Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nghiên cứu về tinh thần dân tộc do thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.87 KB, 31 trang )

Đầu tiên là tinh thần do thái
Thứ hai là quan điểm của ông về tinh thần phục quốc do thái
Thứ 3 là quan điểm phê phán tư tưởng bài do thái
Thứ 4 là quan điểm về cách mà dân tộc do thái sẽ sống ra sao đối với phần còn lại cuả thế giới.
Để hiểu về quan điểm của anhxtanh trong vấn đề do thái cũng như hiểu về dân tộc do thái không
có cách nào tốt hơn là nhìn vào lịch sử của dân tộc này. Đầu tiên, người do thái xem mình là
người kế thừa llich sử , theo hôi uc xa xua ghi chep trong kinh thanh cua nguoi Hebrew, ho thuoc
dong doi Abraham, bi dan ai cap bat lam no le trong 400 nam va sau do thoat khoi ai cap duoi su
dan dat cua Moses, nhan bo kinh Torah tu tay thuong de tren nui sinai, va cuoi cung dung chan
tai vung dat hua Canaan. Thu hai, nguoi do thai laf nguoi chiu nhieu kho ai trong lich su. Tu thuo
xa xua, do manh dat nam tren duong rap ranh giua thung lung Mesopotamia voi thung lung song
Nin o Ai cap, nen to tien cua nguoi do thai bao đời sống trong cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau này
khi không còn mảnh đất cắm dùi họ vẫn nhớ về Israel. Khi đạo cơ đốc giáo tách ra khỏi do thái
giáo, và phong trào bài do thái lan rộng do người do thái bị kết tội giết chúa, lịch sử của người do
thái thời trung cổ là lịch sử của sự chia rẽ, thanh trừng và diệt chủng. Như các bạn đã biết sự kiện
kinh hoàng nhất là vụ thảm sát người do thái dưới thời Hitler, hơn 6 triệu người do thái đã bị
thảm sát.
Cuối cùng người do thái luôn cho rằng mình phải chịu khổ nạn như vậy là do được thượng đế
chọn và giao sứ mệnh đặc biệt. Giữa thượng đế và dân tộc do thái có một bản giao kèo, chính
bản giao kèo này làm cho dân tộc do thái tách khỏi dân tọc khác và trở nên đặc biệt
Do đo bản sắc của dân tọc do thái được sinh ra trong sự căng thẳng của lịch sử
NGười do thái xây dưng truyền thống dựa trên quy luật, các quy luật này được hàm ý trong bản
giao kèo của thượng đế với Abraham, được thể hiện rõ trong 5 quyển đầu của kinh Torah, đó là
các quy tắc sống được ghi chép cho thế hệ mai sau. Làm người do thái đồng nghĩa với việc tuân
thủ quy luật. Phải chăng chính điều này là hòn đá tảng trong việc gìn giư truyền thống và bản sắc
của dân tộc Do thái sau 2000 năm lưu lạc tha phương và đứng trước những thảm họa diệt vong.
Việc tuân thủ quy luật qua hành động sẽ khiến họ trở thành người do thái hơn là qua đức tin vào
thượng đế.


Chính những biến cố lịch sử mà dân tộc Do thái trải qua và việc gìn giữ tuân thủ nghiêm ngặt


những truyền thống của dân tộc đã làm cho bản sắc do thái, những giá trị do thái không bị bào
mòn theo thời gian mà còn có phần phát triển rực rỡ hơn. Tinh thần do thái là tinh thần mưu cầu
tri thức, tình yêu chân lý và lòng khao khát độc lập cá nhân, đề cao giá trị đạo đức. chính vì thế
Anhxtanh nói rằng việc ông thuộc về dân tộc do thái như là một quà tặng của cuộc sống.
Sau hơn 2000 năm lưu lạc ly tán, dưới tinh thần kêu gọi của chủ nghĩa phục quốc do thái do
Theodor Herzl sáng lập, năm 1948 nhà nước do thái được thành lập với sự ủng hộ của người
Anh. Trong bài “ Những bài phát biểu về công cuộc tái thiết Palestine” anhxtanh kêu đã kêu gọi
và hoạt động không mệt mỏi để xây dựng và củng cố nhà nước do thái. Anhxtanh nói rằng việc
thành lập nhà nước do thái không đơn thuần chỉ là một nhà nước chính trị, một mảnh đất để cho
những người do thái tha phương tư khắp nơi trở về mà nó còn là chốn cư ngụ của đời sống tri
thức hiện đại, một trung tâm tinh thần cho người do thái trên toàn thế giới. Trong suôt hai ngàn
năm qua, tài sản chung của nhân dân do thái hoàn toàn nằm trong quá khứ của nó. Bị phân tán
khắp nơi trên thế giới, dân tộc chúng ta chẳng có gì chung ngoại trừ một truyền thống được cẩn
trọng giữ gìn. Cá nhân những người do thái đã làm nên những giá trị văn hóa lớn lao nhưng dân
tộc do thái như một tổng thể lại không đủ sức mạnh ngõ hầu đạt được những thành tựu tập thể
lớn lao.
Trước kia người do thái sinh sống tại bất cứ quốc gia nào, họ cũng đều bị phân biệt và phải sống
riêng biệt riêng trong những khu chỉ dành riêng cho người do thái, nhưng đến lúc việc bài do thái
mất đi những người do thái đã tham gia sâu vào đời sống của xã hội phương tây và đạt được
nhiều thành tựu thì họ bắt đầu ra rời khỏi truyền thống tôn giáo và xa hội do thái, tiếp thu lối
sống, phong tục, thói quen suy nghĩ của người chau âu, điều này làm mai một tinh thần va bản
sắc do thái.
Bi kịch của người do thái nằm ở chỗ họ là một dân tộc thuộc một dạng thức lịch sử đặc biệt,
thiếu sự hỗ trợ của một cộng đồng nhằm giữ cho họ cố kết thành một khối.
Anhxtanh là một người bướng bỉnh, ông từng thi trượt đại học do bất đồng quan điểm về giáo
dục với sao sư khi phỏng vấn, đó có lẽ cũng là bản sắc của một người do thái, với cung cách như
vậy khi nói về chủ nghĩa bài do thái, ông nói rằng khi đứng trước tâm lý bài do thái việc tốt nhất
nên làm không phải là cố hòa mình hay làm vừa lòng xã hội xung quanh, mà nên dũng cảm sống



theo đúng cung cách của mình, hãy giữ gìn bản sắc của dân tộc mình, hãy vừa là một công dân
chau âu tốt, vừa là một người do thái trung thành, yêu dân tộc và kinh trọng tổ tiên minh. Cái
việc phải từ bổ truyền thống dân tộc, bản sắc mà tổ tiên để lại cho thỏa hài hòa với xã hội xung
quanh chỉ giống như một con khỉ đột bắt trước những trò đấu súng và uống rượu mà thôi
Khi nhà nước do thái thành lập năm 1948, ngay sau đó đã xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Isarel
với khối Ả rập, cuộc chiến bắt nguồn từ xung đột của dân tộc do thái vơi người Ả rập, không chỉ
vào thap nhiên 50 của thể ki trươc mà còn bắt nguồn từ lịch sử xa xưa. Trong những bài viết cuối
cùng của cuốn sách, tuy ngắn và cô đọng nhưng Anhxtanh muốn rằng dân tộc do thái nên chú
trọng đến việc cải thiện quan hệ với khối Ả râp, nên trung sống một cách hòa bình và cùng nhau
thúc đẩy sự thịnh vượng chung. Ông cũng mong muốn thế giới chập nhận sự đa dạng về mặt giá
trị và chủng tộc, điều này sẽ làm thế giới trở nên hòa bình, thịnh vượng hơn, cũng như không còn
những tư tưởng bài do thái, những vụ thảm sát hay truy đuổi người do thái đã từng có trong lịch
sử.
Vị trí phân tán của cộng đồng do thái chúng ta là phong vũ biểu về đạo đức cho nền chính trị thế
giới. Bởi có thứ chỉ số nào về đạo đức chính trị và sự thượng tôn công lý mà lại chính xác hơn
thái độ của các dân tộc đối với một dân tộc thiểu số không ai bảo vệ, một dân tộc mà đặc điểm là
nâng niu gìn giữ một truyền thống văn hóa từ ngàn xưa. Điều này có lý giải được điều gì khi
chúng ta nhìn vào các con số. có 12-15 triệu người do thái trên thế giới, trong đó khoảng 55% ơ
Irasel, 40% ở Mỹ, phần còn lại rải rác khắp nơi trên thế giới.
Dan tộc do thai sản sinh ra rất nhiều nhân vật KarMack, Spinoza, Jeshu, simmun freud
Dòng ho Rochild.
Một dân tộc nhỏ nhưng tác động đến rất lớn toàn bộ văn minh của trái đất. Từ cuộc sống,
khoa học, làm giàu… đến tư tưởng mọi thứ đều có sự tác động của người Do Thái.


Văn minh Do Thái không để lại những kiến trúc nổi tiếng như Kim tự tháp, điện Pantheon

hoặc Vạn lý Trường thành, nhưng nó lưu lại mãi mãi một di sản phi vật thể vô giá mà ít có nền
văn minh nào có thể sánh được về tầm ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đối với văn minh toàn nhân
loại.

Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn
chứng về giải Nobel và người Do Thái. Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố
giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con
số này không hề nhỏ.
Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011, lập tức có một bài báo nhan đề “ Bà mẹ
Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và
Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý,
Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học.
Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân
loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã
thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các
lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha
hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những
định mệnh nghiệt ngã của lịch sử.


Trên 2000 năm qua, đi đến đâu họ cũng tỏ ra là một dân tộc có sức sống dẻo dai, không bị đồng
hoá và ý thức vươn lên mãnh liệt.Trong công việc họ cần cù, kiên trì và quyết tâm đạt những
mục đích mình theo đuổi. Bởi vậy, gần như sống ở đâu họ cũng thành công.
Sự thành đạt và khôn ngoan của họ nhiều khi bị thành kiến và kỳ thị. Trong Thế chiến II, dưới
chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”. Hitler rất sợ
sự vượt trội của người Do Thái, nên dã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đoạ họ với ý đồ
để họ chết dần chết mòn trong đó.
Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ. Họ thường là những nhà khoa học lớn,
những doanh nhân lỗi lạc, những nhà văn kiệt xuất, những nhà tư tưởng uyên bác, những chính
trị gia tài giỏi…
Từ năm 1901, giải Nobel được thành lập và trở thành một giải thưởng uy tín nhất và danh giá
nhất hành tinh, tôn vinh những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại, có những phát minh
đột phá, những tác phẩm văn chương thấm đẫm tính nhân văn, những người có công lao kiến tạo
một thế giới an bình hơn, tốt đẹp hơn. Người Do Thái lập tức trở thành một yếu tố quan trọng

của giải, dù họ sống ở các nước khác nhau, mang quốc tịch khác nhau hoặc chính tại đất nước
mới thành lập cách nay không lâu của họ là Israel.
Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao
giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người
Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22%
số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại.
Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong
các lĩnh vực như sau:
-

Hoá

học:

32

người,

chiếm

tỷ

lệ

21%

-

Kinh


tế:

28

người,

chiếm

tỷ

lệ

42%

-

Văn

lệ

12%

-

Vật

chương:
lý:

13

49

- Hoà bình: 9 người, chiếm tỷ lệ 8%.

người,
người,

chiếm
chiếm

tỷ
tỷ

lệ

27%


Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa
đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel,
thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn
đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm
theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa. Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm
gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì
người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng.
Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý
- 37%, Nobel Y học & Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%,
Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ.
Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ở nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa học có 18 nữ
Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông. Nếu không kể giải Nobel,

thì bất cứ giải quốc tế nào khác, tỷ lệ các nhà khoa học Do Thái cũng tương tự. Chỉ xin kể một
giải chúng ta đã nói nhiều là giải Fields thì các nhà toán học trẻ người Do Thái được giải chiếm
27%, giải thành tựu suốt đời trong Toán học, họ chiếm tới 55%.
Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia
Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đức được giải Nobel Hoà bình năm 1986.
Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải
Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90. Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải
Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không
được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn
là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái.
Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế
Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều
lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính,
thương mại. Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc
Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới,
đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát


vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên
nhiên...
Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn
tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem
một số số liệu sau đây:
Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng
nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của
nhân loại:
- Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ
nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm
đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
- Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự

trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài
chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
- Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế
giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
- 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng
hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008)… là những tên
tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa
nhận và học tập, áp dụng...
Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế
giới là người Do Thái. Đơn cử vài người:
- Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính
quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản
vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga
trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại


người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ
Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
- Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ, với tài sản cá nhân lên tới 36 tỷ USD. Nếu được
chính phủ VN cho phép thì khả năng Sheldon Adelson sắp mở sòng bạc tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- George Soros giàu thứ 22 ở Mỹ (19 tỷ USD) không chỉ nổi tiếng về giàu có mà ông còn là bậc
thầy về những phi vụ đầu cơ đi vào lịch sử...
- Michael Bloomberg có tài sản riêng 22 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm
nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng
trong giới kinh tế.
Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể
thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu
nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái,
và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này. Họ nắm

giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong
túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ xưa nay luôn bênh vực và
viện trợ Israel.
Nước Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do Thái tuy ở trên vùng sa mạc khô cằn nhưng nông
nghiệp và các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đều rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người
năm 2011 khoảng 31.500 USD (nguồn web CIA.gov). Nhờ sức mạnh mọi mặt ấy, quốc gia nhỏ
xíu này đã đứng vững được trong làn sóng hằn thù và công kích của cả trăm triệu người Ả Rập
xung quanh...
Nguyên nhân do đâu?
Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã
chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa
của dân tộc ấy.


Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của
đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền
chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền
thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã
man suốt 2000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị
tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công
trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới
trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.
Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái (Hebrew Bible) – kinh điển
này hơn 10 thế kỷ sau được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là
Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét
một kinh điển nữa của đạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra
nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán.
Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người.
Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu
được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác

tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Với phương châm
đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành;
ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề.
Người Do Thái có trình độ giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ
họ chiếm tỷ lệ cao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giới khoa
học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn
đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho, ta cần phân tích thêm. Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề
quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với
nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia. Heghel, đại diện nổi tiếng nhất của
triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền (sở hữu) về tài sản.”
Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa cộng sản “là sự phục hồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một
hình thức cao hơn”. Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có
sự bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì


chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có
tài sản, tiền bạc, cùng giàu có.
Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.”
Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa”
(Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường
hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và đạo Phật lại
càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.
Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý
vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có.
Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ
phụ của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis
13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế
cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai
Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob,

Saul, David ... đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công
trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại, văn hóa phương
Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.
Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ
mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và
địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn. Hoàn
cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ
và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng.
Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào. Người ta nói
dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ
ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn
(còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?).
Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Bạn nào đã đọc
tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái
Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư


giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của Shakespeare đưa ra nhiều
hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay
lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối
tượng bị bọn Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ
“Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marx
từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự
xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái. Marx nói như vậy nghĩa là đã thừa nhận người Do Thái tham dự sáng
lập ra chủ nghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến và làm nên phần chủ
yếu trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quả thật, người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết
và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của
mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm
hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không

phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác... Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với
toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế,
nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình
đẳng của văn minh phương Tây. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ
nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.
Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có
trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài
sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và
năng làm từ thiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho công tác từ thiện.
Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại
sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.
Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động
lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua,
dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định
nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán,
dành dụm tiền để cho vay lãi …


Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa nhận quyền tư hữu tài sản. Kinh Talmud viết: ai
nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình
thường (average); nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói “Của tôi là
của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là
của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai
được xâm phạm tài sản của người khác.
Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạo Do Thái không
thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về
cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải
đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có
quyền coi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ tiến bộ và có giá trị hiện thực cho tới
ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không

được coi là của một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân.
Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh. Chẳng hạn:
- Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà;
- Bán nhiều lãi ít tức là bán 3 cái (lãi) chỉ bằng bán 1 cái;
- Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;
- Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
- Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
- Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
- Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…
So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể thấy đạo Do Thái là tôn giáo của người muốn
làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo của người nghèo. Khác biệt căn bản ấy là một trong các lý do
khiến Giáo hội Ki-tô ngày xưa khinh ghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi
sẽ trình bày về vấn đề này).


Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với tài sản và tiền bạc nói trên, có thể thấy hệ thống tư
tưởng của đạo Do Thái rất phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và chính vì thế nó tạo
dựng nên truyền thống văn hóa bất hủ của dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho dân
tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc
thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người.
Đồng thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáo lý đạo Ki-tô và
đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo Do Thái. Cuối cùng, nhờ có những điểm
độc đáo nói trên, văn minh Hebrew của phương Đông trong quá trình giao lưu kết hợp với văn
minh Hy-lạp của phương Tây đã sinh ra một nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, sau rốt trở
thành nền văn minh phương Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựu đáng kể nhất
mà nền văn minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân lịch
sử cực kỳ phức tạp, lâu nay người ta đã coi nhẹ nền văn minh Hebrew, và bây giờ đã đến lúc loài
người nên sửa chữa sai lầm đó.
Dân tộc Do Thái bắt đầu định cư ở vùng đất Israel ngày nay từ khoảng 1800 năm TCN, sau đó di
cư sang Ai Cập trong 1 thời gian. Đến khoảng 1255 TCN, nhà tiên tri Moses dẫn dắt dân tộc Do

Thái trở về đất nước Israel. Trong thời gian sau đó, người Israel liên tục phải chiến đấu chống lại
quân du mục Philistine khi bộ tộc này bị đuổi khỏi quê hương của họ là đảo Crete.
Cái tên Israel có lẽ lúc ban đầu được nhắc tới để chỉ một nhóm dân tộc chứ không phải một địa
điểm, nhóm dân đó là người Merneptah Stele Ai Cập từ khoảng năm 1210 TCN[5]. Trong hơn
3.000 năm, người Do Thái đã coi Vùng đất Israel là quê hương của họ, nó vừa là Đất thánh và là
miền Đất hứa. Vùng đất Israel là vùng đất thiêng liêng đối với người Do Thái, gồm chứa những
vị trí quan trọng nhất của Do Thái giáo - gồm cả những phần còn sót lại của Đền thứ nhất và Đền
thứ hai, cũng như những nghi thức liên quan tới các đền đó [6]. Bắt đầu từ khoảng năm 1200, một
loạt vương quốc và quốc gia Do Thái đã tồn tại liên tục trong vùng trong hơn một thiên niên kỷ.
Vào năm 1028 TCN, Saoul, một quý tộc quân sự được các bộ tộc Hebrew tôn làm vua. Triều vua
David (1012 - 972 TCN).
Dưới thời cai trị của Babylonia, Ba Tư Achaemenes, Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã và (một thời
gian ngắn) Ba Tư Sassanid, sự hiện diện của người Do Thái trong vùng bị thu hẹp vì các đế chế
này đã trục xuất người Do Thái hàng loạt. Đặc biệt, thất bại của cuộc khởi nghĩa Bar


Kochba chống lại Đế quốc La Mã đã dẫn tới sự trục xuất hàng loạt người Do Thái ở quy mô lớn.
Chính trong giai đoạn này, người La Mã đã đặt tên Syria Palaestina cho mảnh đất này để cố gắng
xoá bỏ các mối liên hệ của người Do Thái với nó. Mishnah và Jerusalem Talmud, hai bản kinh
tôn giáo quý giá nhất của Do Thái giáo, đã được viết ra ở vùng này và cũng trong giai đoạn này.
Những người Hồi giáo chinh phục vùng đất từ tay Đế chế Byzantine năm 638. Vùng này nằm
dưới sự cai trị của nhiều quốc gia Hồi giáo (chỉ bị ngắt quãng ở thời Thập tự chinh) trước khi trở
thành đất thuộc Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1517.
Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zion) và Aliyah[sửa | sửa mã nguồn]
Bản mẫu:Israelis
Bài chi tiết: Chủ nghĩa phục quốc và Aliyah

Theodor Herzl người sáng lập phong trào phục quốc Do Thái
Làn sóng di cư cận đại đầu tiên của người Do Thái tới Israel, hay Aliyah (‫ )עלייה‬bắt đầu
năm 1881 khi họ trốn chạy khỏi sự ngược đãi, hay đi theo những tư tưởng xã hội Zion của Moses

Hess và những người khác về "sự cứu rỗi của đất đai". Những người Do Thái mua đất đai từ
Ottoman và những chủ đất người Ả Rập khác. Sau khi người Do Thái đã lập nên những khu định
cư nông nghiệp, căng thẳng nảy sinh giữa người Do Thái và người Ả Rập.
Theodor Herzl (1860–1904), một người Do Thái đến từ Áo, đã lập ra Phong trào Zion.
Năm 1896, ông xuất bản cuốn Der Judenstaat(Quốc gia Do Thái), trong đó kêu gọi thành lập
một nhà nước Do Thái. Năm sau đó, ông góp phần triệu tập Hội nghị Zion quốc tế đầu tiên.


Sự thành lập chủ nghĩa phục quốc Do Thái dẫn tới Aliyah thứ hai (1904–1914) với số người Do
Thái lên tới khoảng 40.000. Năm 1917, Bộ trưởng ngoại giao Anh Arthur J. Balfour đưa
ra Tuyên bố Balfour "ủng hộ việc thành lập tại vùng đất Do Thái cũ đã bị người Palestine chiếm
một nhà nước quê hương cho những người dân Do Thái". Năm 1920, vùng này được giao
cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi Anh.
Làn sóng di cư của người Do Thái lại tiếp tục lần thứ ba (1919–1923) và lần thứ tư (1924–1929)
sau Thế chiến thứ nhất. Những cuộc bạo động ở Palestine năm 1929 của người Ả Rập đã giết
chết 133 người Do Thái, gồm 67 người ở Hebron.
Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Phát xít năm 1933 dẫn tới làn sóng Aliyah thứ năm. Người Do Thái
trong vùng tăng từ 11% của dân số năm 1922 lên tới 30% năm 1940. Việc tàn sát người Do
Thái có tính chất diệt chủng ở châu Âu của Adolf Hitler khiến người dân Do Thái ở mọi miền
châu Âu trốn chạy tạo nên làn sóng tỵ nạn mới. Tới cuối Thế chiến thứ hai, số lượng người Do
Thái ở Palestine đã lên tới xấp xỉ 600.000.
Năm 1939, Anh đưa ra Sách trắng năm 1939, hạn chế sự tỵ nạn của người Do Thái trong thời
gian diễn ra chiến tranh là 75.000 và hạn chế không cho người Do Thái mua nhiều đất, có lẽ
nguyên nhân do có cuộc Khởi nghĩa Ả Rập vĩ đại (1936-1939). Cuốn sách trắng này bị cộng
đồng Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc coi là phản bội, họ cho rằng nó trái
ngược với Tuyên bố Balfour năm 1917. Người Ả Rập cũng không hoàn toàn hài lòng, họ muốn
cuộc di cư của người Do Thái phải dừng lại vĩnh viễn. Tuy nhiên, chính sách của Anh vẫn bám
chặt vào cuốn sách này cho tới tận cuối thời kỳ uỷ trị của họ.
Xem thêm: Người tị nạn Do Thái và Văn bản 1922: Liên đoàn các Quốc gia Ủy trị Palestine
Các nhóm Do Thái bí mật[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Chế độ uỷ trị Anh tại Palestine
Khi căng thẳng nổi lên giữa người Do Thái và người Ả Rập, và khi không có sự ủng hộ rõ ràng
của chính quyền cai trị Anh, cộng đồng Do Thái nhận ra rằng họ phải tự lực để bảo vệ mình.
Sau những cuộc tấn công năm 1921 của người Ả Rập, Haganah được lập nên để bảo vệ những
người định cư Do Thái. Haganah nói chung chỉ có tính chất phòng thủ, và đây là một trong


những nguyên nhân khiến nhiều thành viên của nó ly khai và lập ra Irgun (ban đầu được gọi là
Hagana Beth) năm 1931. Irgun trung thành với cách tiếp cận tích cực, gồm cả ám sát và khủng
bố trong cách trả đũa những cuộc tấn công và bắt đầu những hành động vũ trang chống lại người
Anh, trong khi Haganah thường tỏ ra ôn hoà hơn. Tính chất vũ trang của Irgun cũng được thể
hiện trong nhiều kế hoạch tấn công khủng bố chống lại người Ả Rập, gồm cả dân thường. Một sự
chia rẽ nữa lại diễn ra khi Avraham Stern rời Irgun để lập nên Lehi. Không giống như Irgun, Lehi
từ chối bất kỳ một hợp tác nào với người Anh, thậm chí trong Thế chiến thứ hai, và những
phương pháp hành động của nhóm này tỏ ra cực đoan hơn.
Những nhóm đó có một ảnh hưởng lớn đến những sự kiện ở khoảng thời gian trước Chiến tranh
Ả Rập-Israel năm 1948, như Aliya Beth - cuộc di cư bí mật từ châu Âu, sự thành lập Lực lượng
Phòng thủ Israel và sự rút lui của người Anh, cũng như việc thành lập những cơ chế nền tảng của
các đảng chính trị vẫn còn tồn tại ở Israel ngày nay.
Thành lập quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]


kế hoạch phân chia Palestine củaLiên Hợp Quốc
Bài chi tiết: Tuyên bố thành lập nhà nước Israel

David Ben-Gurion đọc Tuyên bố thành lập nhà nước Israelngày 14 tháng 5 1948 ở Tel Aviv
Năm 1947, khi xung đột vũ trang ngày càng gia tăng với các nhóm quân sự Do Thái và những nỗ
lực hoà giải không thành công giữa người Do Thái và người Ả Rập, chính phủ Anh quyết định
rút khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine của Hội Quốc Liên. Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Kế
hoạch phân chia năm 1947 của Liên hiệp quốc chia lãnh thổ đó làm hai quốc gia, với vùng Do

Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập khoảng 45%. Theo kế hoạch, Jerusalem sẽ trở
thành một vùng do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột về trạng thái của nó.
Ngay sau khi kế hoạch phân chia của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 29 tháng
10 năm 1947, David Ben-Gurion chưa dứt khoát chấp nhận nó, trong khi Liên đoàn Ả Rập từ
chối nó. Nhiều cuộc tấn công của người Ả Rập vào dân cư Do Thái nhanh chóng biến thành
xung đột khắp nơi giữa người Ả Rập và người Do Thái, các xung đột này là giai đoạn đầu tiên
của Chiến tranh giành độc lập năm 1948.
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine vào lúc nửa
đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập.
Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều nước khác đã công nhận sự độc lập của Israel.
Chiến tranh giành độc lập và di dân[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Chiến tranh Ả rập-Israel 1948


Xem thêm: Người tị nạn Do Thái, Người tị nạn Palestine, Cuộc di cư của người
Palestine, và Xung đột Ả rập-Israel
Sau khi nhà nước Israel được thành lập, quân đội Ai Cập, Syria, Jordan, Liban và Iraq tham gia
chiến đấu và bắt đầu giai đoạn hai của Chiến tranh Ả rập-Israel 1948 bằng việc tấn công Israel từ
mọi phía nhằm duy trì trật tự cũ. Từ phía bắc, Syria, Liban và Iraq tiến tới sát biên giới. Các lực
lượng Jordan tiến vào từ phía đông, chiếm Đông Jerusalem và bao vây phần phía Tây thành phố.
Tuy nhiên, các lực lượng Haganah, nhờ sự tài ba trong chiến thuật và điều hành đã ngăn chặn
thành công đa số quân các nước Ả Rập, và các lực lượng củaIrgun ngăn chặn thành công quân Ai
Cập ở phía nam. Đầu tháng 6, Liên Hiệp Quốc tuyên bố một tháng ngừng bắn trong thời gian
đó Lực lượng Phòng thủ Israel được chính thức lập ra. Sau nhiều tháng chiến tranh, người Israel
đã đánh bại hoàn toàn Liên quân Ả Rập, một sự ngừng bắn được tuyên bố năm 1949 và các biên
giới tạm thời, được gọi là Giới tuyến xanh, được lập ra. Israel đã có thêm được 26% lãnh thổ uỷ
trị phía tâysông Jordan. Về phần mình, Jordan, chiếm các vùng núi rộng lớn
của Judea và Samaria, sau này được gọi là Bờ Tây. Ai Cập giành quyền kiểm soát một dải đất
nhỏ dọc theo bờ biển, sau này được gọi là Dải Gaza.
Trong và sau cuộc chiến, Thủ tướng lúc đó David Ben-Gurion bắt đầu lập ra luật lệ bằng cách

giải tán tổ chức vũ trang Palmach và các tổ chức bí mật như Irgun và Lehi. Hai nhóm đó thậm
chí còn bị xếp vào các tổ chức khủng bố sau khi giết hại một nhà ngoại giao Thuỵ Điển.
Một số lượng lớn người Ả Rập bị đẩy khỏi vùng đất Israel mới thành lập. (Những ước tính về
con số người tị nạn cuối cùng trong khoảng 600.000-900.000 với con số chính thức của Liên
hiệp quốc là 711.000[7]). Cuộc xung đột tiếp tục giữa Israel và thế giới Ả Rập gây ra sự chuyển
dịch địa điểm sinh sống của dân cư và vẫn còn lại đến ngày nay.
Sự di cư của những nạn nhân còn sống sót sau sự diệt chủng và những người tị nạn Do Thái từ
những vùng đất Ả Rập làm dân số Israel tăng lên gấp đôi chỉ sau một năm độc lập. Trong thập kỷ
tiếp sau đó, gần 600.000 người Do Thái Mizrahi, những người đã phải bỏ chạy hay bị trục xuất
khỏi các nước Ả Rập xung quanh và Iran đã nhập cư vào Israel.


Các chiến sĩ Israel trong cuộc chiến sáu ngày-1967
Thập kỷ 1950 và 1960[sửa | sửa mã nguồn]
Từ 1954 đến 1955, Moshe Sharet làm thủ tướng, Giải pháp Lavon, một nỗ lực không thành công
nhằm ném bom các mục tiêu ở Ai Cập, đã gây ra sự hổ thẹn chính trị cho Israel. Thêm vào đó,
năm 1956, Ai Cập quốc hữu hoá kênh Suez, trước sự thất vọng củaAnh và Pháp. Tiếp sau đó là
một loạt các cuộc tấn công của Fedayeen, liên minh quân sự bí mật do Israel lập nên với sự hỗ
trợ của hai đồng minh châu Âu đó và họ tuyên chiến với Ai Cập. Sau cuộc khủng hoảng kênh
đào Suez, ba nước đồng minh phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế và Israel buộc phải rút các lực
lượng của mình khỏi Bán đảo Sinai.
Năm 1955, Ben Gurion một lần nữa lại lên làm thủ tướng và giữ chức vụ này đến tận khi ông từ
chức năm 1963. Sau sự kiện đó, Levi Eshkol được chỉ định làm thủ tướng.


Năm 1961, người tội phạm chiến tranh Phát xít Adolf Eichmann, chịu trách nhiệm chính về
"Giải pháp Cuối cùng", bị bắt và sau đó bị xét xử tại Israel. Eichmann là người duy nhất bị xử tử
tại toà án Israel.
Trong lĩnh vực chính trị, căng thẳng lại nổi lên giữa Israel và các nước xung quanh vào tháng 5
năm 1967. Syria, Jordan và Ai Cập lại chuẩn bị chiến tranh, và Ai Cập trục xuất Các lực lượng

gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc ra khỏi Dải Gaza. Cuối cùng, Ai Cập đóng cửa eo Tiran đối với
các tàu Israeli, mà Israel coi là một casus belli (sự khơi mào chiến tranh) và tấn công phủ đầu Ai
Cập ngày5 tháng 6. Sau Cuộc chiến sáu ngày giữa Israel và các nước Ả Rập, nhà nước Do Thái
nhanh chóng giành được thắng lợi. Israel đã đánh bại toàn bộ quân đội của ba nước Ả Rập lớn và
tiêu diệt hầu như toàn bộ không quân của họ. Về lãnh thổ, Israel chiếm đượcBờ Tây, Dải
Gaza, Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Giới tuyến xanh năm 1949 trở thành biên giới hành
chính giữa Israel và Các vùng lãnh thổ chiếm đóng của họ, cũng được gọi là Các vùng lãnh thổ
tranh chấp. Tuy nhiên, Israel đã mở rộng quyền cai trị hành chính của mình đến tận Đông
Jerusalem và Cao nguyên Golan. Nhưng Israel trao trả lại Sinai cho Ai Cập.
Năm 1969, Golda Meir, nữ thủ tướng duy nhất của Israel cho tới nay, thắng cử chức vụ Thủ
tướng Israel.
Xem thêm: Các vị trí tại Jerusalem, Luật Jerusalem, Cao nguyên Golan, và Những lãnh thổ bị
Israel chiếm đóng
Thập kỷ 1970[sửa | sửa mã nguồn]
Từ 1968 đến 1972 là giai đoạn được gọi là Chiến tranh tiêu hao, nhiều cuộc chiến nhỏ xảy ra dọc
biên giới giữa Israel và Siria, Ai Cập. Hơn nữa, những năm đầu thập kỷ 1970,Các nhóm vũ trang
Palestine lao vào một làn sóng tấn công mạnh mẽ nhất từ trước đó chống lại Israel và các mục
tiêu của người Do Thái ở các nước khác. Đỉnh điểm của làn sóng này là vụ tấn công vào Thế vận
hội Mùa hè 1972 tại München. Trong cuộc Thảm sát tại München, các phần tử vũ trang Palestine
đã bắt làm con tin và giết hại các thành viên đoàn thể thao Israel. Israel trả đũa bằng chiến dịch
sự giận giữ của Chúa trời, trong đó các nhân viên Mossad đã ám sát hầu hết những người có
tham gia vào vụ thảm sát.


Cuối cùng, ngày 6 tháng 10 năm 1973, vào ngày nhịn ăn Yom Kippur của người Do Thái, quân
đội của Ai Cập và Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel. Tuy nhiên, dù đã sắp đặt
kế hoạch từ trước, Ai Cập và Syria sau những thành công ban đầu, quân đội Israel (IDF) phản
kích mạnh và dần đưa Liên quân Ai Cập, Syria trở về vạch xuất phát, khiến họ không thể đạt
được mục đích là chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất năm 1967. Tuy vậy, sau cuộc chiến này là
một khoảng thời gian yên tĩnh kéo dài nhiều năm, góp phần làm không khí trong vùng bớt căng

thẳng và Israel cùng Ai Cập đã có hoà bình với nhau.

Nữ thủ tướng Israel Golda Meir
Năm 1974, sau khi Meir từ chức, Yitzhak Rabin trở thành thủ tướng thứ năm của Israel. Sau đó,
trong cuộc bầu cử Knesset (nghị viện của nhà nước Israel) năm 1977, Ma'arach đảng cầm quyền
từ năm 1948, đã tạo ra một cơn bão chính trị khi rời khỏi chính phủ. Đảng Likudmới,
do Menachem Begin lãnh đạo trở thành đảng cầm quyền.
Sau đó, vào tháng 10 năm ấy, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, đã thực hiện một cuộc viếng
thăm lịch sử tới quốc gia Do Thái, phát biểu trước Knesset — lần đầu tiên Israel được công nhận
từ phía các nước Ả Rập. Sau chuyến thăm đó, hai nước tiến hành các cuộc thương lượng dẫn tới
việc ký kết Hiệp ước Trại David. Tháng 3 năm 1979, Begin và Sadat ký kết Hiệp ước hoà bình


Israel-Ai Cập ở Washington, D.C.. Tuân thủ hiệp ước, Israel rút quân khỏi Bán đảo Sinai và phá
huỷ các khu định cư đã lập nên ở đó từ thập kỷ 1970. Hai nước cũng đồng ý trao lại quyền tự
trị cho người Palestine phía bên kia Giới tuyến xanh.
Xem thêm: Chiến tranh tiêu hao, Vụ thảm sát Munich, Chiến tranh Yom Kippur, Anwar
Sadat, và Hiệp ước Hòa bình Israel-Ai Cập
Thập kỷ 1980[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 7 tháng 7 năm 1981, Lực lượng Không quân Israel ném bom lò phản ứng hạt nhân của Iraq
tại Osiraq trong nỗ lực nhằm ngăn chặn ý định sản xuất bom nguyên tử của Iraq.
Một lần nữa, năm 1982 Israel tung ra một cuộc tấn công nhằm vào Liban, lúc ấy đang trong tình
trạng nội chiến từ năm 1975. Lý do chính thức của cuộc tấn công là để bảo vệ những khu định cư
ở phía cực bắc Israel khỏi những cuộc tấn công khủng bố, vốn thường xảy ra trước đó. Tuy
nhiên, sau khi lập ra một vùng đệm 40 km, Lực lượng Phòng thủ Isreal tiếp tục tiến về phía bắc
và thậm chí chiếm cả thủ đô Beirut. Các lực lượng Israel trục xuất các lực lượng của Tổ chức
giải phóng Palestine ra khỏi Liban, buộc họ phải rời đến Tunis. Không thể giải quyết các căng
thẳng phát sinh từ cuộc chiến đang diễn ra, Thủ tướng Begin từ chức năm 1983 và được thay thế
bời Yitzhak Shamir. Dù Israel đã rút quân khỏi phần lớn Liban năm 1986, một vùng đệm vẫn
được giữ lại cho đến tận tháng 5 năm2002 khi Israel rút quân hoàn toàn khỏi Liban.

Những năm cuối thập kỷ 1980 là sự di chuyển quyền lực liên tục giữa cánh hữu do Yitzhak
Shamir lãnh đạo cho cánh tả của Shimon Peres. Ví dụ, Peres là thủ tướng từ năm1984, nhưng đã
trao lại chức vụ cho Shamir năm 1986. Sau đó Phong trào Intifadah thứ nhất nổ ra năm 1987 kéo
theo nhiều làn sóng bạo lực ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Sau khi cuộc bạo động bùng
phát, Shamir một lần nữa lại được bầu làm thủ tướng năm 1988.
Xem thêm: Chiến tranh Liban 1982, Nội chiến Liban, và PLO
Thập kỷ 1990[sửa | sửa mã nguồn]


Yitzhak Rabin và Yasser Arafat bắt tay nhau sau khi ký kết Hiệp định Oslo, phía sau họ là Tổng
thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm 1993.
Trong thời gian Chiến tranh vùng Vịnh, Israel bị Iraq dùng nhiều tên lửa tấn công, nhằm mục
đích buộc Israel phải tuyên chiến. Tuy nhiên, Israel không trả đũa dù những vụ tấn công đó đã
làm thiệt mạng hai người dân Israel.
Sau cuộc chiến, Hoa Kỳ tăng sức ép buộc các bên xung đột ở Trung Đông ngồi vào bàn đàm
phán hoà bình. Hội nghị hoà bình Madridkhai mạc tháng 3 năm 1991. Các đảng cực hữu coi quá
trình này là một sai lầm nghiêm trọng và lật đổ chính phủ của Shamir dẫn tới cuộc bầu cử năm
1992.
Những năm đầu của thập kỷ được đánh dấu bởi sự khỏi đầu của làn sóng nhập cư ồ ạt của những
người Do Thái đến từ Xô viết. Theo đạo Luật về sự quay trở lại, những người này được trao
quyền công dân Israel ngay khi đặt chân tới đất nước. Khoảng 380.000 người đã trở về chỉ riêng
trong năm 1990-1991. Dù ban đầu ưa chuộng cánh hữu, những người mới nhập cư sau này đã trở
thành mục tiêu để chinh phục của Đảng Lao Động thông qua một chiến dịch tranh cử. Đảng Lao
Động công kích cách giải quyết vấn đề việc làm và nhà ở của người mới nhập cư của đảng cầm
quyền Likud. Vì thế, trong cuộc bầu cử năm 1992, họ đã quay sang ủng hộ đảng Lao Động, dẫn
tới chiến thắng đầy kịch tính 61:59 bên trong Knesset của đảng Lao Động.
Sau cuộc bầu cử, Yitzhak Rabin trở thành thủ tướng, lập nên chính phủ liên minh cánh tả. Trong
thời gian tranh cử, đảng của ông đã hứa hẹn một sự cải thiện sâu rộng về vấn đề an ninh và tìm
kiếm hoà bình với các nước Ả Rập "trong vòng 6 đến 9 tháng" sau cuộc bầu cử. Chính phủ đã
thực hiện nhiều hành động mang tính chất "những bước xây dựng lòng tin", nhưng không mang



lại kết quả nào. Bởi vì sự an toàn của các công dân Israel ngày càng xấu đi, tỷ lệ ủng hộ Rabin
giảm sút. Tới cuối năm 1993 chính phủ từ bỏ các sáng kiến sớm chết yểu của Madrid và ký một
hiệp định đầy bất ngờ (Hiệp định Oslo) với Tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Năm
1994 Jordan trở thành nước láng giềng thứ hai của Israel thoả thuận hoà bình với nước này.
Sự ủng hộ rộng rãi ban đầu của dân chúng đối với Hiệp định Oslo đã bắt đầu giảm sút khi Israel
gặp phải một làn sóng tấn công khủng bố lớn nhất từ trước tới nay của các nhóm quân
sự Hamas phản đối hiệp định. Sự ủng hộ của công chúng càng mất đi khi người Israel ngày càng
tin tưởng rằng hiệp định được Yasser Arafat ký kết với ý đồ lừa gạt, bởi vì ông và các quan chức
lãnh đạo PLO ca ngợi những hành động của Hamas và đưa ra những lời bình luận mang tính kích
động, cũng như họ không thể kiềm chế nổi các nhóm quân sự.
Sự bất bình của dân chúng với chính sách đối ngoại của chính phủ cộng với nỗ lực bất thành của
Rabin nhằm tiến hành một cuộc đối thoại với đối lập khiến cho sự thù địch với ông này sinh.
Ngày 4 tháng 12 năm 1995, một người Do Thái cực đoan tên là Yigal Amir ám sát ông.
Sự mất tinh thần của dân chúng sau vụ ám sát đã tạo nên một phản ứng dữ dội chống lại những
người không ủng hộ Hiệp định Oslo và tạo ra một cơ hội lớn chưa từng có choShimon Peres,
người kế tục của Rabin và là kiến trúc sư của Hiệp định Oslo, để chiến thắng trong cuộc bầu cử
năm 1996 sắp tới. Tuy nhiên, một làn sóng đánh bom tự sát mới cộng với những lời bình luận tán
dương của Arafat dành cho người đạo diễn những vụ khủng bố là Yahya Ayyash, đã làm công
chúng lại thay đổi ý kiến một lần nữa và vào tháng 5 năm 1996 Peres thất bại sít sao trước đối
thủ thuộc đảng Likud là Benjamin Netanyahu.
Dù bị coi là người kiên quyết chống lại Hiệp định Oslo, Netanyahu đã rút quân khỏi Hebron và
ký bản Giác thư sông Wye trao quyền kiểm soát rộng hơn cho Chính quyền quốc gia Palestine.
Thời Netanyahu nắm quyền, Israel trải qua một giai đoạn yên tĩnh không xảy ra nhiều vụ khủng
bố, nhưng những chính sách đầy mâu thuẫn của ông làm cho cả hai phe xa lánh và cuối cùng đã
buộc ông phải rời chính phủ năm 1999.
Ehud Barak của đảng Lao Động, với hình ảnh đầy ấn tượng thời quân đội được những người
cánh hữu ủng hộ, đánh bại Netanyahu với khoảng cách lớn trong cuộc bầu cử năm1999 và lên
làm thủ tướng.



Thập niên 2000[sửa | sửa mã nguồn]
Sau đó Barak bắt đầu đơn phương rút quân khỏi Liban vào năm 2000. Thủ tướng Israel là Barak
một lần nữa tiếp tục thương lượng với Tổng thống Bill Clinton vào tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên
những cuộc thương lượng không mang lại kết quả mà chỉ là sự tẩy chay từ phía Palestine đối với
những đề xuất của Barak về một Nhà nước Palestine. Thất bại của các cuộc đàm phán khiến cả
cánh tả, cánh hữu Israel rút lui sự ủng hộ của họ cho Barak vì có nghi ngờ đối với phong trào hoà
bình.
Khi những cuộc đàm phán sụp đổ, các nhóm Palestine bắt đầu một cuộc nổi dậy thứ hai, được
gọi là Al-Aqsa Intifadah, ngay sau khi lãnh đạo đối lập Ariel Sharon đến thăm Đền
Mount ở Jerusalem. Sharon lên làm thủ tướng mới vào tháng 3 năm 2001 và sau đó tái cử cùng
với đảng Likud trong cuộc bầu cử Knesset năm 2003. Dù trước đó là một người thuộc phe diều
hâu, Sharon đã đưa ra sáng kiến về một kế hoạch đơn phương rút quân khỏi Dải Gaza. Dù gây
nhiều tranh cãi, cuộc rút quân đã được tiến hành từ giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2005.
Từ khi bắt đầu phong trào Al-Aqsa Intifadah, hơn 1.000 người Israel, đa số là dân thường, đã bị
thiệt mạng trong các cuộc tấn công/khủng bố của người Palestine. Hơn 4.000 người Palestine bị
giết, theo nguồn tin của Israel đa số họ là những kẻ khủng bố hoặc chiến binh, cho dù có một số
lượng lớn dân thường, gồm cả trẻ em cũng thiệt mạng. Israel cũng xây dựng Bức tường Bờ Tây,
với mục đích bảo vệ Israel khỏi tấn công và khủng bố. Bức tường này chạy quanh co và vượt ra
ngoài Giới tuyến xanh, đã gặp phải nhiều sự chỉ trích từ phía cộng đồng quốc tế, dù nó tiếp tục
được đa số dân Israel ủng hộ.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Địa lý Israel


×