Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương ôn thi môn quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.34 KB, 11 trang )

Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

CHƯƠNG 1
LUẬT VIÊN CHỨC
1. Ngĩa vụ chung của viên chức. Nếu được hợp đồng làm viên chức anh chị sẽ làm

gì để làm tốt các nghĩa vụ này?
- Chấp hành đường lối, chính sách, chủ trương của ĐCSVN và pháp luật của nhà
nước
- Có nếp sống lành mạnh trung thực cần kiệm liêm chính chí công vô tư
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp
- Thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập
- Bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được
giao
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp,thực hiên quy tắc ứng xử của viên chức
*Liên hệ:
- Thực hiện tốt…..
- Tạo nếp sống……Không né tránh việc đấu tranh với cái xấu, những hành vi tham
nhũng, quan liêu, tiêu cực
- Trong công việc, rèn luyện ý thức tô chức kỷ luật. Nghiêm khắc với bản thân, tu
dưỡng tinh thần trách nhiệm…. hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện
nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân
- Chú ý tuân thủ nghiêm chỉnh các nội quy, quy tắc, quy chế tại đơn vị
- Bảo vệ, sử dụng an toàn tiết kiệm tài sản công
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thể hiện sự văn minh, lịch sự trong giao
tiếp, ứng xử, trang phục.
2. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp? Nếu được hợp đồng làm


viên chức anh chị sẽ làm gì để làm tốt các nghĩa vụ này?
- Thực hiên công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu thời gian và chất
lượng.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
- Khi phục vụ nhân dân viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiiên hà cho nhân dân
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
*Liên hệ:
3. Quyền của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp? anh chị cần phải làm gì để
một viên chức được đảm bảo các quyền về hoạt động nghề nghiệp của mình?
- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.


Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ
được giao.

- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp
luật.
- Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp
luật.
*Liên hệ:
4. Nêu những việc viên chức không được làm theo quy định của Luật viên chức?
theo anh chị các cấp quản lí cần làm gì để các viên chức thực hiện tốt các điều này?
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè
phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của
pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới
mọi hình thức.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần
phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt
động nghề nghiệp.
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống
tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
*Liên hệ:
- Phải có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi không được làm mà viên
chức lại vi phạm
- Nhà trường phải đoàn kết ra sức thi đua để xây dựng môt tập thể trong sạch và vững
mạnh
5. Nêu và phân tích các nguyên tắc khi tuyển dụng viên chức? cho ví dụ?
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
+ Căn cứ theo pháp luật để tuyển dụng viên chức
+ Phải có kế hoạch, thời gian tuyển dụng cụ thể

+ Phải thôg báo công khai để viên chức biết thực hiện
VD: Tuyển dụng viên chức cho năm 2016 – 2017 phải thôg báo thời gian bắt đầu
nhận hồ sơ , thời gian thi tuyển và hình thức như thế nào…
- Bảo đảm tính cạnh tranh: Cạnh tranh công bằng theo năng lực của người thi tuyển,
không được vì mối quan hệ hay lí do gì đó mà thiên vị
VD: Người thân của giám đốc sở GD cũng phải tuyển dụng theo quy định không
được ưu tiên
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm: thiếu nhân lực của bộ
phận nào thì tuyển đúng chuyên ngành của bộ phận đó
-


Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

VD: Thiếu 2 giáo viên ngữ văn thì phải tuyển dụng hai viên chức chuyên ngành sư
phạm ngữ văn không được tuyển giáo viên chuyên môn khác vào.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: người đứng
đầu phải có trách nhiệm đối với các công việc của cấp dưới trong đơn vị của mình
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số
(chăm, khmer, hoa…): đó là những người giỏi về chuyên môn, những người đã hi
sinh vì đất nước
6. Nêu các nội dung đánh giá viên chức tại điều 41 của luật viên chức, Theo anh chị
việc đánh giá viên chức có hiệu quả gì trong công tác quản lý? Nếu được hợp đồng
làm viên chức anh chị sẽ làm gì để làm tốt các nội dung này?
Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
+ Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

+ Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
+ Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
+ Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
- Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại
khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
+ Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
+ Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
- Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự;
trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường.
*Hiệu quả của công tác đánh giá viên chức: Giúp bộ phận quản lí nắm cụ thể về
hiệu quả chất lượng của từng khu vực  kịp thời tuyên dương các bộ phận / cá nhân
đã hoàn thành tốt vai trò của mình hoặc đề ra giải pháp để khắ phục và quản lí
*Hiệu quả của việc đánh giá viên chức trong công tác quản lí
- Đối với người lao động: giúp họ biết được khả năng của mình, những thiếu sót trong
quá trình làm việc  rút kinh nghiệm, cải thiện công việc
- Đối với người quản lý: giúp họ nắm được tình hình thực hiện công việc của nhân
viên, Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn như: đào tạo & phát triển, thù lao,
thăng tiến…….
- Đối với công tác quản lí qua đánh quá viên chức:
+ Để biết được năng lực trình độ, đạo đức lối sống, thái độ của viên chức trong
thực hiện nhiệm vụ
+ Giúp lãnh đạo có căn cứ để nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
viên chức.
+ Là cơ sở để tiến hành khen thưởng, kỉ luật, bổ nhiệm hay quy hoạch viên chức
vào các vị trí sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người
+ Thông qua đánh giá còn giúp lãnh đạo phát hiện được nhiều hạn chế ở từng viên
chức từ đó có phương hướng bồi dưỡng đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
*Liên hệ:



Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

- Thường xuyên tự kiểm điểm, tiếp thu các đóng góp của đồng nghiệp, cấp trên để
hoàn thiện trình độ, năn glực mọi mặt của bản thân
- Luôn nêu cao tính phê và tự phê bình
- Luôn giúp đỡ các đồng nghiệp để cùng tiến bộ
- Luô rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tác phong thực hiện nhiệm vụ sao cho
phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực XH
- Hằng năm qua các kỳ sơ kết, tổng kết phải tự rút ra được những ưu / khuyết điểm
của đơn vị trong công tác. Từ đó rút ra bài học cho ban thân cũng như đề xuất đóng
góp ý kiến để việc đánh giá viên chức được khách quan trung thực, góp phần làm tăng
hiệu quả quản lý viên chức của đơn vị

CHƯƠNG 2
ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Nêu tên 8 giải pháp về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 ? là giáo viên

anh chị cần làm gì để góp phần thực hiện giải pháp trên?
- Đổi mới quản lý giáo dục
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo
dục
- Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục

- Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội
- Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số
và đối tượng chính sách xã hội
- Phát triển khoa học giáo dục
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục
*Liên hệ:
- Nắm được chủ trương đổi mới quản lí GD
- Kết với nhà trường và XH
- Học tập và rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ
- Tham gia đóng góp ý kiến để phát triển bộ môn và nhà trường
- Có kế hoạch đổi mới pp dạy và học, định hướng HS phát triển theo hướng tích cực,
chủ động sáng tạo
- Hướng HS vào các ngành chủ lực của đất nước
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy
- Khuyến khích Học đi đôi với hành
2. Trình bày quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo. Là giáo viên
anh chị cần phải làm gì để thực hiện quan điểm này?
- Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà
nước, của toàn dân.


Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong phát triển giáo
dục.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biêt là chính sách đầu tư,
chính sách tiền lương. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ cặp và các
đối tượng đặc thù.
- Xây dựng nền giáo dục có tính dân tộc, tiến bộ, hiên đại, XHCN, lấy CNMLN và
TTHCM làm nền tảng.
- Thực hiện công bằng XH trong GD
- Nâng cao chất lượng GD ở vùng khó để đạt mặt bằng chung.
- Tạo điều kiện để các địa phương các cơ sở gáo dục có điều kiện bức phá nhanh, đi
trước một bước đạt trình độ ngang bằng với các nước có trình độ GD phát triển.
- Xây dựng XH học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, đặc biệt đối với
người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.
- Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XH hóa,
dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, phát triển GD gắn với phát triển khoa học và công
nghệ.
- Tập trung nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng GD đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành để môt mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế XH,
đẩy mạnh CNHHĐH đất nước.
- Hội nhập quốc tế sâu rộng về GD trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc,
giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng XHCN.
- Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền GD trên thế giới, nhất là với các nền GD
tiên tiên hiện đại, phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có
chất lượng
*Liên hệ:
- Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo
- Luôn gương mẫu, thương yêu, đối xử công bằng với HS
- Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất
lượng giảng dạy.
3. Trình bày mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển giáo dục đến năm
2020? Là giáo viên anh chị sẽ làm gì để góp phần thực thi mục tiêu này?

- Đến năm 2020 nền GD nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng
GD được nâng cao một cách toàn diện gồm: HD đạo đức, kỹ năng sống, năng lực
sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học, đáp ứng nhu cầu nhân
lực nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNHHĐH đất nước, xây
dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo công bằng XH trong GD và cơ hội học tập suốt
đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành XH học tập
-

CHƯƠNG 3
LUẬT GIÁO DỤC


Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

1. Hãy nêu các yêu cầu về nội dung và phương pháp được ghi trong điều 5 của

Luật giáo dục 2005? Theo anh chị nhà giáo cần làm gì để thực hiện tốt các yêu
cầu này?
- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ
thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp
với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
- Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

*Liên hệ:
- Nắm vững các yêu cầu được ghi trong điều khoản về nội dung và phương pháp của
luật GD 2005
- Chấp hành tốt các điều lệ nhà trường và dạy học đúng với phân phối chương trình
- Không ngừng nắm bắt các sự kiện thời sự
- Đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng
- Các pp phải chú ý quan tâm đến tâm sinh lý của HS, phát triển tư duy và óc sáng
tạo.
- Gắn lý thuyết với thực tiễn để HS có cái nhìn toàn diện.
2. Nêu vai trò của nhà giáo được quy định trong luật giáo dục 2005. Theo anh chị
nhà giáo cần làm gì để thực hiện vai trò của mình.
- Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
- Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ,
bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai
trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo,
tôn vinh nghề dạy học.
*Liên hệ:
- Đối với cấp quản lí:
+ Bảo vệ viên chức bằng pháp luật trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để viên chức hoạt động nghề nghiệp
+ Tôn trọng ý kiến và quyết định của cá nhân viên chức trong hoạt động nghề
nghiệp
+ Tạo mọi điều kiện để viên chức nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ
+ Trả lương cho viên chức và các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định
+ Cho phép viên chức nghỉ phép khi có yêu cầu và lý do chính đáng, không làm
ảnh hưởng đến công việc.
+ Cho phép viên chức kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định trong hợp
đồng nếu viên chức hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao

+ Cần khen thưởng những viên chức làm việc xuất sắc, có nhiều đóng cho đơn vị


Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

Đối với bản thân viên chức:
+ Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Thực hiện các nghĩa vụ của viên chức để được đảm bảo đầy đủ các quyền của
mình
3. Nêu các nhiệm vụ của nhà giáo được quy định trong Luật giáo dục 2005?
Trong quá trình thực thi có khó khăn gì
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có
chất lượng chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ
nhà trường;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương
tốt cho người học;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Nêu các quyền của nhà giáo được quy định trong Luật giáo dục 2005? Theo anh
chị nhà trường và các cấp quản lí cần làm gì để nhà giáo thực hiện tốt quyền của
mình?
- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục
khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ nơi mình công tác;
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
- Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.
5. Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường được quy định trong Luật giáo
dục 2005? Theo anh chị nhà trường và các cấp quản lí cần làm gì để nhà trường
thực sự vững mạnh.
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương
trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
- Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
- Tuyển sinh và quản lý người học;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
- Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã
hội;
-


Ngày thi: 05/12/2016

-

-

-


Phòng: NA302

Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ
quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
*Liên hệ:
- Nắm vững mục tiêu chủ trương của ngành để phổ biến cho GV nắm vững, áp dụng,
giảng dạy
- Quán triệt tư tưởng của GV, giúp Gv nâng cao trình độ chuyên môn
- Đầu tư xây dựng cơ sở GD để phục vụ côg tác dạy học
- Xây dựng môi trường thực sự thân thiện mà trong đó các thành viên phải biết yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau
- Thực hiện đúng quyền của nhà giáo thông qua việc đóng bảo hiểm, trả lương, phân
công, tuyển dụng….
- Tạo điều kiện để nhà giáo thực hiện quyền dân chủ của mình tại đơn vị công tác
- Có chính sách hỗ trợ đãi ngộ cho GV, chính sách ưu tiên cho GV dạy ở vùng sâu,
vùng xa…
- Có chính sách thu hút SV giỏi
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xử lý nghiêm, khen thưởng kịp thời
- Tạo điều kiện tốt nhất để người học và nhà giáo phát triển tối đa năng lực của mình.
- Luôn xem trọng hiệu quả chất lượng GD.
- Xem trường là nhà để yên tâm công tác lâu dài không được đứng núi này trông núi
nọ
- Phải mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu nhược làm
theo 1 cách máy móc
- Đổi mới pp dạy học, Thường xuyên đánh giá chất lượng học tập của HS trong
trường
Nêu các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. Theo anh chị các cấp quản lý
cần làm gì để thực hiện tốt nội dung này?

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục;
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành
điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
khác;
Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn
cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách
giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo
dục;
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục;
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
-

6.

Tiết: 1


Ngày thi: 05/12/2016
-

Tiết: 1

Phòng: NA302

Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực

giáo dục;
Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp
giáo dục;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

CHƯƠNG 4
ĐIỀU LỆ, QUY CHẾ
1. Nêu mối quan hê của nhà trường – gia đình – xã hội theo quy định của điều lệ
(tiểu học/ trung học/ mầm non)? Theo anh chị cần phải làm gì để thực hiện tốt
công tác XH hóa GD?
- Nhà trường phối hợp với chính quyền các ngành, đoàn thể địa phương, ban đại
diện cha mẹ HS của trường, các tổ chức chính trị - XH và các cá nhân liên
quan nhằm:
+ Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biên pháp GD HS
và quan tâm giúp đỡ các HS cá biệt
+ Huy động mọi lực lượng, nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở
vật chất, thiết bị GD của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp GD
+ Xây dựng phong trào học tập và môi trường GD lành mạnh, an toàn, tao điều
kiện để HS được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với
mọi lứa tuổi.
+ Khuyến khích các tô chức cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp GD.
Không được lợi dụng việc tài trợ để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật
- GVCN liên hệ chặt chẽ với cha mẹ HS để:
+ Thông bào kết quả học tập của từng HS
+ Thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ HS yếu, GD HS cá biệt
+ Biểu dương kịp thời HS học tập và rèn luyện tốt
*Liên hệ:
- Đối với nhà trường:

+ Phối hợp với chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ HS của trường.
+ Có kế hoạch phát triển nhà trường, GD, quan tâm giúp đỡ HS cá biệt
+ Huy động mọi lực lượng, nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật
chất, thiết bị
+ Xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn, tao điều kiện để HS được vui
chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi.
+ GVCN và GVBM thiết lập, duy trì mối liên hệ với gia đình HS qua gặp gỡ
trực tiếp, gọi điện thoại,xem sổ liên lạc hay các kỳ họp Phụ huynh.
+Thông tin cho Phụ huynh biết về các hoạt động giáo dục của Nhà trường.


Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

Phòng: NA302

+Giám sát GV, HS trong việc dạy và học; cử GV hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó
khăn.
- Đối với gia đình:
+ Quan tâm đến tình hình học tậ, GD của con em mình
+ Phối hợp với GVCN để theo dõi tình hình học tập của con em
+ Quan tâm chăm sóc các em, không nên giao nhiêm vụ đó cho GVCN
+ Phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu GD
+Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh
+Nắm bắt thông tin và luôn giữ liên lạc với ban cán sự lớp và bạn bè thân thiết
của con
- Đối với XH: khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự
nghiệp GD, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, giáo dục kịp thời khi
các em vi phạm….

2. Trình bày nhiệm vụ và vai trò của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ
trường (tiểu học/ trung học/ mầm non)? Theo anh chị cần phải làm gì để góp
phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh?
- Nhiệm vụ:
• Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm
thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
• Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành
viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
• Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Vai trò:
• Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị
giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có
từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
• Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi
có nhu cầu công việc.
*Liên hệ:
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
- XD kế hoạch 1 cách hợp lí
- Hoàn thành các nhiệm vụ của mình
- Phấn đấu để đạt được các mục tiêu đề ra
- Có sự kết hợp giữa các thành viên trong tổ chuyên môn
- Có sự thống nhất các hoạt động trong tổ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
- Có ý thức trách nhiệm
- Đoàn kết nội bộ
- Phát huy vai trò tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn
- Đổi mới pp giảng dạy nâng cao chât lượng



Ngày thi: 05/12/2016

Tiết: 1

- Thường xuyên đánh giá tạo động cơ thú đẩy
- Tập trung dân chủ
- Công bằng bình đẳng trong việc giới thiệu tổ trưởng tổ phó

Phòng: NA302



×