Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ VAI TRÒ của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP xâm lược (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.08 KB, 120 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nguyên nhân cơ bản, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp là đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Đường lối ấy đã
góp phần làm cho cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam phát triển thắng lợi, mà “Có lẽ hiếm
có ở đâu, chiến tranh nhân dân trong thực tế lại đúng với tên gọi của nó như vậy, thực sự sâu
rộng trong nhân dân và thực sự vô địch như nhân dân”[26; 32]. Sự ra đời và thực hiện đường
lối kháng chiến của Đảng gắn liền với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều tài liệu đã
nói đến vấn đề này song chưa đề cập một cách có hệ thống và toàn diện vai trò của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng.
Làm sáng tỏ điều này, chúng ta sẽ hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn công lao của Người với cách
mạng Việt Nam nói chung, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, cũng như
về đường lối kháng chiến của Đảng.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đã khởi thảo đầu tiên đường lối cách mạng Việt Nam,
được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (ngày 3-2-1930), nhằm đấu tranh giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự nhất
quán, bước phát triển về nhận thức và hành động đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, từ việc nghiên cứu trên rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân và xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay.
Đó là lý do chính mà chúng tôi chọn đề tài này để làm Luận án.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một vấn đề lớn đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở các lĩnh
vực khác nhau của khoa học lịch sử. Những công trình này được công bố dưới nhiều hình
thức như: sách nghiên cứu, hồi ký, bài viết đăng trên các tạp chí, báo cáo hội thảo khoa học,
ở trong nước và nước ngoài. Có thể tổng hợp các tài liệu ấy thành những nhóm cơ bản sau:
Một là, những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, các hồi ký của
các nhà cách mạng lão thành, những người đã từng sống, hoạt động trong thời kỳ 1945 1954. Tiêu biểu là các cuốn: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc



ta" của Lê Duẩn [21], "Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam" [14],
"Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam" [13] v.v. của Trường Chinh; "Hồ Chủ tịch
tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại"[25] "Hồ Chí Minh một con người, một dân
tộc, một thời đại, một sự nghiệp"[26] v.v. của Phạm văn Đồng; "Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá
trình hình thành và phát triển" [39], v.v.. của Võ Nguyên Giáp; v.v… Những tác phẩm nêu
trên đã nghiên cứu sâu sắc sự nghiệp của Hồ Chí Minh và cống hiến xuất sắc của Người đối
với cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, do
nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, nên phần nghiên cứu đánh giá vai trò
của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến chống
thực dân Pháp mới chỉ đề cập trên những nét lớn.
Hai là, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước về lịch sử dân
tộc, lịch sử Đảng, hoặc lịch sử quân sự… có đề cập đến những hoạt động và đóng góp của
Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đáng chú ý là, quyển " Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam" tập I, 1920 - 1954 của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung
ương[7]; phần "Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược" đã trình bày khá
nhiều về vai trò của Người trong việc đề ra và chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
kháng chiến, kiến quốc. Các sách "Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam" của Ban Nghiên
cứu lịch sử Quân đội, [8] "Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954" của
Viện lịch sử quân sự Việt Nam,[130]… cũng có đề cập đến những hoạt động và cống hiến
của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Do trình bày lịch sử trong phạm vi
rộng, với nhiều nội dung nên các sách trên chưa thể đi sâu vào vai trò của Hồ Chí Minh trong
việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Tuy nhiên, qua đó tác giả luận án cũng tìm thấy tài liệu tham khảo quí, những gợi ý cần thiết
cho nội dung luận án.
Ba là, những chuyên khảo nghiên cứu về Hồ Chí Minh của cá nhân và tập thể các nhà
khoa học trong nước và nước ngoài. Trong nước có "Chủ tịch Hồ Chí Minh- Tiểu sử và sự
nghiệp" của Viện lịch sử Đảng, [126]. "Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí
Minh" do Viện lịch sử quân sự biên soạn [132]; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại
giao",Viện quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao [127]. "Nghiên cứu những tư tưởng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật" của Nguyễn Ngọc Minh [83].v.v.. có nghiên cứu
hoạt động và những đóng góp của Người trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở một
số mặt, một số lĩnh vực. Các tác giả người nước ngoài như: E-Côbêlép [18], Hoàng
Tranh[54], L.A Patty [91], J.Lacutuya [57], J.Xanhtơni [135], Đ. Halberstam [45], v.v.. cũng
nghiên cứu sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu được vai trò của người trong sự nghiệp


giải quyết dân tộc. Một số công trình trên đã được dịch ra tiếng Việt góp phần làm phong phú
thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về Hồ Chí Minh.
Bốn là, những bài học kinh nghiệm về Hồ Chí Minh được đăng trên các Tạp chí : Cộng
sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự, Quốc phòng toàn dân, v.v.. các báo
cáo khoa học ở nhiều cuộc Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế được tập hợp trong các
tập kỷ yếu, như cuộc Hội thảo nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Người, Hội thảo quốc tế
nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người và gần đây nhất hội thảo khoa học: "Tư tưởng
Hồ Chí Minh về quân sự" do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX-02 tổ chức
vào tháng 12-1994, … đã góp phần quan trọng nghiên cứu sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí
Minh.
Năm là, Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt kết quả
và bước đầu được công bố trên các sách, tạp chí, như: " Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh" từ tập 1 đến tập 3, [88]; "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng"[51];
"Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh"[94]; "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn
đề quốc tế"[64]; "Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế" [64]; "Nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật"[89]; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh"[109], v.v.
Nhìn chung, công việc nghiên cứu sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều cơ
quan, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và đã đạt được kết quả đáng kể.
Điều đó tạo thuận lợi cho chúng tôi tìm thấy nhiều tư liệu quí, những gợi ý cần thiết cho nội
dung luận án. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng về những
hoạt động của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt việc

nghiên cứu vai trò của Người trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kháng
chiến còn chưa hệ thống, toàn diện, đầy đủ, chưa tương xứng với sự nghiệp của Người.
Kế thừa và tiếp thu thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, trong những năm qua
chúng tôi đã tìm tòi, thu thập tư liệu, tham dự một số hội thảo khoa học về Hồ Chí Minh. Kết
quả bước đầu là một số bài nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1945 - 1954 đã được
công bố trên các Tạp chí: Lịch sử quân sự, Quốc phòng toàn dân, Lịch sử Đảng, … như: "Bài
học bảo vệ Nhà nước công nông đầu tiên của dân tộc"[30]; "Cuộc kháng chiến chống Pháp
qua tác phẩm "Một đoạn lịch sử Việt Nam từ 9847 đến 1947" của Lê Quyết Thắng" [65];
"Hồ Chí Minh - "Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc" [32]; Về
bản dịch cuốn" "Tỉnh uỷ bí mật" của Chủ tịch Hồ Chí Minh " [31]; "Hồ Chí Minh với quan


hệ Việt - Mỹ" [50]; "Những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những
năm 1945 - 1946"[90]. Luận án này là sự tiếp tục quá trình nghiên cứu của chúng tôi về đề
tài sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc góp phần
hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. Trên
cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ công lao, sự nghiệp của Người đối với cách mạng Việt Nam
nói chung, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, củng cố lòng biết ơn, kính
yêu lãnh tụ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và rút ra bài học lịch sử cho cách mạng nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án là
- Trên cơ sở trình bày bối cảnh lịch sử, nêu lên đường lối kháng chiến chống thực dân
Pháp của Đảng (Quá trình hình thành, nội dung chủ yếu…).
- Trình bày những hoạt động cụ thể của Hồ Chí Minh trong việc tham gia hoạch định, tổ
chức thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nêu rõ kết quả, tác dụng về vai trò của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định, tổ chức
thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Rút ra những kết luận, bài học lịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện

nay.
4. Giới hạn, phạm vi luận án
Đề tài của Luận án thuộc chuyên ngành lịch sử quân sự, nghiên cứu những đóng góp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp. Vì vậy, Luận án không đi sâu vào toàn bộ nội dung đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp của Đảng, cũng như toàn bộ hoạt động và công lao của Hồ Chí
Minh đối với cuộc kháng chiến nói chung. Tuy nhiên, những vấn đề trên có vai trò quan
trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
5. Đóng góp của luận án thể hiện ở các mặt sau:


- Phân tích, làm rõ những kết quả, tác động cụ thể của Hồ Chí Minh trong việc hoạch
định và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (Đây là nội dung chủ
yếu của Luận án).
- Thể hiện được vai trò, quan hệ mật thiết của lãnh tụ Hồ Chí Minh với tập thể Ban
chấp hành Trung ương Đảng trong lãnh đạo nói chung, trong hoạch định và tổ chức thực hiện
đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng. Điều đó bảo đảm được sự đóng góp
tích cực của cá nhân, đồng thời phát huy tính tập thể, dân chủ trong lãnh đạo, phản ánh được
trí tuệ của quần chúng nhân dân.
- Làm rõ được sự nhất quán, bước phát triển ngày càng sâu sắc, phong phú hơn của tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là sự thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh
về quân sự nói chung, về chiến tranh nhân dân nói riêng.
- Góp phần đấu tranh chống sự xuyên tạc lịch sử, hòng hạ thấp vai trò, công lao của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam nói chung và với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp nói riêng.
Đó cũng là những điểm mới của Luận án được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành
tựu khoa học đã đạt được và lao động khoa học của chúng tôi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Góp phần nghiên cứu những vấn đề lịch sử và lý luận về cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; đồng thời mong muốn được sử dụng kết quả
nghiên cứu trong việc bồi dưỡng, đào tạo giáo dục trong các nhà trường, dùng làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội.
7. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ yếu là những quan điểm về chính đảng của giai cấp vô sản, chiến
tranh nhân dân, về đường lối quân sự nói chung, về vai trò của lãnh tụ và quan hệ giữa lãnh
tụ và quần chúng; những quan điểm của Đảng ta về đánh giá công lao, sự nghiệp của Hồ Chí
Minh; quan điểm đổi mới của Đảng trong nghiên cứu khoa học "nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".


Nguồn tư liệu để thực hiện luận án, trước hết là các Văn kiện của Đảng, Nhà nước; các
bài viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hồ sơ, biên bản, báo cáo của các ngành; các
công trình nghiên cứu về sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, về công cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thời kỳ 1945 - 1954 có liên quan đến đề tài và nhiều tư liệu lưu trữ
đang được khai thác, cũng như hồi ký, lời kể của các nhân chứng lịch sử được thẩm tra, xác
minh.
Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp của sử học nói chung, của khoa học lịch sử
quân sự nói riêng, được thể hiện ở việc sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương
pháp lôgíc, có phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp trong từng nội
dung cụ thể. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp tiếp cận khác, như tiếp xúc trao đổi với
nhân chứng lịch sử, khảo sát thực địa. Thông qua việc trình bày có hệ thống các sự kiện lịch
sử theo chủ đề từng chương, tác giả phân tích đánh giá các sự kiện, từ đó rút ra những nhận
định khái quát thành kết luận từng Chương và Kết luận chung của Luận án.
8. Bố cục của Luận án
Luận án gồm 164 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, có 3 chương, 7 tiết, 12 trang tài
liệu tham khảo và 7 phụ lục.
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƯỜNG

LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

1.1. Nước Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến
chống Pháp
Mùa xuân 1945, ở Việt Nam tình thế trực tiếp cách mạng xuất hiện. Những điều kiện
bảo đảm thắng lợi của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đang trở thành hiện thực.
Ngày 13-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc ở Tân Trào (Tuyên Quang).
Hội nghị quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa trong cả nước và cử ra Uỷ ban khởi
nghĩa toàn quốc.
Tiếp đó, ngày 16-8-1945 cũng tại Tân Trào, Đại hội Quốc dân tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng. Đại hội thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh, và cử ra
Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.


Nhân dân cả nước triệu người như một, nhất tề nổi dậy với ý chí dù có phải hy sinh đến
đâu, "dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn" cũng phải quyết giành cho được độc lập. Chỉ
trong một thời gian ngắn, cuộc Tổng khởi nghĩa nhanh chóng giành được thắng lợi trong toàn
quốc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội (ngày 19-8-1945), ở Huế (ngày 23-8-1945) và ở
Sài Gòn (ngày 25-8-1945). Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ, dựng lên "chế độ cộng
hoà dân chủ Việt Nam có tính chất dân chủ nhân dân, dân chủ mới" [11; 26].
Ngày 2-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính
phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người
nhấn mạnh tín chất pháp lý quốc tế khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam được giành
lại từ sự thất bại của phát xít Nhật, chứ không phải từ phía Pháp. Nhân dân Việt Nam đứng
về phe Đồng minh chiến đấu chống phát xít và giàn được chính quyền từ sau khi phát xít
Nhật đã lật đổ chế độ thống trị thuộc địa của thực dân Pháp. Vì thế, "Dân tộc đó phải được tự
do! Dân tộc đó phải được độc lập!" [76,3] Người khẳng định: "Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy"[76,4].
Như vậy, từ năm 1930 dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng, nhân dân ta đã liên tiếp đứng

lên, đánh Pháp, đuổi Nhật, làm cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lật đổ ách
thống trị thực dân phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam Á,
mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc, theo xu thế tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
Thế nhưng, ngay khi chiến tranh thế giới kết thúc, nước Việt Nam vừa tuyên bố độc
lập, thực dân Pháp vẫn tìm cách trở lại thống trị Đông Dương. Chúng được các nước tư bản,
đế quốc đồng tình giúp đỡ. Bởi vì, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông nam Á - việc cách mạng Việt Nam đi đầu trong phong trào
chống chủ nghĩa thực dân, làm cho bọn đế quốc, phản động quốc tế lo ngại. Tuy có những
mưu đồ riêng và mâu thuẫn với nhau, các thế lực đế quốc vẫn vào hùa với nhau chống phá
quyết liệt cách mạng Việt Nam.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc phải
đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách.
Về chính trị, chính quyền cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu có uy tín to
lớn đối với nhân dân trong nước, nhưng còn non trẻ, chưa được củng cố. Bộ máy hành chính
từ Trung ương đến các địa phương mới xây dựng, chưa được hoàn chỉnh, hầu hết cán bộ
chưa có kinh nghiệm quản lý nhà nước. Lực lượng chính trị của quần chúng trong Mặt trận


dân tộc thống nhất rộng rãi tuy phát triển nhanh, nhưng chưa được củng cố vững chắc. Mặt
khác, Nhà nước Việt Nam mới chưa có sự công nhận quốc tế và hầu như bị tách biệt với thế
giới bên ngoài, chưa có quan hệ với Liên Xô và các lực lượng cách mạng quốc tế.
Cùng với những khó khăn trên, bọn phản động trong và ngoài nước hợp sức nhau chống
phá cách mạng. Vào lúc này, trên đất nước ta đã có mặt gần 30 vạn quân của Tưởng Giới
Thạch, Anh, ấn, Pháp và Nhật, cùng nhiều loại đảng phái phản động lăm le lật đổ chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Về quân sự, lực lượng vũ trang mới được xây dựng, phát triển lên từ những đội vũ trang
đánh du kích, chủ yếu là hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chính trị và khởi nghĩa giành chính
quyền. Số lượng bộ đội không nhiều, hầu hết xuất thân từ giai cấp nông dân, trang bị, huấn
luyện đều kém. Lúc này, ta chưa có một nền công nghiệp sản xuất vũ khí, chưa có một nền

kinh tế, tài chính phục vụ chiến tranh và cũng thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ quân sự được
đào tạo chính qui, có kinh nghiệm chỉ huy, tác chiến. Trong Tổng khởi nghĩa ta chỉ thu được
một ít vũ khí của Bảo an binh. Tính đến Toàn quốc kháng chiến, quân ta mới có 40 khẩu
pháo đủ kiểu loại từ 37 đến 75 ly thu gom được, ngoài ra không có vũ khí, trang bị hiện đại
nào khác.
Về kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội, tình hình lúc này hết sức nguy ngập. Do hậu quả
của chế độ thực dân phát xít, lại bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, nền kinh tế vốn đã nghèo
nàn, lạc hậu lại càng tiêu điều xơ xác. Nạn đói khủng khiếp làm chết hai triệu người, do Pháp
- Nhật gây ra từ cuối năm 1944 đến nửa năm 1945, vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng, Nạn lụt xảy
ra làm cho 1/3 diện tích cày cấy ở đồng bằng Bắc bộ bị hư hại. Nông nghiệp giảm sút cả về
diện tích và sản lượng. Công nghiệp hầu như không có gì, nhà máy đóng cửa, hàng vạn công
nhân thất thiệp. Nền tài chính quốc gia vô cùng quẫn bách, kho bạc can kiệt, chỉ còn vẻn vẹn
1.230.720 đồng tiền giấy, trong đó có 586.000 đồng rách nát không tiêu được. Ngân hàng
Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản Pháp, nguồn thu ngân sách chưa có gì đáng kể, lại
thêm món nợ 564.367.522 đồng của chế độ cũ. Chế độ cũ cũng để lại những tệ nạn rượu chè,
cờ bạc, trộm cắp, đĩ điếm, mê tín dị đoan, bệnh tật, 90% dân số mù chữ… gây nhiều khó
khăn trở ngại cho việc bảo vệ đất nước và xây dựng xã hội mới.
Như vậy, cùng một lúc nước cộng hoà non trẻ phải đương đầu với ba thứ giặc: giặc
ngoại xâm và các loại phản động tay sai, giặc đói và giặc dốt.Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay
trong buổi họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên (ngày 3-9-1945), đã khẳng định ba thứ giặc này
đều nguy hại và phải tiến hành diệt trừ.


Đất nước lúc bấy giờ đang trong tình hình" ngàn cân treo sợi tóc", như đồng chí Võ
Nguyên Giáp đã viết "Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài từ bốn phương
cùng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa, chúng khác nhau về màu da, về tiếng nói, nhưng
rất giống nhau ở một dã tâm, muốn thôn tính đất nước chúng ta, muốn đẩy chúng ta về với
cuộc sống nô lệ" [38, 253].
Tuy vậy, do quyền lợi khác nhau, các nước thực dân đế quốc cũng có mâu thuẫn trong
vấn đề Đông Dương. Chính phủ Mỹ, từ bỏ chủ trương "uỷ trị quốc tế" đối với Đông Dương,

mà tổng thống Ru-dơ-ven đã nêu, ủng hộ Pháp trở lại xâm lược thuộc địa cũ. Sự thay đổi thái
độ của Chính phủ Mỹ xuất phát từ quyền lợi ích kỷ của Mỹ, muốn lôi kéo Pháp để kiềm chế
các lực lượng cách mạng ở Tây Âu và các nơi khác. ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương, Chính
phủ Mỹ đã khước từ chủ trương của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ
Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ giữa hai nước.
Đế quốc Anh khi chiến tranh thế giới đang tiếp diễn đã chủ trương giao trả Đông
Dương cho Pháp. Bởi lẽ, nếu Đông Dương sau khi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Nhật mà bị Mỹ
khống chế, thì cán cân so sánh lực lượng giữa Anh và Mỹ ở khu vực này sẽ bất lợi cho
Anh.Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven đã nhận thấy điều này nên trong cuộc hội đàm với Sta-lin
ngày 28-1-1943 đã nói: "Sớc Sin không kiên quyết thực hiện đề nghị về chế độ bảo trợ và
ông ta sợ áp dụng nguyên tắc đó tại các thuộc địa của mình (48;9). Giúp Pháp chiếm lại
Đông Dương, Anh còn nhằm ngăn chặn phong trào giải quyết dân tộc ở các nước thuộc địa,
trong đó có các thuộc địa của Anh, và cũng để ép Pháp nhân nhượng mình ở Trung Cận
Đông và Châu Phi. Vì vậy, ngày 24-8-1945, Anh đã ký một thoả hiệp với Pháp về nguyên tắc
và cách thức khôi phục lại quyền lực của Pháp tại Đông Dương.
Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã chuẩn bị kế hoạch "Hoa quân nhập Việt" để thôn
tính nước ta. Nhưng trong lúc này chính quyền Tưởng Giới Thạch đang chuẩn bị gây ra cuộc
nội chiến để tiêu diệt Đảng Cộng sản Việt Nam Trung Quốc và phong trào cách mạng ở nước
này, sau khi Mỹ và Liên Xô rút quân. Mặt khác, hiểu rõ "ý đồ trung lập" của Mỹ trong vấn đề
Đông Dương, ngày 24-8-1945 Tưởng Giới Thạch tuyên bố: "Trung Quốc không hề có tham
vọng lãnh thổ ở Việt Nam" [44, 75] và tỏ ý hoà hoãn với Pháp. Sự cam kết này mở đường
cho các cuộc thương lượng Pháp - Hoa về Đông Dương, được bắt đầu từ tháng 10 - 1945 và
đến tháng 2-1946 mới đi đến thoả hiệp cuối cùng.
Nước Pháp sau khi được giải phóng, do phải gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề,
lâm vào tình trạng rối ren về chính trị, suy yếu về kinh tế, quân sự và phải đối phó với phong
trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Đối với Đông Dương, Pháp vẫn ngoan cố chủ trương


lập lại một chính phủ liên bang Đông Dương gồm 5 xứ (Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao,
Cao Miên), do một đại diện Pháp đứng đầu với số bộ trưởng người bản xứ. Về thực chất,

Đông Dương vẫn là thuộc địa, do toàn quyền Pháp cầm đầu. Lập trường thực dân được thể
hiện rõ trong Chỉ thị của Đờ Gôn gửi Đác-giăng-li-ơ ngày 16-8-1995, khẳng định việc "khôi
phục lại chủ quyền của Pháp trên các lãnh thổ của liên bang Đông Dương" [29, 131]. Thực
hiện mưu đồ trên, Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân viễn chinh và triển khai các công
việc cho cuộc xâm lược giành lại một thuộc địa giàu có, vốn được coi là "viên ngọc đẹp
nhất" trong chuỗi ngọc Viễn Đông.
Như vậy, từ sau tháng 8-1945, nếu Pháp không dùng lực lượng quân sự, không dùng
chiến tranh để giành lại quyền thống trị của mình thì nhân dân ta đã có thể bước vào xây
dựng cuộc sống mới trong hoà bình. Hành động xâm lược của chúng ta đã đe doạ nghiêm
trọng sự sống còn của dân tộc ta. Cuộc chiến tranh do thực dân Pháp gây ra chống lại nước
Việt Nam độc lập, có chủ quyền, không chỉ "bẩn thỉu" về mặt đạo đức, mà còn là sự chà đạp
thô bạo công ước quốc tế và công lý xã hội. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ nền
độc lập là việc làm bắt buộc, là sự nghiệp chính nghĩa, cao cả, thiêng liêng.
Bằng đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo được xác định từ sớm, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân Việt Nam đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ.
1.2. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là một bộ phận quan trọng của đường lối
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng ta. Đó là đường lối tiếp tục hoàn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc bằng chiến tranh cách mạng, trong điều kiện nhân dân ta đã giành
được chính quyền để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Việc hình thành đường lối kháng chiến của Đảng trải qua một giai đoạn lịch sử lâu dài
trong quá trình đấu tranh cách mạng, gắn liền với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đặc biệt từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Trong các Văn kiện do Nguyễn ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng (ngày 3-21930) thông qua, tiếp đó trong "Luận cương cách mạng tư sản dân quyền", và nhiều văn
kiện, tài liệu khác đã dần dần làm sáng tỏ những quan điểm về "giành chính quyền và bảo vệ
chính quyền". Những quan điểm ấy ngày càng được bổ sung là cơ sở của việc hình thành
đường lối kháng chiến của Đảng ta, được thể hiện qua những giai đoạn của cách mạng Việt
Nam, cuối cùng được đúc kết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và phát triển
mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.



Quá trình này được mở đầu từ năm 1911, với việc Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành,
Nguyễn ái Quốc) đi tìm con đường cứu nước mới. Vượt lên nhiều người yêu nước khác,
Nguyễn ái Quốc nhận thấy sự cách biệt, cô lập giữa các quốc gia là nguyên nhân đầu tiên gây
ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông nói chung và Đông Dương nói riêng. Do đó,
cuộc hành trình của Người qua các Châu lục, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân bị áp bức ở các
nước tư bản, đế quốc, thuộc địa; khảo nghiệm kinh nghiệm cách mạng một số nước trên thế
giới đã tạo cơ sở thực tế cho Người tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin. Người nhìn thấy: "Sự tàn
bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là
gieo hạt giống công cuộc giải phóng nữa thôi [78, 28] và rút ra kết luận rằng các dân tộc ở
phương Đông muốn giải phóng phải gắn bó mật thiết với giai cấp vô sản thế giới. Nghĩa là,
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác hơn là con đường cách
mạng vô sản và chủ nghĩa Mác-Lênin là "cẩm nang thần kỳ" của dân tộc Việt Nam trong sự
nghiệp này.
"Đường cách mệnh"(1927), "Chính cương vắn tắt" và "Sách lược vắn tắt" (1930 do Hồ
Chí Minh khởi thảo đã xác định cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc ta nằm trong quỹ đạo
cách mạng vô sản, theo con đường cách mạng tháng Mười Nga "… phải dân chúng (công
nông) làm gốc, phải có đảng vững bền…, phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin" [74,
280]. Người chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội Cộng sản", nhằm đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước
Nam được hoàn toàn độc lập. Như vậy, con đường cứu nước được Hồ Chí Minh lựa chọn
trước hết nhằm đạt đến mục tiêu: độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội. Đây là một nền độc lập
hoàn toàn và triệt để, một sự ấm no, hạnh phúc thực sự cho toàn dân.
Theo Hồ Chí Minh để giành được mục tiêu này, dân tộc Việt Nam phải bằng nỗ lực của
bản thân là chính, kết hợp vớ sự đoàn kết, giúp đỡ của các dân tộc bị áp bức và nhân dân tiến
bộ trên thế giới. Người nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng và khả năng cách mạng to lớn của các
dân tộc bị áp bức, nếu họ được tổ chức lại, dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp vô
sản. Người vạch rõ, sự bóc lột vô nhân đạo và cuộc sống nghèo khổ sẽ thúc đẩy nhân dân
vùng lên làm cách mạng. Điều đó thể hiện tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh về tính chủ động

của cách mạng thuộc địa, là các dân tộc bị áp bức phải tự giải quyết, "đem sức ta mà giải
phóng cho ta" và muốn người ta giúp mình thì trước hết phải tự giúp lấy mình. Đồng thời với
sự hình thành luận điểm trên trong tư tưởng của Người, cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam phải liên minh chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa, cùng đồng loạt tiến công vào cả hai dinh luỹ của chủ nghĩa
thực dân.


Những quan niệm cơ bản trên đây của Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho việc xây dựng,
hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc cũng như đường lối kháng chiến chống
xâm lược của Đảng ta. Đó là con đường đấu tranh do toàn dân tiến hành, nhằm mang lại độc
lập và cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Tinh thần cơ bản này được thể
hiện trong các văn kiện được thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng, trong Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng.
Các văn kiện trên của Đảng không chỉ nêu lên nhiều, cách tổ chức lực lượng, phương
pháp đấu tranh cách mạng… để giành chính quyền, mà còn vạch ra đường hướng phát triển
cho nước Việt Nam sau khi giành được độc lập. Ngay lúc mới thành lập, Đảng khẳng định
sau khi cách mạng thắng lợi rồi thì sẽ "dựng ra Chính phủ công nông binh. Tổ chức ra đội
quân công nông"[75,1]. Đó là những công cụ chuyên chính của nhân dân lao động nhằm trấn
áp bọn ngoại xâm và nội phản, bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh "để đi tới xã
hội cộng sản".
Những tư tưởng lớn về đường lối và phương pháp cách mạng trong "Chính cương vắn
tắt" cũng được thể hiện trong "Luận cương chính trị" tháng 10-1930, do Tổng Bí thư Trần
Phú soạn thảo. Luận cương khẳng định, trong thời gian đầu "Cuộc cách mạng Đông Dương
sẽ là một công cuộc cách mạng tư sản dân quyền" [114,67]. Cuộc cách mạng này do giai cấp
công nhân lãnh đạo, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư
bản chủ nghĩa.
Luận cương chỉ rõ phương pháp giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng. Bởi vì ở
một nước thuộc địa nửa phong kiến như nước ta, bọn đế quốc và phong kiến phản động sử
dụng bộ máy thống trị tàn bạo để đàn áp nhân dân, thì con đường tất yếu là phải dùng bạo lực

cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Luận cương nêu rõ: "Võ trang bạo động
không phải là một việc thường, chẳng những là theo tình thế trực tiếp cách mạng mà lại phải
theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch
liệt tranh đấu, nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động
hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để huy động quảng đại quần chúng ra thị oai,
biểu tình, bãi công v.v… để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này"[114, 76-77].
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930 cũng ra án Nghị quyết về nghiên cứu nhiệm
vụ cần kíp của Đảng, vạch rõ, mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng võ trang bạo động.
Cho nên, "Điều cốt yếu trong công tác hàng ngày của Đảng là phải thu phục được quảng đại
quần chúng để làm cho cuộc bạo động tương lai được thắng lợi" [114, 86]. Hội nghị đề ra
một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng quân sự, và xác định


"ngay từ bây giờ Đảng phải tổ chức Bộ quân sự của Đảng để: 1. Làm cho đảng viên được
quân sự huấn luyện; 2. Giúp cho công nông hội tổ chức đội tự vệ; 3. Vận động trong quân
đội của bọn địch nhân"[114,91].
Như vậy, ngay từ khi mới thành lập Đảng, lãnh đạo Nguyễn ái Quốc và Đảng ta đã rất
coi trọng việc đề ra đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng phù hợp đặc điểm tình
hình nước ta.Điểm nổi bật trong đường lối của Đảng về phương thức đấu tranh giành chính
quyền là thực hiện con đường cách mạng bạo lực nhất là khi kẻ thù sử dụng bạo lực phản
cách mạng chống lại. Bạo lực cách mạng phải bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng
vũ trang của quần chúng. Trên cơ sở giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị, Đảng
chủ trương từng bước xây dựng lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh dưới các hình thức
thích hợp với phong trào chung. Điều này thể hiện sự nhận thức của Đảng về con đường cách
mạng bạo lực là một quá trình, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh, ngày càng phong phú và
phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, tư duy chính trị của Đảng ta lúc bấy giờ
còn hạn chế ở chủ trương xây dựng bạo lực cách mạng chủ yếu dựa vào lực lượng của giai
cấp công nhân và giai cấp nông dân, chứ chưa phải là bạo lực mang tính chất quần chúng
rộng rãi như chủ trương của Đảng ở những năm sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Điều đó chứng rỏ rằng trong giai đoạn đầu sau khi Đảng mới ra đời, quan điểm về bạo lực

cách mạng của Đảng còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của nhận thức chỉ nhấn mạnh đến đấu
tranh giai cấp, mà chưa chú trọng đến yếu tố dân tộc và tính đặc thù của cách mạng Việt
Nam. Sau này, qua tình hình thực tế của cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ
Tĩnh, Đảng mới dần dần nhận thấy rõ hơn yêu cầu tổ chức toàn dân thành một "lực lượng
thật rộng, thật kín" [114, 75], nếu không thì cách mạng khó thành công.
Với đường lối cách mạng đúng đắn và tinh thần đấu tranh anh dũng, ngay khi mới thành
lập, Đảng ta đã phát động quần chúng nổi dậy chống đế quốc phong kiến. Ngay từ năm 1930,
phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo đã nổ ra với qui mô lớn, trên phạm vi toàn quốc. Ở
Nghệ An và Hà Tĩnh phong trào đấu tranh cách mạng dâng cao với khí thế mạnh mẽ chưa
từng thấy. Các cuộc nổi dậy vượt khỏi phạm vi đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị thông
thường. Hàng loạt cuộc tiến công của quần chúng như biểu tình, phá huyện đường, phá nhà
giam, vây đồn lính, trừng trị bọn địa chủ cường hào, làm cho bộ máy thống trị của đế quốc
và tay sai bị tan rã ở nhiều vùng nông thôn. Chính quyền Xô - Viết, một hình thức chính
quyền cách mạng, được thành lập ở nhiều thôn xã, thực sự là người đại diện chân chính cho
lợi ích của nhân dân.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng ta
đề ra là đúng đắn. Cao trào ấy đã cụ thể hoá Cương lĩnh của Đảng về vai trò của công nông


là lực lượng chính của cách mạng, về phương pháp đấu tranh giành chính quyền và giữ chính
quyền bằng bạo lực cách mạng… Nó cũng góp phần bổ sung, làm phong phú đường lối lãnh
đạo, chỉ đạo đấu tranh cách mạng của Đảng, như xác định mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ,
sử dụng các hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng thích hợp…
Do những điều kiện chủ quan, cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết
Nghệ Tĩnh đã thất bại. "Nó thất bại trước hết vì nó ra đời trong lúc chưa có tình thế trực tiếp
cách mạng và Đảng ta chưa có chủ trương giành chính quyền. Ngoài ra, còn do tư tưởng chủ
quan, mạo hiểm, không nắm vững tính chất mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và
sách lược thêm bạn bớt thù"[4,32]. Sự thất bại của Xô Viết Nghệ Tĩnh còn ở chỗ chưa nhận
thức được đầy đủ đặc điểm xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến; do đó không phát huy
được sức mạnh của mọi giai cấp, mọi tầng lớp và trận tuyến chống quân thù. Bài học được

rút ra từ cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là Muốn đánh đổ kẻ thù lớn mạnh và giành thắng lợi,
lực lượng cách mạng không thể chỉ có công nông mà phải bao gồm hết thảy các giai cấp và
tầng lớp có tinh thần, khả năng chống đế quốc và phong kiến. Đó phải là lực lượng của toàn
dân.
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở Đông Dương bọn phản động
thuộc địa tiêu hết mọi quyền dân chủ giành được trong những năm 1936 - 1939. Chúng thực
hiện chính sách bóc lột và khủng bố tàn khốc. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với đế
quốc Pháp trở nên gay gắt. Sau đó, tháng 9-1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương, nhân
dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", mâu thuẫn giữa dân tộc và bọn đế quốc, phát xít
càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết từng ngày, từng giờ. Vấn đề đánh đổ ách ngoại xâm,
giành chính quyền được trực tiếp đặt ra. Hội nghị Trung ương lần thứ VI của Đảng
quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt
Nam, tập trung mọi lực lượng cho mục tiêu giành độc lập dân tộc. Hội nghị chủ trương
"Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn
đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải
quyết" [115, 58]. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định ở Hội nghị Trung ương lần thứ
VII (tháng 11-1940) và hoàn chỉnh tại hội nghị Trung ương lần thứ VIII (tháng 5-1941). Đây
chính là sự trở về với tư tưởng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh và là bước phát triển nhận thức của Đảng ta về
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa nhỏ bé.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII đã giải quyết hàng loạt vấn đề quan trọng,
chuẩn bị trực tiếp cho việc khởi nghĩa giành chính quyền. Căn cứ vào sự phân tích chính xác
tình hình thế giới và trong nước. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mặt, trên hết, chủ yếu


của cách mạng là giải phóng dân tộc. Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh: "Trong lúc này nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể
dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi
của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"[115, 196]. Nêu cao nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, theo Đảng ta, không có nghĩa là bỏ nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, cũng

không phải lùi lại một bước, mà "chỉ bước một bước ngăn hơn để có sức mà bước một bước
dài hơn" [115, 203]. Hội nghị khẳng định tính chất đúng đắn của chủ trương tạm gác khẩu
hiệu cách mạng ruộng đất đề ra từ Hội nghị Trung ương VI năm 1939, đồng thời nêu thêm
khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
Điểm nổi bật trong quan điểm về vấn đề giải phóng dân tộc của Đảng tại Hội nghị
Trung ương lần thứ VIII là chủ trương giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong khuôn khổ của mỗi
dân tộc; các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương sẽ tự quyết định lấy vận mệnh của mình,
Nghị quyết hội nghị này nêu rõ, ở Việt Nam sau khi đánh đuổi Pháp, Nhật, sẽ thành lập một
nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ" [115, 197]. Điều này không có nghĩa
là tách rời cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam với cách mạng Lào và
Cămpuchia, mà vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa ba dân tộc cùng đấu tranh chống kẻ thù
chung là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Hội nghị nhấn mạnh, muốn đánh đuổi chúng phải
có sự đoàn kết thống nhất lực lượng của tất thảy dân tộc ở Đông Dương. "Đối với các dân tộc
Miên, Lào… Việt Nam có nghĩa vụ phải dìu dắt giúp đỡ trong bước đường tranh đấu tự do
độc lập"[115, 197]. Đồng thời, cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa cần phải có sự đoàn
kết, ủng hộ của phong trào dân chủ chống phát xít thế giới. Như vậy, đến Hội nghị Trung
ương lần thứ VIII, Đảng chủ trương trong khi tăng cường đoàn kết thống nhất lực lượng,
giúp đỡ nhau và phối hợp hành động chống kẻ thù chung, mỗi nước ở Đông Dương cần phải
có hình thức và bước đi thích hợp với đặc điểm của nước mình. Đó là sự vận dụng sáng tạo
lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc vào điều kiện Đông Dương nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII tiếp tục xác định cách mạng Đông Dương sẽ
kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang cho nên "Ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực
lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh bại quân thù, nghĩa là nay mai
đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra và cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc
xoay ra hoàn toàn có lợi cho cách mạng Đông Dương, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có
thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự
thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn"[115, 216]. Luận điểm này thể
hiện tinh thần không ỷ lại vào những điều kiện bên ngoài, phải nêu cao tính chủ động cách
mạng, dựa vào lực lượng bản thân là chính của Đảng ta.



Hội nghị Trung ương VIII đã phát triển lên một bước mới vấn đề thành lập Mặt trận
dân tộc thống nhất. Đảng chủ trương "phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức
thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân" [115, 206].
Cho nên, theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và theo sáng kiến của Người, Hội
nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII của Đảng đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược trong thời kỳ mới, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xúc tiến chuẩn bị
khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, góp phần bổ sung và
phát triển lý luận cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. "Chủ trương, chính sách mà Trung
ương đề ra trong Hội nghị lịch sử đó được toàn Đảng chấp hành nghiêm chỉnh và đã dẫn đến
thắng lợi của cách mạng tháng Tám"[13,35]. Kết quả này chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc
của Đảng ta trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, để đề ra
đường lối cách mạng đúng đắn đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến thành công. Đó là
cơ sở hình thành đường lối kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ thành quả cách mạng của
Đảng ta.
Việc thực dân Pháp quay trở lại cướp nước ta một lần nữa không phải là điều bất ngờ
đối với Đảng. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (ngày 13-15/8/1945) đã chỉ rõ
quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp âm mưu khôi phục lại địa vị của chúng ở
Đông Dương. Vì vậy, ta phải hết sức đề phòng, vừa tích cực chuẩn bị, vừa tìm mọi cách để
tránh, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Đảng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn phân hoá hàng ngũ
bọn đế quốc, hết sức tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù; đồng thời xác định chỉ có
thực lực của ta mới quyết định được thắng lợi. Tiếp đó, trong những ngày sục sôi khởi nghĩa
giành chính quyền, "Hiệu triệu của đại biểu Việt Minh" đọc trước 20 vạn đồng bào Hà Nội
(19-8-1945) vạch rõ: "Đế quốc Pháp nuôi cuồng vọng khôi phục chủ quyền Đông Dương
đang ngóc đầu lăm le hoạt động" và kêu gọi nhân dân "phải cương quyết đối phó và nếu cần,
phải quyết chiến, chống những cuộc xâm lăng của chúng cũng như của tất cả các đế quốc
khác" [115, 560 -561]. Những nhận định và chủ trương trên thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ nền
độc lập và chủ quyền dân tộc của Đảng ta.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ, mở đầu cuộc chiến tranh chiến lược
nước ta lần thứ hai. Chiến sự lan rộng ở Nam bộ và cực Nam Trung bộ trong những tháng
cuối năm 1945 đầu năm 1946. Trước hình thành ấy Đảng và nhân dân ta kiên quyết kháng
chiến. Cả nước hướng về Nam bộ, sẵn sàng làm hết sức mình vì miền Nam thân yêu.


Ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc" vạch rõ: "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn
lửa đấu tranh vào chúng"[119,31], và xác định cuộc cách mạng nước ta vẫn là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc. Bởi vì, cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, và nước ta chưa được
hoàn toàn độc lập. Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết".
Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền,
chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản và cải thiện đời sống nhân dân, trong đó
nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền nhân dân. Đảng chủ trương thực hiện đồng thời
hai nhiệm vụ chiến lược: quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và ra sức xây
dựng chế độ mới. Bởi vì, xây dựng chế độ mới trước hết cũng nhằm phục vụ công cuộc
kháng chiến và nếu không giữ được độc lập thì cũng không thể xây dựng được đất nước. Hơn
nữa, cuộc kháng chiến được tiến hành trên mọi lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh
tế, văn hoá xã hội… trong đó xây dựng đất nước là một mặt trận quan trọng, góp phần to lớn
vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Đó là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta trong
giai đoạn mới, giai đoạn nhân dân ta vừa giành được chính quyền, nhưng còn phải tiếp tục
chiến đấu bảo vệ chính quyền ấy.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính quyền cách mạng đã tổ chức phong trào quần
chúng tăng gia sản xuất, diệt giặc đói, diệt giặc dốt, tổ chức Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội,
mở rộng khối đoàn kết toàn dân; đồng thời tổ chức kháng chiến ở miền Nam và vận động cả
nước ủng hộ đồng bào Nam bộ kháng chiến. Có thể khẳng định rằng, những biện pháp mà
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thực hiện lúc bấy giờ đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đời sống của nhân dân lao động, một trong những nhân tố
gắn bó nhân dân với cách mạng, với Đảng tạo nên sức mạnh to lớn của chiến tranh yêu nước
chống thực dân Pháp xâm lược. Vì vậy, khi Đảng tuyên bố "tự giải tán", thực chất là rút vào

hoạt động bí mật - nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và
thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Trong tình hình đất nước mới giành được độc lập, phải cùng lúc đối phó với nhiều kẻ
thù, Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" nêu rõ sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược
cách mạng của Đảng. Nội dung Chỉ thị thể hiện những tư tưởng cơ bản của Đảng về mục
tiêu, lực lượng, phương pháp tiến hành kháng chiến và giải đáp thiết thực những vấn đề quân
sự nóng hổi do thực tiễn chiến đấu của đồng bào miền Nam đặt ra. Do đó, nó có ý nghĩa soi
sáng con đường đấu tranh bảo vệ nền độc lập, giữ vững chính quyền nhân dân, xây dựng chế
độ mới, tạo ra sức mạnh to lớn, đập tan mọi âm mưu và hành động xâm lược của bọn đế
quốc, tai sai.


Năm 1946, diễn biến chính trị ở Đông Dương ngày càng thêm phức tạp. Hiệp ước Hoa Pháp, được ký kết ngày 28-2-1946, quy định quân Tưởng rút về nước. Cuộc mặc cả, trao đổi
giữa Tưởng Giới Thạch với Chính phủ Pháp về vấn đề Đông Dương diễn ra đúng như dự
đoán của Đảng ta: "Trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương về tay Pháp, miễn
là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng" [119,30].
Tình thế ấy đặt cách mạng nước ta trước khả năng quyết đánh hay hoà hoãn với Pháp?
Ngày 3-3-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng kịp thời đề ra chủ trương "hoà để tiến".
Chỉ thị của Đảng xác định, một mặt đẩy mạnh khả năng hoà hoãn với Pháp, tránh tình thế bất
lợi, phải cùng một lúc chống lại nhiều kẻ thù; mặt khác nhấn mạnh: "Điều cốt tử trong khi
đàm phán với Pháp không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng
chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không
cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta"[119, 45]. Điều đó
thể hiện rõ lập trường của Đảng là khi tiến hành đàm phán với Pháp phải bảo đảm nguyên
tắc: liên minh với Pháp nhưng vẫn giữ vững độc lập.
Ngày 5-3-1946, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp đột xuất tại làng Phương Canh,
Hà Đông và nhất trí hoàn toàn với quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc ký với Pháp
một bản hiệp định. Hội nghị cho rằng, lúc này ta tạm thời hoà hoãn với Pháp là cần thiết.
Trên cơ sở chủ trương đúng đắn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Chính phủ
Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, đặt cơ sở cho việc đàm phán đi đến một hiệp ước chính

thức. "Việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 thực sự là nước cờ "tài trí cơ mưu" của Hồ
Chí Minh [66]. Ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa Pháp và Tưởng gạt nhanh quân Tưởng
và bè lũ tay sai của chúng, đồng thời tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến lâu dài.
Tuy vậy, quá trình thực hiện chủ trương "hòa để tiến" diễn ra phức tạp. Phía Pháp mỗi
ngày một lấn tới. Còn ta vẫn tìm mọi cách để tránh xung đột, hoặc ít nhất cũng trì hoãn,
không để chiến tranh lan rộng. Bất chấp hiểm nguy, ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
sang Pháp, cố gắng thương lượng với Chính phủ Pháp để ký một hiệp ước như đã dự tính.
Trong chuyến đi này, Người tìm hiểu sâu sắc hơn tình hình nước Pháp mà Người đã sống và
am hiểu hơn 20 năm trước. Điều đó giúp Người đề xuất với Đảng nhiều ý kiến, chủ trương
đối với Chính phủ và các tầng lớp nhân dân Pháp, đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ cấp bách
được đề ra lúc bấy giờ. Cuộc đàm phán ở Phông - ten-nô-blô thất bại. Hồ Chí Minh tìm cách
cứu vãn tình hình bằng việc ký Tạm ước ngày 14-9-1946, nhượng bộ chúng thêm một bước
nữa, tạo điều kiện cho nhân dân trong nước có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời
tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới, của các tầng lớp nhân dân Pháp đối với sự


nghiệp chính nghĩa của ta. Nhiều trí thức Việt kiều đã tình nguyện theo Người về nước, hăng
hái tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc của
dân tộc.
Mặc dù ta đã nhiều lần nhân nhượng, nhưng vẫn chưa đạt được một giải pháp cơ bản để
ngăn chặn chiến tranh bùng nổ. Những cuộc đàm phán giữa ta với Pháp có ý nghĩa nâng cao
uy tín nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế, vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân
Pháp, gây ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế
giới, giành thêm thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị đầy đủ hơn cho cuộc kháng chiến.
Đánh giá sách lược hoà hoãn với kẻ thù của Đảng ta thời kỳ này, đồng chí Lê Duẩn đã viết:
"Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một
mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ
địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc"[22, 23].
Ngày 19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng họp dưới sự chủ trì của Tổng

Bí thư Trường Chinh. Đây là hội nghị quân sự lớn nhất của Đảng ta sau khi giành được chính
quyền. Hội nghị nhận định "Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất
định phải đánh Pháp"[119,82], và chủ trương ta phải tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng
về mọi mặt, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu. Trước diễn
biến phức tạp của tình hình Hội nghị nhấn mạnh phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong
quân đội, tổ chức cho bộ đội học tập chính trị, quân sự, nâng cao bản lĩnh chiến đấu, sẵn sàng
đối phó với mọi âm mưu của địch.
Thành công của Hội nghị quân sự toàn quốc là đánh giá đúng tình hình, đề ra những
chủ trương, biện pháp quan trọng, chuẩn bị về mọi mặt cho lực lượng vũ trang tăng cường
sức chiến đấu. Đồng chí Văn Tiến Dũng, lúc bấy giờ là chính uỷ Liên khu II, đại biểu tham
dự hội nghị đã có nhận xét sâu sắc về ý nghĩa của Hội nghị, "đã soi sáng con đường phát
triển của lực lượng vũ trang, nêu cao những nguyên tắc tư tưởng trong xây dựng lực lượng
vũ trang, khẳng định bản chất cách mạng của quân đội"[24,47].
Nguy cơ về cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng đến gần, nên vấn
đề nghiên cứu lý luận quân sự được Đảng ta hết sức chú trọng. Các đồng chí lãnh đạo đã viết
nhiều bài hướng dẫn nhân dân tích cực chuẩn bị kháng chiến và bồi dưỡng tri thức quân sự
cho cán bộ, chiến sĩ. Báo "Sự thật", cuối năm 1946, đăng một số bài viết của Tổng Bí thư
Trường Chinh, như: "Đánh giá sẵn sàng đánh", "kháng chiến trong thành phố", "Công tác
phá hoại",… động viên nhân dân bước vào trận chiến đấu mới. Chỉ riêng đối với Chủ tịch Hồ
Chí Minh, chúng tôi thống kê trên báo Cứu quốcvà nhận thấy rằng trong số 24 bài báo của


Người, với bút danh Q.Th (hay Q.T), có 22 bài viết đề cập đến vấn đề quân sự và chiến tranh
như: "Phương pháp tác chiến", "Phương pháp dùng gián điệp", "Đặt kế hoạch tác chiến",
"Phương pháp chiến đấu và hành quân trên các địa hình", "Vấn đề quân nhu và lương thực",
"Hình thức chiến tranh ngày nay", "Chiến đấu vì chính nghĩa"…. Trong đó, bài viết "Toàn
dân kháng chiến" mở đầu từ ngày 5-11-1945 và kết thúc loạt bài viết trên là "Chiến lược của
quân ta và quân Pháp" và "Động viên kinh tế" vào ngày 13-12-1946, một tuần trước Toàn
quốc kháng chiến.
Có thể chia 22 bài viết trên thành 2 nhóm; nhóm thứ nhất, gồm 13 bài giới thiệu tri thức

quân sự thế giới, chủ yếu là nội dung binh pháp Tôn Tử (12 bài), 1 bài về kinh nghiệm xây
dựng Hồng quân Liên Xô và có phần nào liên hệ với những tri thức quân sự hiện đại; nhóm
thứ hai, ngoài một bài nói về chiến lược quân sự ở vùng Bắc cực, còn lại 8 bài viết về những
vấn đề quân sự nóng hổi rút ra từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Phá của nhân dân ta đang
nổ ra ác liệt ở Nam bộ và Nam phần Trung bộ.
Vốn là người biên dịch "Phép dùng binh của ông Tôn Tử", Hồ Chí Minh nắm rất vững
nội dung cốt lõi của tư tưởng quân sự Tôn Tử, nên ngay lần đầu giới thiệu binh pháp của
ông, Người nhắc nhở "Ra sức nghiên cứu cho hiểu rõ nguyên tắc đó, và dùng nó trong công
tác chính trị, và quân sự của mình". [75, 513] trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính
quyền. Lần giới thiệu này, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của cuộc kháng chiến, các bài viết
của Người tập trung giới thiệu những vấn đề vừa rất cơ bản của binh pháp cổ, vừa rất thiết
thực với nhu cầu tìm hiểu quân sự của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta.
Trong nhiều bài viết của mình, Hồ Chí Minh giải thích rõ và cụ thể tư tưởng chỉ đạo
kháng chiến, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân và các lực lượng vũ trang cách đánh giặc
mà Đảng ta đã nêu ra. Người coi trọng những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh:
"Có đủ ba điều kiện nhân hoà, địa lợi và thiên thời… Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt
Nam nhất định sẽ thành công" [76,464]. Với những nội dung phong phú và thiết thực trong
loạt bài báo quân sự của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong
đường lối kháng chiến của Đảng. Đó là đường lối duy nhất đúng cho một dân tộc nhỏ yếu
vùng lên chống lại một tên thực dân đế quốc mạnh hơn gấp nhiều lần. Đường lối đó "có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, phát hiện ra những đặc điểm và quy luật của chiến tranh nhân
dân Việt Nam, từ mục tiêu chính trị và động lực của chiến tranh đến các hình thái chiến
tranh, các phương thức tác chiến, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến" [132, 102].
Ngày 5-11-1946, Hồ Chí Minh viết "Công việc khẩn cấp bây giờ" xác định phương
hướng và nhiệm vụ chủ yếu của cuộc chiến tranh yêu nước. Người nêu rõ: "Kháng chiến và


Kiến quốc", "Hai việc đều phải có người, có nhiều người"; bao gồm: "người về quân sự",
"người về kinh tế", "người về chính trị", "người về giao thông"… Vì vậy Người nhấn mạnh,
muốn trường kỳ kháng chiến "ta phải có, và phải làm cho dân ta có Tín tâm và quyết

tâm". Theo tư tưởng của Người, một kế hoạch hành động được Đảng thông qua khi chiến
tranh xảy ra: "Tổ chức du kích khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi. Dù phải rút khỏi các
thành phố ta cũng không cần. Ta sẽ giữ tất cả thôn quê"[76, 432,434].
Mọi công việc chuẩn bị cho Toàn quốc kháng chiến được tiến hành rất khẩn trương. Cả
nước được chia làm 12 chiến khu. Phương án tác chiến trên phạm vi cả nước và từng địa
phương được đề ra. Kế hoạch phá hoại đường sá, cầu cống, đắp cản trên sông, làm "vườn
không nhà trống" được chuẩn bị để ngăn địch. Việc xây dựng hậu phương, căn cứ
kháng chiến, di chuyển cơ quan, kho tàng lên chiến khu triển khai mạnh mẽ. Tư tưởng và
hành động của toàn Đảng, toàn dân ta lúc bấy giờ đã thể hiện nội dung và tinh thần của một
cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện đang tới gần.
Mặc dù ta đã nhấn mạnh, thực dân Pháp vẫn ngày càng lấn tới. Đến tháng 12-1946,
trước yêu cầu cách mạng tính chất như một "tối hậu thư" của phía Pháp, ta không thể nhân
nhượng với chúng được nữa. Lúc này, lùi thêm nữa, nhân nhượng nữa là vi phạm chủ quyền
tối cao của dân tộc, là đầu hàng, mất nước.
Trong tình hình đó, Thường vụ Trung ương Đảng đã họp khẩn cấp trong hai ngày 1819-12-1946, dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Hội
nghị quyết định phát động toàn dân kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối,
phương pháp tiến hành cuộc kháng chiến. Ngày 19-12-1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Như vậy là, bất chấp mọi nguyện vọng độc lập tự do và thiện chí hoà bình của nhân dân
ta, thực dân Pháp không chịu từ bỏ dã tâm dùng vũ lực cướp nước ta một lần nữa. Để bảo vệ
nền độc lập và chính quyền cách mạng còn non trẻ, nhân dân ta không có con đường nào
khác là kháng chiến. Bởi vì không tiến hành kháng chiến là đầu hàng, mất nước, là một lần
nữa dân tộc ta lại rơi vào kiếp sống nô lệ. Quyết định kháng chiến của Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh là đúng đắn, vì sự sống còn và tương lai phát triển của dân tộc. Chỉ trong một
thời gian ngắn từ Cách mạng tháng Tám đến Toàn quốc kháng chiến, Đảng ta vừa động viên,
xây dựng quyết tâm kháng chiến của toàn dân, vừa xây dựng đường lối kháng chiến. Những
nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến độc lập và tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã hình
thành và dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng. Đó là sự chuẩn
bị quan trọng nhất cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
1.3. Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến



Tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" và bối cảnh lịch sử nước ta sau cách mạng tháng Tám
đặt ra cho Đảng ta biết bao vấn đề mới mẻ, phức tạp. Vì vậy trước hết và cơ bản nhất, Đảng
phải vạch ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo để đánh thắng mọi kẻ thù.
Đây là một việc hoàn toàn không đơn giản chút nào đối với một Đảng chưa từng trải qua trực
tiếp lãnh đạo chiến tranh và chưa có kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh; phần lớn cán bộ của
Đảng chưa am hiểu nhiều về quân sự và chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Song, chúng ta có
một thuận lợi lớn là ngay từ đầu, những vấn đề cơ bản của đường lối kháng chiến đã được
xác định và thể hiện trong các văn kiện chủ yếu của Đảng. Chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc" xác định mục tiêu, đối tượng đấu tranh, mối quan hệ giữa "kháng chiến" và "kiến
quốc". Những "Công việc khẩn cấp bấy giờ", do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra, đã hướng
toàn dân, toàn Đảng vào việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trên
quy mô toàn quốc đang đến gần. Đặc biệt "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính với quyết tâm sắt đá"… Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ" [76,480]. Cuối cùng, Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban
chấp hành Trung ương Đảng, ngày 22-12-1946, thể hiện đường lối chung chỉ đạo toàn bộ
cuộc kháng chiến tiến hành trên tất cả các mặt của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nội dung
chỉ thị nêu rõ: "Về chính trị, huy động sức mạnh đoàn kết dân tộc và quốc tế; Về quân sự là
triệt để dùng "du kích vận động chiến"; Về kinh tế, tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc; Về văn
hoá, chống nạn mù chữ, thực hành cần kiệm, liêm chính" [119,94].
Đường lối kháng chiến của Đảng, sau đó được đồng chí Trường Chinh giải thích đầy đủ
trong những bài đăng trên báo Sự thật, từ tháng 3 đến 8-1947, rồi tập hợp thành sách, lấy tên
là "Kháng chiến nhất định thắng lợi", xuất bản vào tháng 9-1947. Tác giả trình bày mục tiêu
cuộc kháng chiến là độc lập và thống nhất thật sự; nó không chỉ cứu nhân dân Việt Nam mà
còn đấu tranh cho hoà bình thế giới. Tác phẩm nêu rõ đường lối kháng chiến của Đảng trên
mọi mặt. Về chính trị là đoàn kết dân tộc và quốc tế; về quân sự là đánh lâu dài với sức mạnh
của chiến tranh nhân dân; Về kinh tếvừa làm thất bại sự phá hoại của địch, vừa xây dựng kinh
tế của ta theo hướng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc và tự cung tự cấp mọi mặt; Về văn
hoá là đánh đổ văn hoá ngu dân, nô dịch, xâm lược của địch, vừa xây dựng một nền văn hoá

mới theo ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng [12,27].
Như vậy, với chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc", các tài liệu "Công việc khẩn cấp bây
giờ";"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", "Toàn dân kháng chiến" và "Kháng chiến nhất
định thắng lợi",đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng đã hình thành về cơ
bản và từng bước phát huy tác dụng chỉ đạo cuộc đấu tranh thắng lợi.


Một cách tổng quát, nội dung đường lối kháng chiến của Đảng bao gồm các vấn đề cơ
bản sau đây: Phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến; kháng chiến toàn diện trên tất cả
các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao; kháng chiến lâu dài, dựa vào
sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn
những nguyên lý cơ bản về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin với truyền
thống, tinh hoa và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha và kinh nghiệm đấu tranh quân
sự của một số nước trên thế giới, để giải quyết những vấn đề quân sự do thực tiễn cuộc chiến
tranh yêu nước của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đặt ra.
Trước hết, Đảng xác định mục tiêu kháng chiến là: "đánh phản động thực dân Pháp xâm
lược; giành thống nhất và độc lập" [119,89] cho đất nước, giữ vững chính quyền nhân dân,
bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám. Mục đích ấy thể hiện tính chất chính
nghĩa, yêu nước, tiến bộ của cuộc kháng chiến; thể hiện sự kết hợp hài hoà và biện chứng
giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; xác định mối quan hệ
giữa bảo vệ chủ quyền độc lập của ta với bảo vệ chế độ dân chủ mới, giữa nhiệm vụ dân tộc
với nghĩa vụ quốc tế.
Như vậy, mục đích chính trị của cuộc kháng chiến là bộ phận chủ yếu của mục tiêu
cách mạng mà Đảng đã đề ra từ ngày đầu thành lập. Nó đáp ứng nguyện vọng sâu xa và lợi
ích sống còn của dân tộc. Nó phù hợp qui luật phát triển của xã hội Việt Nam và thời đại
trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì dân chủ hoà bình và tiến bộ xã hội. Với những mục
đích chính đáng ấy, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có sức thu hút, tập hợp toàn dân dưới
ngọn cờ đại nghĩa, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiến bộ, kể cả
nhân dân Pháp, góp phần làm cho cuộc kháng chiến thắng lợi to lớn. Mục đích chính trị ấy
được thể hiện trong những biện pháp, chủ trương cụ thể, có hiệu quả của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp.
Phát huy tinh thần "toàn dân nổi dậy" giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám,
Đảng chủ trương phát động toàn dân tham gia kháng chiến, huy động mọi nhân lực, vật lực,
tài lực của nhân dân cả nước vào cuộc chiến đấu. Chủ trương này của Đảng bắt nguồn từ
lòng tin vô bờ bến vào sức mạnh vô địch của nhân dân, kế thừa và phát huy truyền thống
quân sự "cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, "trăm họ là bình" của tổ tiên trong cuộc đấu
tranh của một nước nhỏ, nghèo nàn phải thường xuyên chống lại kẻ thù lớn mạnh hơn mình
gấp nhiều lần. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định sức mạnh của cách
mạng và chiến tranh là nhân dân. Bởi vì, "Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức
tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm


bức tường đó, chúng cũng phải thất bại"[77, 151]. Đảng đã xây dựng quyết tâm chiến đấu
cho toàn dân và củng cố niềm tin vào thắng lợi của cuộc chiến đấu ấy.
Trong quá trình kháng chiến, Đảng ta đã phát triển cả lý luận lẫn thực tiễn quan điểm về
vai trò quyết định của nhân dân, thể hiện trong các hình thức tổ chức phong phú, thực hiện
việc: "Kháng chiến toàn dân, động viên toàn dân, vũ trang toàn dân". Tiến hành toàn dân
đánh giặc, chúng ta sẽ đẩy địch vào cái "thiên la địa võng" của chiến tranh nhân dân, với
nhiều hình thái phong phú của "chiến tranh cài răng lược", "chiến tranh lộn ẩu", "chiến tranh
không mặt trận"… Trước tình thế bị đánh mọi lúc, mọi nơi, quân địch buộc phải phân tán lực
lượng đối phó với ta, nên dù quân của chúng đông bao nhiêu, vẫn không đủ để dàn trên các
mặt trận.
Khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, Đảng động viên toàn dân
chiến đấu và ra sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xem như là nhân tố quyết định cho
thắng lợi. Đi đôi với việc xây dựng ý chí kháng chiến, Đảng tập hợp thu hút đông đảo các
tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, mà nòng cốt là liên minh công
nông, làm cơ sở cho việc tiến hành chiến tranh nhân dân. Từ thực tiễn đấu tranh, Hồ Chí
Minh tìm ra bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến và đúc kết thành một nguyên lý: "Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!". Chủ trương đúng đắn
của Đảng tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, thể hiện quy

luật: đoàn kết thì thắng, chia rẽ thì thất bại.
Chủ trương phát động và tổ chức toàn dân đánh giặc, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm
và tính chất của cuộc kháng chiến, do nhân dân ta tiến hành. Bời vì, trong cuôc chiến tranh
chính nghĩa chống xâm lược, giải phóng dân tộc, nhân dân bao giờ cũng hăng hái chiến đấu,
để bảo vệ quyền sống, quyền tự do của mình. Quá trình kháng chiến đã diễn ra đúng như lời
kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ,
không chia tôn giáo, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu
Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước…"[76,480]. Rõ ràng,
đây là đỉnh cao về tổ chức, động viên toàn dân đánh giặc trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta.
Theo chủ trương của Đảng, trong mọi thời kỳ, trong mọi mặt hoạt động của công cuộc
kháng chiến kiến quốc, lực lượng toàn dân đánh giặc không ngừng phát triển cả về số
lượng và chất lượng.Lực lượng đó bao gồm lực lượng vũ trang ba thứ quân, các tổ chức nhân
dân trực tiếp đánh địch bảo vệ xóm làng, quê hương; các đội thanh niên xung phong, dân


công hoả tuyến, các đội diệt tề, trừ gian, các đội tuyên truyền, phá hoại, các hội mẹ chiến sĩ,
hội "Mùa đông binh sĩ", các đội quân chăm lo "hũ gạo kháng chiến", … tất cả đều là lực
lượng toàn dân đánh giặc. Nhờ biết dựa vào dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, Đảng đã
có đủ sức mạnh lãnh đạo cuộc kháng chiến vượt qua khó khăn, từng bước chiến thắng kẻ thù.
Quân xâm lược Pháp phải đương đầu không chỉ với một quân đội mà với cả một dân tộc
được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường lối của Đảng chỉ rõ kháng chiến toàn dân gắn liền với kháng chiến toàn diện.
Bởi vì, trong thực tế, thực dân Pháp cũng như các nước đế quốc khác, bao giờ cũng tiến hành
cuộc chiến tranh xâm lược một cách"toàn diện" đối với các nước nhỏ yếu để chiếm làm thuộc
địa. Chúng đem quân trực tiếp xâm lược, gây nhiều tội ác đẫm máu; chúng tàn phá mùa
màng, các công trình thuỷ lợi để làm suy yếu nền kinh tế nước ta. Chúng dùng chính sách
"chia để trị", tiến hành việc "đồng hoá" làm cho nhân dân mất bản sắc dân tộc, bị lai căng,
mất gốc. Chúng không từ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích cuối cùng là xâm lược và

thống trị. Cho nên, muốn phát triển sức mạnh cuộc kháng chiến, làm cho địch lúng túng đối
phó về nhiều mặt, chúng ta không chỉ đấu tranh trên mặt trận quân sự và cả về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, ở vùng tự do và vùng địch tạm
chiếm, ở nông thôn và cả thành thị. Ta tiến hành phá hoại để kháng chiến và đó là "một hình
thức chiến tranh đặc biệt của nước Việt Nam" [23, 7] chống Pháp, ta thực hiện tản cư cũng là
kháng chiến. Với chủ trương huy động toàn dân kháng chiến, dưới nhiều hình thức, mức độ
khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh, khả năng và sức lực của mỗi người, Đảng ta không bỏ sót, bỏ
phí một sức nào đứng ngoài cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của dân tộc trên tất cả các
lĩnh vực.
Theo quan điểm của Đảng ta, mỗi mặt trận đấu tranh đều có vị trí quan trọng, nhưng
các mặt trận lại phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Mỗi người dân Việt Nam phải là một chiến sĩ
đấu tranh chủ yếu trên một mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá… trong thế trận
chung của cuộc chiến tranh nhân dân. Vì vậy, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta
vừa diệt giặc đói, vừa diệt giặc dốt, vừa diệt giặc ngoại xâm; vừa đánh địch ngoài mặt trận,
vừa thực hiện giảm tô, giảm tức, ban hành chính sách thuế nông nghiệp, tiến hành cải cách
ruộng đất ở hậu phương. Chúng ta cũng tiến hành có kết quả việc xoá nạn mù chữ, bổ túc văn
hoá, xây dựng đời sống mới, phát triển y tế và các mặt công tác xã hội khác. Thành tựu này
thể hiện chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc. Kháng chiến
để bảo vệ công cuộc xây dựng chế độ mới, xã hội mới; mặt khác xây dựng đất nước vững
mạnh trong chiến tranh chính là góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến lâu dài đi đến thắng lợi.


×