Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: Vấn đề học tiếng Anh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.36 KB, 51 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Đề tài: Vấn đề học tiếng Anh của sinh viên không chuyên
Trường Đại học Sài Gòn hiện nay

Giảng viên hướng dẫn:
Thầy Nguyễn Thanh Tân

1


`

MỤC LỤC

Page 2 of 52


TÊN CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.2.1: Sinh viên năm..........................................................................31
Biểu đồ 4.2.2: Giới tính...................................................................................32
Biểu đồ 4.2.3: Chuyên ngành..........................................................................33
Biểu đồ 4.2.4: Tiếng Anh có cần thiết hay không?.........................................34
Biểu đồ 4.2.5: Trình độ tiếng Anh..................................................................35
Biểu đồ 4.2.6: Kỹ năng yếu nhất.....................................................................36
Biểu đồ 4.2.7: Có đang học tiếng Anh ở trung tâm hay không?.....................37
Biểu đồ 4.2.8: Học xong cả thiện ra sao?........................................................38
Biểu đồ 4.2.9: Có dành thời gian mỗi ngày để tự học hay không?.................39
Biểu đồ 4.2.10: Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học tiếng
Anh?...............................................................................................................40


Biểu đồ 4.2.11: Hiện tại bạn học tiếng Anh theo tài liệu nào?........................41
Biểu đồ 4.2.12: Bạn đánh giá như thế nào về những hoạt động dạy-học tiếng Anh
trong lớp ở trường Đại học Sài Gòn hiện tại...................................................42
Biểu đồ 4.2.13: Bạn nghĩ gì về đội ngũ giảng viên tiếng Anh dạy tiếng Anh cho sinh
viên không chuyên của trường Đại học Sài Gòn.............................................43
Biểu đồ 4.2.14: Với cách dạy tiếng Anh dành cho sinh viên không chuyên hiện nay,
bạn nghĩ khả năng tiếp thu của mình như thế nào?.........................................44
Biểu đồ 4.2.15: Bạn nghĩ mức học phí dành cho việc học tiếng Anh ở trường Đại học
Sài Gòn hiện này có hợp lý không?................................................................45

Page 3 of 52


Danh sách thành viên

1. Trần Duy Khánh
2. Huỳnh Tấn Linh
3. Vòng Thị Thanh Lan
4. Phạm Thị Kim Thủy
5. Đoàn Ngọc Yến Linh
6. Nguyễn Kim Ngôn
7. Lê Hoàng Linh
8. Phạm Hữu Hậu
9. Võ Đức Huy 3112170012
10. Huỳnh Phương Tùng
11. Trịnh Thị Xuân Thương
12. Nguyễn Thị Kim Thoa
13. Nguyễn Thị Kim Khánh

3112420133

3111410040
3113330072
3114360071
3114360036
3113420188
3114390059
3113330044
3113330397
3113330371
3113330162
3114380091

Page 4 of 52


CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Anh văn quan trọng như thế nào trong thời đại hiện nay?

Có thể nói vấn đề học Anh văn là một vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm.
Ngày nay, các trung tâm Anh ngữ mở nhiều vô số dành cho mọi lứa tuổi khác nhau từ
trẻ em học mầm non đến những người đã đi làm. Sử dụng thành tạo Anh văn là đã tạo
cho bản thân thêm nhiều cơ hội có được một công việc tốt trong thời buổi kinh tế khó
khăn như hiện nay, ngoài ra có việc học tốt Anh văn còn giúp mỗi người tự do di
chuyển nhiều hơn khi vượt qua được rào cản ngôn ngữ, thành công hơn trong kinh
doanh thương mại, cơ hội du học sẽ mở rộng cánh cửa khi đó là điều kiện bắt buộc khi
muốn du học ở nước ngoài. Bởi Anh văn đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thông dụng
khắp thế giới.
Thông tin theo WikiPedia:
• Có hơn 400 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng
tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

• Tiếng Anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000 từ trong
quyển Oxford Dictionary.
• Là ngôn ngữ của khoa học công nghệ và kinh doanh vốn từ Anh càng ngày
càng thêm nhiều từ mới.
• Những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành thạo tiếng
Anh, tiếng mẹ đẻ hoặc học trong trường.
Từ những số liệu thống kê ta thấy việc học tốt và sử dụng thành thạo Anh văn là
điều rất cần thiết. Đối với cơ hội nghề nghiệp tiếng anh là yếu tố cần thiết đề có được
một công việc với mức lương cao, ngày nay sự có mặt của những công ty nước ngoài
càng nhiều cơ hội và thách thức cho người lao động cũng càng lớn. Khi tiến hành
phỏng vấn xin việc nếu bạn không có tiếng Anh mà người phỏng vấn bạn là một người
nước ngoài thì sẽ ra sao? Chắc chắn là bị loại ngay từ vòng phỏng vấn, hoặc cũng có
thể không bao giờ bạn được gọi phỏng vấn vì CV(curriculum vitae) gọi là sơ yếu lý
lịch không đạt yêu cầu như nhà tuyển dụng đã đề ra. Hay ngay cả khi bạn được nhận
vào làm việc sử dụng các máy móc được lập trình bằng tiếng Anh không thành thạo
tiếng Anh cũng là một vấn đề khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn.Vì vậy nếu muốn trở
thành một người có năng lực, một nhân viên chuyên nghiệp thì không còn cách nào

Page 5 of 52


khác bạn phải trang bị cho mình hành trang tiếng Anh vững chắc, đây cũng là một yếu
tố quyết định sự thành công trong quá trình xin việc cũng như trong quá trình làm việc
lâu dài của bạn về sau.
Mở mang tri thức, tiếp cận với những tinh hoa của nhân loại. Theo thống kê thì
có hơn 1 tỷ trang Web sử dụng tiếng Anh.Chỉ cần sử dụng thành tiếng Anh sẽ giúp
bạn dễ dàng tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ và hữu ích đó ở bất cứ nơi nào bạn cũng
có thể tìm thấy những quyển sách, những tờ báo bằng tiếng Anh, những bộ phim bằng
tiếng Anh…Từ những nhu cầu trong cuộc sống khẳng định một lần nữa tiếng Anh là
ngôn ngữ phổ biến và rất cần thiết cho cuộc sống, cần xem trọng và đầu tư để nâng

cao khả năng sử dụng Anh văn.
2. Việc học Anh văn của sinh viên không chuyên Anh trường đại học nói
chung và Đại học Sài Gòn như thế nào?
Năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các trường Đại học phải tiến hành
kì thi “Khảo sát Anh văn đầu vào cho sinh viên không chuyên” kết quả qua 3 lần thi
khảo sát do trường Đại học Sài Gòn tổ chức số lượng sinh viên đạt dưới 60/100 điểm
vẫn rất nhiều. Điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động ở mức 220-245/990 điểm
TOEIC, và với mức điểm này sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt
được 450-500 điểm TOEIC - mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối
thiểu để họ chấp nhận hồ sơ.
Thông thường, trung bình các trường đại học có khoảng 225 tiết học tiếng anh
cho sinh viên cho một khóa học dài 4 – 5 năm, mỗi tiết học kéo dài 3 tiếng, như vậy 1
năm sinh viên chỉ được học khoảng 135 – 169 giờ tiếng anh. Thời lượng học như vậy
rõ ràng không đáp ứng đủ thời gian để giảng viên và sinh viên có thể trao đổi kiến
thức .
Nội dung tập trung chủ yếu vào tiếng Anh chuyên ngành, lớp học đông (từ 30 đến 40
sinh viên), chương trình chưa hướng đến kĩ năng nói và nghe nhiều vẫn còn thiên về
ngữ pháp. Cộng với việc sinh viên ngại nói và lười nói tiếng anh, thiếu sự chuẩn bị ở
nhà cho mỗi tiết học do đó việc rèn luyện kỹ năng nói thành thạo (English
Proficiency) bị bỏ ngỏ. Kết quả là trải qua 4 – 5 năm đại học, sinh viên vẫn không thể
nói tiếng anh.
Trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về năng lực
tiếng Anh giữa họ. Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ từ sơ cấp đến
trung cấp, và một số bạn sinh viên với thuận lợi nơi sinh sống có thể tiếp xúc với Anh

Page 6 of 52


văn ngay từ bé, trình độ Anh văn cao.. Những lớp học đa trình độ như vậy sẽ gây
nhiều khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả sinh viên, từ

đó gây trở ngại cho cả việc dạy và học. 51,7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng
được yêu cầu tiếng anh ( Theo Báo tuổi trẻ).

3. Điểm yếu trong việc học tiếng anh của sinh viên không chuyên trường
Đại học Sài Gòn
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, công ty
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để mở rộng thị trường. Trước những cơ hội đó, tiếng
Anh trở thành một công cụ đắc lực để người lao động khẳng định năng lực của mình.
Thực tế cho thấy giới trẻ đang có nhiều cơ hội tại các môi trường quốc tế bởi khả năng
nắm bắt nhanh và tư duy nhạy bén, tuy nhiên hơn nửa sinh viên ra trường vẫn bơi
trước dòng biển tìm việc mà không thể chớp lấy cơ hội bởi năng lực tiếng Anh còn
hạn chế dù được học bài bản ngoại ngữ từ trên ghế nhà trường.
Theo khảo sát của Vụ Giáo dục Đại học về việc sinh viên sau khi ra trường đáp
ứng yêu cầu kỹ năng tiếng Anh, có khoảng 49,3% sinh viên đáp ứng được yêu cầu của
người sử dụng, 18,9% sinh viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên cần đào tạo
thêm. Điều này cho thấy hơn nửa số sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng đủ yêu
cầu về kỹ năng tiếng Anh. Đây là một thực trạng đáng lo ngại khi nhiều sinh viên ra
trường nhưng vẫn chưa trang bị kỹ càng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết, kéo theo
tỷ lệ thất nghiệp sau ra trường cao. Chia sẻ về trực trạng trên, ông Bùi Phi Hùng –
Giám đốc Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language School cho biết: “Việc học ngôn
ngữ nên cần phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Đặc thù sinh
viên Việt Nam là khi còn ngồi trên ghế nhà trường là các bạn được đào tạo về ngữ
pháp rất tốt, tuy nhiên vì không có nhiều cơ hội thực hành nên kỹ năng nghe – nói bị
yếu mới dẫn đến tình trạng “hẫng” khi áp dụng ngoài đời thường. Việc này sẽ thể hiện
rõ nhất khi các bạn gặp các tình huống cần giao tiếp với người nước ngoài. Chính vì
vậy các bạn trẻ cần phải chú trọng tới kỹ năng nghe nói và dành thời gian thực hành
nhiều hơn để việc học ngoại ngữ được hiệu quả”. Đuối khi giao tiếp thực tế. Trong
thực tế, việc học ngoại ngữ cũng giống như một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ, việc học cần
bắt đầu bằng việc lắng nghe – bắt chước và tập nói, sau đó mới học viết và đọc. Tuy
nhiên quá trình học ngoại ngữ của các bạn trẻ lại ngược lại, quá chú trọng vào ngữ

pháp, thiếu thực hành nên khả năng giao tiếp còn hạn chế. Rất nhiều bạn sinh viên sau

Page 7 of 52


khi ra trường có kỹ năng đọc hiểu rất tốt, có thể trả lời email và soạn tài liệu thành
thạo, tuy nhiên khi gặp gỡ người nước ngoài lại ấp úng, không thể giao tiếp trôi chảy.
Đây là tình trạng chung của đa số giới trẻ và điều này góp phần không nhỏ vào việc bỏ
lỡ cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế. Bạn Hoàng Anh (SV trường
ĐH KHXHvà NV) là một cô gái năng động và nhiều ý tưởng. Tham gia Câu lạc bộ
truyền thông của trường, Hoàng Anh chia sẻ có lần được giao nhiệm vụ đón tiếp một
vị diễn giả nước ngoài đến trường tham dự hội thảo, Hoàng Anh đã rất lo lắng vì mặc
dù điểm tiếng Anh luôn trong top của lớp nhưng bạn lại chưa nói chuyện với người
nước ngoài bao giờ. “Trước khi gặp họ mình đã rất run rồi, nhưng không ngờ rằng khi
đối diện với người thật thì mình quên hết những gì đã chuẩn bị, thậm chí khi họ nói
mình còn không nghe đươc hết và gần như không nói được gì, đến giờ nghĩ lại mình
vẫn còn thấy xấu hổ”. Cũng là một người nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh, Hữu Việt sau
khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh loại giỏi và sở hữu một CV tiếng
Anh rất đẹp, cậu bạn tự tin “apply” hồ sơ vào một công ty có vốn đầu tư nước ngoài
nổi tiếng nhưng nhanh chóng bị loại bởi trong phần phỏng vấn trực tiếp với quản lý
người Mỹ, cậu đã không thể giao tiếp trôi chảy, mặc dù có rất nhiều ý tưởng hay
nhưng lại không thể trình bày được. Chính điều này khiến Việt khó khăn khi tìm công
việc theo sở thích, mặc dù cậu cầm trên tay tấm bằng giỏi.
(theo />Thực trạng trên cũng xảy ra tương tự với sinh viên ĐHSG.Điều đó đã được
chứng minh qua việc khảo sát 350 SV ở trường ĐHSG về những kĩ năng trong tiếng
anh mà bạn yếu nhất.Kết quả là kĩ năng nghe chiếm 38,6%, nói chiếm 43,1% đọc
chiếm 5,1% và viết 13,1%.Vậy kĩ năng nghe và nói là 2 kĩ năng yếu nhất của sinh viên
đại học Sài Gòn.
4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc học tiếng anh của sinh
viên không chuyên ĐHSG.

4.1 Tâm lí của sinh viên không chuyên trong việc học tiếng Anh

Tâm lí học là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công củ việc
học tiếng Anh.Vì nếu không thật sự hiểu được tầm quan trọng, không thích học tiếng
Anh thì bạn sẽ dễ dàng bỏ dỡ viêc học tiếng anh của mình.Vì là SV không chuyên nên
nhiều bạn nghĩ rằng việc học tiếng anh là không quan trọng.Nên tâm lí của các bạn khi
học tiếng Anh là tâm lí ép buộc học cho xong không cần nghiên cứu kĩ. “Không có

Page 8 of 52


năng khiếu học ngoại ngữ”.Nhiều bạn đã đưa ra câu nói đó khi học tiếng Anh ở nhiều
nơi tốn nhiều thời gian mà vẫn không thấy khá hơn.Câu nói đó thể hiện sự nản chí bởi
việc học tiếng Anh không thành công.Học tiếng anh phải có sự kiên trì.bạn nên nhớ
rằng học tiếng anh phụ thuộc vào sự kiên trì và quyết tâm cao.Nản chí sẽ dễ dàng
khiến bạn đầu hàng trước những khó khăn.Nên nhớ “có công mài sắt có ngày nên
kim”.
Nhiều bạn nghĩ rằng chỉ khi sống ở nước ngoài mới giỏi tiếng Anh.Quan niệm
này khá phổ biến và khá hợp lí bởi việc sống ở nước ngoài mới cho các bạn cơ hội sử
dụng tiếng Anh.Tuy nhiên nếu bạn chưa chuẩn bị kĩ tâm lí và kĩ năng dễ bị shock văn
hóa.Đây không phải là cách duy nhất để có thể giỏi tiếng Anh. Sợ và ngại nói tiếng
AnhNhược điểm lớn nhất của những người học tiếng anh là sợ và ngại khi phải nói
bằng tiếng anh. Bạn nên nhớ rằng, bạn không mắc lỗi đồng nghĩa với việc bạn không
học được gì cả. Và giao tiếp với những người bản xứ thì học cũng có thể nói sai. Bạn
hãy mạnh dạn giao tiếp cùng với mọi người bằng tiếng anh và từ đó phát hiện lỗi cũng
như cách sửa lỗi.
4.2 Mất căn bản và thiếu vốn từ vựng.
Đây là một trong những lỗi quan trọng dẫn đến thất bại trong việc học tiếng
Anh.Mất căn bản là do quá trình học từ các cấp phổ thông các bạn đã không học một
cách đúng đắn.Có thể là do các bạn lười học vì nghĩ học tiếng Anh không quan trọng

cũng có thể từ phía giáo viên không đủ kinh nghiệm và kĩ năng để truyền đạt cho các
bạn.Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của bạn.Ngữ
pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ.bạn càng biết
nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn.Sở hữu lượng từ vựng phong phú,
bạn diễn đạt được nhiều hơn.
4.3 Học tiếng Anh theo quy trình đảo lộn
Theo Bùi Phương– CEO Aten English, thì một trong những sai lầm nghiêm
trọng của người học tiếng Anh là quá chú trọng đến ngữ pháp và từ vựng, đồng thời
xem nhẹ việc học phát âm bài bản ngay từ đầu để tiến tới việc học nghe nói nhanh
nhất. Cô cho biết, đó là một quy trình sai và ngược lại với quy trình học một ngoại
ngữ. Không phải tự nhiên mà người ta nói “Nghe nói, đọc, viết” – đó là quy tắc hàng
đầu cho quá trình học một ngôn ngữ bất kì giống như một đứa trẻ học nói, trong đó
tiếng Anh không phải là ngoại lệ.(theo Học Tiếng
Anh nhưng không nói được Tiếng Anh là thực trạng chung phổ biến của phần lớn học

Page 9 of 52


sinh phổ thông hiện nay.Đọc giỏi, nói kém chương trình sách giáo khoa cho học sinh
phổ thông quá nặng về mặt lý thuyết, đọc hiểu mà xem nhẹ phần nói nghe.Thậm chí
phần nghe nói có thêm vào cũng chỉ là hình thức bởi thiếu tính thực tế và không sát
với thực tế đời sống hàng ngày.
Chỉ cần mở cuốn sách giáo khoa của học sinh lớp 10 là có thể thấy ngay tình
trạng này. Phần nghe và nói không được chú trọng trong khi phần đọc và viết lại
chiếm nhiều thời gian. Mục “Speaking” (nói) là thực hành giữa học sinh trong lớp
nhưng nội dung không đủ hấp dẫn nên các em thường thực hiện rất qua loa. Mục
“Listening” (nghe) rất đơn giản và sơ sài, không đủ để trau dồi khả năng nghe của học
sinh. Giáo viên thường chỉ cho học sinh tập trung làm mục “Reading” (đọc) và
“Language Focus” (rèn luyện ngữ pháp). Kết cấu của sách giáo khoa khiến cho cả giáo
viên và học sinh buộc phải tập trung vào phần ngữ pháp mà không thể trau dồi một

cách hiệu quả các kỹ năng nghe, nói.
Học để thi, không học để dung một vấn đề lớn nữa trong việc dạy Tiếng Anh cho học
sinh trung học phổ thong là học sinh đang học để thi thay vì học để dùng. Áp lực lớn
của hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học khiến cả giáo viên và học sinh phải tập trung vào
củng cổ ngữ pháp, làm nhiều bài tập để hoàn thành tốt hai kỳ thi này. Bài thi tốt
nghiệp và đại học đều chỉ có hai phần ngữ pháp, đọc hiểu mà không hề có phần nghe
nói, bởi thế nên giáo viên đều cho rằng chỉ cần ôn thi cho thật tốt là đủ.Càng gần đến
ngày thi cuối cấp thì áp lực vượt qua kỳ thi lại càng đè nặng lên các em học sinh. Bởi
vậy các em chỉ còn biết tập trung vào các bài ôn thi trên lớp và đi học tại đủ “lò” để có
kết quả cao nhất trong hai kỳ thi quan trọng nhất trong đời học sinh. Chính mục đích
sai lầm này đã khiến việc học của học sinh phổ thông đi chệch hướng – thay vì học để
sử dụng Tiếng Anh một cách thành thạo thì các em lại học để khoanh A, B, C, D với
mong muốn vào được trường đại học mình mơ ước.Kết quả là sau 12 năm học, phần
lớn học sinh chỉ biết những cấu trúc ngữ pháp và đọc những bài khóa Tiếng Anh mà
không thể sử dụng Tiếng Anh như công cụ giao tiếp hàng ngày.
( />%E1%BB%95-thong-trung-h%E1%BB%8Dc-dang-h%E1%BB%8Dc-ti%E1%BA
%BFng-anh-%E2%80%9Cchay%E2%80%9D/)
4.5 Không chủ động trong việc học tiếng Anh
Hầu hết các bạn sinh viên đều dành rất ít thời gian cho việc học tiếng anh.Việc tự học
tiếng anh rất quan trọng.Tâm lí của các bạn vẫn còn phụ thuộc vào việc giảng dạy ở
trường của thầy cô.Ngoài kiến thức thầy cô truyền đạt các bạn phải tìm hiểu và bổ
sung thêm các kiến thức mình còn thiếu.Chủ động tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh
sẽ giúp các bạn khắc phục những điểm yếu trong việc phát âm tiếng Anh

Page 10 of 52


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo ThS ĐOÀN HỒNG NAM (Chủ tịch IIG VN, đại diện Viện Khảo thí
giáo dục Hoa Kỳ), sau khi làm khảo sát ông cho biết: “Tình hình giảng dạy tiếng Anh

trong các trường ĐH không chuyên ngữ ở VN có thể gói gọn ở một vài điểm như sau:
Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để đào tạo 100% sinh viên của
trường khi ra trường có trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Thực tế cho thấy cả
giảng viên và sinh viên ở các trường này đều không có đủ thời gian để đào tạo và tiếp
thu kiến thức một cách trọn vẹn. Số liệu khảo sát của chúng tôi tại 18 trường ĐH VN
cho thấy điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động ở mức 220-245/990 điểm
TOEIC, và với mức điểm này sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt
được 450-500 điểm TOEIC - mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối
thiểu để họ chấp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của Vụ Giáo dục ĐH,
thường các trường chỉ có khoảng 225 tiết học tiếng Anh cho sinh viên.
Thứ hai, trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về
năng lực tiếng Anh giữa họ. Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ từ sơ
cấp (gồm những sinh viên học tiếng Anh lần đầu) đến trung cấp (những sinh viên đã
học hệ đào tạo tiếng Anh chín năm). Những lớp học đa trình độ như vậy sẽ gây nhiều
khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả sinh viên, từ đó
gây trở ngại cho cả việc dạy và học. Theo số liệu đánh giá 9.948 sinh viên năm nhất
của 13 trường ĐH cho thấy điểm bình quân là 250 điểm TOEIC, tuy nhiên điểm số
dao động từ 50-850 điểm. Như vậy sự chênh lệch ở trình độ đầu vào của sinh viên các
trường rất lớn. Có những sinh viên gần như không biết tiếng Anh và có những bạn
trình độ đã rất giỏi (cao cấp), ở trình độ 850 điểm TOEIC - mức chuẩn mà nếu Bộ
GD-ĐT dùng làm chuẩn giáo viên giảng dạy tiếng Anh cũng đã rất tốt và không dễ đạt
được. Như vậy nếu bắt những sinh viên này phải ngồi học tiếng Anh trong bốn năm ở
trường là rất lãng phí và không hợp lý. Trong khi đó cần có giải pháp cho những sinh
viên có trình độ mới bắt đầu học.
Thứ ba là đào tạo tiếng Anh ở các khối không chuyên thường có xu hướng tập trung
quá nhiều vào tiếng Anh chuyên ngành chứ không phải là rèn luyện kỹ năng tiếng
Anh. Do đó, cho dù họ có học các thuật ngữ hay các từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành
thì cũng khó có thể nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh trong giao
tiếp. Rất nhiều trường tập trung nhiều vào xây dựng chương trình và thời gian đào tạo


Page 11 of 52


tiếng Anh chuyên ngành, trong khi đó năng lực sử dụng tiếng Anh (English
proficiency) của sinh viên còn rất hạn chế và dẫn đến kết quả là sinh viên học nhưng
không sử dụng được. Số lượng trường triển khai áp dụng các chuẩn đánh giá quốc tế
cho sinh viên ra trường như TOEFL và TOEIC còn hạn chế. (Số liệu năm 2008: có
14,4% số trường đã áp dụng chuẩn TOEIC). Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp và
tổ chức đặt chuẩn ngoại ngữ theo TOEIC hoặc TOEFL làm tiêu chuẩn tuyển dụng.
Điều này dẫn đến tình trạng: có khá nhiều sinh viên ra trường nộp hồ sơ xin việc khi
được yêu cầu có chứng chỉ TOEIC mới đi thi để kịp có điểm nộp hồ sơ. Do thời hạn
nộp hồ sơ ngắn nên các sinh viên này rất bị động trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, về cả
thời gian lẫn chuyên môn.” Việt Nam là một trong những quốc gia mà tiếng Anh
là một trong những ngoại ngữ - công cụ giao tiếp chính nên việc giảng dạy tiếng
Anh hết sức được chú trọng. Điều đó được thể hiện thông qua Luật giáo dục Việt
Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao tầm quan trọng của việc học tiếng Anh
bằng cách đưa tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học. Dạy và học ngoại ngữ ở
Việt Nam đã rất nỗ lực song chưa thực sự hiệu quả và còn có nhiều hạn chế, vậy thì
đâu là nguyên nhân? Có thể đó là do chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,
hay do phương pháp kiểm tra kết quả học tập đánh giá chưa đúng và chưa phản ánh
thực chất, kết quả đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích của việc kiểm tra
đánh giá. Đã có rất nhiều các nghiên cứu nhằm đổi mới chương trình của Bộ GD và
ĐT như: thay đổi giáo trình, sách giáo khoa, bồi dưỡng năng lực sư phạm và trình độ
chuyên môn cho giáo viên, thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của người học…Tuy nhiên cần có sự hỗ trợ trong công tác dạy và học của chúng
ta về mô hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học nhằm tác động trở lại
quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Việt Nam đã có
nhiều nghiên cứu về các phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ
nhưng những nghiên cứu ở Việt Nam chưa đầy đủ, cũng như chưa có những nghiên
cứu sâu về năng lực học ngoại ngữ dựa trên khung đánh giá năng lực cụ thể. Tiếng

Anh tuy chỉ là một công cụ để giao tiếp nhưng phải làm thế nào để giảng dạy và học
tập có hiệu quả: đổi mới phương pháp giảng dạy hay là điều chỉnh cách thức kiểm tra
đánh giá hiện nay. Theo tôi đây là 2 vấn đề liên quan với nhau khá chặt chẽ. Mục tiêu
và vai trò của việc dạy và học ngoại ngữ (Nguyễn Văn Tụ 2009) đã được tái khẳng
định, mục đích của dạy ngoại ngữ được xác định chính là dạy năng lực giao tiếp hay
nói cách khác là dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Quan điểm 18 này hoàn toàn
đúng đắn và đã được chứng minh bởi hàng loạt những yêu cầu của nhà tuyển dụng
trong việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Do vậy, học ngoại ngữ không chỉ đơn giản
là học từ vựng, ngữ pháp mà còn học giao tiếp. Để đạt được “cái đích” ở trên, vấn đề
về năng lực đã được nhiều tác giả đề cập tới như Dương Thu Mai (2012), Vũ Thị
Phương Anh & Nguyễn Bích Hạnh (2004)… Đa phần các tác giả phản ánh xu hướng
mới để giáo dục đạt kết quả cao, đó là dựa vào năng lực. Nhà giáo dục phải biết dựa
vào những vùng tiệm cận phát triển của người học để hỗ trợ người học trong việc
khám phá năng lực bản thân, đạt được những thành tích cao nhất. Bên cạnh đó, các tác

Page 12 of 52


giả cũng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong chính sách giáo dục
ngôn ngữ của Việt nam, tuy nhiên năng lực ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp nói
chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Ngoài ra nghiên cứu
còn đi sâu vào việc nêu lên thực trạng học ngoại ngữ của các trường trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp để cải thiện thực trạng đó là: thực hiện một
cuộc cách mạng về cách quản lý giảng dạy tiếng Anh tại các trường, cho phép sinh
viên tự tổ chức học tập tiếng Anh. Năng lực là yếu tố cần thiết trong bất kỳ hoạt động
nào. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ rõ và nhấn mạnh vai trò của năng lực để thành
công trong học tập. Dựa vào năng lực chung cho đến các năng lực thành phần, nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Quang Việt (2009) đã áp dụng vào công tác đào tạo nghề,
học nghề cũng cần phải có năng lực. Tác giả nghiên cứu đã nhận diện một số vấn đề
về thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện đánh giá kết quả học tập định hướng năng

lực hành nghề trong các cơ sở nghề ở Việt Nam. Học nghề cần đến yếu tố năng lực,
vậy tại sao học ngoại ngữ lại không tận dụng yếu tố này? Nhìn chung các nghiên cứu
đều chỉ rõ cái đích của dạy và học ngoại ngữ, đồng thời đề cập đến vai trò của năng
lực trong học tập. Tuy nhiên, cần phát hiện ra những trở ngại trong học tập thì mới dựa
vào năng lực để cải thiện được kết quả học tập. Nghiên cứu khoa học của hai tác giả
Trịnh Vinh Hiển (2008) và Lê Thị Ánh Tuyến (2012) đã khảo sát về ý kiến của sinh
viên chuyên Anh năm thứ nhất về kỹ năng nghe, khó khăn về mặt học thuật và phi
học thuật mà sinh viên chuyên Anh gặp phải trong quá trình luyện nghe, từ đó đề
xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả trong việc
nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên. Bên cạnh đó, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN của tác giả Lê Thị Thu Huyền (2010),
Nguyễn Văn Nam (2010) có đề cập đến những vấn đề trong kỹ năng nghe nói của sinh
viên, những nguyên nhân và giải pháp. Trong đó, tác giả nêu lên các vấn đề đến từ:
bài khóa cần nghe, người nói, người nghe và môi trường nghe, từ đó đề xuất giải pháp
cho 4 vấn đề này. Dùng phương pháp chính tả để cải thiện kỹ năng nghe là một
phương pháp rất mới trong việc dạy và học tiếng Anh của học sinh, sinh viên Việt
Nam. Một số nghiên cứu đã chứng minh phương pháp viết chính tả là một trong
những hoạt động trong việc nâng cao năng lực nghe tiếng Anh cho người học.

Page 13 of 52


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp luận:
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả. Trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân gây ra tình
trạng học tiếng Anh không hiệu quả của sinh viên không chuyên Đại học Sài gòn và
kết quả của việc đó, từ đó rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải, đề ra phương
hướng, biện pháp khắc phục, nhằm từng bước sửa chữa những sai lầm trong việc dạy
và học tiếng Anh của trường Đại học Sài Gòn hiện nay.

Việc nhận thức đúng về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
xác định được mức độ vai trò của những nguyên nhân ấy đối với những hậu quả mà
nền giáo dục của Việt Nam còn mắc phải, để có biện pháp khắc phục, những tác động
thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn là nâng cao khả năng tiếng Anh của
sinh viên không chuyên trường Đại học Sài gòn, giúp sinh viên trường ta có cơ hội
việc làm tốt hơn sao khi ra trường.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:
* Thực hiện khảo sát trực tiếp, thu thập số liệu bằng bảng hỏi - câu trả lời.
* Từ số liệu thu thập được, dùng SPSS để xử lý số liệu và phân tích.
* Khảo sát trực tuyến khách thể nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp phân tích định lượng:
Kết quả của các phiếu điều tra sau khi thu về được tổng hợp trên phần mềm
thống kê SPSS và phân tích theo giá trị trung bình và chỉ số thống kê.
3.2.3 Phương pháp tìm kiếm tài liệu:
Nghiên cứu, xem xét, bổ sung những tài liệu đã có của những người đi trước để
nắm được lịch sử, nội dung vấn đề từ đó đưa ra kết luận và hướng giải quyết. Thu thập

Page 14 of 52


dữ liệu qua internet, sách báo có liên quan, chia thành những phần theo các mục để
phục vụ cho việc nghiên cứu.

3.2.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi :
Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên nhằm thu thập
những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích và đánh giá thực trạng học
tập tiếng Anh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay.Cách
thức vận dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Lập phiếu hỏi => đào tạo cộng

tác viên => phát phiếu hỏi và hướng dẫn điền phiếu => thu phiếu và xử lí kết quả =>
thể hiện kết quả nghiên cứu.
3.2.5 Phương pháp tổng hợp – phân tích và phương pháp logic:
Sử dụng phương pháp này việc thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu về đề tài
nghiên cứu sẽ có tính liên kết, hệ thống, tổng hợp và khái quát giúp nhóm nghiên cứu
nhận định, đánh giá về tình hình nghiên cứu đề tài. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho
đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu cụ thể cho đề tài.
3.3 Kích thước mẫu:
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần.
3.2.2 Kích thước mẫu:
Áp dụng công thức: �=�2(�×�)/�2 , trong đó với độ tin cậy là 94% thì z có giá trị
là 1,87; chọn p=0,5 và q=0,5; sai số e=0,05. Từ đó, chúng tôi xác định kích thước mẫu
là n=350.
Cách xử lý dữ liệu: xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0

Page 15 of 52


PHIẾU KHẢO SÁT

Đề tài : “Vấn đề học tiếng Anh của sinh viên không chuyên
Trường Đại học Sài Gòn hiện nay”
Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng, tình hình, điều kiện học của tiếng Anh của
sinh viên không chuyên trường Đại học Sài Gòn.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng học tập tiếng Anh của sinh viên không chuyên trường Đại học Sài Gòn.Đề xuất
các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên không
chuyên trường Đại học Sài Gòn.
Hướng dẫn cách đánh:
CHỌN


BỎ CHỌN
A

CHỌN LẠI

A

1. Bạn là sinh viên năm:
A. I
B. II
C. III
D. IV
E. Khác…………
2.

Giới tính của bạn là:
A. NỮ
B. NAM

3. Bạn đang học chuyên ngành thuộc phân ngành:

Page 16 of 52

A


A.
B.
C.
D.


KINH TẾ
SƯ PHẠM
KHOA HỌC – KỸ THUẬT
KHÁC:…………….

4. Tiếng Anh có thật sự cần thiết cho việc học của bạn:
A. CÓ
B. KHÔNG
5. Bạn hãy tự đánh giá trình độ tiếng Anh của bản thân :
A. TỐT
B. KHÁ
C. BÌNH THƯỜNG
D. YẾU
E. MẤT CĂN BẢN
6. Kỹ năng tiếng Anh nào mà bạn yếu nhất:
A. NGHE
B. NÓI
C. ĐỌC
D. VIẾT
7. Bạn đang hoặc đã từng học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ:
A. CÓ
B. KHÔNG

NẾU BẠN TRẢ LỜI LÀ “ CÓ” THÌ TRẢ LỜI TIẾP CÂU 8, “KHÔNG”
THÌ BỎ QUA
8. Trình độ tiếng Anh của bạn có được cải thiện sau khi học tại các trung

tâm ngoại ngữ:
A. RẤT NHIỀU

B. NHIỀU
C. BÌNH THƯỜNG
D. ÍT
E. RẤT ÍT
F. KHÔNG CẢI THIỆN
9. Bạn có dành thời gian mỗi ngày để tự học tiếng Anh không?
A. CÓ
B. KHÔNG

Page 17 of 52


NẾU BẠN TRẢ LỜI LÀ “ CÓ” THÌ TRẢ LỜI TIẾP CÂU 10, “KHÔNG”
THÌ BỎ QUA
10. Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh?
A. TRÊN 2 GIỜ
B. 2 GIỜ
C. 1 GIỜ
D. 30 PHÚT
E. DƯỚI 30 PHÚT

11. Hiện tại bạn học Tiếng Anh theo những tài liệu nào?
A. TÀI LIỆU HIỆN CÓ CỦA TRƯỜNG
B. TÀI LIỆU CỦA CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
C. SÁCH HOẶC CÁC VIDEO TRÊN MẠNG.
D. Ý kiến khác:……

12. Bạn đánh giá như thế nào về những hoạt động dạy-học Tiếng Anh

trong lớp ở trường Đại học Sài Gòn hiện nay?

A. RẤT TỐT
B. TỐT
C. BÌNH THƯỜNG
D. KÉM
E. RẤT KÉM

Page 18 of 52


13. Bạn nghĩ gì về đội ngũ giảng viên Tiếng Anh dạy Tiếng Anh cho sinh

viên không chuyên của trường Đại học Sài Gòn?
A. NHIỆT TÌNH VÀ NHIỀU KINH NGHIỆM
B. CHƯA NHIỆT TÌNH
C. Ý KIẾN KHÁC………..

14. Với cách dạy Tiếng Anh dành cho sinh viên không chuyên hiện nay,

bạn nghĩ khả năng tiếp thu của mình như thế nào?
A. TỐT
B. KHÁ
C. TRUNG BÌNH
D. YẾU
E. KÉM

15. Bạn nghĩ mức học phí dành cho việc học Tiếng Anh ở trường Đại học

Sài Gòn hiện nay có hợp lí không?
A. CÓ
B. KHÔNG


16. Bạn có ý khác góp ý về phương pháp dạy và học của sinh viên không

chuyên tại trường Đại học Sài Gòn:

Page 19 of 52


Page 20 of 52


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu
Frequencies
Statistics
Tiếng anh có cần

N

Sinh viên năm

Giới tính

Chuyên ngành

thiết hay không

Trình độ tiếng anh

Valid


350

350

350

350

350

Missing

0

0

0

0

0

Statistics
Mỗi ngày bạn dành
Có giành thời gian bao nhiêu thời gian
Có đang học ở Học xong cải thiện mỗi ngày để tự học cho việc học Tiếng

N


Kỹ năng yếu nhất

trung tâm không

ra sao

hay không

Anh

Valid

350

350

208

350

217

Missing

0

0

142


0

133

Statistics
Bạn đánh giá như Bạn nghĩ gì về đội Với
thế nào về những ngũ

giảng

cách

dạy

viên Tiếng Anh dành Bạn nghĩ mức học

hoạt động dạy-học Tiếng

Anh

dạy cho

sinh

viên phí dành cho việc

Tiếng Anh trong Tiếng

Anh


cho không chuyên hiện học Tiếng Anh ở

Hiện tại bạn học lớp ở trường Đại sinh viên không nay, bạn nghĩ khả trường Đại học Sài
Tiếng Anh theo học Sài Gòn hiện chuyên của trường năng tiếp thu của Gòn hiện nay có

N

những tài liệu nào

nay

Đại học Sài Gòn

mình như thế nào

hợp lí không

Valid

350

350

350

350

350

Missing


0

0

0

0

0

Page 21 of 52


Frequency Table

Sinh viên năm
Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

năm nhất


109

31.1

31.1

31.1

năm hai

142

40.6

40.6

71.7

năm ba

95

27.1

27.1

98.9

năm tư


4

1.1

1.1

100.0

Total

350

100.0

100.0

Giới tính
Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent


nam

186

53.1

53.1

53.1

nữ

164

46.9

46.9

100.0

Total

350

100.0

100.0

chuyên ngành
Cumulative


Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

kinh tế

105

30.0

30.0

30.0

sư phạm

157

44.9

44.9

74.9


Page 22 of 52


khoa học kỹ thuật
khác trừ ngôn ngữ anh và sp
anh
Total

81

23.1

23.1

98.0

7

2.0

2.0

100.0

350

100.0

100.0


Tiếng anh có cần thiết hay không
Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent



232

66.3

66.3

66.3

không

118

33.7


33.7

100.0

Total

350

100.0

100.0

Trình độ tiếng anh
Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

tốt

52

14.9


14.9

14.9

khá

142

40.6

40.6

55.4

bình thường

140

40.0

40.0

95.4

yếu

16

4.6


4.6

100.0

Total

350

100.0

100.0

Kỹ năng yếu nhất

Page 23 of 52


Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent


nghe

135

38.6

38.6

38.6

nói

151

43.1

43.1

81.7

đọc

18

5.1

5.1

86.9


viết

46

13.1

13.1

100.0

Total

350

100.0

100.0

Có đang học ở trung tâm không
Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent




208

59.4

59.4

59.4

không

142

40.6

40.6

100.0

Total

350

100.0

100.0

Học xong cải thiện ra sao

Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

rất nhiều

25

7.1

12.0

12.0

nhiều

46

13.1

22.1


34.1

bình thường

86

24.6

41.3

75.5

Page 24 of 52


Missing

ít

44

12.6

21.2

96.6

rất ít

7


2.0

3.4

100.0

Total

208

59.4

100.0

System

142

40.6

350

100.0

Total

Có giành thời gian mỗi ngày để tự học hay không
Cumulative


Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent



217

62.0

62.0

62.0

không

133

38.0

38.0

100.0


Total

350

100.0

100.0

Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh
Cumulative

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

trên 2h

6

1.7

2.8

2.8


2h

55

15.7

25.3

28.1

1h

96

27.4

44.2

72.4

Page 25 of 52


×