BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
VŨ XUÂN LỰC
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – KIẾN TẠO KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA, Ý
NGHĨA CỦA NÓ TRONG DỰ BÁO VÀ TÌM KIẾM KHOÁNG SẢN
ĐỒNG – NIKEN - VÀNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
Hà Nội - 2016
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình
Danh mục các ảnh
Danh mục các bảng
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA VÀ LỊCH
SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC………...............................................7
1.1. Khái quát về vùng nghiên cứu..................................................................7
1. 2. Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực.................................................... 19
1.3. Đặc điểm địa chất khu vực........................................................................8
1.3.1. Đặc điểm chung.....................................................................................8
1.3.2. Địa tầng..................................................................................................8
1.3.3. Magma xâm nhập.................................................................................15
1.3.4. Khoáng sản.......................................................................................... 16
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 22
2.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................... 22
2.1. Cách tiếp cận...........................................................................................29
2.3. Các phương pháp nghiên cứu................................................................. 30
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – KIẾN TẠO KHỐI CẤU TRÚC TẠ
KHOA......................................................................................................................34
3.1. Khái quát chung......................................................................................34
3.2. Các khối cấu trúc……………………………………………………….34
3.3. Các tổ hợp thạch kiến tạo……………………………………………....36
3.4. Đặc điểm các pha biến dạng.............................................................................38
3.5. Đặc điểm giao thoa biến dạng Khối cấu trúc Tạ Khoa.......................................51
iii
3.6. Sơ lược đặc điểm lịch sử nhiệt động khu vực……………………..…............56
3.7. Đặc điểm biến chất đi cùng biến dạng.................................................................57
3.8. Lịch sử phát triển địa chất khu vực.......................................................................62
Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ ĐỒNG - NIKEN, ĐỒNG - VÀNG
KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CẤU TẠO ĐỊA
CHẤT........................................................................................................................................68
4.1. Đặc điểm quặng quặng hóa Khối cấu trúc Tạ Khoa …………...……...68
4.2. Mối quan hệ giữa khoáng hóa đồng - niken và đồng - vàng với các cấu
tạo địa chất..............................................................................................................................101
Chƣơng 5: TRIỂN VỌNG QUẶNG ĐỒNG - NIKEN VÀ ĐỒNG - VÀNG
KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA TRÊN QUAN ĐIỂM CẤU TRÚC KIẾN
TẠO........................................................................................................................................120
5.1. Phân vùng triển vọng quặng đồng – niken và đồng – vàng khu vực Khối
cấu trúc Tạ Khoa…………………………………………..........................................120
5.2. Định hướng công tác tìm kiếm và thăm dò quặng đồng – niken và đồng
– vàng khu vực Khối cấu trúc Tạ Khoa..................................................................137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................147
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ ………………………………………………………………………...…….149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................151
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1
A: Vị trí Khối cấu trúc Tạ Khoa ở miền Bắc Việt Nam. B: Vị trí 7
Khối cấu trúc Tạ Khoa trong mối quan hệ với các yếu tố cấu trúc
lớn của Tây Bắc Bộ
Hình 1.2
Sơ đồ địa chất khoáng sản Khối cấu trúc Tạ Khoa
9
Hình 3.1
Sơ đồ cấu trúc – kiến tạo khối cấu trúc Tạ Khoa
35
Hình 3.2
Mô hình giao thoa biến dạng trong khối cấu trúc Tạ Khoa
53
Hình 3.3
Đặc điểm giao thoa biến dạng khu vực Sập Việt-Bản Nguồn trong 54
khối cấu trúc Tạ Khoa
Hình 3.4
Vị trí mặt cắt địa chất Tuyến II, III, IV, XI, 49800E, 50050E, 50100E, 50300E, 55
50550E, 51200E, trên bình đồ địa chất khu vực mỏ quặng niken Bản Phúc.
Hình 3.5
Đồ thị concorrdia thể hiện kết quả phân tích tuổi tuyệt đối U-Pb cho 58
các đá trong khu vục nghiên cứu.
Hình3.6.
A. Kết quả tổng hợp thống kê tuổi cho các mẫu pegmatit
59
B. Thống kê tuổi của phần riềm các hạt zircon và tuổi của các hạt
monazit trong đá
Hình 3.7
Đồ thị điều kiện nhiệt áp tóm tắt mối quan hệ giữa biến dạng, biến 62
chất và tuổi tương đối của chúng tác động tới các đá trầm tích biến
chất thuộc phần nhân phức nếp lồi Tạ Khoa.
Hình 3.8
Mô hình trật tự các pha biến dạng theo thời gian khu vực Khối cấu 67
trúc Tạ Khoa
Hình 4.1
Mặt cắt địa chất Tuyến XI mỏ quặng niken Bản Phúc trong đó thể hiện 70
các thân quặng 1, 2 và 3.
Hình 4.2
Mặt cắt địa chất tuyến 49800E trong đó thể hiện các thân quặng I và 71
II.
Hình 4.3
Mặt cắt địa chất tuyến III trong đó thể hiện các thân quặng 1a, 1, 2, 3 và 75
4.
Hình 4.4
Mặt cắt tính trữ lượng tuyến 50050E trong đó thể hiện các thân quặng 77
I, II và III
v
Hình 4.5
Sơ đồ địa chất khoáng sản Điểm mỏ quặng Bản Xang.
Hình 4.6
Biểu đồ minh họa quá trình tạo quặng Mỏ Bản Phúc. A.Sự xâm 88
82
nhập của dung thể komatit – bazan về phía bề mặt với sự thành tạo
thể á núi lửa và sự tập trung của dung dịch sulfur gần phía đáy. B.
Sự thành tạo của các thân quặng dạng mạch ở Mỏ Bản Phúc, với
dung thể sulfur được cung cấp từ một thể trung gian.
Hình 4.7
Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Biểu hiện khoáng sản Vàng Suối 90
Chát.
Hình 4.8
Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Khoáng sàng quy mô nhỏ Đồng 96
(vàng) Suối On.
Hình 4.9
Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Khoáng sàng quy mô nhỏ Đồng 99
(vàng) Bản Lẹt.
Hình 4.10
Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Khoáng sàng quy mô nhỏ Đồng 102
Đá Đỏ
Hình 4.11
Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Biểu hiện khoáng sản Đồng Suối 105
Bâu
Hình 4.12
Mặt cắt địa chất tuyến 5 trong đó thể hiện Thân quặng 1,2,3 và 4
116
Hình 4.13
Mặt cắt địa chất tuyến 50100E trong đó thể hiện Thân quặng I
121
Hình 4.14
Mặt cắt địa chất Tuyến 50300E-Suối Đán trên bình đồ địa chất khu 123
vực mỏ quặng niken Bản Khoa
Hình 4.15
Mặt cắt địa chất Tuyến 51600E-Suối Đán trên bình đồ địa chất khu vực 124
mỏ quặng niken Bản Khoa (theo Nguyễn Ngọc Hải, 2013) [14]).
Hình 4.16
Mặt cắt địa chất Tuyến 51200E-Suối Đán trên bình đồ địa chất khu vực 124
mỏ quặng niken Bản Khoa
Hình 5.1
Sơ đồ phân vùng triển vọng khóng sản Khối cấu trúc Tạ Khoa
vi
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 3.1
Sự giao thoa cấu tạo do hậu quả chồng lấn của nhiều cấu tạo được hình 39
thành trong nhiều biến dạng khu vực, quan sát được gần cầu Tạ Khoa.
Ảnh 3.2
Đới milonit (My) trong pha biến dạng 1 đi cùng nếp uốn hẹp tới 41
đẳng tà U1 phát triển trong các đá trầm tích biến chất hệ tầng Nậm
Sập khu vực Mỏ Bản Phúc bị tái uốn nếp bởi một nếp uốn thế hệ
thứ 4 vòm mở phương đông - bắc tây nam
Ảnh 3.3
Đới milonit trong pha biến dạng 1có chứa các bao thể kiến tạo (B) được bao 41
quanh bởi các phiến milonit (My) tại khu vực phía nam khối Bản Phúc
Ảnh 3.4
Mạch thạch anh trong đới trượt pha biến dạng 1 bị ép dẹt, kéo dài 41
và đứt đoạn tạo thành các bao thể kiến tạo, xung quanh được bao
bởi các phiến milonit, tất cả lại bị uốn nếp bởi các nếp uốn hệp gần
nằm ngang pha biến dạng 2 tại khu vực phía nam khối Bản Phúc
Ảnh 3.5
Sự giao thoa giữa các nếp uốn thế hệ 1và các nếp uốn thế hệ 2 được 42
thể hiện trên mặt cắt lóc lò L.105. Trong đó So là phân lớp ban đầu
Ảnh 3.6
Các nếp uốn vỏ U3 đi cùng đới trượt chờm thuộc pha biến dạng 43
thứ 2, sau đó lại bị uốn nếp, đi bởi nếp uốn thế hệ 3 tại vết lộ
YC.3070. Vùng Chiềng On, Mai Sơn, Sơn La.
Ảnh 3.7
Giao thoa uốn nếp kiểu 3 giữa nếp uốn thế hệ 2 và thế hệ 3 tại vết 43
lộ YC.3070 vùng Chiềng On, Mai Sơn, Sơn La.
Ảnh 3.8
Một đới trượt (My) thuộc pha biến dạng thứ 2, trong đó có chứa 44
các bao thể kiến tạo với nhiều thành phần khác nhau và được bao
quanh bởi các phiến milonit
Ảnh 3.9
Một đới trượt (My) thuộc pha biến dạng thứ 2, trong đó có chứa các 44
bao thể thạch anh bị đới trượt pha biến dạng 3 làm biến dạng khá rõ.
Ảnh 3.10
Ảnh vi cấu tạo cho thấy một đới trượt dẻo bị mylonit hoá hoàn toàn 45
thuộc pha biến dạng 2 có các thể porphyroclast xoay rõ ràng với đuôi
chỉ rõ hướng dịch chuyển của đới trượt tại khu vực gần đèo Chẹn
Ảnh 3.11
Đá vôi hệ tầng Bản Cải (D3) phủ chờm lên các đá phun trào hệ tầng 45
vii
Viên Nam (P3-T1)bởi đứt gãy pha biến dạng 2 (F2) sau đó chúng bị
tái uốn nếp bởi các nếp uốn pha biến dạng 3 (U3) khu vực Suối Sập
Ảnh 3.12
Một đới trượt (My) thuộc pha biến dạng thứ 2 dọc theo ranh giới giữa 46
thân siêu mafic (Mf) và trầm tích lục nguyên biến chất vùng đông nam
khối Bản Phúc
Ảnh
Các đới trượt thuộc pha biến dạng thứ 2 làm biến dạng các khối siêu 46
3.12a
mafic Bản Phúc tại trung tâm khối Bản Phúc.
Ảnh 3.13
Ảnh lát mỏng cấu tạo phiến S1 cấu tạo bởi silimanit và biottit bị uốn nếp 47
bởi nếp uốn U2 và U3 trong đá phiến sillimanit. Một phần của biotit và
sillimant bị thay thế bởi muscovit do hậu quả của biến chất giật lùi.
Ảnh 3.14
Các bao thể kiến tạo được thành tạo trong pha biến dạng thứ 2, 48
trong đó các lớp đá cứng bị đứt và ép kéo dài được bao quanh bởi
phiến mylonit
Ảnh 3.15
Ảnh lát mỏng cấu tạo C/S thể hiện chiều dịch chuyển khá rõ trong 48
đới trượt pha biến dạng thứ 3 tại khu vực Cầu Suối Sập
Ảnh 3.16
Ảnh lát mỏng cấu tạo có các thể porphyroclast xoay rõ ràng với 49
đuôi chỉ rõ hướng dịch chuyển của đới trượt pha biến dạng 3 tại
khu vực Bản Pưn, Bắc Yên, Sơn La
Ảnh 3.17
Nếp uốn vòm mở pha biến dạng thứ 4 làm uốn nếp các đá trầm 50
tích biến chất vùng phía đông khối Bản Phúc
Ảnh 3.18
Giao thoa cấu tạo đường giữa đường trục nếp uốn thế hệ 2 và 4
Ảnh 3.19
Các vết xước, mặt trượt liên quan tới biến dạng dòn trong pha 51
50
biến dạng thứ 5 khu vực phía nam khối Bản Phúc
Ảnh 3.20
Đứt gãy thuận pha biến dạng thứ 5 cắt và làm dịch chuyển đới 51
biến dạng pha thứ nhất phía đông bắc khối Bản Phúc.
Ảnh 3.21
Ảnh chụp CL cho thấy hình thái của các hạt zircon và monazit 56
điển hình trong các mẫu định tuổi tuyệt đối ở vùng Tạ Khoa và
các vị trí định tuổi của chúng
Ảnh 3.22
Đá phiến sillimanite chứa các tập hợp fibrolit thế hệ thứ nhất có 60
viii
sự định hướng song song với phiến S1, sillimanit thứ 2 bao gồm
các tinh thể đơn lẻ dạng kim mọc chồng lên cấu tạo S1
Ảnh 3.23
Ảnh lát mỏng Staurolit mọc thay thế fibrolit trong đá phiến sillimanit. 60
Sự thay thế có thể đánh dấu sự bắt đầu của biến chất giật lùi
Ảnh 3.24
Ảnh lát mỏng cho thấy Sự thay thế hoàn toàn của sillimanit bởi 61
muscovit và sau đó sự mọc chồng của tourmaline trên nền
muscovit là sản phẩm của biến chất giật lùi liên tục pha iến dạng 3
Ảnh 4.1
Minh họa đặc điểm quặng đồng niken đặc sit tại khu vực Mỏ Bản 72
Phúc, Phù Yên, Sơn La, trong đó
Ảnh 4.2
Minh họa đặc điểm quặng đồng niken đặc sit tại khu vực Mỏ Bản 75
Khoa, Phù Yên, Sơn La
Ảnh 4.3
Minh họa đặc điểm quặng đồng niken xâm tán trong đáy và vách khối 78
siêu mafic Bản Phúc tại khu vực Mỏ Bản Phúc, Phù Yên, Sơn La
Ảnh 4.4
Minh họa đặc điểm quặng đồng vàng tại khu vực Mỏ Suối Trát, 91
Phù Yên, Sơn La
Ảnh 4.5
Minh họa đặc điểm quặng đồng vàng tại khu vực Mỏ Bản Lẹt, 100
Phù Yên, Sơn La
Ảnh 4.6
Minh họa đặc điểm quặng đồng vàng tại khu vực Mỏ Đá Đỏ, Phù 104
Yên, Sơn La
Ảnh 4.7
Một bao thể đá siêu mafic ven rìa có chứa quặng sulfur nằm trong 117
đới biến dạng cao thuộc pha 2 bị uốn nếp bởi pha biến dạng 3
Ảnh 4.8
Một phần thân quặng sulfur dạng đặc sít trong đới đá biến dạng 118
cao pha, biến dạng thứ 2 trong đá lục nguyên biến chất nằm cạnh
khối siêu mafic Bản Phúc
Ảnh 4.9
Thân quặng sulfur dạng đặc sít trong đới đá biến dạng cao trong 119
đá lục nguyên biến chất hệ tầng Bản Cải
Ảnh 4.10
A: Quặng sulfur dạng đặc sít trong đới đá biến dạng cao trong đá lục 120
nguyên biến chất hệ tầng Nậm Sập đi cùng với nếp uốn hẹp. Tất cả
chúng bị các nếp uốn Pha 3 hoặc 4 có mặt trục thẳng đứng làm tái uốn
ix
nếp B: Ảnh mài láng phần rìa quặng đặc sít, trong đó quặng đồng niken
phân bố cả trong mạch thạch anh và trong đá phiến bị biến dạng thuộc
pha biến dạng 2, sau đó chúng lại được tích tụ trong các mạch thạch
anh muộn hơn thuộc pha 3? có phương gần vuông góc với nhau.
Ảnh 4.11
Ảnh lát mỏng cho thấy mối quan hệ giữa các cấu tạo phiến và sự phân 121
bố quặng sulfur trong đới biến dạng thuộc pha 2 trong đó quặng có xu
hướng nằm song song cấu tạo phiến. Các cấu tạo phiến pha biến dạng
thứ 3 có chứa các dải quặng song song cùng phương phát triển chồng
lấn lên các thành tạo quặng và phiến pha biến dạng 2.
Ảnh 4.12
Ảnh lát mỏng các thành tạo quặng đồng - niken được thành tạo 122
trong pha biến dạng 2 được tái tập trung trong các thành tạo pha
biến dạng thứ 3?. Các thành tạo pha biến dạng 3 cắt và làm dịch
chuyển các phiến của pha biến dạng 2 khá rõ (mũi tên chỉ chiều
dịch chuyển) tại khu vực mỏ Bản Phúc
Ảnh 4.13
A: Một phần thân quặng sulfur chứa đồng (niken?) hình thành trong 125
đới biến dạng cao thuộc pha biến dạng thứ 3 vùng Suối Đán. B. Đới
trượt pha biến dạng thứ 3 có chứa quặng đồng (niken?) tại khu vực Bản
Phúc
Ảnh 4.14
Minh họa tại đới biến dạng chứa quặng thuộc pha biến dạng thứ 3 tại 127
khu vực mỏ Bản Lẹt, Phù Yên, Sơn La., trong đó: A. Đới đứt gãy
nghịch của pha biến dạng thứ 3 có chứa quặng đồng vàng khu vực mỏ
Bản Đá Đỏ Phù Yên, Sơn La. B. Ảnh lát mỏng đới trượt của pha biến
dạng thứ 3 cócấu tạo C/S và thể hiện chiều dịch chuyển khá rõ C. Ảnh
lát mỏng các thành tạo quặng đồng vàng được thành tạo trong pha biến
dạng 3 được tái tập trung trong các khe nứt thuộc pha biến dạng 5?
Ảnh 4.15
Minh họa tại đới biến dạng chứa quặng thuộc pha biến dạng thứ 3 127
tại khu vực mỏ Đá Đỏ, Phù Yên, Sơn La
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1
Tóm tắt đặc điểm biến dạng khu vực Khối cấu trúc Tạ Khoa
Bảng 4.1
Bảng thống kê chiều dày quặng và đá kẹp theo điểm công trình 73
39
cắt qua
Bảng 4.2
So sánh sự khác nhau đặc điểm thành phần khoáng vật giữa 84
quặng sulfur đặc sít và xâm tán
Bảng 4.3
So sánh sự khác nhau về hàm lượng các kim loại chính trong các 85
khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán.
Bảng 4.4
so sánh hàm lượng và tỷ số của các kim loại chính trong các 86
khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán
Bảng 4.5
Ma trận tương quan của các kim loại chính trong quặng sulfur đặc 86
sít
Bảng 4.6
Ma trận tương quan của các kim loại chính trong quặng sulfur 87
xâm tán
Bảng 4.7
Đặc điểm các biểu hiện khoáng sản, khoáng sàn khu vực Khối cấu 99
trúc Tạ Khoa
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ni: Niken
Cu: Đồng
Co: Coban
Pt: Platin
Cr: Crom
Ag: Bạc
Pb: Chì
Zn: Kẽm
As: Arsen
Sb: Antimon
Sn: Thiếc
Qđs: Quặng đặc sít
My: Mylonit
QT: Thân quặng
NCS: Nghiên cứu sinh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khối cấu trúc Tạ Khoa nằm ở miền Tây bắc Bộ, có diện tích thuộc địa bàn các
huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên và Mộc Châu tỉnh Sơn La. Khối cấu trúc này
thuộc một phần đới cấu trúc Sông Đà, miền cấu trúc Tây Bắc Bộ (Nguyễn Văn
Hoành và nnk, 2005). Các kết quả nghiên cứu cho thấy Khối cấu trúc Tạ Khoa có
đặc điểm địa chất rất phức tạp, với nhiều phân vị địa tầng, phức hệ magma xâm
nhập có tuổi và nguồn gốc khác nhau; bị biến dạng và biến chất mạnh mẽ dưới tác
động của nhiều chế độ vận động kiến tạo diễn ra trong nhiều thời kỳ địa chất khác
nhau.
Những bằng chứng thu thập được gần đây trên một phần của Khối cấu trúc Tạ
Khoa cho thấy cấu trúc khu vực hiện tại là hậu quả của mối quan hệ chồng lấn của
các loại cấu tạo được hình thành bởi nhiều pha biến dạng có môi trường, đặc điểm,
cường độ và thời gian biến dạng khác nhau.
Đi cùng các thành tạo địa chất này là các khoáng hóa niken, đồng, và vàng có ý
nghĩa kinh tế. Các khoáng sản này có quan mật thiết và được khống chế chặt chẽ bởi
các cấu tạo địa chất.
Do đặc điểm địa chất đặc biệt và triển vọng khoáng hóa khu vực mà vùng
này đã được nhiều nhà địa chất thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tập trung nghiên
cứu từ thời Pháp thuộc đến nay.
Tuy vậy, do tính phức tạp của cấu trúc khu vực và mức độ nghiên cứu sơ
lược trước đây cũng như việc áp dụng các tư duy nghiên cứu địa chất khu vực còn
chưa theo kịp các lý luận và luận thuyết hiện đại nên các nghiên cứu chuyên sâu,
đặc biệt là về cấu trúc địa chất cũng như mối liên quan và vai trò của các yếu tố cấu
tạo với sự phát triển và phân bố quặng hóa nội sinh trên toàn đới cấu trúc hiện vẫn
chưa được tiến hành hoặc ở mức độ hết sức sơ lược.
Từ những tồn tại và các đòi hỏi mang tính cấp thiết nói trên tác giả lựa chọn
đề tài nghiên cứu "Đặc điểm cấu trúc-kiến tạo Khối cấu trúc Tạ Khoa, ý nghĩa của nó
2
trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng - niken -vàng" để xây dựng luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục tiêu của luận án
- Làm rõ đặc điểm biến dạng khu vực, xây dựng mô hình tiến hoá kiến tạo và
tái lập lịch sử phát triển kiến tạo khu vực nghiên cứu;
- Xác định mối quan hệ giũa khoáng hóa nội sinh với các cấu tạo địa chất,
đặc biệt là với đồng, niken và vàng, làm cơ sở để dự báo triển vọng và định hướng
tìm kiếm chúng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành tạo và cấu tạo địa chất gồm
các thành tạo trầm tích biến chất và magma xâm nhập, các cấu tạo địa chất, các
khoáng hóa nội sinh niken - đồng - vàng có mặt trong vùng Khối cấu trúc Tạ Khoa.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn các huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên và Mộc
Châu tỉnh Sơn La, bao gồm chủ yếu là diện tích của Khối cấu trúc Tạ Khoa và một
phần Khối cấu trúc Mai Sơn (tương đồng đới cấu trúc Sông Đà theo phân chia của
Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005; hoặc các thành tạo Bồn sau cung theo Metcalfe I.,
2005) và một phần của Khối cấu trúc Tú Lệ (tương đồng đới cấu trúc Tú Lệ theo phân
chia của Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005) nơi tập trung chính các điểm quặng đồng –
niken và đồng – vàng trong khu vực.
5. Nhiệm vụ của luận án
- Nghiên cứu đặc điểm thành phần, quan hệ không gian, tuổi, đặc điểm biến
chất, của các thành tạo địa chất. Thu thập số liệu định luợng về các dạng cấu tạo,
phân chia các thế hệ cấu tạo trên cơ sở đặc điểm hình thái, môi trường thành tạo,
bản chất, mối quan hệ chồng lấn giữa các cấu tạo khác nhau.
- Xác định vị trí phân bố, đặc điểm quặng hoá, quy luật phân bố và mối quan
hệ không gian giữa khoáng hóa niken, đồng và vàng với các loại cấu tạo.
- Xây dựng mô hình tiến hoá kiến tạo và khôi phục lịch sử tiến hoá địa chất khu
vực.
3
- Phân vùng triển vọng và định hướng công tác tìm kiếm quặng hóa đồng –
niken, đồng – vàng trong khu vực nghiên cứu trên quan điểm cấu trúc kiến tạo.
6. Những điểm mới có ý nghĩa khoa học của luận án
- Kết quả đã phân lập được 5 pha biến dạng kiến tạo một cách chi tiết đã tác
động lên các đá của vùng Khối cấu trúc Tạ Khoa. Trong đó Pha 1 là biến dạng dẻo
hoàn toàn. Pha 2 diễn ra trong môi trường dẻo. Pha 3, 4 xảy ra trong môi trường từ
dẻo tới dòn-dẻo. Pha 5 là pha biến dạng dòn diễn ra muộn nhất.
- Đã xác định được hai pha biến chất liên quan tới quá trình biến dạng. Trong
đó, Pha biến chất 1 (M1) thuộc tướng amphibolit chúng đi cùng sự biến dạng của Pha
biến dạng 1 và 2. Pha biến chất 2 (M2) thuộc tướng phiến luc diễn ra vào cuối Pha
biến dạng thứ 3.
- Đã xác định được tuổi của Pha biến dạng 1 diễn ra từ giữa Carbon (khoảng
300Tr. năm) và kéo dài tới đầu Triat (khoảng 250Tr.năm). Pha biến dạng thứ 2 diễn
ra sau 250 Tr.năm (từ 230-240 Tr.năm). Pha biến dạng thứ 3 và các pha muộn hơn
diễn ra sau 230 Tr.năm.
- Đã làm rõ được các thành tạo quặng hoá đồng - niken liên quan tới 2 loại cấu
tạo là: kiểu quặng đồng - niken dạng xâm tán phân bố trong cấu tạo đáy và vách của
các khối xâm nhập siêu mafic và kiểu quặng sulfur đồng - niken đặc sít nằm trong
các đới trượt thuộc Pha biến dạng 2 và 3. Quặng đồng - vàng được khống chế chặt
chẽ bởi các đới trượt thuộc Pha biến dạng 3 và 4
- Đã phân chia khu vực ra được 4 diện tích rất triển vọng, 6 diện tích triển vọng
và 3 diện tích chưa rõ triển vọng và còn lại là các diện tích không triển vọng đối với
quặng đồng, niken và vàng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án không chỉ góp phần vào việc luận giải và khôi phục lịch sử địa
chất khu vực mà còn có ý nghĩa quan trọng trong dự báo sinh khoáng nội sinh.
4
- Luận án đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung số liệu địa chất mới và
luận giải lịch sử kiến tạo của khu vực Tây Bắc Bộ trên quan điểm kiến tạo mới nói
chung.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ đặc điểm và sự chồng lấn của các pha biến dạng có thể giúp ta hình dung
được cấu trúc chung của vùng và từ đó luận giải trong việc vẽ bản đồ địa chất.
- Từ các kết quả phân tích mẫu tuổi tuyệt đối, cho phép định tuổi lại một số các
thành tạo địa chất, từ đó bổ sung và xác lập các số liệu định lượng về địa chất của vùng.
- Luận án sẽ đem lại những hiểu biết mới về sự hình thành và phát triển của
các cấu trúc với sinh khoáng nội sinh, trong đó có niken, đồng và vàng trong khu
vực nghiên cứu phục vụ cho việc định hướng công tác tìm kiếm và dự báo khoáng
sản.
8. Các luận điểm bảo vệ của luận án
Luận điểm 1: Cấu trúc địa chất vùng Tạ Khoa được tạo thành bởi sự giao
thoa chồng lấn của 5 pha biến dạng kiến tạo. Trong đó Pha 1 là biến dạng dẻo
hoàn toàn, diễn ra từ khoảng 300 Tr đến khoảng 250 Tr.năm. Pha 2 là biến dạng
trong môi trường dẻo, diễn ra sau 250 Tr (từ 230-240 Tr.năm); Pha 3, 4 xảy ra trong
môi trường từ dẻo tới dòn - dẻo, diễn ra sau 230 Tr. năm. Pha 5 là pha biến dạng
dòn diễn ra muộn nhất.
Luận điểm 2: Quặng hóa đồng - niken, đồng - vàng trong khu vực Khối cấu
trúc Tạ Khoa liên quan mật thiết với các cấu tạo do biến dạng trong vùng. Trong đó,
các đới trượt thuộc các Pha biến dạng 2, 3 và 4 có vai trò khống chế sự di chuyển
dung dịch quặng, làm giầu hoặc tích tụ quặng hóa. Kiểu quặng đồng – niken nằm
dạng xâm tán phân bố trong cấu tạo đáy và vách của các khối xâm nhập siêu mafic,
kiểu quặng sulfur đồng - niken đặc sít bị khống chế bởi các đới trượt thuộc Pha biến
dạng 2 và 3; Kiểu quặng hóa đồng - vàng được khống chế chặt chẽ bởi các đới trượt
thuộc Pha biến dạng 3 và 4.
5
9. Kết cấu của luận án
Nội dung của luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 5 chương:
Chương 1. Đặc điểm địa chất khối cấu trúc Tạ Khoa và lịch sử nghiên
cứu địa chất khu vực.
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Đặc điểm cấu trúc – kiến tạo khối cấu trúc Tạ Khoa
Chương 4. Đặc điểm quặng hóa đồng – niken, đồng – vàng Khối cấu
trúc Tạ Khoa và mối quan hệ với các cấu tạo địa chất.
Chương 5. Triển vọng quặng đồng – niken và đồng – vàng khối cấu
trúc Tạ Khoa trên quan điểm cấu trúc kiến tạo.
10. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong
công tác đo vẽ bản đồ địa chất khu vực ở các tỷ lệ khác nhau và các k ết quả
tìm kiếm thăm dò từ năm 1965 tới nay. Các tài liệu NCS đã thu thập bao
gồm: các tài liệu được thu thập từ các báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất khu
vực tỷ lệ 1: 500 000, tỷ lệ 1: 200 000, tỷ lệ 1: 50 000. Các tài liệu tìm kiếm
đánh giá, thăm dò đồng – niken, các tài liệu tìm kiếm đánh giá đồng –
vàng. Các nghiên cứu chuyên đề về magma, kiến tạo, sinh khoáng. Các tài
liệu về mô hình về biến dạng, tạo quặng đồng – niken trong nước và trên
thế giới trên các tạp chí chuyên ngành, sách xuất bản, các luận văn, luận á n
của các tác giả khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình thực địa, ngoài khảo
sát thu thập các tài liệu về địa tầng, magma, biến chất, kiến tạo và khoáng
hóa, NCS còn lấy, gia công và phân tích bổ sung: 6 mẫu tuổi tuyệt đối cho
các thành tạo trầm tích biến chất, đá mạch pegmatit. Các mẫu đã được gửi
tại Phòng thí nghiệm SHRIMP của Viện Khoa học Cơ bản Hàn Quốc
(KBSI), tại Chung Buk; 23 mẫu khoáng tướng, 9 mẫu mài láng, 37 mẫu lát
mỏng thạch học cấu tạo được thu thập, để nghiên cứu lịch sử phát triển
nhiệt động và đặc điểm thành phần khoáng vật, vi cấu tạo, đặc điểm quặng
6
hóa trong khu vực. Đây là số liệu rất tin cậy phục vụ việc luận giải các nội
dung của luận án..
11. Nơi thực hiện đề tài
Luận án được hoàn thành tại bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, khoa Địa chất,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thanh
Hải và PGS.TS Lương Quang Khang.
Trong quá trình hoàn thành luận án, NCS đã nhận được sự quan tâm, tạo điều
kiện của lãnh đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Bộ
môn Tìm kiếm - Thăm dò và Bộ môn Địa chất thuộc Khoa Địa chất; Lãnh đạo Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. Tác giả cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ tận
tình của PGS.TS Đặng Xuân Phong, PGS.TS Nguyễn Phương, PGS.TS Nguyễn
Quang Luật, PGS. TS Nguyễn Văn Lâm, TS Nguyễn Tiến Dũng, TS Đào Thái Bắc,
TS Ngô Xuân Thành và nhiều nhà khoa học cùng các đồng nghiệp khác.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy hướng dẫn, lãnh đạo các
cơ quan và cá nhân các nhà khoa học nêu trên.
7
Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA VÀ LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC
1.1. Khái quát về vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn các huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên và
Mộc Châu tỉnh Sơn La, bao gồm chủ yếu là diện tích của Khối cấu trúc Tạ Khoa và
một phần Khối cấu trúc Mai Sơn (tương đồng Đới cấu trúc Sông Đà theo phân chia của
Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005; hoặc Các thành tạo bồn sau cung theo Metcalfe I.,
2005) và một phần của Khối cấu trúc Tú Lệ (tương đồng đới cấu trúc Tú Lệ theo phân
chia của Nguyễn Văn Hoành và nnk, 2005) (Hình 1.1).
Vùng có toạ độ địa lý như sau:
210 09' 53'' đến 210 13' 10'' vĩ độ bắc
1040 17' 17'' đến 1040 22' 37'' kinh độ đông
B
A
Hình 1.1. A: Vị trí Khối cấu trúc Tạ Khoa ở miền Bắc Việt Nam. B: Vị trí Khối cấu
trúc Tạ Khoa trong mối quan hệ với các yếu tố cấu trúc lớn của Tây Bắc Bộ: 1-Đới Sông
Hồng; 2-Đới Hà Nội; 3-Đới Fan Si Pang; 4-Đới Tú Lệ; 5-Đới Sông Đà; 6-Đới Nậm Cô; 7Đới Sông Mã; 8-Đới Sầm Nưa; 9-Đới Điện Biên; 10-Đới Pu Si Lung; 11-Đới Mường Tè. (theo
Nguyễn Văn Hoành và nnk., 2005
8
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực
Khu vực Tây Bắc nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng đã được nhiều nhà
địa chất quan tâm nghiên cứu. Theo thời gian, có thể khái quát lịch sử nghiên cứu
địa chất của vùng qua hai giai đoạn lớn như sau.
1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1954
Các công trình nghiên cứu của người Pháp gồm Deprat (1914); Fromaget
(1939, 1941) [27]; Jacob (1921), các tác giả đã gọi vùng nghiên cứu là "móng kết
tinh cổ", "cửa sổ Tạ Khoa", hay "lớp phủ địa di Sông Đà" liên quan tới các đới trượt
chờm trên đó các thể địa di dịch chuyển với các khoảng cách lớn từ vị trí nguyên
thủy của chúng.
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1954
Giai đoạn này khu vực đã được nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ
hơn, trong đó đáng chú ý các công trình nghiên cứu sau:
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu địa chất khu vực
Trong Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, Dovjikov và nnk
(1965) [3] đã xếp vùng nghiên cứu vào phụ đới cấu trúc Tạ Khoa, thuộc đới cấu
trúc Sông Đà trong đó các đá trầm tích biến chất ở đây được xếp vào các thành tạo
có tuổi Trias sớm-giữa hoặc Trias giữa. Về kiến tạo, các tác giả này cho rằng khu
vực phát triển khá nhiều các “cấu tạo dạng vảy” được tạo thành bởi các đứt gãy
nghịch, chờm nghịch. Tuy nhiên các cấu tạo này không được thể hiện trên các bản
đồ liên quan đến công trình này.
Trong Bản đồ địa chất tờ Vạn Yên tỷ lệ 1:200.000, Nguyễn Xuân Bao và nnk
(1969) [1] đã xem vùng nghiên cứu thuộc cấu trúc "Nếp lồi Tạ Khoa". Các thành
tạo trầm tích biến chất tạo nên phần nhân của cấu trúc được xếp vào các phân vị địa
tầng có tuổi Devon với 3 đới biến chất: sừng pyroxen ở phần nhân, sừng hornblend
vây quanh và ngoài rìa là đới sừng anbit-epidot. Công tác nghiên cứu kiến tạo ở đây
chưa được chú trọng và trên sơ đồ chỉ thể hiện một số đứt gãy và nếp uốn nhưng
không giải thích tính chất của chúng.
9
Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50 000 nhóm tờ Vạn Yên do
Nguyễn Công Lượng và nnk thực hiện (1995) [19] và nhóm tờ Yên Châu do Lê
Thanh Hựu và nnk thực hiện (2008) [10] là công trình nghiên cứu chi tiết nhất về
địa chất khu vực cho đến nay. Trong công trình này, các phân vị địa tầng tầng được
phân chia khá chi tiết và chính xác hoá về tuổi trên cơ sở các hoá thạch và các quan
hệ mới được nhận dạng. Về kiến tạo, bước đầu đã ghi nhận được một số các yếu tố
cấu tạo liên quan tới các quá trình biến dạng khác nhau, mối quan hệ giao thoa
chồng lấn của các cấu tạo và đã phân chia được một số pha biến dạng. Tuy nhiên
các công trình này mới đề cập hết sức sơ lược về sự liên quan của các cấu tạo với
lịch sử biến dạng khu vực cũng như quan hệ giữa cấu tạo địa chất với các thành tạo
quặng hoá nội sinh.
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu chuyên đề
Ngoài các công trình nghiên cứu tổng hợp nói trên, nhiều công trình nghiên
cứu chuyên đề cũng đã được thực hiện trong phạm vi hoặc lân cận khu vực nghiên
cứu. Đáng kể nhất là các công trình của các tác giả sau: Trần Thanh Hải và nnk
(2005) [6], Vũ Xuân Lực và nnk (2009) [16], Vũ Xuân Lực và nnk (2010) [17], Vũ
Xuân Lực (2010) [15], Vũ Xuân Lực và nnk (2012) [18] bước đầu đã ghi nhận được
một số đặc điểm biến dạng, biến chất, các dấu hiệu liên quan của quặng đồng – niken với
các yếu cấu tạo trong vùng; Trần Trọng Hòa và nnk (1998) [9], Poliakov và nnk
(1996) [24] đã đưa ra được một số đặc điểm về thành phần và nguồn gốc của các đá
nagma xâm nhập siêu mafic - mafic và phun trào mafic có liên quan tới quặng đồng
– niken và đồng - vàng có trong vùng; Đinh Hữu Minh (2003) [20], Nguyễn Ngọc
Hải (2013) [4] đã chỉ ra được đặc điểm vè cấu trúc khu vực và quặng hóa đồng –
niken có trong vùng.
1.2.2.3. Công tác nghiên cứu khoáng sản
Trên diện tích khu vực nghiên cứu, công tác nghiên cứu, điều tra khoáng sản đã
được tiến hành khá sớm đối với các loại hình khoáng sản, trong đó trọng tâm hơn là
khoáng sản đồng, niken và vàng và được thể hiện trong các công trình của Đoàn
Nhật Tộng, Lưu Chính Công (1965) [23], Đặng Công Thành (1988) [22], Đinh Hữu
10
Minh (2006) [21]; Nguyễn Đắc Lư và nnk (2003) [14], Dương Hữu Luật (2001)
[13], Trịnh Xuân Cam (1994) [2]. Quá trình nghiên cứu và thăm dò đã phần nào xác
vị trí phân bố không gian của các thân quặng và đã nghiên cứu được khá chi tiết đặc
điểm thành phần vật chất quặng hoá đồng-niken có trong khu vực. Tuy nhiên việc
nghiên cứu mối liên quan của quặng hoá với cấu trúc trong khu vực cũng đã được
đề cập nhưng với mức độ còn sơ lược, bởi vậy việc hiện quy luật phân bố của chúng
chỉ mang tính nội suy đơn giản chưa có cơ sở khoa học cho nên công tác thăm dò
chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Các tồn tại: Một số công trình công tác nghiên cứu kiến tạo chưa được chú
trọng. Một số công trình công tác nghiên cứu kiến tạo tuy đã có tiến hành nhưng
mới ở mức độ sơ lược. Về mối liên quan của quặng hoá với cấu trúc trong khu vực
cũng đã được đề cập nhưng với mức độ còn sơ lược, bởi vậy việc hiện quy luật
phân bố của chúng chỉ mang tính nội suy đơn giản chưa có cơ sở khoa học cho nên
công tác thăm dò chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
1.3. Đặc điểm địa chất khu vực
1.3.1. Đặc điểm chung
Khu vực Trung tâm Khối cấu trúc Tạ Khoa được đặc trưng chủ yếu bởi các thành tạo
trầm tích biến chất ở các mức độ khác nhau, từ tướng phiến lục đến amphibolit tuổi Devon
sớm, bị phủ bởi các thành tạo trầm tích lục nguyên-carbonat-silic biến chất yếu tuổi Devon
giữa - Carbon sớm và các đá phun trào và nguồn phun trào tuổi Permi muộn-Trias sớm và
đôi chỗ bị xuyên cắt bởi các thành tạo xâm nhập có thành phần từ siêu mafic đến axit. Các
vùng lân cận phía nam, tây nam gồm các thành tạo lục nguyên, lục nguyên silic, lục nguyên
carbonat và carbonat tuổi từ Permi tới Triat muộn bị phủ bên trên bởi các thành tạo lục
nguyên hạt thô mầu đỏ tuổi Kreta và lục nguyên chứa dầu tuổi Neogen. Các vùng lân cận
phía bắc gồm chủ yếu các thành tạo lục nguyên phun trào và phun trào có thành phần từ
bazơ tới á kiềm có tuổi từ Jura muộn tới Kreta muộn và đôi chỗ bị xuyên cắt bởi các thành
tạo xâm nhập bazơ có tuổi Kreta muộn. Các tài liệu nghiên cứu gần đây xếp chúng vào các
phân vị địa chất sau (Hình 1.2):
11
1.3.2. Địa tầng
*Hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns)
Hệ tầng Nậm Sập do Dovjikov (1965) [3] xác lập ở vùng Tạ Khoa. Trong
khu vực nghiên cứu, hệ tầng lộ ra ở trung tâm và tạo thành nhân của Nếp lồi Tạ
Khoa (Hình 1.2), bao gồm các thành tạo lục nguyên carbonate bị biến chất tới tướng
amphibolit. Hệ tầng này gồm 3 tập từ dưới lên trên như sau:
Tập 1 gồm đá phiến thạch anh hai mica chứa silimanit, phiến thạch anh felspat – biotit-silimanit +/- cordierit xen ít quarzit.
Tập 2 gồm đá phiến thạch anh mica, calcit chứa mica, và đá hoa mầu xám, xám đen.
Tập 3 gồm đá phiến thạch anh felspat diopsid, xen các lớp đá phiến chứa
epidot và calcit, actinolit, hoặc đá phiến thạch anh mica.
Hệ tầng có quan hệ cuyển tiếp với hệ tầng Bản Cải nằm trên, quan hệ dưới
chưa rõ. Tuổi của hệ tầng được xếp vào Devon sớm-giữa trên cơ sở hóa thạch Tay
cuộn: Modiolopsis sp.,(cf. M. yunnanensis); Limoptera sp., (cf. yunnanensis) và Bọ
ba thùy: Proetus sp.,
*Hệ tầng Bản Cải (D3bc)
Hệ tầng do Nguyễn Xuân Bao (1969) [1] xác lập. Trong khu vực nghiên cứu,
hệ tầng lộ ra ở các cánh của nếp lồi Tạ Khoa, và phủ chỉnh hợp lên Hệ tầng Nậm Sập
(Hình 1.2). Thành phần chủ yếu của hệ tầng gồm các đá trầm tích lục nguyên, lục
nguyên carbonat và carbonat bị biến chất yếu, được chia thành 2 tập sau:
Tập 1 gồm cát bột kết, sét bột kết, đá phiến sét màu xám, xám sẫm ở phần
dưới, đôi nơi chứa di tích Vỏ nón. Phần trên gồm đá phiến giàu silic màu xám đen
xen sét bột kết và lớp mỏng mangan.
Tập 2 gồm đá vôi, đá vôi sét phân lớp mỏng đến trung bình xen lớp mỏng đá
phiến silic màu xám, xám đen.
Hệ tầng có quan hệ chuyển tiếp với hệ tầng Nập Sập nằm dưới và hệ tầng Đa
Niêng nằm trên. Tuổi của hệ tầng được xếp vào Devon muộn trên cơ sở hoá thạch
Vỏ nón: Dacryoconouda s.
12
Hình 1.2 Sơ đồ địa chất
13
*Hệ tầng Đa Niêng (C1đn)
Hệ tầng do Nguyễn Xuân Bao (1969) [1] xác lập. Trong khu vực nghiên cứu,
hệ tầng lộ ra ở rìa phía tây và đông bắc của vùng nghiên cứu (Hình 1.2), bao gồm
chủ yếu là đá vôi vi hạt tới hạt nhỏ màu xám đen phân lớp trung bình đến dày phủ
bất chỉnh hợp trên Hệ tầng Bản Cải. Phần trên là đá vôi dạng khối xen ít đá vôi sét,
đá vôi silic phân lớp mỏng màu xám.
Hệ tầng có quan hệ chuyển tiếp với hệ tầng Bản Cải nằm dưới, bên trên bị hệ
tầng Viên Nam phủ không chỉnh hợp lên. Tuổi của hệ tầng được xếp vào Carbon
sớm trên cơ sở
hóa thạch Trùng lỗ Vicinesphaera ex. gr. angulata Antrop;
Tetrataxis cf. torosus Post., Brunsia sigmoides Raus., Septalomos Septalomospiranella
compressa Li, Endothyra sp., Septatourneyella cf. segmentata Dain.
*Hệ tầng Yên Duyệt (P3yd)
"Điệp" Yên Duyệt do Phan Cự Tiến xác lập năm 1977 [26] tại mỏ than cùng
tên. Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng lộ thành một dải hẹp nằm kẹp giữa hai đứt
gãy phương á kinh tuyến phân bố ở khu vực Cò Nòi phía tây nam vùng nghiên cứu
(Hình 1.2). Thành phần gồm chủ yếu là đá phiến sét, đá phiến sét silic, đá silic xen
ít đá vôi chứa hoá thạch tuổi P3 được xếp vào hệ tầng Yên Duyệt.
Hệ tầng có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng trẻ hơn xung quanh. Tuổi của hệ
tầng được xếp vào Permi muộn trên cơ sở hoá thạch Bọ ba thuỳ và Tay cuộn.
*Hệ tầng Viên Nam (T1vn)
Hệ tầng do Phan Cự Tiến xác lập năm 1977 [26]. Hệ tầng gồm các thành tạo
phun trào và trầm tích phun trào phân bố bao quanh phần trung tâm nếp lồi Tạ Khoa
(Hình 1.2), được phân thành các tướng sau:
Tướng phun trào thực sự gồm bazan, bazan hạnh nhân, andesitobazan. Trong
thành phần cùa bazan có hàm lượng khá cao của magne [24].
Tướng phun nổ: gồm tuf bazan màu xám xanh;
Tướng á núi lửa gồm trachydacit porphyr, ryodacit.
Hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên các đá cổ hơn trong khu vực nghiên cứu. Tuổi
của hệ tầng được xếp vào Triat sớm trên cơ sở kết quả phân tích tuổi tuyệt đối của
14
Vũ Xuân Lực và nnk, 2014 [18] và của Trần Trọng Hoà và nnk., 1998, 2004 [9] cho
250 triệu năm.
*Hệ tầng Cò Nòi (T1cn)
Hệ tầng Cò Nòi do Dovjikov và Bùi Phú Mỹ (1965) [3] xác lập năm. Trong
khu vực nghiên cứu, hệ tầng lộ ra tại Cò Nòi, Bô Cop, Nậm Sập ở phía tây nam vùng
nghiên cứu, tạo thành các dải hẹp kéo dài theo phương TB-ĐN (Hình 1.2). Thành
phần gồm:
Tập 1 cát kết tuf hạt nhỏ-vừa xen sét kết màu nâu tím, tím nhạt và sét bột kết
màu vàng nhạt. Dày 120m.
Tập 2 đá vôi sét, đá vôi lẫn sét màu tím nhạt, xám nhạt xen các lớp mỏng sét
kết, sét bột kết màu xám vàng, tím nhạt và thấu kính đá vôi, đá vôi vi hạt, đá vôi
vón cục màu xám nhạt, đá vôi sét màu tím đỏ phân lớp 1-2cm. Dày 390m.
Hệ tầng có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Yên Duyệt nằm dưới và bị các thành
tạo hệ tầng Đồng Giao phủ chỉnh hợp bên trên. Tuổi của hệ tầng dược xếp vào Trias
sớm trên cơ sở tập hợp hoá thạch Chân rìu [10].
*Hệ tầng Đồng Giao (T2ađg).
Hệ tầng Đồng Giao do Jamoida và Phạm Văn Quang xác lập năm 1965 [26].
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng lộ ra ở khu vực Hát Lót, Chiềng Ban phía tây
nam vùng (Hình 1.2). Thành phần gồm:
Tập 1: đá vôi màu xám đen, xám sáng xen ít đá vôi vi hạt bị nhiễm sét, đá vôi
chứa sét và đá vôi sét, phân lớp mỏng đến trung bình, đá vôi vi hạt màu xám đen,
xám sáng, phân lớp mỏng đến trung bình. Dày 610m.
Tập 2 đá vôi vi hạt màu xám, xám sáng, phân lớp dày đến dạng khối,
dolomit, đá vôi dolomit màu xám trắng, xám tro, xám phớt tím, phân lớp dày đến
dạng khối. Dày 590m.
Hệ tầng có quan hệ chuyển tiếp trên hệ tầng Cò Nòi nằm dưới, bên trên có
quan hệ kiến tạo với hệ tầng Nậm Thẳm. Tuổi của hệ tầng được xếp vào Triat giữa
trên cơ sở các hoá thạch Chân rìu và Cúc đá [10].