Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH tôn GIÁO học đại học sư PHẠM hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.34 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

TÔN GIÁO HỌC

TS. Trần Đăng Sinh (Chủ biên)
ThS. Đào Đức Doãn

HÀ NỘI - 2004

1


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
2

TÔN GIÁO

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO

10

Chương 3: CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG LỊCH
31

SỬ



Chương 4: MỘT SỐ TÔN GIÁO DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

81

Chương 5: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG
CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ

100

TÔN GIÁO

2


Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA TÔN GIÁO HỌC

1. Đối tượng nghiên cứu
Là một chuyên ngành của triết học Mác - Lênin, Tôn giáo học là
khoa học về tôn giáo. Nó nghiên cứu một cách có hệ thống quy luật hình
thành, vận động, biến đổi của các hình thức tôn giáo trong lịch sử.
Sự hình thành của tôn giáo bao giờ cũng dựa trên cơ sở kinh tế - xã
hội nhất định. Trong xã hội nguyên thủy, cơ sở kinh tế - xã hội của cộng
đồng thị tộc, bộ lạc làm nảy sinh các hình thức tôn giáo đa thần thời nguyên
thủy như tô-tem giáo, ma thuật giáo, vật linh giáo... Khi lực lượng sản xuất
phát triển, xã hội nguyên thủy được thay thế bằng xã hội chiếm hữu nô lệ
làm nảy sinh các tôn giáo độc thần như Cơ đốc giáo, Phật giáo...
Nghiên cứu các hình thức tôn giáo thường gắn liền với việc nghiên

cứu nội dung giáo lý, giáo luật, cấu trúc và tổ chức tôn giáo. Các tôn giáo
được biểu hiện rất phong phú, đa dạng và phức tạp, song lại được che phủ
bởi thời gian và cái vỏ mờ ảo, huyền bí bề ngoài. Vì thế từ trước đến nay,
có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tôn giáo. Do đó, đối tượng nghiên cứu
của tôn giáo học con bao hàm việc trở lại xem xét khái niệm tôn giáo, làm
rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của tôn giáo.
Vấn đề hiểu thế nào cho đúng về tôn giáo là cơ sở để cho chúng ta
giải quyết tốt những vấn đề bức xúc hiện nay như: Thái độ và cách ứng xử
đối với tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, giữa tôn giáo và
đạo đức, chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện
đại, xu hướng vận động của tôn giáo trong tương lai...
Để có thể chỉ ra được bản chất và những quy luật hình thành, vận
động và biến đổi của tôn giáo cần phải có quan điểm khoa học về tôn giáo.
Khắc phục những hạn chế của những học thuyết triết học duy vật cũ, đấu

3


tranh chống quan điểm duy tâm siêu hình về tôn giáo, Tôn giáo học dựa
trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
để nhận thức tôn giáo đúng như nó vốn có.
Tôn giáo được xem như là sản phẩm của mối quan hệ lệ thuộc giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Là sự phản ánh thế giới hiện
thực một cách hư ảo, là mối liên hệ giữa những cái đã biết (cái ý thức
được) và cái chưa biết (cái tâm linh) của thế giới hữu hình và vô hình; giữa
cái trần tục, đời thường với cái thiêng liêng, huyền ảo trong nội tâm con
người.
Một luận đề rất quan trọng của Tôn giáo học mác-xít là không phải
tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính "con người sáng tạo ra tôn giáo" (1),
rằng tôn giáo "chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con

người - những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ;
chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế"(2). Như vậy, sự phản ánh một cách hư ảo,
hoang đường của tôn giáo (một hình thái ý thức xã hội) đối với tồn tại xã
hội là nét đặc trưng của tôn giáo. Vì thế, C.Mác xem tôn giáo là "thế giới
quan lộn ngược".
Trên cơ sở hệ thống những quan điểm, tư tưởng khoa học về tôn
giáo, Tôn giáo học chỉ ra vấn đề bản chất, cơ sở hình thành, phát triển niềm
tin tôn giáo và từ đó đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn
chế của tôn giáo.
Các học thuyết, quan điểm phi mác-xít về tôn giáo thường chỉ dừng
lại ở sự nhận thức tôn giáo về phương diện lý luận mà không thấy tôn giáo
là một hiện tượng lịch sử - xã hội. Việc không phê phán tôn giáo về mặt
thực tiễn, không đề ra việc khắc phục tôn giáo một cách thực tiễn, không
gắn liền việc phê phán tôn giáo với việc khẳng định tư tưởng duy vật khoa
học là những hạn chế của hệ thống triết học duy vật cũ.

(1)
(2)

C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, T.1, tr. 13.
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, T.20, tr. 437.

4


Tôn giáo học mác-xít gắn liền sự nghiên cứu tôn giáo về mặt lý
luận với cuộc đấu tranh chống tôn giáo về mặt thực tiễn, gắn liền việc phê
phán tôn giáo với việc giáo dục thế giới quan khoa học và đặt toàn bộ việc
phê phán tôn giáo trên cơ sở cuộc đấu tranh giai cấp. Trong "Góp phần phê

phán triết học pháp quyền của Hê-ghen", C.Mác cho rằng: "Xóa bỏ tôn
giáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân là yêu cầu
thực hiện hạnh phúc thật sự của nhân dân (...). Phê phán thượng giới biến
thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp
quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị"(1).
Trên cơ sở nhận thức khoa học về tôn giáo, Tôn giáo học mác-xít
chỉ ra con đường khắc phục mặt tiêu cực của tôn giáo. Tôn giáo không thể
bị tiêu diệt, bị ngăn cấm, bị xóa bỏ bằng sự phê phán tinh thần hoặc bằng
các biện pháp hành chính, mà chỉ có thể "chết cái chết tự nhiên" của nó khi
những quan hệ hiện thực làm nảy sinh ra nó bị lật đổ một cách thực tiễn và
thay vào đó là một xã hội mới được xây dựng lại một cách triệt để. Đó là
khi "thông qua việc nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất và sử dụng được
những tư liệu ấy một cách có kế hoạch - xã hội tự giải phóng mình và giải
phóng tất cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng bị nô dịch" (1).
Như vậy, từ góc độ triết học mác-xít, tôn giáo học nghiên cứu tôn
giáo với tính cách là một loại hình ý thức xã hội đặc thù, là một cách hiểu
duy tâm, thần bí về thế giới hiện thực. Triết học duy tâm thường xuất phát
từ thực thể tinh thần để giải thích thế giới, cho thế giới, trong đó có con
người là sản phẩm sáng tạo của Chúa. Còn triết học duy vật lại cho rằng,
tôn giáo là sự phản ánh sai lệch của con người về thế giới, về xã hội của
chính con người.
Từ góc độ lịch sử - văn hóa, Tôn giáo học xem tôn giáo như là sản
phẩm của một nền văn hóa tương ứng với một giai đoạn lịch sử của con
người, mang bản sắc của các cộng đồng, dân tộc. Bản thân con người, trong
lịch sử, trong hiện tại và cả trong tương lai không những chỉ sống với cái gì
(1)

C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, T.5, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 449.

5



"đã có", "hiện có" mà còn sống với cả những cái "không có" hoặc chỉ có
"trong thế giới tâm linh".
Trong xã hội hiện đại, nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và
tâm lý nuôi dưỡng và làm nảy sinh ý thức tôn giáo vẫn còn. Sự đe dọa bởi
thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, sự áp bức bóc lột, sự bất công... khiến cho
con người còn bị đau khổ về vật chất, hụt hẫng về tinh thần. Tôn giáo vẫn
còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nó giúp họ "đền bù"
vào những chỗ hẫng hụt ấy mà những giá trị văn hóa - xã hội hiện tại chưa
thỏa mãn được.
Là sự phản ánh "hư ảo" hiện thực, do đó tôn giáo có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển tư duy khoa học, hạn chế tính năng động sáng
tạo của con người, song nó vẫn có những giá trị văn hóa - xã hội nhất định.
Những giá trị văn hóa của tôn giáo được thể hiện rõ nét trong lĩnh
vực đạo đức và nghệ thuật. Trong các kinh sách, giáo lý của các tôn giáo
đều chứa đựng những tư tưởng nhân văn. Phật giáo đề cao tư tưởng từ bi,
hỉ xả. Ki-tô giáo đề cao tư tưởng bình đẳng bác ái. Nho giáo đề cao giá trị
nhân nghĩa...
Nhìn chung, các tôn giáo đều khuyên răn con người hướng thiện,
tranh ác. Những giá trị đạo đức tôn giáo góp phần hình thành và phát triển
những chuẩn mực đạo đức xã hội. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới,
Đảng ta cho rằng, đạo đức tôn giáo có những điểm phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội mới.
Trong lịch sử văn hóa nhân loại, tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể
trong sự phát triển của các ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc, văn học... Không ít các hình tượng nghệ thuật, các công
trình kiến trúc đặc sắc khai thác đề tài tôn giáo. Các tác phẩm nghệ thuật
thời Phục hưng ở Tây Âu là sự minh chứng rõ ràng về điều đó.
Ở nước ta, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc gắn liền với các không

gian tôn giáo như chùa Một Cột, chùa Tây Phương, tháp Báo Thiên, đền

6


Trấn Vũ... Các lễ hội dân gian truyền thống như ngày giỗ Tổ Hùng Vương
ở Phú Thọ; nghi lễ cầu mưa, rước nước, thờ Thành hoàng ở nhiều nơi là sự
thể hiện nhu cầu tâm linh tôn giáo của nhân dân.
Vì vậy, khoa học nghiên cứu về tôn giáo đòi hỏi phải có nhận định
đánh giá khách quan về bản chất và vai trò xã hội của tôn giáo. Không nên
có những thiên kiến sai lệch về tôn giáo. Bên cạnh mặt hạn chế, tiêu cực,
"độc hại" tôn giáo còn có tính tích cực của nó. Tính tích cực của tôn giáo
thể hiện rõ nét trong lĩnh vực đạo đức, văn hóa - nghệ thuật.
Tôn giáo học nghiên cứu tôn giáo không chỉ với tư cách là một loại
hình ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng lịch sử - văn hóa. Do vậy, Tôn
giáo học có mối quan hệ mật thiết với các bộ môn khoa học xã hội và nhân
văn khác như triết học, sử học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, văn
hóa học...
Triết học giúp cho quá trình hình thành thế giới quan và phương
pháp luận của người nghiên cứu tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa tư tưởng
duy vật với tư tưởng duy tâm trong triết học gắn liền với cuộc đấu tranh
giữa tư tưởng vô thần và hữu thần (tư tưởng tôn giáo). Chủ nghĩa duy vật
trong triết học là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức vô thần. Ý thức
vô thần và hữu thần là sản phẩm của quan hệ không phụ thuộc (tự do) hoặc
phụ thuộc (không tự do) của con người với thế giới hiện thực (xem mô hình
dưới đây).
Ý thức tôn giáo
Tôn giáo

Con người


Cá thể
Xã hội

Quan hệ phụ thuộc
Quan hệ không phụ thuộc

Ý thức vô thần,
chủ nghĩa duy vật khoa học

7

Môi trường

Tự nhiên
Xã hội


Khoa học lịch sử thường nghiên cứu tôn giáo gắn liền với các sự
kiện trong mỗi thời kỳ lịch sử. Thí dụ, khi nghiên cứu về xã hội chiếm hữu
nô lệ, các nhà sử học không thể không đề cập tới sự ra đời của đạo Ki-tô và
đạo Phật. Hay nói về cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Tây Âu chống giai
cấp phong kiến thì không thể không đề cập tới sự ra đời của đạo Tin Lành.
Chính trị học thường xem tôn giáo là ý thức hệ của các giai cấp
thống trị, là một trong những công cụ thống trị về mặt tinh thần góp phần
củng cố và giữ vững quyền lực chính trị. Bên cạnh đó tôn giáo còn được
xem như là vũ khí đấu tranh của giai cấp bị trị, là con đường giải thoát về
mặt tinh thần của họ.
Xã hội học, Tâm lý học thường khai thác mặt xã hội và tâm lý tôn
giáo trong con người và các cộng đồng người.

Đến lượt mình, Tôn giáo học thường dựa trên các thành tựu nghiên
cứu của các ngành khoa học khác để nghiên cứu tôn giáo. Thí dụ, để có
nhận định về xu hướng vận động của tôn giáo trong xã hội hiện đại, các
nhà nghiên cứu tôn giáo sử dụng các kết quả điều tra xã hội học...
Hiện nay trên thế giới số lượng tín đồ theo các tôn giáo khác nhau
có tới trên dưới ba tỷ. Ở nước ta, theo số liệu thống kê mới nhất, thì Phật
giáo có 7.620.480, Công giáo có 5.028.480, Tin Lành có 412.344, Cao Đài
có 1.147.527, Hòa Hảo có 1.306.969, Hồi giáo có 93.294 tín đồ (1). Các tổ
chức tôn giáo với số lượng tín đồ ấy là một thực thể xã hội to lớn, rất đáng
quan tâm. Nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, dân tộc, văn hóa, giáo dục có
liên quan đến các tổ chức và tín đồ tôn giáo.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu khoa học về tôn giáo là rất cần thiết. Đó
là cơ sở khoa học để đề ra và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước ta
về công tác tôn giáo. Nghiên cứu tôn giáo không phải chỉ đơn thuần nhằm
thỏa mãn nhu cầu về lý luận mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của
Vấn đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban tư tưởng văn hóa
Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 134-135.
(1)

8


cuộc sống. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học còn bao gồm
việc tìm hiểu quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về tôn giáo. Trên cơ sở đó để hiểu rõ việc làm tốt công tác tôn
giáo cũng là làm tốt công tác vận động quần chúng, củng cố và xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân.
2. Phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học
Mỗi bộ môn khoa học trước hết khác nhau ở đối tượng nghiên cứu
và sau đó ở phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của Tôn giáo học được xác định như trên, đòi
hỏi phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học không phải chỉ là một
phương pháp cụ thể mà là hệ thống các phương pháp. Trong đó có phương
pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật
lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, mô tả...
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi chúng ta
phải có quan điểm thực tiễn về tôn giáo. C.Mác cho rằng: "Đời sống xã hội,
về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận
đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn
của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy"(1). Như vậy, tôn giáo không
phải là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Là một hiện tượng
xã hội, tôn giáo có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn. Hoạt động có ý thức,
có mục đích, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất là điểm xuất phát của
lịch sử nhân loại. Lịch sử của xã hội loài người, suy cho cùng là lịch sử của
nền sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát
triển của các hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội trong đó có tôn giáo.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một yếu tố của kiến trúc
thượng tầng xã hội có quy luật hình thành, vận động và biến đổi riêng. Nó
tồn tại như một "chỉnh thể" bao gồm nhiều yếu tố như ý thức, tổ chức, nghi
lễ... song lại là một yếu tố trong chỉnh thể lớn, đó toàn bộ đời sống tinh
(1)

C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 12.

9


thần của xã hội. Do vậy phải có quan điểm biện chứng, hệ thống cấu trúc
và lịch sử - cụ thể khi nghiên cứu tôn giáo.

Sự tồn tại của tôn giáo là tồn tại trong sự vận động, biến đổi, liên hệ
và tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, với các yếu tố khác
của kiến trúc thượng tầng.
Nghiên cứu tôn giáo vì thế phải thấy được sự vận động lịch sử trong
toàn bộ tính phong phú, đa dạng qua các kiểu và hình thức biểu hiện của
nó. Là sản phẩm của lịch sử, song cũng là sự phản ánh các giai đoạn khác
nhau của lịch sử, do đó không nên chỉ dừng lại ở cái bản chất, tất yếu, trừu
tượng mà còn phải thấy được cái cụ thể trong những giới hạn thời gian và
không gian, phải thấy được cái đặc thù của tôn giáo.
Để xem xét, đánh giá các hiện tượng tôn giáo theo phương pháp
luận biện chứng, cần phải đặt mỗi hiện tượng tôn giáo vào đúng hoàn cảnh
cụ thể của nó, xem xét tất cả các mối liên hệ, từ đó xác định nguyên nhân,
điều kiện làm nảy sinh ra hiện tượng đó và đề ra biện pháp ứng xử thích hợp.
Bản chất của tôn giáo là sự phản ánh một cách "hư ảo" trong đầu óc
con người những lực lượng tự nhiên và xã hội đang thống trị con người,
song nó vẫn là sự phản ánh đặc biệt hiện thực cuộc sống. Do đó xem xét
hiện tượng tôn giáo cần phải thấy được mối liên hệ giữa tôn giáo với điều
kiện sinh hoạt xã hội làm nảy sinh và nuôi dưỡng tôn giáo.
Tôn giáo là một hiện tượng mang tính hai mặt: tiêu cực và tích cực.
Do vậy cần phải thấy sự "đối lập" nhưng lại thống nhất với nhau ấy trong
một hiện tượng tôn giáo. Luận điểm của C.Mác: "Tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân" không chỉ có ý nghĩa: tôn giáo làm tha hóa con người mà
còn có ý nghĩa: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Ngoài phương pháp luận chung là phương pháp duy vật biện chứng
và phương pháp duy vật lịch sử, Tôn giáo học còn sử dụng các phương
pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, mô tả, phương pháp điều tra,
thống kê xã hội học...

10



3. Nội dung nghiên cứu của Tôn giáo học
Từ việc xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu, Tôn giáo
học có nội dung nghiên cứu cụ thể là:
Thứ nhất, từ giác độ của triết học mác-xít, Tôn giáo học giải quyết
những vấn đề lý luận chung như bản chất, nguồn gốc, kết cấu, chức năng,
vai trò của tôn giáo.
Thứ hai, Tôn giáo học giải quyết những vấn đề thuộc lịch sử các tôn
giáo: Hoàn cảnh ra đời, giáo lý, giáo luật và hệ thống nghi lễ thờ phụng của
các kiểu và hình thức tôn giáo trong lịch sử.
Thứ ba, từ vấn đề lý luận chung và lịch sử các tôn giáo, Tôn giáo
học nêu lên một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng và chính
sách tôn giáo của Nhà nước ta về tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Cả ba nội dung bên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể
hiểu và thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
tôn giáo trên cơ sở hiểu những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề lịch sử,
cụ thể của các hình thức tôn giáo. Nhận thức lý luận đạt đến trình độ khoa
học về tôn giáo là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi trong
việc định hướng các hoạt động tôn giáo, giúp chúng ta hiểu được tính phức
tạp của những biểu hiện trong đời sống tôn giáo hiện nay.

11


Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO

1. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO


1.1. Các quan điểm ngoài mác-xít về bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời
sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác
nhau. Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, các cách hiểu về
tôn giáo, vì vậy rất khác nhau. Để đưa ra một cách hiểu khoa học có thể
khái quát được những nét đặc trưng nhất của tôn giáo, cần điểm qua một số
quan điểm khác nhau về tôn giáo trong giới nghiên cứu.
1.1.1. Quan điểm của triết học trước C.Mác về bản chất của tôn giáo
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như Platôn, (427 347 TCN), Ph.Hê-ghen (1770 - 1831) đều xuất phát từ thực thể tinh thần
như "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối" để giải thích các hiện tượng trong tự
nhiên cũng như trong xã hội.
Theo họ, lịch sử của xã hội là lịch sử biến đổi của tinh thần, ý thức.
Tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại vĩnh hằng, là cái
chủ yếu đem lại sinh khí cho con người.
Một số nhà triết học duy tâm chủ quan như: R.Otto, Đ.Hium
(1711 - 1776) lại cho tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của con
người, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan.
Một số nhà thần học như Tômát - Đacanh, (1225 - 1274), Phôn-ti-lích
(1886 - 1965), Klê-ma-chơ, J.Oát v.v... xem tôn giáo là niềm tin vào cái
thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể giúp con
người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào cái thiêng
liêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào Thượng đế. Như vậy niềm
tin vào cái "tối thượng" (Thượng đế) chính là tôn giáo.
12


Các nhà duy vật trước Mác đều có lập trường không triệt để về vấn
đề tôn giáo, mặc dù cơ sở thế giới quan của họ là thừa nhận tính thứ nhất
của thế giới vật chất.
Trong các nhà triết học duy vật trước Mác, thì L.Phoi-ơ-bắc đã có

quan điểm tiến bộ nhất về tôn giáo khi ông cho rằng: Không phải Thượng
đế sáng tạo ra con người mà ngược lại, chính con người đã sáng tạo ra
Thượng đế theo mẫu hình của mình. Tuy nhiên do "xuất phát từ sự thực là
sự tha hóa về mặt tôn giáo, thế giới tưởng tượng và thế giới hiện thực"
L.Phoi-ơ-bắc "đã hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó không
thấy rằng "tình cảm tôn giáo, cũng là một sản phẩm xã hội" (1). Và vì thế,
ông đã có hạn chế là không thấy được bản chất xã hội của tôn giáo.
1.1.2. Quan điểm của các học giả tư sản về bản chất của tôn giáo
Các nhà xã hội học tư sản như E.Durkheim, M.Weber đã có cái
nhìn mới về tôn giáo.
E.Durkheim (1858 - 1917) coi xã hội như là một hiện thực siêu hình
(réalite metaphysique) được nuôi dưỡng bằng một ý thức tập thể. Mà ý
thức tập thể được tạo bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành
viên. Niềm tin và ý thức tôn giáo chính là xạ ảnh của đời sống xã hội.
Trong xã hội, các thành viên của tập thể được cố kết bởi một tôn giáo
chung. E.Durkheim cho rằng, tôn giáo là trạng thái tư tưởng nằm ở các biểu
tượng và được thể hiện thông qua các nghi lễ thờ cúng. Theo ông, tô-tem
giáo của người nguyên thủy vừa là biểu tượng của tinh thần (cái thiêng)
vừa là biểu tượng của cộng đồng xã hội (cái thế tục). Như vậy, cái thế tục
và cái thiêng liêng là tính chất chung của tôn giáo.
M.Weber (1864 - 1920) xem tôn giáo như là cách nhìn của con
người về thế giới, hơn nữa còn là thái độ ứng xử của các cá nhân và các
nhóm xã hội, đặc biệt là thái độ đối với kinh tế. Tôn giáo là "một dạng đặc
biệt của hoạt động trong cộng đồng" gắn với "các thế lực siêu nhiên" (2).
C.Mác (1995), Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C.Mác- Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 37 - 38.
(2)
Viện Nghiên cứu tôn giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 166.
(1)


13


Như vậy, các nhà xã hội học tư sản nhìn chung cho tôn giáo là một
hoạt động mang tính xã hội, là cái chung cho một nhóm xã hội, là thái độ
ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội.
Z.Freud (1856 - 1939) nhà phân tâm học người Đức cho tôn giáo là
sản phẩm của vô thức, là "sự thăng hoa", "niềm hân hoan" của người
nguyên thủy trong tục "ăn thịt vật tổ". Hình thức tôn giáo đầu tiên là tôtem giáo.
B.Tylor, từ góc độ nhân loại học xem tôn giáo là "lòng tin vào
những vật linh", các vật ấy là mama hay Wakan mang tính siêu nhiên và có
linh hồn (animé). Ông cho rằng "mặt trời và các vì tinh tú, cây cối và sông
ngòi, gió và mây trở nên những tạo vật sống động và cũng có cuộc sống
như người và sinh vật"(1).
Max Muller (1823 - 1900) từ góc độ ngôn ngữ học, xem tôn giáo là
niềm tin vào các vị thần. Sự xuất hiện các vị thần là do "căn bệnh của ngôn
ngữ" do sự hỗn độn trong hệ thống danh từ, là sự nhân cách hóa về thần
linh. Là hiện tượng biến đổi của ngôn ngữ: Nomina - numina, lúc đầu một
hiện tượng nào đó chỉ là một cái tên gọi (nomen) sau trở thành một thần
linh (numen)(2)
W.Schmidt (1858 - 1954) đi từ giác độ dân tộc học lịch sử để xem
xét tôn giáo. Theo ông, tôn giáo là "niềm tin vào một vị chúa vĩ đại và vĩnh
hằng, toàn bí, nhân từ và sáng tạo đang ngự ở trên trời"(3).
Jablôkov, Troi-bi, C.Dao-sơn (1889 - 1970), V.Ma-li-nốp-xki
(1884 - 1942), trên bình diện văn hóa học, xem tôn giáo là một yếu tố của
văn hóa, là một hiện tượng văn hóa (4). Trong văn hóa có văn hóa tôn giáo
được cấu thành từ hai yếu tố chính là ý thức tôn giáo và nghi lễ thờ cúng.
Tôn giáo là sự hiện thực hóa sự tồn tại của con người qua những hoạt động

Thông tin khoa học xã hội chuyên đề (1997, Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr.26.

Thông tin khoa học xã hội chuyên đề (1977), Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr. 24 25.
(3)
Thông tin khoa học xã hội chuyên đề (1977), Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr. 30
(4)
Thông tin khoa học xã hội chuyên đề (1977), Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr. 67,
165, 170, 174.
(1)

(2)

14


mang ý nghĩa và nội dung tôn giáo được truyền lại cho các thế hệ sau, được
họ gìn giữ, tiếp thu.
Troi-bi cho tôn giáo là cơ sở và tiêu chí của hoạt động tinh thần, nó
được biểu đạt bằng hình thức văn minh.
C.Dao-sơn cho tôn giáo không phải là hình thái ý thức trừu tượng,
mà là một truyền thống văn hóa, tập tục văn hóa.
V.Ma-li-nốp-xki cho tôn giáo và văn hóa là hai cái cùng tồn tại, song
văn hóa chỉ là cái phái sinh, cái gián tiếp đối với nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, các cách tiếp cận trên về tôn giáo, do hạn chế lịch sử và
lợi ích giai cấp không cho chúng ta thấy bản chất đích thực của tôn giáo.
Quan điểm của các nhà triết học duy tâm, thần học do xuất phát từ
"tinh thần", "ý thức" để lý giải một hiện tượng khác cùng thuộc lĩnh vực
đời sống tinh thần là tôn giáo. Họ đã thần bí hóa hiện tượng tôn giáo, cho
rằng tôn giáo chỉ có thể cảm nhận chứ không thể lý giải được. Chỉ có thể
tin để hiểu chứ không phải hiểu để rồi tin.
Quan điểm triết học nhân bản của L.Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo, đấu tranh chống quan điểm duy tâm về con người,

về Thượng đế. Tuy nhiên, trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, ông đã
không thấy được nguồn gốc, bản chất xã hội, chức năng "đền bù hư ảo" và
những mặt tiêu cực của tôn giáo.
Quan điểm của các nhà xã hội học tư sản chủ yếu đi sâu phân tích
chức năng xã hội, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo, song lại tách tôn giáo
ra khỏi đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấy được ranh
giới các hiện tượng tôn giáo và phi tôn giáo.
Quan điểm phân tâm học đi sâu nghiên cứu sự thể hiện nội tâm, đó
là niềm tin, tâm lý tôn giáo, song lại chưa thấy được mặt xã hội của nó.
Quan điểm văn hóa về tôn giáo, có ưu điểm là làm nổi bật tính đa
dạng, phong phú và phức tạp của tôn giáo, song lại có hạn chế là hòa đồng
tôn giáo vào văn hóa, không thấy được cái đặc thù của tín ngưỡng là cái
thiêng rất được đề cao.
15


Để có cách nhìn khách quan, khoa học đối với tôn giáo, sự cần thiết
phải có phương pháp nghiên cứu khoa học, đó là phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử với các quan điểm thực tiễn, lịch sử
cụ thể, hệ thống cấu trúc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo
1.2.1. Bản chất của tôn giáo
C.Mác cho rằng: "Đời sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn.
Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được
giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu
biết thực tiễn ấy" (1). Như vậy, tôn giáo về bản chất, không phải là sản phẩm
của thần thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Là một
hiện tượng xã hội, không tách rời xã hội, mang bản chất xã hội, tôn giáo
cũng là hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định
của đời sống vật chất. Ở đây không phải tinh thần, ý thức quyết định đời

sống hiện thực mà ngược lại. Ý thức, trong đó có ý thức tôn giáo, chỉ là ý
thức của cá nhân, cộng đồng người trong xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.
Chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ các phạm trù mang tính tư biện như
"tự ý thức", "ý niệm tuyệt đối", "ý chí thánh linh" để giải thích lịch sử, coi
đó là tiền đề để hư cấu lịch sử. Ngược lại các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin lại xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất để giải thích lịch sử.
Theo C.Mác, lịch sử xét cho cùng là lịch sử của sản xuất vật chất. Lịch sử
nhân loại bắt đầu từ đâu thì tư duy lô-gíc cũng bắt đầu từ đấy, lịch sử nhân
loại phát triển như thế nào thì tư duy lô-gíc cùng diễn biến như thế ấy.
Trong các tác phẩm của mình C.Mác, Ph.Ăngghen đều xem sản
xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng
mang tính lịch sử xã hội, trong đó có tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng
lịch sử, một sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định.

C.Mác (1995), Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 12.
(1)

16


Trong "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen"
C.Mác cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con
người sáng tạo ra tôn giáo. "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của
con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình
một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn
náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà
nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới
quan lộn ngược, vì chính bản thân chúng là thế giới lộn ngược... Tôn giáo
biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con

người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là
gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo.
Sự nghèo nàn của tôn giáo, vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện
thực, vừa là sự phẩn kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần.
Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"(1).
Như vậy C.Mác đã làm rõ bản chất xã hội của tôn giáo. Tôn giáo
không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người xã hội, cũng tức là
phương thức tồn tại của con người. Tôn giáo là sự phản ánh xã hội con người
vào trong ý thức của con người. Song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh
phi lý tính, hoang đường, bóp méo hiện thực, để rồi sau đó lấy cái phi lý,
hoang đường làm chuẩn mực để giải thích hoặc chi phối hiện thực của con
người.
Không phải con người cá nhân, riêng lẻ mà là con người xã hội đã
sản sinh ra tôn giáo, do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội.
Tôn giáo là sản phẩm của ý thức con người, là sự phản ánh của ý
thức con người về trạng thái xã hội trong đó con người sống. Vì thế tôn

(1)

C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 955, 569 - 570..

17


giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh cái tồn tại xã hội đã sinh
ra nó.
Ở đây C.Mác xem xét bản chất của tôn giáo trên cơ sở xem xét bản
chất đời sống xã hội, môi trường xã hội trong đó nảy sinh và nuôi dưỡng

tôn giáo. Để khắc phục những hạn chế tôn giáo cần phải khắc phục những
hạn chế xã hội đã trói buộc tự do của con người.
Trong tác phẩm "chống Đuy-rinh" Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất
của tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội:
"Bất cứ tôn giáo nào cũng đều chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta
những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là
sự phản ánh trong đó sức mạnh ở thế gian mang hình thức siêu thế gian...
Bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội
tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ
lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái
vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy"(1).
Như vậy, Ph.Ăngghen một lần nữa khẳng định tôn giáo không những
là một hiện tượng xã hội mà còn là một hình thái ý thức xã hội, là một
hình thức phản ánh đặc biệt của con người về thế giới hiện thực.
Như vậy, khác hẳn các nhà triết học duy tâm lấy ý thức, tôn giáo để
giải thích lịch sử, thậm chí coi tôn giáo là phạm trù vượt qua lịch sử, là cái
thần bí, thiêng liêng và vĩnh hằng, các nhà triết học mác-xít lấy lịch sử các
hình thái kinh tế xã hội, để giải thích tôn giáo và đi đến nhận định mang
tính khách quan, khoa học là: Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, là một hình
thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo những điều kiện kinh tế - xã hội
của các thời đại, nhằm đền bù cho những bất lực của con người.
Tôn giáo có những đặc trưng cơ bản là:
1. Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của con người về tồn tại xã hội và
chịu sự quy định của tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Tôn giáo còn là sự phản
Ph.Ăngghen (1995), Chống Đuy.rinh, C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 437-438.
(1)

18



ánh của nhận thức, là một cách lý giải của con người về các hiện tượng
xung quanh cuộc sống của chính con người. Tôn giáo có nguồn gốc xã hội,
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý trong quá trình hình thành và tồn
tại, có chức năng "đền bù hư ảo", xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng tới sự
giải thoát về tinh thần.
2. Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, đồng thời cũng là một hình
thái ý thức xã hội có quy luật hình thành và tồn tại riêng. Tôn giáo vừa là
một "chỉnh thể" hoàn chỉnh, song lại là một "yếu tố" trong chỉnh thể lớn, đó
là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, tôn giáo có mối liên hệ
mật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, đạo đức, pháp
quyền, thẩm mỹ, chính trị...
1.2.2. Kết cấu của tôn giáo
Tôn giáo có hình thức biểu hiện đa dạng, phong phú song bao giờ
nó cũng được tạo thành bởi các yếu tố cơ bản là ý thức tôn giáo, hệ thống
nghi lễ tôn giáo và tổ chức tôn giáo.
Ý thức tôn giáo bao gồm tâm lý tôn giáo, và hệ tư tưởng tôn giáo.
Tâm lý tôn giáo là cấp độ thấp của ý thức tôn giáo thuộc lĩnh vực ý
thức thông thường. Nó phản ánh trực tiếp cuộc sống, mang tính tự phát. Tâm
lý tôn giáo bao gồm tình cảm, tâm trạng, nguyện vọng của tín đồ.
Tình cảm tôn giáo bao gồm những trạng thái xúc cảm, rung động
trước những biểu tượng tôn giáo. Nó thể hiện sự tôn thờ, thành kính và bao
giờ cũng mang tính thiêng liêng, cao cả. Tình cảm tôn giáo được hình
thành, củng cố, được khẳng định dẫn tới niềm tin tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo là trạng thái tâm lý đặc biệt của chủ thể nhận
thức. Chủ thể của niềm tin tôn giáo là các tín đồ tôn giáo. Niềm tin tôn giáo
được hình thành trên cơ sở những thông tin nhất định về khách thể, được
thể hiện thông qua các ý niệm, biểu tượng tôn giáo. Nội dung của nó là sự
tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái vào một thực thể siêu việt nào đó như
Thượng đế, Thần, Phật... Sự xuất hiện và tồn tại của niềm tin tôn giáo được

19


quy định bởi trình độ, khả năng nhận thức của tín đồ. Nó được hình thành
trong hoàn cảnh tù túng, bất lực của con người trong hiện thực cuộc sống.
Họ không làm chủ được mình hoặc "đánh mất mình", có nhu cầu được đền
bù, xoa dịu bằng niềm tin vào lực lượng siêu nhiên. Được hình thành và tồn
tại trên cơ sở tình cảm tôn giáo nên bản chất của niềm tin tôn giáo là khẳng
định sự tồn tại và cứu giúp của Thượng đế, Thần, Phật... niềm tin tôn giáo
bao giờ cũng giữ vai trò là hạt nhân của ý thức tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo thường đối lập với niềm tin khoa học. Khi nó
được nâng lên ở cấp độ cao trong hoạt động nhận thức thì trở thành đức tín
tôn giáo.
Đức tín tôn giáo là niềm tin tôn giáo được hình thành, củng cố, đề
cao trên cơ sở có sự lý giải mang tính hệ thống, lô-gíc của thế giới quan tôn
giáo. Những tín đồ khi có đức tin tôn giáo sẵn sàng "tử vì đạo". Chính đức
tin tôn giáo là yếu tố dễ đưa tín đồ tới những hành động cuồng tín khi bị kẻ
xấu kích động.
Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống những tư tưởng, quan điểm tôn
giáo mang tính lý luận và được khái quát thành các giáo lý, tín điều tôn
giáo. Các tư tưởng, quan điểm tôn giáo đều chứng minh sự tồn tại của đấng
siêu nhiên, tính đúng đắn của giáo lý, sự thiêng liêng của kinh sách, của các
quy phạm đạo đức và nghi lễ tôn giáo.
Hệ tư tưởng tôn giáo có cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy tâm trong triết
học, do các nhà hành nghề tôn giáo chuyên nghiệp biên soạn, hệ thống. Trong
xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng tôn giáo thường mang tính giai cấp, được các
giai cấp thống trị lợi dụng biến thành công cụ thống trị về mặt tư tưởng.
Tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo có mối quan hệ qua lại, tác
động và bổ sung lẫn nhau.
Tâm lý tôn giáo là mảnh đất màu mỡ để truyền bá, phổ biến hệ tư

tưởng tôn giáo. Nhờ nó, hệ tư tưởng tôn giáo mang một sắc thái tình cảm

20


đặc biệt, đó là sự thiêng liêng, cao cả. Hệ tư tưởng tôn giáo là yếu tố góp
phần tái tạo tâm lý tôn giáo, thúc đẩy sự phát triển ý thức tôn giáo trong tín đồ.
Ý thức tôn giáo là sự phản ánh hư ảo, sai lầm hiện thực vì vậy nó
có tác động tiêu cực tới tư tưởng và hành vi con người. Hướng con người
vào khách thể tưởng tượng, làm tiêu tan tính chủ động, tích cực và sáng
tạo, ngăn cản sự phát triển của thế giới khoa học và sự tiến bộ xã hội
nói chung.
Hệ thống nghi lễ tôn giáo.
Trong các yếu tố của tôn giáo bên cạnh ý thức tôn giáo còn có hệ
thống nghi lễ. Nghi lễ tôn giáo là cái đặc biệt được coi trọng, nó mang tính
hệ thống, được quy định chặt chẽ bởi giáo lý, giáo luật, được duy trì thường
xuyên, có tổ chức và mang tính bắt buộc với tín đồ.
Nghi lễ là hình thức, phương tiện để chuyển tải niềm tin tôn giáo.
Nghi lễ bao gồm hệ thống những biểu tượng mang tính thần thánh và
những điều răn dạy, kiêng kỵ. Trong hệ thống nghi lễ thì hoạt động thờ
cúng là yếu tố cơ bản, là sự hiện thực hóa ý thức tôn giáo.
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức
hợp của các yếu tố: ý thức tôn giáo, biểu tượng tôn giáo và nghi lễ thờ cúng
trong không gian tôn giáo. Thờ là yếu tố thuộc ý thức tôn giáo, là cõi tâm
linh, tình cảm thiêng liêng, lòng thành kính, niềm tin vào sự che chở, cứu giúp
của đấng siêu nhiên.
Biểu tượng tôn giáo bao gồm hệ thống những vật thể có ý nghĩa
thiêng liêng, cao cả được dùng trong các hoạt động thờ cúng và sinh hoạt
tôn giáo. Cây thánh giá của Cơ Đốc giáo, ảnh Phật ngồi trên tòa sen của
Phật giáo, bình rượu tiên của Đạo giáo... là những biểu tượng tôn giáo điển

hình.
Nghi lễ thường là cái ràng buộc tín đồ một cách khắt khe vào thần
thánh làm cho họ mất tự do, tự chủ, bị phụ thuộc trong mối quan hệ với

21


hiện thực. Hệ thống nghi lễ là yếu tố tạo nên tính phong phú, hấp dẫn của
tôn giáo. Nó là phương tiện tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm của
con người. Thông qua nghi thức thờ cúng, các tổ chức tôn giáo biến ý thức
tôn giáo thành những hình thức tình cảm cụ thể trong ý thức con người. Hệ
thống nghi lễ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống nhất của các
tín đồ. Nó giúp con người trong sự hòa nhập cộng đồng, nâng sức mạnh của
con người lên trên bản thân mình và giúp họ cảm nhận về thế giới. Nghi lễ tôn
giáo cũng là yếu tố mang tính bảo thủ, thường gắn với thói quen, truyền
thống, tập tục của các nhóm, cộng đồng xã hội.
Hệ thống tổ chức tôn giáo.
Các tôn giáo phong phú, đa dạng song đều tồn tại dưới dạng một tổ
chức nhất định.
Tổ chức tôn giáo là sự liên kết của những tín đồ theo một tôn giáo
nhất định, hình thành trên cơ sở đồng tín ngưỡng và lễ nghi. Tổ chức tôn giáo
có chức năng làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, duy trì hoạt động tôn giáo,
đảm bảo quyền lợi cho tín đồ. Tổ chức tôn giáo thường có hệ thống từ Trung
ương đến cơ sở, có hệ thống các nhà thờ, tu viện, trường học, các tổ chức,
đảng phái tôn giáo. Có hệ thống tài chính để duy trì các hoạt động tôn giáo.
Ngoài ra, trong mỗi tôn giáo các yếu tố khác như đấng sáng tạo,
giáo chủ, kinh sách, giáo lý, giáo luật là rất quan trọng.
Như vậy, ý thức tôn giáo, hệ thống nghi lễ, hệ thống tổ chức là
những yếu tố cơ bản tạo nên thế giới tôn giáo. Nhờ đó, tôn giáo bao giờ cũng là
một thực thể xã hội to lớn, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.

2. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, tìm nguồn gốc hình
thành của nó không phải trong "ý thức" mà phải trong lịch sử xã hội, lịch
sử hoạt động thực tiễn của con người.

22


2.1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo
2.1.1. Sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các
hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy
ra đời trên cơ sở nền sản xuất hết sức thấp kém. Nền kinh tế tự nhiên lấy
săn bắt, hái lượm là chính. Cuộc sống của con người lệ thuộc nhiều vào
thiên nhiên. Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc, bộ lạc là quan hệ
bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất. Do lực lượng
sản xuất thấp kém, giới tự nhiên kỳ bí, bao quanh con người đe dọa cuộc
sống của họ. Những thiên tai bất thần như mưa, bão, nắng hạn, động đất,
cháy rừng, thú dữ, bệnh tật luôn rình rập. Con người cảm thấy bất lực
trước tự nhiên, và do đó họ thần thánh hóa sức mạnh của tự nhiên và sau
đó lại cầu xin sự che chở, cứu giúp của thần thánh. Ph.Ăngghen cho rằng:
"Trong những thời đầu của lịch sử, những lực lượng thiên nhiên là cái được
phản ánh đầu tiên vào đầu óc của con người. Chúng được nhân cách hóa
một cách nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp"(1).
2.1.2. Sự bất lực của con người trước các thế lực xã hội
Về sau, trong xã hội có giai cấp thì cùng với lực lượng bí ẩn của
giới tự nhiên là lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị cuộc sống hàng
ngày của quần chúng nhân dân. Ph.Ăng-ghen cho rằng: "Những lực lượng
này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu

được đối với họ, và cùng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như
bản thân những lực lượng tự nhiên vậy. Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu
chỉ phản ánh những sức mạnh huyền bí những thuộc tính xã hội và trở
thành những đại biểu cho những lực lượng lịch sử"(2).
Bế tắc trong đời sống hiện thực, con người tìm sự giải thoát trong
đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức
bóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật...
, (2) Ph. Ăng-ghen (1995), Chống Duy Rinh, C. Mác - Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tập 20. Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 437.
(1)

23


cũng là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo. V.I.Lênin cho
rằng, sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc
lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia,
cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống
thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu(3).
Theo Ph.Ăngghen "trong xã hội tư sản hiện nay con người bị thống
trị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất
do chính họ sản xuất ra, như là bởi một lực lượng xa lạ. Do đó cơ sở thực tế
của sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và
cùng với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng
tiếp tục tồn tại"(1).
Như vậy, có thể nói nguồn gốc xã hội của tôn giáo là sức sản xuất
thấp kém, con người bất lực trước sức mạnh của tự nhiên. tính hạn chế của
lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ giữa con người với
nhau trong xã hội. C.Mác cho rằng, tính hạn chế thực tế đó, đã phản ánh
vào trong những tôn giáo cổ đại, thể hiện sự bất lực của con người những

sức mạnh đang thống trị con người.
Nguồn gốc xã hội của sự hình thành tôn giáo mang tính khách quan.
Bên cạnh đó, một yếu tố mang tính chủ quan, đó là nhận thức của con
người cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự hình thành và tồn tại
của tôn giáo.
2.2. Nguồn gốc nhận thức
2.2.1. Sự xuất hiện khả năng phản ánh có tính chất gián tiếp là
cơ sở cho sự ra đời những biểu tượng tôn giáo thời nguyên thủy
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con
người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực
khách quan. Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức về giới. Ý thức về
cơ bản là kết quả của quá trình nhận thức thế giới của con người.
(3)
(1)

Xem, "Về tôn giáo", tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 46.
Ph.Ănghen (1995), Chống Đuyrinh. C.Mác, Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 438

24


Con người có ý thức đầu tiên là người Hômôsapiêns (người thông
minh) sống cách đây khoảng 10 vạn năm khi khai quật mộ táng của người
Hômôsa-piêns, các nhà khoa học thấy rằng người chết được chôn ở tư thế
như cái thai trong bụng mẹ, nằm nghiêng, tay chân khép vào thân, đầu
được dấu dưới một hòn đá, xác chết được bôi một lớp thổ hoàng, xung
quanh có các dụng cụ sinh hoạt và đồ trang sức cơ quan tư duy là bộ não
của người Hômôsa-piêns đã khá phát triển. Ở họ đã hình thành ý niệm về
cuộc sống sau khi chết, về linh hồn, về sự tái sinh, là những yếu tố rất quan
trọng trong ý thức tôn giáo, có thể nói rằng người Hômôsapiêns đã có niềm

tin vào sự tồn tại của linh hồn. Ý thức về linh hồn chứng tỏ khả năng trừu
tượng hóa của họ đã đạt tới trình độ nhất định. Ý thức đó, về thực chất là sự
phản ánh hư ảo những sức mạnh trần thế, biến thành sức mạnh siêu trần
thế. Đúng như Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là:
"tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từ những khái
niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ
và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ" (1). Theo C.Mác, Ph.Ăngghen
thì... "sự nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra những vị
thần đầu tiên, những vị thần này, trong quá trình phát triển về sau của tôn
giáo, ngày càng mang một hình dáng những sức mạnh siêu phàm, cho đến
lúc, rút cuộc lại, do một quá trình trừu tượng hóa... (quá trình trưng cất hoàn toàn tự nhiên) trong tiến trình phát triển của trí tuệ, trong đầu óc của
con người, từ đông đảo những vị thần có quyền lực ít nhiều bị hạn chế và
hạn chế lẫn nhau, nảy sinh ra quan niệm về một vị thần độc tôn của các tôn
giáo độc thần.
Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và tự
nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như
bất cứ một tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và
ngu dốt của thời kỳ mông muội"(2).

C. Mác - Ph.Ăng-ghen (1995), "Lút-vích Phoi-ơ-băc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức",
Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 445.
(2)
C. Mác - Ph.Ăng-ghen (1995), "Lút-vích Phoi-ơ-băc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức",
Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 404.
(1)

25



×