Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP NGÀNH BVTV VNUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 24 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
-------  -------

BÁO CÁO
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Điều tra thu thập mẫu sâu bệnh hại trên một số cây trồng tại Ba Vì- Hà Nội ” và
“Thu thập mẫu sâu, bệnh và điều tra thành phần sâu, bệnh hại, trên một số cây
trồng chính tại Kim Lan – Gia Lâm - Hà Nội.”

Giáo viên hướng

:

TS. NGUYỄN ĐỨC HUY

Nhóm SV thực hiện

:

NHÓM 19

Lớp

:

K58 – BVTVB

dẫn


HÀ NỘI – 2016


Lời cảm ơn!
Để có thể hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình tại Ba Vì, tại các viện, các cơ quan cũng như tại
địa phương, ngoài sự nỗ lực của các thành viên, nhóm còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của
thầy cô phụ trách đoàn thực tập, các cán bộ tại các viện, các cơ quan cũng như các cán bộ và
người dân địa phương xã Kim Lan – Gia Lâm – Hà Nội
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Nguyễn Đức Huy, đã hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình chúng em trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo cho đợt thực tập giáo trình.
Do thời gian có hạn cùng với kiến thức, kỹ năng còn hạn chế, cúng em không tránh khỏi những
thiếu sót. Do đó, rất mong sự quan tâm, góp ý từ phía các thầy cô và các bạn.
Nhóm 19 xin cam đoan, số liệu và những thông tin báo cáo dưới đây là khách quan và chân
thực.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Thay mặt nhóm
Nhóm trưởng: Nguyễn Hương Giang


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành truyền thống cũng như mũi nhọn của kinh tế Việt Nam. Bản thân là
những kỹ sư nông nghiệp, việc đi thực tế tại các địa phương, vận dụng kiến thức thu được trên
giảng đường vào thực tiễn sản xuất, tìm hiểu và điều tra về các loại sâu bệnh hại cũng như cách
thức canh tác của bà con nông dân, qua đó giải thích các hiện tượng, đề xuất các biện pháp khắc
phục cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp là điều vô cùng thiết thực. Thực tập giáo

trình là một học phần bắt buộc đối với các sinh viên khoa nông học nói chung và sinh viên ngành
BVTV nói riêng. Đây cũng chính là cơ hội cho sinh viên ngành BVTV được có cơ hội tiếp xúc
với thực tiễn, nâng cao các kỹ năng nhằm có những hành trang tốt nhất khi ra trường. Ngày 8/11
vừa qua, cùng với các sinh viên khác của ngành BVTV – khoa Nông học, nhóm đã có cơ hội
được đi thực tập tại các địa điểm như Ba Vì, Đan Phượng…, qua đó được trực tiếp điều tra, thu
thập mẫu sâu bệnh hại trên các cây trồng như: chè, ổi, bưởi, hoa hồng…
Ngoài ra, được sự phân công của khoa Nông học, ngành Bảo vệ thực vật, nhóm đã tiến hành
nghiên cứu hai nội dung : “Điều tra thu thập mẫu sâu bệnh hại trên một số cây trồng tại Ba
Vì- Hà Nội ” và chuyên đề : “Thu thập mẫu sâu, bệnh và điều tra thành phần sâu, bệnh hại,
trên một số cây trồng chính tại Kim Lan – Gia Lâm - Hà Nội.”
Dưới đây là nội dung cũng như kết quả mà nhóm đã thu được sau hai tuần thực tập giáo
trình.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
2.1.
MỤC ĐÍCH
 Rèn luyện kiến thức, kĩ năng chuyên môn cơ bản liên quan đến chuyên ngành Bảo vệ thực
vật.
 Tiếp xúc với thực tiễn sản xuất nông nghiệp, các quy trình canh tác, kỹ thuật sản xuất ngoài
đồng ruộng
 Nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử cho sinh viên.
 Giúp sinh viên biết cách thức điều tra, phỏng vấn, thu thập, thống kê số liệu, viết báo cáo và
trình bày báo cáo.
 Tìm kiếm cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp.
2.2.
YÊU CẦU
• Điều tra, tìm hiểu, thu bắt mẫu sâu bệnh hại tại các địa điểm ở Ba Vì như: đồi chè, mô hình


nông hộ, trang tại cây có múi Ba Vì...
Điều tra thu thập thành phần và diễn biến sâu bệnh hại tại Kim Lan - Hà Nội.





Tham quan, tìm hiểu tại: Viện BVTV, Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu, Viện sinh thái và



tài nguyên sinh vật, bảo tàng thiên nhiên Việt Nam…
Xử lý và phân loại mẫu sâu, bệnh hại cây trồng.
PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian thực tập từ ngày 7/11 đến 20/11
Bảng 1: Địa điểm, thời gian thực tập
STT
1.
2.

Tên cơ quan
Viện bảo vệ thực vật
Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu
I- Cục Bảo vệ thực vật
Viện sinh thái và Tài nguyên sinh
vật-Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam
Phân viện Viện Khoa học kỹ thuật
nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc
Trung tâm phát triển Đại học Quốc
gia Hà Nội

Trại thực nghiệm cây có múi Ba VìViện nghiên cứu Rau Hoa Quả
Trung Ương
Xã Kim Lan
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

3.
4.
5.
6.
7.
8.



2.2.

Địa chỉ
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Thời gian thực tập
Chiều 15/11
Chiều 15/11

Cầu Giấy, Hà Nội

Sáng 15/11

Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà nội
Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà nội


Ngày 8-10/11

Ba Vì, Hà Nội

Sáng 9/11

Gia Lâm - Hà Nội
Gia Lâm - Hà Nội

Ngày 11-18/11
Ngày 11-19/11

VẬT LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Vật liệu: Panh, vợt, lọ đựng mẫu, dao, kéo, giấy bản, dây cao su, nẹp gỗ, túi

nilon, cồn...

Đối tượng: Sâu bệnh hại chè, cây hoa hồng, cây ăn quả như nhãn, cây rau, cây
ngô…
2.3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
2.3.1. NỘI DUNG:
• Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên một số cây trồng tại Ba Vì: chè, cây ăn quả (bưởi,
ổi, cam ), cây hoa hồng...
• Thu thập mẫu sâu, bệnh và điều tra thành phần sâu, bệnh hại trên một số cây trồng chính
như súp lơ, cam canh, ngô tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm - Hà Nội
• Thu thập mẫu sâu, bệnh hại, xử lý và phân loại

2.3.2. PHƯƠNG PHÁP:
Điều tra theo QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT. Chọn điều tra trên 3 cây trồng chính
tại xã Kim Lan. Tìm hiểu thời vụ, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng
của cây trồng, phỏng vấn bà con nông dân


Đối với rau súp lơ :


 Điều tra theo 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1m 2, cách bờ 1m.
 Đối với sâu hại và thiên địch:


Con to ( ốc sên, sâu khoang, bọ cánh cộc,…): đếm số lượng con trên 1 điểm
điều tra.



Con nhỏ (nhện đỏ, bọ trĩ, rầy, bọ phấn): dùng kính lúp quan sát , tại mỗi điểm
điều tra lấy ngẫu nhiên 10 lá (3 lá non, 4 bánh tẻ, 3 lá già).



Đối với bệnh: mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 10 lá. Xác định số lá bị nhiễm
bệnh trong 10 lá điều tra.

 Đối với cỏ dại: đếm số lượng cỏ lá rộng và cỏ lá hẹp trong 1m 2 tại 1 điểm điều tra.


Đối với cam canh: Điều tra 5 điểm, mỗi điểm 4 hướng x mỗi hướng 1 cành (lá, hoa,




quả)/1 cây/điểm.
Đối với cây ngô : Chọn ngẫu nhiên 5 điểm chéo góc. Tại mỗi điểm, điều tra 10 cây, đếm



tổng số lá và số lá bị sâu hại, số lá bị bệnh.
Công thức tính toán
Mật độ dịch hại, thiên địch (con/m2)

=

Mật độ dịch hại, thiên địch (con/cành)

=

Tỷ lệ bệnh/tỷ lệ hại (%)

Tổng số sâu, thiên địch điều tra
tổng số m2 điều tra
Tổng số sâu, thiên địch điều tra
tổng số cành điều tra

Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá,
cành, quả…) bị bệnh
Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá,
cành, quả…) điều tra


=

Đánh giá mức độ thường gặp theo thang phân cấp.(*)

Đối với sâu hại
+++
++
+
-

Xuất hiện nhiều
Xuất hiện trung bình
Xuất hiện ít
Xuất hiện rất ít

>60% số lần bắt gặp
41-60% số lần bắt gặp
21-40% số lần bắt gặp
<20% số lần bắt gặp

x 100


Đối với bệnh hại

+
++
+++
++++




0 -10% Cây bị bệnh
<10% cây bị bệnh
10 -25% cây bị bệnh
26-50% cây bị bệnh
> 50% cây bị bệnh

Thu bắt, xử lý và làm mẫu côn trùng và bệnh cây
Mẫu côn trùng
 Mẫu ngâm : với trưởng thành: ngâm qua cồn 70°, sau đó đổ phần nước bẩn đi rồi
ngâm lại với cồn; với sâu non: trần qua nước nóng 70-80°C, sau đó ngâm với cồn
70°hoặc ngâm trực tiếp với formon.
 Mẫu khô : Cắm mẫu trên miếng xốp, xịt thuốc kiến với mẫu ngài bướm rồi phơi
nắng. Đối với mẫu khác thì cắm mẫu và sấy rồi phơi nắng. Khi mẫu khô, đóng
mẫu vào hộp.
 Mẫu vòng đời : Sau khi thu bắt mẫu, tiến hành phân tuổi. Sâu non tiến hành làm
giống mẫu ngâm trước khi cho vào ống nghiệm, trứng và trưởng thành ngâm
trong ống nghiệm chứa cồn 70°. Trình bày mẫu trên hộp, hoặc xốp, có ghi chú
tên, các tuổi sâu…
Mẫu bệnh cây
 Mẫu tươi
 Mẫu lam
 Mẫu ép: dùng miếng gỗ ép lá bệnh thu được với giấy thấm bản rộng
 Mẫu ảnh : Mẫu ảnh khi chụp được trong quá trình thực tập khi được kiểm tra, đạt
yêu cầu thì in và ép plastis.

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.


KẾT QUẢ THU MẪU SÂU, BỆNH
Bảng 2a: Tổng hợp mẫu côn trùng thu được trong đợt thực tập

STT

Bộ

1

Bộ cánh thẳng
(Orthoptera)

2
3
4

Bộ chuồn chuồn (Odonata)
Bộ bọ ngựa ( Mantodea)
Bộ Gián ( Battodea)

5

Bộ Hai Cánh (Diptera)

Họ
Họ Châu chấu (Acrididae)
Họ Sát Sành (Tettigoniidae)
Họ Dế Mèn (Gryllidae)
Họ Dế Dũi ( Gryllotalpidae)
Họ chuồn chuồn

Bọ ngựa
Gián
Họ Ruồi xanh (Calliphoridae)
Họ Ruồi Nhà (Muscidae)

Số lượng loài
22
7
10
1
4
7
1
5
13

Tổng
40

4
7
1
25


6

Bộ cánh cứng (Coleoptera)

7


Bộ Cánh Nửa ( Hemiptera)

8

Bộ Cánh Tơ ( Thysanoptera)

9

Bộ Cánh Đều (Homoptera)

10

Bộ Cánh vảy ( Lepidoptera)

11

Bộ Cánh màng (Hymenoptera)

Họ Ruồi ăn rệp (Syrphidae)
Họ Muỗi lớn (Tipulidae)
Họ Xén tóc (Cerambycidae)
Họ Vòi voi (Curculionidae)
Họ Ánh kim (Chrysomelidae)
Họ Bọ hung (Scarabaeidae)
Họ Bọ rùa (Coccinellidae)
Họ Ban miêu (Meloidae)
Họ Cánh cộc (Staphilinidae)
Họ Mọt mỏ ngắn (Ipidae)
Họ Bọ xit 5 cạnh (Pentatomidae)

Họ Bọ xít mai (Scutelleridae)
Họ bọ xít dài (Coreidae)
Họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae)
Họ Bọ xít mép ( Reduviidae)
Họ bọ trĩ ống (Phloeothripidae)
Họ Ve sầu sừng ( Membracidae)
Họ Rệp muội (Aphididae) – rệp cam
Họ Rệp sáp mềm ( Coccidae) – rệp trắng
Họ rệp sáp bột (Pseudococcidae)
Họ Ngài độc ( Orgidae)
Họ Ngài sáng (Pyralididae)
Họ Ngài đèn (Arctiidae)
Họ Bướm giáp ( Nymphalidae)
Họ Bướm phấn (Pieridae)
Họ Ngài rau (Plutellidae)
Họ Bọ nẹt (Eucleidae)
Họ Sâu đo (Geometridae)
Họ Bướm ban (Danaidae)
Họ Bướm phượng (Papilionidae)
Họ Bướm nhảy (Hesperiidae)
Họ Bướm mắt rắn (Satyridae)
Bướm cỏ
Bướm hoa
Họ Ong cự (Ichneumonidae)
Họ Kiến (Formicidae)
Họ Tò vò (Sphecidae)
Ong bắp cày
Họ Ong mật (Apidae)
Họ Ong vàng (Vespidae)


4
3
1
2TT + 1SN
40
1
7
1
6
6
13
21
26
20
46
1 MẪU
2
1 MẪU
1 MẪU
1 MẪU
34 SN
4
1
1
54 SN +11 TT
2 SN
2 SN
1 SN
1 TT
1 TT

1 TT
1 TT
1 TT
3 TT + 6SN
1
4
12
1
1
6

Chú thích: SN: Sâu non

TT: Trưởng thành
 TỔNG: 424 mẫu côn trùng
- 11 Bộ côn trùng
- 49 Họ côn trùng
 NHẬN XÉT:
- Số lượng côn trùng thuộc bộ Cánh nửa là nhiều nhất với 126 mẫu
- Số lượng côn trùng thuộc các bộ gián, bộ cánh tơ là ít nhất

65

126

1
5

124


26


-

Các mẫu côn trùng thu được chủ yếu trên cây: rau thập tự, cây bưởi, cam, quýt, chè,
hoa loa kèn

BẢNG 2b. MẪU VÒNG ĐỜI SÂU HẠI THU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Sâu xanh bướm trắng

Sâu đục thân chuối

Rệp hại dưa chuột

Sâu tơ

Trứng: 8
Sâu non: 17
Nhộng: 4
Trưởng thành: 1

Trứng
Sâu non: 11
Nhộng: 1
Trưởng thành: 6

Từ tuổi 1 đến tuổi 4
Trưởng thành


Trứng: 0
Sâu non: 4
Nhộng: 8
Trưởng thành 5

BẢNG 3a. TỔNG HỢP MẪU BỆNH HẠI THU ĐƯỢC TRONG ĐỢT THỰC TẬP
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Tên bệnh
Bệnh ghẻ ổi
Bệnh Đốm nâu lạc
Bệnh Gỉ sắt lạc
Bệnh Đốm lá nhỏ ngô
Bệnh gỉ sắt ngô
Bệnh Chấm xám chè
Bệnh Chấm nâu chè
Bệnh đốm đen hoa hồng
Bệnh chảy gôm cây có múi
Bệnh đốm dầu cây có múi
Bệnh đốm mắt cua mông tơi
Bệnh khô vằn lúa
Bệnh đốm lá lớn ngô
Bệnh gỉ sắt đậu đỗ
Bệnh thán thư ớt
Bệnh đốm đen lạc

Bệnh ghẻ sẹo cây có múi
Bệnh đốm vàng Sigatoka chuối
Bệnh phấn trắng bầu bí
Bệnh cháy lá chuối
Bệnh Gỉ trắng trên lá rau dền
Bệnh đốm vòng cà chua
Bệnh đốm vòng cải bắp
Bệnh khảm lá bầu bí
Bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh u sưng hoa hồng
Bệnh loét cây có múi
Bệnh đốm vòng cây thanh táo
Bệnh thối nhũn cải bắp
Bệnh đốm đen vi khuẩn cà chua
Bệnh đốm hình nhẫn đu đủ
Bệnh khảm lá ổi
Bệnh khảm lá đào
Bệnh khảm lá hoa cúc
Bệnh khảm ngọn ngô

Tên khoa học
Elsinoe
Cercospora arachidicola
Puccinia arachidis
Bipolaris maydis
Puccinia maydis
Pestalozzia theae
Colletotrichum camelliae
Marssonina rosae
Phytopthora sp

Mycosphaerella sp
Cercospora
Rhizoctonia solani
Bipolaris turcica
Uromyces phaseoli
Colletotrichum capsici
Phaeoisariopsis personata
Elsinoe fawcetti
Cercospora musae
Erysiphe cichoracearum
Helminthosporium torulosum
Alternaria solani
Alterlaria brassicae
Cucumber mosaic virus
Liberobacter asiaticum
Agrobacterium tumefaciens
Xanthomonas citri
Erwinia carotovora
Xanthomonas vesicatoria
Papaya ring spot virus

Maize mosaic virus


 Nhận xét: thu được tổng số 35 bệnh trong đó có: 23 mẫu bệnh do nấm gây ra, 6 mẫu bệnh
do vi khuẩn gây ra , 6 mẫu bệnh do virus gây ra

Bảng 3b : Mẫu lam

3.2.


STT
1

Tên tiếng Việt
Gỉ sắt ngô

2
3
4
5

Thán thư ớt
Đốm lá lớn ngô
Đốm vòng bắp cải
Phấn trắng dưa chuột

Tên khoa học
Puccinia maydis
Colletotrichum
capsici
Bipolaris turcica
Alterlaria brassicae
Oidium ambrosie

KẾT QUẢ THỰC TẬP THU ĐƯỢC TẠI BA VÌ
3.2.1. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TẠI KHU TRỒNG HOA, ĐAN
PHƯỢNG:

Đan Phượng là một vùng trồng hoa phát triển tại Hà Nội, ở đây có các loại hoa cúc, hoa

hồng,hoa ly và cây lúa là một loại cây có giá trị kinh tế và được thâm canh ở mật độ cao.
Nông dân sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nhằm diệt trừ và hạn chế sự phát triển của dịch hại:
Vệ sinh đồng ruộng, tưới tiêu hợp lý, sử dụng nilon đen làm lưới che chắn và nilon phủ luống, ủ
phân, cắt tỉa cây hoa, bón phân hợp lý, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và có sử dụng nơi
chứa các vỏ thuốc để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường


Hình 1. Khu vực trồng hoa tại đan phượng

Bảng 4. Thành phần sâu bệnh hại trên cây hoa hồng, hoa cúc
STT
1
2
3
4
5

Tên tiếng Việt
Cánh cộc
Bọ rùa đỏ
U sưng hoa hồng
Đốm đen hoa hồng
Khảm lá hoa cúc

Tên khoa học

Họ

Bộ


Paederus furcipes
Micraspis
Agrobacterium tumefaciens
Marssonia rosae

Staphylinidae
Coccinellidae

Coleoptera
Coleoptera

Chú thích:

Đối với sâu hại
+++
++
+
-

Xuất hiện nhiều
Xuất hiện trung bình
Xuất hiện ít
Xuất hiện rất ít

>60% số lần bắt gặp
41-60% số lần bắt gặp
21-40% số lần bắt gặp
<20% số lần bắt gặp

Đối với bệnh hại


+
++
+++

0 -10% Cây bị bệnh
<10% cây bị bệnh
10 -25% cây bị bệnh
26-50% cây bị bệnh

Mức độ
phổ
biến
++
+
+++
+
+


++++

> 50% cây bị bệnh

 Nhận xét: trên cây hoa hồng, bệnh u sưng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vườn, ảnh hưởng lớn
tới năng suất và chất lượng hoa
 Đề xuất biện pháp:
- Tiêu diệt nguồn bệnh bằng cách loại bỏ các u sưng,
- Tăng cường làm cỏ, dọn sạch sẽ tàn dư trên ruộng ,
- Bón phân cân đối và hợp lý để cây hoa phát triển mạnh.

3.2.2. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN CÂY CHÈ
Ba Vì là một huyện vùng núi của Hà Nội, tại đây có những điều kiện thích hợp để trồng và sản
xuất chè, giúp phát triển nông nghiệp địa phương và giúp nông dân thoát nghèo. Có giá trị kinh
tế cao, chè là sản phẩm nông nghiệp được chú trọng và được tập trung đầu tư tại đây. Tuy nhiên,
chè lại là cây trồng có nhiều sâu bệnh hại như: : bọ xít dài, bọ xít muỗi, rệp sáp, rầy xanh, sâu
cuốn lá chè, chấm xám, chấm nâu, sùi cành… dẫn đến thiệt hại về năng suất cũng như chất
lượng. Do đó, việc điều tra, tìm hiểu các loài sâu bệnh hại chè và đề xuất các biện pháp thích hợp
nhằm làm giảm tác động xấu của sâu bệnh hại chè là rất thiết thực. Chuyến đi thực tập tại Ba Vì,
nhóm đã có cơ hội tiếp xúc thực tiễn và điều tra, thu bắt mẫu tại đồi chè, kết quả thu được là

Hình 2. Bệnh chấm xám chè (trái) và đồi chè tại ba vì ( phải )
Bảng 5. Thành phần sâu ,bệnh hại trên cây chè tại ba vì, hà nội
STT
1
2
3
4
5

Tên tiếng Việt
Bọ xít mai
Bọ xít mép
Bọ xít đỏ
Chấm xám chè
Chấm nâu chè

Chú thích :

Tên khoa học
Scutelleridae

Leptocorisa varicornis
Pyrrhocoridae
Pestalozzia theae
Colletotrichum cameliae

Mức độ phổ biến
+++
+
+
++
++

Đối với sâu hại
+++
++

Xuất hiện nhiều
Xuất hiện trung bình

>60% số lần bắt gặp
41-60% số lần bắt gặp


+
-

Xuất hiện ít
Xuất hiện rất ít

21-40% số lần bắt gặp

<20% số lần bắt gặp

Đối với bệnh hại

+
++
+++
++++

0 -10% Cây bị bệnh
<10% cây bị bệnh
10 -25% cây bị bệnh
26-50% cây bị bệnh
> 50% cây bị bệnh

 Trên cây chè có 5 loại dịch hại phổ biến, tuy nhiên trong đó có 3 loại dịch hại gây hại
nặng cho cây chè là: bọ xít mai, bọ xít mép, và bệnh chấm xám hại chè
 Đề xuất với đồi chè:
- Áp dụng các biện pháp thâm canh chăm sóc nương chè, làm sạch cỏ và bón phân đầy
đủ, bón phân đạm, kali kết hợp với phân chuồng cho hợp lý,
- Đốn đau, đốn lửng với lô chè bị hại nặng,
- Thu dọn sạch sẽ tàn dư, cỏ dại,
- Nếu cây chè bị bọ xít phá hại mạnh thì tiến hành phun thuốc phòng trừ, tuy nhiên cần
có thời gian cách ly hợp lý.
3.2.3. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI ( TRANG
TRẠI CÂY CÓ MÚI )
Cây ăn quả tập trung ở hai vùng chính: đồi gò và bãi ven sôngchủ yếu ở các huyện Ba Vì với
1.986 ha. Nông trại cam quýt với diện tích 4ha, được chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật bưởi cam,
có tường bao quanh. Trên nông trại được trồng xen các loại cây như: cam, bưởi, chanh, ổi và một
số cây chè xung quanh. Sâu bệnh hại chủ yếu tại vườn cây có múi gồm: loét cây có múi, sẹo ghẻ

cây có múi, vàng lá gân xanh và rệp cam là chủ yếu

Bảng 6. Thành phần sâu, bệnh hại trên cây ăn quả có múi tại ba vì
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên tiếng Việt
Rệp cam
Rệp phẩy
Bọ xít mép
Bệnh sẹo
Bệnh loét cam
Bệnh chảy gôm
Bệnh Huanglongbing

Chú thích :

Tên khoa học
Planococcus citri
Pseudoccidae
Coreidae
Elsinoe fawcetti
Xanthomonas citri
Phytophthora sp

Liberobacter asiaticum

Mức độ phổ biến
++
+
+
++
+++
+

Đối với sâu hại
+++
++
+

Xuất hiện nhiều
Xuất hiện trung bình
Xuất hiện ít

>60% số lần bắt gặp
41-60% số lần bắt gặp
21-40% số lần bắt gặp


-

Xuất hiện rất ít

<20% số lần bắt gặp


Đối với bệnh hại

+
++
+++
++++

0 -10% Cây bị bệnh
<10% cây bị bệnh
10 -25% cây bị bệnh
26-50% cây bị bệnh
> 50% cây bị bệnh

 Nhận xét: trên cây có múi, dịch hại gây hại chủ yếu là rệp cam và bệnh loét cây có múi,
hầu hết cây nào cũng có sự xuất hiện nhiều của dịch hại này
 Đề xuất biện pháp:
- Cắt tỉa cành lá bệnh, vệ sinh sạch sẽ vườn cây, thu dọn tàn dư cỏ dại tiêu hủy, khống
chế các cành vượt, cành vống
- Bón phân cân đối và hợp lý để tránh việc cây ra lộc rải rác
- Nếu dịch hại phát triển mạnh thì cần sử dụng các loại thuốc bvtv để phun phòng trừ
tuy nhiên cần có thời gian cách ly với thuốc hợp lý và đảm bảo an toàn

Hình 3. Loét cây có múi (trái) và bệnh vàng lá gân xanh (phải)
3.3.

KẾT QUẢ THỰC TẬP THU ĐƯỢC TẠI XÃ KIM LAN

3.3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Xã Kim Lan là xã vùng ven sông hồng, thành phố Hà Nội. Với lợi thế đất đai màu mỡ, gần
khu trung tâm thành phố, xã Kim Lan có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, trong

đó có các loại cây trồng chủ lực thu được giá trị kinh tế cao như: cam canh, rau họ thập tự…
Bảng 7 . Tình hình sản xuất vụ xuân năm 2015 tại xã Kim Lan


TT

Loại cây trồng

Diện
tích(ha)

Cơ cấu giống


1 Ngô
2 Rau các loại
Rau thập tự
Rau ăn lá
Ớt
3 Cây ăn quả
Chuối
Ổi
Nhãn
Bưởi diễn, cam, quất
4 Cây trồng khác
Hoa cây cảnh, cỏ voi
Cây môi trường
Tổng

20

40
20
15
5
32
2
5
5
20
24
4
20
116

Tên giống
NK 6654

Diện tích
5

Tên giống
NK4300

Diện
tích
15

Các ô để trống phía trên về loại giống và diện tích loại giống là do người dân địa phương canh
tác đất nông nghiệp ít, chủ yếu cho nông dân xã Văn Đức( Hưng Yên) thuê đất để canh tác đất
nông nghiệp, nên cán bộ Hợp Tác Xã Kim Lan không nắm bắt được chi tiết về chủng loại giống

và diện tích cụ thể
Lợi thế và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại xã Kim Lan:
• Lợi thế:
 Đất đai màu mỡ, vị trí thuận lợi, gần trục đường giao thông, gần trung tâm thành
phố
 Có cơ sở vật chất: đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, kênh mương, máy cơ giới
đảm bảo
 Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp,
có tinh thần học hỏi và tiếp thu các kỹ thuật mới
• Khó khăn:
 Tình hình thời tiết, sâu bệnh hại diễn biến thất thường
 Công tác phòng trừ sâu bệnh hại còn nhiều lúng túng, thiếu chủ động
3.3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRÊN CÂY NGÔ
Địa điểm: thôn 7, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Thời gian: 9h, ngày 16/11/2016
Thời tiết: nắng to, oi bức; nhiệt độ trung bình:25 độ C
Giai đoạn sinh trưởng:thời kỳ đóng bắp
Bảng 8. Thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên cây ngô
STT

Tên

Tên khoa học

Số lượng trong các điểm
1
2
3

Tổng

4

5

Mật độ

Con/m2


1
2
3
4

5

6
7

Chiều cao
TB
Số lá TB
Bắp/cây
Bệnh hại
Bệnh đốm
lá nhỏ
Động vật
hại
Ốc sên
nhỏ

Thiên
địch
Cánh cộc
Cỏ dại
Cỏ lá rộng
Cỏ lá hẹp

Bipolaris
maydis

Staphilinidae

143.6
9.4
1

142.6
9.6
1

144.3
9.7
1

147
9.4
1

148.7
9.5

1

58%
(**)

40%

38%

37.40
%

38.40
%

2

4

2

3

2

13

2.6

7


5

8

5

8

33

6.6

18
12

13
17

18
23

14
21

15
27

42.28%


15.6
20

(**): tỷ lệ bệnh
 Nhận xét: hiện cây ngô đang trong giai đoạn đóng bắp, chưa thấy xuất hiện của các loại
sâu đục bắp, mới chỉ có sự gây hại bởi bệnh đốm lá nhỏ ngô với tỷ lệ bệnh tương đối lớn
 Đề xuất biện pháp:
- Thăm đồng thường xuyên để theo dõi kịp thời diễn biến của sâu, bệnh hại; đặc biệt là
sự xuất hiện của sâu đục bắp để phòng trừ hiệu quả
- Bón đầy đủ phân N,P,K đồng thời chú ý tưới nước trong thời tiết khô hanh như hiện
nay, chú ý chăm sóc cây ngô để tăng cường sinh trưởng phát triển chống lại điều kiện
bất lợi

Hình 4: Bệnh đốm lá nhỏ ngô( trái) và giai đoạn phát triển của cây ngô(phải)
3.3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRÊN CÂY SÚP LƠ
 Địa điểm: Xóm 6, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội
 Thời gian: 15h30 ngày 11/11/2016


 Thời tiết: se lạnh, hanh khô, nắng nhẹ
• Nhiệt độ: 20 độ C
• Giai đoạn sinh trưởng:
• Thời gian trồng: khoảng 2 tháng

Bảng 9. Thành phần sâu ,bệnh hại và thiên địch trên cây súp lơ
STT
1
2
3


4

Tên
Chiều cao
trung bình
Số lá trung
bình
Sâu hại
Sâu xanh bướm
trắng
Sâu tơ
Bọ nhảy sọc
cong
Bọ phấn
Bệnh hại

Tên khoa học

(**) tỷ lệ bệnh

con/m2

5

52 55.2 56.5

56 53.7

12


13

13

13 12.5

Pieris rapae
Plutella xylostella

17
13

19
16

18
15

15
15

16
16

85
75

17
15


Phyllotreta sp.
Bemisia tabaci

15
36

12
43

8
40

6
33

8
32

49
184

9.8
36.8

20
%

20
%


10
%

10
%

18%

10%

10
%

10
%

0%

0%

6%

2

3

2

0


0

7

1.4

2

8

6

3

7

26

5.2

25
30

28
37

25
40

37

53

30
41

145
201

Xanthomonas
Vàng lá đen gân campestris
Đốm vòng
5 Động vật hại
Ốc sên nhỏ
6 Thiên địch
Cánh cộc
7 Cỏ dại
Cỏ lá rộng
Cỏ lá hẹp

Số lượng trong các điểm
1
2
3
4

Mật
Tổng độ

Alternaria brassicae


Staphilinidae

30%
(**)

29
40.2


 Nhận xét: trên ruộng súp lơ trong thời gian điều tra ta thấy loài dịch hại chính phá hoại là
bọ nhảy sọc cong và sâu xanh bướm trắng.
 Đề xuất biện pháp:
- Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại ngay từ khi cây cỏ chưa phát triển
mạnh
- Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để phun diệt trừ dịch hại tuy nhiên cần đảm
bảo thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch
- Đối với vụ sau, nên trồng xen các cây trồng khác nhau và sử dụng các giống chống
chịu được với bệnh hại

Hình 5: Phương pháp điều tra( trái) và bọ nhảy( phải)
3.3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRÊN CÂY CAM ĐƯỜNG CANH
Địa điểm: thôn 7, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Thời gian:15h, 12/11/2016
Thời tiết:23 độ C
Giai đoạn sinh trưởng:thời kỳ kiến thiết cơ bản
Chiều cao trung bình: 1.5m
Thời gian trồng: 2 năm
Bảng 10. Thành phần sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây cam đường canh
STT


Tên

Số lượng trong các điểm
1
2
3

Tổng
4

Mật
độ

con/m2

5

Lá TB/cành
1 cấp 2
113.75
101
105
118
100
2 Sâu hại
Vết giòi đục lá 38 vết 32 vết 30 vết 3 vết
12 vết 115 vết
23 vết
Nhện đỏ
3 lá

1 lá
1 lá
0 lá
3 lá
8 lá
1.6 lá
3 Bệnh cây
Loét cây có
1.21% 0.50%
1.39
1.06 2.31%
1.29%


múi
Vàng lá gân
xanh(**)

4.80%

0%

%

%

0%

8%


0%

2.56%

(**) tỷ lệ bệnh
 Nhận xét: cây đang trong gian đoạn phát triển, xuất hiện các vết đục của sâu vẽ bùa; bệnh
vàng lá gân xanh xuất hiện nhiều tại một số cây trồng.
 Đề xuất biện pháp:
- Thu dọn sạch sẽ tàn dư, cỏ dại
- Cắt tỉa cành lá sâu bệnh, cành lá già để loại bỏ nguồn bệnh
- Bón đầy đủ N,P,K cho cây để cây có sức sinh trưởng tốt
- Khi cây vào giai đoạn kinh doanh thì tiến hành chăm sóc tốt cho cây cam để đạt năng
suất và chất lượng quả

Hình 6: Nhổ bỏ cây bị greening( trái) và bệnh greening( phải)
3.4.

KẾT QUẢ THỰC TẬP THU ĐƯỢC TẠI CÁC VIỆN, CƠ QUAN:
3.4.1. VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

Viện Bảo vệ thực vật, tiền thân là ban Bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, được thành lập ngày 9 tháng 2 năm 1968 theo Nghị định 24/CP của Hội đồng Chính phủ.
Hiện nay viện có 145 viên chức. Trong đó có 1 PGS, 18 Tiến sĩ, 65 Thạc sĩ, ksc, cvc.
Chức năng nhiệm vụ của viện :








Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái và quy luật phát sinh dịch hại.
Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ dịch hại.
Đánh giá và tuyển chọn các giống chống chịu sâu bệnh.
Nghiên cứu và xác định các đối tượng kiểm dịch thực vật.
Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch NCKH và chuyể giao CN.
Nghiên cứu và khảo nghiệm thuốc BVTV.


Thành tựu nổi bật của viện :










Bộ mẫu quốc gia sinh vật hơn 3000 loài
Xuất bản tạp chí BVTV
Nghiên cứu tính kháng thuocs của nhện đỏ, rầy nâu
Phân tích dư lượng thuốc BVTV
Hợp tác với đại học Aartus- Đan Mạch
ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu bệnh cây
sản xuất và ứng dụng các sản phẩm sinh học
nghiên cứu và chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu
chuyển giao khoa học công nghệ.
3.4.2. TRUNG TÂM KIỂM DỊCH SAU NHẬP KHẨU


Trung tâm Kiểm dịch thực vật Sau nhập khẩu I là đơn vị sự nghiệp về kiểm dịch thực vật sau
nhập khẩu trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật, dưới Cục có 9 chi Cục Kiểm dịch thực vật và 3 trung
tâm kỹ thuật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở
tài khoản theo quy định của pháp luật. Và được thành lập năm 1994.
Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm :


Chức năng chính là kiểm soát quản lý tình hình sinh vật gây hại trên giông cây trồng nhập







khẩu.
Quản lý sinh vật có ích nhập khẩu sử dụng trong công tác bảo veeh thực vật.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KDTV.
Tham gia các chương trình đào tạo trong nước và ngoài nước.
Hỗ trợ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và mở cửa thị trường.
Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện khảo sát thực nghiệm về kiểm dịch



thực vật sau nhập khẩu.
Hướng dẫn, tổng hợp tình hình và báo cáo cho Cục về công tác kiểm dịch thực vật sau nhập






khẩu đối với các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quản lý viên chức, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được Cục giao.
Thực hiện các dịch vụ về kiểm dịch thực vật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật giao.
3.4.3. VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT, BẢO TÀNG
THIÊN NHIÊN VIỆT NAM:

3.4.3.1. VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT


Thăm quan viện bảo tàng thiên nhiên Việt Nam:
• Thời gian: 8h30p sáng ngày 15/11/2016
• Nội dung quan sát:


-

Cây phân bậc sinh vật: Là một mô hình bao quát thu nhỏ của thế giới sinh vật. Từ
đó cho thấy mức độ đa dạng và tiến hóa của các loài cũng như quan hệ họ hàng
giữa các loài với nhau.

Hình 7. Một số mẫu côn trùng trưng bày tại bảo tàng thiên nhiên
-



Quan sát tranh ảnh, mẫu khô, video…côn trùng và một số động vật khác.
Quan sát các mẫu khô của côn trùng gồm nhiều bộ khác nhau như bộ cánh vảy,

cánh cứng, cánh thẳng, bọ que… Cho thấy mức độ đa dạng về loài, kích thước
loài, màu sắc, hình dạng vv… Có rất nhiều loài có hình dạng, màu sắc rất độc
đáo như: Bọ hung 3 sừng(Dak Nông), Cua bay hoa(Hà Giang)… Ngoài ra còn
quan sát tranh ảnh, bài viết giới thiệu chung về đặc điểm các bộ trong lớp Côn
trùng, xem video nói về vòng đời của bướm và phân biệt các loại bướm trong bộ
cánh vảy.
- Thực vật cũng rất đa dạng về loài, số lượng,kích thước… trong đó thực vật có
hoa được xem là tiến hóa nhất. Với số lượng từ 250.000-400.000 loài, thuộc hơn
400 họ thực vật.
Tham quan các phòng thực nghiệm
• Thời gian:9h30p ngày 15/11/2016
• Nội dung chính bao gồm:
- Tham quan phòng côn trùng thực nghiệm 1:
• Nhiệm vụ: nhân nuôi côn trùng bằng nhân tạo thông qua việc nghiên cứu để
tạo ra nguồn thức ăn nhân tạo phù hợp với mỗi loại côn trùng. (Nếu thức ăn
không phù hợp sẽ dẫn đến tỉ lệ chết rất cao, do đó cần phải có một công thức
thức ăn riêng cho mỗi loại côn trùng với tỉ lệ thức ăn phải chính xác hoàn
toàn.)
• Công việc hiện tại của phòng: Nghiên cứu sâu đục thân ngô Việt Nam phản
ứng như thế nào đối với cây ngô biến đổi gen. Ngoài ra còn nghiên cứu về
nhện sáp ăn tổ ong.
- Tham quan phòng côn trùng thực nghiệm 2:
• Nhiệm vụ: nhân nuôi côn trùng sinh khối lớn để phục vụ các mục đích khác
nhau như thử nghiệm, làm thức ăn…



-

Nhân nuôi côn trùng nông nghiệp hại và thiên địch của chúng như bọ đuôi

kìm, côn trùng bắt mồi…
Tham quan phòng côn trùng thực nghiệm 3
• Nhiêm vụ: nghiên cứu về ngài gạo và ong mắt đỏ để ứng dụng việc sử dụng
loài thiên địch này vào thực tế sản xuất.
• Đây là phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về ngài gạo từ năm 1979 đến
nay, việc thử nghiệm ong mắt đỏ cũng đã được tiến hành ở một số tỉnh như
Rừng Thông(Thanh Hóa)

Viện sinh thái và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam là địa điểm duy nhất ở Việt
Nam bảo quản được giống kí sinh và kí chủ, điều tra, thu thập và đánh giá nguồn tài nguyên côn
trùng của Việt Nam.




3.5.
KẾT LUẬN:
Các tồn tại khách quan của nhóm trong quá trình thực tập
 Thời gian thực tập ngắn, khối lượng công việc nhiều, kỹ năng, kiến thức còn hạn
chế nên nhóm chưa có nhiều điều kiện để điều tra nhiều hơn
 Điều kiện thời tiết đợt thực tập tại Ba Vì khó khăn, ảnh hưởng nhiều tới việc điều
tra, thu bắt mẫu.
 Việc xin số liệu tại địa phương còn gặp khó khăn, cán bộ xã còn chưa tạo điều
kiện giúp đỡ nhóm trong quá trình thực tập
Kết luận:
 Đợt thực tập đã tạo điều kiện cho nhóm được tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, tham
quan các mô hình canh tác trên nhiều loại cây trồng khác nhau
 Nhóm có cơ hội vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế để điều tra, kết luận
và đưa ra các biện pháp phòng trừ cho mỗi loại dịch hại
 Được tiếp xúc với bà con nông dân để tìm hiểu về tập quán canh tác, quy trình sản

xuất của bà con nông dân tại địa phương

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình côn trùng học đại cương – NXB Nông nghiệp( 2006) – Nguyễn Viết Tùng
Giáo trình côn trùng chuyên khoa- NXB Nông nghiệp(2006) – Bộ môn Côn trùng
Giáo trình bệnh cây đại cương
Giáo trình bệnh cây nông nghiệp- NXB Nông nghiệp(2007) – Lê Lương Tề
Giáo trình phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng- NXB Nông nghiệp(1998) – Hà quang
Hùng
6. QCVN 01-38/2010 – Bộ NN&PTNT




×