Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DAP AN 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.25 KB, 5 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ
Đề số 3
Môn thi: Lý thuyết tổng hợp
Ngành (nghề): Cắt gọt kim loại
Hình thức thi : Viết

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
Thời gian: 120 phút
Trình độ:Trung cấp nghề

Câu 1 (4đ): Trình bày cấu tạo chung và các góc độ cơ bản phần cắt gọt của dao
tiện?
Cấu tạo chung của dao tiện
- Dao tiện gồm có đầu dao và thân dao, đó là hai bộ phận chủ yếu. Đầu dao là phần làm
Đầu dao

Thân dao

nhiệm vụ cắt gọt, thân dao dùng để gá lắp và kẹp chặt vào ổ dao của máy tiện, thân dao
có tiết diện vuông hoặc là hình chữ nhật hoặc hình tròn. (0,5đ)
- Đầu dao : Còn gọi là phần cắt của dao, trực tiếp làm nhiệm vụ cắt gọt được tạo thành
bởi các mặt, các đường theo các góc độ nhất định. Những mặt, đường, góc độ đó quyết
định đến thời gian sử dụng của dao, năng suất và chất lượng sản phẩm khi gia công.
(0,5đ)
1. Mặt trước.
2. Lưỡi cắt chính.
3. Lưỡi cắt phụ.
4. Mũi dao.
5. Mặt sau phụ.
6. Mặt sau chính



+ Mặt trước : Là mặt của dao tiếp xúc với phoi, quá trình cắt gọt phoi thoát ra theo
chiều này, tuỳ theo điều kiện gia công mà người ta làm mặt trước là mặt phẳng, lõm, có
me phẳng hoặc không có me. (0,5đ)
+ Mặt sau : (mặt sau chính và mặt sau phụ):
Mặt sau chính là mặt đối diện với bề mặt đang gia công.
Mặt sau phụ là mặt đối diện với mặt đã gia công
+ Lưỡi cắt chính : Là giao tuyến của mặt trước và mặt sau chính (lưỡi cắt tham gia cắt
gọt chính).


+ Lưỡi cắt phụ : Là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ (khi cắt một phần của lưỡi
cắt tham gia cắt gọt). Dao tiện có thể có một hoặc hai lưỡi cắt phụ.
+ Mũi dao : Là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ, mũi dao có thể nhọn, cung
tròn hoặc mài vát. (0,5đ)
Các góc độ cơ bản
γ1

Các góc cơ bản của dao tiện

- Các góc trong tiết diện chính
+ Góc trước chính γ : Là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét tại một điểm trên lưỡi
cắt chính.
+ Góc sau chính α : Là góc tạo bởi mặt sau chính của dao và mặt phẳng cắt gọt xét tại
một điểm trên lưỡi cắt chính.
+ Góc sắc chính β: Là góc giữa mặt trước và mặt sau chính xét tại một điểm trên lưỡi
cắt chính.
β = 90o - α - γ.
+ Góc cắt gọt chính δ: Là góc tạo bởi mặt trước và mặt phẳng cắt gọt xét tại một điểm
trên lưỡi cắt chính. δ = 90o - γ. (0,5đ)

- Các góc trong tiếp diện phụ:
+ Góc trước phụ γ1 : Là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét tại một điểm trên lưỡi cắt
phụ.
+ Góc sau phụ α1 : Là góc tạo bởi mặt sau chính của dao và mặt phẳng cắt gọt xét tại
một điểm trên lưỡi cắt phụ.
+ Góc sắc phụ β1: Là góc giữa mặt trước và mặt sau chính xét tại một điểm trên lưỡi cắt
phụ.
β1 = 90o - α1 - γ1.
+ Góc cắt gọt phụ δ1: Là góc tạo bởi mặt trước và mặt phẳng cắt gọt xét tại một điểm
trên lưỡi cắt phụ. δ1 = 90o - γ1. (0,5đ)
- Các góc trong mặt phẳng đáy
+ Góc nghiêng chính ϕ : Tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt phẳng đáy và
phương chạy dao.
+ Góc nghiêng phụ ϕ1 : Tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt phẳng đáy và
phương chạy dao.
+ Góc mũi dao ε : Là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt
phẳng đáy.
ϕ + ϕ1 + ε = 1800 (0,5đ)


Các góc trong mặt phẳng cắt gọt:
Góc nâng của lưỡi cắt chính λ : Là góc tạo bởi lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó trên
mặt phẳng đáy.
Nếu λ = 0 lưỡi cắt chính song song với mặt đáy.
Nếu λ >0 mũi dao là điểm thấp nhất của lưỡi cắt chính.
Nếu λ<0 mũi dao là điểm cao nhất của lưỡi cắt chính.



λ=0


−λ

A
Góc nâng của lưỡi cắt chính

(0,5đ)
Câu 2 (3,5đ): Trình bày phương pháp tiện côn bằng cách xê dịch ngang ụ động!
Nguyên lý:
Mặt côn được hình thành bởi sự kết hợp 2 chuyển động
- Chuyển động quay của phôi
- Chuyển động tịnh tiến dọc theo băng máy của dao trong đó đường tâm của phôi
được đánh lệch đi so với tâm trục chính một góc đúng bằng góc α cần tiện
Để đánh lệch đường tâm của phôi, người ta gá lắp phôi trên 2 mũi tâm, sau đó điều
chỉnh tâm ụ sau dịch chuyển ngang một lượng, sao cho đường tâm của phôi lệch đi so
với đường tâm của máy một góc α (0,5đ)
Đặc điểm
- Có thể gia công được các chi tiết có chiều dài côn lớn
- Chạy dao tự động nên độ bóng và độ chính xác cao
- Không gia công được các góc côn lớn do hạn chế bởi khoảng xê dịch ngang của ụ
động
- Không gia công được các mặt côn trong (0,5đ)
Phương pháp tiện

- Xác định khoảng xê dịch H theo công thực sau: H =

D−d
.L
2l



- Để xê dịch ụ sau, trước hết phải căn cứ vào vị trí của chi tiết gá trên máy mà xác định
xem xê dịch ụ động về phía bên này hay bên kia người thợ
- Tiến hành điều chỉnh vít điều chỉnh ở sườn bên của thân ụ động theo hướng đã định
một khoảng H
- Để xê dịch ngang ụ động có thể thực hiện một trong các cách sau:
+ Cách 1: Dịch chuyển ngang thân ụ động theo vạch chia độ trên thân và đế ụ động.
Trường hợp trên mặt đầu của đế ụ động không khắc vạch chia độ, có thể dịch chuyển
ngang thân ụ động sử dụng thước đo chiều dài. Đặt vạch chuẩn của thước trùng với
vạch chuẩn ở mặt đầu của đế ụ động, vặn vít điều chỉnh để thân ụ động dịch chuyển
ngang cho tới khi vạch chuẩn trên thân ụ động trùng với vạch ở trên thước có giá trị
bằng khoảng dịch chuyển ngang của thân ụ động. (0,5đ)
+ Cách 2: Đo khoảng cách giữa mũi tâm trước và mũi tâm ở ụ động được dịch chuyển.
(0,5đ)
+ Cách 3: Dịch chuyển ngang thân ụ động căn cứ vào chỉ số trên thang chia độ của đồng
hồ so, quay tay quay của ụ động để dịch chuyển nòng ụ động ra khỏi lỗ của thân ụ động
một đoạn. Sau đó gá đồng hồ so trên ổ dao, điều chỉnh cho đầu đo ngang tâm máy và
tiếp xúc với bề mặt trụ của nòng ụ động bằng tay quay của bàn dao ngang. Điều chỉnh
mặt số của đồng hồ để kim chỉ vào vạch số “0”. Vặn vít điều chỉnh để dịch chuyển
ngang thân ụ động, lượng dịch chuyển của thân ụ động được xác định theo số chỉ của
thang chia độ của đồng hồ so. Độ chính xác của khoảng dịch chuyển ngang thân ụ động
phụ thuộc vào độ chính xác của đồng hồ so. (0,5đ)
+ Cách 4: Dịch chuyển ngang thân ụ động căn cứ vào du xích bàn dao ngang, quay tay
quay của ụ động để dịch chuyển nòng ụ động ra khỏi lỗ của thân ụ động một đoạn. Điều
chỉnh cho mũi dao tiếp xúc với nòng ụ động thông qua một mảnh giấy mỏng. Sau đó lùi
dao ra hoặc tiến vào một lượng H rồi lại điều chỉnh cho nòng ụ động tiếp xúc với mũi
dao bằng vít điều chỉnh thông qua mảnh giấy mỏng. Trường hợp tiến dao vào thì trước
hết phải dùng du xích chạy dao dọc đưa dao ra khỏi nòng ụ động và tiến dao vào bằng
du xích chạy dao ngang, rồi mới điều chỉnh cho nòng ụ động tiếp xúc trở lại. (0,5đ)
+ Cách 5: Dịch chuyển ngang thân ụ động căn cứ vào chi tiết mẫu gá trên hai mũi tâm

và dùng đồng hồ so kiểm tra độ song song giữa đường sinh của bề mặt chi tiết mẫu và
hướng chuyển động tiến của dao sau khi điều chỉnh xê dịch thân ụ sau.
- Sau khi đã điều chỉnh được máy theo yêu cầu thì việc tiện như tiện mặt trụ ngoài
(0,5đ)
Câu 3: Hãy tính toán để phân độ khi phay bánh răng có Z = 71 răng. (2,5đ)
Biết:
- Đặc tính của đầu phân độ N=40
- Các bánh răng thay thế gồm có:
+ Bộ 5: 25; 30; 35; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100
+ Bộ 4: 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 44; 48; 56; 72...
Đĩa lỗ có các vòng lỗ như sau:
+ Đĩa 1: 15, 16, 17, 18, 19, 20
+ Đĩa 2: 21, 23, 27, 29, 31, 33
+ Đĩa 3: 37, 39, 41, 43, 47, 49


Giải
- Chọn z'= 70
40 4 12
= =
- Số vòng quay khi phân độ ntq =
(chọn vòng lỗ 21) (0,5đ)
70 7 21
-Sai số khi phân độ được bù lại thông qua bộ bánh răng thay thế:

a c
(70 − 71)
40
40 30
⋅ = 40

=−
=−

b d
70
70
35 60
- Kiểm nghiệm đk ăn khớp
40+35>30+15
; 60+30>25 +15 điều kiện thoả mãn
- z'< z nên đĩa chia phải quay ngược chiều tay quay
( trường hợp này phải lắp thêm bánh răng trung gian z0 ăn khớp giữa bánh c và d) (1đ)
Vậy khi gia công bánh răng có z = 71 răng cần lắp bộ bánh răng thay thế a = 40, b =
35, c = 30, d = 60 và một bánh răng trung gian z0 bất kỳ đồng thời mỗi lần phân độ
quay tay quay đi 12 lỗ trên vòng 21 lỗ. (1đ)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×