thần triều Nguyễn sang
Trung Hoa đã được tác giả đề cập tới (từ trang 78 đến trang 89). Dựa trên cơ sở những nguồn sử

liệu đáng tin cậy, tác giả đã bước đầu tái dựng hoạt động của các sứ thần triều Nguyễn qua thống
kê số lần đi sứ, thời điểm, thành phần đi sứ và giới thiệu khái quát về thể thức, mục đích của các
chuyến đi sứ ấy (đi nhằm cầu phong, triều cống, lễ sính và một số chuyến đi vì mục đích khác) suốt
từ đầu thế kỷ XIX (thời vua Gia Long) cho đến đầu thế kỷ XX (thời vua Khải Định). Tuy nhiên, do
vẻn vẹn trong 10 trang viết ngắn nên hoạt động của các sứ thần bấy giờ mới chỉ mang tính chất
khảo tả, liệt kê mà chưa có dịp đi sâu phân tích để rút ra đặc điểm, bản chất và cũng chưa chỉ ra
được sự chuyển biến của hoạt động đó như thế nào trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam.
Cũng trong năm 2004, Nguyễn Bá Thành đã cho ra đời tập sách Bản sắc Việt Nam qua giao
lưu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Với lập luận sắc bén và cứ liệu thuyết phục, cuốn sách
thực sự đã góp phần làm sáng rõ những vấn đề lí luận về bản sắc văn hoá dân tộc, tính tất yếu của
quá trình giao lưu và đối thoại văn hoá giữa các nước trên thế giới. Bằng những chứng cứ thuyết
phục, Nguyễn Bá Thành đã chứng minh được văn học nghệ thuật trong lịch sử dân tộc đã trở
thành một phương tiện đắc lực của quá trình giao thoa, đối thoại văn hoá, nhất là mối quan hệ
văn hoá giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Cũng chính trong năm 2004, tạp chí Hán Nôm đã giới thiệu một số bài viết của các học giả
Trung Hoa bàn về những khía cạnh khác nhau của mối quan hệ văn hoá Việt – Trung trong lịch sử.
Với bài viết Tìm hiểu những cống hiến của người Việt và văn hóa Việt Nam đối với văn hoá Hán
qua tư liệu Hán Nôm và sử liệu Trung Quốc (từ trang 36 đến trang 43), tạp chí Hán Nôm, số 1 năm
2004, Đàm Chi Từ đã một lần nữa cho độc giả thấy được mối quan hệ văn hoá hai chiều giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Song song với chiều văn hoá Hán truyền sang, góp phần hình thành và phát
triển văn hoá Việt Nam, còn tồn tại chiều văn hoá Việt Nam truyền sang văn hóa Hán, góp phần
làm phong phú thêm nội dung của văn hoá Hán thông qua nhiều phương thức mà ngoại giao là
một trong những phương thức điển hình.

15


Một năm sau (2005), tác giả Nguyễn Thế Long đã cho ra đời một loạt tác phẩm viết về
bang giao Đại Việt qua các triều đại, trong đó có cuốn Bang giao Đại Việt triều Nguyễn, Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội. Dựa vào những nguồn sử liệu gốc, tác giả đã tóm lược những nét chính
trong hoạt động ngoại giao giữa triều Nguyễn và triều Thanh thông qua các hoạt động đa dạng và
phong phú của sứ thần thời bấy giờ. Những mẩu chuyện ghi lại trong sách, một vài đoạn nhật ký,
một số bài thơ trong các tập đi sứ của những nhà ngoại giao…đã giúp người đọc phần nào hiểu
hơn về nội dung, nghệ thuật và phương thức bang giao của triều Nguyễn đối với nước láng giềng
Trung Hoa. Song, cuốn sách gần 300 trang này mới chỉ giới hạn tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc thông qua những mẩu chuyện đi sứ và tiếp sứ mà chưa đi sâu khai thác để rút ra bản
chất của những hoạt động ấy qua các đời vua Nguyễn suốt thế kỷ XIX.
Tiếp nối nguồn mạch nghiên cứu về thương mại Việt Nam thời phong kiến, năm 2007, Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã cho công bố cuốn kỷ yếu Việt Nam trong hệ thống
thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, Nxb Thế giới. Cuốn kỷ yếu này đã thực sự cung cấp cho tác
giả luận án nhiều thông tin, tư liệu bổ ích khi tìm hiểu về tình hình thương mại giữa Việt Nam với
các nước (bao gồm Trung Quốc) trong suốt những thế kỷ được xem là đỉnh cao của nền ngoại
thương Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ XVI - XVII). Từ đây, nó sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở để
tham chiếu với nền ngoại thương Việt Nam thế kỷ XIX. Đặc biệt, cuốn kỷ yếu đã giới thiệu bài viết
Hoạt động thương mại của các sứ bộ Việt Nam ở Trung Hoa thời Thanh suốt từ thế kỷ XVII đến thế
kỷ XIX của Trần Đức Anh Sơn dài 13 trang (từ trang 293 đến trang 306), trong đó bàn trực tiếp về
một số vấn đề có liên quan đến mối quan hệ kinh tế Việt – Trung thế kỷ XIX trong khoảng 8 trang.
Trong khuôn khổ cuả một bài tham luận, Trần Đức Anh Sơn mới chỉ dừng lại giới thiệu hết sức khái
quát về lộ trình đi sứ từ Việt Nam sang Trung Hoa và ngược lại; thẩm quyền giao dịch thương mại
của các sứ bộ; danh mục cống phẩm và hàng hóa giao dịch của các sứ bộ Việt Nam trong giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XIX, chứ chưa trình bày đầy đủ các hoạt động thương mại trên con đường đi sứ
của các sứ thần triều Nguyễn trong cả hai giai đoạn trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược
(1858). Do vậy, chúng ta chưa tìm thấy ở bài viết này những thay đổi của hoạt động thương mại
mang tính quan phương này trong nửa sau thế kỷ XIX.
Tiếp đó, vào năm 2008, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội đã công bố một công trình nghiên
cứu công phu của tác giả Phạm Xuân Nam là Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá
- một góc nhìn từ Việt Nam. Cuốn sách dày 625 trang thực sự đã gợi mở cho chúng ta nhiều góc
nhìn sắc cạnh về đối thoại văn hoá nói chung và đối thoại văn hoá Việt – Trung nói riêng trong suốt
chiều dài lịch sử Việt Nam (từ thời Bắc thuộc cho đến ngày nay). Trong đó, tác giả đã dành hơn 30

trang (từ trang 314 đến trang 348) nhấn mạnh đến sự vận dụng đầy linh hoạt các hình thức đối
thoại văn hoá, góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ ngoại giao với Trung Hoa
của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Tiền Lê đến thời Tây Sơn, như: xướng họa thơ văn
sau đối đầu quân sự; tranh biện, đối thoại văn hóa trên bàn hội nghị để đòi đất ở biên cương;
dùng sức mạnh ngôn từ thực hiện kế sách “tâm công”, chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp hòa
bình, lập lại quan hệ bang giao lâu dài với Trung Quốc; “khéo lời lẽ dẹp binh đao”, ngăn chặn cuộc

16


tiến công phục thù của địch, thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện với Trung Hoa…Nghiên cứu
này là cơ sở đối chiếu vô cùng quý báu khi tìm hiểu về đối thoại văn hoá Việt – Trung trên cấp độ
ngoại giao dưới triều Nguyễn.
Cùng năm 2008, Vũ Thị Phương Hậu đã bảo vệ thành công đề tài thạc sĩ Chính sách văn
hoá của triều Nguyễn tại Học viện chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong hàng loạt
chính sách văn hoá của triều Nguyễn được tác giả đề cập đến thì chính sách giao hảo văn hoá với
nước ngoài (trong đó có Trung Hoa) được trình bày từ trang 79 đến trang 83. Song, tác giả lại giới
thiệu sơ lược về chính sách ngoại giao của triều Nguyễn dưới góc độ chính trị mà chưa trình bày
nội dung cụ thể hay đưa ra nhận xét nào về chính sách ngoại giao trên phương diện văn hóa của
Nguyễn triều với bên ngoài. Tuy nhiên, từ một vài chính sách văn hóa mà tác giả nêu lên trong
luận văn cũng đã phần nào giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm, thực chất của ngoại giao trên
bình diện văn hoá dưới vương triều Nguyễn.
Cũng chính trong năm 2008, tác giả luận án đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của
mình với tiêu đề Quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc (1802 - 1885) tại khoa Lịch sử,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả mới chỉ khai thác mối quan
hệ ấy từ phía Việt Nam, chứ chưa xem xét thái độ, sự đáp trả từ phía nhà Thanh đối với những
hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn như thế nào. Hơn nữa, do bị giới hạn trong phạm vi của
một luận văn thạc sĩ, tác giả mới chỉ có dịp tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với
Trung Quốc thời kì này trên phương diện chính trị với các hoạt động tiêu biểu là cầu phong, triều
cống, lễ sính, giải quyết các vấn đề biên giới, còn mối quan hệ ấy trên các lĩnh vực khác như kinh

tế, văn hóa và sự chuyển biến của nó trước và sau năm 1858 thì chưa được xem xét tới. Đặc biệt,
sức mạnh của văn thơ bang giao cùng những đóng góp của các vị chánh, phó sứ tiêu biểu như
Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Nguyễn Du, Đặng Huy Trứ…qua những lần đi sứ, tiếp sứ, góp phần
xây đắp nên mối quan hệ hảo thoại, hòa hiếu giữa hai nước Việt – Trung thời bấy giờ cũng chưa có
dịp được nhắc đến. Những thiếu vắng đó sẽ tiếp tục được tác giả bổ khuyết và hoàn chỉnh trong
luận án tiến sĩ này.
Hai năm sau đó (2010), Nxb Công an nhân dân đã cho ra mắt cuốn Biên giới trên đất liền
Việt Nam – Trung Quốc do Vũ Dương Ninh chủ biên. Cuốn sách đã mang lại cho chúng ta cái nhìn
toàn cảnh về cương giới và vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc suốt từ thời Hùng
Vương cho đến trước năm 2010. Đặc biệt, trong chương 2, tác giả Nguyễn Minh Tường đã dành 9
trang để khái quát về vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX (từ trang 152 đến
trang 163). Đây thực sự là tư liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ thêm về cương vực và những
tranh chấp, xung đột biên giới đất liền đã xảy ra giữa hai nước cũng như hướng giải quyết của
triều Nguyễn trong thời kì lịch sử đầy biến động này. Tuy nhiên, trong phạm vi cuốn sách, tác giả
chưa có dịp đề cập đến vấn đề biên giới trên biển giữa hai nước Việt – Trung lúc bấy giờ. Đến
chương 3, tác giả Vũ Dương Ninh đã đi vào tìm hiểu bối cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết bản Công
ước hoạch định biên giới Trung – Việt năm 1887 và Công ước bổ sung năm 1895. Trong đó, chiến
tranh Trung – Pháp và Hiệp ước Thiên Tân năm 1885 đã được tác giả khái quát trong 7 trang (từ

17


trang 173 đến trang 184), giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự
thỏa hiệp Pháp – Trung năm 1885 và lí giải được tại sao Hiệp ước Thiên Tân năm 1885 được xem
là sự cáo chung vai trò "tôn chủ" của nhà Thanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi trong thái
độ giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh trước sự xuất hiện của nhân tố Pháp ở giai đoạn này thì tác giả
chưa có dịp đề cập tới.
Trong mấy năm gần đây, Nxb Giáo dục đã cho tái bản hàng loạt những bộ thông sử lớn về
lịch sử dân tộc, tiêu biểu như: cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I (từ thời nguyên


thuỷ đến năm 1858) do Trương Hữu Quýnh chủ biên, tập II (từ 1858 đến năm 1945)
do Đinh Xuân Lâm chủ biên (năm 2011); cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam do
Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (năm 2012);… Có thể nói, đây đều là những bộ
thông sử quan trọng, cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt
Nam qua các thời kỳ. Đặc biệt, chúng ta có thể tìm thấy trong đó những sự kiện tiêu
biểu dưới các đời vua Nguyễn trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại
giao, văn hóa…
Đáng chú ý là, chương 4 của cuốn Lịch sử Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIV đến
giữa thế kỷ XIX), tập 2 do Phan Huy Lê chủ biên, Nxb Giáo dục năm 2012 đã dành 04
trang (mục 4.1 từ trang 701 đến trang 704) để bàn về chính sách đối ngoại của triều
Nguyễn đối với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Ai Lao, Cao Miên) và với các
nước phương Tây (Pháp, Anh, Mĩ). Trong đó, quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời
Nguyễn chiếm một phần rất nhỏ (chưa đầy 01 trang) và chỉ tập trung giới thiệu khái
lược về hoạt động xin đổi quốc hiệu của Việt Nam dưới đời vua Gia Long, còn
những hoạt động ngoại giao khác thì chưa có dịp đề cập tới. Tuy vậy, cuốn sách đã
thực sự cung cấp những kiến thức nền tảng quan trọng để qua đó giúp chúng ta hiểu
thêm về bối cảnh lịch sử của những đường lối, quyết sách đối ngoại mà Nguyễn
triều đã áp dụng với Trung Quốc trong thế kỷ XIX.
Gần đây nhất, vào tháng 12 năm 2013, Nxb Khoa học xã hội đã cho công bố
bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, tái hiện lại tiến trình lịch sử dân tộc suốt từ
khởi thủy cho đến năm 2000. Trong đó, đáng chú ý là cuốn tập 5 (từ năm 1802 đến
năm 1858) do Trương Thị Yến chủ biên và cuốn tập 6 (từ năm 1858 đến năm 1896)
do Võ Kim Cương chủ biên. Hai cuốn sách này đã mang đến cho người đọc một cái
nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX trên mọi phương diện, từ
chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Đặc biệt, cuốn tập 5 đã dành hẳn một chương
(chương VII – từ trang 430 đến trang 506) để đề cập đến quan hệ đối ngoại thời
Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858, trong đó khái lược lại mối quan hệ giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới thời bấy giờ, như: quan hệ với

18



×