Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tieu luan bao tang dan toc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.66 KB, 10 trang )

1. Khái quát chung về Bảo tàng dân tộc học
Bảo tàng dân tộc học nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy,
Hà Nội. Mặc dù ý tưởng xây dựng được hình thành từ năm 1981 nhưng đến năm
1987 thì công trình mới được Chính phủ phê duyệt và bắt đầu khởi công xây
dựng. Và sau đúng 10 năm, năm 1997 vào ngày 12 tháng 11, Bảo tàng dân tộc
học được khánh thành. Công trình do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh thiết kế và nữ
kiến trúc sư Veronique Dollfus ( người Pháp) thiết kế nội thất. Bảo tàng được
chia làm ba khu trưng bày chính. Tòa nhà Trống Đồng có hai không gian, 1
không gian trưng bày nhất thời theo chủ đề và luôn được làm mới tại tầng 2, còn
không gian tầng 1 thì trưng bày giới thiệu bản sắc 54 dân tộc. Khu vực trưng
bày thứ hai là khu trưng bày ngoài trời. Đây là một vườn cây xanh trong đó có
10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau. Cuối cùng là khu
trưng bày Đông Nam Á được xây dựng năm 2008, nơi đây trưng bày các hiện
vật, hình ảnh về nghệ thuật nói chung của Đông Nam Á.
Riêng tại khu trưng bày thường xuyên trong tòa nhà Trống Đồng đã có 15.000
hiện vật, 42.000 thước phim và ảnh chủ yếu mô tả đời sống sinh hoạt, trang
phục, y phục, nông cụ, vũ khí, nhạc cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục
lệ của đồng bào 54 dân tộc… Qua tòa nhà Trống Đồng, du khách sẽ bắt gặp một
khoảng sân lớn đó chính là khu trưng bày ngoài trời. Tại đây du khách sẽ bắt
gặp những kiến trúc độc đáo của người dân tộc Bana, nhà sàn dài của người Ê
đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván
pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người
Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và
nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Nằm trong khuôn viên khu vườn đầy cây xanh
còn có ghe ngo của người Khmer và cối giã gạo bằng sức nước của người
Dao…Khu vực trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng dân tộc học là khu đặc biệt thu
1


hút khách bởi đến đây, du khách sẽ được bước chân và những ngôi nhà của
người dân tộc, những ngôi nhà này giữ nguyên bản kiến trúc và kích thước thật.


Không chỉ có khách tham quan, đã từ lâu bảo tàng dân tộc học còn là địa điểm
được các đôi uyên ương ưu ái chọn lưu giữ lại khoảnh khắc hạnh phúc của
mình.
2. Những điểm mạnh trong hoạt động quản lí văn hóa của Bảo tàng dân
tộc học
- Bảo tàng có ba khu vực tham quan: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày
ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Khu vực trong tòa nhà là không gian
giới thiệu 54 dân tộc anh em, trải dài trên 2 tầng. Ở tầng 1, khách tham quan sẽ
được tìm hiểu khái quát về các dân tộc Việt Nam thông qua vùng cư trú. Sau đó,
họ sẽ đi tham quan từng nhóm dân tộc như người Việt, người Mường, Thổ,
Chứt… Từng dân tộc sẽ được hiện lên rõ nét qua những hiện vật, hình ảnh và
video minh họa sinh động.
- Là một trung tâm lưu giữ văn hóa của 54 dân tộc, số lượng hiện vật của
bảo tàng lên tới hàng nghìn hiện vật bao gồm các hiện vật về cuộc sống vật chất
và tinh thần của các dân tộc ( ảnh màu, phim âm bản, dương bản, video, đĩa).
Với số lượng hiện vật đó có thể hình thành nên nhiều bộ sưu tập khác nhau như
các bộ sưu tập về trang phục, vũ khí, đồ dùng sản xuất, đồ vải, các loại trang
phục dân tộc, đồ dùng sinh hoạt… Không những cổ vật đắt tiền mà còn có cả
những đồ vật rất bình thường trong đời sống hàng ngày của người dân, phản ánh
mọi mặt cuộc sống, cả khía cạnh văn hóa vật thể và phi vật thể. Các hiện vật đó
có thể đơn lẻ hoặc thành các bộ sưu tập khác nhau do đó tạo nên sự đa dạng,
sinh động, thể hiện tốt các khía cạnh văn hóa, lôi cuốn người xem. Mặt khác,
hiện vật được trưng bày rất chăm chút như quần áo người dân tộc, đồ nghề thủ

2


công; các mô hình về lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, nghề truyền thống được dựng
lại với đầy tâm huyết và trân trọng.
- Bảo tàng đã đẩy mạnh hoạt động trưng bày, định hướng nghiên cứu cơ

bản thể hiện toàn bộ lối sống, đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc
trên đất nước ta và một số dân tộc trên thế giới. Cùng với phần trưng bày, bảo
tàng cũng rất chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lại các loại hình kiến
trúc nhà ở cổ truyển tiêu biểu cùng môi trường sinh thái của các dân tộc. Các
hoạt động này phù hợp với nhu cầu công chúng trong thời đại bùng nổ thông tin,
giao lưu văn hóa và hợp tác toàn cầu. Với nội dung trưng bày dễ hiểu, cô đọng
còn áp dụng các các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong phương pháp trưng bày
như xử lí ánh sáng, dùng đèn chuyên dụng để chiếu sáng các hiện vật, áp dụng
phương pháp thông khí cho toàn bộ khu trưng bày, tủ kính được lắp hệ thống
thông khí để đảm bảo cho hiện vật không bị ẩm mốc. Khu trưng bày ngoài trời
là một phần không thể thiếu được của Bảo tàng dân tộc học, một thế mạnh của
bảo tàng này là tạo cho công chúng những không gian văn hóa tiệm cận với thực
tế qua đó làm cho hiện vật trưng bày có sức hấp dẫn hơn và công chúng cảm thụ
sâu sắc hơn về nền văn hóa mà họ đang được tận mắt xem và tìm hiểu…Khu
trưng bày ngoài trời của bảo tàng được triển khai dần từng bước trong 8 năm
qua mỗi năm lại có thêm những công trình mới và những hoạt động mới, khu
trưng bày này trở thành một điểm hấp dẫn đặc biệt của Bảo tàng Dân tộc học
VN.
- Hoạt động giáo dục của Bảo tàng là một thành tố không thể thiếu trong sự
nghiệp trồng người. Với khối lượng trí thức đa dạng, những tài liệu khoa học
phong phú, tin cậy và bằng trực quan sinh động, bảo tàng sẽ là cơ sở vật chất tốt
tham gia và nâng cao chất lượng trí thức, tình cảm, nhân cách người xem. Bảo
tàng đã xác định giáo dục trẻ em trở thành chiến lược lâu dài và liên tục. Đó là
3


một chiến lược đúng đắn, bảo tàng đã trở thành một trường học thú vị hấp dẫn
có các hoạt động đa dạng, sôi nổi và luôn thu hút người xem.
3. Điểm yếu trong hoạt động quản lí văn hóa của Bảo tàng dân tộc học
Việt Nam

- Các dịch vụ vủa Bảo tàng dân tộc học nói chung còn đơn giản, nghèo nàn
và không phù hợp với quy mô phát triển của bảo tàng. Các quầy lưu niệm chỉ
bán một vài đồ đơn giản như sách báo, video về rối nước, túi xách. Còn về dịch
vụ ăn uống, tuy đã có mở rộng thêm khu ăn uống nhưng quy mô còn nhỏ, chủ
yếu chỉ để phục vụ những món ăn nhẹ cho những đoàn khách lẻ. Còn chưa thể
đáp ứng nhu cầu của những đoàn khách lớn. Về đội ngũ hướng dẫn viên của bảo
tàng hiện nay mới chỉ có hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh và Pháp. Vì vậy không
thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin cho khách đến từ nhiều nước khác.
- Hiện nay, với nhận thức bảo tàng phải nghiên cứu, thu thập, bảo quản,
trưng bày và giới thiệu những bằng chứng thật về chính bản thân con người,
không gian của một bảo tàng sẽ được mở rộng, thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu
của con người và mục đích phục vụ con người, thì chí ít cũng cần phải bổ sung
một loại không gian nữa vào cấu trúc không gian cơ bản của bảo tàng: Không
gian dành cho các loại hình dịch vụ của bảo tàng, cho các dạng hoạt động tự
thân, hoạt động giao tiếp mang tính cộng đồng, trình diễn-tự thể hiện của công
chúng tham quan bảo tàng (đặc biệt là không gian dành riêng cho tuổi trẻ học
đường, cho người khuyết tật v.v...). Thực tế đang chứng minh rằng, những loại
không gian đặc thù như vậy, với các dạng dịch vụ phong phú, là yếu tố tạo ra
sức sống mới, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn của một bảo tàng hiện đại. Ở Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam thì những loại không gian vừa nêu trên cũng vẫn còn vô
cùng hạn chế-những gì hiện có mới chỉ là những đột phá mang tính thí điểm. Hy
vọng trong tương lai, khi phần trưng bày dân tộc học Đông Nam Á được xây
4


dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ có điều kiện bổ sung các không gian
đặc thù vào cơ cấu không gian chung của Bảo tàng. Và, chỉ bằng con đường đó,
bảo tàng mới giúp cho công chúng có cảm giác được trực tiếp tham gia vào các
“sự kiện bảo tàng”, họ đến bảo tàng không chỉ với tư cách là khách thể, người
tiêu thụ sản phẩm bảo tàng, người mua các dịch vụ bảo tàng mà còn với tư cách

là những chủ thể sáng tạo các giá trị văn hoá mới.
- Bảo tàng mới chỉ chú ý nhiều tới việc giới thiệu quá khứ, thường nhãng
quên hoặc coi nhẹ việc thể hiện cuộc sống đời thường đang diễn ra hàng ngày.
Ngay cả trong phần giới thiệu về lịch sử/quá khứ, chúng ta cũng chưa chú ý gắn
nội dung trưng bày đó với những vấn đề mà công chúng hiện đang quan tâm.
Tôi cho rằng phải tiếp tục cập nhật hoá những nội dung lịch sử, gắn chúng với
những vấn đề của thời đại, chúng ta mới tạo ra sức sống cho các bảo tàngViệt
Nam trong tương lai.
- Hoạt động của các bảo tàng mới chỉ đổi mới ở bề rộng và ở hình thức mà
chưa có sự cách tân thực sự theo chiều sâu, đặc biệt là ở nội dung trưng bày.
Thực chất là chúng ta đang cung cấp cho người sử dụng (khách tham quan)
những sản phẩm theo nhận thức chủ quan của mình chứ không phải những sản
phẩm mà họ thực sự quan tâm.
4. Cơ hội
Bảo tàng Dân tộc học luôn đặt mục tiêu trước mắt và lâu dài trong các hoạt
động của mình là hướng tới sự đa dạng để có nhiều nội dung, nhiều sản phẩm và
nhiều không gian văn hóa cho người xem. Hoạt động trình diễn cũng là một hoạt
động rất hiệu quả để thực hiện mục tiêu này. Các hoạt động trình diễn của bảo
tàng diễn ra rất sôi nổi: Ca trù, rối nước, làm giấy…Những hoạt động này chính
là một nhu cầu, là sự quan tâm của người xem, là cơ hội giúp người dân hiểu
biết và trân trọng những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trình diễn giúp thế
hệ trẻ hôm nay luôn thấy sức sống văn hóa lâu bền, bản sắc riêng dân tộc, rung
5


cảm trước những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc ở miền quê như một dòng
chảy truyền thống không ngừng.
Mục tiêu của Bảo tàng là hướng tới khách tham quan, muốn thực hiện mục
tiêu đó Bảo tàng cũng đã tiến hành một số hoạt động Marketing để tiếp thị, giới
thiệu và quảng bá. Đối tượng bao gồm các khách tham quan trong và ngoài nước

và với các thành phần khác nhau. Hiện nay, Bảo tàng đã đạt được những hiệu
quả đáng mừng không những thể hiện qua số lượng khách tham quan mà còn thể
hiện ở các khía cạnh như uy tín, danh tiếng, hiệu quả hoạt động.
Giống như bất cứ bảo tàng nào khác, BTDTHVN cũng có những chức năng
chính như nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày và giáo dục (hay phổ biến kiến thức).
Khác với nhiều bảo tàng ra đời trước đó, BTDTHVN thành lập trong bối cảnh
không còn chiến tranh, đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới gần một thập kỷ.
Chính sách mở cửa của nhà nước đã dẫn đến những đổi thay về kinh tế, sự mở
rộng giao lưu, những ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và cuộc sống của
người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu thưởng thức văn hoá và nhu cầu
giải trí của người dân ngày một tăng lên. Sự phổ biến của tivi và đài phát thanh
với các chương trình ngày càng hấp dẫn tới từng gia đình giải quyết được phần
nào nhu cầu đó của người dân, nhưng không ngăn họ ra khỏi nhà và tìm đến các
địa điểm du lịch gần hay xa, các cơ sở văn hoá hay các nơi vui chơi giải trí.
Trình độ thưởng thức văn hoá của người dân cũng được nâng lên rất nhiều, đòi
hỏi chất lượng của các dịch vụ văn hoá và giải trí cũng phải được nâng cao.
Chính nhu cầu này của người dân là một điều kiện thuận lợi để Bảo tàng có thể
mở rộng cánh cửa của mình đón chào du khách.
5. Thách thức
Những điều kiện khách quan, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của công chúngnhững người sử dụng sản phẩm của bảo tàng, đặt ra tiền đề cho sự đổi mới

6


và phát triển bảo tàng trong tương lai. Xu thế chung là nhu cầu xã hội thay đổi
nhanh hơn, nhiều nhu cầu mới liên tiếp xuất hiện, nhưng về bản chất, tự thân
bảo tàng ở trong trạng thái phát triển tương đối tĩnh. Trạng thái phát triển đó so
với xu thế phát triển như vũ bão của toàn cầu hoá về kinh tế và quốc tế hoá về
văn hoá thì hình như có cái gì đó còn bất cập. Và vì thế, nếu soi rọi vào thực tế
Việt Nam, thì rõ ràng Bảo tàng dân tộc đang vẫn có sự “trì trệ”, còn rất xa mới

ngang tầm yêu cầu thời đại đặt ra. Hoặc cá biệt, ở một số bảo tàng đã “bắt tay”
vào thay đổi, thì lại có hiện tượng từ tả chuyển sang hữu, tức là chưa có sự định
hướng thật chuẩn xác. Xin nêu một vài ví dụ để minh hoạ: Khi chỉnh lý trưng
bày, chúng ta đặt vấn đề khắc phục hiện tượng sử dụng tài liệu khoa học phụ
nhiều hơn là tổ hợp đề tài để minh hoạ lịch sử bằng việc hầu như chỉ sử dụng
các sưu tập hiện vật gốc trong trưng bày. Nhưng sau khi khánh thành, mới thấy
bộc lộ nhược điểm là: Hoặc là, vì đưa ra quá nhiều hiện vật gốc trong một bộ
sưu tập hoặc một tủ trưng bày, nên chính người xem cũng bị mất phương hướng.
Giữa “một rừng” hiện vật như vậy, họ không biết bắt đầu từ đâu và tập trung
vào hiện vật nào; có hiện vật tiêu biểu được bao bọc bởi quá nhiều hiện vật
khác, nên khách tham quan cũng rất khó quan sát (trường hợp bảo tàng Lịch sử
Việt Nam). Hoặc là, dù đã có sự thay đổi nào đó về nội dung một số chủ đề
trưng bày, bổ sung thêm một số sưu tập hiện vật, nhưng thủ pháp mỹ thuật trưng
bày vẫn theo lối cũ, thậm chí có thiết bị trưng bày được thay mới, có vẻ hiện đại
về chất liệu, nhưng lại chưa đẹp và “chuẩn” bằng thiết bị cũ nên cũng không
mang lại hiệu quả như mong muốn (trường hợp Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam).
Là một bảo tàng quốc gia nhưng lại nằm tại thủ đô Hà Nội nên BTDTHVN
xác định nhiệm vụ phải thu hút và phục vụ nhân dân Thủ đô một cách hiệu quả
nhất. Thủ đô Hà Nội vốn tập trung nhiều bảo tàng, nhưng thực tế cho thấy là

7


người dân vẫn còn thờ ơ với bảo tàng. Nhiều người Hà Nội chọn cách đi du lịch
ở các địa phương hay đến các hội chợ thay vì đến với bảo tàng. Bên cạnh đó,
Bảo tàng phải cạnh tranh với nhiều nơi vui chơi giải trí khác của thủ đô (nhà
hát, rạp chiếu bóng, các tụ điểm trình diễn văn nghệ, công viên nước...). Đây là
một thách thức với các bảo tàng nói chung, BTDTHVN nói riêng. Theo kinh
nghiệm của các bảo tàng trên thế giới, bảo tàng “sống” được là nhờ vào lượng

công chúng thường xuyên đến với bảo tàng. Đó là ”công chúng tại chỗ”, công
chúng “địa phương” nơi bảo tàng toạ lạc. Họ là những người đầu tiên đón nhận
và chịu ảnh hưởng trực tiếp những hoạt động của bảo tàng, là những người có
điều kiện để đến với bảo tàng nhiều lần hơn do lợi thế về khoảng cách.
6. Giải pháp
- Để thu hút được công chúng đến với bảo tàng, trước hết, bảo tàng phải
hiểu rõ, để từ đó đáp ứng, những yêu cầu của công chúng, nghĩa là bảo tàng
không chỉ đơn thuần đưa ra những trưng bày hay hoạt động mang tính chủ quan
mà không quan tâm đến sở thích, nhu cầu hay ý kiến của công chúng. Do vậy,
chỉ khi nào có được những trưng bày và hoạt động đa dạng, đều kỳ, hấp dẫn,
nhiều thông tin và đầy tính giáo dục, đồng thời, những thông tin về những hoạt
động ấy được truyền bá tới đông đảo công chúng, thì bảo tàng mới thực sự
“vươn tới” công chúng của mình.
- Trưng bày: Đây là hoạt động cần thiết của bất cứ bảo tàng nào. Các trưng
bày thường xuyên phải đảm bảo chất lượng cao, có quy chuẩn rõ ràng; cập nhật,
phù hợp với các xu thế hiện đại trong quan niệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
mới; cung cấp nhiều thông tin; song/đa ngữ với chất lượng cao. Cũng rất cần đa
dạng hoá và mở rộng không gian của các trưng bày chuyên đề để có thể đồng
thời tiếp cận nhiều trưng bày khác nhau, gắn với nhau cầu của xã hội đương đại.

8


- Các chương trình giáo dục trong bảo tàng cần quan tâm trước hết đến đối
tượng tuổi trẻ, đặc biệt là học sinh.
- Giáo dục ở bảo tàng phải tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá những
kiến thức mới; các em được học tập trong bối cảnh “không chính thức” nên
không bị gò ép, mà học tập một cách tự nguyện. Ngoài ra, bảo tàng còn cung
cấp những giáo cụ trực quan cho học sinh (những hiện vật để các em sờ mó, trải
nghiệm...), nên các em thường có được những hiểu biết sâu sắc về vấn đề mình

quan tâm. Môi trường giáo dục đó bổ trợ thêm những kiến thức còn thiếu trong
nhà trường của các em nên các nhân viên giáo dục của bảo tàng phải tìm hiểu kỹ
chương trình học trong nhà trường để từ đó đưa ra những chương trình giáo dục
phù hợp, bổ ích.
- Bảo tàng cần có nhận thức mới về vai trò của cửa hàng lưu niệm. Đó không
phải là nơi cho thuê đơn thuần lấy lãi, mà là nơi để giới thiệu các mặt hàng có
liên quan tới các hiện vật hay đề tài trong trưng bày. Những món quà lưu niệm
có thương hiệu của bảo tàng sẽ nhắc nhở người xem về cuộc trưng bày mà họ đã
xem và về bảo tàng mà họ đã đến thăm, từ đó giúp họ có mối quan hệ thân thiết
hơn đối với bảo tàng. Mục tiêu của cửa hàng lưu niệm là sự tiếp nối giáo dục
văn hoá theo mục tiêu của trưng bày và kinh doanh mang lại lợi nhuận cho bảo
tàng. Dĩ nhiên, hàng hoá được bán tại các cửa hàng lưu niệm này phải gắn với
trưng bày của bảo tàng, phải đạt chất lượng cao, thích ứng với các nhu cầu kỷ
niệm khác nhau. Uy tín của cửa hàng bảo tàng cũng chính là thương hiệu của
mỗi bảo tàng.
- Bảo tàng phải nhận thức sâu sắc là công chúng rất đa dạng, có nhiều nhu
cầu khác nhau mà bảo tàng phải đáp ứng. Bảo tàng cần quan tâm đặc biệt đến
công chúng trẻ tuổi.

9


- Bảo tàng cần phải nhận thức sâu sắc việc đổi mới các hoạt động của bảo
tàng, đa dạng hoá các hoạt động của bảo tàng mà công chúng cộng đồng là trọng
tâm.
- Các cán bộ của bảo tàng cần có trình độ cao, chuyên môn hoá để thoả mãn
các yêu cầu của việc hướng tới công chúng.
- Cuối cùng, bảo tàng cần mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế và đa dạng hoá
các nguồn tài trợ để có thể tổ chức những hoạt động mà bảo tàng mong muốn
với chất lượng cao.


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×