Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.45 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Mai Thị Thanh Tâm

Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Người hướng dẫn: TS. Lê Huy Cương

HÀ NỘI - 2009


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau đổi mới (1986), với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước
ta đã tạo nhiều chuyển biến tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay,
chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt
kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức không chỉ
đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả đối với từng người dân Việt
Nam với tư cách là những chủ thể tiêu dùng.
Hơn nữa, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt người tiêu dùng vào một
khung cảnh mới – đó là sự đan xen giữa những tiện ích và phạm vi lựa chọn
rộng rãi với những phương thức kinh doanh gian dối, thiếu trung thực và được
ngụy trang dưới nhiều hình thức tinh vi hơn. Không hiếm các trường hợp các
doanh nghiệp đã sử dụng thị trường Việt Nam làm nơi giải quyết hàng kém
chất lượng, hàng tồn kho, hàng có chỉ dẫn gây nhầm lẫn hoặc trực tiếp tiến
hành các biện pháp khuyến mại, quảng cáo gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng


Việt Nam – nhóm người tiêu dùng chưa có nhiều cơ hội được giáo dục và đào
tạo về tiêu dùng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, không ít người kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ trong nước, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đã sẵn sàng
chà đạp các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Hàng loạt các vụ việc gần đây
như vụ nước tương có chứa chất 3-MPCD, xăng pha aceton, sữa nhiễm
melamine, kẹo chứa bột đá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn,
phân đạm giả, thuốc tây giả, rượu giả… cho thấy quyền lợi của người tiêu


dùng Việt Nam đang bị xâm hại nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên, nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất, quan trọng nhất là do sự
thiếu vắng một cơ chế pháp lý hiệu quả để người kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tôn trọng của mình đối với người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, mặc dù Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
1999 cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện các
nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ song khả năng áp dụng còn
rất nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp
dụng. Hơn nữa, việc thiếu vắng các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi
phạm của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ làm cho pháp luật mất tính
giáo dục, răn đe. Nhiều vụ việc mặc dù xác định rõ vi phạm của người kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng nhưng
vẫn không xử lý được vì không có chế tài. Nhiều hành vi đã xác định rõ chế
tài xử lý nhưng mức phạt quá nhẹ khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng
nộp phạt để rồi tiếp tục tái phạm…
Từ những nguyên nhân đã trình bày trên, có thể khẳng định rằng,
việc nghiên cứu đề tài “Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn, đặc biệt là trước yêu cầu ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng ở
nước ta hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu
Tuy có tầm quan trọng như vậy, song pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên
cứu quy mô trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là, các kết quả nghiên cứu
thu được cho đến nay còn hết sức khiêm tốn.
Quan trọng nhất trong số đó có thể kể đến các công trình như: “Các
biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và


kinh tế thị trường” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
chủ trì; “So sánh pháp luật bảo vệ người tiêu dùng một số nước trên thế giới –
Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong dự
thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam”; Thiết chế bảo vệ người tiêu
dùng: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện –
Báo cáo nghiên cứu chuyên đề, Tài liệu phục vụ công tác xây dựng Luật Bảo
vệ người tiêu dùng Việt Nam do Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương
thực hiện (2008); Phùng Thị Lan Hương (2005), “Pháp luật về bảo vệ người
tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị”, Luận văn thạc sĩ luật kinh
tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Thị Long (2007), “Pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” –
Luận văn thạc sĩ, Viện Nhà nước và Pháp luật;...
Một số cuốn sách tham khảo như: Nguyễn Như Phát (2001), Cạnh
tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội; Đoàn Văn Trường (2003), Nghiên cứu người tiêu dùng: Những vấn
đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội; ; Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Bá Linh (2005), Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Nxb Tư pháp, Hà Nội; ...
Ngoài ra, phần lớn các công trình còn lại được công bố dưới hình

thức các bài viết được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các
tham luận trong các Hội thảo khoa học. Trong số đó phải kể đến các bài viết
của Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9); Ngô
Vĩnh Bạch Dương (2000), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp
luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (11); Nguyễn Văn Mạnh


(2007), “Pháp luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (105); Nguyễn
Ngọc Sơn (2009), “Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (138); Nguyễn Thị Thư (2009), “Hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật (8); Hội thảo “Đẩy mạnh công tác bảo vệ người
tiêu dùng ở Việt Nam”, Sáng kiến trong khuôn khổ dự án 7UP2 do Cục Quản
lý cạnh tranh, Bộ Thương mại chủ trì, tháng 3/2006; Hội thảo “Cơ chế pháp
lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới” do
Viện Khoa học và pháp lý chủ trì, tháng 8/2007; Hội thảo “Hoàn thiện cơ
chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” do Viện Nhà nước và
pháp luật chủ trì, tháng 2/2008; …
Hầu hết các công trình trên đều ít nhiều đề cập đến nghĩa vụ của người
kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên
cứu một cách cơ bản và có hệ thống về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về
nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này
và từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện.

Với mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
-

Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ của người kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;


-

Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của
người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng;

-

Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về
nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghĩa vụ của người kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát các quy định pháp luật
Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở tham khảo quy định
một số nước trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp quy nạp diễn dịch, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, …
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương và 10 tiết


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tiêu dùng Cộng hòa Pháp.
2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày
7/11/2002 của Chính phủ.
3. Chỉ thị số 2005/29/EC của Cộng đồng các quốc gia Châu Âu.
4. Chính phủ (2001), Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm
2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 1999.
5. Chính phủ (2002), Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của
Chính phủ quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của
Chính phủ về nhãn hàng hoá.
8. Chính phủ (2008), Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 1999.
9. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại (2006), Tài liệu Hội thảo
“Đẩy mạnh công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Sáng kiến
trong khuôn khổ dự án 7UP2, tháng 3/2006, Hà Nội.
10. Cục quản lý cạnh tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu
dùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (2008), So sánh pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm
và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong dự thảo Luật bảo vệ

người tiêu dùng Việt Nam – Báo cáo nghiên cứu chuyên đề, Tài liệu
phục vụ công tác xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.


12. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (2008), Thiết chế bảo vệ
người tiêu dùng: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định
hướng hoàn thiện – Báo cáo nghiên cứu chuyên đề, Tài liệu phục vụ
công tác xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
13. Phạm Phương Đông (2007), “Bảo đảm quyền của người tiêu dùng ở
Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản điện
tử, (125).
14. Ngô Vĩnh Bạch Dương (2000), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (11), tr.36-40.
15. Tô Giang (2005), “Quyền lợi người tiêu dùng chưa được đảm bảo cần tăng cường các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng”, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật - chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng (1), tr.5-7.
16. Lê Thanh Hà (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
17. Vũ Thị Thuý Hằng (2005), Pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
18. Thu Hoà, “Gần 8000 người bị ngộ độc thực phẩm trong vòng một
năm”; />19. Học viện Tài chính (2009), Văn hoá kinh doanh, Nxb. Tài chính, Hà
Nội.
20. Trần Trí Hoằng, Lê Quang Lâm (dịch) (1999), Bàn về tiêu dùng của
chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt nam (VINATAS)
(2009), Tài liệu Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng”,
Đà Nẵng, ngày 31/7/2009.



22. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống
cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
23. Đặng Vũ Huân (2005), “Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng,
Tạp chí dân chủ và pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - chuyên
đề về pháp luật và tiêu dùng, (1), tr.2-4.
24. Phùng Thị Lan Hương (2005), Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở
Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Thu Hương (2003), “Nước rửa rau quả - liệu có hiệu quả như quảng
cáo”, Báo Kinh tế đô thị ngày 9/6/2003, tr.10.
26. Trần Hữu Huỳnh (2003), “Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1), tr.100-104.
27. Bá Linh (2005), Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Nxb Tư pháp, Hà Nội;
28. Đinh Thị Mỹ Loan (2007), “Bảo vệ người tiêu dùng nhìn dưới góc độ
quản lý nhà nước”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (123).
29. Đinh Thị Mỹ Loan (2008), “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt
Nam – Thực trạng và nhu cầu hoàn thiện”, Tham luận Hội thảo “Hoàn
thiện cơ chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Tp. Hồ
Chí Minh.
30. Bùi Thị Long (2007), Luận văn thạc sĩ, Pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Viện Nhà nước
và Pháp luật - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
31. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ.
32. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan.
33. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaisia.



34. Luật Bảo vệ người tiêu dùng của bang Quebec – Canada.
35. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan.
36. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc.
37. Luật khung về bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc.
38. Tưởng Duy Lượng (2008), “Vai trò của Toà án trong việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng”, Tham luận Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế
pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Tp. Hồ Chí Minh.
39. Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Pháp luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, (105).
40. Phan Thảo Nguyên (2005), “Về hợp đồng mẫu trong cung ứng dịch vụ
thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), tr.54-56.
41. Chu Đức Nhuận, “Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy
định của pháp luật”, />42. Lê Hoàng Oanh (2004), “Khái niệm thương mại theo pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3).
43. Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), tr
23-31.
44. Đoàn Tử Tích Phước (2007), Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong
khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
kinh tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
45. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự.
46. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự.
47. Quốc hội (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự.
48. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự.


49. Quốc hội (2002), Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.
50. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường.
51. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh.

52. Quốc hội (2007), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
53. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp.
54. Quốc hội (2005), Luật Thương mại.
55. Quốc hội (2006), Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
56. Nguyễn Ngọc Sơn (2009), “Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (138), tr.34-42.
57. Văn Thành, “Thực tiễn thực hiện các điều kiện thương mại chung và
những

vấn

đề

đặt

ra

để

bảo

vệ

người

tiêu

dùng”,

/>58. Nguyễn Thị Thư (2009), “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
(8), tr.39-45.
59. Phan Công Thương (2001), “Một số vấn đề về chủ thể kinh doanh”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6).
60. Trung tâm Từ điển học (Vietlex) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
61. Đoàn Văn Trường (2003), Nghiên cứu người tiêu dùng: Những vấn đề
về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
62. Sơn Tùng (2009), “Nhộn nhạo giá cả khi mua xe Lead-Honda”, Tạp
chí Người tiêu dùng, (249), tr.28-29.
63. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
64. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật.
65. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Đo lường.


66. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Giá.
67. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Quảng cáo.
68. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực
phẩm.
69. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008.
70. Phạm Quang Viễn (2008), “Một số ý kiến về việc thực thi các chế tài
hành chính nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hiện nay”, Tham luận
Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt
Nam”, Tp. Hồ Chí Minh.
71. Viện Khoa học và pháp lý (2007), Tài liệu Hội thảo “Cơ chế pháp lý
bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới”,

tháng 8/2007.
72. Viện Nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Bảo đảm quyền của người tiêu dùng
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay, Tổng quan khoa học đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.
73. Viện Nhà nước và pháp luật (2008), Tài liệu Hội thảo “Hoàn thiện cơ
chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, tháng 2/2008, Tp.
Hồ Chí Minh;
74. Đinh Ngọc Vượng (2008), “Quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước”, Tham luận Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế
pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Tp. Hồ Chí Minh.
75. Đinh Ngọc Vượng, “Bảo vệ quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam
hiện nay”, />


×