Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tra loi cau hoi ôn tập môn triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.43 KB, 38 trang )

Câu 1. Nêu và phân tích một số đặc điểm khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học
Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
vạn vật.

Triết học theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sắc sắc của con người, đi đến đạo lý của

Theo người Ấn Độ triết học có nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến
với lẽ phải.
Theo Hy Lạp, triết học có nghĩa là yêu thích sự thông thái. Nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng nhận thức
được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của sự vật.
Dù ở phương Đông hay phương Tây, khi triết học mới ra đời, đều coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc
về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, được quy luật, được bản chất của sự vật.
Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương
Đông khác hẳn với phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông là
phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá
phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá thể.
Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau:
Về vị trí địa lý:
Phương Đông để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là
Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha… Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.
Mục đích của triết học:
Sự ra đời của triết học trước hết xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống, điều này làm cho triết học có vị trí đặc biệt quan trọng; sự
tồn tại của triết học không phải vì bản thân của triết học mà bởi vì nó cần cho cuộc sống. Tuy vậy, mục đích của hai nền triết học
cũng có sự khác nhau. Mục đích của triết học phương Tây là nhận thức để cải tạo thế giới, triết học trở thành công cụ giúp con người
chinh phục tự nhiên. Còn đối với phương Đông thì triết học lại chủ yếu nhằm xây dựng những con người lý tưởng, khôi phục lại “trật
tự xã hội đã mất: hày “giải thoát con người (Phật giáo), làm cho con người hòa đồng với thiên nhiên (Đạo giáo).
Về phương pháp tiếp cận của triết học:
Triết học phương Tây thường đi từ thế giới quan, bản thể luận đến nhân sinh quan, nhận thức luận, logic học, từ đó tạo nên một hệ
thống tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ. Triết học phương Tây nhìn chung có xu hướng đi từ thực thể ban đầu tạo nên thế giới như


nước, lửa, không khí, nguyên tử … Trong khi đó triết học phương Đông các nhà tư tưởng lớn lại đi từ nhân sinh quan đến thế giới
quan. Việc đề cập tới giới tự nhiên xét đến cùng cũng là nhằm để lý giải về con người và xã hội loài người.
Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây:
Từ phương pháp tiếp cận, mục đích của hai nền triết học có sự khác nhau mà đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông và
phương Tây cũng có sự khác nhau.
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Chính vì đối tượng rất rộng cho
nên phạm vi tri thức triết học cũng rất rộng và vô cùng phong phú, bao quát trên nhiều lĩnh vực. Vì lấy tự nhiên làm cơ sở nên triết
học có xu hướng ngả sang hướng ngoại tức là lấy cái bên ngoài giải thích cho cái bên trong, hướng hoạt động của con người ra thế
giới tự nhiên. Muốn tồn tại con người phải chinh phục tự nhiên. Triết học phương Tây luôn tìm cách trả lời cho câu hỏi: ta là ai? Ta
có cái gì? Ta sẽ được gì?... Đề cao văn minh vật chất do vậy triết học phương tây hơi ngả về duy vật. Hướng ngoại và ngả về duy vật
không có nghĩa là triết học phương tây không có hướng nội và duy tâm, song hướng ngoại và duy vật vẫn là cơ bản. Điều này được
luận giải bởi nó đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.
Đối với phương Đông, đối tượng của triết học là xã hội, là con người, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Triết học
phương Đông xem cái tinh thần là cái cao cả, giá trị của con người tìm ở tinh thần và chính nó làm cho những con người ngày càng
mang tính người hơn. Phương Đông quan niệm: ‘Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, có thiên thời, có địa lợi nhưng không thể thiếu nhân
hòa. Điều này cho thấy con người tình cảm, đạo đức, lương tâm là cao quý. Tri thức triết học phương Đông bị giới hạn bởi những vấn
đề xã hội.Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh. Nếu triết học phương Tây
nghiêng về hướng ngoại thì triết học phương Đông lại thịnh về hướng nội, lại lấy cái bên trong giải thích cho cái bên ngoài. Ví dụ như
“ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đồng thời triết học phương Đông cũng ngả về duy tâm. Ở Ấn Độ trường phái duy vật còn
được gọi là những kẻ “tham ăn tục uống” … Có lẽ những điều này một lần nữa được lý giải bởi triết học phương Đông đi từ nhân sinh
quan đến thế giới quan, từ kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng.

1


Một vấn đề cũng cần chú ý là triết học Phương Tây đề cao tri thức khoa học mà rất ít bàn đến những vấn đề đạo đức, lương tâm hay
trách nhiệm … thì triết học phương Đông lại đề cao tình cảm, chỉ cần sống tố …(duy ý chí). Điều này dẫn đến xã hội phương Tây
luôn phát triển năng động còn các xã hội phương Đông thường có xu hướng bình lặng, đi vào ổn định.
Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.Cái mạnh của
phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển… và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn

cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ
cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng
thể.Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật,
hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ
biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau,
nhưng ở đây nói về thiên hướng.
Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó:
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng
người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.
Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì
trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn… để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ.
Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.
Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không
rời xa gốc đã có.Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban
đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.
Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động – phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất
hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Triết học phương Tây gắn với khoa học tự nhiên còn triết học phương Đông gắn với chính trị xã hội.
Phương Tây triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự
nhiên. Phương Đông, triết học gắn với những hiền triết – nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách chủ yếu bằng các dẫn chứng
khoa học, tách con người ra khỏi tự nhiên và coi rằng con người là chủ của tự nhiên có thể cải tạo và thay đổi tự nhiên còn phương
Đông chủ yếu là cải tạo thế giới coi con người là một phần của tự nhiên, con của tự nhiên nên không thể chống lại thiên nhiên mà chỉ
có thể cùng chung sống hòa đồng với thiên nhiên.
Triết học phương Tây mang tính giai cấp trực diện còn triết học phương Đông thì tính giai cấp mờ nhạt
Phương Tây ngay từ khi mới ra đời, triết học đã là thế giới quan của các tập đoàn chủ nô, thống trị xã hội. Chính vì vậy, nó mang tính
giai cấp, điều này thể hiện trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, giữa hai phương pháp biện chứng và
siêu hình.
Không giống như ở phương Tây sự phân chia các hình thái kinh tế xã hội ở phương Đông không rõ nét. Còn có nhiều quan điểm khác
nhau về sự tồn tại của cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á. Nhưng có thể nhận thấy rằng có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là chế độ

quốc hữu hóa về ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn đã làm cho sự phát triển của các xã hội phương Đông có tính
chất “tiệm tiến” mà ít có những biến đổi nhảy vọt. Trong điều kiện như vậy, mọi các nhân bị hòa tan trong cộng đồng, bị trói buộc
trong những mối quan hệ cổ truyền. Việc đề cao đời sống, tình cảm, tâm lý, luân lý, đạo đức đã không chỉ hạn chế lý trí của con người
mà còn làm cho con người giảm thiểu những như cầu, mất hết tính chủ động sáng tạo.
Căn cứ vào đó ta có thể lập bảng so sảnh sự khác biệt cơ bản giữa triết học phương Đông và phương Tây như sau:
Đông (Á)

Tây (Âu)

Tinh thần – Đời người – Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệ

Vật chất – Máy móc – Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực
thể độc lập

Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật

Thiên về khoa học công nghệ

Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức — Con người, đạo học

Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng — Vũ trụ, học
thuyết

Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòai.

Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể

2



Ngôn ngữ là ẩn dụ liên tưởng, ngụ ngôn…

Phương tiện nhận thức là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgic

Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sống

Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận

Ít có sự biến động và phát triển nhảy vọt, chủ yếu thiên về lượng,
Có bước nhảy vọt, cái sau phủ nhận cái trước, có sự đấu tranh giữa
không có bước ngoặt, các thế hệ sau chủ yếu bảo lưu và phát triển tư
các trường phái gay gắt và triệt để.
tưởng cũ
Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự
do cá nhân, cách mạng xã hội

Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hội

Câu 2. Phân tích quan điểm của triết học kinh viện châu Âu thời kỳ trung đại
Xã hội Tây Âu thời kỳ trung đại kéo dài từ thế kỷ V đến thế kỷ XV. Đây là thời kỳ hình thành và phát triển của phương thức sản
xuất phong kiến, đặc điểm nổi bật của tư tưởng xã hội là vai trò to lớn của Kyto giáo. Có thể nói xét về khoa học và triết học trong
thời kỳ này là một bước lùi so với thời cổ đại.
Trong giai đoạn đầu của trung đại, từ thế kỷ V- VIII, nền kinh tế Tây Âu là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Sản phẩm làm ra
chỉ đủ cung cấp cho công xã và thái ấp của giai cấp địa chủ phong kiến. Sự hình thành vô số công xã, thái ấp phong kiến thời kỳ này
đã tạo nên chế độ phong kiến cát cứ phân quyền. Mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp địa chủ và nông dân hết sức sâu sắc. Trong hoàn
cảnh kinh tế- xã hội như vậy, tầng lớp nghèo khổ của xã hội chiếm đa số phải cầu đến đấng linh thiêng che chở, họ theo đạo, đọc kinh
và vào nhà tu nương tựa . Đây chính là điều kiện cho tôn giáo, đặc biệt là Kyto giáo phát triển. Tuy nhiên trong các địa phương rộng
lớn của đế quốc La Mã, các tôn giáo đa thần vẫn tồn tại rất đa dạng. Trong cuộc đấu tranh của Kyto giáo với các tôn giáo khác đã hình
thành nên “Triết học Kyto giáo” . Thực ra đó chính là thần học. Các nhà “triết học Kyto giáo” khẳng định rằng Kyto giáo đặt ra và
giải quyết các vấn đề mà triết học Ly Lạp đã đặt ra nhưng không giải quyết được, bao gồm: vấn đề về khởi nguyên và bản chất của thế

giới, bản chất và vai trò của con người trong thế giới. Để giải quyết các vấn đề này “triết học Kyto giáo” hướng con người đến niềm
tin vào sự “tồn tại tối cao” của Chúa Trời.
Đại diện tiêu biểu của “triết học Kyto giáo” là Augustin (354- 430). Trong các tác phẩm của mình ông chứng minh rằng Chúa Trời là
tồn tại cao nhất. Chúa Trời có các ý niệm bất tử, vĩnh cửu quy định trật tự thế giới. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới từ hư vô và theo
thiện ý của mình chứ không theo một tính tất yếu nào. Thế giới không thống nhất mà như một chiếc thang đi lên mãi và con người có
vị trí đặc biệt trong chiếc thang này. Con người không chỉ có bản tính vật chất và còn kết hợp với linh hồn và ý chí. Chỉ có linh hồn là
bất tử và tự do, nhưng sự tự do ấy lại thông qua Chúa Trời. Trong thuyết tiền định của Kyto giáo, khẳng định rằng nơi trần thế con
người đang sống là thế giới của tranh giành, bạo lực và tội ác. Nhà thờ là nơi duy nhất con người có thể được cứu rỗi. Và chỉ có cuộc
sống sau khi chết trên thiên đường mới là cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu. Muốn đến được thiên đàng con người phải có niềm tin tuyệt
đối vào Chúa Trời, đó chính là sự ban phước của Chúa, ngược lại con người sẽ bị phán xét và đẩy xuống địa ngục.
Trong giai đoạn từ thế kỷ IX- XV là thời kỳ Kyto giáo đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền ảnh hưởng với các
tôn giáo khác trong đời sống xã hội Tây Âu, đây là thời kỳ Kyto giáo giữ vai trò thống trị và phát triển mạnh mẽ. Do sự ảnh hưởng
sâu rộng của Kyto giáo đến tất cả các mặt trong đời sống xã hội, triết học thời kỳ này cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Triết học
không còn giữ vai trò như một khoa học khách quan mà trở thành công cụ phục vụ cho tôn giáo. Triết học trở thành nô lệ của nhà thờ,
được gọi là “triết học kinh viện”. Nội dung chủ yếu của triết học kinh viện là mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin vào tôn giáo. Lý
giải về mối quan hệ này, phần lớn các nhà kinh viện đều cho rằng niềm tin cao hơn và quan trọng hơn tri thức.
Đại diện tiêu biểu của “triết học kinh viện” là Thomas d’Aquin (1225- 1274). Ông cho rằng lý trí và niềm tin thống nhất hài hòa với
nhau, trong đó niềm tin giữ vai trò quyết đinh. Trên con đường đến với chân lý tối cao, lý trí sẽ bị thất bại, và khi đó con người phải
cần đến niềm tin để tiếp tục. Như vậy chứng tỏ rằng lý trí thấp hơn niềm tin, từ đó suy ra triết học thấp hơn thần học. Thomas phát
triển yếu tố duy tâm trong triết học của Aristotle. Theo Aristotle thì vật chất và hình thức thống nhất với nhau, Thomas thì cho rằng
vật chất không thể tồn tại tách rời hình thức nhưng hình thức thì hoàn toàn có thể tồn tại độc lập với vật chất. Sự thống nhất của vật
chất và hình thức chỉ là đối với những sự vật cảm tính còn trong các tồn tại tinh thần, hình thức hoàn toàn không cần đến vật chất. Bởi
vì Chúa Trời là tồn tại tinh thần cao nhất, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là nguyên nhân cuối cùng của vạn vật.
Phát triển các quan điểm này trong triết học, chủ nghĩa duy thực khẳng định “cái chung”, “cái phổ biến” là thực thể tinh thần, tồn tại
thật, có trước sự vật đơn nhất. Ngược lại với quan điểm trên, chủ nghĩa duy danh cho rằng sự vật đơn nhất có thực, có trước, còn “cái
chung”,
“cái phổ biến” chỉ là tên gọi giản đơn do con người sáng tạo ra. Thực chất cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy
danh trong thời trung đại có thể coi như sự tiếp tục của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật của thời triết học thời cổ
đại. Do đặc điểm về niềm tin tôn giáo bao trùm lên các quan điểm triết học truyền thống, triết học kinh viện chủ yếu đi theo quan
điểm của chủ nghĩa duy thực, giải thích sự tồn tại và cơ sở của “cái riêng” là do “cái chung”, trong đó “cái chung” tối cao nhất là khái

niệm Chúa Trời tạo ra tất cả “cái riêng” trên thế giới.
Tóm lại, triết học Tây Âu thời kỳ trung đại có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, thời kỳ hình thành “triết học Kyto
giáo” gắn liền với sự hình hành Kyto giáo. Vì vậy triết học giải quyết các vấn đề truyền thống của triết học Ly Lạp thời kỳ trước theo
quan điểm giáo lý của đạo Kyto. Chính từ đây tạo nên sự phụ thuộc nặng nề của tư tưởng triết học vào quan điểm của tôn giáo. Giai
đoạn sau, khi đạo Kyto giành được địa vị thống trị trong đời sống xã hội, triết học hoàn toàn chỉ làm nhiệm vụ minh họa cho Kyto

3


giáo, từ đó mới được gọi là Triết học kinh viện. Như vậy, triết học thời kỳ này đã đánh mất vai trò là một khoa học khách quan, phát
triển dựa trên nền tảng thực tế cuộc sống và các sự kiện kinh nghiệm; chỉ tồn tại dựa trên niềm tin tôn giáo một cách mù quáng và
hoàn toàn hạ thấp vai trò nhận thức về thế giới của con người. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thụt lùi của triết học phải kể đến
điều kiện kinh tế xã hội thời kỳ này: phương thức sản xuất phong kiến và sự tác động tiêu cực của nhà thờ đã làm cho các thành tựu
khoa học kỹ thuật tự nhiên bị kìm hãm và kém phát triển. Tình trạng này chỉ được giải quyết khi Tây Âu bước sang thế kỷ XV, mở ra
thời đại Phục hưng soi sáng nhân loại thoát khỏi “đêm trường trung cổ”.
Câu 3. Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học nói chung và của triết học Mac – Lê nin đối với sự phát
triển của khoa học (Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học
a. Thế giới quan và phương pháp luận
Khái niệm thế giới quan.
Khái niệm phương pháp luận.
Các loại thế giới quan và phương pháp luận.
- Thế giới quan và phương pháp luận triết học trong so sánh với các loại thế giới quan và phương pháp luận khác.
- Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học nói chung và của triết học duy vật biện chứng nói riêng.
b. Triết học là cơ sở để giải thích và định hướng nhận thức và hoạt động của các khoa học
- Triết học có vai trò thúc đẩy (hoặc kìm hãm) sự phát triển của khoa học.
+ Triết học sáng suốt dẫn đường cho khoa học phát minh, sáng chế.
+ Sự hạn chế trong tư tưởng triết học sẽ dẫn tới cản trở khoa học và hoạt động thực tiễn.
+ Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận của khoa học hiện đại, là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo
thế giới, định hướng phát triển khoa học.
- Phương pháp luận siêu hình cản trở sự phát triển của khoa học.

c. Nhà khoa học không thể thiếu phương pháp luận triết học sáng suốt dẫn đường
- Thiếu tư duy triết học sáng suốt dẫn đường, nhà khoa học khó có thể xác định tốt những định hướng nghiên cứu đúng
đắn, tối ưu để đi tới những phát minh, sáng chế.
- Nhà khoa học đạt tới trình độ cao trong các khoa học chuyên ngành thường là những người có tư duy triết học sâu
sắc.
- Các nhà khoa học dù có thái độ thế nào đi nữa cũng vẫn bị triết học chi phối.
+ Coi thường phép biện chứng, coi thường quy luật, coi thường logic khách quan… không tránh khỏi dẫn tới sai lầm
trong bản thân lĩnh vực chuyên sâu (Lênin).
+ “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất
của triết học” (C. Mác – Ph. Ănghen. Toàn tập, t.20. NXB CTQG, 1994, tr. 692-693).
a. Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học nói chung đối với sự phát triển của khoa học
b. Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của của triết học Mac – Lê nin đối với sự phát triển của khoa học
Câu 4 . Phân tích những đặc điểm cơ bản và ý nghĩa lịch sử của triết học Hy lạp cổ đại?
Đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, triết học Hy Lạp đã để lại những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của triết học phương
Tây, tạo nên những giá trị tinh thần to lớn, làm phong phú thêm kho báu tư tưởng nhân loại. Nền triết học này có những đặc điểm sau:
Đặc điểm đầu tiên là triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô
thống trị. Nó là công cụ để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò của mình. Cho nên ngày từ khi mới ra đời,
triết học Hy Lạp cổ đại đã mang tinh giai cấp sâu sắc.
Đặc điểm thứ hai là mối liên hệ của triết học Hy Lạp cổ đại với thần thoại và các hình thức tôn giáo nguyên thủy. Sự ra
đời của triết học không có ý nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Triết học Hy Lạp ở những bước đi chập

4


chững ban đầu, một mặt là khát vọng dùng lý trí của con người để giải thích những vấn đề liên quan đến cuộc sống con
người, mặt khác là một nỗ lực "tái thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí".
Đặc điểm thứ ba thể hiện ở tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả các lĩnh vực của nhận thức,
không có đối tượng nghiên cứu riêng mà chủ yếu là nghiên cứu tri thức chung. Vì ra đời trong bối cảnh trình độ nhận
thức của con người chưa phát triển mấy, tri thức về mọi mặt chưa cao, nên triết học đóng vai trò là dạng nhận thức phổ

quát, thẩm chí là duy vật nữa, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn nằm
trong tình trạng tản mản, sơ khai, mang tính chất trực quan, thực nghiệm.
Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt làm nên đặc điểm tiếp theo của triết học Hy Lạp cổ đại. Điều kiện địa lý
đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương
Đông…..liên tục tạo nên những sắc thái mới mẻ trong để tài nghiên cứu và phong cách tư duy. Ngay từ mới lúc ra đời
triết học Hy Lạp đã phân thành những trường phái, những khuynh hướng, những cách tiếp cận khác nhau về bản
nguyên và bản tính thế giới, về ý nghĩa của tồn tại. Cuộc tranh luận thế giới quan giữa "đường lối Démocrite" (tiêu biểu
cho chủ nghĩa duy vật) và "đường lối Platon" (tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm) phản ánh những xung đột, những bất
đồng giữa các lực lượng xã hội khác nhau, những thiên hướng chính trị khác nhau.
Đặc điểm thứ tư của triết học Hy Lạp cổ đại là tính biện chứng chất phác, sơ khai, thể hiện trong việc lý giải tự nhiên,
khám phá các quy luật nhận thức, trong cá đối thoại và tranh luận nhằm đạt tới chân lý.
Đặc điểm thứ năm là sự ưu tiên nhận thức thế giới bên ngoài, tự nhiên hơn là những vấn đề con người. Giá trị con người
chủ yếu được bàn đến ở khía cạnh đạo đức.
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tiêu biểu thời kỳ này : Heraclitte, Democrite, Platon, Aritxtot , Xocrat.
Câu 5: Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục Hưng : (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII)
Nội dung và yêu cầu
*Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng
Nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng gồm:
1. Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.
2. Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt".
3. Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên
đàng.
4. Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ
thuật
Bốn đặc trưng trên - những nội dung làm nên bản chất của chủ nghĩa nhân văn (về thế giới tự nhiên, con người, cuộc sống và vẻ đẹp
của con người) - là bước đột phá mang tính cách mạng hết sức sâu sắc trong tư duy của thời đại bấy giờ. Nói cách khác, chủ nghĩa
nhân văn đã đưa con người trở thành chúa tể của thế giới. Ngự trị cuộc sống là chính con người chứ không phải Chúa Trời. Để có
được bước đột phá ấy, châu Âu đã phải trải qua những cuộc cách mạng to lớn. Trong số đó, nổi bật lên là cuộc cách mạng toàn diện,
sâu sắc trong nghệ thuật.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng. Nghĩa là

chủ nghĩa nhân văn đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng, thực hiện "cuộc cách mạng" trong nhận thức để con người thực hiện cuộc cách mạng xã
hội trong thực tiễn.
Ý nghĩa: Sách giáo khoa (trang 9)
Câu 6. tri ết h ọc t ự nhi ên
Nguồn gốc của triết học tự nhiên
Thuật ngữ “Triết học tự nhiên” bắt nguồn từ tiếng Latin: “philosophia” có nghĩa là triết học và “natura” có nghĩa là tự nhiên, triết học
tự nhiên được coi là sự lý giải mang tính tư biện trừu tượng về tự nhiên trong tính toàn thể của nó. Triết học tự nhiên xuất hiên từ thời
cổ đại và trên thực tế được coi là hình thức lịch sử đầu tiên của triết học [phương Tây]. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào
lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển cao, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết
học tự nhiên là mang tính tư biện (speculation): những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán, giả định,
nhưng cũng đưa ra những giả thuyết, chứa đựng nhiều tư tưởng tích cực có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khoa học
Vai trò lịch sử của triết học tự nhiên

5


- Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới ra đời đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể. Đó là triết
học tự nhiên. Triết học tự nhiên không độc lập với các tri thức khoa học mà đóng vai trò như một khoa học tổng hợp. Vì vậy, nó có
vai trò lịch sử quan trọng khi đã bước đầu nhận thức thế giới theo tư duy khoa học, mặc dù còn rất sơ khai nhưng đã góp phần phủ
nhận niềm tin hư ảo vào các lực lượng siêu tự nhiên của tư duy thần thoại.
- Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học do đó mà thực chất hầu hết cũng là các nhà triết học tự
nhiên. Họ nỗ lực tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể, đặt vấn đề tìm một cơ sở ban đầu, chung nhất
của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên.
- Trong thời Trung đại, khi mà triết học gần gũi với tôn giáo, triết học tự nhiên hầu như không có cơ hội tồn tại, một số yếu tố của triết
học tự nhiên thời Cổ đại được các nhà thần học Kito giáo và Hồi giáo sử dụng mối quan tâm đối với nhận thức tự nhiên lại gia tăng kể từ
thời kỳ Phục hưng và do đó triết học tự nhiên lại phục hồi và có những biểu hiện mới. Triết học Phục hưng thực chất cũng là triết học tự
nhiên, phát triển chủ yếu trên cơ sở của chủ nghĩa phiếm thần (pantheism). Các tên tuổi chủ yếu là Nicolas d’Cuse (1401 -1460),
Nicolaus Copernicus(1473- 1543),Jordano Bruno(1548 -1600), Galileo Galilei (1564 - 1642). Bằng các học thuyết về cơ bản vẫn mang
tính tư biện của mình, các nhà khoa học tự nhiên thời kỳ này đem đến những cái nhìn mới về thế giới. Tuy vậy sự hiểu biết về tự nhiên
về cơ bản vẫn mang tính tưởng tượng, bịa đặt( những quan niệm về chiêm tinh và thuật giả kim). Những cố gắng để chinh phục các sức

mạnh của tự nhiên không có căn cứ khoa học đã sinh ra những phép ma thuật, thần bí. Nicolas d’ Cuse phát triển thuyết phiếm thần,
đồng nhất Thượng đế với tự nhiên, khẳng định rằng tự nhiên là vô tận.N. Copernicus với thuyết mặt trời là trung tâm đã đăt nền móng
cho ngành thiên văn học, giải phóng khoa học khỏi ảnh hưởng của thần học. Phát triển tư tưởng về tính vô tận của tự nhiên.J. Bruno
khẳng định có không chỉ một, mà vô vàn thế giới giống như thế giới chúng ta đang sống, chúng đều được tạo thành từ đất, nước, lửa và
khí. Nói cách khác thế giới là đồng nhất về mặt tự nhiên; sự sống không chỉ có trên trái đất.Nếu thế giới là vô tận thì không thể có một
trung tâm duy nhất. Mặt trời chỉ là trung tâm của một thái dương hệ, chứ không phải của thế giới.G. Galilei tiếp thu và phất triển hơn
nữa những tư tưởng của Democrite về nguyên tử và đưa ra quan niệm về “cấu tạo hạt” của vật chất. Các hạt vật chất là có hình thức,
kích thước nghĩa là chiếm chỗ trong không gian. Trong tự nhiên vật chất được bảo tồn, không được sinh ra hay mất đi. Thế kỷ XVII XVIII là thời kỳ phát triển bùng nổ của khoa học tự nhiên, nhất là cơ học, khi mà các phương pháp phân tích mổ xẻ, dựa vào thực
nghiệm được coi là phương thức xem xét tự nhiên chủ yếu, thì triết học tự nhiên rơi xuống hàng thứ yếu. Nhà khoa học vĩ đại của thời
cận đại là Isaac Newton (1643 - 1727) coi triết học tự nhiên như là những học thuyết mang tính suy diễn - toán học về tự nhiên (natural
philosophy) để phân biệt với khoa học chính xác về tự nhiên (scientia experimentalis);“physica speculative”đểphân biệt với “physica
empirica”
- Trong triết học cổ điển Đức đầu thế kỷ XIX, triết học tự nhiên lại được coi là một trong các chuyên ngành cơ bản của triết học.
Kant (1724 - 1804) đưa ra tư tưởng về phát triển của tự nhiên (giả thuyết về sự hình thành của hệ mặt trời, của trái đất và các loài, kể cả
con người).
Selling (1775- 1854) đưa ra tư tưởng về cực tính (polarity - phân cực, sự khác biệt ngày càng tăng) như một nguyên lý phân hóa từ sự
thống nhất ban đầu của tự nhiên và tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, về sự phát triển trong tự nhiên; phát triển như là quá trình trong đó
các hình thức cao là sự chắt lọc của các hình thức thấp, tinh thần là kết quả phát triển cao nhất của tự nhiên.
Feuerbach (1804 - 1872) đã đưa ra nhiều tư tưởng mới làm sâu sắc hơn quan niệm duy vật về tự nhiên. Theo đó tự nhiên là hiện thực
duy nhất không có gì có trước hay có sau tự nhiên cả.Tự nhiên là tập hợp của tất cả các lực lượng cảm tính, tập hợp các sự vật, các hiện
tượng mà con người phân biệt được với bản thân mình như là “những gì không phải con người”. Các khái niệm” tồn tại”, “tự nhiên”, “vật
chất”, “hiện thực”, “ thực tại” là những khái niệm hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Sự đa dạng của các sự vật hiện tượng trong tự
nhiên không thể quy về “một vật chất nguyên thủy” nào. Tự nhiên là vĩnh cửu. Không gian và thời gian là những điều kiện cơ bản của
mọi tồn tại; không có hiện thực nào ngoài không gian và thời gian cả. Vật chất và vận động là không thể tách rời nhau. Vật chất
sống(sinh vật) bắt nguồn từ vật chất không sống. Sự sống là hình thức tồn tại cao nhất của tự nhiên; con người là sản phẩm cao nhất,
hoàn thiện nhất của tự nhiên; tinh thần ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao nhất của tự nhiên - ấy là bộ óc
con người.
Triết học tự nhiên (tự nhiên học) là những học thuyết đưa ra những quan điểm, sự lý giải về tự nhiên trong tính toàn thể của nó.
Triết học tự nhiên thịnh hành khi khoa học thực nghiệm chưa phát triển cao, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên
nên những quan điểm, sự giải thích của nó về tự nhiên là mang tính tư biện, nghĩa là chủ yếu dựa trên những suy luận, phỏng đoán,

giả định.
Triết học tự nhiên thời kỳ cổ đại :
Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp thực chất hầu hết là các nhà triết học tự nhiên. Họ nỗ lực tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét
thế giới như một chỉnh thể, đặt vấn đề tìm một cơ sở ban đầu, chung nhất – « bản thể » ; « nguyên thể » của mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên.
Một số triết gia tiêu biểu : Thales, Heraclite, Pythagore, Democrite, Socrate, Platon, Aristote,
Triết học tự nhiên thời kỳ trung đại :
Triết học tự nhiên gần gũi với tôn giáo, triết học tự nhiên hầu như không có cơ hội tồn tại, chỉ có một số yếu tố của triết học tự nhiên
thời cổ đại (Platon, Aristote) được các nhà thần học Kito giáo và Hồi giáo sử dụng.
Triết học tự nhiên thời kỳ Phục hưng :

6


Triết học tự nhiên thời kỳ phục hồi và có những biểu hiện mới. Triết học Phục hưng thực chất cũng là triết học tự nhiên, phát triển chủ
yếu trên cơ sở của chủ nghĩa phiếm thần. Nicolas d’ Cuse (1401-1460) đã phát triển thuyết phiếm thần, đồng nhất Thượng đế với tự
nhiên, khẳng định rằng : tự nhiên là vô tận.
Một số triết gia tiêu biểu : Nicolaus Copernicus (1473-1543), Jordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642)
Triết học tự nhiên thời kỳ cận đại :
Thế kỷ XVII – XVIII là thời kỳ phát triển bùng nổ của khoa học tự nhiên, nhất là cơ học. Khi mà các phương pháp phân tích, mổ xẻ
dựa vào thực nghiệm được coi là phương thức xem xét tự nhiên chủ yếu thì triết học tự nhiên rơi xuống hàng thứ yếu.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ trước kia chỉ có vai trò phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi
triết học, thì giờ đây càng ngày càng độc lập hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh
hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy.
Do khoa học phát triển mạnh mẽ nên phản bác được phần nào các quan điểm duy tâm thần thánh để giải thích thế giới bằng phương
pháp khoa học.
Đặc điểm khoa học tự nhiên thời kỳ này là khoa học thực nghiệm, sử dụng tư duy siêu hình, máy móc. Điều này được lý giải do thời
kỳ đầu của nghiên cứu khoa học công việc chính là sưu tập, thu thập tài liệu dẫn đến phải chia nhỏ giới tự nhiên thành các bộ phận và
xem xét các sự vật, sự việc trong sự tách rời, không có mối liên hệ với các sự vật khác.
Isaac Newton (1643-1727) : phân biệt triết học tự nhiên như là những học thuyết mang tính suy diễn.

Triết học cổ điển Đức :
Đầu thế kỷ XIX : triết học tự nhiên là một trong các chuyên ngành cơ bản của triết học.
Một số triết gia tiêu biểu : Kant (1724-1804), Selling (1775-1854), Feuerbach (1804-1872)
Đánh giá chung về triết học tự nhiên :
- Đảm nhận vai trò nhận thức thế giới tự nhiên và tính chỉnh thể của nó, đem lại một cái nhìn bao quát chung nhất về giới tự nhiên
trong điều kiện nhìn chung các khoa học tự nhiên còn chưa phát triển đầy đủ, triết học tự nhiên đã không có chỗ dựa của khoa học ;
- Triết học tự nhiên là tư biện : đã thay thế những mối liên hệ hiện thực, chưa biết bằng những mối liên hệ tưởng tượng, hư ảo, thay
những sự kiện còn thiếu bằng những giả định, phỏng đoán, thậm chí gán ghép cho tự nhiên nhiều sự tưởng tượng hư ảo, kỳ quái ;
- Khi làm như thế thì triết học tự nhiên đã có nhiều tư tưởng thiên tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này đồng thời cũng đưa
ra nhiều điều vô lý.
Câu 7 . Quan điểm của triết học Mac-lê nin về sự phát triển bao gồm những nội dung cơ bản nào
Quan điểm ấy có gì khác của Hegel
Câu 8. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và tác động của nó đến sự phát triển của
xã hội
a. Hoàn cảnh lịch sử
2.1.1. Tác dụng và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới:
Chiến tranh thế giới thứ hai là một tai hoạ to lớn chưa từng có trong lịch sử loài người, nhưng lại có tác dụng thúc đẩy nhất định đối
với sự phát triển của KHKT. Để dành thắng lợi trong chiến tranh các nước đế quốc đã dốc sức và nghiên cứu KHKT quân sự. Các bên
tham chiến cạnh tranh kịch liệt trong việc phát minh và sử dụng các vũ khí và trang bị mới như: Ra đa, tên lửa, máy bay phản lực,
bom nguyên tử... Trong chiến tranh Đức là nước đầu tiên dùng tên lửa mang đầu đạn có điều khiển, còn Mỹ là nước đầu tiên sử dụng
bom nguyên tử. Việc phát minh và sử dụng vũ khí, trang thiết bị mới không quyết định thắng bại cuối cùng, song quả thực nó ảnh
hưởng quan trọng đối với cuộc chiến. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bộ môn KHKT quân sự được ứng dụng vào ngành
công nghiệp dân dụng, điều đó không những mở ra rất nhiều ngành công nghiệp mới, mà còn nâng cao nhanh chóng năng suất lao
động của toàn bộ nền kinh tế quốcdân. Chỉ riêng điểm này có thể thấy rằng những thành tựu KHKT giành được sau chiến tranh, là do
loài người đã phải trả cái giá rất đắt mới có được.
2.1.2. Sự thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường quốc
Sau chiến tranh, do thế giới hình thành cơ cấu hai cực Mỹ và Liên Xô, sự đối lập và đối kháng Đông - Tây rất nghiêm trọng, khiến
các quốc gia này chiến tranh ác liệt trong cuộc chạy đua vũ trang. Chi phí cho chạy đua vũ trang hàng năm của họ chiếm khoảng trên
dưới 10% giá trị tổng sản phẩm quốc dân, thậm chí còn hơn nữa trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có cuộc chạy đua vũ trang ác
liệt như vậy trong thời bình. Chỉ riêng nước Mỹ, để chiếm ưu thế trong chạy đua vũ trang, đã đề ra kế hoạch "Chiến tranh giữa các vì

sao" nếu thực hiện tất cả họ sẽ phải chi khoảng 1000 tỷ đô la. Với sự thúc đẩy của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô (Cũ), một số nước

7


phát triển khác cũng đổ một lượng lớn tiền của và sức người vào sản xuất vũ khí và nghiên cứu KHKT quân sự. Theo tính toán, trong
thập kỷ 80, chi phí cho nghiên cứu KHKT quân sự mỗi năm trên thế giới tăng lên tới 50 - 70 tỷ đô la, chiếm khoảng 1/3 - 1/2 toàn bộ
chi phí nghiên cứu KHKT thế giới. Một lượng lớn tiền của đổ ra, đã thúc đẩy sự phát triển của KHKT quân sự, các loại vũ khí và
trang thiết bị quân sự liên tiếp ra đời, không ngừng đổi mới các thế hệ. Điều đó cũng giống như thời kỳ chiến tranh nó làm cho KHKT
quân sự trở thành một ngành đi đầu trong việc phát triển toàn diện KHCN, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng
trong thời kỳ nhất định.
2.1.3. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước tạo ra những điều kiện tương đối có lợi.
Ngày nay việc nghiên cứu KHCN đã ngày càng xã hội hoá. Rất nhiều công trình nghiên cứu đòi hỏi ngày càng nhiều sức người sức
của và gánh chịu những rủi ro ngày càng lớn. Nhiều công trình nghiên cứu KHKT vượt quá khả năng của các nhà tư bản cá biệt, thậm
chí các tập đoàn tư bản độc quyền. Mối liên quan giữa các ngành KHCN cũng ngày càng rộng rãi và chặt chẽ. Một phát triển mới của
ngành KHCN đòi hỏi sự phát triển tương ứng của rất nhiều ngành có liên quan. Ví dụ: Việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng
nguyên tử, việc tìm tòi nghiên cứu hàng không và vũ trụ... đều không thể tách rời việc khai thác sử dụng vật liệu mới, không thể tách
rời sự phát triển cao độ của kỹ thuật điện tử và tự động hóa... Điều đó đòi hỏi phải có sự hợp tác và phối hợp mạnh mẽ. Trong tình
hình đó sự phát triển cao độ của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, ở mức độ rất lớn đãđáp ứng được những đòi hỏi về mặt này
của sự phát triển KHCN hiện đại. Chỉ nói riêng về chi phí cho nghiên cứu mỗi năm chính phủ các nước tư bản bỏ ra xấp xỉ một nửa số
kinh phí của toàn bộ việc nghiên cứu của các nước này. Hơn nữa, số kinh phí đó phần lớn tập trung vào các đề tài nghiên cứu khoa
học tương đối lớn và cơ bản, nên tác dụng thúc đẩy KHCN của nó càng mạnh mẽ.
Ngoài phương diện kinh phí nghiên cứu KHKT, chính phủ các nước tư bản ngày nay còn có tác dụng rất to lớn trong việc bồi dưỡng
nhân tài để phát triển nghiên cứu khoa học. Một vấn đề then chốt của tiến bộ KHCN hiện nay là phải có một loại nhân tài KHKT phù
hợp và có chất lượng cao, ngay cả những cá nhân bình thường cũng cần nâng cao trình độ KHKT mới có thể đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế hiện đại.
Tác dông thúc đẩy tiến bộ KHCN của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước còn thể hiện ở chỗ nó làm cho sự hợp tác quốc tế về
KHKT ngày càng mở rộng.
2.1.4. Cạnh tranh độc quyền ác liệt vẫn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến bộ KHKT.
Bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, độc quyền càng không thể tiêu diệt được cạnh tranh, quy mô của cạnh

tranh mở rộng, mức độ cạnh tranh ác liệt. Cạnh tranh càng ác liệt, càng buộc các nhà tư bản độc quyền không ngừng nghiên cứu kỹ
thuật công nghệ mới, sử dụng công nghệ mới để làm ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Do
đó, cạnh tranh vẫn như trước đây, là một sức mạnh bên ngoài thúc đẩy tiến bộ KHCN.
Các xí nghiệp tư bản độc quyền ở các nước tư bản ngày nay không tiếc của, bỏ ra những lượng tiền khổng lồ để xây dựng bộ máy
nghiên cứu khoa học riêng, hoặc uỷ thác cho các cơ quan học thuật nghiên cứu kỹ KHKT, rõ ràng không phải là xếp vào ngăn kéo.
các xí nghiệp Mỹ bỏ ra những khoản kinh phí cho nghiên cứu khoa học trong những năm 80 lớn gấp 22 lần so với những năm 50, còn
các xí nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức, kinh phí đó trong cùng một thời gian này tăng lên tới 83 lần, điều đó nói lên một cách đầy
đủ rằng, cuộc cạnh tranh giữa các xí nghiệp độc quyền đã ngày càng cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực KHCN.
b. Nội dung
Cuộc cách mạng KHCN phát triển sâu rộng chưa từng có, trực tiếp tác động vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực XH của
các nước tư bản phát triển, hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển, ảnh hưởng của nó đối với nền chính trị xã hội và kinh tế từ nay về
sau sẽ càng to lớn. Sau đây là những lĩnh vực khoa học, công nghệ mới đã và đang có triển vọng nhất hiện nay.
2.2.1. Kỹ thuật điện tử:
Đây là ngành hạt nhân có tính quyết định của cuộc cách mạng KHCN, là ngành phát triển nhanh nhất, ứng dụng rộng rãi nhất trong số
các ngành KHCN mới nổi lên. Hiện nay bất kể những sáng tạo KHCN mới hay cải tạo kỹ thuật trong các ngành kinh tế truyền thống
đều không thể tác rời kỹ thuật điện tử. Ở các nước tư bản phát triển, ngành này đã trở thành một ngành mới, độc lập giá trị sản lượng
của nó không ngừng tăng lên.
Thành tựu nổi bật nhất của kỹ thuật điện tử biểu hiện ở việc phát minh và áp dụng máy vi tính điện tử. Máy vi tính điện tử là một
trong những phát minh KHCN vĩ đại nhất của thế kỷ này. Máy tính điện tử từ khi ra đời vào giữa thập kỷ 40 đến nay, nó đã trải qua 4
thế hệ là: Bóng điện tử, bóng bán dẫn, mạch vi điện tử, mạch vi điện tử quy mô lớn. Ở một số nước đã bắt đầu nghiên cứu, chế tạo
máy tính sinh học. Nó có ưu điểm lớn nhất là tốc độ tính toán cực nhanh.
Ngoài máy tính sinh học ra, các loại máy tính mô phỏng óc người, máy tính quang học cũng đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo.
Sự phát triển của máy tính điện tử tuy trải qua chừng nửa thế kỷ nhưng triển vọng của nó vẫn vô cùng rộng lớn đang làm phấn chấn
lòng người.
2.2.2. Công nghệ thông tin
Nếu nói kỹ thuật điện tử là cơ sở của kỹ thuật thông tin, thì kỹ thuật thông tin là bộ phận mấu chốt của công nghệ tin học ngày nay.
Thông tin là hệ thống thần kinh của XH hiện đại, không có sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ không thể có sự truyền bá và sử
dụng hàng ngàn hàng vạn thông tin trong XH hiện đại.

8



Sự phát triển của công nghệ thông tin được đo bằng chỉ tiêu: Tỷ số giá cả/ Hiệu suất. Ở các OECD, người ta ước tính đã thu được
20% lợi nhuận từ công nghệ thông tin. Trong 10 năm tới, giá cả của công nghệ thông tin sẽ giảm nhanh và hiệu quả của thông tin sẽ
càng lớn hơn. Tại Mỹ, nước chiếm 20% thị trường sản phẩm công nghệ thông tin thế giới đang bùng nổ cuộc cách mạng thông tin.
Một số công ty lớn đang thử nghiệm việc xây dựng "Hệ thống thông tin cao cấp". Đây là hệ thống liên kết giữa máy điện thoại + Máy
thu hình + Máy vi tính cho phép truyền thông 2 chiều và đa chiều, làm cho việc truyền tin và lưu tin được nhanh chóng, tự do hơn.
Cuộc cách mạng về thông tin đang làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, trong đó đặc biệt là ngành vật liệu mới.
2.2.3. Công nghệ vật liệu mới.
Công nghệ vật liệu mới là công nghệ thông qua phương pháp khoa học để chế tạo ra các vật liệu thay thế cho vật liệu thiên nhiên. Sự
xuất hiện của các lọai vật liệu mới không những giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên thiên nhiên, mà còn làm cho sự
nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại sản phẩm có trình độ KHKT cao trở thành hiện thực. Trong các loại kỹ thuật vật liệu mới,
hiện nay những thứ phát triển nhanh nhất và có triển vọng nhất là vật liệu cho thông tin, vật liệu tổng hợp và nguyên liệu năng lượng
mới... Trong những kỹ thuật vật liệu mới, đáng chó ý nhất là vật liệu năng lượng mới là cơ sở quan trọng để phát triển kỹ thuật năng
lượng mới.
Trong thời gian tới, nhu cầu của vật liệu mới sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống. Trong thời kỳ 1986 - 2000 các
vật liệu siêu dẫn sẽ tăng 32%, Gali tăng 10,1% gồm cấu trúc định sẵn tăng 30% trong khi bạc chỉ tẳng 0,8%, thiếc 1,2%. nhu cầu vật
liệu mới của Mỹ sẽ tăng từ 243 tỷ đô la (1970) lên 379 tỷ đô la (2000). Nhật Bản do phụ thuộc nặng vào nguồn nguyên liệu từ bên
ngoài, từ lâu đã tích cực phát triển công nghệ vật liệu mới. Thị trường vật liệu của Nhật Bản dự tính tăng từ 2,2 tỷ đô la (1981) lên 24
tỷ đô la (2000).
2.2.4. Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là một bộ môn khoa học mới nổi lên từ những năm 50 của thế kỷ này. Nó là sản phẩm kết hợp của khoa học về sự
sống và KHKT hiện đại. Công nghệ sinh học đang được nghiên cứu và phát triển hiện nay chủ yếu là gen, dung học tế bào, môi tế
bào, phản ứng sinh vật và công nghệ gây men... Công nghệ sinh học tuy hiện nay mới ở giai đoạn đầu nhưng nó đã có những bước
tiến, bắt đầu có tác dụng và ảnh hưởng đến đời sống KT - XH.
2.2.5. Công nghệ hải dương
Biển chiếm 71% diện tích trái đất nhưng việc lợi dụng biển của loài người còn hết sức nhỏ bé. Cùng với sự tiến bộ của KHCN, con
người đã dần dần coi trọng việc khai thác và sử dụng biển. Xem xét tình hình hiện nay thì thấy rằng công nghệ hải dương đã bao gồm
rất nhiều lĩnh vực chuyên môn như: Năng lượng biển, nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, làm nhạt nước biển, hoá chất
biển... Trong đó ngành khai thác khoáng sản biển có triển vọng lớn rất hấp dẫn.

2.2.6. Công nghệ vũ trụ.
Công nghệ vũ trụ bao gồm việc nghiên cứu và chế tạo các thiết bị máy móc cho việc bay vào vũ trụ như: Vệ tinh nhân tạo, phi thuyền
chở người, phóng tên lửa... Còng bao gồm việc sử dụng các lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ việc bay vào vũ trụ như: Khí
tượng, tài nguyên, khoa học đời sống... Về mặt thông tin truyền dẫn, việc sử dụng kỹ thuật không gian càng tương đối rộng rãi. Do
khoảng không vũ trụ có những điều kiện hết sức đặc biệt như: Độ chân không rất cao; trọng lực cực nhỏ, vô trùng... nên có thể chế tạo
ở đó những sản phẩm mà trên trái đất không thể chế tạo được: Sản phẩm có độ sạch cao, vật liệu siêu dẫn, tinh thể thuần khiết...
c. Tác động của khoa học công nghệ:
* Tích cực:
- Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.
- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành
tin
* Những nhiêm vụ và giải pháp phát triển khoa học công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
(Sách giáo trình)
Câu 9. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại ở châu Âu có những đặc điểm gì?
(Tài liệu trang 6)
Từ những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và sự phát triển khoa học đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học. Triết
học Tây Âu thời kỳ thế kỷ XVII – XVIII về cơ bản có những đặc điểm sau:
1. Nhìn chung ở Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII, triết học duy vật có xu thế phát triển rực rỡ, là thế giới quan, ý thức hệ của giai cấp tư

9


sản đang lên, đang còn tiến bộ, cách mạng chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Tuy nhiên, khi cách mạng tư sản thành công
thì triết học duy vật có xu hướng nhường chỗ cho triết học duy tâm, triết học chủ quan, không thể biết. Điều này thể hiện rõ ở thế kỷ
XVII tư tưởng triết học duy vật thể hiện rõ nét trong các nhà triết học như: Tô-mát Hốp-xơ (1588 – 1679), Giôn Lốc-cơ (1632 –
1704), Bê-kê-nít Xpi-nô-za (1632 – 1677), Gô-phrít Vin-hem Lép-nít (1646 – 1716)... Nhưng đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII
thì tư tưởng triết học duy tâm, triết học chủ quan, không thể biết lại phát triển mạnh, thể hiện ở các đại biểu như: Gioóc Béc-cơ-ly
(1685 – 1753), Đa-vít Hi-um (1711 – 1776)...

2. Triết học duy vật thời kỳ này khác với triết học duy vật thời kỳ Hy Lạp cổ đại ở nhiều điểm. Nhưng về cơ bản tựu chung ở hai điểm
nổi bật:
- Một là, nếu phép biện chứng là phương pháp cơ bản, chủ yếu trong nhận thức luận của triết học duy vật cổ đại thì phương pháp siêu
hình là phương pháp chủ yếu trong nhận thức luận của triết học duy vật thời kỳ này.
- Hai là, một số luận điểm của triết học duy vật thời kỳ này đã được chứng minh bằng những thành tựu của khoa học thực nghiệm
đương thời chứ không còn là những phỏng đoán như thời Hy Lạp cổ đại.
3. Triết học duy vật thời cận đại có xu hướng đi đến chủ nghĩa vô thần, nhất là ở cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, riêng các nhà
triết học Pháp thế kỷ XVIII như: Sác-lơ Mông-tex-ki-ơ (1689 – 1775), Gian Giắc Rút-xô (1712 – 1778), Đê-ni Đi-đrô (1713 – 1784),
Giu-len Ô-phrơ La-me-tờ-ri (1709 – 1751)... là các nhà vô thần chiến đấu chống lại giáo hội. Nguyên nhân của xu hướng này là do
giai cấp tư sản đang lên muốn phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa cần có sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhưng trở ngại lớn nhất
của sự phát triển khoa học kỹ thuật của giai đoạn này là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo và triết học kinh viện. Bởi vậy, để giải phóng
khoa học, giai cấp tư sản phải đấu tranh chống lại tôn giáo, chống lại chủ nghĩa duy tâm, chống triết học kinh viện thời kỳ Trung cổ.
4. Triết học thời kỳ này đi sâu nghiên cứu lý luận nhận thức và chia thành hai trường phái cơ bản: Duy cảm và duy lý.
• Triết học duy cảm chính là sự tìm tòi của các nhà triết học trên con đường nhận thức chân lý, các nhà triết học duy vật đồng thời là
các nhà hoạt động xã hội, tiêu biểu như: Tô-mát Hốp-xơ (1588 – 1679), Giôn Lốc-cơ (1632 – 1704), các nhà triết học duy vật Pháp...
Họ đã đề cao cảm giác trong nhận thức.
• Triết học duy lý: tuyệt đối hóa vai trò của lý tính trong nhận thức, các nhà triết học duy lý vừa là các nhà triết học duy vật, vừa là các
nhà khoa học (toán học), với các đại biểu tiêu biểu như: Bê-kê-nít Xpi-nô-za (1632 – 1677), người Hà Lan; Gô-phrít Vin-hem Lép-nít
(1646 – 1716), người Đức...
5. Triết học thời kỳ này đi sâu nghiên cứu vấn đề con người. Cong người đã được đề cập đến cả trong mối quan hệ với tự nhiên và cả
trong mối quan hệ giữa con người với con người. Khác với trước đây, chẳng hạn, trong triết học Hy Lạp cổ đại, cong người chỉ được
đề cập trong mối quan hệ với tự nhiên. Trong triết họ thời kỳ Trung cổ, con người được đề cập đến trong mối quan hệ với chúa trời,
thượng đế, giáo hội, nhà thờ. Trong triết học thời kỳ Phục hưng, con người chỉ được đề cập chủ yếu với tư cách cá nhân. Ở thời kỳ
này, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định nên con người được đề cập đến cả trong hai mối quan hệ nêu trên: Do sự phát
triển của kinh tế tư bản (nền kinh tế dựa trên sự khai thác, chinh phục tự nhiên, cũng như đêy là nền kinh tế dựa trên quan hệ hàng
hóa) nó đã đặt ra những vấn đề phải trả lời về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, cũng như mối quan hệ giữa con người với con
người. Đồng thời, đây là thời kỳ diễn ra và thắng thế của cách mạng tư sản, nhất là sau khi cách mạng tư sản thành công, xã hội công
dân được hình thành và con người với tư cách là một công dân trong xã hội, một chủ thể trong xã hội có tư cách pháp nhân được đặt
ra và phải giải quyết.
6. Triết học trong thời kỳ này có nhiều điểm tiến bộ, nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Hạn chế cơ bản nhất là tính siêu hình máy

móc. Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung có ba nguyên nhân cơ bản:
• Thứ nhất, khoa học thời kỳ này mới đang ở dạng tích lũy, thu thập chứng cứ; khoa học lý luận chưa phát triển, chủ yếu vẫn là khoa
học thực nghiệm và đặc biệt là sự phát triển hơn cả của cơ học đã dẫn đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ học đến triết học.
• Thứ hai, do ảnh hưởng của nền kinh tế thủ công, nền kinh tế dựa trên phương pháp sản xuất đơn lẻ, tách biệt giữa các khâu trong
quá trình sản xuất đã làm cho cách nhìn nhận của con người về thế giới và về chính bản thân con người cũng mang tính đơn lẻ, rời
rạc...
• Thứ ba, giai cấp tư sản để bảo vệ lợi ích của mình đã muốn đưa cách nhìn siêu hình vào trong xã hội để có cơ sở khẳng định chủ
nghĩa tư bản là sự bất biến, vĩnh cửu, là sự tột cùng của sự phát triển.
7. Triết học thời kỳ này có những tư tưởng tiến bộ về mặt xã hội, đặc biệt là các nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII, đã thể hiện
tinh thần đấu tranh chống lại xã hội phong kiến, chống lại thói mê tín, đạo đức giả; các nhà triết học đã ca ngợi tự do, bình đẳng, bác
ái. Tuy nhiên, hạn chế chung của triết học thời kỳ này nói chung, chủ nghĩa duy vật nói riêng là chủ nghĩa duy vật chưa triệt để, vẫn
duy tâm trong việc giải thích các vấn đề lịch sử, xã hội, tinh thần. Mặc dù vậy, triết học thời kỳ này cũng đã đóng vai trò to lớn trong
cuộc đấu tranh chính trị - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của triết học sau này.
Ý nghĩa đối với sự phát triển của khoa học và triết học
Câu 2:
a.Vì sao nói sự ra đời triết học Mác là một tất yếu?
Trả lời: Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu vì:
* Về điều kiện khách quan:
- Triết học Mác ra đời là do những yêu cầu của thực tiễn xã hội ở thế kỷ 19 đòi hỏi. Đó chính là thực tiễn đấu tranh của phong trào
công nhân cấp thiết cần có một lý luận đúng
đắn chỉ đ−ờng. Triết học Mác ra đời là đáp ứng nhu cầu ấy.
- Triết học Mác ra đời chính là sự phát triển hợp lôgic của lịch sử t−t−ởng nhân loại. Nó dựa trên những tiền đề về lý luận và những
thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên thế

10


kỷ 19.
- Đó chính là tính tất yếu khách quan cho sự ra đời của triết học Mác.
* Về điều kiện chủ quan:

Trong thời kỳ triết học Mác xuất hiện, không thiếu những bộ óc vĩ đại thiên tài nh−PhơBách, sâu sắc nh−Hêghen... nh−ng họ cung
không xây dựng đ−ợc lý luận Mác xít. Chỉ có
Mác Ănghen mới là ng−ời xây dựng nên học thuyết học.
Triết học Mác ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, bền bỉ lẫn lộn trong thực tế phong trào công nhân của Mác và Ănghen.
Đồng thời nó cũng là kết quả của t−duy
khoa học của hai ông. Các ông đã nắm bắt và sử dụng thành công ph−ơng pháp biện chứng duy vật khi xây dựng học thuyết triết học.
Học thuyết triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử và học thuyết đó do Mác Ănghen sáng lập nên cũng là một tất yếu.
b.Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác là một b-ớc ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học?
Trả lời: Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ănghen thực hiện.
- Triết học Mác ra đời đã khắc phục đ-ợc sự lệch rời giữa TG quan duy vật và phép biện chứng tạo ra hình thức cao nhất của chủ
nghĩa duy vật đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và hình thức cao nhất của phép biện chứng là biện chứng duy vật.
- Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những pháthiện vĩ đại trong cuộc cách mạng do Mác và Ănghen thực
iệntrong TH.
- Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho vai trò, vị trí của triết học và quan hệ giữa triết học với các KH khác có sự thay đổi.
- TH Mác không chỉ giải thích TG mà chủ yếu là để cải tạo TG.
- TH Mác còn là TG quan KH của giai cấp côngnhân, nó chỉ ra cho giai cấp công nhân con đ-ờng đấu tranh để giải phóng Mác nói
“giống nh-TH tìm thấy ở giai cấp vô sản mới
vũ khí vật chất thì giai cấp vô sản tìm thấy ở triết học một vũ khí tinh thần”.
- TH Mác có sự gắn bó giữa tính KH với tính CM giữalý luận với thực tiễn. Đó là triết học sáng tạo.
Câu 10: Chủ nghĩa thực chứng
Chủ nghĩa thực chứng (Positivism) là khuynh hướng triết học xuất hiện trong những năm 20 - 40 thế kỷ XIX, lúc đầu ở Pháp và sau
đó là các nước châu Âu khác. Chủ nghĩa thực chứng tuyên bố rằng chỉ có các khoa học cụ thể chuyên ngành mới đem lại các tri thức
tích cực (positive), còn triết học thì không. Các vấn đề của triết học là không thể giải quyết được, các khái niệm triết học như “vật
chất”, “tinh thần”, “tồn tại”, “bản chất”, “nguyên nhân”…. là không thể kiểm chứng được và do đó không có ý nghĩa khoa học.
Người sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng là August Comte (1798 -1857). Ông cho rằng vấn đề cơ bản của triết học (vấn đề mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại) là vấn đề trừu tượng, không thể giải quyết được, không có gì có thể chứng thực cho cả chủ nghĩa duy vật lẫn
chủ nghĩa duy tâm. Triết học không thể và không nên tìm cách giải quyết những vấn đề trừu tương như vậy. Nhiệm vụ của triết học là
sắp xếp và hệ thống hóa các dữ liệu khoa học. Lịch sử nhận thức được Comte chia ra làm ba giai đoạn ứng với ba kiểu thế giới quan
là thần thoại - tôn giáo, siêu hình học (triết hoc) và thực chứng học (chủ nghĩa thực chứng). Trong giai đoạn thần thoại - tôn giáo, con

người giải thích thế giới bằng các lực lượng thần thánh, các lực lượng siêu tự nhiên. Trong giai đoạn siêu hình học (triết học), sự
nhận thức thế giới dựa trên cơ sở của những bản chất trừu tượng, siêu hình (phi vật lý). Các giai đoạn thần thoại - tôn giáo và siêu
hình học về cơ bản là tiêu cực (negative), nhưng cần thiết như là giai đoạn thơ ấu và thiếu niên trong cuộc đời con người vậy, chúng là
những giai đoạn chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành,- giai đoạn thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng cần phải kiên quyết từ
bỏ mọi “tri thức tuyệt đối”, nhận thức chỉ giới hạn ở việc “mô tả các sự kiện thuần túy”, chứ không được suy diễn.
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực chứng được Avenarius (1843 – 1890) - nhà triết học Đức và Mach (1838 - 1916) - nhà khoa học
Áo, tiếp nhận và phát triển dưới cái tên là “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (Empiriocriticism) . Chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán cho rằng những khái niệm triết học truyền thống như “vật chất”, “thực thể”, “tính tất yếu”, “nguyên nhân”… là những khái niệm
không thể kiểm tra được bằng kinh nghiệm, tức là bằng quan sát và thực nghiệm, chúng được đưa vào nhận thức một cách “phi kinh
nghiệm”; rằng cần phải “làm sạch kinh nghiệm” của chúng ta bằng cách loại bỏ các khái niệm ấy để “tiết kiệm tư duy”!
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa thực chứng bất đầu được chú ý nhiều hơn và phát triển thành chủ nghĩa thực chứng
mới (Neopositivism) bắt đầu từ “ nhóm Viên”, - một số các nhà triết học thuộc Bộ môn triết học, Đại học Viên nước Áo. Sau đó nó
được phổ biến rộng rãi trong các nước nói tiếng Anh. Dưới cái tên chung này quy tụ nhiều học thuyết triết học khác nhau, như chủ
nghĩa thực chứng logic, chủ nghĩa kinh nghiệm logic, chủ nghĩa nguyên tử logic, triết học phân tích ngôn ngữ, chủ nghĩa duy

11


lý phê phán, … Chủ nghĩa thực chứng mới tuyên bố rằng nhiệm vụ của triết học là phân tích logic ngôn ngữ khoa học. Theo đó thì
mọi lý thuyết khoa học phải được chia thành các “phán đoán nguyên tử” hay các phán đoán đơn giản nhất để có thể kiểm chứng được,
tức là có thể đối chiếu với kinh nghiệm trực tiếp cảm thấy được bằng giác quan. Việc phân tích ấy, một mặt là để khắc phục “siêu
hình học”, mặt khác là để làm rõ kết cấu logic của các tri thức khoa học. Các nhà thực chứng xây dựng hai nguyên tắc cơ bản để phân
tích logic ngôn ngữ khoa học. Thứ nhất là nguyên tắc kiểm chứng (verification) do Schlick (1882 -1936) và Popper (1902 - 1994)
đưa ra: mọi phán đoán đều phải được đối chiếu với kinh nghiệm cảm tính trực tiếp, tức là các sự kiện thực tế (fact) mà ta có thể chỉ ra
được; phán đoán được coi là đúng, nếu có các sự kiện thực tế khẳng định nó; phán đoán bị coi là sai, nếu có các sự kiện thực tế bác bỏ
nó; phán đoán mà không có các sự kiện thực tế khẳng định hay bác bỏ là phán đoán vô nghĩa, đúng hơn thì đó không phải là phán
đoán và phải bị loại ra khỏi khoa học. Thứ hai là nguyên tắc quy ước (conventionalism) do Carnap (1891-1970) đưa ra. Theo
nguyên tắc này, thì những tiên đề hay nói chung là điểm xuất phát của bất cứ một hệ thống khoa học nào, cũng đều có thể được chấp
nhận và chỉ mang tính quy ước. Yêu cầu duy nhất của một hệ thống khoa học là nó không được mâu thuẫn về mặt logic.
Karl Popper (1902 - 1994) về sau đã phê phán nguyên tắc kiểm chứng và đưa ra nguyên tắc bác bỏ ( falsification) để xác định tính

khoa học của các lý thuyết.
Theo Popper thì việc xác định tính khoa học của một lý thuyết được thực hiện không phải bằng việc tìm ra các sự kiện thực tế khẳng
định nó, mà chủ yếu hay thậm chí là hoàn toàn bằng việc tìm ra các sự kiện thực tế phủ định hay bác bỏ nó. Bất cứ một lý thuyết nào
cũng vậy, nó chỉ được coi là khoa học nếu như ta có thể chỉ ra được những sự kiện thực tế mà về mặt nguyên tắc có khả năng phủ
định hay bác bỏ nó
Thực ra thì Popper sử dụng tư tưởng trước đó của Francis Bacon (1561- 1626). Theo Bacon trong hoạt động khoa học, nhất là trong
việc xây dựng các khái niệm, trong việc khái quát để đi đến các luận chung thì cần đặc biệt chú ý đến các trường hợp phủ định tức là
các trường hợp trái với kết luận. Số lượng của các trường hợp khẳng định một kết luận nào đó, cho dù là lớn, cũng không thể làm
cho nó đúng tuyệt đối được. Chỉ cần một trường hợp trái với kết luận đó là đã đủ để bác bỏ nó. Phát triển hơn nữa tư tưởng này,
Popper cho rằng số lượng các sự kiện thực tế khẳng định một lý thuyết dù có là bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng vẫn không thể làm
cho lý thuyết ấy hoàn toàn đúng được. Từ tập hợp một số các trường hợp, sự kiện riêng không thể đi đến kết luận hay nhận định
chung được. Phương pháp quy nạp chỉ là một thói quen tâm lý, ít có giá trị khoa học. Một lý thuyết khoa học thì không thể phù hợp
với tất cả các sự kiện; nó chỉ được xem là khoa học, nếu như không phù hợp với những sự kiện nhất định, nghĩa là bị những sự kiện
đó bác bỏ. Càng nhiều sự kiện bác bỏ thì lý thuyết càng mang tính khoa học chặt chẽ. Một lý thuyết mà không hay ít các trường hợp
bác bỏ, thì chỉ là không tưởng hoặc giáo điều!
Đề số 3:
Câu 11: Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục Hưng : (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII)
Nhân văn nghĩa là vì con người, do con người, con người là trên hết !
Nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng gồm :
Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.
Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt".
Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng.
Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật.
Ý nghĩa :
Điểm nhấn của triết học của thời kỳ này là tập trung vào vấn đề con người và giá trị con người. Tạo cho con người tin vào sức mạnh
của chính mình và từ đó làm nền tảng cho việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên.
Câu 12: Các thời kỳ của triết học tự nhiên
Triết học tự nhiên (tự nhiên học) là những học thuyết đưa ra những quan điểm, sự lý giải về tự nhiên trong tính toàn thể của nó.
Triết học tự nhiên xuất hiện từ thời cổ đại và trên thực tế được coi là hình thức lịch sử đầu tiên của triết học phương Tây.
Triết học tự nhiên thịnh hành khi khoa học thực nghiệm chưa phát triển cao, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên

nên những quan điểm, sự giải thích của nó về tự nhiên là mang tính tư biện, nghĩa là chủ yếu dựa trên những suy luận, phỏng đoán,
giả định.
Triết học tự nhiên thời kỳ cổ đại :
Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp thực chất hầu hết là các nhà triết học tự nhiên. Họ nỗ lực tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét
thế giới như một chỉnh thể, đặt vấn đề tìm một cơ sở ban đầu, chung nhất – « bản thể » ; « nguyên thể » của mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên.

12


Một số triết gia tiêu biểu : Thales, Heraclite, Pythagore, Democrite, Socrate, Platon, Aristote,
Triết học tự nhiên thời kỳ trung đại :
Triết học tự nhiên gần gũi với tôn giáo, triết học tự nhiên hầu như không có cơ hội tồn tại, chỉ có một số yếu tố của triết học tự nhiên
thời cổ đại (Platon, Aristote) được các nhà thần học Kito giáo và Hồi giáo sử dụng.
Triết học tự nhiên thời kỳ Phục hưng :
Triết học tự nhiên thời kỳ phục hồi và có những biểu hiện mới. Triết học Phục hưng thực chất cũng là triết học tự nhiên, phát triển chủ
yếu trên cơ sở của chủ nghĩa phiếm thần. Nicolas d’ Cuse (1401-1460) đã phát triển thuyết phiếm thần, đồng nhất Thượng đế với tự
nhiên, khẳng định rằng : tự nhiên là vô tận.
Một số triết gia tiêu biểu : Nicolaus Copernicus (1473-1543), Jordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642)
Triết học tự nhiên thời kỳ cận đại :
Thế kỷ XVII – XVIII là thời kỳ phát triển bùng nổ của khoa học tự nhiên, nhất là cơ học. Khi mà các phương pháp phân tích, mổ xẻ
dựa vào thực nghiệm được coi là phương thức xem xét tự nhiên chủ yếu thì triết học tự nhiên rơi xuống hàng thứ yếu.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ trước kia chỉ có vai trò phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi
triết học, thì giờ đây càng ngày càng độc lập hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh
hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy.
Do khoa học phát triển mạnh mẽ nên phản bác được phần nào các quan điểm duy tâm thần thánh để giải thích thế giới bằng phương
pháp khoa học.
Đặc điểm khoa học tự nhiên thời kỳ này là khoa học thực nghiệm, sử dụng tư duy siêu hình, máy móc. Điều này được lý giải do thời
kỳ đầu của nghiên cứu khoa học công việc chính là sưu tập, thu thập tài liệu dẫn đến phải chia nhỏ giới tự nhiên thành các bộ phận và
xem xét các sự vật, sự việc trong sự tách rời, không có mối liên hệ với các sự vật khác.

Isaac Newton (1643-1727) : phân biệt triết học tự nhiên như là những học thuyết mang tính suy diễn.
Triết học cổ điển Đức :
Đầu thế kỷ XIX : triết học tự nhiên là một trong các chuyên ngành cơ bản của triết học.
Một số triết gia tiêu biểu : Kant (1724-1804), Selling (1775-1854), Feuerbach (1804-1872)
Đánh giá chung về triết học tự nhiên :
- Đảm nhận vai trò nhận thức thế giới tự nhiên và tính chỉnh thể của nó, đem lại một cái nhìn bao quát chung nhất về giới tự nhiên
trong điều kiện nhìn chung các khoa học tự nhiên còn chưa phát triển đầy đủ, triết học tự nhiên đã không có chỗ dựa của khoa học ;
- Triết học tự nhiên là tư biện : đã thay thế những mối liên hệ hiện thực, chưa biết bằng những mối liên hệ tưởng tượng, hư ảo, thay
những sự kiện còn thiếu bằng những giả định, phỏng đoán, thậm chí gán ghép cho tự nhiên nhiều sự tưởng tượng hư ảo, kỳ quái ;
- Khi làm như thế thì triết học tự nhiên đã có nhiều tư tưởng thiên tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này đồng thời cũng đưa
ra nhiều điều vô lý.
Câu13 (đề 1) : Phân tích quan điểm triết học kinh viện châu Âu thời ký trung đại.Chủ nghĩa kinh viện mới có quan hệ thế nào với triết
học?
a.TL: phân tích quan điểm triết học kinh viện châu âu thời kỳ trung đại(trung cổ)
Triết học Tây Âu thời trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học
và tôn giáo của thiên chúa giáo.
Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết học là
thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của
thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ. Đây là thời
kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại.
a: 5 quan điểm triết học kinh viện châu âu thời trung đại

13


Thứ nhất, triết học Tây Âu trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và tôn giáo của thiên chúa giáo. Triết học thời kỳ này
mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của
thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ. Đây là thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại.
Thứ hai, triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này, được nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết học thần
học trong các cơ sở giáo dục của cơ đốc giáo (tu viện, trường dòng), do đó nó xa rời thực tiễn của xã hội và con người. Triết học tập

trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm: đó là mối
quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong quan hệ với
lý trí.
Thứ ba, Các nhà triết học đều giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng (giữa khái niệm và các sự vật riêng lẻ), trên cơ sở đó nảy sinh hai khuynh hướng triết học phổ biến là chủ nghĩa Duy thực và chủ
nghĩa Duy danh. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy
vật và chủ nghĩa Duy tâm của thời Trung cổ.
Thứ tư, triết học thời kỳ này chứa đựng chủ nghĩa tự nhiên thần luận và phiến thần luận.
Thứ năm, Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại trong lịch sử Triết học.
(đẫn chứng một số tư tưởng thần học và tôn giáo như của Tec-lu-liêng, Tomat dacanh, Duns Scotus)
b.chủ nghĩa kinh viện mới có quan hệ thế nào với triết học.
Triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này Triết học kinh viện được nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết
học thần học trong các cơ sở giáo dục của cơ đốc giáo (tu viện, trường dòng), do đó nó xa rời thực tiễn của xã hội và con người. Triết
học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm:
đó là mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong
quan hệ với lý trí. Từ thế kỷ IX các trường tu viện và giáo xứ ở nhiều địa điểm khác nhau ở Châu Âu trở thành những trung tâm giáo
dục nổi tiếng. Sự phát triển các trường này dần dần trở thành cơ sở của hệ thống sư phạm và lý thuyết mà sau này có tên gọi là "triết
học Kinh viện", hay "triết học nhà trường". Kinh viện là hình thức triết học thời trung cổ có nhiệm vụ chính không phải là mở ra
những chân lý mới mà là giảng dạy, giải thích, bình luận kiến thức đã có. Vấn đề trung tâm của các nhà Kinh viện nghiên cứu là mối
quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo. Họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Từ đó họ đi tới nghiên
cứu những vấn đề triết học có liên quan, trong đó quan trọng nhất là "Khái niệm phổ biến" tức là chất của tư tưởng, của khái niệm phổ
biến. Các nhà Kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết vấn đề này. Ý kiến thứ nhất khẳng định các "khái niệm phổ biến" tồn tại thật
trong trí năng của Chúa và có trước sự vật. Quan điểm này được gọi là "thuyết duy thực" do triết gia thần học Origiennơ (810 – 877)
đưa ra. Ý kiến thứ hai khẳng định "khái niệm phổ biến" tồn tại sau sự vật, chúng chỉ là tên chung và quan niệm này gọi là "chủ nghĩa
duy danh".
Câu 14: Thế nào là quá trình lịch sử-tự nhiên.Quan điểm của sự phát triển củacác hình thái kinh tế-xã hội là 1 quá trình lịch
sử-tự nhiên có ý nghĩa ntn về mặt khoa học & thực tiễn?
TL:* Quá trình lịch sử - tự nhiên:
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai
đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đều do tác động của

các quy luật khách quan, đó là quá trìn lịch sử tự nhiên của xã hội.
- Các mặt hợp thành của hình thái kinh tế - xã hội không tách rời nhau mà có mối liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những
quy luật vận động, phát triển khách quan và phổ biến của xã hội. Đó là quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính
sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động và phát triển từ thấp đến cao như một quá trình
lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội thì sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có vai trò
quyết định nhất. Nó vừa đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử xã hội
loài người. - Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao –
đó là con đường phát triển chung của nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không bị chi phối bởi các quy luật chung,
mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hoá, điều kiện quốc v.v... Chính vì vậy, lịch sử
phát triển của nhân loại hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong sự phát triển của mình. Có
những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Nhưng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình
thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên, sự bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ
quan. Như vậy, quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự,
mà còn bao hàm cả sự bỏ qua một vài hình thái kinh tế - xã hội trong những điều kiện nhất định.
* Quan điểm của sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là 1 quá trình lịch sử-tự nhiên có ý nghĩa ntn về mặt khoa học & thực
tiễnC.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” (C.Mác, Tư bản, quyển 1,
T.1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1973, tr.20). Hình thái kinh tế-xã hội được xem như là một cơ thể, một hệ thống hoàn chỉnh luôn luôn vận
động và phát triển. Đó là hệ thống các quan hệ xã hội, bao gồm những quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng. Quan hệ tư tưởng được

14


xây dựng trên những quan hệ vật chất-quan hệ hình thành ngoài ý chí và ý thức của con người, như một kết quả của sự hoạt động của
con người để đảm bảo sự sinh tồn của mình. Học thuyết hình thái kinh tế–xã hội cho phép đi sâu vào bản chất của quá trình lịch sử,
hiểu được logic khách quan của quá trình đó, nhìn thấy sự phát triển của xã hội loài người như là một quá trình lịch sử tự nhiên, một
quá trình diễn ra nhiều mặt và chứa đầy mâu thuẫn, quá trình vận động hợp với quy luật khách quan. Đó là những quy luật nội tại, tự
thân trong cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua năm

hình thái kinh tế-xã hội khác nhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có những quy luật riêng của nó khi nó phát sinh, phát triển và chuyển
sang một hính thái khác cao hơn. Đồng thời cũng khẳng định đến sự tồn tại của những quy luật phản ánh những đặc điểm chung của
mọi hình thái kinh tế-xã hội, những quy luật phổ biến phát huy tác dụng trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử, trong tất cả
các hình thái kinh tế-xã hội. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, quy luật
về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Con người làm ra lực
lượng sản xuất bằng năng lực thực tiễn của mình. Tuy nhiên, năng lực thực tiễn lại bị quy định bởi nhiều điều kiện khách quan. Mỗi
thế hệ làm ra lực lượng sản xuất của mình phải dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được của thế hệ trước ở hình thái kinh tế-xã
hội trước đó. Vì vậy, bản thân các lực lượng sản xuất không phải là sản phẩm riêng của thời đại nào, mà là sản phẩm của cả một quá
trình phát triển liên tục từ thấp lên cao qua các hình thái kinh tế-xã hội. Nhưng, chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã
quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất, do đó, xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình
vận động phát triển của hình thái kinh tế-xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. Sự vận động phát triển thay thế nhau của các hình
thái kinh tế-xã hội từ thấp lên cao trước hết được giải thích bằng sự tác động của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất, một mặt của phương thức sản xuất, là yếu tố đảm bảo tính kế thừa trong
sự phát triển tiến lên của lịch sử. Quan hệ sản xuất là mặt thứ hai của phương thức sản xuất biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát
triển của lịch sử. Lịch sử loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế-xã hội, nhưng lịch sử cụ thể vô
cùng phong phú, không thể xem quá trình lịch sử là một công thức hoặc như một đường thẳng. Thực tế lịch sử diễn ra những hình
thức quá độ khác nhau của các dân tộc, một số dân tộc phải trải qua tuần tự các hình thái kinh tế-xã hội, một số dân tộc lại bỏ qua một
số hình thái để đạt được những bước phát triển nhanh hơn. Nhân loại hiện nay đang và sẽ trải qua hình thái kinh tế-xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa có ba giai đoạn phát triển: Thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã
hội; Chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa cộng sản.
Câu 15(đề 1): Hãy cho biết vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học nói chung và của triết học Mac-Lê nin
đối với sự phát triển của khoa học?
TL:
• Vai trò của thế giới quan:
Thế giới quan Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới. con người sống trên thế giới dù muốn hay không,
họ vẫn phải tìm hiểu về những thứ xung quanh mình. Bao hàm cả những cái thuộc về thế giới tự nhiên, trong xã hội loài người, những
cài thuộc về con người, thuộc xã hội loài người. TGQ có rất nhiều vai trò như nhận xét, đánh giá, nhận thức, nhận định… nhưng vai
trò quan trọng nhất là định hướng cho hoạt động của con người, định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người. định hướng cho
quan hệ con người, định hướng cho hệ giá trị con người, từ cách đi cách đứng của con người. những người có TGQ khác nhau sẽ định

hướng cho hoạt động của mình khác nhau. Ví dụ: Mỗi con người có TGQ khác nhau dẫn đến hành động khác nhau. Toàn bộ hành
động của con người bị TGQ chi phối. Cuộc sống của chúng ta đang bị TGQ của chúng ta chi phối.
• Phương pháp luận của triết học nói chung và triết học Mac-Lenin đối với sự phát triển
của khoa học:
ĐỀ THI 2
Câu 16 (đề 2)Phân tích những đặc điểm cơ bản và ý nghĩa lịch sử của triết học Hy Lạp cổ đại?
TL:* Vài ưu điểm và hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại
.1- Ưu điểm:
-Triết học cổ hy lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh muôn đời của người dân Hy Lạp. Tách ly vai trò của thần thánh
ra khỏi ý thức hệ của con người.
-Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi
về đâu.
-Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
-Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
-Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành.
-Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?

15


.2-Hạn chế
-Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
-Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa.
-Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần linh.
* .Vai trò lịch sử của triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc, nối những bến bờ triết học sau này. Đến nay những gì
mà triết học Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết học Hy Lạp cổ đại chia làm ba thời kỳ. Thời ky
tiền Socrate, thời kỳ Socrate là thời kỳ cực thịnh, thời kỳ hậu Socrate. Trong giai đoạn này có rất nhiều triết gia nổi bậc như: Thales,
Anaximandre, Heraclite, Pythagore, Xenophane, Parmenide, Zenon, Anaxagore, Empedocle, Democrite, Socrate,
Platon, Aristote…Triết lý Hy Lạp cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay. Ta

có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài
triết học nhân loại và trở nên bất hủ. Marx nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại”. Những triết gia đã đóng góp vào
kho tàng triết học ấy nổi bậc và ngời sáng là Socrate, triết gia đã sống và chết không phải cho riêng mình. Nếu nền triết học phương
tây là bản nhạc giao hưởng vu vươn đầy màu sắc, âm hưởng tuyệt vời. Thì triết học cổ Hy Lạp là khúc dạo đầu hoàn mĩ. Người nghệ
sĩ tài ba đánh lên những nốt nhạc dạo đầu ấy chính là nghệ sĩ Socracte, làm say mê lòng người với những giai điệu quyến rũ, như cô
gái mười bảy đang xỏa tóc dưới ánh trăng vàng thơ mộng. Bản giao hưởng của triết học phương tây có lúc trầm lúc bổng, có lúc lắng
đọng, là những khỏang lặng đến tê lòng người. Khúc dạo đầu của bản giao hưởng ấy trầm hùng từ Thales rồi bay bổng âm điệu tuyệt
vời của Socrate, vu vươn của Platon, Aristote v.vv..đến khoảng lặng nghẹt thở của thời kỳ trung cổ, rồi nó lại thăng hoa lên vào thời
phục hưng. Rồi huy hoàng tráng lệ thời cận đại và hiện đại của Schopanhaure, Hegel, Karl Marx….Trong những nhà triết gia phương
tây ví như những nghệ sĩ chơi đàn ấy, góp phần cho bản giao hưởng triết học phương tây còn âm vang mãi, thì nghệ sĩ Socrate và
khúc dạo đầu của triết học Hy Lạp cổ đại bao giờ cũng lắng đọng trong lòng người với những cảm xúc dịu dàng, yên ả. Dù thời gian
có qua đi tiết đấu bản giao hưởng có cách tân cách mấy thì khúc dạo đầu vẫn còn nguyên giá trị với thời gian.
Câu 17( đề 2): Tại sao có thể nói sự ra đời của triết học Mac-Lê nin là tất yếu,đồngthời lại là 1 bước ngoặt trong lịch sử phát
triển của triết học?
TL: Khái quát hiện thực xã hội, kinh nghiệm của phong trào công nhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, nghiên cứu có phê
phán những tư tưởng triết học trước đó, Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra triết học của mình, thực hiện một bước ngoặt cách mạng
trong lịch sử triết học. Điều đó thể hiện ở những nội dung sau đây:
Triết học Mác ra đời lần đầu tiên đem lại cho giai cấp vô sản một hệ tư tưởng; một lý luận dẫn đường thực hiện bước giải phóng giai
cấp vô sản về mặt tinh thần. Mác cho rằng, nếu trái tim của sự giải phóng nhân loại là giai cấp vô sản, thì khối óc sự giải phóng đó là
triết học của giai cấp vô sản, là thế giới quan của nó. Triết học Mác là vũ khí lý luận chung cấp cho giai cấp vô sản những công cụ
nhận thức và cải tạo thế giới, cho nên Mác viết: “giống như triết học tìm thấy ở giai cấp vô sản là một vũ khí vật chất, giai cấp vô sản
tìm thấy ở triết học là một vũ khí tinh thần”. Như vậy, với sự ra đời ở triết học Mác, phong trào vô sản đã có một bước ngoặt, từ chỗ là
một phong trào tự phát, chưa có lý luận, bị lệ thuộc vào tư tưởng, nó trở thành một phong trào tự giác, có lý luận và độc lập về tư
tưởng.
Với sự ra đời của triết học Mác, lần đầu tiên thực tiễn trở thành phạm trù trung tâm của triết học. Điều đó làm biến đổi tận gốc vai trò
xã hội của triết học và khắc phục được những thiếu sót căn bản của triết học trước kia. Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ là
giải thích, mà còn và chủ yếu là vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng. Đối với triết học
Mác thì thực tiễn có vai trò quyết định mọi sự phát triển xã hội, khoa học và cả triết học. Không một nhà triết học nào trước Mác hiểu
được vai trò quyết định
của thực tiễn đối với lý luận và đối với toàn bộ lịch sử nhân loại. Vì hạn chế đó, các nhà duy vật trước Mác đã rơi vào quan điểm duy

tâm siêu hình khi đề cập đến những vấn đề xã hội. Chủ nghĩa duy tâm phản ánh lợi ích của giai cấp thống trị bảo thủ, cho nên nó xa
rời thực tiễn, tách khỏi hiện thực, làm cho quần chúng không thấy được những cơ sở vật chất của các quan hệ bóc lột. Chỉ ra vai trò
quyết định của thực tiễn, Mác và Ăngghen cũng luôn nhấn mạng vai trò to lớn của hoạt động tinh thần, của lý luận. Vì vậy hai ông đã
phát triển học thuyết cân đối về mối liên hệ giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Lý luận cách mạng có vai trò chỉ đạo thực
tiễn, làm cho thực tiễn từ tự phát thành thực tiễn cách mạng, tự giác. Khi lý luận cách mạng thâm nhập vào quần chúng sẽ đem lại cho
họ những hiểu biết quy luật của đời sống xã hội, hướng dẫn họ thực hiện một cách tự giác những nhiệm vụ của cuộc đấu tranh thực
tiễn, lúc đó trở thành sức mạnh vật chất. Là thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp vô sản, triết học Mác có sự thống nhất sâu
sắc giữa tính Đảng, tính cách mạng và tính khoa học. Triết học Mác là sự phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động;
đồng thời nó là lý luận cho cuộc đấu tranh của họ nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, đưa nhân loại lên chủ nghĩa cộng sản.
Đó là tính Đảng, tính cách mạng của triết học Mác không đối lập với tính khoa học của nó. Khi phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản
và phục vụ cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản, triết học Mác phản ánh đúng yêu cầu và những quy luật khách quan của lịch sử.
Sự ra đời của triết học Mác cũng là sự sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Đây là những hình thức cao
của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, khắc phục những thiếu sót căn bản của triết học trước kia. Trước Mác chủ nghĩa duy vật
thì siêu hình, còn phép biện chứng thì lại gắn với lập trường duy tâm, như vậy chúng tách rời, thậm chí đối lập nhau, chỉ khi triết học
Mác ra đời mới có sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, tạo ra một triết học phát triển cao hơn về chất so với
trước đó.

16


Sự ra đời triết học Mác cũng là sự sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của cuộc cách mạng triết học do
Mác và Ăngghen thực hiện. Chỉ khi chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất hiện thì chủ nghĩa duy vật nói chung mới trở thành triệt để. Nó
không chỉ khắc phục lập trường duy tâm về xã hội trong triết học trước đó, mà còn là cơ sở lý luận về phương pháp luận khoa học cho
toàn bộ xã hội học, cho hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và đảng của nó.
- Sự ra đời triết học Mác làm thay đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng và mối quan hệ của nó với các khoa học khác. Truyền
thống trước đó, triết học được coi là khoa học của mọi khoa học, hòa lẫn hoặc tách rời với các khoa học cụ thể khác. Triết học Mác
không hòa lẫn vào các khoa học cụ thể mà cũng không tách rời chúng. Trong sự hình thành và phát triển của mình, triết học Mác
không chỉ dựa trên sự khái quát thực tiễn xã hội, mà còn dựa trên sự khái quát của những thành tựu khoa học cụ thể (cả tự nhiên và xã
hội). Khoa học cụ thể cung cấp những tài liệu hết sức phong phú cho triết học Mác nghiên cứu các quy luật chung nhất của hiện thực
khách quan. Đồng thời triết học Mác cung cấp những hiểu biết về các quy luật chung nhất của hiện thực khách quan sẽ giúp cho các

khoa học cụ thể nghiên cứu có hiệu quả các quy luật đặc thù.
Câu 18 (đề 2) Có thể nói về các giai đoạn phát triển cơ bản của khoa học và tác động, ảnh hưởng của những điểm sự phát
triển của triết học
TL:
3 giai đoạn
- Giai đoạn 1. bắt đầu từ thời kỳ cổ đại đến thế kỷ XV.Trong thời kỳ cổ đại khoa học còn rất sơ khai, bó hẹp trong một số lĩnh vực thư
thiên văn, toán học, cơ học nhằm đáp ứng nhu cầu về tưới nước, về hàng hải, về xây dựng lâu dài… Sản xuất chủ yếu dựa vào tri thức
kinh nghiệm.Trong thời ký phong kiến, khoa học bị cấm đoán bởi thần quyền và quan hệ phong kiến.Do đó vai trò của khoa học trong
XH phong kiến tương đối hạn chế
- Giai đoạn 2. bắt đầu từ cuối thế kỷ XV cho đến hết thế kỷ XIX. Giai đoạn này chia làm 2 thời kỳ:
+ thời kỳ thứ nhất. mở đầu bằng học thuyết của Côpécních và kết thúc bằng định luật cơ học của Niutơn.thời kỳ này khoa học đi sâu
vào nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của hiện thực, đề cao thực nghiệm và suy lý, bác bỏ giáo điề.Cơ học cổ điển đạt tới mức các thiết
bị tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao.phát huy vai trò đàu tàu ảnh hưởng lan tỏa.
+ Thời kỳ thứ 2 mở đầu bằng học thuyết của Cantơ, kết thúc bởi học thuyết của Lômônôxốp.Đặc điểm thời kỳ này, khoa học phát
triển theo hướng phá vỡ quan niệm bất biến cô lập về đối tượng nghiên cứu, gạt bỏ sự sang tạo của chúa ra khỏi khoa học . khoa học
phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với sản xuất phương pháp tư duy biện chứng giữ vai trò thống trị. Nhiều bộ môn khoa học XH
ra đời thoát khỏi các học thuyết thần học.
- Giai đoạn ba:(thế kỷ XX). Đặc điểm của giai đoạn này là có sự phát triển nhanh chóng của khoa học và khoa học đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. khoa học và kỹ thuật đã kết hợp chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất để đi sâu vào nghiên cứu đối
tượng. Khoa học XH có vai trò ngày càng kớn trong XH. Những công trình nghiên cứu XH học, kinh tế học… dã giúp cho việc sử
dụng vật lực và nhân lực một cách hợp lý trong sự phát triển sản xuất và hoàn thiện tổ chức lao động
Câu 19 (đề 2) hãy cho biết quan điểm của chủ nghĩa thực chứng về mối quan hệ giữa triết học và khoa học.Quan điểm ấy có
những điểm gì hợp lý và bất hợp lý.
TL:
a.Trong các trường phái theo chủ nghĩa duy khoa học, trường phái có ảnh hưởng lớn và lâu nhất là chủ nghĩa thực chứng
(Positivism).Các nhà triết học thực chứng cho rằng, chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện, mới là "cái thực chứng", do đó họ không thừa
nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của sự vật, họ muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại
trừ vấn đề thế giới quan ra khỏi triết học truyền thống. Auguste Comte cho rằng, triết học phải lấy các sự vật "thực chứng", "xác
thựclàm căn cứ. Chủ nghĩa thực chứng ra đời từ thế kỷ XIX. Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX, nhất là sự ra
đời hình học phi Euclite, thuyết tương đối, cơ học lượng tử, phương thức tư duy truyền thống đã bị tác động rất mạnh. Các phương

pháp toán học, phương pháp logic toán trở thành phương pháp đặc biệt quan trọng trong khoa học tự nhiên. Tuyệt đối hóa điều đó,
một số nhà triết học đã cho rằng, chính việc nghiên cứu các phương pháp đó mới là nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của triết học. Thậm
chí có nhà triết học còn cho rằng, việc toán học hóa, logic học hóa triết học mới là lối thoát của triết học hiện đại. Trong các nhà triết
học chủ trương logic học hóa triết học có một số người nhấn mạnh việc phân tích ngôn ngữ. Trường phái coi việc phân tích logic
ngôn ngữ là nội dung trung tâm của triết học được gọi là chủ nghĩa thực chứng mới, hoặc triết học phân tích. Triết học phân tích được
hình thành vào đầu thế kỷ XX. Trong số các nhà sáng lập thì Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein là hai người có ảnh hưởng lớn.
Rớtxơn coi nhiệm vụ phân tích hình thức và phân tích logic là nội dung chủ yếu của triết học. Ông chủ trương lấy logic toán - lý hiện
đại làm cơ sở sáng tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc cú pháp của mệnh đề và hình thức logic của nó. Đến
những năm 20 của thế kỷ XX, trong triết học phân tích đã xuất hiện một chi phái lớn: Chủ nghĩa kinh nghiệm logic, hoặc còn gọi là
chủ nghĩa thực chứng logic. Chủ nghĩa thực chứng logic sử dụng những thành quả của toán học, đặc biệt là của logic toán lý từ đầu
thế kỷ XX đến nay, đem tất cả các tri thức quy thành các mệnh đề có thể dùng logic toán để biểu thị. Trên cơ sở đó, triết học chỉ còn
nhiệm vụ tiến hành sự phân tích kết cấu logic đối với tất cả mọi mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng (kinh nghiệm).
Trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong triết học phân tích đã xuất hiện phái ngôn ngữ học thường ngày. Các đại biểu của
phái này đều là các giáo sư trường Đại học Oxford cho nên trường phái đó cũng được gọi là trường phái Oxford. Những người theo
chủ nghĩa thực chứng logic thường phê phán các khái niệm của ngôn ngữ tự nhiên là mơ hồ, không rõ ràng, nên không phù hợp với tư
duy chính xác. Trái lại, trường phái ngôn ngữ lại nhấn mạnh tính phong phú của khái niệm và sự phân biệt tỉ mỉ giữa các khái niệm

17


trong ngôn ngữ tự nhiên. Nếu chủ nghĩa thực chứng logicquy nhiệm vụ triết học thành sự phân tích logic, thì trường phái ngôn ngữ
luôn luôn quy triết học thành sự phân tích ngôn ngữ tự nhiên, cả hai đều phủ định ý nghĩa thế giới quan của triết học. Các trường phái
triết học khoa học có ảnh hưởng lớn đến triết học phương Tây, bao gồm các đại biểu như Karl Popper, Thomas Kuhn và Imre
Lacatos, v.v.. Học thuyết, quan điểm của họ không giống hệt nhau, nhưng cái giống nhau ở họ là đều phản đối chủ nghĩa thực chứng
logic, vì chủ nghĩa thực chứng logic chỉ tiến hành phân tích logic ở trạng thái tĩnh đối với lý luận khoa học, không quan tâm nghiên
cứu sự phát triển của tri thức khoa học, cho rằng các tri thức khoa học chỉ tích luỹ về lượng. Họ cho rằng khoa học tiến bộ thông qua
con đường cách mạng trong tri thức, do đó phải tiến hành sự phân tích lịch sử khoa học theo trạng thái động, thông qua giải quyết
mâu thuẫn. Popper phủ định phép quy nạp, nhấn mạnh rằng khoa học bắt đầu từ vấn đề chứ không phải bắt nguồn từ việc quan sát,
thực nghiệm. Ông nhận định rằng, phương pháp khoa học không phải là chứng thực trực tiếp mà là chứng thực bằng sự giả hóa, tức là
phê phán sai lầm của nó. Ông đưa ra nguyên tắc giả hóa của lý luận khoa học để bác bỏ nguyên tắc về tính có thể chứng thực trực tiếp

được của chủ nghĩa thực chứng logic. Theo ông thì sự phát triển của khoa học bắt đầu từ vấn đề mà đề ra giả thuyết có tính quy ước,
tiếp đó dùng thực nghiệm để kiểm nghiệm, cố gắng chứng thực nó bằng sự giả hóa, sau đó lại xuất hiện vấn đề mới. Như vậy khoa
học phát triển theo phương thức "cách mạng không ngừng".Kuhn dùng thuyết các giai đoạn phát triển của khoa học để thay thế cho
thuyết "cách mạng không ngừng" của sự tăng trưởng tri thức khoa học. Ông chia sự phát triển khoa học thành hai thời kỳ, thời kỳ phát
triển bình thường và thời kỳ cách mạng. Theo ông, ngay trong thời kỳ phát triển bình thường của khoa học đã xuất hiện những hiện
tượng trái với bình thường. Việc tích luỹ các hiện tượng trái với bình thường, đến một chừng mực nào đó sẽ dẫn đến sự khủng hoảng
trong khoa học, do đó tạo ra cuộc cách mạng khoa học. Lacatos, trên cơ sở tổng hợp các quan điểm của Popper và Kuhn đã nêu lên
phương pháp luận "cương lĩnh nghiên cứu khoa học", trả lời rõ câu hỏi thế nào là một khoa học, thế nào là tính hợp lý trong sự phát
triển của khoa học. Chúng ta đều biết, trong xã hội tư sản hiện đại, một mặt đang tồn tại cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng, nhưng
mặt khác, khoa học tự nhiên lại có sự tiến bộ to lớn. Đứng trước mâu thuẫn đó, một số nhà triết học cảm thấy bó tay không có cách gì
giải quyết. Về mặt lý luận, họ chán ghét loại triết học thuần túy tư biện, cho rằng loại triết học này căn bản không thể góp phần giải
quyết những vấn đề xã hội đặt ra. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên lại đưa đến cho họ niềm hy vọng và chỗ
dựa tinh thần mới. Vì vậy, họ chuyển hướng nghiên cứu triết học từ phương diện thế giới quan sang phương diện phương pháp luận
của khoa học. Một loạt trường phái và phong trào được gọi là chủ nghĩa duy khoa học đã ra đời trong hoàn cảnh đó.Ngoài bối cảnh xã
hội, còn một nguyên nhân nữa xuất phát từ đặc điểm của khoa học tự nhiên hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của nhiều môn khoa
học mới, sự phân công trong nội bộ khoa học ngày càng tỷ mỷ hơn, sự ứng dụng rộng rãi toán học và logic toán, việc khoa học ngày
càng đi sâu hơn vào kết cấu vật chất, vai trò của mô hình và kết cấu lý luận tăng lên, v.v.. Tất cả những điều đó đòi hỏi các môn khoa
học thực chứng không những phải nghiên cứu những nội dung cụ thể mà còn phải nghiên cứu những vấn đề chung của khoa học, đặc
biệt là vấn đề phương pháp luận nhận thức của khoa học. Chủ nghĩa duy khoa học dựa vào yêu cầu mới đó trong khoa học tự nhiên
hiện đại để đưa ra các quan điểm triết học thực chứng của mình.
b.Quan điểm hợp lý và bất hợp lý
hợp lý. Quan điểm của chủ nghĩa thực chứng là đã đẩy mạnh về tri thức khoa học làm cho con người phát triển về tư duy không còn
mang tính thần thoại .Cương quyết trừ bỏ tri thức trừu tượng,không được suy diễn chỉ được mô tả.Thông qua những tri thức, những
phát minh khoa học các khái niệm các phạm trù triết học có them nội dung mới.chẳng hạn như thuyết nhật tâm của Copernicus khi
khảng định trái đất không là trung tâm vũ trụ thì rõ rang nó đã giáng một đòn chí mạng vào tôn giáo Kyto, mở đầu thời kỳ mới của
khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học.Thuyết tiến hoá của Darwin tự nó đưa đến kết luận rằng các loài động vật , thực vật không
phải ngẫu nhiên được sự sang tạo bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên nào, mà là kết quả của một quan điểm triết học duy
vật.Thuyết tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại,
bất hợp lý.
+Triết học chỉ mang tính tiêu cực( ko thể kiểm chứng, ko có ý nghĩa KH)

+ hạ thấp gạt bỏ vai trò của triết học.
Câu 20: Chủ nghĩa nhân văn thới kì Phục Hưng có những nội dung và yêu cầu cơ bản nào và có ý nghĩa như thế nào đến sự
phát triển của nhân loại?
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa nhân văn được sinh ra trong thời kỳ Phục hưng ở châu Âu. Chủ nghĩa nhân văn - đó là đỉnh cao của
những lý tưởng, lý luận, quan điểm nhằm kêu gọi, thức tỉnh và phục vụ cho lợi ích của loài người tiến bộ, đặc biệt là những người lao
động, để giúp con người tự khẳng định những giá trị cao đẹp, tài năng và nhân phẩm của bản thân. Với mục đích cao cả ấy, chủ nghĩa
nhân văn thời Phục hưng đã tập hợp được lực lượng hùng hậu với những con người tài giỏi, tâm huyết và xây dựng nên một hệ thống
lý luận phong phú, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận ấy, nội dung chính của chủ nghĩa nhân
văn Phục hưng gồm:
1. Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.
2. Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt".
3. Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên
đàng.
4. Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ
thuật (3, tr.44). Bốn đặc trưng trên - những nội dung làm nên bản chất của chủ nghĩa nhân văn (về thế giới tự nhiên, con người, cuộc
sống và vẻ đẹp của con người) - là bước đột phá mang tính cách mạng hết sức sâu sắc trong tư duy của thời đại bấy giờ. Nói cách
khác, chủ nghĩa nhân văn đã đưa con người trở thành chúa tể của thế giới. Ngự trị cuộc sống là chính con người chứ không phải Chúa

18


Trời. Để có được bước đột phá ấy, châu Âu đã phải trải qua những cuộc cách mạng to lớn. Trong số đó, nổi bật lên là cuộc cách mạng
toàn diện, sâu sắc trong nghệ thuật. "Sau những cuộc đấu tranh về văn hoá (…) tư tưởng ý nguyện Phục hưng với nội dung nhân văn
đã đẩy lùi trung cổ, tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển rực rỡ. Nền nghệ thuật này trước hết dựa trên quan điểm về cái đẹp hài
hòa, trong sáng đầy khát vọng hướng tới ngày mai. Cái đẹp này tiếp thu cổ đại Hy Lạp, nhưng cái đẹp của nó là hướng tới cái đẹp
ngoại cỡ, không tiếp thu cái đẹp mực thước của Hy Lạp mà phát triển cái đẹp khổng lồ, nó muốn bộc lộ cái đẹp vô biên của con người
công nghiệp thay thế con người nông nghiệp, lấy máy hơi nước thay thế cối Như vậy, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa nhân văn Phục
hưng là cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng. Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng, thực
hiện "cuộc cách mạng" trong nhận thức để con người thực hiện cuộc cách mạng xã hội trong thực tiễn.
Câu 21: Hãy cho biết nguồn gốc, bản chất, các giai đoạn chủ yếu và vai trò của triết học tự nhiên. Trong triết học tự nhiên,

khoa học phát triển như thế nào?
* Nguồn gốc: Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức của người nguyên thủy dưới
hình thức thần thoại. Trong thần thoại bên cạnh niềm tin hư ảo vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn
gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể. Triết học ra đời trong cuộc đấu tranh với thần thoại, như một nỗ lực nhằm giải thích
thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đạt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương
thức khác, do trình độ nhận thức còn đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học hầu như
là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những
phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện. Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nó được xem như “môn khoa học
đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác”. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy-lạp cổ đại. Triết học Hy-lạp cổ đại khi mới
hình thành không hề độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành trên thực tế là môn khoa
học tổng hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở Hy lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học như Thalets, Pithagore,… Đó là triết học tự
nhiên (naturphilosophie). Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể.
* Bản chất:
Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung được coi như là những gì thứ yếu bên dưới và bị chi phối bởi triết học. Triết học
tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển cao, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng
tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là mang tính tư biện (speculation): những giải thích của nó về thế giới chủ
yếu là dựa trên những phỏng đoán, giả định như Hêraclit cho rằng không phải là nước, apeirôn, không khí, mà chính lửa là nguồn gốc
sinh ra tất thảy mọi sự vật, ông cho rằng “ Bản thân vũ trụ không phải do chúa Trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra.
Nó "mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi". Hay như Đêmôcrít cho rằng “Nguyên tử
là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu
không thay đổi trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa”.
*Các giai đoạn phát triển chủ yếu và vai trò của THTN:
• Triết học Hy-lạp Cổ đại khi mới hình thành không hề độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình
thành trên thực tế là môn khoa học tổng hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở Hy lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, do đó mà thực
chất hầu hết cũng là các nhà triết học tự nhiên. Họ nỗ lựctìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể, đặt vấn
đề tìm một cơ sở ban đầu, chung nhất của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.(Trường phái Mileet, Trường phái Pithagore,
Heraclite, Democrite, Aristotle).
• Trong thời Trung đại, khi mà triết học gần gũi với tôn giáo, triết học tự nhiên hầu như không có cơ hội tồn tại, một số yếu tố của triết
học tự nhiên thời Cổ đại được các nhà thần học Kito giáo và Hồi giáo sử dụng mối quan tâm đối với nhận thức tự nhiên lại gia tăng kể
từ thời kỳ Phục hưng và do đó triết học tự nhiên lại phục hồi và có những biểu hiện mới.

• Triết học Phục hưng thực chất cũng là triết học tự nhiên, phát triển chủ yếu trên cơ sở của chủ nghĩa phiếm thần (pantheism). Các
tên tuổi chủ yếu là Nicolas d’Cuse (1401 -1460), Nicolaus Copernicus(1473- 1543), Jordano Bruno(1548 -1600), Galileo Galilei
(1564 - 1642). Bằng các học thuyết về cơ bản vẫn mang tính tư biện của mình, các nhà khoa học tự nhiên thời kỳ này đem đến những
cái nhìn mới về thế giới. Tuy vậy sự hiểu biết về tự nhiên về cơ bản vẫn mang tính tưởng tượng, bịa đặt( những quan niệm về chiêm
tinh và thuật giả kim). Những cố gắng để chinh phục các sức mạnh của tự nhiên không có căn cứ khoa học đã sinh ra những phép ma
thuật, thần bí.
• Thời kì cận đại: triết học tự nhiên rơi xuống hàng thứ yếu.
• Trong triết học cổ điển Đức đầu thế kỷ XIX, triết học tự nhiên lại được coi là một trong các chuyên ngành cơ bản của triết học. Kant
(1724 - 1804) đưa ra tư tưởng về phát triển của tự nhiên (giả thuyết về sự hình thành của hệ mặt trời, của trái đất và các loài, kể cả con
người). v Trong triết học tự nhiên, khoa học phát triển như thế nào:
• Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung được coi như là những gì thứ yếu bên dưới và bị chi phối bởi triết học.Triết
học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển cao, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện
tượng tự nhiên.
• Nhưng bắt đầu từ thời đại Phục hưng và đặcbiệt là trong các thế kỷ XVII - XVIII, sự phát triển của các khoa học, nhất là các khoa
học tự nhiên càng lúc càng diễn ra nhanh chóng. Mối quan hệ triết học - khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ trước kia
chỉ có vai trò phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây càng ngày càng độc lập hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa
còn tác động quyết định đến khuynh hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy.

19


• Ngày nay, một bức tranh bao qt về những mối liên hệ khơng những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà còn giữa các lĩnh vực hầu
như của tồn bộ giới tự nhiên, được rút ra chủyếu là từ những kết quả nghiên cứu do các khoa học tự nhiên đem lại. Trong nhữn g
điều kiện như vậy, thì một thứ triết học tự nhiên đứng ngồi và đứng trên các khoa học là hồn tồn khơng cần thiết nữa. Mọi mưu
toan khơi phục triết học tự nhiên, theo Engels thậm chí phải coi là những bước thụt lùi.
Câu 22: Quan điểm của Mác - Lê nin về sự phát triển nó bao gồm những nội dung cơ bản nào? Quan điểm ấy có khác gì quan
điểm của Hegel?
Quan điểm của Mác - Lê nin về sự phát triển
Khái niệm “phát triển” khơng khái quát mọi sự biến đởi nói chung; nó chỉ là khái quát những vận đợng đi lên, cái mới ra đời thay thế
cho cái cũ. Tiêu ch̉n để xác định sự phát triển là có x́t hiện “cái mới” trong những biến đởi của sự vật hiện tượng. Sự phát triển

trong thế giới theo các chiều hướng cơ bản sau: phát triển về trình đợ (từ thấp đến cao), phát triển về cấu trúc (từ đơn giản đến phức
tạp), phát triển về bản chất (từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn). Sự phân biệt đó về các chiều hướng chỉ là tương đới, mợt sự phát
triển thường bao hàm cả các chiều hướng này.
- Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng sự phát triển, đởi mới là hiện tượng diễn ra khơng ngừng trong tự nhiên, trong xã hợi và
trong tư duy, mà ng̀n gớc của nó là c̣c đấu tranh giữa các mặt đới lập trong bản thân sự vật và hiện tượng. Nhưng khơng nên hiểu
sự phát triển bao giờ cũng diễn ra mợt cách đơn giản, theo đường thẳng. Xét từng trường hợp cá biệt, thì có những vận đợng đi lên,
t̀n hoàn, thậm chí đi x́ng, nhưng xét cả quá trình, trong phạm vi rợng lớn thì vận đợng đi lên là khuynh hướng thớng trị. Khái quát
tình hình trên đây, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, phát triển là khuynh hướng chung của sự vận đợng của sự vật và hiện
tượng. - Quan điểm biện chứng xác định ng̀n gớc bên trong của mọi sự phát triển. Cho nên thế giới phát triển là tự thân phát triển,
là quá trình bao hàm mâu th̃n và thường xun giải qút mâu th̃n, vừa liên tục vừa có gián đoạn; là quá trình bao hàm sự phủ
định cái cũ và ra đời cái mới. Sự phát triển như là vận đợng đi lên ra đời cái mới, nhưng cái mới khơng đoạn tụt với cái cũ mà kế
thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Tất cả những điều đó nói lên tính chất phức tạp của sự phát triển, nhưng bao giờ cũng theo
Quan điểm của Hegel về sự phát triển:
Phát triển là quá trình thay đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện;
bằng cách chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất, do sự giải quyết mâu thuẫn trong các hình thức cụ thể của Ý
Niệm Tuyệt đối tạo nên.
Câu 23: hãy cho biết hoan cảnh lịch sử, nội dung của cuộc cách mạng khoa học cong nghệ hiện đại và tác động của nó đến sự
phát triển của xã hội? Anh chị nghĩ gì về những nhiệm vụ và giải pháp phát triển KHCN Việt Nam giai
Trả lời: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại được coi như bắt đầu giữa những năm 40 thế kỉ 20[cần dẫn nguồn]. Những phát
minh trong khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là tiền đề của cuộc CMKH - KT hiện đại. Cuộc cách mạng trong giai đoạn
này chủ yếu về cơng nghệ với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội,
về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và cơng nghệ sinh học, về phát triển tin học. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này:
• Sự phát triển của ngành năng lượng mới.
• Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ ngun vũ trụ.
• Cách mạng sinh học.
• Máy tính có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây. Việc áp dụng những cơng nghệ hồn tồn mới đã tạo điều kiện
cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và ngun liệu, giảm tác hại cho mơi trường, nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp;
trong giai đoạn cách mạng tin học, máy tính làm nhiều chức năng của lao động trí óc. Một đặc điểm nổi bật của cuộc CMKH - KT ở
giai đoạn này là nó diễn ra trên cơ sở những thành tựu của khoa học hiện đại, trên cơ sở kết hợp rất chặt chẽ khoa học và kĩ thuật,

khoa học và sản xuất vật chất. Song song với việc đi sâu vào từng khoa học riêng lẻ là sự xuất hiện của những lí thuyết ngày càng bao
trùm hơn, của càng nhiều khoa học cụ thể khác nhau, cho phép sử dụng các thành tựu của khoa học này phục vụ khoa học kia, dù các
ngành khoa học có khi rất xa nhau. Cho nên ngày nay, sản xuất chịu ảnh hưởng khơng phải là của những ngành khoa học riêng biệt
nữa. Các thành quả của sản xuất là sản phẩm của một phạm vi nghiên cứu rộng lớn, và ngày càng rộng lớn hơn, bao trùm khơng chỉ
các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật và cơng nghệ, mà còn cả các ngành khoa học xã hội nữa: kinh tế học, quản lí sản xuất, quản lí
xã hội, xã hội học, tâm lí học xã hội, mĩ học sản xuất, dự báo tiến bộ xã hội và khoa học kĩ thuật.
b, Nhiệm vụ và giải pháp:
Tiếp tục đổi mới cơ bản, tồn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và cơng nghệ; tăng cường tiềm lực
khoa học và cơng nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và cơng nghệ với nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
1 Tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án khoa học và cơng nghệ quốc gia và nâng cao năng lực khoa học và cơng
nghệ quốc gia Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án khoa học và cơng nghệ quốc gia để huy động sức mạnh tổng hợp thực
hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ nêu trong Chiến lược. Trong giai đoạn 2011 - 2020, tập trung
thực hiện 02 nhóm chương trình, đề án khoa học và cơng nghệ quốc gia: Nhóm các chương trình, đề án khoa học và cơng nghệ quốc

20


gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; nhóm các chương trình, đề án khoa học và
công nghệ phục vụ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
2. Đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước cho khoa học và công nghệ, huy động các nguồn lực xã hội cho khoa học và công nghệ
Quy định rõ tỷ lệ phân bổ ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ theo các nhiệm vụ: Tăng cường tiềm lực khoa học và
công nghệ; đổi mới cơ bản, toàn diện, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; đẩy mạnh nghiên
cứu ứng dụng; hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng đối với các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ, trước hết đối với các sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao; áp dụng các hình thức mua, khoán sản phẩm phù hợp
với đặc điểm của từng loại hình hoạt động khoa học và công nghệ. Tăng định mức chi, bổ sung và mở rộng nội dung chi, đơn giản
hóa thủ tục hóa đơn, chứng từ tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động khoa học và công nghệ. Áp dụng chính sách đầu tư cho tổ chức
khoa học và công nghệ dựa vào hiệu quả hoạt động và kết quả đầu ra. Áp dụng một số cơ chế, chính sách đột phá nhằm thúc đẩy xã
hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ.
Kiến nghị sửa đổi quy định về việc doanh nghiệp có thể trích trên 10% thu nhập tính thuế hàng năm đầu tư cho nghiên cứu phát triển

và ứng dụng công nghệ. Có chính sách để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho hoạt động khoa học và
3. Xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và Xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ
khoa học và công nghệ, nhất là cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật và công nghệ. Xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng cho cán bộ khoa học trẻ, các nhóm sinh viên
giỏi trong các trường đại học trọng điểm và các viện nghiên cứu trọng điểm. Ban hành chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa
học và công nghệ, trong đó quy định rõ cơ chế tự chủ tài chính đặc thù, chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ
được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công Kiến nghị bổ sung chức danh tổng công trình sư, kỹ sư trưởng trong hệ thống
ngạch viên chức khoa học và công nghệ, các danh hiệu vinh dự nhà nước đối với cán bộ khoa học và công nghệ. Sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện chính sách thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và nhà khoa học người nước ngoài tham gia các hoạt
động khoa học và công nghệ ở Việt Nam; áp dụng cơ chế thuê chuyên gia trong và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước. Ban hành và
thực thi quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt trong khoa học xã hội và nhân văn nhằm phát huy năng lực
sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các nhà khoa học trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương chính
sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý khoa học
và công nghệ ở các cấp. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên gia khoa học và công nghệ trong các định hướng, lĩnh vực khoa
học và công nghệ
4. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc thực thi quyền sở hữu Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều
kiện thuận lợi tối đa cho các sản phẩm khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài được trao đổi, mua bán Xây dựng cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trước hết đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn để
nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm mới có gí trị gia tăng Nhà nước đầu tư xây dựng một số trung tâm
dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ làm nòng cốt cho hệ thống tổ chức dịch vụ môi giới, chuyển giao, tư vấn,
đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ. Đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Xây dựng Chương trình quốc gia
về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu bổ sung các định chế liên quan đến sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống các tòa án hành chính và dân sự
về sở hữu trí tuệ.
5. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên
cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương. Khuyến khích hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cá nhân trong nước với các đối tác nước ngoài. Thu hút nguồn kinh phí từ
nước ngoài thông qua các dự án nghiên cứu tại Việt Nam. Tăng cường tổ chức và chủ trì các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại
Việt Nam và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài. Tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu khoa học và công
nghệ mới, tiên tiến của các nước và Việt Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ Việt Thu hút các
chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu, đào

tạo nhân lực khoa học và công nghệ, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến các nhóm nghiên cứu
khoa học trẻ. Xây dựng và triển khai nội dung, kế hoạch hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các nước mạnh về khoa học
và công nghệ và là đối tác chiến lược của Việt Nam. Hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc trên cơ sở hợp tác dài
hạn giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học của Việt Nam và của nước ngoài. Thí điểm hợp tác xây dựng một số viện khoa học và công
nghệ tiên tiến có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của khoa học và Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền
sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ, về vai trò
động lực then chốt của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự
cường, sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động khoa học và công nghệ; tạo không khí thi đua
lao động sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và mọi lĩnhvực của đời sống xã
hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạtđộng khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Câu 24: Chủ nghĩ duy vật thời kì cận đại ở Châu Âu có những đặc điểm gì và có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của triết
học và khoa học?
* Triết học Tây Âu thời cận đại
- Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Các tri thức về tự nhiên gia tăng nhanh
chóng trong các thế kỷ XVII – XVIII càng ngày càng bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành lịch sử chủ

21


nghĩa duy vật. Ông tổ của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là Francis Bancon (1561-1626) chủ trương là một sự phục hồi vĩ đại khoa
học. Với quan điểm là “tri thức là sức mạnh”.
- Đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV đối với CNDT, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần.
- CNDV thời kỳ này mang hình thức của CNDV siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy
triết học và khoa học.
- Đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm
duy tâm trong việc giải
* Ý Nghĩa: Tuy không phản ánh đúng hiện thực, như-ng chủ nghĩa duy vật siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh
chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ như- quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp Tuy trong tưởng duy

vật thời kì này còn có những hạn chế riêng song đã đóng góp tích cực vào kho tàng nhận thức của nhân loại. Lịch sử tư tưởng và thực
tiễn cho thấy chỉ khi nào đứng trên quan điểm duy vật, chúng ta mới có thể nhận thức được các sự vật, một cách khoa học, bản chất và
giải quyết các mối quan hệ một cách đúng đắn, mới có thể cải tạo tự nhiên biến đổi xã hội theo hướng phát triển. Ngược lại các quan
điểm duy tâm duy ý chí siêu hình sẽ dẫn đến sai lầm, khuyết điểm gây tổn thất cho quá trình phát triển của xã hội. Nó giúp ta nắm
vững phép biện chứng duy vật, thấu suốt những phương pháp luận đồng thời nắm được nguồn gốc ra đời, hình thành, phát triển qua
quá trình đấu tranh gay gắt với chủ nghĩa duy tâm và các quan điểm siêu hình để khẳng định được vị trí to lớn của nó trong nhận thức
và cải tạo thế giới.
Câu 25: Quan điểm của Mác - Lê nin về động lực, phương thức và khuynh hướng
- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối
lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện
chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh
của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn
gốc, động lực của sự vận động và
- Quan điểm biện chứng xác định nguồn gốc bên trong của mọi sự phát triển. Cho nên thế giới phát triển là tự thân phát triển, là quá
trình bao hàm mâu thuẫn và thường xuyên giải quyết mâu thuẫn, vừa liên tục vừa có gián đoạn; là quá trình bao hàm sự phủ định cái
cũ và ra đời cái mới. Sự phát triển như là vận động đi lên ra đời cái mới, nhưng cái mới không đoạn tuyệt với cái cũ mà kế thừa tất cả
những gì tích cực của cái cũ. Tất cả những điều đó nói lên tính chất phức tạp của sự phát triển, nhưng bao giờ cũng theo khuynh
hướng đi lên. - Mọi sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển theo khuynh hướng cái sau bao giờ cũng cao hơn cái trước (cả về
chất và về lượng) và cái mới ra đời sẽ phủ định cái cũ trước đó. ví dụ trong xã hội loài người, thế hệ sau bao giờ cũng giỏi hơn (chất
lượng) và đông hơn (về số lượng) so với thế hệ trước đó; sự ra đời của thế hệ sau vừa có ý nghĩa kế thừa thế hệ trước đồng thời cũng
thay thế (phủ định) thế hệ trước đó. Từ đó ta có thể thấy cái mới ra đời vừa kế thừa cái cũ vừa cao hơn cái cũ (cả về chất lẫn về lượng)
và cái mới ra đời đương nhiên thay thế cái cũ là một hệ quả tất yếu của sự phát triển.
Khái niệm “phát triển” không khái quát mọi sự biến đổi nói chung; nó chỉ là khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế
cho cái cũ. Tiêu chuẩn để xác định sự phát triển là có xuất hiện “cái mới” trong những biến đổi của sự vật hiện tượng. Sự phát triển
trong thế giới theo các chiều hướng cơ bản sau: phát triển về trình độ (từ thấp đến cao), phát triển về cấu trúc (từ đơn giản đến phức
tạp), phát triển về bản chất (từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn). Sự phân biệt đó về các chiều hướng chỉ là tương đối, một sự phát
triển thường bao hàm cả các
Câu 26: Có thể nói về các giai đoạn phát triển cơ bản nào của khoa học và tác động ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển
của triết học:
+ Giai đoạn từ thời cổ đại đến thế kỷ XV, khoa học còn rất sơ khai, bó hẹp trong một số lĩnh vực nhất định như thiên văn, toán học, cơ

học… Nhằm đáp ứng các nhu cầu về tưới nước, hàng hải, xây dựng lâu đài, lăng tẩm. Tri thức khoa học ảnh hưởng đến sản xuất rất ít,
thậm chí ở phương Tây thời Trung cổ, khoa học lệ thuộc
+ Giai đoạn thứ hai thừ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, khoa học trở thành một tiền đề của công nghiệp hóa, là nội dung tinh thần của lực
lượng sản xuất, mà trước hết là tạo ra cơ sở lý luận để chế tạo những công cụ máy móc ngày càng hoàn thiện cho phép tiêu hao lao
động sống ít mà đạt kết quả to lớn trong sản xuất vật chất. Khoa học xã hội đã đề cao chủ nghĩa nhân văn với tinh thần dân chủ sâu
sắc, dần dần thoát khỏi các thuyết thần học.
+ Giai đoạn thứ ba trong thế kỷ XX: khoa học và kỹ thuật có sự kết hợp nhau thành một thể thống nhất. Khoa học đã phát hiện ra
những đặc tính mới, quy luật mới của tự nhiên và sự sống, tạo ra và sử dụng những nguyên liệu mới có tác dụng nhiều mặt, tạo ra
những dạng năng lượng mới cực mạnh, mở ra nhiều triển vọng to lớn để hiểu biết và phát hiện những tài nguyên mới trong vũ trụ và
quả đất, tạo ra và ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị bệnh, lai tạo giống loài, điều chỉnh quá trình sống của động vật…Khoa học đã
và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp làm cho cuộc sống và lao động của con người trở nên đỡ vất vả, tăng thêm quyền
lực, trí tuệ của con người đối với tự nhiên, góp phần hoàn thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiện nhân cách của con người, giúp con
người phát triển hài hòa tự do, hạnh phúc. Khoa học đã mở rộng chân trời cho sự sống, sự sáng tạo những của cải vật chất và tinh thần
dồi dào. Song dù sao thì khoa học cũng chỉ là phương tiện chứ không là mục đích, nó không là giá trị cao nhất của văn minh loài
người

22


Cõu 27: Hóy cho bit quan im ca ch ngh thc chng v mi quan h gia trit hc v khoa hc (Quan im y cú nhng
im gỡ hp lý v cha hp lý)
Cỏc nh trit hc thc chng cho rng, ch cú cỏc hin tng hoc s kin, mi l "cỏi thc chng", do ú h khụng tha nhn bt c
cỏi gỡ ngoi hin tng, khụng tha nhn bn cht ca s vt, h mun ln trỏnh vn c bn ca trit hc, mun loi tr vn th
gii quan ra khi trit hc truyn thng. Auguste Comte cho rng, trit hc phi ly cỏc s vt "thc chng", "xỏc thc" lm cn c.
Ch ngha thc chng ra i t th k XIX. Cựng vi s phỏt trin ca khoa hc t nhiờn th k XX, nht l s ra i hỡnh hc phi
Euclite, thuyt tng i, c hc lng t, phng thc t duy truyn thng ó b tỏc ng rt mnh. Cỏc phng phỏp toỏn hc,
phng phỏp logic toỏn tr thnh phng phỏp c bit quan trng trong khoa hc t nhiờn. Tuyt i húa iu ú, mt s nh trit
hc ó cho rng, chớnh vic nghiờn cu cỏc phng phỏp ú mi l nhim v, ni dung ch yu ca trit hc. Thm chớ cú nh trit
hc cũn cho rng, vic toỏn hc húa, logic hc húa trit hc mi l li thoỏt ca trit hc hin i. Chỳng ta u bit, trong xó hi t
sn hin i, mt mt ang tn ti cuc khng hong xó hi trm trng, nhng mt khỏc, khoa hc t nhiờn li cú s tin b to ln.

ng trc mõu thun ú, mt s nh trit hc cm thy bú tay khụng cú cỏch gỡ gii quyt. V mt lý lun, h chỏn ghột loi trit
hc thun tỳy t bin, cho rng loi trit hc ny cn bn khụng th gúp phn gii quyt nhng vn xó hi t ra. Trong khi ú, s
phỏt trin mnh m ca khoa hc t nhiờn li a n cho h nim hy vng v ch da tinh thn mi. Vỡ vy, h chuyn hng
nghiờn cu trit hc t phng din th gii quan sang phng din phng phỏp lun ca khoa hc. Mt lot trng phỏi v phong
tro c gi l ch ngha duy khoa hc ó ra i trong hon cnh ú. Ngoi bi cnh xó hi, cũn mt nguyờn nhõn na xut phỏt t
c im ca khoa hc t nhiờn hin i. S phỏt trin nhanh chúng ca nhiu mụn khoa hc mi, s phõn cụng trong ni b khoa
hc ngy cng t m hn, s ng dng rng rói toỏn hc v logic toỏn, vic khoa hc ngy cng i sõu hn vo kt cu vt cht, vai
trũ ca mụ hỡnh v kt cu lý lun tng lờn, v.v.. Tt c nhng iu ú ũi hi cỏc mụn khoa hc thc chng khụng nhng phi nghiờn
cu nhng ni dung c th m cũn phi nghiờn cu nhng vn chung ca khoa hc, c bit l vn phng phỏp lun nhn thc
ca khoa hc. Ch ngha duy khoa hc da vo yờu cu mi ú trong khoa hc t nhiờn hin i a ra cỏc quan im trit hc
Ch ngha duy khoa hc ó cú cụng i sõu nghiờn cu v tip thu nhiu thnh qu trong toỏn hc v trong cỏc khoa hc t nhiờn hin
i, nờu ra nhiu vn mi cho trit hc, m ra nhiu hng mi cho s phỏt trin trit hc duy vt v phộp bin chng. Trong ú,
cú th núi nhng nhõn t tớch cc, trit hc Mỏc cú th tip thu v s dng. Tt nhiờn, tro lu trit hc ny cú mt mõu thun, do ú
cng l sai lm khụng th khc phc c: do mun phỏ v mt s cụng thc ca trit hc truyn thng, nờn ó cc oan ph nhn ý
ngha th gii quan ca trit hc, tc l ph nhn bn thõn trit hc. Mc dự nhng nh trit hc sau Popper v Kuhn ó chỳ ý n ý
ngha th gii quan ca trit hc i vi khoa hc, nhng do thiu quan im duy vt lch s nờn h khụng cú cỏch no thoỏt khi tớnh
hn ch ú. Vỡ vy ch ngha duy khoa hc khụng th m ra mt con ng mi thc s ỳng n cho s phỏt trin ca trit hc.
Câu 28: Chức năng thế giới quan và phơng pháp luận của triết học?
a.Chức năng thế giới quan của triết học:
Thế giới quan là toàn bộ các quan điểm, quan niệm của con ngời về thế giới xung quanh, về bản thân con ngời, về cuộc
sống và vị trí của con ngời trong thế giới đó.
Thế giới quan đợc hình thành, phát triển trong quá trình sinh sống và nhận thức của con ngời.
Triết học ra đời đã đặt ra và giải quyết đầu tiên về thế giới quan. Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan
điểm khác nhau về triết học, tuy vậy vẫn có các điểm chung. Đó là: Triết học là một hệ thống tri thức lí luận chung nhất
của con ngời về thế giới, về bản thân con ngời và vị trí con ngời trong thế giới đó.
Với các lý luận triết học chung nhất giúp con ngời có:
Thế giới quan đúng đắn, trở thành định hớng cho con ngời tiếp tục quá trình nhận thức thế giới xung quanh cũng nh tự
nhận thức mình,
Đặc biệt là con nguời xác định thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình, làm tiền đề hình thành nhân sinh
quan tích cực và tiến bộ.

Thế giới quan có nhiều trình độ khác nhau:
Thế giới quan huyền thoại
Thế giới quan tôn giáo
Thế giới quan triết học: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận cuả hai thế giới quan cơ bản đối
lập nhau. Thế giới quan duy vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo.
b. Phơng pháp luận của triết học:
Phơng pháp luận là lý luận về phơng pháp, hệ thống các quan điểm, các nghuyên tắc chỉ đạo con ngời tìm tòi,
xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phơng pháp trong nhận thức và thực tiễn.
Phơng pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau: p2 luận nghành, p2 luận chung, và p2 luận chung nhất. Phơng pháp
luận của triết học là p2 luận chung nhất.

23


Trong triết học thế giới quan và p2 luận không tách rời nhau. Mỗi quan điểm triết học là một nghuyên tắc p 2 luận,
với t cách là p2 luận chung nhất, triết học đóng vai trò định hớng cho con ngời trong quá trình tìm tòi, xây dựng, lựa chọn
và vận dụng các phơng pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Câu 29: Những yếu tố quy định sự hình thành và phát triển của triết học?
Sự hình thành và phát triển của triết học có tính quy luật của nó. Các tính quy luật đó là: gắn liền với điều kiện KTXH, với cuộc đấu tranh giai cấp, các lực lợng xã hội.
Sự phát triển của triết học một mặt phải khái quát đợc thành tựu của khoa học, một mặt phải đáp ứng yêu cầu phát triển
của khoa học trong từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy mỗi bớc phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên thì triết học
cũng có bớc phát triển.
Trong lịch sử hình thành triết học luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa các trờng phái triết học, điển hình là giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Các trờng phái vừa gạt bỏ vừa kế thừa lẫn nhau và không ngừng biến đổi thúc đẩy
triết học phát triển lên trình độ cao hơn.
Các học thuyết triết học không chỉ thay thế lẫn nhau mà còn bao hàm sự kế thừa lẫn nhau giữa chúng, các học thuyết triết
học giai đoạn sau thờng kế thừa những t tởng nhất định của giai đoạn trớc và cải biến và phát triển cho phù hợp với yêu
cầu của gđ mới. Đó chính là sự phủ định biện chứng trong ls phát triển của triết hoc.
Sự phát triển của triết học không chỉ gắn liền vói mỗi dân tôc, khu vực mà còn tác động, thâm nhập lẫn nhau. Góp phần
thúc đẩy t tởng triết học nhân loại nói chung, t tởng từng dân tộc nói riêng.

Sự phát triển của triết học chịu ảnh hởng của các hình thái khác trong xã hội: chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức..
Đặc điểm của triết học: có 2 yếu tố
Nhận thức: là hđ mang lại tri thức hoặc là hiểu biết nhất định tri thức mà triết học mang lại là những tri tri thức chung nhất
mang tính khái quát cao.
Nhận định: là sự đánh giá bày tỏ thái độ nhận định của triết học chủ yếu về thế giới quan và nhân sinh quan.
Nhận thức đối lập nhận định
Nhận thức đúng sai không phụ thuộc vào các y/t khách quan, nhận định mang t/c chủ quan, fụ thuộc nhu cầu, lợi ích của
cong ngời.
Vấn đề cơ bản của triết học:
Các vấn đề về mqh giữa t duy và tồn tại
Mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên
Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.
Với t tởng bản thể luận, trả lời cho câu hỏi giữa t duy và tồn tại cái nào có trớc. (có 2 trờng phái duy tâm và duy vật)
Với t tởng nhận thức luận, trả lời câu hỏi t duy và tồn tại có đồng nhất hay không? (có 2 nhóm: khả tri luận và bất khả tri
luận)
Câu 30: Vị trí và vai trò của triết học trong hệ thống tri thức con ngời?
Với các lý luận triết học chung nhất giúp con ngời có:
Thế giới quan đúng đắn, trở thành định hớng cho con ngời tiếp tục quá trình nhận thức thế giới xung quanh cũng nh tự
nhận thức mình,
Đặc biệt là con nguời xác định thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình, làm tiền đề hình thành nhân sinh
quan tích cực và tiến bộ.
Với t cách là p2 luận chung nhất, triết học đóng vai trò định hớng cho con ngời trong quá trình tìm tòi, xây dựng, lựa chọn
và vận dụng các phơng pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với t duy lý luận:
Triết học là thế giới quan và phơng pháp luận cho khoa học cụ thể, giúp đánh giá đúng các thành tựu khoa học đã đạt đợc và vạch ra phơng hớng cho quá trình nghiên cứu phát triển tiếp theo.

24


Chủ nghĩa duy vật biện chứng đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển khoa học. Ngày nay cuộc cách mạng KH CN

đạt nhiều thành tựu tích cực, tình hình thế giới đang có nhiều phức tạp, việc nắm vững thế giới quan và phơng pháp luận
duy vật biện chứng có ý nghĩa rất quan trọng.
Câu 31: Nét đặc thù của Triết học ấn độ cổ, trung đại?
ĐK ra đời:
Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn.
Sự quốc hữu hoá ruộng đất.
Do vậy XH ấn độ trong gđ này rất phức tạp, tồn tại chế độ phân chia giai cấp, chủng tộc.
Văn hoá ấn độ cổ rất phát triển, đặc biệt về thiên văn và KHTN, tạo nên cơ sở ra đời nền triết học ấn dộ cổ.
Nét đặc thù của nền TH ấn độ cổ là nền triết học chịu ảnh hởng của các nền tôn giáo có tính chất hớng nội, vì vậy việc lý
giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dứới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự giải thoát là xu hớng trội
của nhiều thuyết triết học tôn giáo ấn độ.
Các t tởng TH cơ bản:
T tởng bản thể luận.
Bản thể luận thần thoại tôn giáo: để giải thích các hiện tợng bí ẩn, kỳ diệu luôn gây cho con ngời nhiều tai hoạ, ngời ấn độ
đã sáng tạo nên một thế giới các vị thần tợng trng cho sức mạnh các ll là trời, đất, mặt trời, mặt trăngvà các vị thần để lý
giảI các hiện tợng xã hội nh thần thiện, thần ác, thần công lý.
Thần linh đối với ngời ấn độ là bậc siêu việt, mang đậm nhân tính, thần linh đại diện cho sự tốt lành.
T duy triết học về bản thể luận: Kinh Upanisad nội dung là vạch ra nghuyên lý tối cao bất diệt là bản thể của vũ trụ vạn
vật, giảI thích bản tính con ngời và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của con ngời với nguồn sống bất diệt của vũ trụ, từ
đó tìm ra con đờng giảI thoát cho con ngời ra khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật, hiện tợng hữu hình , hữu hạn nh phù
du.
T tởng giải thoát của triết học tôn giáo ấn độ.
Giải thoát là phạm trù triết học tôn giáo ấn độ dùng để chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức của con ngời thoát khỏi sự
ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ của cuộc đời.
Các trờng phái triết học tập trung giải thíc vấn đề bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ của con ngời và cách
thức giải thoát con ngời khỏi bể khổ.
Cội nguồn của t tởng giải thoát của triết học ấn độ là do đk tự nhiên kinh tế xã hội. Thứ hai ít chú trọng ngoại giới, coi
trọng t duy hớng nội.
T tởng giải thoát trong TH ấn độ luôn biến đổi và phát triển với đời sống xã hội.
Các trờng phái triết học ấn độ cổ, trung đại:

Thời kỳ Vê đa: t duy triết học đợc xh quan tâm nh bộ kinh Upanishap, trong đó đã phân chia nhận thức con ngời làm 2
trình độ: hạ chí và thợng trí. Xu hớc lớn nhất của bộ kinh này là biện hộ cho học thuyết duy tâm tôn giáo. Đây là nguồn
gốc cơ bản cho sự xuất hiện thay đổi t duy TH của ấn độ.
Các trờng phái cổ trung đại: chia làm 2 mảng chính thống và tà giáo.
Cả 2 hệ thống này đều mang màu sắc tôn giáo.
Hệ thống chính thống có 6 trờng phái: Mimána, Vedanta, Yoga, Nayya, Samkhuya, Vaisesika.
Hệ thống tà giáo: Jaina, Phật giáo, Lokayata.
Thời kỳ xâm nhập của Hồi giáo: t tởng triết học của Hồi giáo đợc thể hiện trong kinh Coran. Trong thời kỳ này diễn ra cuộc
đấu tranh quyết liệt giữa đạo Hồi, đạo Bà lamôn và đạo Phât,
Đỉnh cao của t tởng giải thoát trong triết học ấn độ là Phật giáo. Phật giáo coi mọi sự vật, hiện tợng trong thể giới
kể cả con ngời là do nhân duyên hoà hợp mà biểu hiên, biến đồi vô thờng. Vì vạn vận vô thờng nên vạn pháp vô ngãn. Do
vô minh và lòng tham dục của con ngời nên đã gây nên nỗi khổ triền miên. Bởi vậy, phải tu luyện trí tuệ, thiền định và tu
luyện đạo đức theo giới luật để làm cho tâm thanh tịnh, hoà nhập vào niết bàn.

25


×