Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ VAI TRÒ của KINH tế NHÀ nước đối với sự NGHIỆP xây DỰNG lực LƯỢNG vũ TRANG, bảo đảm KINH tế CHO QUỐC PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.05 KB, 78 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định phải tiếp tục củng cố và phát triển
có hiệu quả kinh tế nhà nước nhằm thực hiện tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hỗ trợ các
thành phần khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý; tạo dần nền tảng cho chế độ xã hội mới.
Sau khi Mỹ buộc phải bỏ cấm vận bình thường hoá quan hệ ngoại giao với
Việt Nam, quan hệ kinh tế giữa ta với các nước ngày càng mở rộng. Tuy nhiên các
thế lực thù địch với Việt Nam đang lợi dụng mặt trận kinh tế để mở rộng cuộc tấn
công chế độ ta. Đây là cuộc đấu tranh kinh tế, dùng kinh tế để giải quyết vấn đề
chính trị, với mưu đồ đó làm chúng ta tan rã nhanh trong sự thịnh vượng kinh tế.
Bằng con đường đó, thông qua chiến lược đầu tư, liên doanh, liên kết hợp tác,
chúng có kế hoạch chiếm lĩnh thị trường, đòi tư nhân hoá kinh tế nhà nước, thúc
đẩy phát triển kinh tế tư nhân..., cùng với hàng loạt biện pháp trên các mặt trận
khác hòng làm chúng ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình đó, đang đặt
ra những vấn đề mớ mẻ phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn để kinh tế nhà
nước giữ vững và phát huy được chức năng kinh tế - xã hội của mình.
Kinh tế nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế bảo đảm cho
quốc phòng ở Việt Nam. Trong điều kiện nước ta đang xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tác động của cơ chế thị trường đang đặt ra
nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết đối với thực trạng hiện nay của kinh tế nhà
nước. Từ đó để kinh tế nhà nước vươn lên, vừa bảo đảm vai trò chủ đạo nền kinh
tế, vừa bảo đảm kinh tế tốt nhất cho nền quốc phòng nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Lực lượng quân đội làm kinh tế - một bộ phận kinh tế nhà nước trong tình
hình mới, phải hoạt động như thế nào để vừa góp phần tham gia phát triển kinh tế,
xây dựng sức mạnh kinh tế nhà nước, vừa trực tiếp bảo đảm kinh tế cho quốc
phòng, nhưng vẫn giữ được sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù
khi chiến tranh xảy ra.


Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Những năm trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa - nhất là Liên Xô và ở
nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chất, phạm vi mức độ ảnh hưởng
của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh- nay
gọi là kinh tế nhà nước) đối với bảo đảm kinh tế cho quốc phòng, cũng như vai trò
của các lực lượng quân đội làm kinh tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa (13, 111,112, 113, 114). Những vấn đề được nghiên cứu
trên có rất nhiều yếu tố không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thời kỳ
quá độ ở nước ta hiện nay, khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng lực sản
xuất còn thấp kém, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chưa được củng cố hoàn
thiện; khi vẫn còn tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế và các thành phần
kinh tế đó lại vận động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nước, ở các cấp độ và khía cạnh khác nhau cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu đánh giá sự hoạt động của kinh tế nhà nước (28, 54, 82, 86...). Các nhà
khoa học đã phân tích những thành tựu, đóng góp to lớn của kinh tế nhà nước trong
việc thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân, góp phần đưa đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đồng thời, trong các tác phẩm của
mình, các nhà nghiên cứu cũng thực sự trăn trở lo lắng về thực trạng còn kém hiệu
quả kinh tế nhà nước, cố gắng tìnm hiểu nguyên nhân và đã có nhiều mạnh dạn đề
xuất ý kiến nhằm giúp kinh tế nhà nước phát triển, thực hiện đúng chức năng, vai
trò của nó.
Gần đây, luận án Phó tiến sỹ kinh tế: “Kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Cừ, đã hệ thống
hoá “quá trình hình thành và phát triển của kinh tế quốc doanh và từ đó làm rõ
phương hướng đổi mới và một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của
kinh tế quốc doanh trong giai đoạn hiện nay”.
Như vậy, các tác giả đã đặt kinh tế nhà nước vào đối tượng nghiên cứu của

mình, nhưng chưa ai đặt tiếp vấn đề: kinh tế nhà nước trong cơ chế kinh tế mới
đảm bảo kinh tế cho quốc phòng hiện nay ở nước ta ra sao, với mức độ nào ? Hơn
nữa hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về lực lượng lao động sản xuất và làm
kinh tế của quân đội - một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước trong việc thực
hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước nói chung và củng cố phát
triển kinh tế nhà nước nói riêng.


Kinh tế là cơ sở của sức mạnh quốc phòng đất nước. Việc phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm lực kinh tế quân sự, đến
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Đây chính là vấn đề còn ít người nghiên
cứu.
Từ nhu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn của đề tài và tình hình nghiên cứu
kinh tế nhà nước như đã nêu ở trên trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, kinh tế quân
sự, đã cho phép tác giả xác định đề tài cùng với mục đích nghiên cứu và những
nhiệm vụ cơ bản đặt ra cần giải quyết.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu vai trò của kinh tế nhà nước đối với việc
bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu và phân tích tác
động của quá trình tăng cường củng cố vai trò của kinh tế nhà nước đối với nhiệm
vụ nâng cao sức mạnh của lực lượng vũ trang và nền quốc phòng ở nước ta: luận
giải vai trò, trách nhiệm của quân đội trong việc tăng cưòng tiềm lực quốc phòng
và xây dựng kinh tế nhà nước, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong quá trình này.
Luận án có nhiệm vụ
- Khái quát những vấn đề căn bản phản ánh vai trò của kinh tế nhà nước đối
với sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang, đảm bảo kinh tế cho quốc phòng.
- Làm rõ những thực tế khó khăn của kinh tế nhà nước trong phát triển sản
xuất, nâng cao hiệu quả, thực hiện vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân và những

hạn chế của nó đối với việc đảm bảo kinh tế cho quốc phòng hiện nay
- Đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm giải quyết các khó khăn, hạn chế hiện
nay của kinh tế nhà nước, tạo ra khả năng hợp lý đảm bảo đảm kinh tế cho quốc
phòng.
- Làm rõ vai trò, trách nhiệm, khả năng và những mặt được, chưa được lực
lượng quân đội làm kinh tế đối với quá trình kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây
dựng, củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và trực tiếp bảo đảm kinh tế cho quốc
phòng ở nước ta hiện nay.
Những đóng góp mới về khoa học của luận án


Thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên, luận án có thể đem lại những điểm mới
về mặt khoa học sau đây:
- Nêu lên được vai trò kinh tế nhà nước - bộ phận quan trọng nhất của nền
kinh tế quốc dân bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở nước ta: những điều kiện, khả
năng, năng lực thực tế cũng như những khó khăn, hạn chế của nó trong thực hiện
nhiệm vụ trên. Từ đó đề xuất một số giải pháp kinh tế, nhằm nâng cao sức mạnh
của khu vực kinh tế nhà nước trong thực hiện vai trò chủ đạo nền kinh tế và trong
bảo đảm các nhu cầu cho quốc phòng.
- Làm rõ những thế mạnh, tiềm năng, khả năng của quân đội, kiến nghị một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện hai nhiệm vụ: củng cố và
tăng cường sức mạnh kinh tế nhà nước và góp phần bảo đảm trực tiếp các nhu cầu
kinh tế cho quốc phòng.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ những nhận thức mới, những yêu cầu mới đối với
kinh tế nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường thực hiện bảo đảm kinh tế cho
quốc phòng ở nước ta hiện nay; góp phần cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn
trong nhiệm vụ hoạch định chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển của khu vực
kinh tế nhà nước.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, biên soạn và giảng

dạy một số chủ đề kinh tế chính trị, kinh tế quân sự trong các trường quân đội.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm tư tưởng chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế chính trị, kinh tế quân sự, về học
thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chiến tranh quân đội; các văn kiện của
Đảng Cộng sản Việt Nam; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các
chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị;
các chỉ thị, quyết định của các Tổng cục, các Bộ, các ngành có liên quan; một số
luận điểm quan trọng trong các bài nói, bài viết của các tác giả trong và ngoài
nước.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án dựa trên phương pháp nghiên cứu cơ
bản của kinh tế chính trị học Mác - Lê-nin: Trừu tượng hoá khoa học kết hợp lôgíc


với lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế cụ
thể như: thống kê, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp so sánh, phương
pháp chuyên gia.
CHƯƠNG I
KINH TẾ NHÀ NƯỚC VỚI VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM KINH TẾ CHO QUỐC
PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
I.1. Vai trò và thành tựu của kinh tế nhà nước đối với việc bảo đảm kinh tế
cho quốc phòng ở việt nam hiện nay
I.1.1. kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó đối với nền
kinh tế ở nước ta
Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể tiểu
chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế ấy tác
động tương hỗ, đan quyện vào nhau, hợp tác liên doanh, liên kết với nhiều hình
thức ngày càng mở rộng và đa dạng, được định hướng bằng kế hoạch, chính sách
của Nhà nước và chịu sự tác động của các quy luật và quan hệ kinh tế thị trường,

trong đó sự cạnh tranh tất yếu sẽ diễn ra. Tuy nhiên, trong điều kiện một nền kinh
tế hàng hóa có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì sự cạnh tranh đó phải
trong khuôn khổ pháp luật, phải được gắn liền với liên kết kinh tế, phân công và
hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm khắc phục tình trạng tự phát; tận dụng mọi tiềm
năng, thế mạnh của từng đơn vị kinh tế, từng lĩnh vực, từng vùng của cả nước.
Cạnh tranh vừa là một yếu tố thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm, vừa là đòn bảy kinh tế có hiệu quả đảm bảo hoàn thành kế
hoạch ở từng đơn vị cơ sở, thực hiện được các mục tiêu kinh tế ở tầm vĩ mô và lớn
mạnh, không ngừng phát huy vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế. Đây là vấn đề có
tính nguyên tắc của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề “ai thắng ai” nhằm giữ vững
định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Kinh tế nhà nước là một phạm trù kinh tế, một thành phần kinh tế, mà cả về
nội dung lý luận và hình thức biểu hiện đang có sự vận động phát triển và hoàn
thiện. Trước đây, do nhận thức chưa đúng và cách làm duy ý chí, nóng vội chủ
quan, muốn đốt cháy giai đoạn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã gấp
rút mở rộng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nhằm nhanh chóng hình thành sở


hữu toàn dân và sở hữu tập thể, kìm hãm và xoá bỏ các thành phần kinh tế khác
trong khi không thấy hết tình trạng thấp kém của lực lượng sản xuất, sự hụt hẫng,
trì trệ của trình độ quản lý kinh tế. Sai lầm đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc
nhở nhiều lần để toàn Đảng, toàn dân ta hiểu đúng bản chất xã hội xã hội chủ
nghĩa. Trong bài diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn ái Quốc
ngày 7/9/1957, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh” “Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản
xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có áp bức
bóc lột. Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc
hậu thành một nước công nghiệp...”(10). Sau khi phân tích rõ điều kiện đặc thù cụ
thể với điểm xuất phát rất thấp của đời sống kinh tế, xã hội nước nhà đi lên chủ
nghĩa xã hội, tình trạng Tổ quốc tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Bác đặt ra cho
toàn Đảng, toàn dân câu hỏi lớn: “Trong những điều kiện như thế, chúng ta phải

dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ
nghĩa xã hội ?”(10).
Điều Bác dạy cho chúng ta thấy rõ, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
nếu chỉ tập trung xây dựng kinh tế nhà nước chủ yếu theo chiều rộng, nặng về mặt
chính trị, xã hội, không chú ý đúng mức đến hiệu quả kinh tế, duy trì sự hoạt động
của nó bằng bất cứ “giá” nào, đã đem lại hậu qua nặng nề buộc chúng ta phải trả
giá. Thực tiễn lịch sử thời gian qua đòi hỏi chúng ta nghiêm khắc xem xét, điều
chỉnh lại cơ cấu, quy mô, cách làm ăn của kinh tế nhà nước cho phù hợp. Nói cách
khác, chúng ta phải quan niệm lại, nhận thức lại một cách đúng đắn hơn, đầy đủ
hơn, hợp với thực tiễn của đất nước về kinh tế nhà nước.
Trước đây, chúng ta dùng khái niệm kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phận kinh
tế do Nhà nước trực tiếp quản lý, kinh doanh. Về mặt sở hữu, kinh tế quốc doanh
là sở hữu toàn dân biểu hiện ở 100% vốn của Nhà nước dưới hình thức các cơ sở
kinh tế quốc doanh: nhà máy, hầm mỏ, nông, lâm trường, xí nghiệp... trên ý nghĩa
đó, kinh tế quốc doanh chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước. Trong luận án
những chỗ chúng tôi dùng khái niệm “Kinh tế nhà nước”. Kinh tế nhà nước là khu
vực kinh tế do Nhà nước làm chủ sở hữu, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, đất
đai, tài nguyên, khoáng sản, kết cấu hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng, ngân
hàng nhà nước, dự trữ quốc gia, hệ thống bảo hiểm nhà nước... Trong đó các doanh
nghiệp nhà nước là bộ phận cấu thành quan trọng nhất.


Như vậy, kinh tế nhà nước bao gồm toàn bộ “Tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà
nước được sử dụng dưới nhiều hình thức, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, vừa
tăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của Nhà nước đối với các hoạt
động kinh tế, như: đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (gồm những doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước hay nhà nước nắm một tỷ lệ cổ phần đủ sức khống
chế); giao quyền sử dụng lâu dài (đất đai, rừng...); cho thuê, tô nhượng (hầm mỏ),
liên doanh; góp cổ phần, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc những thành
phần khác”(88).

Sự phân định trên hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống kinh
tế nhà nước, cho phép ta hiểu đầy đủ, đúng đắn hơn về kinh tế nhà nước. Nó là một
hệ thống đa dạng, không duy nhất chỉ là các doanh nghiệp nhà nước. Nó là toàn
bộ tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nước sử dụng dưới nhiều hình thức, tham gia
hoạt động trong nhiều thành phần kinh tế. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp vói
quan niệm chung của thế giới về kinh tế nhà nước.
Trong báo cáo của Liên hợp quốc về tình hình kinh tế - xã hội, được các nhà
khoa học nước ta dẫn ra đã nêu lên rằng, kinh tế nhà nước có mặt hầu hết như ở tất
cả các quốc gia trên thế giới. Tỷ trọng tài sản cố định của kinh tế nhà nước (với tư
cách là các doanh nghiệp), so với tổng số vốn cố dịnh trong toàn bộ nền kinh tế
vào năm 1980 ở Mỹ là 4%; ốtxtrâylia, Anh và Nuy là 17%, An giê ri 68%, còn các
nước khác như Thái Lan. Phi líp pin, Cô lôm bia khoảng 15%(49). Cũng không
nên quan niệm rằng, ở các doanh nghiệp này, Nhà nước phải đầu tư 100% vốn ở
nhiều quốc gia, các công ty quốc doanh là công ty có cổ phần khống chế của Nhà
nước. Ví dụ, ở Hàn Quốc, các công ty có 10% vốn trở lên của Nhà nước là công ty
nhà nước (55). Tuy quá trình hình thành, phát triển kinh tế nhà nước và tỷ trọng
của nó trong nền kinh tế của mỗi nước có khác nhau, song vai trò của nó, sự hiện
diện của nó như một tất yếu khách quan đã cho phép các quốc gia sử dụng nó để
quản lý, điều tiết nền kinh tế của mình và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Kinh
tế nhà nước không phải lúc nào, ở đâu cũng chiếm đại bộ phận nhưng đều có một
vai trò to lớn chung, đó là dẫn dắt, mở đường, điều tiết, định hướng nền kinh tế.
Ở nước ta, để bảo đảm sự định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, kinh tế nhà nước phải vươn
lên giữ vững vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những yếu tốc cơ bản nhất, là


sức mạnh vật chất, là chỗ dựa vững chắc về kinh tế của đất nước bảo đảm sự định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Do có một thời gian khá dài tập trung đầu tư cho xây dựng, nên kinh tế quốc

doanh ở nước ta đã có một năng lực đáng kể. Theo số liệu thống kê ngày 1.1.1990
trong toàn quốc có 12.084 xí nghiệp quốc doanh, trong đó 1.695 xí nghiệp do
Trung ương quản lý và hơn 10.380 xí nghiệp nằn ở các địa phương. Qua nhiều lần
thay đổi sắp xếp, đến nay cả nước còn 6.127 doanh nghiệp (69).
Kinh tế nhà nước là điều kiện , là cơ sở đảm bảo những cân đối chủ yếu cho
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước nắm gần như toàn bộ ngành công
nghiệp năng lương, khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, sản xuất xi măng, phân
bốn, thuốc trừ sâu và công nghiệp quốc phòng. Theo đánh giá của Nghị quyết số
10- NQ/TƯ của Bộ chính trị (ngày 17/3/1995), các doanh nghiệp nhà nước chiếm
85% tài sản cố định trong công nghiệp, 100% các mỏ khoáng sản lớn, 83% diện
tích cây công nghiệp dài ngày, có những địa điểm kinh doanh thương nghiệp và
dịch vụ thuận lợi và hơn 90% lao động được đào tạo. Trong sản xuất hàng tiêu
dùng, công nghiệp quốc doanh cũng giữ vai trò trong một số mặt hàng quan trọng:
70% may mặc, 85% giấy, 70% xe đạp; 60% xà phòng, 100% thuốc tân dược (49).
Trong xây dựng cơ bản, kinh tế nhà nước đảm nhận hầu hết các công trình trên hạn
ngạch và công trình quan trọng quyết định triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế
quốc dân. Trong giao thông vận tải, kinh tế nhà nước đảm nhận những tuyết dài
như vận tải Bắc-Nam, vận tải đối ngoại. Do vậy, độ dài của vận tải quốc doanh đã
gấp 10 lần so với vận tải của các thành phần kinh tế khác. Trong lưu thông phân
phối, thương nghiệp quốc doanh thực sự có vai trò to lớn trong việc cung cấp và
bình ổn giá cả thị trường đối với những vật tư, hàng hoá thiết yếu như xăngdầu, sắt
thép, phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng và nhất là gạo. Bên cạnh đó, những bộ phận
những ngành có tầm quan trọng đặc biệt như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bưu
điện, kho bạc, ngân hàng... đều trong tay nhà nước và chúng đã có vai trò to lớn
trong việc giữ các huyết mạch kinh tế, là công cụ điều tiết có hiệu quả xã hội và
nền kinh tế nước nhà.
Với sức mạnh của mình, kinh tế nhà nước là nòng cốt trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác
phát triển có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền
kinh tế. Kinh tế nhà nước cũng là lực lượng chủ yếu cung cấp tài chính cho ngân



sách quốc gia. Tỷ lệ thu từ quốc doanh thường chiếm 60-70% tổng thu ngân sách
(55). Điều đó không hẳn chỉ vì kinh tế nhà nước đang còn chiếm một bộ phận lớn
mà còn vì nó thực hiện nghĩa vụ thu nộp cho nhà nước nghiêm chỉnh hơn so với
các thành phần kinh tế khác (99).
Vai trò của kinh tế nhà nước còn thể hiện ở những lĩnh vực không thể lượng
hoá được. Đó là trường hợp một bộ phận kinh tế nhà nước phải chịu thua lỗ để cho
toàn bộ nền kinh tế đất nước có điều kiện phát triển. Điều đó thường xảy ra ở
những nước có trình độ kinh tế như nước ta, khi nền kinh tế đi lên từ một cơ cấu
lạc hậu, nông nghiệp là phổ biến. Chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, một
vấn đề nan giải đặt ra là phải đáp ứng các nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng và dịch
vụ xã hội ở ngay cả những nơi không ai muốn đầu tư, hoặc phải đầu tư với vốn ban
đầu rất lớn, thu hồi vốn chậm, lãi xuất thấp hoặc có khi bị thua lỗ. Nhưng xã hội
với các thành viên của nó, vẫn cần đường đi, sân bay, bến cảng, giải trí, nghỉ ngơi,
cần dịch vụ y tế, bưu điện, văn hoá giáo dục, nghiên cứu khoa học... Lúc này các
hoạt động kinh tế đã vượt qua khuôn khổ của nó, không còn chỉ là vấn đề lợi
nhuận, nó vừa là kinh tế vừa là chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng. Kinh tế nhà
nước phải đảm nhiệm vai trò của nó ở những khu vực đó.
Như vậy, kinh tế nhà nước có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, bảo
đảm sự định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ sự ổn định và tăng trưởng của
nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đề ra những vấn đề cụ thể về phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
vai trò, vị trí và những yêu cầu đối với nền kinh tế nhà nước: “Kinh tế quốc doanh
được củng cố và phát triển trong các ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những
doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần kinh tế
khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh. Khu vực quốc
doanh được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu
quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và
chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước”(22).

I.1.2. Vai trò và thành tựu của kinh tế nhà nước trong chiến tranh giải
phóng và trong bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở nước ta hiện nay


Kinh tế Nhà nước không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển
kinh tế của đất nước, mà còn có vai trò vô cùng to lớn trong việc cung cấp nhân,
tài, vật lực cho quốc phòng, cho hoạt động của lực lượng vũ trang.
Trước đây ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch tập trung chủ yếu chỉ có hai
thành phần kinh tế (quốc doanh và tập thể) tương ứng với hai hình thức sở hữu
(toàn dân và tập thể), thu nhập quốc dân, sự tăng trưởng về kinh tế của đất nước
cũng như việc huy động cơ sở vật chất (phần trong nước) cho chiến tranh, cho
quốc phòng chủ yếu dựa vào nền kinh tế thuần nhất đó. Thời kỳ đó, đây là một lợi
thế để động viên sức người, sức của cho chiến tranh, cho sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Nói cách khác, bảo đảm kinh tế cho
quốcphòngtrong chiến tranh giải phóng thực chất là huy động, là chuyển toàn bộ
đời sống kinh tế với hai thành phần kinh tế trên phục vụ cho chiến tranh. Thống kê
trong 8 năm chống Mỹ (1965-1972), chi phí của miền Bắc cho chiến tranh cao hơn
chống Pháp 40 lần. Hàng năm huyđộng: 20 vạn tấn gạo, 32 triệu mét vải, 10 vạn
tấn xăng dầu, 2-2,5 vạn tấn sắt thép, 4.000 chiếc ô tô, 2.500-3.000 xe xích. Riêng
năm 1968 chi phí quốc phòng chiếm 42% ngân sách nhà nước (14). Đó thực sự là
một nỗ lực phi thường, một thành tựu rực rỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
trong việc động viên kinh tế cho chiến tranh, trong điều kiện nền kinh tế của nước
ta còn hết sức nghèo nàn lạc hậu.
Hiện nay, khi nguy cơ chiến tranh chưa trực tiếp đặt ra, việc tổ chức nền kinh
tế quân sự là nhằm đảm bảo kinh tế cho quốc phòng.
Bảo đảm kinh tế cho quốc phòng là tổng thể các quá trình và các biện pháp
kinh tế được Nhà nước tiến hành và sử dụng, nhằm thoả mãn các nhu cầu kinh tế
cho quốc phòng, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung bảo đảm kinh tế cho quốc phòng bao gồm các yếu tố sau: bảo đảm
về nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và nguồn lực tài chính. Do vậy, khi nói

đến vai trò của kinh tế nhà nước trong việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở
nước ta hiện nay chính là nói đến những tiềm năng, những khả năng của khu vực
này trong việc thực hiện các nội dung trên.
Trước hết, nói về nguồn lực lao động cho quốc phòng. Công cuộc phòng thủ
của đất nước bao giời cũng thông qua việc thực hiện của con người. Nền quốc
phòng toàn dân ở nước ta là sự nghiệp của toàn dân. Trong thời bình, nguồn nhân


lực phục vụ cho quốc phòng phần lớn và chủ yếu nằm trong dạng tiềm năng. Số
trực tiếp phục vụ cho quốc phòng chỉ là một bộ phận không lớn của dân số cả
nước. Bộ phận này được huy động cho quốc phòng nằm trong độ tuổi lao động,
thông qua thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc sản xuất quốc phòng (bao gồm nhân
lực ở các doanh nghiệp quốc phòng và các bộ phận của nền kinh tế quốc dân tham
gia sản xuất hàng hoá quân sự).
Tuy nhiên ở nước ta, hơn 80% dân số cũng như lực lượng lao động của cả
nước hoạt động trong nông nghiệp, nông thôn , do đó số lao động thực hiện nghĩa
vụ quân sự chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy kinh tế nhà
nước thực hiện bảo đảm nhân lực cho quốc phòng chủ yếu là lực lượng lao động
sản xuất. Trong đó , trực tiếp và thường xuyên là lao động thuộc các doanh nghiệp
quốc phòng và các doanh nghiệp nhà nước sản xuất hàng hoá cho quốc phòng.
Ngoài ra nguồn nhân lực ấy còn nằm trong tất cả các doanh nghiệp còn lại của Nhà
nước ở dạng tiềm năng, khi cần thiết Nhà nước có thể chuyển sang phục vụ cho
các nhu cầu quân sự.
Lực lượng lao động trong kinh tế nhà nước phần lớn đã được đào tạo, có kinh
nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng thành thạo các công cụ sản xuất, các phương tiện
kỹ thuật và có khả năng vươn lên làm chủ các công nghệ hiện đại. Điều đó không
chỉ tạo điều kiện cho họ tiến hành hoạt động sản xuất có kết quả phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nước, mà còn cho phép họ có khả năng thực hiện các đơn
đặt hàng của quốc phòng hoặc sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực sản xuất quốc phòng.
Nhất là đối với những người đang công tác ở các ngành nghề kinh tế dân sinh có

tính chất hoạt động gần với các ngành nghề kinh tế quân sự như chế tạo máy, cơ
khí chính xác, giao thông vận tải, vật liệu nổ, chế biến lương thực, thực phẩm, may
mặc, y tế, tài chính, kế toán hay thông tin liên lạc, điện tử tin học v.v. Họ không
chỉ là người tham gia tích cực và có hiệu quả trong công tác và sản xuất quốc
phòng mà còn là những người có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện,
khí tài quân sự. Khi cần bổ sung, huy động lực lượng cho hải quân, cho tác chiến
trên biển, đã có ngay đội ngũ các thuyển trưởng, thuyền viên, hoa tiêu, thợ máy
dạn dày sóng gió, thông thạo luồng lạch của các đội thương thuyền , các cơ sở
đánh bắt hải sản. Các công nhân lái xe, lái máy, các phi công dân sự chính là
nguồn dự trữ chiến đấu, máy bay chiến đấu, các phương tiện vận tải bảo đảm cơ
động cho bộ đội và khí tài quân sự. Đối với thông tin liên lạc , bao gồm có cả


phương tiện và con người chính là bộ phận thường xuyên nhất, có hiệu quả nhất
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế , xã hội cũng như quốc phòng ở
nước ta.
Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ có sức thuyết phục về vai trò, khả năng bảo đảm
nhân lực - đặc biệt là nhân lực có “chất xám”, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn
của nền kinh tế nhà nước phục vụ cho sản xuất quốc phòng cũng như khai thác, sử
dụng các phương tiện kỹ thuật chiến đấu. Tất cả những điều đó nói lên rằng, kinh
tế nhà nước là khu vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh và có đủ điều kiện nhất để
thực hiện các nội dung trên.
Khi bàn đến khả năng to lớn thường xuyên của kinh tế nhà nước bảo đảm
nhân lực quốc phòng, không thể không nói đến nguồn nhân lực của nó (tuy không
lớn) có khả năng bổ sung cho lực lượng vũ trang thông qua thực hiện nghĩa vụ
quân sự. Ngoài những yêu cầu về mặt chuyên môn, kỹ thuật vừa được đề cập ở
trên, họ còn có một thế mạnh rất quan trọng khác về tính chất nghề nghiệp quân
sự. Những người này khi còn công tác, làm việc ở các cơ sở kinh tế nhà nước vốn
đã quen với nếp sống kỷ luật, làm việc khoa học với yêu cầu cao; thường được tiếp
xúc với các tri thức quân sự và luyện tập quân sự. Họ không chỉ là những người

thực hiện tốt công tác quốc phòng: giữ gìn trật tự trị an, phòng chống bạo loạn, sẵn
sàng đánh địch tại chỗ mà còn đã có nhiều phẩm chất quân sự cần thiết hoạt động
trong lực lượng vũ trang.
Những người từ kinh tế nhà nước ra đi làm nghĩa vụ quân sự còn phải kể đến
con em của chính đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của khu vực này. Cùng với
cha anh họ, lớp trẻ sẽ góp phần tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong cơ
cấu giai cấp của lực lượng vũ trang. Đó là cơ sở của việc nâng cao ý thức tư tưởngc hính trị , một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của sức mạnh chiến đấu
của lực lượng vũ trang trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, do tính ưu việt của chế độ sở hữu, kinh tế nhà nước là nơi quan tâm
đầy đủ nhất các vấn đề về lợi ích của con người, cả vật chất lẫn tinh thần. Kinh tế
nhà nước cũng là khu vực giải quyết tốt nhất các vấn đề xã hội và hậu phương
quân đội. Hầu như tất cả các cơ sở kinh tế lớn của Nhà nước đều có nhà trẻ, lớp
mẫu giáo, y tế, câu lạc bộ và các phúc lợi công cộng khác. Nhiều nhà máy, xí
nghiệp rất quan tâm đến việc làm cho đội ngũ công nhân tương lai. Đặc biệt, nhiều


doanh nghiệp nhà nước là mẫu mực trong việc chăm lo đến đời sống của những
người đã nghỉ hưu, các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình và cá nhân có
công với các mạng, đến hoạt động từ thiện. Kinh tế nhà nước cũng là bộ phận có
nhiều thành tích trong tài trợ, giúp đỡ phát triển tài năng cho đất nước. Sự công
bằng trong phân phối sản phẩm theo đóng góp của mỗi thành viên, cùng với những
giá trị tinh thần thu được trong tập thể cộng đồng, thực sự là động lực thúc đẩy
nhiệt tình, là chỗ dựa tin cậy cho mỗi thành viên làm việc trong kinh tế nhà nước
cũng như tạo sự an tâm về hậu phương cho những người từ đó ra đi phục vụ quốc
phòng.
Thứ hai, cùng với hoạt động bảo đảm về mặt nhân lực cho quốc phòng, công
tác bảo đảm về vật chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cố nhiên để có được cơ sở
vật chất phục vụ quốc phòng, phải có nền tảng kinh tế vững mạnh của đất nước. Ở
tầm vĩ mô, kinh tế nhà nước có tác dụng dẫn dắt, mở đường có vai trò chủ đạo,
điều tiết nền kinh tế phát triển đúng hướng với nhịp độ ngày càng nhanh phù hợp

với sự phát triển của sức sản xuất và năng lực quản lý kinh tế, phù hợp với sự phát
triển hài hoà chung với các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và các
nhân tố khác. Chỉ như vậy mới có được một nền kinh tế với cơ cấu hợp lý, có sức
sống vươn lên mạnh mẽ và ngày càng tạo ra nhiều của cải cho xã hội, trên cơ sở đó
tạo lên sức mạnh kinh tế quân sự cho nước nhà. Tuy nhiên muốn tăng tiềm lực
kinh tế quân sự, không chỉ xác định phương hướng phát triển kinh tế, tổ chức lại
nền kinh tế, phát triển sản xuất mà cần phải biết kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Do đó, vấn đề đặt ra là: “Trong mỗi sáng kiến mới về kinh tế, văn hoá, ... bao giờ
cũng cần đặt câu hỏi: kết quả của sáng kiến ấy sẽ phù hợp đến mức nào ở đây cũng
bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ quân sự nhất định mà không gây tổn hại cho
các thời bình” (65). Rõ ràng chỉ có kinh tế nhà nước với chủ sở hữu là Nhà nước
xã hội chủ nghĩa mới có thể tạo ra chính sách kinh tế và chiến lược phát triển kinh
tế có sự kết hơp tối ưu các yêu cầu dân sự lẫn yêu cầu quốc phòng của xã hội. Nói
các khác, chỉ có kinh tế nhà nước mới có khả năng tối đa cho việc đáp ứng sự kết
hợp hài hoà giữa hai yêu cầu đó. Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của quốc
phòng bao gồm nhiều vấn đề, trong đó nổi bật nhất là việc kinh tế nhà nước thực
hiện thường xuyên đáp ứng các nhu cầu ngày càng phát triển về vũ khí trang bị và
các phương tiện khí tài phục vụ cho quốc phòng. Trong nền kinh tế thị trường,
nguồn cung cấp các loại trang bị trên có thể được mua sắm từ các thành phần kinh


tế khác và từ nước ngoài. Tuy nhiên phần trong nước, cho đến nay duy nhất chỉ có
nền kinh tế nhà nước là nơi được phép độc quyền thực hiện nhiệm vụ đó. Kinh tế
nhà nước với một bộ phận đặc biệt của mình là các xí nghiệp quốc phòng chính là
nơi đã và đang cung cấp và bảo dưỡng các loại vũ khí thông thường, đạn dược , vật
liệu nổ, khí tài thông tin.v.v. cho các hoạt động của các lực lượng vũ trang. Kinh tế
nhà nước với khả năng của mình, là nơi có thể phát huy tiềm lực nghiên cứu và sản
xuất chế tạo các phương tiện chiến đấu mới cho bộ đôị, đáp ứng ngày càng tốt hơn
các yêu cầu về tính năng kỹ thuật, cách đánh và con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, kinh tế nhà nước đang là nơi nắm giữ các huyết mạch kinh tế,

nhiều ngành kinh tế quan trọng. Các ngành kinh tế đó có nhiều thế mạnh để phục
vụ cho nhu cầu quân sự - nhất là công nghiệp nặng, và chính là nơi có khả năng
thực hiện được các đơn đặt hàng quốc phòng. Chỉ tính riêng ngành đóng tàu quốc
doanh cũng đã có thể cung cấp được cho hải quân một số loại tàu vận tải quân sự,
tàu tuần tiêu cao tốc và bảo dưỡng, sửa chữa được hầu hết các loại tàu của ta trên
nhiều mặt đã đạt trình độ khá cao và giá thành hạ rất nhiều so với thế giới. Đóng và
sửa chữa tàu , các phương tiện chiến đấu cho hải quân không chỉ có tác dụng duy
trì và khuyến khích, tạo điều kiện cho ngành đóng tàu, ngành hàng hải ở ta phát
triển mà còn là biện pháp đạt hệu quả kinh tế cao tiết kiệm ngân sách chi phí cho
quốc phòng Cùng với nó, nhiều nhà máy, xưởng cơ khí quốc doanh còn là nơi có
thể cung cấp một khối lượng phụ tùng đáng kể cho các loại xe chiến đấu, các loại
máy bay, ra đa, các phương tiện phục vụ giao thông, thông tin liên lạc... cho quốc
phòng.
Kinh tế nhà nước với năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của mình còn là
trung tâm có khả năng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trong và
ngoài nước, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Nhờ vậy các cơ sở kinh tế nhà nước tạo ra được một hệ thống sản xuất rộng rãi,
hợp tác, phân công và phụ thuộc lẫn nhau trong khi vẫn không làm mất đi tính chủ
động linh hoạt của mỗi thành viên, có điều kiện nâng cao hơn năng lực sản xuất
của chính mình. Khả năng liên doanh, liên kết đó giúp cho các cơ sở nhà nước tận
dụng được thế mạnh của nhau và của các thành phần kinh tế khác nhất là về công
nghệ để sản xuất hàng hoá quốc phòng được tốt hơn.


Ngoài ra, phải kể đến một số ngành công nghiệp nhẹ: may mặc, chế biến
lương thực, thực phẩm, dược phẩm... của Nhà nước đang là nơi thường xuyên đáp
ứng các nhu cầu cần thiết cho lực lượng vũ trang.
Đồng thời, với tư cách là chủ sở hữu các nguồn lực quan trọng khác: dự trữ
quốc gia, đất đai, vùng trời, vùng biển, tài nguyên khoáng sản... kinh tế nhà nước
có đủ điều kiện cần thết trong sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên nhằm nâng

cao sức mạnh phòng thủ đất nước. Điều đó được thể hiểu rõ nét qua khả năng tăng
cường chi phí hợp lý ngân sách quốc phòng, xây dựng, củng cố các khu vực phòng
thủ, các điểm phòng thủ, tạo ra thế trận mới không chỉ ở nội địa mà ở cả tầm vươn
xa hơn; cũng như khả năng ưu tiên của các nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu cho
sản xuất các mặt hàng quân sự.
Kinh tế nhà nước còn là bộ phận duy nhất có đủ khả năng phát triển ở vùng
cao, vùng sâu, biên giới và hải đảo, góp phần hình thành các khu vực phòng thủ và
thế bố trí chiến lược mới của nền quốc phòng toàn dân. Như vậy, hoạt động của
kinh tế nhà nước lúc này đã được vật chất hoá góp phần nâng cao sức mạnh quốc
phòng. Đây là những nơi xa xôi hẻo lánh khó thu hút lao động lành nghề, mở rộng
vốn, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nơi
xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá gây trở ngại cho việc liên doanh, liên
kết và là nơi còn nhiều khó khăn trong nâng cao đời sống và giải quyết các vấn đề
khác. Ở đây, thường là nơi đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn nhưng lại khó thu hồi vốn.
Với vai trò của mình, kinh tế nhà nước phải mở đường xây dựng các cơ sở hạ tầng
như bệnh viện, trường học, đường điện, đường giao thông, bưu chính viễn thông,
thị trấn, thị tứ để tạo ra các trung tâm kinh tế, văn hóa, hình t hành môi trường kinh
doanh thuận lợi, tạo đà thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Chỉ như vậy mới
cho phép xoá dần nghèo nàn lạc hậu và sự cách biệt giữa miền ngược với miền
xuôi, giữa đồng bằng với miền núi và hải đảo. Sự có mặc của đơn vị nhà nước còn
có ý nghĩa khẳng định chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Tổ quốc do việc phân bố lại
dân cư và lao động trong cả nước. Tại đây đang báo hiệu một sự phát triển nhanh
chóng trong tương lai, khi có sẵn một lực lượng lao động khỏe, trẻ, dũng cảm
nhiệt tình và được sự quan tâm đầu tư đúng mức. Đó cũng chính là lực lượng bảo
đảm an ninh - quốc phòng tại chỗ cho thời bình và cho chiến tranh. Việc mở thêm
các vùng kinh tế mới đó, vừa thể hiện sự quan tâm nhất quán của Đảng và Nhà


nước, vừa thực sự tạo lòng tin yêu gắn bó của đồng bào các vùng dân tộc miền núi,
hải đảo với Tổ quốc với chế độ để họ thực sự trở thành “phên dậu” của nước nhà.

Thứ ba, kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tài chính
cho lực lượng vũ trang. Trên thực tế đây là một mặt đảm bảo có tính chất gián tiếp
của kinh tế nhà nước. Đóng góp cho ngân sách khu vực này hiện nay vẫn đang
chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu của quốc gia (55). Do vậy, kinh tế
nhà nước làm ăn càng có hiệu quả, phát triển càng cao thì nguồn thu cho ngân sách
càng lớn. Kết quả là, Nhà nước càng có điều kiện tăng chi phí cho quốc phòng theo
kịp với nhu cầu của nó đặt ra.
Ngoài ra, kinh tế nhà nước với các cơ sở của mình: các doanh nghiệp, các
ngân hàng đầu tư phát triển... còn có thể tạo nguồn vốn cho quốc phòng, nhất là đối
với doanh nghiệp quốc phòng. Điều đó được thể hiện qua liên doanh, liên kết kinh
tế, qua các hợp đồng kinh tế và qua vay vốn giữa các doanh nghiệp quốc phòng với
các cơ sở Nhà nước, hoặc với nước ngoài. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp quân
đội, trong năm 1995 đã có thêm 12 dự án liên doanh với số vốn hơn 125 triệu
USD, đưa tổng số dự án hợp tác với nước ngoài của quân đội đến cuối 1995 lên
con số 49 và tổng số là 475 triệu USD (17).
Như vậy bảo đảm kinh tế cho quốc phòng là hoạt động có tính chất thường
xuyên của Nhà nước. Khi có nguy cơ xảy ra chiến tranh, kinh tế nhà nước là khu
vực có đầy đủ điều kiện, khả năng nhất là trong thực hiện động viên kinh tế, động
viên công nghiệp cho hoạt động quân sự, cho chiến tranh. Điều đó không chỉ do
kinh tế nhà nước ở ta đã có truyền thống có kinh nghiệm động viên kinh tế trong
chiến tranh giải phóng mà còn do có tiềm lực thực sự về cơ sở vật chất, về con
người như đã nói trên, có sự chuẩn bị kế hoạch cho động viên. Bên cạnh đó, kinh
tế nhà nước bao giờ cũng có một tổ chức điều hành quản lý chặt chẽ cả về kinh tế,
hành chính và các hoạt động xã hội. Đấy chính là yếu tố thuận lợi cho việc chuyển
nhanh sang sản xuất phục vụ quốc phòng - một lĩnh vực sản xuất theo các yêu cầu
đặc biệt, và là những cơ sở vững chắc cho việc thành lập các đơn vị tự vệ chiến
đấu tại chỗ hoặc bổ sung trực tiếp sức người cho lực lượng vũ trang.
I.1.3. Bảo đảm kinh tế cho quốc phòng của kinh tế nhà nước ở một số
quốc gia trên thế giới



Có thể nói, mỗi một quốc gia đều có một c hiến lược, một phương thức bảo
đảm kinh tế cho quốc phòng khác nhau. Sự khác nhau đó là do phương thức sản
xuất, do khả năng kinh tế, chiến lược quân sự, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang
của mỗi nước quy định. Điểm chung nhất của các nước trên thế giới là hoạt động
bảo đảm kinh tế cho quốc phòng được tiến hành trên cơ sở ngân sách quốc phòng
và được tổ chức trực tiếp thông quan nền sản xuất quân sự, các tổ hợp kinh tế quân
sự mà nòng cốt là các cơ sở kinh tế thuộc nhà nước quản lý.
Ở Liên Xô trước đây, khu vực sản xuất quốc phòng mang hai đặc điểm cơ
bản:
+ Là khu vực riêng, tách biệt nền kinh tế quốc dân, độc quyền chế tạo vũ khí
trang bị theo mệnh lệnh từ trên xuống.
+ Vừa sản xuất hàng hoá quân sự, vừa sản xuất hàng dân dụng.
Ngoài ra, khi cần có thể chuyển các dây chuyền sản xuất hàng dân dụng trong
khu vực này (cũng như từ khu vực sản xuất hàng dân dụng nói chung) sang đáp
ứng các nhu cầu quân sự và ngược lại. Đây là khu vực được sự chỉ đạo, giám sát
chặt chẽ và trực tiếp từ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xôviết, bao gồm hai hệ thống RD (nghiên cứu và phát triển - các viện) và các cơ sở
sản xuất (thuộc Bộ công nghiệp quốc phòng) tương đối độc lập với nhau.
Thực tế chỉ ra rằng, với mô hình này trong suốt lịch sử tồn tại của mình, Liên
xô đã vượt qua được những thử thách ác liệt: bảo đảm yêu cầu đẩy nhanh tốc độ
hiện đại hoá quân đội và hạm đội trong những năm 1930; về bom nguyên tử trong
những năm 1940; về công nghệ tên lửa đạn đạo trong những năm 1950-1960 và
đặc biệt trong những năm 1965-1975 đã cho phép họ thực hiện một chương trình
hiện đại hoá nền quốc phòng nhanh chóng và thu nhiều kết quả rực rỡ. Liên Xô,
cùng với tính ưu việt của chế độ chính trị xã hội, sức mạnh của nền kinh tế, kinh tế
qu
ân sự và nền quốc phòng hùng hậu trong một thời gian dài đã là thành trì
của hệ thống xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng hoà bình trên thế giới.
Do đặc điểm bao trùm Nhà nước công nông xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới, từ khi ra đời phải do đối phó ngay với thù trong giặc ngoài nên hoạt động bảo

đảm kinh tế cho quốc phòng ở Liên Xô lúc bấy giờ về thực chất là chuẩn bị và
động viên kinh tế cho chiến tranh.


Với mô hình tổ chức đảm bảo kinh tế cho quốc phòng chủ yếu dựa vào kinh
tế nhà nước mà trực tiếp là nền sản xuất quốc phòng, Nhà nước Xô-viết đã tiến
hành có hiệu quả việc huy động sức người sức của giành thắng lợi quyết định tiêu
diệt chủ nghĩa Phát-xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một hình mẫu có
sức thuyết phục về chuẩn bị và huy động kinh tế phục vụ cho chiến tranh giữ nước
trong những điều kiện tương tự của Liên Xô và bối cảnh lịch sử thế giới lúc bấy
giờ. Nghiên cứu hoạt động chuẩn bị kinh tế và huy động kinh tế phục vụ cho chiến
tranh ở Liên Xô thời kỳ này, có thể rút ra một số bài học cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Liên Xô đã không ngừng phát triển tiềm lực kinh tế, chủ động
xâydựng một nền kinh tế có kế hoạch, một cơ cấu kinh tế quân sự hợp lý phục vụ
cho nhu cầu chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước.
Thứ hai: Liên Xô đã tổ chức được một nền kinh tế có tính cơ động cao, có
khả năng chuyển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang hoạt động thời chiến cùng với
khả năng to lớn trong việc huy động sức người, sức của và mọi khả năng có thể
của đất nước nhanh chóng và kịp thời phục vụ cho chiến tranh.
Thứ ba: Tổ chức bảo vệ có hiệu quả các trung tâm công nghiệp, kinh tế của
đất nước, tạo lập và duy trì nền sản xuất thời chiến có sức sống bền bỉ dẻo dai và
không ngừng được phát triển, hoàn thiện.
Tiếc thay, sau chiến tranh nhiều năm, nền kinh tế Liên Xô vẫn giữ nhịp độ sản
xuất quân sự khá cao. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự: nền kinh tế đó
căn bản chưa phải là một nền kinh tế của thời bình, cơ cấu ngành chưa hợp lý đã
làm tốc độ phát triển kinh tế của nước này bị chậm lại, mất cân đối và khủng
hoảng. Để giữ thế cân bằng chiến lược đối với Mỹ và phương Tây, trong nhiều
năm Liên Xô phải sử dụng 12-17% GNP cho ngân sách quốc phòng( so
với » 6%của Mỹ). Đâylà một gánh nặng đối với nền kinh tế Liên Xô; cùng với
những sai lầm về chính trị, bế tắc trong cách giải quyết và nhiều nguyên nhân sâu

xa khác đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô- viết vĩ
đại.
Tuy nhiên những thành công trong hoạt động đảm bảo kinh tế cho chiến tranh
và những sai lầm hạn chế do chậm thay đổi thích ứng với điều kiện mới của nền
sản xuất quốc phòng ở Liên Xô chính là những bài học quý giá để chúng ta chọn
lọc, rút kinh nghiệm, vận dụng trong quá trình tổ chức thực hiện ở nước ta.


Một điển hình khác vừa gần gũi về mặt địa lý vừa có nhiều ý nghĩa tham khảo
đối với nước ta là cách thức tổ chức chuẩn bị và đảm bảo kinh tế cho quốc phòng
của các nước thành viên ASEAN. Ở các nước nay, hoạt động bảo đảm kinh tế cho
các lực lượng vũ trang nổi lên ở một số dặc điểm sau:
1) Về nguồn thu cho quốc phòng
Giống như ở nhiều nước tư bản phương Tây và các nước thế giới thứ ba,
nguồn kinh tế - tài chính cho quốc phòng ở các nước Hiệp hội Đông nam Á
(ASEAN) phần lớn và chủ yếu thông qua ngân sách quân sự hàng năm của mỗi
nước. Nhìn chung, chi phí quốc phòng ở các nước này đều ở mức trung bình vừa
phải trong khả năng kinh tế cho phép (»3-4% GDP), không tạo ra khả năng kích
thích chạy đua vũ trang lớn và bảo đảm tính cân bằng ở mức độ nào đó giữa các
nước trong khu vực. Trên cơ sở ngân sách quốc phòng và chiến lược phòng thủ,
nhìn chung lực lượng vũ trang của các nước ASEAN đã có những tiềm lực đáng
kể. Xingapo và Thái lan đã xây dựng được cơ cấu và khả năng tác chiến thông
thường; Malaixia, Inđônêxia, Philipin đang chuyển từ một lực lượng quân sự
chuyên đối phó với các tranh chấp từ bên ngoài; Brunây đang tích cực tiến tới tự
chủ hơn trong xây dựng kinh tế quân sự, lực lượng quân sự.
Ngoài nguồn thu trên, cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, quân đội của
các nước ASEAN tạo thêm nguồn thu thông qua xuất khẩu vũ khí, chuyển giao
mua bán công nghệ quân sự, sản xuất các mặt hàng kinh tế dân sinh và thực hiện
các dịch vụ khác. Trong đó nổi bật là Xingapo và Malaixia được coi như những
nước tích cực tạo nên 1 trong 3 luồng chính xuất khẩu vũ khí trên thế giới.

2) Về thực hiện đảm bảo kinh tế cho quốc phòng
Việc đảm bảo cơ sở vật chất nhằm duy trì , nuôi dưỡng và phát triển lực
lượng vũ trang ở tất cả các nước ASEAN đều thông qua khu vực sản xuất quốc
phòng. Xương sống của hệ thống này là các doanh nghiệp nhà nước - được quản lý
bằng các biện pháp kinh tế thông qua các hợp đồng sản xuất, dịch vụ. Cùng với hệ
thống các doanh nghiệp này, trực thuộc quân đội còn có một bộ phận không nhiều
các công xưởng làm nhiệm vụ chủ yếu: bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và tham gia sản
xuất đạn bộ binh. Nói cách khác hệ thống bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở các
nước ASEAN chủ yếu là khu vực sản xuất quốc phòng gồm 2 bộ phận: Một bộ
phần nhỏ trực thuộc quân đội và bộ phận lớn là các doanh nghiệp nhà nước đảm


nhiệm sản xuất, dịch vụ các hàng hóa quân sự và được thực hiện thông qua cơ chế
thị trường. Trong điều kiện hoà bình đây là một cách tổ chức có hiệu quả không
những đáp ứng được yêu cầu chủ yếu là cung cấp cơ sở vật chất cho hoạt động của
lực lượng vũ trang mà ở một số nước còn là nguồn sinh lợi lớn cho nền kinh tế như
Xingapo, Malaixia.
Có thể nói mỗi thành viên của ASEAN đều có những nét đặc thù riêng, đạt
những thành tựu nhất định trong thực hiện bảo đảm kinh tế quân sự, mà Inđônêxia,
là một ví dụ khá điển hình.
Ở Inđônêxia, Tổng thống là người có thẩm quyền tối cao quyết định chính
sách quốc phòng, an ninh, chiến lược trang bị cũng như quyết định các chương
trình quốc phòng trọng điểm. Điều hành, kiểm soát và tư vấn cho Tổng thống trong
lĩnh vực sản xuất quốc phòng là các cơ quan liên bộ. Ví dụ: trực tiếp tổ chức thực
hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất quốc phòng là các bộ:
Quốc phòng và an ninh, Bộ nghiên cứu và công nghệ, Bộ Công nghiệp. Các bộ này
có quan hệ ngang cấp, nhưng trong đó đóng vai trò chủ chốt là Bộ Quốc phòng và
an ninh. Bộ này có nhiệm vụ đề xuất chiến lược và nhu cầu trang bị, chỉ đạo và
thẩm định RD và sản xuất quốc phòng; là khách hàng chủ yếu của khu vực sản
xuất quốc phòng và chỉ đạo, điều hành các cơ sở kinh tế quân sự thuộc quyền.

Bộ nghiên cứu và công nghệ có nhiệm vụ đề xuất các chiến lược nghiên cứu,
phát triển và công nghệ, trong đó có chiến lược: “Tự làm một phần, mua một
phần” đồng thời là cơ quan quản lý, thực hiện và tổ chức thực hiện các chương
trình nghiên cứu, phát triển và công nghệ có liên quan đến quốc phòng.
Bộ công nghiệp có trách nhiệm quản lý 8 ngành công nghiệp chiến lược của
Inđônêxia, trong đó có 4 ngành liên quan trực tiếp đến sản xuất quốc phòng: công
nghiệp hàng không, hàng hải, vũ khí-đạn, vật liệu nổ. Ngoài ra, Bộ công nghiệp
còn có vai trò quan trọng mở rộng công nghiệp quốc phòng thông qua các cơ sở
liên doanh, liên kết của công nghiệp quốc phòng với nước ngoài để tận dụng công
nghệ tiên tiến.
Cùng với xu hướng phát triển nền kinh tế quân sự riêng của mỗi nước, hoạt
động bảo đảm kinh tế cho các lực lượng vũ trang ở các nước ASEAN về phần
trang bị vũ khí công nghệ cao còn được thực hiện thông qua việc mua bán với các
nước tư bản phát triển, Trung Quốc và SNG. Đây là một biện pháp có tác dụng tích


cực thúc đẩy công nghiệp quốc phòng ở các nước đó phát triển nhanh, đúng hướng,
đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá quân đội, đồng thời qua đó cho phép nền kinh tế các
nước thành viên của ASEAN có thêm một hướng để tiếp nhận công nghệ tiên tiến
trên thế giới.
Như vậy mỗi loại hình hoạt động đảm bảo kinh tế cho quốc phòng trên thế
giới đều có những ưu điểm nhất định của nó. Với phương thức thực hiện của các
nước ASAN có tác dụng rất rõ đối với nâng cao sức mạnh phòng thủ của các lực
lượng vũ trang và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên cách thức này đã hạn chế
không nhỏ đến khả năng phát huy tính độc lập tự chủ; sức mạnh quốc phòng của
toàn dân, của cả nước và ở từng khu vực.
Đây cũng chính là vấn đế chúng ta cần nghiên cứu có chọn lọc để công tác
bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở nước ta thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa, thích ứng nhanh với cơ chế kinh tế thị trường, phù hợp với tư duy
mới về bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới cũng như những đòi hỏi của nghệ thuật

chỉ đạo chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân Việt Nam.
I.2 Những hạn chế, khó khăn của kinh tế nhà nước đối với việc bảo đảm
kinh tế cho quốc phòng ở nước ta hiện nay
Kinh tế nhà nước ở nước ta đã và đang có vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân cũng như trong việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng. Tuy nhiên, cho
đến nay khu vực kinh tế này vẫn còn bộc lộ những hạn chế, những yếu kém cần
được xem xét và khắc phục một cách kịp thời và triệt để. Đây là vấn đề cấp bách
nhằm xác lập và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, góp phần thực hiện
thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
1.2.1. Năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa cao
Ở đây tác giả chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan đến hoạt động bảo
đảm kinh tế cho quốc phòng của khu vực kinh tế này.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, đòi
hỏi mỗi nhà sản xuất kinh doanh nhất thiết phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế, đến
lợi nhuận. Nhưng với kinh tế nhà nước khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, chưa
đáp ứng được yêu cầu đó.


Trước hết, do sự phát triển tràn lan, vượt quá mức đáp ứng của nguồn vật lực,
tài lực và khả năng điều hành quản lý kinh tế từ cấp vĩ mô đến vi mô đã dẫn đến
những bất cập của kinh tế nhà nước, nhất là ở những bộ phận không trực tiếp do
trung ương nắm. Việc thành lập các cơ sở kinh tế nhà nước với số lượng lớn nhưng
lại không được chuẩn bị kỹ càng về cơ cấu ngành, về điều kiện kinh tế- kỹ thuật,
thiếu cơ sở khoa học đã gây nên những mất cân đối trầm trọng. Nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực không nhất thiết Nhà nước phải nắm, nhưng vẫn khuyến khích phát triển
và chiếm tỷ lệ khá lớn. Một số ngành không cần phải mở rộng như thương nghiệp
nhưng vẫn chiếm tới 30% trong tổng số các đơn vị kinh tế quốc doanh. Một số
ngành sản xuất khác như sơn các loại chiếm 90%; xà phòng 70%; xăm lốp xe đạp
88%; bóng đèn, phích nước, đồ hộp, gỗ dán, sợi 100% là của quốc doanh. Trong

lúc đó nhiều ngành nhiều lĩnh vực thiết yếu khác chỉ chiếm một tỷ lệ thấp chưa
tương xứng.
Về kỹ thuật, phần lớn các xí nghiệp quốc doanh đều có sự đầu tư không cân
đối và có sai lầm trong phương án lựa chọn. Máy móc trang thiết bị- điều mà Mác
đã chỉ ra: “Các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái
gì mà ở chỗ chúng sản xuất như thế nào và bằng phương tiện gì”(1) của nước ta ở
trình độ thấp, lạc hậu so với thế giới và chỉ chiếm 26% giá trị tài sản cố định, còn
các bộ phận khác chiếm 74%, trong đó riêng nhà xưởng, vật kiến trúc đã chiếm tới
36%(48). Như vậy, bộ phận tư liệu sản xuất trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra
của cải vật chất cho xã hội chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư.
Sự mất cân đối trong tỷ lệ các yếu tố sản xuất cùng với yếu kém trong tổ chức
quản lý đã làm cho kinh tế nhà nước không phát huy được năng lực sản xuất của
nó. Điều đó đã gây nên một sự lãng phí rất lớn trong hoạt động kinh tế. Nhìn chung
khu vực kinh tế nhà nước chỉ mới huy động được 40-50% công suất thiết kế. Nếu
như các nhà máy thuỷ điện của ta đạt trình độ khá thì các nhà máy nhiệt điện rất
lạc hậu, hiệu suất nhiệt cao nhất không quá 27-29%. Cũng như thế, trong khi mức
tiên tiến về sản xuất xi măng của thế giới là tiêu thụ 720 kilôkalo/1kg clinke, năng
suất lao động là 5000 tấn/1người/1năm thì ở ta các chỉ số tương ứng của nhà máy
xi măng Hoàng Thạch là khoảng 1000 kilokalo và 450 tấn(83). Để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm, kinh tế nhà nước tiêu tốn một lượng nguyên vật liệu cao hơn so
với các thành phần kinh tế khác, cao gấp 2-3 lần so với mức trung bình tiên tiến


của thế giới. Năng suất lao động thấp có nghĩa là hiệu quả kinh tế kém, gây nên sự
thua lỗ kéo dài.
Chỉ riêng công ty dệt Nam Định, một trong những lực lượng chủ yếu của
ngành dệt Việt Nam có bề dày 106 năm truyền thống, cho đến nay vẫn chưa tìm ra
được giải pháp thích hợp để thoát ra khỏi khủng hoảng. Năm 1994 lỗ 24 tỷ, 3
tháng, 4,5,6/95 lỗ 9,8 tỷ đồng, trong đó nợ ngân sách 31,6 tỷ. Hàng năm công ty
dệt Nam Định phải giành 43 tỷ đồng trả lãi cho ngân hàng(29). Điều đó trong kinh

tế nhà nước còn biểu hiện rõ ở hệ số sinh lợi của vốn cố định chỉ đạt 7% năm, của
vốn lưu động cũng chỉ đạt 11% năm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì
khu vực kinh tế nhà nước phần nhiều chưa bảo đảm được tài sản rất giản đơn. Sự
tăng trưởng hàng năm của nó chủ yếu là gia tăng gấp bội lượng vốn và lao động.
Số đóng góp cho Nhà nước của các doanh nghiệp ở đây chỉ bằng 1/3 ngân sách chi
cho nó(55). Năng suất lao động, hiệu quả kinh tế kém chính là nguyên nhân trực
tiếp tạo nên nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế nước ta so với thế giới. Theo tính toán
của các chuyên gia kinh tế, đến năm 2000 khi nước ta phấn đấu đạt thu nhập bình
quân 400USD/người-nghĩa là gấp 2 lần 1990, thì cũng thời gian đó Thái lan đã đạt
được 2500 so với 1200 USD/người của năm 1990. Nếu như tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm của Trung Quốc là 13-14% thì năm cao nhất của ta-1995 cũng chỉ
mới đạt 9,5%. Cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, Trung
Quốc còn là một trong số rất ít nước vẫn tiếp tục tăng chi phí cho quốc phòng (hiện
chiếm »10% ngân sách hàng năm) và là một trong những mối đe dọa trực tiếp đối
với an ninh khu vực Đông Nam châu Á.
Bên cạnh đó, sản phẩm hàng hóa của kinh tế nhà nước chưa đáp ứng được
yêu cầu chất lượng, thị hiếu của người tiêu dùng. Người mua luôn quan tâm đến
giá trị sử dụng, đến sự luôn luôn đổi mới, và đa dạng và phong phú, đến hình thức,
mẫu mã và giá cả của hàng hóa sẽ khó được thực hiện khi không đáp ứng được các
nhu cầu của thị trường. Vì vậy, một thời gian khá dài chúng ta không giải quyết
được tình trạng hàng hóa ứ đọng, tồn kho, không thu hồi được vốn để quay vòng
tái sản xuất. Trong tổng số khối lượng sản phẩm của kinh tế quốc doanh chỉ có
15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 70% đạt tiêu chuẩn nội địa và 15% chất lượng
kém(49).
Chúng ta biết rằng, trong lĩnh vực quốc phòng yêu cầu về chất lượng sản
phẩm được đặt ra rất nghiêm ngặt. Nó phải được đảm bảo dùng bền, lâu dài, chịu


đựng được nhiều thử thách khắc nghiệt của thời tiết, thời gian..., của hoạt động
cường độ cao, va đập mạnh và của các tác nhân nhân tạo. Đặc biệt ở một số loại

sản phẩm quân sự không cho phép rút kinh nghiệm lần 2 khi sử dụng, như các
phương tiện khí tài chính xác, bom mìn, vật liệu nổ, v.v.. chỉ như vậy mới tạo được
yếu tố lòng tin cho người sử dụng, tiết kiệm xương máu và nâng cao hiệu xuất
chiến đấu trên chiến trường, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự đặt ra. Chất
lượng sản phẩm kém là nỗi đau của kinh tế nhà nước, nâng cao chất lượng sản
phẩm là đòi hỏi tất yếu của sản xuất kinh doanh và là yêu cầu bắt buộc nhằm phục
vụ cho quốc phòng.
Như vật, thực tiễn của nền kinh tế đất nước nói chung, kinh tế nhà nước nói
riêng vẫn còn là một bài toán khó ở nước ta để tăng nguồn thu cho ngân sách, bảo
đảm chi phí tối thiểu cho các nhu cầu hoạt động của các lực lượng vũ trang trong
bảo quản sửa chữa vũ khí, trang bị, trong huấn luyện và trong sẵn sàng chiến đấu.
1.2.2. Trình độ thấp kém của trang thiết bị kỹ thuật
Một trong những khó khăn, yếu kém quan trọng làm hạn chế đến năng lực sản
xuất và phát triển kinh tế, cũng như tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao cho
quốc phòng là trình độ công nghệ của kinh tế nhà nước phần nhiều còn lạc hậu, cũ
kỹ.
So với mặt bằng chung của trình độ hiện tại trong phạm vi khu vực và trên thế
giới, chất lượng trang thiết bị kỹ thuật của ta còn thua kém xa. Trong lĩnh vực công
nghiệp, trang thiết bị, công nghệ cũ của ta còn chiếm tới hơn 62%(72). Nếu như
nền công nghiệp thế giới đã phát triển qua 7 giai đoạn, thì ở ta còn ở giai đoạn sơ
khai I, II (85). Lấy ví dụ, ngành cơ khí của ta chỉ tương đưong với thời kỳ cách đây
30-50 năm của các nước trung bình trên thế giới, còn nếu so với các nước phát
triển cao thì đi sau 50-100 năm (85). Nếu ở Tổng cục Bưu điện với một thời gian
rất ngắn đã đưa vào khai thác các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và rất hiện
đại: cáp quang, vệ tinh viễn thông, vi ba dải rộng..., thì ở nhiều ngành kinh tế khác
của chúng ta kỹ thuật còn lạc hậu từ 2-4 thế hệ so với thế giới. Bên cạnh một số
nhà máy, xí nghiệp chỉ sau 3-4 năm đã hoàn vốn và có lãi thì hầu hết các cơ sở
khác của kinh tế nhà nước phải hàng chục năm sau mới khấu hao xong. Chỉ tính
riêng giai đoạn từ 1975 đến 1990, trình độ đổi mới công nghệ các doanh nghiệp
nhà nước chỉ mới đạt bình quân 3% năm (72)



Điều đáng chú ý ở đây là, không chỉ lạc hậu về mặt trình độ, tính hỗn tạp,
chắp vá, không đồng bộ của máy móc thiết bị đã cản trở không ít đến khả năng
thay thế phụ tùng, đến chất lượng, hiệu quả sản xuất. Trong số 1217/ 2292 doanh
nghiệp nhà nước được khảo sát đều có hỗn hợp thiết bị của hơn 20 nước sản xuất
(77). Chính vì vậy, rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã lên tiếngcảnh
báo nguy cơ “bãi rác công nghệ” ở nước ta. Do nhiều nguyên nhân: kém khả năng
tìm nguồn lựa chọn, tiếp nhận cùng với hiện tượng vụ lợi trong mua nhập trang
thiết bị, đến nay vẫn chưa cải thiện căn bản được tình hình trên. Giống như tình
trạng chung của các nước kém phát triển, đang phát triển, Việt Nam đang trở thành
nơi thu hút chuyển giao công nghệ mạnh mẽ và cũng nhiều bất cập: công nghệ thế
hệ cũ, không đồng bộ, bị thải loại... vẫn chính là một trong những nguyên nhân
trực tiếp đưa đến khả năng kìm hãm sự phát triển ở nước ta.
Có thể nói rằng, với trình độ chung như vậy của trang thiết bị kỹ thuật, cùng
với năng lực quản lý, điều hành kinh tế còn nhiều non kém, lại chưa thoát ra hẳn
cơ chế quan liêu bao cấp và nhiều nguyên nhân cơ bản quan trọng khác đã đặt
nước ta vào nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Hơn nữa, trình độ lạc hậu của công nghệ
sẽ gây không ít khó khăn cho chúng ta vươn lên từ sản xuất các loại trang bị, vũ
khí, khí tài hiện đại, tiếp cận với kỹ thuật quân sự tiên tiến trong khu vực, trên thế
giới, cũng như tìm ra những phương pháp phòng chống có hiệu quả sức tàn phá
của vũ khí công nghệ cao.
Đây là vấn đề không chỉ phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước, ở các xí
nghiệp quốc phòng cũng có tình trạng trên. Để sản xuất các sản phẩm mới, nhiều
nhà máy quốc phòng với phần lớn máy móc cũ kỹ, lạc hậu đã không đáp ứng được
việc tiến hành sản xuất các hàng hóa được giao có tính chất pháp lệnh, hoặc hạn
chế việc lắp ráp đồng bộ đúng thời gian. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra cho công
nghiệp quốc phòng ngày càng nặng nề, với yêu cầu ngày càng cao. Rõ ràng với
trình độ trang thiết bị hiện có, các xí nghiệp quốc phòng của chúng ta khó có khả
năng thực hiện được các nhiệm vụ sản xuất quân sự.

I.2.3. Quy mô tổ chức và trình độ cán bộ quản lý kinh tế nhà nước theo
kịp yêu cầu
Kinh tế nhà nước luôn mang ý nghĩa là mô hình của một phương cách làm ăn
mới, làm ăn lớn nhưng trên thực tế, phần nhiều còn tổ chức manh mún. Kinh


×