ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Trần Sáng Tạo
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi ở huyện Đakrông cho thấy từ năm 2000
đến 2006, đàn dê phát triển nhanh nhất (tăng 210,84%), tiếp đến là đàn bò (tăng
38,38%), đàn trâu tăng 29,33%; đàn gia cầm tăng 25,95%; đàn lợn tăng 13,52%,
nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2005 (10.893 con năm 2005 giảm xuống còn
7.030 con năm 2006).
Kết quả phỏng vấn 210 hộ đại diện của 52 thôn thuộc 14 xã của huyện
Đakrông cho thấy có 42,4% hộ nuôi trâu và qui mô 2,7 con/hộ, có 35,7% hộ nuôi
bò địa phương với qui mô 3,8 con/hộ; tỷ lệ bò Lai Sind thấp, có 5,2% hộ nuôi và
qui mô 1,1 con/hộ. Chăn nuôi lợn chưa phát triển, vẫn còn nuôi giống lợn địa
phương (25,2%), tỷ lệ nuôi lợn lai thấp (21,0%). Tỷ lệ hộ nuôi dê là 17,1% và qui
mô nuôi là 6,6 con/hộ. Tỷ lệ hộ nuôi gia cầm là 55,2% và qui mô nuôi là 14,8
con/hộ.
Ngành chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, đóng góp khoảng 25% sinh kế
của gia đình, tuy nhiên người dân còn gặp khó khăn về kiến thức, kinh nghiệm,
vốn và thị trường. Để phát triển chăn nuôi cần thiết kế chương trình tập huấn hợp
lý, xây dựng mạng lưới thú y, hỗ trợ vốn và lồng ghép các chương trình dự án trên
địa bàn. Tốt nhất là nên xây dựng một số mô hình trình diễn chăn nuôi, đó là nơi
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất chăn nuôi và là địa điểm cho
nông dân học thực tế.
1. Đặt vấn đề
Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Người dân ở đây chủ yếu là
dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn theo
phương pháp truyền thống, thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên năng suất cây
trồng vật nuôi vẫn còn thấp. Để phát triển cuộc sống của người dân một cách bền
vững, cần phải phát triển hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên,
văn hóa, kinh tế-xã hội của huyện Đakrông.
Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, đảm
bảo an ninh lương thực và góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. Đánh giá hệ thống
chăn nuôi trên địa bàn huyện Đakrông và đề xuất các mô hình trên cơ sở tiềm
năng của địa phương sẽ làm cho các hệ thống nông nghiệp hiệu quả và bền vững
hơn. Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế
của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập và phân tích số liệu về tổng sản lượng sản phẩm của ngành chăn
nuôi ở quy mô cấp huyện và tỉnh.
- Kết quả thu được từ nghiên cứu được tổng hợp và báo cáo với ban ngành
liên quan các cấp tại hội thảo cấp huyện để mọi người góp ý và hoàn thiện báo cáo
cuối cùng.
2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được tiến hành tại toàn bộ 14 xã, thị trấn của huyện
Đakrông. Theo sự phân chia của chính quyền địa phương, các xã trong huyện
được phân chia thành 4 vùng sinh thái khác nhau. Nhóm 1 (sản xuất lúa nước)
gồm các xã Hướng Hiệp, Krông Klang và Mò Ó; Nhóm 2 (sản xuất cây màu) gồm
các xã Triệu Nguyên, Ba Lòng và Hải Phúc; Nhóm 3 (du lịch sinh thái) gồm các
xã Đakrông, Tà Long và Húc Nghì; và Nhóm 4 (cây ăn quả và du lịch) gồm các xã
Tà Rụt, A Ngo, A Vao, A Bung và Ba Nang.
Các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn chính thức và phiếu điều tra
được thiết kế phù hợp cho việc đánh giá hệ thống chăn nuôi ở 3 cấp: cấp xã, cấp
thôn/bản và cấp hộ. Mỗi xã, 3 thôn đại diện được chọn lựa, trong đó một thôn gần
với trung tâm xã, một thôn xa nhất và một thôn nằm ở khoảng giữa. Tại mỗi thôn,
5 hộ đại diện được lựa chọn để phỏng vấn cấp hộ, trong đó 2 hộ dưới mức nghèo,
2 hộ nghèo và 1 trên nghèo (Bộ LĐTBXH [1]). Thời gian khảo sát nghiên cứu từ
tháng 7 đến tháng 9 năm 2007.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Tình hình chăn nuôi ở huyện Đakrông
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất và dịch bệnh, số
lượng đàn gia súc nuôi ở huyện Đakrông vẫn tăng lên trong những năm qua (bảng
1).
Trong sự phát triển của đàn gia súc, tỷ lệ đàn dê tăng cao nhất, 210,84%.
Đàn dê tăng nhanh có thể do trong những năm qua có các chương trình/dự án hỗ
trợ chăn nuôi tại địa phương; nông dân ở huyện Đakrông đã nhận thức được vai
trò của dê trong thu nhập và người dân thích ăn thịt dê hơn trước đây.
Bảng 1: Tình hình chăn nuôi của huyện Đakrông trong những năm qua (con)
Gia súc 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tăng 6
năm (%)
Trâu 4333 4499 4618 4729 4758 5282 5604 29,33
Bò 2934 2575 2793 3562 4087 4011 4060 38,38
Lợn 6193 8014 8956 9541 10236
10893
7030 13,52
Dê 1245 1370 1437 1713 2264 3465 3870 210,84
Gia cầm
43230
47764
49580
51600
50260
53140
54450
25,95
(Nguồn: Thống kê tỉnh Quảng Trị, 2007 [2]; Thống kê huyện Đakrông,
2007 [4])
Tiếp đến, đàn bò đã tăng lên trong 6 năm qua (38,38%), tuy nhiên tăng chủ
yếu là trong giai đoạn 2000-2004, còn trong 2 năm 2005 và 2006 số lượng bò
không tăng, thậm chí còn giảm so với năm 2004. Đàn gia cầm ở huyện Đakrông
vẫn tăng lên 25,95% trong 6 năm vừa qua mặc dù dịch cúm gia cầm xảy ra nhiều
nơi ở trong nước và ngay tỉnh Quảng Trị. Số lượng đàn lợn phát triển không ổn
định trong những năm qua, giảm mạnh trong năm 2006. So sánh đàn lợn năm
2006 với đàn lợn năm 2000 của huyện, chỉ tăng 13,52%, thấp nhất so với những
loài gia súc khác. Thực tế, người dân nơi đây nuôi lợn chủ yếu bằng phương thức
quãng canh và khoảng 50% giống địa phương; lợn thịt xuất chuồng đạt 50kg trong
6 tháng nuôi. Do Đakrông là một huyện biệt lập nên không bị ảnh hưởng của dịch
cúm gia cầm, đó là cơ hội để phát triển chăn nuôi gia cầm trong khi số lượng gia
cầm ở các địa phương khác trong nước đang giảm [5].
3.2. Tình hình chăn nuôi ở các nông hộ
Kết quả khảo sát về tình hình chăn nuôi ở cấp nông hộ của huyện Đakrông
được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Số lượng gia súc gia cầm nuôi trong các nông hộ của huyện Đakrông
(n=210)
Nhóm
xã
Chỉ số Trâu
Bò địa
phươn
g
Bò
lai
Sind
Lợn
địa
phươn
g
Lợn lai
Dê
Gia
cầm
Số hộ nuôi 89 75 11 53 44 36 116
Toàn
huyện
% hộ nuôi 42,4 35,7 5,2 25,2 21,0
17,
1
55,2
Qui mô
(con/hộ)
2,7 3,8 1,1 2,7 2,5 6,6 14,8
Số hộ nuôi 28 21 2 17 15 4 40
% hộ nuôi 62,2 46,7 4,4 37,8 33,3 8,9 88,9 Nhóm
1
Qui mô
(con/hộ)
2,8 2,9 1,0 2,8 2,5 6,5 17,4
Số hộ nuôi 33 14 0 12 13 2 32
% hộ nuôi 73,3 31,1 0,0 26,7 28,9 4,4 71,1 Nhóm
2
Qui mô
(con/hộ)
2,7 6,6 0,0 3,7 2,7
21,
0
14,8
Số hộ nuôi 18 12 2 13 6 11 11
% hộ nuôi 40,0 26,7 4,4 28,9 13,3
24,
4
24,4 Nhóm
3
Qui mô
(con/hộ)
2,4 2,9 1,0 2,1 2,8 6,4 13,6
Số hộ nuôi 10 28 7 11 10 19 33
% hộ nuôi 22,2 62,2 15,6 24,4 22,2
42,
2
73,3
Nhóm
4
Qui mô
(con/hộ)
2,6 3,5 1,1 2,5 2,1 5,2 12,0
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2007)
Đánh giá chung về chăn nuôi trâu của các hộ điều tra, có 42,4% hộ nuôi
trâu và qui mô 2,7 con/hộ. Các xã của nhóm 1 có số trâu bình quân/hộ cao nhất
(2,8 con/hộ) và có 62,22% số hộ nuôi trâu. Đây là những xã gần với trung tâm
huyện, có các dự án hỗ trợ và gần Quốc lộ 9, dễ dàng tiếp cận thị trường. Về tỷ lệ
hộ nuôi trâu, các xã của nhóm 2 cao hơn các nhóm khác (73,33%). Chăn nuôi trâu
ở những xã của nhóm 2 phát triển hơn các xã khác vì đây là vùng đất bằng, hầu hết
đều là người Kinh, nhận thức được tầm quan trọng của chăn nuôi. Vì vậy, họ
chuẩn bị thức ăn cho gia súc được tốt hơn, trồng cỏ voi để nuôi trâu.
Bò nuôi tại các nông hộ của huyện Đakrông chủ yếu là bò địa phương (có
35,7% hộ nuôi) và tỷ lệ bò lai thấp hơn nhiều (5,2%). Về qui mô nuôi ở các nông
hộ cũng cho kết quả tương tự, 3,8 con/hộ đối với bò vàng và 1,1 con/hộ đối với bò
lai Sind. So sánh giữa các nhóm xã khác nhau, kết quả cho thấy số hộ của các xã
thuộc nhóm 2 có số lượng bò địa phương cao nhất 6,6 con/hộ với 31,1% hộ nuôi
bò, nhưng không có bò lai Sind. Các xã trong nhóm 3 phát triển đàn bò kém nhất
và các xã nhóm 4 lại phát triển đàn bò mạnh nhất cả về qui mô và % hộ nuôi bò,
cả bò địa phương và bò lai Sind.
Chăn nuôi lợn trong các nông hộ ở huyện Đakrông chưa phát triển, người
dân vẫn còn nuôi giống lợn địa phương (25,2%), trong khi tỷ lệ nuôi lợn lai thấp
(21,0%). Chăn nuôi lợn ở các xã thuộc nhóm 1 và nhóm 2 phát triển hơn vì các xã
này gần trung tâm huyện, dọc đường quốc lộ số 9 nên dễ tiếp cận với thị trường
tiêu thụ. Trong khi đó, chăn nuôi lợn ở các xã thuộc nhóm 3 và nhóm 4 kém phát
triển hơn vì các xã này xa huyện, nằm dọc đường Hồ Chí Minh, thị trường tiêu thụ
khó và phần lớn là người dân tộc ít người.
Bình quân số dê được nuôi ở mỗi hộ và tỷ lệ hộ nuôi là tương đối thấp
(tương ứng là 6,6 con/hộ và 17,1% hộ nuôi dê). Các xã của nhóm 3, bình quân số
dê/hộ cao và tỷ lệ hộ nuôi dê cũng cao hơn so với tất cả các xã khác. Vùng này có
thể thích hợp cho việc nuôi dê và sẽ là tiềm năng cho việc phát triển đàn dê bằng
cách tăng số lượng số con/hộ.
Bình quân số lượng gia cầm nuôi ở các hộ điều tra là 14,8 con/hộ và có
55,2% hộ nuôi gà. Chăn nuôi gia cầm tại hộ trong các xã của nhóm 1 phát triển
hơn những xã khác.
3.3. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở huyện Đakrông
Kết quả nghiên cứu về thu nhập từ chăn nuôi của người dân ở huyện
Đakrông được thể hiện ở biểu đồ 1. Thu nhập từ chăn nuôi của các xã thuộc nhóm
2 là cao nhất, cao hơn hẳn trung bình chung của các hộ điều tra. Thu nhập từ chăn
nuôi của các xã ở nhóm 1 tương đương với trung bình chung của các xã trong
huyện. Trong khi đó, thu nhập từ chăn nuôi của các xã thuộc nhóm 3 và nhóm 4
thấp hơn so với trung bình chung của các xã.
Xét về loại hộ, thu nhập từ chăn nuôi của các hộ nghèo đóng vai trò quan
trọng hơn so với các nhóm hộ còn lại. Cần phát triển chăn nuôi với các hộ nghèo
nhằm giảm nghèo, điều mà Chính phủ đang quan tâm hiện nay,
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
40.00
Toàn huyện Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
% thu nhập
Trung bình
Hộ khá
Hộ TB
Hộ nghèo
Biểu đồ 1: Thu nhập từ chăn nuôi của các nông hộ
4. Một số phát hiện chính và đề xuất
Ngành chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng đối với các hộ làm nông nghiệp,
đóng góp khoảng 25% sinh kế của gia đình. Tiềm năng phát triển chăn nuôi của
huyện khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thịt bò, thịt lợn và gia cầm cho thị trường
trong tỉnh và tỉnh Thừa Thiên Huế [3].
4.1. Những trở ngại chính trong phát triển chăn nuôi
- Nhiều cán bộ địa phương còn thiếu kỹ năng tập huấn, đặc biệt là kỹ năng
tập huấn tại hiện trường (FFS); thiếu kỹ năng thực hiện mô hình trình diễn; kỹ
năng giao tiếp và hướng dẫn nông dân phát triển chăn nuôi nên hiệu quả tập huấn
không cao.
- Lãnh đạo xã và cán bộ nông nghiệp xã bận việc hành chính, thiếu kinh
nghiệm và ít có thời gian để giúp đỡ nông dân phát triển chăn nuôi
- Nông dân nghèo, nuôi giống địa phương với quy mô nhỏ, thiếu thông tin
về thị trường và thiếu vốn. Nhiều nông dân chăn nuôi theo cách truyền thống, lạc
hậu. Gia súc thiếu thức ăn, chuồng trại tạm bợ, không đảm bảo khi thời tiết khắc
nghiệt nên tốc độ sinh trưởng chậm, dễ bị mắc bệnh.
- Dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng lan tràn ở nhiều nơi trong đó
có tỉnh Quảng Trị vì thế chăn nuôi rất khó để phát triển ở Đakrông.
4.2. Đề xuất chiến lược phát triển chăn nuôi
- Thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo nhằm thiết kế chương trình
đào tạo phù hợp để nâng cao năng lực của cơ quan cung cấp dịch vụ và của nông
dân,
- Cần thiết lập và phát triển mạng lưới thú y cấp cơ sở, Mạng lưới này gồm
2-3 cán bộ huyện (1-2 cán bộ của trạm thú y huyện, 1 cán bộ văn phòng thực hiện
dự án ở Đakrông và 1 cán bộ thú y ở mỗi xã, Những thành viên này sẽ được đào
tạo về thú y và cộng tác chặt chẽ như là một hệ thống hỗ trợ cho nông dân
- Hỗ trợ chương trình tín dụng với khoản cho vay từ 3-5 triệu VND, trong
khoảng thời gian từ 2-3 năm để hỗ trợ nông dân chăn nuôi, thành lập doanh nghiệp
nhỏ về chế biến thức ăn gia súc nhằm sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
- Lồng ghép các chương trình/dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng
cao hiệu quả thực hiện các mô hình trình diễn.
4.3. Đề xuất mô hình trình diễn
4.3.1. Mô hình trồng cỏ (cho trâu, bò)
Mô hình này cần đầu tư và kinh phí thấp (350-500 ngàn đồng/mô hình).
Mỗi hộ có thể trồng cỏ trong khoảng 500m
2
, sau đó tiếp tục mở rộng thêm nhằm
cung cấp đủ cỏ cho gia súc, nhất là những lúc thiếu thức ăn, thời vụ căng thẳng và
dùng để vỗ béo trâu bò.
4.3.2. Mô hình nuôi bò bán thâm canh (bò cái và bò đực)
Bò cái có thể giống lai Sind hoặc giống địa phương, chăn nuôi theo
phương thức bán thâm canh. Sau đó, mô hình nuôi bò đực lai Sind cũng rất cần
thiết triển khai để cho bò lai Sind giao phối trực tiếp với bò cái.
4.3.3. Mô hình nuôi lợn (lợn nái, lợn thịt, lợn đực nhập nội)
Trước hết, nên xây dựng các mô hình lợn thịt để nâng cao năng lực của
người dân. Sau đó, xây dựng một số mô hình nuôi lợn nái ở trung tâm huyện hoặc
các xã xung quanh như một trại cung cấp giống lợn. Trong trang trại này một số
giống lợn đực ngoại năng suất cao nên được sử dụng để giao phối với lợn nái
trong trại và sau đó khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo lợn nái nuôi tại các hộ,
đặc biệt những hộ xa trung tâm huyện. Mô hình trình diễn này cần có một hệ
thống dịch vụ đồng bộ về cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y, thị trường
4.3.4. Mô hình nuôi dê (giống địa phương và giống Bách Thảo)
Có thể triển khai mỗi xã một số mô hình nuôi dê, mỗi mô hình gồm 4 dê cái
và một dê đực. Sau khi mô hình này phát triển, dê đực Bách Thảo sẽ được cung
cấp để phối với dê địa phương để tạo ra dê lai có trọng lượng và tỷ lệ thịt nạc cao
hơn.
4.3.5. Mô hình nuôi gà (giống địa phương và giống cải tiến)
Mô hình nuôi gà có thể nuôi cả gà địa phương và gà nhập nội, mỗi mô hình
khoảng 100 con, nuôi bán thâm canh và thực hiện đầy đủ chương trình vacxin, an
toàn dịch bệnh và không sử dụng các chế phẩm hoóc môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn xếp loại hộ nghèo
(sửa đổi), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội (2005).
2. Cục thống kê Quảng Trị, Niên giám thống kê (2007)
3. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Báo cáo của về đa dạng hóa
nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Hà Nội (2007).
4. Phòng thống kê huyện Đakrông, Niên giám thống kê (2007)
5. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam, 2006. NXB Thống
kê, Hà Nội (2006).
THE ASESSMENT OF THE CURENT SITUATION AND PROVISION
SOLUTIONS FOR LIVESTOCK DEVELOPMENT SUITABLE WITH
REAL CONDITIONS OF DAKRONG DISTRICT, QUANG TRI
PROVINCE
Tran Sang Tao
College of of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The result of the study on livestock in Dakrong district showed that from
2000 to 2006, the goat population developed the highest (increased by 210.84%),
followed by cattle (increased by 38.38%), buffalo (increased by 29.33%); poultry
(increased by 25.95%); The pig population increased by 13.52%, but decreased
sharply in 2005 (10,893 heads in 2005 down to 7,030 heads in 2006 ).
The result of the interviews in 210 households, representatives of 52
villages of 14 communes in Dakreong district indicated that there were 42.4% hhs
raising buffalo with 2.7 heads/hh, 35.7% hhs raising local cattle with 3.8
heads/hh; improved cattle (Lai Sind) ration was as low as 5.2% hhs raising with
1.1 heads/hh. Pig production did not develop as farmers still raise local breed
(25.2%), while the rate of hhs raising improved pig was low (21.0%). The rate of
hhs raising goat was 17.1% with 6.6 heads/hh. Number of hhs raising poultry was
55,2% with 14.8 heads/hh.
Livestock plays an important role, contributing 25% to the livelihhood of
each family. However, local people are facing with shortage in knowledge,
experience, capital and market. In order to develop livestock it is necessary to
design an appropriate training program, set up a veterinary network, provide
credit scheme and integrate projects/programs implemented in the district. It will
be better to set the livestock demonstration models, where advanced technologies
are applied to improve animal productivity. These are places for farmers get more
practical experience.