Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI DỰ THITÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNGCẤP THPT NĂM 2016 Lớp 11B2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.25 KB, 17 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CẤP THPT NĂM 2016
Họ và tên: (in đậm)
Ngày, tháng, năm sinh:
Lớp: 11B2

Dân tộc:
Trường: THPT Mậu Duệ.

Câu 1: ( 10 điểm)
* Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam được
thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII ngày 28/11/2013 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2014.
Hiến pháp năm 2013 vừa kế thừa được giá trị to lớn của các bản Hiến pháp
năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hoá các quan điểm,
phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011).
* Hiện nay thế giới đang đứng trước rất nhiều thách thức mang tính chất thời đại
như tình trạng tranh chấp biên giới lãnh thổ, nguy cơ về thảm họa môi trường...thì một
trong những điểm nóng được nhiều người quan tâm đó là tình trạng xung đột sắc tộc, tôn
giáo bùng phát đẫm máu tại nhiều nơi trên thế giới. Điều này đã thực sự làm cho quyền
sống-một quyền cơ bản của con người đang bị thách thức và trở nên mong manh.
Quyền sống (hay quyền được sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người,
đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền. Điều 19 Hiến pháp
2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo
hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật."
Từ trước tới nay, quyền sống đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quan
trọng của quốc tế, của các quốc gia khác nhau và của nước ta như: Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị của Liên hợp quốc năm 1966; Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp


quốc năm 1989; Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776; Tuyên ngôn độc lập của
Việt Nam 1945... Tại Điều 3 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng
định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Trong bản
“Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử
ngày 2 tháng 9 năm 1945 không những đã kế thừa tinh hoa về quyền con người trên thế
giới mà còn phát triển những tư tưởng ấy lên một tầm cao mới bằng việc nhắc lại những
luận điểm bất hủ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Dân
quyền và Nhân quyền” của Pháp. Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."
Ngay sau khi nước nhà tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ
chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm càng tốt để thực hiện quyền dân chủ, quyền công
dân. Về việc ban hành Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta đã bị
chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước
ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng
1


ta phải có Hiến pháp dân chủ”. Mặc dù được soạn thảo trong bối cảnh đất nước còn
nhiều khó khăn nhưng Hiến pháp năm 1946 đã dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề
quyền con người, trong 70 điều thì có 18 điều quy định tập trung về nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân. Nhận xét về Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực
tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có độc lập. Hiến
pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến
pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn
ông, đã được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu
một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm
khiết, công bình của các giai cấp”
Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp mới

- Hiến pháp năm 1959. Lúc bấy giờ, miền Bắc đã giành được độc lập, cơ sở kinh tế
của chế độ ta mới đang bắt đầu hình thành, cuộc kháng chiến ở miền Nam đang bắt
đầu. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội cho phép quy định về quyền và nghĩa vụ công dân
một cách đầy đủ hơn, bổ sung thêm các quyền về kinh tế, văn hóa so với Hiến pháp
năm 1946. Hiến pháp 1959 với 10 chương, 112 điều, trong đó có 21 điều quy định về
quyền và nghĩa vụ của công dân.
Sau khi đất nước được giải phóng, Hiến pháp năm 1980 được Nhà nước ban
hành ngày 18 tháng 12 năm 1980 với vấn đề cơ bản nhất, xác định bản chất giai cấp
của Nhà nước, thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là
liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong Hiến pháp năm 1980, có 29
điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong bối cảnh đất nước đã thống
nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định một
cách đầy đủ hơn và mang hơi hướng của chế độ tập trung, bao cấp. Những quyền và
nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 1980 là cơ sở để Nhà nước ta
xây dựng một loạt các văn bản pháp luật chi tiết hóa, cụ thể hóa quyền con người
trong đời sống xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới do Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng đề ra và thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Hiến pháp năm 1992 được ban hành
trên cơ sở kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1980 và những bản Hiến pháp trước
đó. Vấn đề quyền con người được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng.
Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12 tháng 7 năm 1992 về “Vấn đề quyền con người
và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng
định: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành quả của
cuộc đấu tranh làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung
của nhân loại”. Một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp 1992 là hướng
mạnh vào tôn trọng, bảo đảm các quyền công dân.
Theo Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì chương quy
định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm 34 điều. Cùng với hệ thống pháp

luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, hầu như các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội đều được điều chỉnh bởi các đạo luật đã cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyền và
2


nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 để công dân có thể dễ dàng thực
hiện trong cuộc sống, quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tôn trọng và bảo
đảm.
Hiến pháp 2013 đã tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn quyền con người, quyền
công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Quyền con người và quyền công dân
là hai khái niệm có sự khác biệt nhất định song lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Quyền con người có tính chất bao quát và rộng hơn quyền công dân được áp dụng
chung cho tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc khác nhau đang sinh sống trên phạm vi
toàn cầu, không phân biệt quốc tịch, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, thể hiện
mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng. Còn quyền công dân là khái niệm
gắn liền với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xác
định bởi chế định quốc tịch, là tập hợp những quyền con người được pháp luật của
một nước ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch nước đó mới được hưởng các
quyền công dân mà nước đó quy định.
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một quyền mới đó là quyền sống. Tại điều 19
Hiến pháp quy định "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật." Hiến pháp cũng bổ sung một
nguyên tắc hiến định đó là: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng." (Điều 14). Có
thể nói quy định về quyền sống trong Hiến pháp 2013 là một quy định mới hết sức
tiến bộ khẳng định giá trị nhân văn của bản Hiến pháp nói chung cũng như sự xác lập
quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội, nhân dân là chủ thể quyền lực tối cao.
Đồng thời việc xác lập quyền sống còn khẳng định rằng Việt Nam chúng ta luôn luôn

thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ các cam kết quốc tế về nhân quyền đối với
Liên Hiệp Quốc, chúng ta luôn thực hiện một cách nghiêm chỉnh các điều ước quốc
tế về nhân quyền mà mình là thành viên. Xin trích một số nội dung quy định của pháp
luật quốc tế về quyền sống: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948
khẳng định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”; tại
Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) 1966 tiếp tục
khẳng định: “Mọi người đều có quyền cố hữu là quyền được sống. Quyền này phải
được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước quyền sống một cách tùy tiện”. Ngoài
ra, một số công ước quốc tế khác về quyền con người cũng đề cập đến quyền sống
như: Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng, Công ước về trấn áp và trừng
trị tội ác A-pác-thai, Công ước về quyền trẻ em 1989, Công ước quốc tế về bảo vệ tất
cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích, Công ước về quyền của những người khuyết tật
năm 2006…
Một vấn đề đặt ra là khi nghiên cứu chế định về quyền sống trong Hiến pháp
2013 không nên hiểu quyền này theo nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính mạng mà
quyền này bao gồm cả khía cạnh nhằm đảm bảo sự tồn tại của con người. Việc bảo
đảm quyền sống đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp để đảm bảo quyền được
sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại
và phát triển về thể chất, làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ em và tăng tuổi thọ bình quân của
3


người dân, xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và các dịch bệnh, xóa đói, giảm
nghèo… Các chế định này được thể hiện khá toàn diện và ngày càng hoàn thiện trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.
Về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và quyền sống, luật pháp quốc tế không
bắt buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt tử hình song các quốc gia đều
phải có nghĩa vụ hạn chế sử dụng nó và việc giới hạn áp dụng hình phạt này cũng
được coi là một hình thức bảo vệ quyền sống. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế
giới, xuất phát từ yêu cầu khách quan về phòng chống tội phạm, pháp luật của Nhà

nước ta vẫn còn duy trì hình phạt tử hình song đang thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình
phạt này. Cụ thể là từ 44 điều có khung hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm
1985 còn 29 điều trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 19 tháng 6
năm 2009 thì hiện nay còn 22 điều luật có khung hình phạt tử hình. Về giới hạn áp
dụng, Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp
dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình
đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới
36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ
có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này, hình phạt tử
hình chuyển thành tù chung thân. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân
giảm thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”.
Như vậy, quyền sống là quyền tất yếu, vốn có của quyền con người; là một trong
những vấn đề quan trọng bậc nhất, lần đầu tiên được quy định với ý nghĩa sâu sắc, cụ
thể, đầy đủ và toàn diện về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, đánh dấu sự
hoàn thiện của Hiến pháp - đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta và
phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền con người.
Hiện nay thế giới đang đứng trước rất nhiều thách thức mang tính chất thời đại
như tranh chấp lãnh thổ, nguy cơ về thảm họa môi trường, nguy cơ về sự suy giảm
nguồn năng lượng...thì một trong những thách thức rất lớn đó là tình trạng bạo lực
bùng phát mang tính chất diệt chủng của nhóm phiến quân Hồi giáo IS trong thời
gian vừa qua đã gây ra một sự phẫn nộ đi kèm với nỗi sợ hãi, lo lắng của người dân
trên toàn thế giới. Hành động bạo lực của nhóm phiến quân Hồi giáo IS mang tính
chất diệt chủng, coi thường quyền được sống - một trong những quyền cơ bản của
con người được đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng như các quốc gia là thành viên
thừa nhận. Các hành vi vũ lực nhằm tước đoạt mạng sống của nhóm phiến quân Hồi
giáo này dù xét trên phương diện nào thì cũng đều mang tính chất phi nhân tính, xâm
phạm một cách thô bạo quyền cơ bản nhất của một con người. Thủ đoạn của tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng này đó là sẵn sàng giết bất kỳ người nào mà không cần lý
do với những hình thức còn hung bạo hơn thời kỳ trung cổ như treo cổ, cắt đầu, đốt

cháy, ném đá, dìm nước...đối với những ai mà chúng cho là có tư tưởng đối lập.
Rõ ràng, việc quy định quyền được bảo đảm và thừa nhận về quyền được sống trong
hiến pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý cho mỗi quốc gia để từ đó
mỗi quốc gia có sự bảo vệ tốt nhất các quyền cơ bản của mỗi người dân.
Như vậy, từ thực tiễn các quy định của pháp luật quốc tế về nhân quyền cho tới Hiến
pháp 2013 đã có một sự tiến bộ rõ rệt, đây là một sự ghi nhận cao nhất dành cho một
4


quyền cơ bản nhất của con người. Đồng thời nó cũng cho thấy Đảng, Chính phủ và
Nhà nước ta luôn quan tâm, ghi nhận và bảo vệ các giá trị của con người nói chung
cũng như quyền được sống nói riêng
* Điều 20: Luật Hiến pháp năm 2013 quy định.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình
hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc
bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy
định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử
nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
* Điều 32: Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định về quyền được bảo
đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người
phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu
chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây

mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu
người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó
đồng ?ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không
chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ
sở y tế.
4. Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ
khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;
c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp cần thiết.
* Nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là những việc pháp luật quy
định bắt buộc công dân phải làm đối với xã hội, đối với người khác.
Hiến pháp năm 2013 quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, bao
gồm:
+ Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 45);
+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
+ Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);
+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
5


+ Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh
(Điều 38).
Câu 2: ( 10 điểm)
Theo điều 9 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 những trường hợp được

kết hôn là:
* Điều kiện kết hôn.
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
* Những trường hợp cấm kết hôn.
+ Người đang có vợ hoặc có chồng;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng;
+ Giữa những người cùng giới tính.
* Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật.
1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại
Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại
Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công
nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ
thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận
quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để
ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Câu 3: ( 10 điểm )
* Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động XH
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan
6


lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ
nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà
nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
* Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo
con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp
luật.

* Bình đẳng giới trong gia đình:
1. Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ như nhau trong sở hữu tài sản chung và bình
đẳng trong việc sử dụng nguồn thu nhập.
2. Lao động gia đình là trách nhiệm chung của mọi thành viên. Trẻ em trai, trẻ em
gái được tham gia các công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
3. Con trai và con gái được tham gia ý kiến, quyết định các công việc của bản thân
và liên quan đến tài sản của hộ gia đình; được chăm sóc sức khỏe, học tập và phát triển
như nhau; được tham gia ý kiến hoặc trực tiếp tham gia các họat động tạo thu nhập phù
hợp.
4. Vợ chồng cùng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kế họach hóa gia đình.
Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chăm sóc phụ nữ trong thời gian mang
thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
5. Vợ chồng đã triệt sản hoặc mất khả năng sinh đẻ, khi ly hôn được ưu tiên nuôi
con trên cơ sở quyền lợi của con, trừ trường hợp pháp luật về hôn nhân có quy định
khác.
6. Vợ hoặc chồng, con trai hoặc con gái chưa có điều kiện và cơ hội tham gia các
họat động gia đình và xã hội được quan tâm hơn về mọi mặt cho đến khi có được cơ hội
và điều kiện như nhau.
7. Thực hiện Bình đẳng giới có nghĩa là không vì lý do giới tính mà cản trở các
thành viên trong gia đình tham gia định đọat tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình;
không được cản trở thành viên tham gia ý kiến vào việc sử dụng, định đọat tài sản chung
của hộ gia đình; không được ép buộc, đẻ thêm con trái quy định của chính sách DSKHHGĐ; không được xem thực hiện các biện pháp tránh thai là trách nhiệm riêng của
7


nam hoặc nữ; trong gia đình không được có các hành vi bạo lực dưới bất cứ hình thức
nào đối với cả nam và nữ.
* Bình đẳng giới ở địa phương hoăc trường học:
Hiện nay chúng ta đang nói về bình đẳng giới và phong trào giải phóng phụ nữ bởi
lẽ sự bất bình đẳng này đã và đang tồn tại ngay trong mỗi gia đình, trong xã hội. Để thực

hiện bình đẳng giới, theo tôi, bản thân mỗi phụ nữ luôn phải phấn đấu và phấn đấu nhiều
hơn nữa. Phấn đấu để có sức khỏe, có trình độ hiểu biết, có kỹ năng làm việc và có kinh
nghiệm ứng xử công cộng, để được tuyển dụng, bổ nhiệm, để có công việc và thu nhập
ổn định. Bên cạnh đó, người phụ nữ cần có kỹ năng tổ chức cuộc sống chung và riêng
thì mới duy trì được hạnh phúc gia đình và sự tôn trọng của cộng đồng nghề nghiệp nơi
làm việc. Nếu muốn khẳng định được vị trí của mình trong gia đình, người phụ nữ cần
biết cách đem lại chất lượng cuộc sống cho gia đình (chất lượng của đứa con tùy thuộc
rất nhiều vào chất lượng người mẹ và hình ảnh gia đình tùy thuộc phần lớn vào người
vợ). Trước muôn vàn yêu cầu đặt ra như vậy, người phụ nữ càng phải phấn đấu không
ngừng nghỉ. Nhưng để đáp ứng được điều đó, vấn đề đặt ra là mỗi người phụ nữ phải trả
lời chính xác 3 câu hỏi: “Mình là ai? Mình muốn gì? Mình phải làm gì để đạt được điều
mình muốn?”.
Trong thực tế, không phải chỉ ngày nay mà từ rất lâu rồi, người phụ nữ vẫn luôn
cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Có được điều
đó, phụ nữ phải nỗ lực gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với đàn ông bởi họ vừa làm trách
nhiệm của một công dân trong xã hội lại vừa làm thiên chức của người mẹ, người vợ.
Nhưng sẽ không thể có sự bình đẳng giới nếu ngoài công việc ở xã hội, người phụ nữ
còn phải làm tất cả các công việc gia đình mà không có tình yêu thương, sự cảm thông,
chia sẻ của người chồng. Như vậy, ngoài việc nỗ lực phấn đấu, chúng ta (phụ nữ) phải
thực hiện sự bình đẳng giới ngay tại gia đình mình bằng cách trao đổi để chồng mình
hiểu và chia sẻ công việc gia đình với vợ, mặt khác cần dạy dỗ con trẻ ngay từ lúc nhỏ,
hãy dạy cho các bé trai biết chia sẻ việc nhà với mẹ và các chị em gái để khi lớn lên họ
cũng biết cách làm, đặc biệt là biết cảm thông chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình
của mình cũng như trong cộng đồng. Hãy hình thành cho các thành viên trong gia đình
mình ý thức tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới từ những việc dù rất nhỏ. Hãy chủ động
chia sẻ và phân công công việc trong gia đình, nghĩa là phải tổ chức việc nhà như thế
nào để sao cho có sự hiện diện của không chỉ riêng mình. Tuy nhiên, người phụ nữ luôn
phải ghi nhớ: “Bình đẳng giới không có nghĩa là thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn
có của người phụ nữ Việt Nam: Đó là đức hy sinh, là sự cần cù, chịu thương, chịu khó,
một lòng thương chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình”. Chúng ta - những

người lái đò tri thức đang ngày đêm cần mẫn và tận tuỵ thực hiện sự nghiệp "trồng
người" cao cả, hãy giáo dục và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới ngay từ giai đoạn
trẻ em cho chính học sinh của mình để góp phần xây dựng một xã hội trong thế hệ tương
lai thực sự bình đẳng giới.
Với mỗi nữ giáo viên, gia đình và nhà trường là hai môi trường có tác động mạnh
nhất đối với họ. Chất lượng cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công
việc của nữ giáo viên. Chính vì lẽ đó, nhà trường, đặc biệt là Công đoàn và Ban Nữ công
phải luôn gần gũi, quan tâm đến đời sống của các chị em để kịp thời giúp đỡ họ giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong công việc cũng như trong cuộc sống. Để làm
8


được điều đó, bên cạnh công tác chuyên môn, các cán bộ Công đoàn và Ban Nữ công
cần có sự nhạy bén, tế nhị và thực sự cảm thông với mỗi nữ đoàn viên vì việc riêng của
mỗi gia đình thường là vấn đề khá nhạy cảm trong khi chị em phụ nữ hay có tâm lý
không muốn "vạch áo cho người xem lưng". Công đoàn hãy là chỗ dựa vững chắc, là
nơi mà mỗi nữ cán bộ giáo viên có thể tin tưởng và tìm thấy ở đó những giải pháp khả
thi nhất để giải quyết những vướng mắc mà mình gặp phải. Cụ thể với vấn đề bình đẳng
giới, Công đoàn và Ban Nữ công nhà trường cần tuyên truyền, vận động và giúp đỡ giáo
viên nhà trường trong việc thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên
nữ được tham gia học tập nâng cao trình độ, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần
để chị em yên tâm công tác. Tại mỗi đơn vị trường học, Công đoàn nên đứng ra tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho công
chức và viên chức trong nhà trường; lồng ghép việc phổ biến kiến thức pháp luật về bình
đẳng giới trong các buổi mít tinh, hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 8/3; 20/10; ngày
gia đình Việt Nam... Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu
bình đẳng giới.
Để thúc đẩy bình đẳng giới, Công đoàn nhà trường chúng tôi đã phát huy tốt vai
trò của tổ chức Công đoàn. Ngoài việc chủ động tham mưu với chính quyền đồng cấp
trong việc phân công công việc cho lao động nữ, chi trả tiền làm thêm giờ và ngày công

cho đoàn viên Công đoàn một cách hợp lí, Công đoàn nhà trường đã thường xuyên quan
tâm, tạo mọi điều kiện để động viên, chia sẻ, xây dựng nguồn quỹ “phụ nữ nghèo” để
kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cho các đồng chí nữ đoàn viên giúp
chị em yên tâm công tác hơn. Bên cạnh đó, hàng năm, đến dịp 8/3, Công đoàn nhà
thường tổ chức giao lưu, gặp mặt dâu rể trong nhà trường. Một trong những nội dung
giao lưu không thể thiếu trong buổi gặp mặt ấy là trao đổi và tuyên truyền về vần đề
bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, thiết lập quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa
hai vợ chồng để người chồng có thể chia sẻ gánh nặng công việc cùng vợ; đưa ra hình
thức răn đe, cứng rắn đối với những người chồng thường sử dụng bạo lực gia đình, vận
động và giúp đỡ họ hiểu và tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực
gia đình; tuyên truyền và vận động xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, Công đoàn và Ban Nữ công nhà trường đã tham gia giám sát việc
thực hiện bình đẳng giới đối với công chức và viên chức trong nhà trường, gần gũi tìm
hiểu để biết hoàn cảnh từng giáo viên, quan tâm, giám sát việc thực hiện các quy định về
bình đẳng giới ở những gia đình nếu có sự bất bình đẳng giới, từ đó kịp thời ngăn chặn
và giúp đỡ họ thực hiện đúng và đủ vấn đề này.
Câu 4: ( 10 điểm)
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
9


b) Không chú ý quan sát, Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn
giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ

trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người
bị nạn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người
thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang Điều khiển xe; dùng chân Điều khiển xe; ngồi về
một bên Điều khiển xe; nằm trên yên xe Điều khiển xe; thay người Điều khiển khi xe
đang chạy; quay người về phía sau để Điều khiển xe hoặc bịt mắt Điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh
đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu
lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
Câu 5: ( 10 điểm)
Điều 24. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người
điều khiển xe cơ giới.
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các

loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định);
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:

10


a) Người điều khiển xe mô tô, các loại xe tương tự mô tô không có Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm
định) hoặc có nhưng đã hết hạn;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy
phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu
có quy định phải kiểm định).
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi
lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không có
hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có Giấy phép
lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 (sáu) tháng.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có
thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại

Điểm b Khoản 7 Điều này.
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương
tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc
đã hết hạn sử dụng từ 6 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan
có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp
dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Vi phạm Khoản 5, Điểm b Khoản 7
Điều này bị tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy
phép lái xe bị tẩy xóa.”
Câu 6: (10 điểm)
* Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình
(khoản 2- Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Căn cứ vào hành vi bạo lực gia đình được liệt kê tại Điều 2 của Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, có cụ thể hóa ra những hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra
trên thực tế như sau:
- Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe cho
thành viên gia đình.
- Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, bao gồm:
11


+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần đối với
thành viên gia đình;
+ Đối sử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét,

mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc
hại, nguy hiểm;
+ Ép buộc thành viên gia đình thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ
có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ;
+ Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật
mà người đó sợ;
+ Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của thành viên gia
đình tại nơi ở của thành viên đó;
+ Ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy,
kinh dị;
+ Ép buộc thành viên gia đình bán dâm;
- Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, có thể bao gồm:
+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình;
+ Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm
xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi
công cộng;
+ Phát tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin xúc phạm danh dự, nhân
phẩm thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực gia đình nhằm xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, có thể bao gồm:
+ Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ
người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội khác nhằm cô lập thành viên đó;
+ Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
+ Không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, xem ti vi, nghe đài hoặc tiếp cận
với thông tin đại chúng hàng ngày;
+ Thường xuyên đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu vượt quá khả năng
của thành viên gia đình đó.

+ Đe dọa tự gây thương tích cho mình hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi
hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình;
+ Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực của người có hành vi
bạo lực với thành viên gia đình khác, người khác hoặc các con vật;
+ Thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông;
+ Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành
mạnh hoặc có hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên gia đình.
- Bạo lực liên quan tới tình dục, bao gồm:
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục; có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục vợ
chồng mà người vợ hoặc chồng đó không muốn;
12


+ Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục của người có
hành vi bạo lực với người khác;
+ Buộc vợ hoặc chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc
ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực và người có hành vi bạo
lực;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các
loại thuốc kích dục;
+ Có hành vi tác động vào cơ thể thành viên gia đình không phải là vợ, chồng
nhằm kích động tình dục, hoặc lạm dụng thân thể người đó vì mục đích tình dục;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau, bao
gồm:
+ Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu;
giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường
hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án;
- Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa

vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội,
ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
- Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy
hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác; Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của
cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
- Bạo lực về kinh tế, bao gồm:
+ Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;
+ Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài
chính chung của gia đình nhằm tạo ra cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
+ Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Đập phó tài
sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình;
+ Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
+ Dùng tài sản chung của gia đình tham gia các giao dịch dân sự vì lợi ích cá nhân
mà không được sự đồng ý của các thành viên đã thành niên trong gia đình;
+ Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc năng nhọc,
nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định
của pháp luật về lao động;
+ Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
- Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái pháp luật;
+ Đe dọa để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
+ Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc
trời mưa, bão, gió rét;
+ Thực hiện các hành vi nhằm tạo ra tình trạng khó khăn trong sinh hoạt hằng
ngày để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
* Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
13



1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng,
nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác
theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo
lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
* Điều 2 và Điều 8 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định những hành
vi bị cấm như sau:
1. Hành vi bạo lực gia đình:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe,
tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo
lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia
đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát
hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện
hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối
với hành vi bạo lực gia đình.
Câu 7: ( 10 điểm)
* Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm mua bán người.
14


1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện
hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này.
* Biện pháp để tự bảo vệ mình và người thân khỏi bị mua bán.
- Luôn luôn cảnh giác, đề phòng người lạ (kể cả người thân đi làm ăn xa trở về
hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn)
- Từ chối sự giúp đỡ về tiền, lợi ích vật chất của người khác hoặc không nhận tiền

và tự nguyện trả nợ thay của người lạ.
- Nâng cao trình độ văn hoá, pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ bạn có thể đảm bảo an
toàn cho bản thân và giúp cho người thân khỏi bị buôn bán.
- Luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy (của chính quyền, cơ quan, tổ chức,
người thân…) để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết.
Câu 8: ( 10 điểm)
* Các hành vi nào bị nghiêm cấm và việc phòng, chống ma túy:
Theo Điều 3 và 4 Luật Phòng, chống ma túy thì các hành vi sau đây bị nghiêm
cấm: Trồng cây có chứa chất ma túy. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán,
phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Sử
dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ
trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương
tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy. Hợp pháp hóa tiền,
tài sản do phạm tội về ma túy mà có. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy. Trả
thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy. Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Các hành vi trái phép khác về ma túy.
Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và
của toàn xã hội. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội
phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội,
nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; kết hợp phòng,
chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội
khác.
* Trường hợp bị bắt buộc đưa đi cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có
15



hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn
hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến
24 tháng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối tượng
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18
tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn
nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Câu 9: ( 5,0 điểm)
* Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 quy định về Quyền và nghĩa vụ học tập
của công dân như sau:
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng
được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo
điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác
thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Câu 10. ( 15 điểm)
“Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật…..” (trích Điều
46 Hiến pháp năm 2013). Theo em mỗi người dân có trách nhiệm và việc làm
như sau để thực hiện tốt nghĩa vụ trên.
Chủ động học tập, tìm hiểu; nhận thức đầy đủ nội dung, tinh thần của Hiến
pháp để nâng cao ý thức, xây dựng tình cảm tôn trọng, chấp hành Hiến pháp.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và tuân theo Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp khỏi mọi

hành vi vi phạm.
- Hiểu biết đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; vận dụng nội dung, tinh thần của Hiến pháp để thực hiện và bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
- Tham gia giám sát cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức,
cá nhân trong việc tuân theo Hiến pháp, góp phần bảo vệ Hiến pháp.
* Liên hệ với bản thân trong việc thi hành, bảo vệ Hiến pháp:
Luôn tôn trọng chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Tham gia quản lý giám sát hành động của các cơ quan nhà nước thông qua
Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước.
Tham gia thực thực hiện quyền bầu cử,ứng cử theo quy định lựa chọn người
xứng đáng đại diện cho mình để tham gia vào bộ may nhà nước.
Tham gia góp ý các văn bản pháp luật và các vấn đề khi nhà nước tổ chức lấy ý
kiến, tham gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý kiến dân.
16


Đoàn kêt yêu thương giúp đỡ nhau, lao động cần cù sáng tạo góp phần vào
công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Để thực hiện tốt người dân cần tuyên truyền phổ biến Hiến pháp đến cộng
đồng đến người thân trong gia đình mình để thực hiện tốt Hiến pháp và pháp luật.
Mậu Duệ, ngày 15 tháng 10 năm 2016
NGƯỜI VIÊT

Lò Thị A

17




×