Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

MĐ 32 GIÁO TRÌNH AUTOCADHOÀN THIỆN 25 6 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 72 trang )

1

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH

Tên mô đun: Autocad
NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 120 /QĐ – TCDN Ngày 25 tháng 2 năm
2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề

Hà Nội, năm 2013


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Trong công cuộc đổi mới kiến thiết đất nước, Đảng và Nhà nước đã chú
trọng đến mảng đào tạo dạy nghề, đây là một hướng đi đúng đắn nhằm xây dựng
một đội ngũ người lao động đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, có tính đến hội
nhập quốc tế. Việc đầu tư cho xây dựng giáo trình cũng nằm trong đòi hỏi thay


đổi cơ bản về việc dạy và học nghề hiện nay.
Trường Cao đẳng nghề Công nghề Hà Nội được vinh dự xây dựng giáo
trình AutoCAD- một môn học quan trọng trong việc xây dựng tư duy lô - gic, trí
sáng tạo đối với sinh viên chuyên ngành kỹ thuật.
Đây là môn học quan trọng trong tiếp thu kiến thức với sinh viên ngành
kỹ thuật, là một học cơ sở trong mọi chuyên ngành kỹ thuật. Giáo trình có cấu
trúc tối giản bám sát những nội dung của khung chương trình với mục đích cho
người học dễ hiểu, dễ thực hành trên máy tính. Nội dung trình bày logic những
vấn đề liên quan theo cấu trúc sắp xếp thứ tự chặt chẽ, liên tục và có tính kế
thừa, bổ trợ, có tính đến đặc điểm riêng của học sinh cao đẳng nghề Kỹ thuật
máy lạnh và điều hòa không khí.
Giáo trình dùng để giảng dạy trong các Trường Cao đẳng nghề cũng có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường có cùng hệ đào tạo vì đề cương
của giáo trình bám sát chương trình khung quốc gia của nghề.
Cấu trúc của giáo trình gồm 5 bài trong thời gian 45 giờ qui chuẩn được
tiến hành trong 8 tuần với 6 ca học.
Tài liệu được hình thành qua quá trình đào tạo liên tục môn học của
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội từ trước đến nay, do các thầy cô có
kinh nghiệm trong giảng dạy đúc rút kinh xây dựng nên. Nhóm biên soạn cũng
gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội cùng các chuyên gia đã giúp đỡ và có những lời
khuyên bổ ích trong quá trình xây dựng. Cuối cùng, nhóm biên soạn muốn gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm, các đồng nghiệp khác
luôn kịp thời động viên và giúp đỡ nhóm xây dựng giáo trình.
Trong quá trình biên soạn vẫn còn tồn tại, sai sót mong các quý vị góp ý
để chúng tôi hoàn thiện tốt hơn.
Xin trân trọng cám ơn!


3


Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2013
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: NGUYỄN XUÂN AN
2. Uỷ viên: TÀO NGỌC MINH


4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
1. Lời giới thiệu…………………………………………………………….
2. Mục lục………………………………………….……………………….
3. Chương trình Mô đun Auto cad ……………………………………….
Bài mở đầu…………………………………………………………………..
1. Giới thiệu phần mềm AutoCAD………………………………………….
2. Đặc điểm, ứng dụng ……………………………………………………...
3. Giới thiệu nội dung chương trình…………..……………………………
Bài1: Sử dụng chương trình và các lệnh thành lập bản vẽ AutoCAD..........
1. Giới thiệu sử dụng chương trình AutoCAD............................................
2. Các lệnh thành lập bản vẽ ........................... ……………………. .........

2
3
4
6
6
6
6

7
7
10

Bài 2: Các lệnh vẽ cơ bản……………………………………………. .......
1. Thiết lập hệ tọa độ………………………………………………………
2. Các lệnh vẽ cơ bản…………………………..………………………….
Bài 3: Nhập điểm chính xác…………………………………………. ........
1. Các phương thức truy bắt điểm……………..……………………………
2. Sử dụng phương pháp nhập toạ độ………………………………………
3. Kiểm tra……………………………………..……………………………
Bài 4: Sử dụng lệnh trợ giúp và phương pháp lựa chọn đối tượng..……. …
1. Các phương pháp lựa chọn đối tượng………..........................…………..
2. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng………………………………..………….
Bài 5: Các lệnh vẽ nhanh……………………………………………. …….
1. Các lệnh hiệu chỉnh nhanh…………………….…………………………
2. Lệnh sao chép các đối tượng và dãy………….…………………………
3. Kiểm tra…………………………………………………………………..
Bài 6: Quản lý đối tượng, ghi và hiệu chỉnh trong bản vẽ…………………..
1. Quản lý đối tượng theo lớp……………………………………………...
2. Ghi kích thước và hiệu chỉnh văn bản trên bản vẽ……………………...
3. Kiểm tra
Các thuật ngữ chuyên môn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

18
18
18
27

27
29
30
33
33
33
40
40
44
46
51
51
54
64
69
71
72


5

TÊN MÔ ĐUN: AUTOCAD
Mã mô đun: MĐ 32
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
CAD là sử dụng máy tính trong quá trình thiết lập bản vẽ. Theo phương
pháp truyền thống thì các bản vẽ kỹ thuật thì được vẽ bằng tay, việc này đòi hỏi
rất nhiều công sức và thời gian đặc biệt là những chi tiết phức tạp. Vì vậy mà
ngày nay CAD được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực mà không chỉ
riêng trong lĩnh vực cơ khí sản xuất mà còn trong cả xây dựng, kiến trúc, mỹ
thuật, thương mại, y học…

Tính tiện ích của nó đã ngày càng chinh phục được đông đảo đội ngũ các
kỹ sư, kiến trúc sư thuộc nhiều đơn vị, ngành nghề khác nhau trong cả nước.
Cho đến nay mặc dù các ứng dụng đồ hoạ phục vụ việc việc vẽ và thiết kế kỹ
thuật đã xuất hiện thêm nhiều chương trình mới có giao diện hoặc một số tính
năng kỹ thuật rất nổi trội, song xét về toàn cục, thật khó có chương trình nào
vượt hẳn được so với AutoCAD. Ngày nay AutoCAD đã thật sự trở thành một
bộ phận không thể thiếu được đối với rất nhiều đơn vị thiết kế, thẩm kế xây
dựng cũng như trong các ngành nghề khác. Việc vẽ và xuất bản vẽ từ AutoCAD
đã trở thành điều đương nhiên nếu không nói là bắt buộc đối với hầu hết các hồ
sơ thiết kế công trình.
Sản phẩm phần mềm AutoCAD 2009 trợ giúp bạn sáng tạo và phát triển
những ý tưởng thiết kế như chưa bao giờ có trước đây. Với sản phẩm này, hãng
Autodesk chỉ có một mục đích chính: giúp bạn tăng khả năng làm việc từ đó tiết
kiệm chi phí, thời gian, công sức. Từ những ý tưởng thiết kế ban đầu thông qua
các bản vẽ, AutoCAD 2009 có tất cả những gì bạn cần để tạo ra các bản vẽ chi
tiết, mô hình hóa, xây dựng các tài liệu và chia sẻ ý tưởng của mình. AutoCAD
2009 kết hợp những câu lệnh AutoCAD và giao diện người dùng quen thuộc
như bạn đã biết từ trước trong một môi trường thiết kế được nâng cấp (thân
thiện hơn, trực quan hơn). Mang đến cho bạn khả năng xây dựng mô hình và
phát triển ý tưởng như chưa bao giờ tốt hơn thế.
AutoCAD 2009 có tổ chức menu giống với Office2007, làm việc theo thẻ,
rất đẹp, tiện ích và trực quan.
AutoCAD 2009 tăng cường hiệu suất làm việc của bạn với những cải tiến
trong giao diện người dùng như tùy biến giao diện theo sở thích, các phần mở
rộng, nhằm vào việc tăng năng suất tạo hình sản phẩm của bạn bằng cách giảm
bớt đi những bước cần thiết để sử dụng các câu lệnh. Môi trường thiết kế mới,
với những chức năng sáng tạo như thiết kế theo từng lớp và giúp những người
sử dụng mới làm quen với chương trình có thể thích nghi trong thời gian sớm
nhất có thể. Những thanh công cụ dễ sử dụng có thể giúp bạn quan sát mô hình
3D và chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ trong mô hình. AutoCAD giúp bạn tăng năng

suất làm việc lên 1 tầm cao mới.


6

Mục tiêu của mô đun:
Sử dụng thành thạo các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình
đồ họa, các lệnh vẽ cơ bản, phương pháp nhập tọa độ, nhập điểm chính xác và
các phương pháp lựa chọn đối tượng;
Sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét
cho lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn
bản vào bản vẽ;
Rèn luyện khả năng tư duy áp dụng thực hành trên máy tính để vẽ được
các thiết kế sơ bộ chuyên ngành, củng cố lòng yêu nghề, ham học.
Nội dung của mô đun:
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

1
2

3

-

4
5


6

-

Mở đầu
Sử dụng chương trình và các lệnh
thành lập bản vẽ AutoCad
Giới thiệu sử dụng chương trình
AutoCad
Các lệnh thành lập bản vẽ
Các lệnh vẽ cơ bản
Thiết lập hệ toạ độ
Các lệnh vẽ cơ bản
Nhập điểm chính xác
Các phương thức truy bắt điểm
Sử dụng phương pháp nhập toạ độ
Sử dụng lệnh trợ giúp và phương
pháp lựa chọn đối tượng
Các phương pháp lựa chọn đối tượng
Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng
Các lệnh vẽ nhanh
Các lệnh tạo hình nhanh
Lệnh sao chép các đối tượng và dãy
Quản lý đối tượng trong bản vẽ
Quản lý đối tượng theo lớp
Ghi kích thước và hiệu chỉnh các văn
bản trên bản vẽ
Cộng

Tổng

số

Thời gian (giờ)

Thực
thuyết hành

Kiểm
tra*

6

6

6

2

4

9

3

5

6

3


3

7

3

4

11

4

6

1

45

21

22

2

1


7

BÀI MỞ ĐẦU

1. GIỚI THIỆU AUTOCAD:
CAD là chữ viết tắt của Computer – Aided Design hoặc Computer –
Aided Drafting. Do đó phần mềm Cad có nghĩa là phần mềm trợ giúp vẽ và thiết
kế bằng máy tính. Phần mềm Cad đầu tiên là Sketchpad xuất hiện vào năm 1962
được viết bởi IvanSutherland thuộc trường kĩ thuật Massachsetts (Hoa Kỳ), đến
nay đã có chương trình AutoCAD 2013.
Sử dụng phần mềm Cad ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D –
chức năng Drafting), thiết kế mô hình 3 chiều (3D - chức năng Modeling), tính
toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEA - chức năng Analysis).
2. ĐẶC ĐIỂM, ỨNG DỤNG:
Các phần mềm CAD có 3 đặc điểm nổi bật sau:
- Chính xác: được chia thành tọa độ lưới ngang và dọc có sự hỗ trợ của
card màn hình nên độ phân giải rất cao.
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh), dễ dàng
sửa chữa – tính năng mà vẽ tay không có được.
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu tương thích với các phần mềm khác.
AutoCAD là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ
kỹ thuật trong các ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ, … Bản vẽ
nào thực hiện được bằng tay thì có thể vẽ bằng phần mềm AutoCad.
AutoCAD là một trong các phần mềm thiết kế sử dụng cho máy tính cá
nhân (PC). Hãng AutoDesk, nhà sản xuất AutoCAD là một trong năm hãng sản
xuất hàng đầu của thế giới về phần mềm.
Là sinh viên, học phần mềm AutoCAD giúp bạn trau dồi, trao đổi các kỹ
năng làm việc công nghiệp một cách khoa học, tỉ mỉ, chính xác.
Ngày nay càng có nhiều người sử dụng phần mềm AutoCAD hơn các
phần mềm thiết kế khác vì tính tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
Nếu bạn học AutoCAD là phần mềm thiết kế đầu tiên thì nó là cơ sở cho
bạn tiếp thu các phần mềm CAM- FMS vì phương pháp vẽ và các lệnh trong
AutoCAD được sử dụng trong các phần mềm này.
3. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Bài 1: Sử dụng chương trình và các lệnh thành lập bản vẽ AutoCad
Bài 2: Các lệnh vẽ cơ bản
Bài 3: Nhập điểm chính xác
Bài 4: Sử dụng lệnh trợ giúp và phương pháp lựa chọn đối tượng
Bài 5: Các lệnh vẽ nhanh
Bài 6: Quản lý đối tượng, ghi và hiệu chỉnh trong bản vẽ


8

BÀI 1: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THIẾT LẬP
BẢN VẼ AUTOCAD
Mã bài: MĐ32 - 01
Giới thiệu:
Ở bài này giới thiệu khái quát cho chúng ta về đặc điểm ứng dụng phần
mềm AutoCAD sử dụng trong thực tiễn sản xuất cũng như đời sống để có được
hình dung ban đầu về giao tiếp người - máy trong đồ họa; đồng thời xác định
được sự ứng dụng thực tiễn của AutoCAD trong nghiên cứu vì tính đa dạng và
tiện ích của nó.
Mục tiêu:
- Xác định được các đặc điểm của phần mềm AutoCAD
- Vào được môi trường làm việc AutoCAD
- Xác định được các chức năng trên màn hình đồ họa
- Xác định được các đặc điểm của phần mềm AutoCAD
- Vào được môi trường làm việc AutoCAD
- Xác định được các chức năng trên màn hình đồ họa.
Nội dung chính:
1. GIỚI THIỆU SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH AUTOCAD:
Mục tiêu:
- Cài đặt, khởi động được chương trình vẽ AutoCAD

- Vào được môi trường làm việc AutoCAD
- Đọc hiểu và thực hiện được các chức năng lênh trên toolbar, toolbox và
từng lệnh cụ thể.
- Thiết lập được một bản vẽ mới, đổi tên và lưu file.
1.1 Khởi động Auto CAD:
Là một phần mềm quan trọng trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng và một số
lĩnh vực khác.
Bắt đầu từ phiên bản 10 trở đi thì Auto CAD có chuyển biến mạnh thay
đổi thân thiện và dễ sử dụng.
Một số chức năng chính của Auto CAD:
Khả năng vẽ chính xác là ưu điểm lớn nhất của Auto CAD.
Sửa chữa và biến đối tượng vẽ ra, khả năng càng mạnh hơn so với các thế
hệ sau.
Auto CAD có các công cụ phối cảnh và hỗ trợ vẽ trong không gian 3
chiều, giúp các góc nhìn chính xác hơn trong các công trình thực tế.
Auto CAD in bản vẽ chính xác đúng tỉ lệ, và có thể xuất bản vẽ ra các tệp
tương thích với các phần mềm khác.
Ðể khởi động Auto CAD 2009, ta có thể thực hiện theo các cách sau:
- Double click vào biểu tượng trên màn hình nền


9

- Click theo đường dẫn Start\programs\Auto Desk\AutoCAD 2009
\AutoCAD 2009
Màn hình AutoCad khi khởi động

Chú ý: nếu hộp thoại Startup không suất hiện ta gán cho các biến Filedia
và Startup có giá trị bằng 1, bằng cách nhập các lệnh Filedia và Startup vào cửa
số dòng lệnh.

Command: FILEDIA ↵
Enter new value for FILEDIA <0>: 1 ↵
Command:STARTUP ↵
Enter new value for STARTUP <0>: 1 ↵
Tiếp theo chúng ta thường chọn Metric / OK
1.2. Cấu trúc màn hình đồ họa:


10

Quick access toolbar: Menu truy cập nhanh
Info Center: Dòng tìm kiếm nhanh các thông tin
Ribbon: Khu vực hiển thị các công cụ Toolbar
Drawing Area: vùng thực hiện bản vẽ
Menu Brower: thanh trải xuống chứa các lệnh File, Edit, View, …
Status Line: dòng trạng thái (hiển thị các trạng thái như: Grip, Snap, .)
Command Window: Cửa sổ dòng lệnh (nhập các mệnh lệnh vẽ vào dòng này)
UCS: biểu tượng hệ tọa độ
Cross-hair: giao điểm của hai sợi tóc theo phương X và Y
Cursor: con chạy
Screen Menu: danh mục (theo mặc định danh mục này không mở ).
Để tắt hay mở thực hiện như sau: trên menu Bar chọn Tool / Options /
Display / chọn ô “Display screen menu”
Chú ý :
Chữ in hoa : tên menu
Chữ đầu in hoa ở sau có dấu hai chấm : tên lệnh
Chữ đầu in hoa ở sau không có dấu hai chấm : tên lựa chọn
1.3. Thanh công cụ Toolbar:
AutoCAD 2009 có nhiều thanh Toolbar (thanh công cụ). Mỗi một thanh
chứa đựng một nhóm các hộp công cụ ( Toolbox), mỗi hộp công cụ lại liên quan

đến một lệnh hoặc chức năng cụ thể nào đó của môi trường CAD nhằm chuyển
tải việc thực hiện .


11

Việc sử dụng các hộp công cụ (Toolbox) từ các Toolbar để thực hiện các
lệnh AutoCAD nhanh chóng và tiện dụng. Các hộp công cụ lại được thiết kế
theo biểu tượng đồ hoạ trực quan, khi di chuyển con trỏ chuột lên phần màn
hình của hộp công cụ, còn thấy xuất hiện lời nhắc (Tooltip) cho biết đây là hộp
công cụ gì, do vậy việc sử dụng toolbar lại càng tiện dụng.
1.4. Sử dụng dòng lệnh Command:
Trong AutoCAD, người sử dụng có hai cách để ra lệnh: Chọn lệnh từ hệ
thống lệnh (menu bar) hoặc nhập lệnh trực tiếp trên dòng lệnh Command:
Ngoài ra, có một số lệnh khi thi hành, AutoCAD còn yêu cầu nhập thêm
dữ liệu và người sử dụng sẽ nhập chúng trực tiếp trên dòng lệnh này.
Để ra lệnh bằng cách nhập lệnh trực tiếp, từ bàn phím nhập nội dung lệnh
rồi ENTER (hoặc SPACEBAR hay phím phải chuột). Để tạo cho người sử dụng
nhanh chóng nhập lệnh AutoCAD cung cấp tiện ích là các lệnh tắt ví dụ lệnh
Line vẽ đường thẳng người dùng có thể nhập chữ “L” hoặc nhập đầy đủ “line”
vào dòng lệnh command.
Tùy theo lệnh, lệnh này có thể được thi hành ngay hoặc chờ đợi người sử
dụng nhập thêm dữ liệu. Để kết thúc lệnh, nhấn ENTER, SPACEBAR hoặc
phím phải chuột.
Người sử dụng cũng có thể yêu cầu thi hành lại lệnh vừa dùng bằng cách
nhấn ENTER mà không cần nhập lại nội dung lệnh này.
Ví dụ: Để xác định giới hạnh của bản vẽ, có thể chọn lệnh:
Format \ Drawing Limits hoặc nhập trực tiếp từ khóa LIMITS vào dòng
lệnh rồi Enter.
Lúc này trên dòng lệnh xuất hiện lần lượt các thông báo yêu cầu nhập

thêm tọa độ góc trái dưới và góc phải trên của bản vẽ. Nhập dữ liệu được yêu
cầu rồi Enter.
Lệnh được thi hành
2. CÁC LỆNH HÌNH THÀNH BẢN VẼ:
Khi tạo các bản vẽ kỹ thuật, việc đầu tiên cần làm là chọn một loại bản vẽ
phù hợp với các hình vẽ cần trình bày trên bản vẽ đó. Thông thường, bản vẽ kỹ
thuật có các kích thước theo khổ giấy là: A0(1189x841), A1(841x597),
A2(594x420), A3(420x297), A4(297x210) và có thể gia giảm các kích thước
này theo đúng qui định về bản vẽ kỹ thuật.
2.1. Giới hạn vùng vẽ:
Bước 1: Nhập lệnh Limits từ bàn phím vào dòng Command:
( Hoặc vào Menu\Fomat\Drawing Limits)
Bước 2: Xử lý các thông báo:
Command: limits ↵
Reset Model space limits:
Specify lower left corner or [ON/OFF] <0.0000,0.0000>:


12

Nhập tọa độ góc trái dưới bản vẽ thông thường để mặc định là (0,0) nhấn Enter.
Specify upper right corner <420.0000,297.0000>:
Nhập tọa độ góc trên phải bản vẽ tùy theo khổ gấy ví dụ giấy A4
nhập 297, 210 nhấn Enter.
Các lựa chọn khác:
ON – không cho phép vẽ ngoài vùng giới hạn. N.ếu vẽ ngoài vùng giới hạn sẽ có
thông báo Outside Limits.
OFF - Cho phép vẽ ngoài vùng giới hạn (ghi chú: AutoCAD mặc định là OFF)
2.2. Đơn vị vùng vẽ:
Để xác định đơn vị của vùng vẽ ta sử dụng lệnh Units

Bước 1: Nhập lệnh Units từ bàn phím vào dòng lệnh Command:
Bước 2: Thay đổi các thông số trong hộp thoại,
Ý nghĩa của các lựa chọn:
Length: Xác định đơn vị đo độ dài
Type: Chọn kiểu của đơn vị đo( Hệ thập phân, hệ kỹ sư …)
Precision: Chọn độ chính xác của đơn vị ( Số lẻ)
Angle: Xác định đơn vị đo góc
Type: Chọn kiểu của đơn vị đo( Độ, phút, giây hoặc Radian …)
Precision: Chọn độ chính xác của đơn vị ( Số lẻ)
Thông thường góc được tính theo ngược chiều kim đồng hồ, nếu muốn
góc tính theo chiều kim đồng hồ thì Click vào Clockwise
Insetion Scale: Chọn đơn vị đo khi chèn đối tượng.
Direction: Xác định hướng tính góc
2.3. Đặt chế độ ORTHO:
Trước khi AutoCAD trở nên phổ biến ở các phòng thiết kế, hầu hết mọi
người sử dụng thước T và các ê ke để tạo ra các đường gióng song song và
vuông góc. AutoCAD cung cấp 2 công cụ tương tự như các dụng cụ bằng tay là
vẽ các đường song song, vuông góc với các trục tọa độ (Ortho) và vẽ các đường
song song theo một góc được định hướng trước ( Poler Tracking )
Xác định tiện ích khi sử dụng lện ORTHO trong quá trình thiết lập bản vẽ
và những lưu ý khi sử dụng lệnh.
Đặt chế độ vẽ trực giao:
Khi dùng lệnh Line, Trace, Pline cần vẽ các nét thẳng đứng và nằm ngang
thì phải bật chế độ trực giao.
Từ thanh trạng thái, kích biểu tượng ORTHO . Tại dòng lệnh, nhập Ortho
(hoặc ấn phím F8)
Tuỳ chọn:
Command: Ortho
ON/OFF <OFF>: Nhập ON hoặc OFF, hoặc Enter



13

Chức năng khi bạn vẽ line, pline khi nhấn Shift thì nó có tác dụng như khi
bạn nhấn F8 (mặc dù ta đã tắt chức năng ortho rồi).
2.4. Thiết lập bản vẽ:
Có nhiều các để khởi tạo một bản vẽ mới
Cách 1:
Từ Toolbar truy cập nhanh ( Quick Acces Toolbar) kích vào biểu tượng
New
Cách 2:
Kích vào công cụ Ribbon tabs một menu trải xuống chọn file / New
Cách 3:
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
AutoCAD hiển thị hộp hội thoại Create New Drawing

Start from Scratch
Nếu bạn muốn bắt đầu bản vẽ dựa trên default English hoặc metric
settings, chọn Start from Scratch.
Nếu ta chọn Imperial (feet and inches) rồi bấm phím OK thì
các kích thước trong bản vẽ sẽ được lấy theo chuẩn Anh Mỹ (inches, feet...).
Nếu chọn Metric thì các kích thước sẽ được tính theo hệ SI mét, decimet,
centimet và milimet...
Khi muốn tạo một bản vẽ mới từ các mẫu định sẵn Use a Template có thể
chọn biểu tượng
lúc này hộp thoại sẽ chuyển thành hộp thoại. Từ đây ta có
thể chọn một trong các dạng mẫu định sẵn để làm nền cho bản vẽ sắp thực hiện.
Số lượng mẫu có sẵn của AutoCAD 2009 có khá nhiều (trên 60 mẫu). Các mẫu
được thiết kế để đáp ứng cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên nếu các mẫu
này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bản vẽ cần có, người sử dụng có thể tự tạo ra các

mẫu mới và sử dụng chúng bình đẳng với các mẫu của AutoCAD


14

- Nếu bạn bắt đầu một bản vẽ dựa trên bản vẽ cơ sở, chọn Use a
Template.
- Tại Select a Template chọn tệp.dwt. Bản vẽ này sẽ thiết lập cho bản vẽ
mới của bạn các thông số mà nó đã có sẵn như các lớp (layers), các kiểu đường
kích thước (dimension styles), vùng nhìn (views)...

Nếu bạn muốn sử dụng các bước để thiết lập bản vẽ bản kích vào công cụ
Use a Wizard

Khi hộp hội thoại xuất hiện bạn có thể chọn Quick Setup hoặc Advanced
Setup tại Select a Wizard


15

Quick Setup: Chọn Quick Setup thiết lập vùng bản vẽ (Xem lệnh Limits),
thay đổi các đơn vị dài có độ chính xác theo ý muốn (Xem lệnh Units)
Advanced Setup: Chọn Advanced Setup để thiết lập vùng bản vẽ (Xem
lệnh Limits), thay đổi đơn vị dài (Xem lệnh Units), đơn vị góc, hướng của góc
và bạn cũng có thể thiết lập nét đặc trưng của một bản vẽ cơ sở.
* Câu hỏi ôn tập bài 1:
1/ AutoCAD là phần mềm của hãng Auto Desk được sử dụng để làm gì? Nêu
những tiện ích so với phiên bản trước.
2/ Nêu những tiêu đề trên thanh tiêu đề (Title Bar), tác dụng?
3/ Trình bày những hiểu biết về Command line, cách duyệt lại các lệnh đã thực

hiện trên Command line?
4/ Trình bày các tác dụng từng phím trong chương trình Auto CAD 2009.
5/ Trình bày và thực hiện những cách thiết lập bản vẽ mới.
* Các bước và cách thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ:
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)
TT
Loại trang thiết bị
Số lượng
1
Bộ máy tính để bàn đầy đủ.
10 bộ
2
Phần mềm AutoCAD
10 bộ
3
Máy chiếu qua đầu (over head)
1 bộ
4
Tranh ảnh, bản vẽ minh họa, tài liệu phát tay
Đầy đủ
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN:
2.1. Qui trình tổng quát:
Tên các
Lỗi thường
Thiết bị, dụng cụ, Tiêu chuẩn thực
STT
bước
gặp, cách
vật tư

hiện công việc
công việc
khắc phục
Khởi
Máy tính, bàn - Phải thực hiện - Kiểm tra lại
động
phím, chuột, máy đúng qui trình cụ phần mềm
1
phần
chiếu
thể được mô tả ở cài đặt trên
mềm
mục 2.2.1.
máy
2 Nhận biết Máy tính, bàn - Phải trình bày - Vận hành
cấu trúc
phím, chuột, máy được các thông không đúng
màn hình chiếu.
tin trong màn hình trình tự.
- Không đảm
đồ họa
đồ họa.
- Phải thuộc và bảo thời gian
vận dụng được * Cần nghiêm
các danh mục túc thực hiện
đúng qui
lệnh.
trình, qui



16

Làm quen
với thanh
công cụ
toolbar.

- Phải ghi nhớ cấu
trúc, sắp xếp lệnh,
thiết lập và hủy
bỏ các tùy chọn
trong toolbar.

Các lệnh Giấy, bút, máy
hình
tính, bản vẽ, tài liệu
thành bản ghi chép được.
vẽ

Tất cả các HSSV
thay nhau thực
hành trên tất cả
các máy phần giới
hạn bản vẽ, thay
đổi các thông số,
mở một bản vẽ
mới, lưu vào 1
file riêng.

3


4

5

Tắt máy,
thực hiện
vệ sinh
công
nghiệp

- Nội quy
- Phải thực hiện
- Dụng cụ quét dọn đúng qui trình cụ
- Giẻ lau sạch
thể được mô tả
nội quy phòng
máy.

định của
GVHD
- Quan sát,
nhận biết
không hết
- Cần
nghiêm túc
thực hiện
đúng qui
trình, qui
định của

GVHD
- Các nhóm
sinh
viên
không
ghi
chép tài liệu,
hoặc
ghi
không
đầy
đủ.
Không thực
hiện
được
yêu cầu
- Không thực
hiện
đúng
quy trình
- Không kiểm
tra máy, ngắt
điện, chiếu
sáng,
điều
hòa.
- Không lau
máy sạch.

2.2. Qui trình cụ thể:

2.2.1. Trước khi vận hành, cần theo dõi, ghi chép các thông số như: điểm danh,
ghi tên sinh viên/máy số 15 phút:
a. Kiểm tra tổng thể phòng máy
c. Bật tất cả các thiết bị cần thiết trong ca máy: chiếu sáng, máy, điều hòa…
c. Kiểm tra từng máy đã bật xem có hiện tượng bất thường về phần cứng, phần
mềm, virus không.
d. Gọi sinh viên vào.


17

e. Điểm danh tên sinh viên/ máy thực tập
f. Nêu mục tiêu và thực hiện nội dung giảng dạy.
2.2.2. Giới thiệu chương trình AutoCAD 2009:
a. Khởi động phần mềm AutoCAD 2009:
- Sử dụng máy chiếu trình bày các phương pháp khởi động phần mềm
AutoCAD 2009 trên máy tính.
- Yêu cầu một số sinh viên thao tác lại, góp ý.
b. Nhận biết cấu trúc màn hình đồ họa:
+ Quick access toolbar
+ Info Center
+ Ribbon
+ Drawing Area
+ Menu Brower
+ Status Line
2.2.3. Làm quen với thanh công cụ toolbar:
+ File
+ Edit
+ View
+ Inset

+ Format
+ Tools
+ Draw
2.2.4. Các lệnh hình thành bản vẽ:
- Thiết lập một bản vẽ mới khổ Ao( hoặc A1, A2, A3,A4)
- Lưu tên file vào ổ cứng D:
2.2.5. Đóng máy, thực hiện vệ sinh công nghiệp:
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 1 – 2 SV thực hành trên 1 máy, 1 người làm trước sau đó
luân chuyển sang sinh viên khác, cố gắng sắp xếp để có sự đa dạng đảm bảo
được thực hành và làm được các nội dung đã học lý thuyết.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
*Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Mục tiêu

Nội dung
Điểm
- Trình bày được cấu trúc màn hình đồ họa
Kiến thức - Giải thích được các lệnh trong các toolbox trong các
4
thẻ toolbar.
Kỹ năng
- Lập được 1 bản vẽ mới.
4


18


Thái độ

- Thiết lập, thay đổi và hủy bỏ được các tùy chọn thông
số vẽ trong hộp thoại.
- Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, thực hiện tốt vệ sinh
công nghiệp.
Tổng

2
10

* Ghi nhớ:
1. Giải thích được các phím chức năng trợ giúp khi vẽ AutoCAD 2009.
2. Giải thích được các lệnh trong các toolbox trong các thẻ toolbar.


19

BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN
Mã bài: MĐ32 - 02
Giới thiệu:
Ở bài này giới cho chúng ta về cách thức lập tọa độ khi vẽ trong đó trình
bày các loại tọa độ để người đọc có thể vận dụng hợp lý nhất trong từn trường
hợp vẽ cụ thể. Ngoài ra phần này còn trình bày các lệnh vẽ cơ bản như xác định
điểm, đường thẳng, cung tròn, đường tròn, đa tuyến. Nhằm vẽ nhanh nhất chúng
ta phải nghiên cứu kỹ phần lệnh, tìm hiểu thêm phần mở rộng của lệnh vẽ để
thấy tiện ích của nó khi so sánh với vẽ trên giấy.
Mục tiêu:
- Xác định được tọa độ của các điểm trong hệ tọa độ Đề các, tọa độ cực
- Vẽ được các đoạn thẳng, đường tròn bằng phương pháp nhập tọa độ và

bằng phương thức truy bắt điểm.
Nội dung chính:
1. THIẾT LẬP HỆ TỌA ĐỘ:
Mục tiêu:
- Làm quen với các hệ tọa độ khi vẽ trên máy.
- Thực hiện thành thạo cách nhập tọa độ khi vẽ.
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
1.1. Hệ tọa độ sử dụng:
AutoCAD cung cấp cho người dùng các loại hệ tọa độ như sau:
- Tọa độ tuyệt đối
- Tọa độ tương đối
- Tọa độ cực
- Tọa độ cực tương đối
1.2. Cách nhập tọa độ:
Tọa độ tuyệt đối khi nhập có dạng X,Y. Trong đó X là hoành độ (trục
ngang), Y là tung độ (trục đứng) của điểm đang vẽ theo gốc tọa độ (0,0).
Tọa độ tương đối khi nhập có dạng @X,Y là tọa độ được xác định theo
gốc của điểm trước đó.
Tọa độ cực của điểm có dạng D<α, với D là khoảng cách điểm đang vẽ
với gốc tọa độ (0,0) và α góc nghiêng so với phương ngang tính theo ngược
chiều kim đồng hồ.
Tọa độ cực tương đối của điểm được nhập dưới dạng @ D<α, với D là
khoảng cách điểm đang vẽ so với điểm trước đó và α góc nghiêng so với
phương ngang tính theo ngược chiều kim đồng hồ.
2. CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN:
Các hình vẽ trong vẽ kỹ thuật là sự kết hợp của các đường và hình cơ bản
như: Đường thẳng, đường tròn, cung tròn, đường elip .v.v. . Các hình vẽ có yêu


20


cầu chính xác về kích thước cũng như độ tương quan hình học. Như vậy khi vẽ
hình việc sử dụng các tọa độ để vẽ là quan trọng.
1.1. Lệnh vẽ đường thẳng:
Menu
Draw/Line

Lệnh và gõ tắt
Line (l)

Biểu tượng

Được thực hiện bằng các thao tác sau:
Bước 1: Nhập lệnh Line ( hoặc L) vào dòng lệnh command:
Bước 2: Nhập các thông số và tùy chọn
Command: line ↵
Specify first point:
Nhập điểm đầu tiên( có thể nhập tọa độ hoặc kích chuột vào vùng vẽ)
Specify next point or [Undo]:
Nhập điểm tiếp theo
Specify next point or [Undo]:
Nhập điểm kế tiếp, nhập U(undo) hủy bỏ đường thẳng vừa vẽ
Specify next point or [Close/Undo]:
Nhập điểm tiếp, nhập C(close) nối điểm cuối cùng với điểm đầu tiên tạo
thành một hình kín.
Ví dụ: Dùng lệnh Line vẽ hình chữ nhật có kích thước 200x100 có tọa độ
điểm đầu tiên là 20,20.
Command: line hoặc L <Enter>
Specify first point: 20,20 <Enter> điểm P1
Specify next point or [Undo]: 220,20 hoặc @200<0 <Enter> điểm P2

Specify next point or [Undo]: 220,120 hoặc @100<90 <Enter> điểm P3
Specify next point or [Close/Undo]: 20,120 hoặc @200<180 <Enter> P4
Specify next point or [Close/Undo]: C <Enter>Nối điểm P4 và P1

Chú ý:


21

- Khi nhập tọa độ phải dùng <Enter> để xác nhận với AutoCAD
- Khi nhập điểm bằng kích chuột trên màn hình thì không phải <Enter>
sau mỗi lần kích.
- Tại vị trí nhập nếu ta nhập ký tự C (Close) các đoạn thẳng sẽ khép kín
tạo thành đa giác, điểm cuối nối với điểm đầu và kết thúc lệnh Line.
- Để kết thúc lệnh Line tại dòng lệnh S pecify next point or
Close/Undo]: nhấn <Enter>
1.2. Lệnh vẽ cung tròn:
Menu
Draw/Arc

Lệnh và gõ tắt
Arc (a)

Biểu tượng

Thực hiện bằng lệnh Arc(A) ↵
Bước 1: Nhập lệnh Arc(A) vào dòng lệnh command:
Bước 2: Lựa chọn các phương thức và nhập thông số
Command: a ↵
ARC Specify start point of arc or [Center]:

Nhập điểm đầu của cung tròn
Specify second point of arc or [Center/End]:
Nhập điểm tiếp theo của cung tròn
Specify end point of arc:
Nhập điểm cuối của cung tròn.
* Chú ý:
Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm các cách vẽ cung khi dựa vào các thông số
sau:
1- Biết tâm, điểm đầu, chiều dài dây cung: chọn C(Center), Specify start
point of arc, l (length): chọn chiều dài ↵.
2- Biết tâm, điểm đầu, góc ở tâm: chọn C(Center), Specify start point of
arc, a (angle): chọn góc↵.
3- Biết tâm, điểm đầu, điểm cuối: chọn C(Center), Specify start point of
arc, Specify end point of arc ↵.
4- Chú ý: Góc chọn để vẽ lấy chiều dương (+) ngược chiều kim đồng
hồ(CCW), chiều âm (-) thuận chiều kim đồng hồ(CW)
1.3. Lệnh vẽ đường tròn:
Menu
Draw/Circle

Lệnh và gõ tắt
Circle (c)

Biểu tượng

Thực hiện bằng lệnh Circle (C)
Bước 1: Nhập lệnh Circle (C) vào dòng lệnh command:
Bước 2: Lựa chọn các phương thức và nhập thông số



22

Command: c↵.
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]:
Nhập tâm của đường tròn
Specify radius of circle or [Diameter]:
Bán kính của cung tròn
1.4. Lệnh vẽ Polyline:
Đa tuyến (Polyline) là một đối tượng gồm các đoạn thẳng, cung tròn nối
tiếp nhau. Trong đa tuyến, nét vẽ có bề rộng và có thể thay đổi ở từng phân
đoạn. Xét về phương diện thể hiện thì các đa tuyến được tạo ra từ lệnh Line và
lệnh Pline đôi khi là khá giống nhau, tuy nhiên xét về mặt cấu trúc thì đa tuyến
do lệnh Pline tạo ra là đa tuyến của 1 đối tượng (Object) còn đa tuyến do lệnh
Line tạo ra là đa tuyến nhiều đối tượng.
Menu
Draw/polyline

Lệnh và gõ tắt
Pline (pl)

Biểu tượng

Command: pl↵.
PLINE↵.
Specify start point:
Nhập tọa độ điểm đầu tiên
Current line-width is 0.0000
Nét vẽ hiện tại có bề rộng là 0,0mm
Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]:
Nhập tọa độ điểm kế tiếp

Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]:
Ý nghĩa các lựa chọn”
Arc: vẽ đoạn tiếp theo bằng một cung tròn
Close: đóng pline bằng một đoạn thẳng
Halfwidth: Định nữa bề rộng đoạn sắp vẽ
Specify starting half-width <0.0000>:
Nhập giá trị nửa bề rộng đầu
Specify ending half-width <0.0000>:
Nhập giá trị nữa bề rộng cuối

Length: Vẽ tiếp một đoạn có phương chiều như đoạn vẽ trước đó. Nếu đo
trước đó là cung tròn, thì nó sẽ tiếp xúc cung tròn này.
Undo: Hủy bỏ đoạn vừa vẽ.
Width: Định bề rộng đoạn sắp vẽ tương tự như Halfwidth


23

1.5. Lệnh vẽ hình chữ nhật:
Menu
Draw/Rectangle

Lệnh và gõ tắt
Rectangle hoặc
Rectang (Rec)

Biểu tượng

Command: rec↵.
RECTANG↵

Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Nhập tọa độ góc đầu tiên
Specify other corner point or [Area/Dimensions/Rotation]:
Nhập tọa độ góc đối điện
Các lựa chọn khác
* Chú ý:
Khi thực hiện nhập giá trị ở các lựa chọn này thì giá trị này trở thành giá
trị mặc định được sử dụng ở những câu lệnh tiếp theo.
Chamfer: Cho phép vát góc ở bốn góc của hình chữ nhật
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Nhập c
Specify first chamfer distance for rectangles <0.0000>:
Nhập giá trị của khoảng cách theo chiều ngang của đường vát góc
Specify second chamfer distance for rectangles <0.0000>:
Nhập giá trị của khoảng cách theo chiều dọc của đường vát góc
Elevation: Nhập cao độ của hình vẽ, khi vẽ hình thông thường cao độ
được mặc định là 0 (có nghĩa theo 3 trục tọa độ thì chúng ta vẽ trên mặt phẳng
x,y thì trục z có giá trị bằng 0)
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Nhập e
Specify the elevation for rectangles <0.0000>:
Nhập cao độ của hình vẽ
Fillet: Cho phép lượn góc ở bốn góc của hình chữ nhật
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Nhập f
Specify fillet radius for rectangles <0.0000>:
Nhập giá trị bán kính của các góc lượn
Thickness: Nhập chiều dày nét vẽ
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Nhập t

Specify thickness for rectangles <0.0000>:
Nhập giá trị chiều dày nét vẽ
Width: Nhập chiều rộng nét vẽ


24

Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Nhập w
Specify line width for rectangles <0.0000>:
Nhập chiều rộng nét vẽ
2.6. Lệnh vẽ đa giác:
Lệnh vẽ đa giác Polygone là các đa giác đều với các cạnh và các góc bằng
nhau
Menu
Lệnh và gõ tắt
Biểu tượng
Draw/polygone
Polygone (pol)
Command: pol↵
POLYGON Enter number of sides <4>:
Nhập số cạnh của đa giác
Specify center of polygon or [Edge]:
Nhập tọa độ tâm đa giác
Enter an option [Inscribed in circle/Circumscribed about circle] <I>:
Lựa chọn ngoại tiếp( Circumscribed about circle) hay nội tiếp( Inscribed
in circle) đường tròn
Specify radius of circle:
Nhập bán kính đường tròn nội tiếp hay ngoại tiếp
Câu hỏi ôn tập bài 2:

1/ Định kích thước giới hạn và tỷ lệ cho bản vẽ ta sử dụng lệnh nào?
2/ Muốn vẽ một điểm nào đó ta thực hiện như thế nào?
3/ Trình bày các cách vẽ một đoạn thẳng, cung tròn.
4/ Các thao tác để vẽ một đường tròn, hình chữ nhật.
5/ Lệnh vẽ đa giác được thực hiện như thế nào?
Bài tập:

* Các bước và cách thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ:
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)


25

TT
Loại trang thiết bị
1
Bộ máy tính để bàn đầy đủ.
2
Phần mềm AutoCAD
3
Máy chiếu qua đầu (over head)
4
Tranh ảnh, bản vẽ minh họa, tài liệu phát tay
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN:
2.1. Qui trình tổng quát:
Tên các
Thiết bị,
STT
bước

dụng cụ, vật
công việc

Thiết lập Máy tính, bàn
1 hệ tọa độ phím, chuột,
máy chiếu
Các lệnh Máy tính, bàn
vẽ cơ bản phím, chuột,
máy chiếu.

2

3

Tắt máy,
thực hiện
vệ sinh
công
nghiệp

Tiêu chuẩn thực
hiện công việc

- Phải thực hiện
đúng trình tự lấy
tọa độ khi vẽ.
- Phải thực hiện
đúng qui trình cụ
thể được mô tả ở
mục 2.2.1.

- Phải trình bày
được các lệnh vẽ
cơ bản (chú ý các
lựa chọn).
- Phải thuộc và vẽ
được các danh
mục lệnh: điểm,
đường thẳng, cung
tròn, hình chữ
nhật, đa tuyến
- Nội quy
- Phải thực hiện
- Dụng cụ đúng qui trình cụ
quét dọn
thể được mô tả nội
- Giẻ lau sạch quy phòng máy.

Số lượng
10 bộ
10 bộ
1 bộ
Đầy đủ

Lỗi thường gặp,
cách khắc phục
- Kiểm tra lại phần
mềm cài đặt trên
máy
- Vận hành không
đúng trình tự câu

lệnh.
* Cần nghiêm túc
thực hiện đúng qui
trình, qui định của
GVHD

- Không thực hiện
đúng quy trình
- Không kiểm tra
máy, ngắt điện,
chiếu sáng, điều
hòa.
- Không lau máy
sạch.

2.2. Qui trình cụ thể:
2.2.1. Trước khi vận hành, cần theo dõi, ghi chép, kiểm tra các thông số như:
điểm danh, ghi tên sinh viên/máy (đánh số), tối đa 15 phút:


×