Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ ĐỊNH MỨC GIẢNG DẠY ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN/GIẢNG VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.11 KB, 6 trang )

DỰ THẢO
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ ĐỊNH MỨC GIẢNG DẠY
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN/GIẢNG VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Kèm theo Quyết định số:
/QĐ-TrCĐN-ĐT, ngày tháng năm 2016
- Căn cứ Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 6 năm 2008 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội, về việc hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy
nghề.
- Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung
cấp chuyên nghiệp.
- Căn cứ vào kết luận Kiểm toán năm 2016.
Nay Phòng Đào tạo xây dựng dự thảo Quy định về chế độ làm việc và định mức
giảng dạy đối với giáo viên/giảng viên năm học 2016-2017 như sau:
I- NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA GIÁO VIÊN.

1. Công tác giảng dạy
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu,
trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô đun, môn học được phân công đảm
nhiệm.
- Giảng dạy mô đun, môn học được phân công theo chương trình quy định và kế
hoạch của học kỳ và năm học.
- Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất, luyện thi cho học
sinh, sinh viên tham gia các kỳ thi và Hội thi tay nghề các cấp.
- Đánh giá kết qủa học tập của học sinh, sinh viên; soạn đề thi, kiểm tra; Coi thi,
kiểm tra, chấm bài và đánh giá kết qủa. Chấm thi tuyển sinh (nếu có), chấm thi
tốt nghiệp và đánh giá kết qủa thực tập hoặc nghiên cứu của sinh viên.
- Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy. Góp ý kiến xây dựng
chương trình, nội dung môn học, mô đun được phân công hoặc tham gia biên
soạn.


- Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn. Thiết kế, sáng cải tiến, tự
làm đồ dùng, trang thiết bị dạy học.
- Tham gia công tác kiểm định chất lượng trường, kiểm định chất lượng chương
trình.
- Cập nhật phần mềm quản lý đào tạo, vào điểm cho học sinh theo quy định.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh, sinh viên.
3. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và đạt
chuẩn về ngoại ngữ và tin học. Tham gia dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến
phương pháp dạy học, tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Tham gia bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
của trường, khoa, bộ môn.


5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật
hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào dạy học và thực tiễn sản xuất. Hướng dẫn
học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ
thuật và công nghệ mới.
6. Tham gia quản lý công tác đào tạo và giáo dục học sinh, sinh viên.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và yêu cầu của nhà trường.
8. Đầu năm học mỗi giáo viên lập kế hoạch công tác cá nhân và đăng ký một
chương trình hành động thiết thực theo chủ đề năm học (bồi dưỡng, cải tiến
phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học, giáo dục học sinh cá biệt ...).
II. THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ HÀNG NĂM.

Tổng thời gian trong một năm học là 52 tuần. Cụ thề:
1. Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học là 44 tuần/năm học. Trong đó:
- 36 tuần cho giảng dạy chính thức, 08 tuần cho học tập, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, nghiên cứu khoa học theo Quyết định của Hiệu trưởng.
- Trường hợp giáo viên không sử dụng hết thời gian 8 tuần để học tập, bồi dưỡng
nâng cao trình độ thì Hiệu trưởng bố trí thời gian còn lại sang giảng dạy và áp

dụng định mức như thời gian giảng dạy chính thức.
- Giáo viên đi học cao học, nghiên cứu sinh theo quyết định của Hiệu trưởng.
d. Được trừ khối lượng giảng dạy định mức trong thời gian học tập trung tại các cơ
sở đào tạo.
- Giáo viên đi học phải nộp kế hoạch học tập về Khoa, phòng Đào tạo và phòng
Tổ chức hành chính cả trước và sau khi kết thúc mỗi đợt học.
- Giáo viên tham gia các hoạt động hội giảng, làm mô hình học cụ, sáng cải
tiến.... được hưởng chế độ khen thưởng theo quy chế nội bộ của Trường.
2. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên là 08 tuần. Trong đó:
- Nghỉ tết nguyên đán và các ngày lễ: 03 tuần.
- Nghỉ hè: 05 tuần.
- Giáo viên làm công tác quản lý học sinh, sinh viên được nghỉ như giáo viên.
- Cán bộ quản lý, viên chức có tham gia giảng dạy được nghỉ theo chế độ phép
hàng năm.
- Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng bố trí
cho giáo viên nghỉ vào thời gian thích hợp.
III. QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN GIẢNG DẠY, TIÊU CHUẨN GIỜ GIẢNG, QUY MÔ LỚP.

1. Thời gian giảng dạy và quy đổi thời gian giảng dạy:
- Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
- Một giờ dạy thực hành chuyên môn: 60 phút được tính bằng 0,8 giờ chuẩn.
- Giảng dạy theo mô đun (tích hợp cả lý thuyết và thực hành) là 45 phút và được
tính bằng 0,8 giờ chuẩn.
- Môn Giáo dục thể chất: 01 tiết thực hành được tính bằng 0,6 giờ chuẩn.
- Môn Giáo dục quốc phòng: 01 tiết thực hành được tính bằng 0,5 giờ chuẩn.
2. Quy định sĩ số lớp:
- Lý thuyết: 35 - 40 học sinh/lớp
- Thực hành: 17 - 20 học sinh/lớp
2



(Riêng nghề VH máy thi công nền: 10 - 12 học sinh/lớp)
IV. TIÊU CHUẨN GIỜ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN

Định mức giờ giảng của giáo viên: 14 tiết/tuần
V. QUY ĐỊNH VIỆC QUY ĐỔI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN RA GIỜ TIÊU
CHUẨN.

1. Trường hợp số lượng học sinh, sinh viên khác so với quy định ghép lớp:
a.Trường hợp số lượng học sinh vượt hoặc không đạt với quy định thì tính như
sau:
+ Trường hợp vượt quy định: Áp dụng cho giảng dạy lý thuyết.
- Từ 36 ÷ 50 học sinh thì 1 giờ được tính bằng 1,2 giờ chuẩn.
- Từ 51 ÷ 60 học sinh thì 1 giờ được tính bằng 1,3 giờ chuẩn.
(Tối đa hệ số không vượt quá: 60 học sinh).
+Trường hợp không đạt sĩ số theo quy định:
Áp dụng cho giảng dạy lý thuyết, khi sĩ số lớp giảm so với định mức:
- Từ 1÷ 4
học sinh, hệ số giảm: 0,1
- Từ 5÷ 9
học sinh, hệ số giảm: 0,2
- Từ 10÷ 15 học sinh, hệ số giảm: 0,3
- Từ 16÷ 20 học sinh, hệ số giảm: 0,5
(Tối thiểu hệ số không dưới: 0,5)
Áp dụng cho giảng dạy thực hành/modun, khi sĩ số lớp giảm so với định mức:
- Từ 1÷ 4
học sinh, hệ số giảm: 0,2
- Từ 5÷ 9
học sinh, hệ số giảm: 0,4
- Từ 10÷ 15 học sinh, hệ số giảm: 0,5

(Tối thiểu hệ số không dưới: 0,5)
Áp dụng cho giảng dạy thực hành/modun nghề Vận hành máy thi công nền, khi
sĩ số lớp giảm so với định mức:
- Từ 1÷ 2
học sinh, hệ số giảm: 0,2
- Từ 3÷ 5
học sinh, hệ số giảm: 0,3
- Từ 6÷ 8
học sinh, hệ số giảm: 0,5
(Tối thiểu hệ số không dưới: 0,5)
b. Môn học giáo dục thể chất: nhóm học là đơn vị lớp.
c. Môn học giáo dục quốc phòng: Thực hiện theo thông tư 43/TT-BGD-ĐT, ngày
26 tháng 9 năm 2003 cụ th:
- Hệ số 1 đối với lớp đến 80 học sinh.
- Hệ số 1,2 đối với lớp có từ 81 đến 150 học sinh.
d. Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, thời gian làm công
tác phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên của trường được tính là thời gian giảng dạy.
e. Giảng dạy song song nhiều lớp cùng chương trình, cùng trình độ, từ lớp thứ 3
trở đi: 1 giờ lý thuyết được tính bằng 0,75 giờ chuẩn.
f. Những trường hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng quyết định.
2. Hướng dẫn thực tập.
a. Ngoài trường:
3


3.
4.

5.


6.

7.

- Giáo viên hướng dẫn đề cương thực tập, hướng dẫn viết báo cáo tốt nghiệp và
kiểm tra thực tập của học sinh được tính 01 tuần tiêu chuẩn /lớp/một đợt thực
tập.
- Giáo viên hướng dẫn đề cương thực tập, hướng dẫn viết báo cáo tốt nghiệp,
chấm báo cáo tốt nghiệp của học sinh tại các trung tâm liên kết được tính 01 tuần
tiêu chuẩn trên 1 lớp cho mỗi đợt thực tập.
- Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với sản xuất: 1 ngày làm việc (8 giờ)
được tính bằng 3 giờ chuẩn.
b. Trong trường:
Giáo viên hướng dẫn nhóm (17-35 học sinh) được tính 03 giờ hướng dẫn bằng
01 giờ chuẩn hoặc 14 tiết/tuần/lớp.
Chấm báo cáo thực tập.
a. Chấm báo cáo thực tập nghề:
05 báo cáo được tính 01 giờ chuẩn.
b. Chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp: 03 báo cáo được tính 01 giờ chuẩn.
Soạn đề thi, coi thi và chấm thi tốt nghiệp.
a. Soạn đề phần tự chọn:
Soạn 01 đề phần tự chọn kèm theo đáp án được tính 0,5 giờ chuẩn
b. Soạn đề mới (do phòng Khảo thí đề xuất bổ sung vào ngân hàng đề thi)
- Một đề thi viết tự luận kèm theo đáp án được tính bằng 2 giờ chuẩn.
- Một đề thi trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính bằng 2,5 giờ chuẩn.
- Một đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn.
- Một đề thi thực hành kèm theo đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.
c. Coi thi:
Một giờ coi thi (lý thuyết 45 phút, thực hành 60 phút) được tính bằng 0,5 giờ

chuẩn.
d. Chấm thi: (Tối thiểu 2 giáo viên chấm hoặc hỏi thi)
- Thi viết tự luận, trắc nghiệm: 1 bài được tính 0,2 giờ chuẩn
- Thi vấn đáp: 1 học sinh-sinh viên được tính 0,4 giờ chuẩn
- Thi thực hành: 1 học sinh-sinh viên được tính 0,4 giờ chuẩn
- Riêng nghề Công nghệ ôtô: Coi và chấm thi tốt nghiệp tính 01 tiết tiêu
chuẩn/01 học sinh.
Luyện thi học sinh giỏi:
a. Thời gian luyện thi học sinh giỏi (TCCN, DN) tham gia kỳ thi các cấp được
tính 2 giờ hướng dẫn thực hành hoặc 2 tiết lý thuyết được tính bằng 1 giờ chuẩn.
b. Thời gian luyện thi học sinh giỏi nghề tham gia kỳ thi các cấp mỗi nghề tối đa
3 giáo viên tham gia luyện thi và được tính 2 giờ hướng dẫn thực hành hoặc 2
tiết lý thuyết được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.
Biên soạn giáo trình:
a. Biên soạn giáo trình, tài liệu sử dụng trong nhà trường: 1 trang tác giả
được tính bằng 1giờ chuẩn đối với biên soạn mới; 1 trang tác giả được tính
bằng 0,5 giờ chuẩn đối với biên soạn lại,
b. Ký hợp đồng viết giáo trình được thanh toán theo theo Quy chế nội bộ.
Các hoạt động khác quy ra giờ chuẩn để tính khối lượng do Hiệu trưởng quyết
định.
4


VI. CHẾ ĐỘ GIẢM GIỜ GIẢNG DẠY TIÊU CHUẨN.

1. Giáo viên trong thời gian tập sự được giảm 30% giờ định mức.
2. Giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng được giảm 15% giờ định mức.
3. Giáo viên giảng dạy, hướng dẫn và bồi dưỡng các lớp nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, cho các giáo viên khác trong trường, bồi dưỡng giáo viên tham
gia Hội giảng cấp tỉnh và Toàn quốc thì 01 tiết được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.

VII. GIỜ CHỦ NHIỆM LỚP.

Giáo viên chủ nhiệm lớp được tính 2 tiết/tuần (với quy định lớp chuẩn).
Trường hợp số lượng học sinh khác với quy mô định thì tính hệ số như giảng
dạy.(Thời gian học sinh đi thực tập ngoài trường không tính giờ chủ GV nhiệm).
VIII- CHẾ ĐỘ GIẢM ĐỊNH MỨC GIỜ GIẢNG DẠY ĐỐI VỚI VỚI GIÁO VIÊN KIÊM
NHIỆM CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ VÀ CHÍNH QUYỀN.

1. Giáo viên kiêm Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn trường giảm 30% giờ định
mức. Cấp phó và Thường trực Đảng uỷ được giảm 20% giờ định mức.
2. Giáo viên là Trưởng khoa hoặc tương đương được giảm 30% giờ định mức; Phó
khoa hoặc tương đương được giảm 20% giờ định mức, Giáo vụ khoa được giảm
20% giờ định mức.
3. Giáo viên kiêm Trưởng bộ môn trực thuộc khoa được giảm 10 % giờ định mức.
4. Giáo viên kiêm Bí thư Đoàn trường được hưởng theo quyết định số 61/2005/QĐTTg, ngày 24/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ nếu được đánh giá hoàn thành
nhiệm vụ:
* Bí thư đoàn trường được giảm: 50% số giờ định mức/5.000 sinh viên học tại
trường; Giảm 60% số giờ định mức/6.000 sinh viên học tại trường, (trường hợp
lưu lượng học sinh nhỏ hơn hoặc lớn hơn thì Hiệu trưởng quyết định.)
* Phó Bí thư đoàn trường giảm: 30% số giờ định mức /5.000 sinh viên học tại
trường; Giảm 50% số giờ định mức/6.000 sinh viên học tại trường, (trường hợp
lưu lượng học sinh nhỏ hơn hoặc lớn hơn thì Hiệu trưởng quyết định.)
*Học sinh học tại các cơ sở liến kết với trường nếu có hoạt động công tác Đoàn
mà đoàn trường phát động thì được tình giờ cho giáo viên theo quy định.
*Căn cứ vào số lượng công đoàn viên, đoàn viên của trường, sau khi thoả thuận
với các tổ chức đoàn thể, Hiệu trưởng quyết định số giờ giảm cho các chức danh
trong phạm vi quy định.
5. Giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ được hưởng một chế độ cao nhất.
IX. TIÊU CHUẨN GIỜ GIẢNG DẠY CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ.


1.
2.
3.
4.
5.

Hiệu trưởng:
Phó Hiệu trưởng:
Trưởng phòng và tương đương
Phó phòng và tương đương
Cán bộ phòng đào tạo và các phòng khác tham gia giảng dạy:

30 tiết/năm
40 tiết/năm
60 tiết/năm
70 tiết/năm
100 tiết/năm

X. PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY VÀ KÝ GIÁO ÁN LÊN LỚP.

1. Trưởng khoa, bộ môn phân công giáo viên giảng dạy các môn học, khối lượng
giờ giảng trên cơ sở năng lực của giáo viên và yêu cầu của nhà trường.
2. Giáo viên trong thời gian tập sự không được bố trí vượt quá 10% giờ định mức.
5


-Trước khi lên lớp giáo án phải được thông qua trưởng, phó khoa hoặc tổ trưởng
bộ môn ký;
3. -Giáo viên kiêm nhiệm giáo án phải thông qua các khoa hoặc tổ bộ môn liên
quan ký và xác nhận. Trường hợp khác phải thông qua phòng Đào tạo hoặc trình

Hiệu trưởng ký duyệt.
4. -Giáo án dạy tích hợp hoặc dạy thực hành được soạn cho tối đa 10 tiết/ngày.
XI. ĐỐI VỚI HỌC SINH -SINH VIÊN.

Học sinh, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất và các doanh
nghiệp, nếu phải hợp đồng kèm cặp được nhà trường hỗ trợ kinh phí tối đa tương
đương với 50% mức học phí hàng tháng phải nộp.
XII. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ.

1. Hết năm học phòng Đào tạo nghiệm thu khối lượng giờ giảng theo từng đơn vị
khoa, phòng. Việc thanh toán chỉ được tính khi tổng số giờ thực hiện thực tế lớn
hơn tổng số giờ định mức của các giáo viên trong khoa.
2. Tuỳ theo kết qủa công tác được giao mà giờ kiêm nhiệm của các giáo viên thuộc
các tổ chức chính quyền, đoàn thể do Hiệu trưởng quyết định tỷ lệ % khối lượng
được hưởng.
3. Giáo viên được thanh toán tiền vượt giờ:
- Giáo viên là trưởng khoa hoặc tương đương được thanh toán số giờ vượt không
quá 100 giờ/năm học.
- Giáo viên là phó trưởng khoa hoặc tương đương được thanh toán số giờ vượt
không quá 150 giờ/năm học.
- Trường hợp đặc biệt ở một số khoa do số giờ giảng dạy nhiều so với định mức
thì trưởng, phó khoa được phép vượt so với quy định. Số giờ vượt do Hiệu
trưởng quyết định.
- Các giáo viên thuộc các phòng chức năng tham gia giảng dạy, số giờ vượt
không được quá số giờ định mức trong quy định về chế độ giảng dạy của cán bộ
quản lý, trường hợp khác do Hiệu trưởng quyết định.
4. Thanh toán tiền vượt giờ:
- Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông
tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, tuỳ vào khả năng tài chính của trường do
Hiệu trưởng quyết định.

- Trường hợp vượt quá quy định trên thì khối lượng vượt đó được chuyển sang
chế độ hợp đồng giảng dạy. Giờ giảng hợp đồng được thanh toán theo Quy chế
nội bộ.
- Số giờ vượt chỉ được tính 200 giờ theo lương cho hình thức giảng dạy chính
khóa. (Các giờ giảng dạy hợp đồng, chủ nhiệm, kiêm nhiệm, ngắn hạn, chấm thi,
coi thi...) được tính theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
NGƯT.Ths. Phạm Thanh Bình

6



×