Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

báo-cáo-thực-tập-cơ sở ngành vận tải biển-logistics kì hè đại học hành hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 36 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP
CƠ SỞ NGÀNH
Tên Đề tài : Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship)
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN
LỚP
MÃ SINH VIÊN

: NGUYỄN THỊ NHA TRANG
: TRẦN THỊ MỘNG CẦM
: LQC55-ĐH1
: 58547


Hải Phòng, năm 2016MỤC LỤC


Mục Lục


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 2.1. Cổng vào VIP Green Port
Hình 2.2. Cổng vào Green Port
Hình 2.3. Kho CFS


Hình 2.4. Bãi Container
Hình 2.5. Xe vận tải
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm trở lại đây


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DWT (Dead Weight Tonnage) : Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu biển tính
bằng tấn .
CFS (Customer Free Storage) : Kho gom hàng lẻ
TEUs (Twenty-foot Equivalent Unit) : Đơn vị đo của hàng hóa được cơngtenơ hóa
tương đương với một cơngtenơ tiêu chuẩn 20 ft
TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement :Hiệp định Đối tác
Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
FTA (Free Trade Agreement) : Hiệp định thưong mại tư do
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức Thương mại Thế giới
GDP (Gross Domestic Product) : Là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ
nhất định
VICONSHIP (Vietnam Container Shipping Joint - Stock Company) : tên tiếng anh của
Công ty cổ phần Container Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU
  

Nằm trong kế hoạch và chương trình đào tạo của Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam, kì thực tập cơ sở là một cơ hội lớn cho sinh viên sau 2 năm học có thể tiếp cận
với môi trường thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp. Qua đó so sánh được sự khác

biệt giữa những kiến thức mang tính lí thuyết trên giảng đường với thực tế để có thể
tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này.
Hiện nay, ngành logistics ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh với khoảng trên
2000 công ty. Tuy nhiên, các công ty này hoạt động với quy mơ nhỏ lẻ và có hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh, nhất là cạnh tranh về giá- thi nhau giảm giá nhưng
thực tế lại không chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn hiện nay khi
nước ta mở cửa hội nhập, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại quốc tế như WTO,
AEC, APEC… cùng với việc kí kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) đây sẽ vừa là một cơ hội vừa là một thách thức to lớn đối với các công ty hoạt động
trong lĩnh vực này.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận nói chung và hoạt động
giao nhận vận tải đường biển nói riêng kết hợp với những kiến thức đã tìm hiểu được
tại Công ty Cổ phần Container Việt Nam ( Viconship), em quyết định chọn đề tài : “
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Container Việt Nam
Viconship ”- một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cảng biển và logistics tại Việt
Nam- làm đề tài thực tập cơ sở ngành.


Nội dung báo cáo thực tập cơ sở ngành gồm 3 chương :


Chương 1 : Giới thiệu khái quát về Cơng ty Cổ phần Container Việt

Nam

Chương 2 : Tổng quan tình hình hoạt động của Cơng ty Cổ phần
Container Việt Nam

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận
tại Công ty Cổ phần Container Việt Nam
Trong q trình thực tập và hồn thành báo cáo, em đã nhận được sự giúp đỡ của

các anh (chị) nhân viên trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cơ Nguyễn
Thị Nha Trang. Em xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc nhất đến mọi người đã hỗ trợ
em trong thời gian thực tập vừa qua.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về kiến thức và thời gian
nên vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý nhận xét của
q thầy cơ, quý công ty cũng như người đọc báo cáo để báo cáo thực tập cơ sở ngành
này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN CONTAINER VIỆT NAM


1.1. Thơng tin chung về cơng ty
1.1.1.

Q trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty là Công ty Container Việt Nam, chính thức thành lập ngày
27/7/1985 theo quyết định số: 1310/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận
tải. Số vốn ban đầu được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập là 7,2 triệu đồng. Năm
1992, mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, sau đó tách ra và trở thành công ty độc lập
trực thuộc Vinalines (Viconship Sài Gịn) Cơng ty Container Việt Nam đổi tên thành “
Cơng ty Container Phía bắc Việt Nam” (Viconship Hải Phịng). Năm 1995, công ty
thành lập Công ty liên doanh với 5 hãng Nhật Bản: (Kanematsu Corp.- Honda Trading
Corp.- Suzue Corp.- Meiko Trans Corp.- Kamigumi Corp.) “Công ty liên doanh ViệtNhật” (VIJACO). Tháng 4/1996 thành lập công ty thành viên tại Hải Phịng “ Cơng ty
dịch vụ giao nhận vận chuyển Container Quốc tế”. Năm 1997, mở chi nhánh mới tại
TP Hồ Chí Minh tái thành lập mang tên “Viconship Hồ Chí Minh”. Năm 2000, thành
lập cơng ty thành viên tại Đà Nẵng “ Công ty TNHH Container Miền Trung”. Năm
2002, Cơng ty tiến hành cổ phần hóa tồn bộ doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi

doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Tháng 6/2002 đổi tên thành Công ty cổ
phần Container Việt Nam. Tháng 9/2004 công ty đưa cảng của Viconship (Green Port)
vào hoạt động, đến tháng 3/2006 đưa thêm cầu cảng số 2 vào khai thác, nâng cao khả
năng khai thác của cảng Green Port. Ngày 12/12/2007, Sở giao dịch chứng khốn TP
Hồ Chí Minh đã cấp quyết định niêm yết số 172/QĐ-SGDHCM cho phép Công ty Cổ
phần Container Việt Nam (Viconship) niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khốn
TP Hồ Chí Minh. Ngày 9/1/2008 cổ phiếu Viconship đã chính thức giao dịch với mã
chứng khốn VSC và là cơng ty thứ 139 niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng
khốn TP Hồ Chí Minh. Năm 2012 vốn điều lệ của công ty là 240.385.020.000 đồng.
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/04/2002, được sửa đổi bổ sung lần thứ 15
ngày 18/07/2013.


1.1.2.

Các hoạt động kinh doanh chính

Bên cạnh hoạt động truyền thống ban đầu là vận chuyển container, Cơng ty có
một số hoạt động kinh doanh chính như sau:
∗ Kinh doanh cảng quốc tế
Cảng Viconship (Green Port) có tổng chiều dài tuyến cầu tàu, kè 371 m, độ sâu
trước bến -9,5m cùng một lúc có thể tiếp nhận hai tàu có tải trọng 2.000 Teus cập bến
làm hàng, đảm bảo an tồn, nhanh chóng, thuận tiện.
Hoạt động của cảng Green Port hàng năm đem lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: doanh thu từ khai thác cảng chiếm tỷ
trọng khoảng từ 30 - 40% trong tổng doanh thu hàng năm, lợi nhuận gộp đóng góp
khoảng từ 65 - 70% trên tổng lợi nhuận gộp.
∗ Kinh doanh bãi Container và kho hàng
Hệ thống kho bãi của Viconship trải dài từ Hải Phòng, đến Đà Nẵng và Hồ Chí

Minh với tổng diện tích bãi và kho lần lượt là 400.000m2 và 28.000m2 (trong đó, lớn
nhất là Bãi Container Viconship có diện tích 90.000m2 và 2 kho CFS có tổng diện tích
20.000m2 tại Trung tâm Logistic Xanh và đều tại Hải Phịng). Nhờ uy tín cũng như
kinh nghiệm lâu năm trong ngành, mà hàng năm hoạt động này đã mang lại cho
Viconship khoảng 17 - 29% tổng doanh thu và 17 – 23% lợi nhuận.
∗ Đại lý tàu và đại lý giao nhận
Hiện nay Viconship đang là đại lý tàu biển duy nhất của hai hãng tàu lớn trên thế
giới là hãng tàu biển TS. Lines và DongYoung Shipping tại Việt Nam.


∗ Vận tải đa phương thức
Viconship cung cấp một hệ thống toàn diện dịch vụ giám sát tiếp vận Container,
sắp xếp, bố trí, chun chở nội địa, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa và cho thuê Container.
Đồng thời, với đội ngũ nhân viên gồm các chuyên gia lành nghề trong khai báo thủ tục
hải quan về hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng biển và địa điểm thông quan trong đất
liền Viconship đảm bảo các chuyến hàng xuất nhập khẩu sẽ được giải quyết một cách
chuyên nghiệp, hiệu quả và nhanh chóng.
∗ Sửa chữa và cho thuê container
Với đội ngũ nhân viên giỏi có chứng nhận IICL, Viconship đáp ứng thoả mãn
những yêu cầu của khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn của MNR.
1.1.3.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Viconship với phương châm hoạt động “ chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng”
cùng với văn hóa coi “ con người là cội nguồn của sức mạnh” đang dần trở thành một
trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và khu
vực. Viconship đã trở thành đại lý cho nhiều hãng tàu lớn trên thế giới như: Namsung,
Evergreen, Cosco, Heung-A, Sinotrans, ... Đồng thời Viconship luôn cam kết mang đến
những dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng, cung cấp giải pháp logistics sáng tạo với

giá thành hợp lý để chất lượng dịch vụ liên tục được cải tiến vì khách hàng và lợi ích
chung của các cổ đông.
1.1.4.

Mạng lưới và đối tác

Công ty Cổ phần Container Việt Nam có trụ sở chính tại : 11 Võ Thị Sáu - Quận
Ngơ Quyền - Thành Phố Hải Phịng - Việt Nam. Về tổ chức, Công ty đã mở rộng và
phát triển thêm nhiều đơn vị thành viên, các chi nhánh, văn phòng đại diện rộng khắp
cả nước như tại thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng…
nhằm tăng cường và mở rộng hệ thống Marketing, giữ vững và phát triển thị phần dịch
vụ Container trong điều kiện có nhiều đơn vị mới ra đời cùng cạnh tranh dịch vụ này.
Cho đến nay, Công ty đã khá hồn thiện về mơ hình tổ chức với hệ thống các đơn vị
thành viên trải khắp ba miền Bắc, Trung, Nam như sau:
∗ Đơn vị thành viên:










Văn phịng đại diện tại Hà Nội
Cơng ty Cổ phần Container Miền Trung
Cơng ty TNHH MTV Viconship Hồ Chí Minh
Cơng ty cổ phần Cảng xanh VIP
Xí nghiệp cảng Viconship – Green Port

Công ty TNHH MTV Trung tâm Logistics xanh
Công ty TNHH MTV Bến Xanh
∗ Công ty liên kết
− Công ty cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ
− Cơng ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng
− Công ty TNHH MTV Vận tải biển Ngôi sao tương lai


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM
2.1. Cơ cấu tổ chức

*Thông tin ban lãnh đạo:





Chủ tịch HĐQT : Ơng Nguyễn Việt Hịa
Tổng giám đốc : Ơng Nguyễn Văn Tiến
Giám đốc Tài chính : Ông Trần Xuân Bạo
Giám đốc Kỹ thuật : Ông Nguyễn Thế Trọng


2.2. Nguồn lực
2.2.1.

Nguồn nhân lực

Bên cạnh việc củng cố, hoàn thiện mơ hình tổ chức Viconship cịn thực hiện tốt

cơng tác nhân sự và tuyển dụng lao động. Viconship luôn đặt ra các yêu cầu, các tiêu
chuẩn nhất định cho mỗi ứng viên như : Trưởng phòng khai thác cho Công ty cần phải
Tốt nghiệp đại học, thông thạo tiếng Anh, có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm về khai
thác cảng, shipping, logisitics và 2 năm làm ở vị trí từ phó phịng hoặc tương đương trở
lên, kỹ năng tổ chức và sự chú ý đến từng chi tiết và chính xác, có khả quy hoạch bến
bãi và tối ưu hóa sử dụng PTTB của cảng, có khả năng để đối phó và xử lý các tình
huống với sự điềm tĩnh, có khả năng cân bằng khối lượng cơng việc theo thời hạn ngắn
và thay đổi các ưu tiên trong một môi trường nhịp độ nhanh, kỹ năng giao tiếp nói và
viết tốt, kỹ năng lãnh đạo và chỉ huy ; hay đối với các vị trí nhân viên bình thường
cũng cần người ứng viên có tới 2 năm kinh nghiệm trở lên và các yêu cầu về ngoại ngữ
và chun mơn tương đối vững, cịn đối với vị trí cao như Giám đốc thì cần phải có
kinh nghiêm từ 5 năm trở lên và các yêu cầu chuyên môn cao.
Đồng thời với phương châm “ chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng” Viconship
còn đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trong năm 2015,
Công ty đã đào tạo và phát triển nguồn lực theo các nội dung :






Quản lý : 35 người được cử đi học trong nước và nước ngồi
Chun mơn nghiệp vụ : 138 người được cử đi học trong nước và nước ngoài
Ngoại ngữ : 15 người
Huấn luyện định kỳ : 650 người
Đào tạo nghề 2 : 95 ng


2.1.2.


Cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị và các nguồn lực khác

Là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hoá bằng Container,
trong quá trình hoạt động, Viconship ln coi trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng, công
nghệ, trang thiết bị sản xuất. Cho đến nay, Viconship đã có hệ thống cảng container,
kho bãi, đội xe riêng phục vụ cho các dịch vụ vận chuyển hàng hóa thơng thường và
hàng container ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, cung cấp đấy đủ phương tiện cho tất cả
các phương thức dịch vụ hàng hóa, tạo mối liên hệ gắn kết giữa người gửi, người nhận
và chủ hàng. Cụ thể là :
 Về Cảng biển

Hình 2.2 Cổng vào Vip Green Port
Ngày 27/11/2015, Viconship đã tổ chức lễ khánh thành cảng Vip Greenport
( Cảng xanh VIP) tại Khu kinh tế Đình Vũ, Cát Hải, phường Đơng Hải 2, quận Hải An,
thành phố Hải Phòng.
VIP Greenport là cảng đầu tiên tại vị trí cửa ngõ khu vực cảng Hải Phịng, với vị
trí thuận lợi nhất khu vực cảng Hải Phịng. Cảng có độ sâu trước bến -9,5 m; vũng
quay 320m, chiều dài cầu tàu 400m, cảng được trang bị 04 QC hiện đại (tầm với 13
hàng Cont), Cảng cho phép đón cùng lúc 02 tàu trọng tải 2.000 Teus. Tại khu vực bãi
container, Vip Greenport trang bị hệ thống 8 cẩu giàn RTG cuả Nhật Bản và Châu Âu
sử dụng điện năng, đảm bảo môi trường trong sạch.
Vip Greenport được đánh giá hình mẫu của các doanh nghiệp cảng vừa và nhỏ ở
Việt Nam khi tham gia khối thị trường chung TPP đồng thời cũng là doanh nghiệp cảng


tiêu biểu của Hải Phịng trong thực hiện mơ hình cảng xanh, đóng góp hiệu quả vào sự
phát triển của thành phố trong những năm tới.

Hình 2.3 Cổng vào Green Port
Nằm ở phía trong là cảng GREENPORT, có vị trí tại vĩ độ 20°51 Bắc, 106°43

kinh Đông, cách phao số 0 20 hải lý (gần khu Chùa Vẽ, ở hạ lưu Sơng Cấm). GREEN
PORT có tổng chiều dài cầu tầu là 371 m (gồm cả 2 cầu tàu và 1 cầu sà lan) với độ sâu
mớn nước tại cầu tàu là 8 m. Cầu số 1 đã đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2004 và
cầu số 2 đưa vào hoạt động từ tháng 3/2006. Tháng 01 năm 2008 đưa thêm cầu xà lan
vào hoạt động.
Từ ngày 21/08/2015, hệ thống cổng mới trang bị đồng bộ camera và barcode
scanner đã đi vào hoạt động chính thức, ổn định tạo sự thuận tiện, nhanh chóng cho lái
xe giao nhận container và hỗ trợ giao nhận cổng nhập liệu nhanh, kiểm soát đúng thực
tế xe / container qua cổng. Với việc áp dụng cổng mới và hệ thống PL-TOS RTC, cùng
kiểm sốt vị trí container chính xác theo thời gian thực, thời gian giao nhận bình quân
từ lúc xe chủ hàng vào cảng đến lúc ra khỏi cổng cảng tại Greenport là 15-20 phút; tạo
một sự chuyển biến về tốc độ phục vụ khách hàng lên gần 2 lần so với trước đây (từ
30-40 phút).


 Về kho - bãi
• Kho CFS
Với hệ thống kho bãi rộng hơn 20.000 m2 ( gồm hơn 5.000 m2 kho CFS ở cảng
Container Chùa Vẽ Hải Phòng và 15.000 m2 kho CFS tại khu vực Đình Vũ) được xây
dựng và trang bị hệ thống hiện đại từ các phương tiện, phần mềm, hệ thống camera an
ninh, hệ thống PCCC, Viconship sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về lưu
kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa thơng qua hệ thống vận tải tồn quốc.
Cung cấp dịch vụ kho bãi và đóng hàng xuất nhập theo yêu cầu của tất cả các
khách hàng trong và ngoài nước. Dịch vụ của chúng tơi gồm sắp xếp và đóng rút hàng
vào ra cho các loại Container, kể cả Container khung và Container phằng. Đảm bảo an
tồn cho hàng hố với nhiều chủng loại khác nhau.

Hình 2.4 Kho CFS



• Bến bãi container
Với dây chuyền đóng gói và bốc dỡ hàng hoá hiện đại, cách thức quản lý chuyên
nghiệp, địa thế an toàn, Bến bãi Container Viconship (với diện tích gần 400,000 m2) đã
được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thông quan ... Bãi Viconship quản lý hàng
Container cho hầu hết các hãng tàu chính hoạt động tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh
nghiệm trong dịch vụ khai thác kho bãi, Bãi Viconship đảm nhận việc đóng và lưu kho
tất cả các loại hàng Container, sắt thép, thiết bị hóa chất và xăng dầu, chuyên chở
những thiết bị này từ từ tàu đến kho chứa và ngược lại.

Hình 2.5. Bãi Container


 Về phương tiện vận tải
Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực vận tải Container, với đội xe 140 đầu
kéo Viconship có khả năng vận chuyển trên tất cả các miền của đất nước Việt Nam và
vận chuyển cho các loại hàng hóa khơng hạn chế về chiều rộng, kích thước to nhỏ.
Việc sử dụng các loại xe chuyên dụng cùng đội ngũ lái xe tay nghề cao đã tạo cho cơng
ty một uy tín vững chắc. Đây là một cơng việc tỉ mỉ, địi hỏi độ an tồn và tính khẩn
trương, cần thiết trong việc nối liền các tuyến đường biển và đường bộ. Bên cạnh
đó,Viconship cịn hợp tác với Công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng ga xe lửa tại
Cảng Container Viconship và chuyên chở tất cả các loại hàng hố đến nơi nhận bằng
tàu hỏa.

Hình 2.6. Xe vận tải


2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship) trong 3

năm gần đâ

KẾT QUẢ KINH DOANH
(Triệu VND)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Năm
2015
927.823

Năm
2014
891.242

Năm
2013
791.875

Giá vốn hàng bán

557.308

579.452

488.633

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

370.515


311.790

303.242

Doanh thu hoạt động tài chính

14.460

16.160

15.624

Chi phí tài chính

1.659

(7.766)

(4.226)

Chi phí bán hàng

8.069

2.959

3.310

Chi phí quản lý doanh nghiệp


41.176

45.094

31.343

344.112

287.662

288.439

2.016

1.417

2.356

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Phần lợi nhuận/lỗ từ cơng ty liên kết liên doanh

13.318

Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế

346.128

302.397


290.795

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

276.689

248.084

227.411

2.2.2.

Phân tích – đánh giá

• Về doanh thu
Dựa vào bảng số liệu ở trên ta có thể thấy :
− Doanh thu năm 2013 đạt 807.499 triệu đồng, năm 2014 đạt 907.402 triệu đồng ; như
vậy so với năm 2013 doanh thu năm 2014 đã tăng 99.903 triệu đồng (tương ứng tăng
12,37 %). Trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ
trọng lớn nhất, là 791.875 triệu đồng trong năm 2013 ; 891.242 triệu đồng trong năm
2014, như vậy so với năm 2013 đã tăng 99.367 triệu đồng.
− Doanh thu năm 2015 đạt 942.283 triệu đồng ; như vậy doanh thu năm 2015 đã tăng
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm
34.881 triệu đồng (tương ứng tăng 3,8%) so với năm 2014 và tăng 134.784 triệu đồng
(tương ứng tăng 16,69%) so với năm 2013. Trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng


và cung cấp dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất : 927.823 triệu đồng trong năm 2015,
như vậy so với năm 2014 đã tăng 36.581 triệu đồng.
• Về chi phí

− Qua bảng phân tích ta thấy tổng chi phí năm 2014 là 588.845 triệu đồng ; năm 2013 là
581.695 triệu đồng, như vậy năm 2014 tăng một lượng là 7.150 triệu, đạt 1,23%. Chi
phí của 2 năm chênh nhau do các chi phí nhiên liệu, tiền lương, chi phí sửa chữa năm
2014 tăng lên so với năm 2013.
− Qua bảng phân tích ta thấy tổng chi phí năm 2015 là 501.080 triệu đồng ; năm 2014 là
588.845 triệu đồng, như vậy năm 2015 tăng một lượng là 87.765 triệu, đạt 17.5%. Năm
2015 các chi phí nhiên liệu, tiền lương, chi phí sửa chữa tăng lên so với năm 2014 đồng
thời các chi phí vật liệu, điện năng, khấu hao cơ bản lại cũng tăng lên.
• Về lợi nhuận
− Do tốc độ tăng doanh thu của năm 2014 so với năm 2013 nhanh hơn tốc độ tăng chi
phí nên lãi của năm 2014 đã tăng so với năm 2013. Năm 2014 lãi trước thuế đạt
302.397 triệu đồng, năm 2013 đạt 227.411 triệu đồng.
− Do tốc độ tăng doanh thu của năm 2015 so với năm 2014 nhanh hơn tốc độ tăng chi
phí nên lãi của năm 2015 đã tăng so với năm 2014. Năm 2014 lãi trước thuế đạt
302.397 triệu đồng, năm 2015 đạt 276.689 triệu đồng. Công ty cần phát huy đồng thời
củng cố nâng cao chất lượng các mặt công các quản lý kinh tế, đẩy mạnh tiếp thị, cải
tiến công tác điều hành phục vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng….

2.3. Phân tích ngành.
2.3.1.

Hiện trạng ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu cầu logistics
ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm.Tuy nhiên, theo
nghiên cứu và đánh giá của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics tại
Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics và chỉ dừng lại ở mức
độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn cuả chuỗi dịch vụ quan trọng này.
Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh



nghiệp vừa và nhỏ, quy mơ và năng lực cịn nhiều hạn chế , song tính hơp tác và liên
kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp.
Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung cịn nghèo nàn, manh
mún, bố trí bất hợp lý; tổ chức quản lý còn chồng chéo, cũng như thủ tục thơng quan
cịn nhiều khó khăn, phức tạp đã gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng do dịch vụ không chắc
chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho tình trạng trở nên
khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường logistics trong nước.


2.3.2.

Cơ hội và thách thức đối với ngành dịch vụ logistic

− Cơ hội:
Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải biển
như: Bờ biển dài với hơn 3.260km bờ biển, có nhiều cảng nước sâu, có biên giới với
Trung Quốc, Lào, Campuchia; hệ thống sơng ngịi chằng chịt và hệ thống đường bộ
dọc theo đất nước; ở vị trí như một lan can nhìn ra biển… thì việc phát triển vận tải
biển là một tất yếu, nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển
và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển
cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày
càng tăng, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động giao nhận đã bắt
đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như cũng như của các doanh
nghiệp trong và ngồi nước.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc giao lưu hàng hóa
giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài tăng
cường liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế

xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều cơng trình khác… Đó chính là cơ hội
lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải.
− Thách thức:
Từ khi gia nhập WTO, bên cạnh những quy định có lợi cho ta thì cũng có nhiều
quy định mà ngành giao nhận phải tuân thủ. Theo đó, Việt Nam sẽ cho phép các cơng
ty dịch vụ hàng hải có 100% vốn nước ngồi hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều
này sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ngay
trên sân nhà, bên cạnh đó khách hàng ngày càng khó tính chính là những thách thức
không nhỏ cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải.
Hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận của ta còn rất nhỏ bé, manh mún, các
doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẵn sàng phá giá để lôi kéo khách hàng. Đây
chính là tiền lệ xấu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài “nhảy” vào khai
thác, đe dọa sự phát triển của ngành cơng nghiệp giao nhận cịn non trẻ của Việt Nam.
Bên cạnh đó giá cả dịch vụ giao nhận của Việt Nam tương đối rẻ nhưng dịch vụ không


chắc chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho tình trạng
trở nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Với nguồn nhân lực mang tính chắp vá, vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất
lượng, ngành dịch vụ này khó có cơ hội để cạnh tranh bình đẳng được với những đối
thủ danh tiếng nước ngoài. Ngoài ra tập quán mua CIF bán FOB dẫn đến doanh nghiệp
trong nước chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10% - 18% lượng hàng xuất nhập
khẩu.
2.3.3.

Tiềm năng và xu hướng phát triển của ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam

Đây là thị trường được đánh giá nhiều tiềm năng, là một “miếng bánh ngon” và
cần phải có sự phối hợp, chung tay giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp để phát triển.
Với tốc độ tăng trưởng được dự báo từ nay cho đến năm 2020 là 12%/năm và kim

ngạch xuất nhập khẩu đạt 623 tỷ USD vào năm 2020 (nguồn World Bank), Việt Nam
đang là điểm đến của các nhà đầu tư.
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), chi phí
logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP mỗi năm, cao hơn rất nhiều so với các
nước như Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan.
Trong thời gian tới, khi TPP chính thức được ký kết với nhiều dịng thuế về 0%,
hứa hẹn sự phát triển sơi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây được
coi là cơ hội lớn cho ngành logistics “bùng nổ”.


CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CONTAINER VIỆT NAM
3.1. Sức cạnh tranh của công ty trên thị trường
Do lịch sử hình thành sớm hơn các doanh nghiệp cảng biển tại khu vực cảng Hải
Phòng cùng với thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh khép kín đáp ứng được đa dạng nhu
cầu của khách hàng, nên Viconship có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp
trong ngành cảng biển. Lượng khách hàng của Công ty đa phần là khách hàng truyền
thống và lâu năm, do đó cơng ty khơng phải q tốn kém chi phí marketing hay chào
hàng. Trong tìm kiếm khách hàng mới, Viconship cũng khơng gặp nhiều khó khăn.
Bằng chứng là khi khách hàng lớn Evergreen chuyển sang sử dụng VIP Green, tháng
4.2016, Green Port đã tìm được 3 khách hàng mới thay thế.
Đồng thời, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như các
hiệp định tự do thương mại khác có hiệu lực, nhu cầu vận chuyển, lưu trữ hàng hóa dự
báo sẽ còn tăng mạnh. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson chỉ
ra, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia TPP có thể tăng trưởng đến 30%.
Tác động này cùng với những thay đổi về môi trường pháp lý và thủ tục hành chính
càng mở ra cơ hội tăng trưởng lớn cho ngành dịch vụ cảng biển và logistics. Với tiềm
năng đó, Viconship có nhiều cơ sở để kỳ vọng vào những bứt phá mới trong tương lai.


3.2. Các điều kiện kinh doanh
3.2.1.

Những thuận lợi của công ty trong hoạt động giao nhận

3.2.1.1 . Chính sách nhà nước
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, nguồn vốn vay kích cầu với lãi suất thấp
tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao, đổi mới trang thiết
bị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chính sách quản lí vĩ mơ của nhà nước
tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao nhận như những đổi mới trong luật
Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu… Ví dụ như là nếu trước đây hải quan sẽ giúp khai


báo hải quan thì bây giờ chủ hàng sẽ tự khai báo và chính điều này đã giúp cho dịch vụ
khai thuê hải quan phát triển mạnh mẽ và nâng cao vị trí của người giao nhận. thêm
vào đó là những quy định về chông tiêu cực trong hoạt động hải quan cũng giúp cho
việc làm thủ tục hải quan trở nên dễ dàng hơn.
3.2.1.2. Công việc
Viconship với lịch sử hình thành lâu năm đã xây dựng được cho mình uy tín và
thương hiệu vững chắc. Đồng thời, nhờ trung thành với ngành cốt lõi và chỉ đầu tư vào
đây, Viconship đã đạt những lợi thế như xây dựng được mơ hình hoạt động khép kín
(gồm bốc xếp, kho bãi, đại lý tàu, vận chuyển, logistics và sửa chữa tàu...), nắm 12%
thị phần ở khu vực Cảng Hải Phòng xét về sản lượng container. Hướng kinh doanh tập
trung và khép kín của Viconship đã giúp Cơng ty thốt khỏi tình cảnh ảm đạm của
ngành vận tải biển. Cụ thể, trong khi 94 hãng vận tải container thua lỗ hoặc đứng trên
bờ phá sản, Viconship là một trong 4 doanh nghiệp hiếm hoi của ngành có lãi. Thậm
chí, từ năm 2004 đến nay, bất chấp tình hình kinh doanh có nhiều biến động, Viconship
vẫn duy trì đà tăng trưởng liên tục, đều đặn cả về doanh thu lẫn lợi nhuận sau thuế. Đặc
biệt trong năm 2015, tận dụng nhu cầu đột biến về container lạnh Viconship đã gia tăng
biên lợi nhuận gộp đạt xấp xỉ 40%, chỉ đứng sau Cảng Đình Vũ (DVP) và Cảng Đoạn

Xá (DXP).
Hơn thế nữa, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam ngày càng mở rộng, khối
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng và ưu thế về vị trí địa lý
nằm trong khu vực chiến lược của Đơng Nam Á có bờ biển kéo dài, có nhiều cảng
nước sâu đã giúp cho ngành vận tải biển Việt Nam phát triển kéo theo sự phát triển của
ngành giao nhận trong nước.
3.2.1.3 . Nhân sự
Tiếp theo phải kể đến đội ngũ nhân viên của Viconship, hầu hết đã tốt nghiệp Đại
học, nắm vững kiến thức chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận. Họ
ln ln nỗ lực, nhiệt tình hồn thành tốt cơng việc, làm hài lịng đa dạng khách
hàng… Thêm vào đó cơng ty ln tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể hồn thiện


×