Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 80 trang )

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá giao thức định tuyến IPv6 cho mạng
cảm biến không dây đồng thời đưa ra đề xuất cải tiến hiệu năng của giao thức với
các nội dung cụ thể như sau:
 Giới thiệu tổng quan về vấn đề định tuyến trong mạng cảm biến không dây.
 Trình bày chi tiết giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây.
 Kịch bản mô phỏng giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không
dây.
 Đánh giá và nhận xét giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến
không dây dựa trên mô phỏng và thực nghiệm.
 Đưa ra đề xuất cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến IPv6 cho mạng
cảm biến không dây.
 Thực thi giao thức định tuyến IPv6 cải tiến cho mạng cảm biến không
dây.
 Đánh giá giao thức định tuyến IPv6 cải tiến cho mạng cảm biến không
dây dựa trên kết quả mô phỏng.


1


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo T.S Vũ Chiến Thắng,
Khoa Công nghệ điện tử và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông – Đại học Thái Nguyên đã dành nhiều thời gian quan tâm đôn đốc,
định hướng và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án.
Bên cạnh đó, em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô
giáo trong Khoa Công nghệ điện tử và Truyền thông – Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo giảng
dạy tại trường đã giúp đỡ em tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng những kiến
thức chuyên môn trong cả quá trình dài học tập, nghiên cứu đồng thời tạo mọi điều


kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như động viên tinh thần, giúp đỡ cho em phát
triển bản thân và trang bị đủ vốn kiến thức để em có thể hoàn thành đồ án.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, sẻ chia và động viên từ
gia đình, bạn bè đã luôn ở bên ủng hộ, giúp đỡ em để em có thêm động lực phấn
đấu hoàn thành tốt đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Sinh Viên Thực Hiện Đồ Án

Nguyễn Hà Phương Thùy

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung của báo cáo này là do em tự tìm hiểu
nghiên cứu dưới sự định hướng của thầy giáo hướng dẫn. Nội dung báo cáo này
không sao chép và vi phạm bản quyền từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nếu những lời cam đoan trên không đúng, em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Sinh Viên Thực Hiện Đồ Án

Nguyễn Hà Phương Thùy

3


MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
LỜI CẢM ƠN

1

2

LỜI CAM ĐOAN 3
MỤC LỤC

4

DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

9

10

CHƯƠNG 1: ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY 11
1.1. Giới thiệu về mạng cảm biến không dây

11

1.2. Tổng quan về vấn đề định tuyến trong mạng cảm biến không dây
1.2.1. Thước đo năng lượng của nút
1.2.2. Thước đo số bước nhảy


15

1.2.3. Thước đo thông lượng

15

12

14

1.2.4. Thước đo độ trễ 15
1.2.5. Thước đo độ tin cậy của liên kết

16

1.3. Đặc điểm của mạng cảm biến không dây ảnh hưởng đến vấn đề định tuyến
17
1.4. Những thách thức của vấn đề định tuyến trong mạng cảm biến không dây
18
1.5. Khảo sát một số giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây 20
1.5.1. Giao thức cây thu thập dữ liệu CTP

21

1.5.2. Giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây

1.6. Kết luận chương 1

23


28

CHƯƠNG 2: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN IPv6 CHO MẠNG CẢM BIẾN
KHÔNG DÂY

29

2.1. Hoạt động của giao thức RPL

29

2.1.1. Một số thuật ngữ 29
2.1.2. Giới thiệu về giao thức RPL

32

2.1.3. Các bản tin điều khiển RPL

35

4


2.1.4. Quá trình xây dựng DODAG

46

2.1.5. Cơ chế tránh và phát hiện vòng lặp định tuyến

47


2.1.6. Quản lý các bộ định thời 48

2.2. Thực thi giao thức RPL trên hệ điều hành Contiki 50
2.2.1. Cấu trúc thực thi giao thức RPL
2.2.2. Hoạt động của nút gốc

50

52

2.2.3. Hoạt động của các nút thành viên 54

2.3. Kết luận chương 2

55

CHƯƠNG 3: CẢI TIẾN HIỆU NĂNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN IPV6 CHO
MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY

56

3.1. Đánh giá giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây
3.1.1. Các tham số đánh giá

56

3.1.2. Đánh giá mô phỏng

57


3.1.3. Đánh giá thực nghiệm

60

3.1.4. Nhận xét

56

63

3.2. Đề xuất giải pháp cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm
biến không dây

64

3.2.1. Mục đích thiết kế và thách thức của giao thức IRPL 65
3.2.2. Giải pháp thiết kế

65

3.3. Thực thi giao thức định tuyến IPv6 cải tiến ((Improved RPL-IRPL )
3.4. Đánh giá giao thức định tuyến IPv6 cải tiến dựa trên mô phỏng 68
3.4.1. Các tham số đánh giá

68

3.4.2. Đánh giá mô phỏng

69


3.4.3. Kết quả đánh giá mô phỏng

3.5. Kết luận chương 3

74

74

KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

5

67


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mạng cảm biến không dây với các nút cảm biến phân bố rải rác trong
trường cảm biến

11

Hình 1.2. Cấu trúc liên kết mạng được xây dựng theo giao thức CTP 22
Hình 1.3. ETXlink của một liên kết

23

Hình 2.1. Ví dụ về một DODAG 32
Hình 2.2. Cấu trúc chung của một bản tin điều khiển RPL

Hình 2.3. Cấu trúc bản tin điều khiển RPL bảo mật

36

37

Hình 2.4. Định dạng đối tượng cơ sở của bản tin DIO 38
Hình 2.5. Định dạng đối tượng cơ sở của bản tin DAO 39
Hình 2.6. Định dạng phần cơ sở của bản tin DIS

41

Hình 2.7. Định dạng chung của các tùy chọn trong bản tin điều khiển RPL 41
Hình 2.8. Định dạng của tùy chọn Pad1 42
Hình 2.9. Định dạng của tùy chọn PadN 42
Hình 2.10. Định dạng của tùy chọn thông tin được yêu cầu

43

Hình 2.11. Định dạng của tùy chọn mang thước đo định tuyến DAG 44
Hình 2.12. Định dạng của tùy chọn thông tin chuyển tiếp
Hình 2.13. Ví dụ về việc hình thành DODAG

45

46

Hình 2.14. Cơ chế tránh và phát hiện vòng lặp định tuyến trong DODAG
Hình 2.15. Thực thi giao thức RPL trên hệ điều hành Contiki 51
Hình 2.16. Cấu trúc các thành phần trong module Contiki RPL

Hình 2.17. Pha khởi tạo của nút gốc

53

Hình 2.18. Cơ chế điều khiển sự kiện của nút gốc

54

Hình 2.19. Pha khởi tạo của các nút thành viên 54
Hình 2.20. Cơ chế điều khiển sự kiện của nút thành viên
Hình 3.1. Mô hình triển khai mạng gồm 31 nút 58
Hình 3.2. So sánh tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu
Hình 3.3. So sánh công suất tiêu thụ trung bình 59
6

59

55

51

47


Hình 3.4. So sánh số lần thay đổi nút cha trung bình

60

Hình 3.5. Mô hình triển khai mạng gồm 10 nút 61
Hình 3.6. So sánh tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu


61

Hình 3.7. So sánh công suất tiêu thụ trung bình 62
Hình 3.8. So sánh số lần thay đổi nút cha trung bình
Hình 3.9. Cấu trúc bản tin điều khiển DIO

62

67

Hình 3.10. Thực thi giao thức IRPL trên Contiki68
Hình 3.11. Mô hình triển khai mạng gồm 26 nút 70
Hình 3.12. So sánh tỷ lệ các nút còn sống trong mạng 71
Hình 3.13. So sánh tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu

72

Hình 3.14. So sánh sự cân bằng năng lượng giữa các nút mạng

7

73


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mô hình năng lượng của phần cứng TUmote 57
Bảng 3.2. Kịch bản đánh giá mô phỏng 58
Bảng 3.3. Kịch bản đánh giá thực nghiệm


60

Bảng 3.4. Mô hình năng lượng của TUmote

66

Bảng 3.5. Kịch bản đánh giá mô phỏng 70
Bảng 3.6. Kết quả đo tỷ lệ các nút còn sống trong mạng (ANR)
Bảng 3.7. Kết quả đo tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu(DDR) 72
Bảng 3.8. Kết quả đo sự cân bằng năng lượng giữa các nút

8

73

71


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CTP
DAO

Tên Tiếng Anh

Ý nghĩa

Collection Tree Protocol

Giao thức cây thu thập dữ liệu


Destination Advertisement
Object

Bản tin đối tượng thông báo đích đến

DIO

DAG Information Object

Bản tin đối tượng thông tin DODAG

DIS

DAG Information solicitation

Bản tin yêu cầu thông tin DODAG

ETX

Expected Transmision

Số lần truyền kỳ vọng

IETF

Internet Engineering Task
Force

Mạng lưới gồm các đối tượng có khả


IoT

Internet of Things

IRPL

Improved RPL

LBR

Library Boder Router

LLNs

Ủy ban Kỹ thuật Internet

năng kết nối Internet
Cải tiến giao thức định tuyến cho
mạng tổn hao công suất thấp

Low-Power and Lossy
Networks

Thư viện bộ định tuyến biên của
mạng
Mạng tổn hao công suất thấp LLNs

LQL


Link Quality Level

Chất lượng liên kết

OF

Objective function

Hàm mục tiêu

WSN

Wireless Sensor Network

Mạng cảm biến không dây

9


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ
thuật cùng với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ chế tạo đã tạo điều kiện
cho một thế hệ mạng mới ra đời đó là IoT (Internet of Things).
Và hiện nay, IoT đang là một chủ đề nóng thu hút được nhiều sự quan tâm
của các nhà khoa học trên thế giới. Nhiều chuẩn giao thức khác nhau đã được đề
xuất cho mô hình mạng IoT. Một trong những chuẩn đó chính là việc sử dụng giao
thức IPv6 trên môi trường liên kết vô tuyến theo chuẩn IEEE 802.15.4. Để chuẩn
hóa về mặt giao thức, tổ chức chuẩn hóa quốc tế IETF đã hình thành hai nhóm
công tác đó là nhóm 6LoWPAN và nhóm RoLL. Nhóm 6LoWPAN thực hiện
chuẩn hóa lớp thích ứng cần thiết với giao thức IPv6 trên các mạng sử dụng lớp

vật lý IEEE 802.15.4. Nhóm RoLL thực hiện nhiệm vụ chuẩn hóa giao thức định
tuyến IPv6 cho các thiết bị có tài nguyên hạn chế trên môi trường liên kết vô tuyến
có tổn hao và công suất thấp. Nhóm RoLL đã đề xuất giao thức định tuyến RPL
(IPv6 Routing Protocol for Low-Power and Lossy Networks) nhằm xây dựng một
cấu trúc liên kết mạng bền vững qua các liên kết tổn hao công suất thấp với các
yêu cầu trạng thái liên kết tối thiểu.
Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài “ Nghiên cứu cải tiến hiệu năng giao
thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây” để làm báo cáo đồ án tốt
nghiệp với mục đích tìm hiểu, đánh giá và cải tiến hiệu năng của giao thức.
Nội dung báo cáo gồm ba chương chính:
 Chương 1 : Định tuyến trong mạng cảm biến không dây.
 Chương 2 : Giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây.
 Chương 3 : Cải tiến hiệu năng giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm
biến không dây.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức để hoàn thành song do thời gian có hạn và chủ đề
này còn nhiều mới mẻ nên cũng không tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình
nghiên cứu và làm báo cáo, do vậy em rất mong được sự đóng góp của thầy, cô giáo để
đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Hà Phương Thùy
CHƯƠNG 1: ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
 Giới thiệu về mạng cảm biến không dây
Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Network) là một kết cấu hạ
10


tầng bao gồm các thành phần cảm nhận (đo lường), tính toán và truyền thông nhằm
cung cấp cho người quản trị khả năng đo đạc, quan sát và tác động lại với các sự

kiện, hiện tượng trong một môi trường xác định. Các ứng dụng điển hình của mạng
cảm biến không dây bao gồm thu thập dữ liệu, theo dõi, giám sát và y học…

Hình 1.1. Mạng cảm biến không dây với các nút cảm biến phân bố rải rác
trong trường cảm biến
Một mạng cảm biến không dây bao gồm nhiều nút mạng. Các nút mạng
thường là các thiết bị đơn giản, nhỏ gọn, giá thành thấp, có số lượng lớn, thường
được phân bố trên một diện tích rộng, sử dụng nguồn năng lượng hạn chế (thường
dùng pin), có thời gian hoạt động lâu dài (từ vài tháng đến vài năm) và có thể hoạt
động trong môi trường khắc nghiệt ( như trong môi trường độc hại, ô nhiễm, nhiệt
độ cao,…).
Các nút cảm biến thường nằm rải rác trong trường cảm biến như được minh
họa ở hình 1.1. Mỗi nút cảm biến có khả năng thu thập và định tuyến dữ liệu đến
một Sink/Gateway và người dùng cuối. Các nút giao tiếp với nhau qua mạng vô
tuyến ad-hoc và truyền dữ liệu về Sink bằng kỹ thuật truyền đa chặng. Sink có thể
truyền thông với người dùng cuối/người quản lý thông qua Internet hoặc vệ tinh
hay bất kỳ mạng không dây nào (như WiFi, mạng di động, WiMAX…) hoặc
không cần đến các mạng này mà ở đó Sink có thể kết nối trực tiếp với người dùng
11


cuối. Lưu ý rằng, có thể có nhiều Sink/Gateway và nhiều người dùng cuối trong
kiến trúc thể hiện ở hình 1.1.
Trong các mạng cảm biến không dây, các nút cảm biến có cả hai chức năng
đó là vừa khởi tạo dữ liệu và vừa là bộ định tuyến dữ liệu. Do vậy, việc truyền
thông có thể được thực hiện bởi hai chức năng đó là:
 Chức năng nguồn dữ liệu: Các nút thu thập thông tin về các sự kiện và
thực hiện truyền thông để gửi dữ liệu của chúng đến Sink.
 Chức năng bộ định tuyến: Các nút cảm biến cũng tham gia vào việc
chuyển tiếp các gói tin nhận được từ các nút khác tới các điểm đến kế tiếp trong

tuyến đường đa chặng đến Sink.
 Tổng quan về vấn đề định tuyến trong mạng cảm biến không dây
Định tuyến là một trong những giao thức quan trọng trong mạng cảm biến
không dây. Nhiệm vụ của các giao thức định tuyến là tìm ra được tuyến đường tốt
nhất từ nguồn đến đích.
Trong các mạng cảm biến không dây, các nút cảm biến có cả hai chức năng
đó là vừa khởi tạo dữ liệu và vừa là bộ định tuyến dữ liệu. Do vậy, việc truyền
thông có thể được thực hiện bởi hai chức năng đó là:
 Chức năng nguồn dữ liệu: Các nút thu thập thông tin về các sự kiện và
thực hiện truyền thông để gửi dữ liệu của chúng đến Sink.
 Chức năng bộ định tuyến: Các nút cảm biến cùng tham gia vào việc
chuyển tiếp các gói tin nhận được từ các nút khác tới các điểm đến kế tiếp trong
tuyến đường đa chặng đến Sink.
Các thước đo định tuyến là thành phần quan trọng của chiến lược định
tuyến và đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Hầu hết các giao thức định
tuyến trong các mạng IP ngày nay như OSPF, IS-IS đều sử dụng các thước đo liên
kết tĩnh. Nhà quản trị mạng chịu trách nhiệm cấu hình các thước đo liên kết. Các
thước đo liên kết có thể phản ánh được băng thông của liên kết, độ trễ hoặc có thể
là sự kết hợp của một vài thước đo khác nhau. Một số nhà cung cấp dịch vụ cong
12


kết hợp đến ba thước đo khác nhau như độ trễ, băng thông và chi phí. Dựa vào đó,
giao thức định tuyến sẽ tính toán đường đi ngắn nhất dựa trên các thước đo liên kết
tĩnh này.
Một vài thước đo định tuyến động cũng đã được nghiên cứu. Ví dụ như các
nghiên cứu mở rộng được thực hiện trong mạng ARPANET-2 nhằm tính toán
thước đo liên kết động dựa trên độ dài hàng đợi trung bình để phản ánh mức độ tắc
nghẽn trong mạng. Những chiến lược định tuyến này đã không được áp dụng vì
những khó khăn trong việc thiết kế các hệ thống ổn định. Một trong những thách

thức chính đối với các thước đo định tuyến động đó là cần phải kiểm soát cẩn thận
tốc độ thông báo các thước đo định tuyến mới. Sự thay đổi thường xuyên thước đo
liên kết sẽ cung cấp một mức độ chính xác cao nhưng cũng có thể dẫn đến sự mất
ổn định. Ví dụ khi thước đo liên kết phản ánh tình trạng sử dụng liên kết thì việc
tăng thước đo làm tăng lưu lượng qua các liên kết và kích hoạt việc định tuyến lại
lưu lượng trong mạng. Nếu không được kiểm soát cẩn thận thì các chiến lược đó sẽ
không tránh khỏi những thay đổi trong việc định tuyến lưu lượng mạng. Điều đó
có thể dẫn đến hiện tượng jitter và sự sắp xếp lại các gói tin. Một điều đặc biệt cần
quan tâm trong các mạng cảm biến không dây đó là cần phải hạn chế về chi phí lưu
lượng điều khiển bởi vì băng thông và công suất là các tài nguyên bị hạn chế trong
các mạng này. Bên cạnh đó, việc định tuyến lại lưu lượng được thực hiện quá
thường xuyên sẽ tạo ra sự tắc nghẽn trong mạng và cũng dẫn đến sự tiêu hao năng
lượng. Đây là một vấn đề cần quan tâm đối với các nút cảm biến không dây hoạt
động bằng pin.
Một trong những đặc điểm của các thước đo định tuyến trong các giao thức
định tuyến hiện tại đó là chúng chỉ liên quan đến các liên kết. Các thước đo định
tuyến này được cảm nhận là rất tốt cho mạng Internet hiện nay bởi vì hầu hết các
bộ định tuyến trong mạng lõi đều không phải là các nút thắt cổ chai. Ngược lại,
việc định tuyến trong các mạng cảm biến không dây yêu cầu nhiều thước đo định
tuyến phức tạp hơn.
13


Sự khác biệt giữa thước đo định tuyến và sự ràng buộc. Thước đo định
tuyến là một đại lượng vô hướng được dùng để xác định đường đi tốt nhất theo
một số hàm mục tiêu. Ví dụ, nếu thước đo định tuyến đại diện cho trễ truyền
dẫn của liên kết thì chi phí tuyến đường được thể hiện là tổng trễ truyền dẫn đến
đích và hàm mục tiêu có thể xác định được tuyến đường ngắn nhất dựa trên trễ
truyền dẫn. Sự ràng buộc được sử dụng để gộp hoặc loại bỏ các liên kết hoặc các
nút không đáp ứng được các tiêu chí cụ thể (thường được biết đến là định tuyến

dựa trên sự ràng buộc). Ví dụ hàm mục tiêu không thể lựa chọn bất kỳ tuyến
đường nào đi qua một nút hoạt động bằng pin hoặc không hỗ trợ việc bảo mật ở
lớp liên kết. Hàm mục tiêu có thể kết hợp các thước đo của liên kết hoặc nút và các
ràng buộc như “ tìm ra đường đi có trễ nhỏ nhất mà không đi qua bất kỳ liên kết
nào không được mã hóa”.
Các thước đo và các ràng buộc của liên kết và các nút đối với giao thức
RPL sẽ được thảo luận trong các mục tiếp theo. Một ví dụ về thước đo liên kết đó
là mức chất lượng liên kết LQL (Link Quality Level). LQL là một số nguyên từ 0
đến 3 đặc trưng cho chất lượng liên kết (xấu, bình thường, tốt). Hàm mục tiêu có
thể được quy định để loại bỏ các liên kết với mức chất lượng xấu hoặc xác định
tuyến đường có số liên kết chất lượng xấu là nhỏ nhất.
1.2.1. Thước đo năng lượng của nút
Năng lượng là một thước đo quan trọng trong mạng cảm biến không dây.
Một vài mức độ chi tiết để mô tả năng lượng của một nút đã được đưa ra bao gồm:
chế độ nguồn năng lượng tiêu thụ của nút, ước lượng thời gian sống còn lại, có thể
là một vài chi tiết về các thước đo và các thuộc tính có liên quan đến nguồn năng
lượng.
 Chế độ nguồn năng lượng của nút: Có 3 cờ được sử dụng để xác định
khi nào nút sử dụng nguồn năng lượng lâu dài, khi nào nút sử dụng nguồn năng
lượng bằng pin và khi nào nút sử dụng các nguồn năng lượng lấy từ môi trường (ví
dụ như năng lượng mặt trởi).
14


 Ước lượng thời gian sống còn lại: Cách tiếp cận này cung cấp thông tin
về mức nguồn năng lượng cho các nút hoạt động bằng pin và cả các nút
hoạt động bằng nguồn năng lượng lấy từ môi trường. Với các nút hoạt động bằng
pin thì đơn vị này được tính bằng cách lấy thời gian sống dự kiến hiện tại chia cho
thời gian sống tối thiểu mong muốn. Một ví dụ về cách tính toán giá trị này như
sau:

 Nếu một nút có thể đo được công suất tiêu thụ trung bình của nó thì giá
trị H có thể được tính toán bằng tỷ số giữa công suất tối đa mong muốn (năng
lượng ban đầu E_0 được chia cho thời gian sống mong muốn T) và công suất thực
tế còn lại: H = P_max/P_now.
 Nếu năng lượng của pin (E_bat) có thể ước lượng được và tổng thời
gian sống đã trôi qua (t) được xác định thì giá trị H có thể được tính như sau: H =
E_0/[E_bat.T/(T-t)].
Trong trường hợp nút hoạt động bằng nguồn năng lượng được lấy từ
môi trường thì giá trị này được tính bằng cách lấy công suất được cung cấp từ môi
trường chia cho công suất được tiêu thụ bởi ứng dụng.
 Chi tiết về các thước đo và các thuộc tính liên quan đến công suất có thể
được sử dụng và sẽ được định nghĩa trong tương lai.
1.2.2. Thước đo số bước nhảy
Thước đo số bước nhảy để xác định số bước nhảy dọc theo tuyến đường đến
nút đích.
1.2.3. Thước đo thông lượng
Thước đo thông lượng để thông báo thông lượng của liên kết. Khi được sử
dụng thì thông lượng có thể được sử dụng như một thước đo tổng hoặc để thông
báo thông lượng lớn nhất hay nhỏ nhất của liên kết.
1.2.4. Thước đo độ trễ
Độ trễ được sử dụng để thông báo trễ tuyến đường. Tương tự như
thông lượng, độ trễ có thể được sử dụng như một thước đo hoặc một ràng buộc.
15


Khi được sử dụng như một thước đo thì đối tượng trễ biểu diễn tổng lượng trễ
(thước đo tổng) và trễ lớn nhất hay nhỏ nhất dọc theo tuyến đường. Khi được sử
dụng như một ràng buộc thì trễ có thể được sử dụng để loại bỏ các liên kết có độ
trễ lớn hơn một giá trị cho trước.
1.2.5. Thước đo độ tin cậy của liên kết

Các giao thức định tuyến như OSPF hay IS-IS không sử dụng các thước đo
về độ tin cậy bởi vì các liên kết được sử dụng trong mạng Internet như
SONET/SDH, các liên kết cáp quang và Ethernet đều có độ tin cậy rất cao với tỷ
lệ lỗi thấp. Trong các mạng này, chất lượng liên kết thường được biểu diễn bằng tỷ
lệ lỗi bit BER và nó không được sử dụng để lựa chọn tuyến đường.
Tuy nhiên, đối với các mạng cảm biến không dây thì các liên kết có tổn
hao. Các liên kết không chỉ có BER cao mà các trạng thái liên kết có thể thay đổi
nhiều theo thời gian.
Rất nhiều bài báo nghiên cứu đã khảo sát các thước đo đánh giá độ tin cậy
cho các liên kết tổn hao cũng như các liên kết công suất thấp. Thước đo đánh giá
độ tin cậy được sử dụng phổ biến nhất là số lần truyền kỳ vọng (ETX). Số lần
truyền kỳ vọng ETX đặc trưng cho số lần truyền dẫn gói tin trung bình cần
thiết để truyền thành công một gói tin. Do đó ETX được kết hợp chặt chẽ với
thông lượng dọc theo tuyến đường. Có một vài kỹ thuật đã được đề xuất để tính
toán ETX.
Có một phương thức để tính toán giá trị ETX đó là gửi đều đặn các gói tin
thăm dò theo mỗi hướng. Giá trị ETX = 1/(Df.Db), trong đó Df là xác suất mà một
gói tin nhận được bởi nút lân cận và Db là xác suất gói tin báo nhận nhận được
thành công. Có một cách để tính toán Df và Db đó là gửi các gói tin
thăm dò ở những khoảng thời gian định kỳ và cả hai điểm cuối đều biết tần suất
gửi các gói tin thăm dò này. Bằng việc thông báo số gói tin thăm dò nhận được
theo chiều ngược lại, mỗi nút có thể dễ dàng tính toán cả hai giá trị.
Cách thức tính toán giá trị ETX không được quy định rõ bởi IETF.
16


Giá trị ETX là một đại lượng cho một liên kết cụ thể và kỹ thuật được sử dụng để
tính toán giá trị ETX nên độc lập với lớp liên kết và không được quy định bởi lớp
mạng. Lớp mạng chỉ lưu trữ nó cho các quyết định của giao thức định tuyến. Giá
trị ETX cho một tuyến đường được tính bằng tổng các giá trị ETX cho mỗi liên kết

dọc theo tuyến đường.

 Đặc điểm của mạng cảm biến không dây ảnh hưởng đến vấn đề định tuyến
Các mạng cảm biến không dây phải thực hiện việc chuyển tiếp các bản tin
đến nút gốc nên các mạng này có nhiều đặc điểm gần giống với những mạng khác.
Mạng cảm biến không dây gần giống với mạng MANET ở một số phương diện
như mạng tự tổ chức, đa chặng, phân tán và kết cấu hạ tầng mạng thường xuyên
thay đổi. Những đặc điểm tương đồng này kết hợp với những đặc điểm riêng của
mạng cảm biến không dây đã ảnh hưởng nhiều đến việc thiết kế các giao thức định
tuyến. Những ảnh hưởng này bao gồm:
 Một mạng cảm biến không dây thường bao gồm một số lượng lớn các
nút cảm biến được phân bố ngẫu nhiên với mật độ cao trong trường cảm biến. Do
đó, rất khó có thể xây dựng một cơ chế đánh địa chỉ toàn cầu cho mạng cảm biến
không dây bởi vì điều đó sẽ không hiệu quả và khó để quản lý.
 Các nút cảm biến thường được triển khai ngẫu nhiên và chúng ít được
bảo trì. Do đó, các mạng cảm biến không dây phải tự cấu hình, tự phục hồi và vận
hành theo cách phân tán.
 Các nút cảm biến bị hạn chế về nguồn năng lượng, khả năng xử lý,
phạm vi truyền thông và dung lượng bộ nhớ. Ngoài ra, các mạng cảm biến không
dây khác hẳn với các mạng MANET bởi vì nguồn pin của nút cảm biến chỉ được
triển khai một lần và không được nạp lại.
 Mặc dù khả năng di động của các nút bị hạn chế nhưng cấu trúc liên kết
mạng lại luôn thay đổi bởi vì các nguyên nhân sau: Các nút cảm biến có thể phải
liên tục tiếp xúc với một môi trường khắc nghiệt dẫn đến việc hư hỏng các nút cảm
17


biến; Các nút cảm biến có thể hết năng lượng; Bộ thu phát vô tuyến của nút cảm
biến có thể đang ở chế độ ngủ; Chất lượng liên kết vô tuyến không ổn định do ảnh
hưởng bởi các mạng không dây khác sử dụng cùng một dải tần số.

 Các mạng cảm biến không dây chủ yếu được thiết kế để thu thập thông
tin với các dòng dữ liệu chỉ theo một chiều từ các nút cảm biến đến nút gốc. Đặc
điểm này có thể phân biệt mạng cảm biến không dây với các mạng khác (đặc biệt
là mạng MANET).
 Lưu lượng dữ liệu được tạo ra có sự dư thừa và có sự tương quan về
không gian bởi vì các nút cảm biến liền kề nhau có thể tạo ra các dữ liệu giống
nhau.
Những đặc điểm này dẫn đến nhiều thách thức khi thiết kế giao thức định
tuyến cho mạng cảm biến không dây.
 Những thách thức của vấn đề định tuyến trong mạng cảm biến không dây
Một số những thách thức chính đặt ra đối với các giao thức định tuyến trong
mạng cảm biến không dây đó là:
 Thời gian tồn tại dự kiến của một mạng cảm biến không dây có thể
kéo dài từ 1 đến 10 năm tùy thuộc vào từng ứng dụng. Nguồn năng lượng được
tích trữ phụ thuộc vào dung lượng của pin. Các nút cảm biến không dây có kích
thước rất nhỏ do vậy nguồn năng lượng của chúng bị hạn chế. Điều này dẫn đến
những ràng buộc khắt khe cho mọi hoạt động của các nút cảm biến. Bộ thu phát vô
tuyến là thành phần tiêu thụ năng lượng nhiều nhất của một nút cảm biến. Do đó
giao thức định tuyến sẽ có ảnh hưởng nhiều đến thời gian tồn tại của toàn mạng.
Ngoài ra, mỗi nút cảm biến thực hiện đồng thời hai chức năng đó là: Chức năng
khởi tạo dữ liệu và chức năng định tuyến dữ liệu. Một số nút bị ngừng hoạt động
có thể gây ra những thay đổi nhiều về cấu trúc liên kết mạng và có thể yêu cầu phải
tổ chức lại mạng. Để giảm năng lượng tiêu thụ thì các thuật toán định tuyến được
đề xuất cho mạng cảm biến không dây sử dụng chiến thuật định tuyến hiệu quả về
năng lượng với một số cách tiếp cận khác nhau như các phương thức phân nhóm,
18


phân công vai trò riêng cho các nút trong mạng, tập hợp dữ liệu và tập trung dữ
liệu.

 Khả năng mở rộng là một vấn đề quan trọng trong mạng cảm biến
không dây. Giao thức định tuyến cần phải hoạt động hiệu quả trong các mạng lớn
bao gồm hàng ngàn các nút cảm biến. Việc định tuyến trong các trường hợp này
gặp nhiều khó khăn bởi vì các nút cảm biến có khả năng xử lý và bộ nhớ lưu trữ
rất hạn chế.
 Khả năng lưu trữ và tính toán của các nút cảm biến đã làm hạn chế
nhiều đến các giao thức định tuyến. Do đó, các thuật toán định tuyến đơn giản, gọn
nhẹ cần phải được nghiên cứu và phát triển cho các mạng cảm biến không dây.
Thách thức này có thể được giải quyết với một chi phí thấp bằng cách sử dụng một
số nút cảm biến có khả năng lưu trữ lớn hơn và tốc độ tính toán nhanh hơn. Những
mạng không đồng nhất như vậy cần phải được xem xét đến khi thiết kế giao thức
định tuyến.
 Các nút không đồng nhất cần phải được tính đến khi thiết kế giao thức
định tuyến cho mạng cảm biến không dây. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc
các nút trong mạng không đồng nhất. Thứ nhất là hoàn toàn có thể tăng được hiệu
năng của mạng thông qua việc triển khai một số nút có năng lượng, khả năng lưu
trữ và tính toán tốt hơn các nút còn lại trong mạng. Các nút này đóng vai trò là các
nút chủ cụm để chuyển tiếp lưu lượng của các nút khác đến nút gốc. Thứ hai là sự
khác biệt giữa các nút cảm biến có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của
mạng. Một số nút cảm biến có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn dẫn đến
chúng bị mất năng lượng nhanh hơn các nút khác. Do đó, giao thức định tuyến cần
phải tránh việc chuyển tiếp các bản tin thông qua các nút cảm biến có mức nguồn
năng lượng thấp để bù lại sự không đồng đều về năng lượng giữa các nút trong
mạng.
 Sự triển khai các nút mạng trong mạng cảm biến không dây phụ thuộc
vào ứng dụng. Quá trình triển khai các nút cảm biến có thể là ngẫu nhiên hoặc
19


cũng có thể được xác định trước vị trí của từng nút trong mạng. Trong trường hợp

đầu tiên, các nút cảm biến bị phân tán ngẫu nhiên và các tuyến đường cần phải
được xác định theo cách phân tán. Trong trường hợp thứ hai, các nút cảm biến
được triển khai thủ công và các bản tin có thể được chuyển tiếp thông qua các
tuyến đường đã được xác định trước. Trong trường hợp mạng có kích thước lớn thì
việc xác định tuyến đường sẽ được phân cấp.
 Khả năng chịu lỗi cũng cần phải được quan tâm khi định tuyến các bản
tin. Tuy nhiên, khi một nút bị lỗi thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động
chung của mạng. Các thuật toán định tuyến cần phải có các tuyến đường dự phòng
hoặc xây dựng kịp thời một tuyến đường khác trong trường hợp liên kết mạng bị
lỗi.
 Phạm vi truyền thông có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của mạng.
Các nút cảm biến có thể thay đổi công suất phát để tăng phạm vi truyền nhưng
cùng với đó là sự tiêu hao nhiều về nguồn năng lượng. Việc gửi các bản tin với
công suất phát hạn chế, qua một khoảng cách ngắn có thể kéo dài thời gian tồn tại
của một nút mạng nhưng cũng làm tăng trễ truyền bản tin. Ngược lại, khi phạm vi
truyền thông được mở rộng thì tổng năng lượng được sử dụng cho việc xử lý các
bản tin tại các nút trung gian sẽ giảm nhưng nhiễu trong mạng cũng có thể xuất
hiện nhiều hơn.
 Chất lượng dịch vụ (QoS) đặc trưng cho các yêu cầu dịch vụ cần được
đáp ứng khi vận chuyển một luồng bản tin từ nguồn đến đích. Tuy nhiên, những
yêu cầu ràng buộc về chất lượng dịch vụ trong các ứng dụng mạng cảm biến không
dây có thể rất khác so với các mạng truyền thống. Các tham số chất lượng dịch vụ
trong các mạng truyền thống có thể chưa đủ để mô tả chúng. Ngoài các tham số cơ
bản như độ trễ thì còn có một số tham số khác bao gồm: Lỗi phân loại sự kiện (các
sự kiện không chỉ được phát hiện mà còn được phân loại và xác suất lỗi phân loại
sự kiện cần phải thấp), trễ phát hiện sự kiện (là độ trễ được tính từ thời điểm phát
hiện một sự kiện và thời điểm gửi thông báo đến nút gốc), độ chính xác của việc
20



bám mục tiêu (trong trường hợp ứng dụng bám mục tiêu thì vị trí của đối tượng
cần phải được thông báo gần với vị trí của đối tượng trong thế giới thực nhất có
thể), tỷ lệ mất các thông báo (tỷ lệ các thông báo không thể được gửi đi bởi ứng
dụng).
 Vấn đề di động có thể gặp phải trong một số ứng dụng của mạng cảm
biến không dây. Các nút cảm biến có thể cố định hoặc di động do đó việc định
tuyến các bản tin trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp các nút
gốc có thể di chuyển và điều này cũng cần phải tính đến khi thiết kế các mô hình
định tuyến.
 Khảo sát một số giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây
Có rất nhiều giao thức định tuyến trong mạng cảm biến không dây như giao
thức định tuyến phẳng, trung tâm dữ liệu (Flooding, Gossiping, SPIN, Directed
Diffusion); giao thức định tuyến dựa trên sự phân cụm (LEACH, PEGASIS,
TEEN); giao thức định tuyến dựa trên vị trí (MECN, GAF, GEAR); giao thức cây
thu thập dữ liệu CTP; giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây
(RPL).
Tuy nhiên hiện nay giao thức CTP và RPL là hai giao thức được đánh giá là
có chất lượng hiệu quả nhất cho mạng cảm biến không dây.
1.5.1. Giao thức cây thu thập dữ liệu CTP
Giao thức cây thu thập dữ liệu CTP (Collection Tree Protocol) được xây
dựng dựa trên phương pháp tiếp cận định tuyến phẳng, tự tổ chức. Giao thức CTP
cho phép truyền thông hiệu quả từ các nút mạng trong trường cảm biến đến một
trong các nút gốc. Giao thức CTP đã được thực thi trên hệ điều hành Contiki và
TinyOS.
Giao thức thu thập dữ liệu quy định việc xây dựng và duy trì một hoặc
nhiều cây định tuyến và mỗi cây đều có một nút là nút gốc. Trong mạng, các nút
chuyển tiếp các bản tin thông qua cấu trúc cây định tuyến đến ít nhất một trong các
nút gốc. Để thực hiện việc chuyển tiếp bản tin thì mỗi nút sẽ lựa chọn một trong
21



các nút lân cận làm nút cha của nó. Các nút đóng vai trò là nút cha chịu trách
nhiệm xử lý các bản tin mà chúng nhận được từ các nút con và chúng tiếp tục
chuyển tiếp các bản tin đến nút gốc.
1.5.1.1. Mô hình hoạt động
Hầu hết các hệ thống mạng cảm biến không dây đều dựa trên hai giao thức
vận hành cơ bản đó là: Giao thức thu thập dữ liệu (Collection protocol) để lấy dữ
liệu từ mạng và giao thức gửi dữ liệu vào mạng thông qua một hoặc nhiều nút
mạng. Bởi vì mục đích chính của các mạng cảm biến thường là thu thập thông tin
cảm nhận được trong trường cảm biến nên các giao thức thu thập dữ liệu được tập
trung nghiên cứu nhiều.
Tất cả các giao thức thu thập cho phép chuyển tiếp gói tin đến một điểm thu
thập dữ liệu (được gọi là Sink/Gateway) sử dụng cây định tuyến với chi phí tối
thiểu. Chi phí thường được tính là số lần truyền kỳ vọng ETX sao cho: Các nút gửi
dữ liệu trên tuyến đường có số lần truyền để đến được điểm thu thập là ít nhất.

22


Hình 1.2. Cấu trúc liên kết mạng được xây dựng theo giao thức CTP
Các giao thức thu thập ban đầu xây dựng một cấu trúc cây định tuyến. Theo
đó, mỗi nút lựa chọn một bước nhảy kế tiếp cho tất cả các lưu lượng dữ liệu được
chuyển tiếp bởi nút đó. Điều này tạo thành một cây định tuyến hướng về một điểm
thu thập cố định. Cấu trúc cây định tuyến được xây dựng thông qua việc thiết lập
một Gradient chi phí định tuyến. Điểm thu thập có chi phí bằng 0. Mỗi nút tính
toán chi phí của các bước nhảy kế tiếp bằng cách cộng chi phí của nó với chi phí
của liên kết nối đến nút đó. Một cách quy nạp, chi phí của một nút là tổng các chi
phí của các liên kết trong tuyến đường của nó đến điểm thu thập.
Để xây dựng và duy trì cấu trúc cây định tuyến thì đầu tiên cần phải xác
định thước đo định tuyến để các nút có thể lựa chọn nút cha (Parent) của nó. Một

số thước đo có thể được sử dụng để lựa chọn nút Parent như số bước nhảy đến nút
gốc, thuộc tính năng lượng của nút hoặc chất lượng liên kết. Trong mọi trường
hợp, các nút cần phải thu thập thông tin về các nút lân cận để tính toán thước đo
định tuyến và lựa chọn nút Parent. Để thực hiện điều này, các nút định kỳ trao đổi
các bản tin báo hiệu được gọi là bản tin beacon. Bản tin beacon mang thông tin về
thước đo định tuyến như số bước nhảy đến Sink hay chất lượng liên kết đến Sink...
1.5.1.2. Thước đo định tuyến được sử dụng trong giao thức CTP
Để xây dựng và duy trì cấu trúc cây định tuyến thì cần phải xác định một
thước đo định tuyến để các nút có thể lựa chọn tuyến đường tối ưu. Một số thước
đo định tuyến có thể được sử dụng như số bước nhảy đến nút gốc, thuộc tính năng
lượng của nút hoặc chất lượng liên kết...
Hiện tại, giao thức CTP được xây dựng trên hệ điều hành Contiki dựa trên
một thước đo định tuyến duy nhất đó là số lần truyền kỳ vọng (ETX- Expected
Transmision).
ETX của một liên kết là số lần truyền cần thiết để gửi thành công một bản
tin từ nguồn đến đích qua liên kết đó bao gồm cả việc truyền lại. Hình 1.3 minh
họa cách tính thước đo ETXlink của một liên kết.
23


Hình 1.3. ETXlink của một liên kết
Thước đo ETXlink của một liên kết được xác định theo công thức sau:

Trong đó:
- Df : Tỉ lệ chuyển phát bản tin theo chiều từ nút A đến nút B.
- Db : Tỉ lệ chuyển phát bản tin theo chiều ngược lại từ nút B đến A.
Thước đo ETX của một tuyến đường rtmetric (route metric) được xác định
bằng tổng ETXlink của tất cả các liên kết trên toàn tuyến đường đó.
Thước đo rtmetric của mỗi nút được gửi quảng bá cho các nút lân cận thông
qua việc trao đổi các bản tin điều khiển.

Tuyến đường tốt nhất là tuyến đường có tổng ETX trên các liên kết là nhỏ
nhất và đây cũng là tuyến đường hiệu quả về mặt năng lượng nhất.
1.5.2. Giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây
Vấn đề định tuyến trong mạng cảm biến luôn là một thách thức khó khăn
đòi hỏi cần phải cân bằng giữa sự đáp ứng nhanh của mạng và hiệu quả. Chính vì
vậy rất nhiều giao thức định tuyến đã được triển khai. Trong thời đại công nghệ
hiện nay, xu hướng IoT đang trở nên toàn cầu hóa, IPv6 đóng vai trò quan trọng
đối với mô hình mạng IoT. IPv6 hoàn toàn theo nguyên tắc kiến trúc cơ bản của
IPv4 , tuy nhiên so với IPv4 thì IPv6 có không gian địa chỉ lớn hơn và có khả năng
tự động cấu hình do vậy, IPv6 là phiên bản tiếp theo của IP nhằm giải quyết một số
hạn chế của IPv4. Do đó giao thức định tuyến IPv6 trong mạng cảm biến không
dây cũng được rất nhiều quan tâm.
Giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biến không dây (IPv6 Routing
Protocol for Low-power and Lossy Networks) hay còn được gọi là giao thức RPL
được thiết kế cho các mạng tổn hao công suất thấp LLNs (Low-Power and Lossy
Networks) với các nút mạng có tài nguyên hạn chế và được kết nối với nhau bởi
các liên kết tổn hao (có sự mất mát bản tin). Trong những mạng này, lưu lượng bản
tin dữ liệu thường bị giới hạn và lưu lượng bản tin điều khiển cần được giảm
24


xuống ở mức thấp nhất có thể để tiết kiệm băng thông và năng lượng.
RPL là một giao thức vectơ khoảng cách. Giao thức này xây dựng cấu trúc
mạng gồm một/nhiều đồ thị không có chu trình được định hướng tới một/nhiều
đích đến - DODAG (Destination Oriented Direct Acyclic Graph). Các tuyến đường
được xây dựng từ các nút trong mạng đến một trong những nút gốc của các
DODAG. Giao thức định tuyến vectơ khoảng cách hoàn toàn phù hợp với tính chất
hạn chế về tài nguyên của các nút mạng.
1.5.2.1. Giới thiệu giao thức định tuyến IPv6 cho mạng cảm biếm không dây (RPL)
Năm 2008, tổ chức IETF đã hình thành nhóm công tác RoLL nhằm đưa ra

những quy định cụ thể về các giải pháp định tuyến cho các mạng tổn hao công suất
thấp. Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm RoLL là xây dựng các yêu cầu định tuyến, từ đó
xác định xem liệu các giao thức định tuyến do IETF đã quy định đang tồn tại có
đáp ứng được các yêu cầu định tuyến này không, nhóm RoLL đã xác định phạm vi
giới hạn công việc tập trung vào bốn ứng dụng: Các mạng đô thị , tự động hóa tòa
nhà, tự động hóa công nghiệp và ngôi nhà tự động. Dựa vào yêu cầu định tuyến
được quy định trong các tài liệu ứng dụng, giao thức định tuyến RPL đã được thiết
kế để có tính môđun hóa rất cao. Trong đó, phần cốt lõi của giao thức sẽ thực hiện
những phần giống nhau giữa các yêu cầu định tuyến của từng ứng dụng cụ thể và
các môđun bổ sung sẽ được thêm vào khi cần thiết phải giải quyết các yêu cầu
riêng.
Các nghiên cứu của nhóm RoLL đã cho thấy rằng không một giao thức định
tuyến nào đang tồn tại có thể đáp ứng được các yêu cầu định tuyến riêng của các
mạng tổn hao công suất thấp. Do vậy, nhóm RoLL đã thiết kế một giao thức định
tuyến mới được gọi là giao thức định tuyến RPL (IPv6 Routing Protocol for Lowpower and Lossy Networks).
Giao thức định tuyến RPL đã được thực thi trên nhiều hệ điều hành khác
nhau như Contiki, TinyOS...
1.5.2.2. Các yêu cầu đối với giao thức định tuyến trong mạng tổn hao công suất thấp
Khi định nghĩa một giao thức mới, cách tốt nhất là chúng ta nên bắt
đầu với các đặc điểm kỹ thuật của giao thức, các quy tắc xử lý, mã hóa gói
tin… Nếu không hiểu rõ về các yêu cầu này thì không thể tránh khỏi những
khó khăn khi cố gắng để hiểu về giao thức khi các yêu cầu mới được bổ sung
vào. Để tránh những tình huống như vậy, IETF tạo ra các tài liệu cần thiết.
Một trong những thách thức chính đối với RoLL đó là xác định phạm vi công
việc của nhóm. Trái ngược với các mạng IP truyền thống thì các tổn hao công suất
25


×