Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Phát huy lợi thế mạng xã hội trong chương trình phát thanh điểm hẹn 17h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.5 KB, 35 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Theo số liệu mới nhất, Việt Nam đứng thứ 6 trong top 10 nước ở châu

Á về lượng dân số sử dụng Internet, với trên 45 triệu người. Người Việt
Nam đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng mạng xã hội trên Internet
với 3,1 giờ mỗi ngày. Với những tiềm năng to lớn của một loại hình truyền
thông mới, mạng xã hội vừa là công cụ kết nối, lan toả và cũng là nơi để
những người dùng tương tác, giao lưu với nhau. Ngoài những lợi ích mà các
mạng xã hội đem lại, mạng xã hội đang là mối đe doạ đến sự tồn tại của một
số loại hình báo chí truyền thống.
Không nằm ngoài cơn bão “mạng xã hội”, loại hình phát thanh cũng
đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi tiếp cận đến người nghe đài. Một số
mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Soundclound, Mixclound cho phép
người dùng tải những file âm thanh lên đó. Các chương trình phát thanh
được thực hiện qua mạng xã hội có một số ưu điểm mà các đài phát thanh
chưa làm được như: Kết cấu chương trình có thể thay đổi linh hoạt; không
bó hẹp về thời lượng chương trình; có thể nghe đi nghe lại nhiều lần; tương
tác với thính giả trực tiếp, thoải mái do không mang tính chất chính thống;
tìm được nhóm công chúng riêng của mình.
Như vậy, không chỉ cạnh tranh với các loại hình báo chí khác, các đài
phát thanh đang phải đối mặt với nguy cơ mất thính giả vì số lượng người sử
dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin đang gia tăng nhanh chóng, nhu cầu
đa dạng và ngày càng khó tính.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

1



Sự phát triển của mạng xã hội là một xu hướng tiến bộ, nếu biết tận dụng
tốt những lợi thế của nó vào việc làm báo thì có thể biến nó thành công cụ
hỗ trợ đắc lực trong việc tiếp cận với công chúng, làm tăng lượng thính giả
nghe đài, tăng tính tương tác. Từ nhiều năm nay, Đài tiếng nói Việt Nam đã
sử dụng mạng xã hội để tăng tính tương tác với thính giả, một số chương
trình đã tận dụng rất tốt các thế mạnh của mạng xã hội làm cho chương trình
hấp dẫn hơn, sử dụng những thông tin thính giả cung cấp để làm chương
trình, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của công chúng.
Trong khuôn khổ của một bài niên luận, tôi chọn đề tài: “Phát huy lợi thế
mạng xã hội trong chương trình phát thanh “Điểm hẹn 17h (VOV1)” nhằm
tìm hiểu cách thức sử dụng mạng xã hội để tương tác với thính giả.
2.

Mục đích nghiên cứu
Khảo sát bước đầu việc sử dụng mạng xã hội để gia tăng giá trị của các

chương trình phát thanh trên Đài TNVN, cụ thể là chương trình Điểm hẹn
17h trên VOV1. Tìm ra cách thức sử dụng mạng xã hội tối ưu nhất để tương
tác với thính giả ở Đài TNVN. Trong đó, tôi tập trung vào các mục tiêu
nghiên cứu sau:
-

Cách thức sử dụng ý kiến tương tác của thính giả vào chương trình phát

-

thanh.
Cách thức tương tác của những người tổ chức chương trình phát thanh
đối với thính giả trên mạng xã hội.


Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

2


3.

Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về mạng xã hội với hoạt động báo chí là một trong những

vấn đề còn khá mới mẻ.
Một số đề tài liên quan:
-

Mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo trực tuyến về thông tin thời sự (Vũ

-

Văn Hùng).
Mô thức tiếp nhận thông tin điện tử của công chúng trẻ (Tống Thị Tâm).
Tác động của mạng xã hội với việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử

-

Việt Nam hiện nay.
Công chúng Hà Nội với việc tiếp nhận thông tin trên O2TV (Khảo sát
năm 2013).
Các nghiên cứu trên đã chỉ ra được một số vấn đề như sau:


-

Những lợi ích khi sử dụng mạng xã hội để tương tác với công chúng báo

-

chí.
Xu hướng sử dụng mạng xã hội để tương tác với công chúng báo chí.
Mạng xã hội đã có tác động như thế nào đến tin bài trên báo điện tử, báo

-

trực tuyến.
Chất lượng tin tức trên các mạng xã hội.
Thái độ của công chúng đối với các thông tin trên mạng xã hội.
Các nghiên cứu trên chưa chỉ ra được cách thức sử dụng mạng xã hội để

tương tác với công chúng trong chương trình, tận dụng những ưu thế của
mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của công chúng đối với chương trình.
Trong nghiên cứu này, tôi sẽ tập trung vào cách thức vận dụng mạng xã hội
của chương trình “Điểm hẹn 17h” trên VOV1 để làm rõ vấn đề nêu trên.
4.
-

Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu thứ yếu.
Phương pháp phân tích nội dung.
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

3



-

Phương pháp điều tra Xã hội học.
Phương pháp phỏng vấn sâu.

5.

Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các chương trình phát thanh:
“Điểm hẹn 17h”

6.

Cấu trúc dự kiến.

Phần I. Phần Mở đầu
Phần II. Phần Nội dung
Chương 1. Mạng xã hội và việc sử dụng mạng xã hội trong báo chí.
Chương 2. Khảo sát việc phát huy lợi thể mạng xã hội trong chương trình
Điểm hẹn 17h – VOV1.
Chương 3. Những vấn đề đặt ra trong phát huy lợi thế của mạng xã hội
với chương trình phát thanh của Đài TNVN
Phần III. Phần Kết luận
Phần IV. Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần V. Phụ lục

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.

MẠNG XÃ HỘI VÀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG BÁO CHÍ.
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

4


1.1 Khái niệm Mạng xã hội.
Sau sự xuất hiện của một loạt các website ở cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế
kỷ 21 như: TheGlobe.com (1995), cho phép người dùng tự do chia sẻ những
trải nghiệm của cuộc sống và cùng bàn luận với những người có cùng sở
thích, SixDegrees.com (1997) cho phép người dùng tự tạo các profile và liên
kết bạn bè, Friendster (2002), MySpace (2003) và đặc biệt là Facebook
(2004) đã tạo ra cách thức đơn giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia
sẻ trạng thái của mình với bạn bè và những ai quan tâm. Từ đó đến nay, cụm
từ “Mạng xã hội” không còn quá xa lạ với mọi người.
Một cách chung nhất, mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối
quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau.
“Với hướng tiếp cận xã hội, mạng xã hội được hiểu là tập hợp các mối quan
hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các actor, các thực thể này không
nhất thiết chỉ là cá nhân mà có thể là nhóm xã hội. Khi mạng lưới xã hội này
liên kết với nhau thông qua phương tiện truyền thông internet thì nó được
hiểu là mạng xã hội”. [1].
Như vậy, có thể hiểu mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên
cùng sở thích trên mạng internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau.
[1] GS.TS Trần Hữu Luyến – ThS. Đặng Hoàng Ngân, tr17, mạng xã hội, khái niệm, đặc điểm, tính năng, áp
lực và ý nghĩa trong thực tiễn và nghiên cứu, Tạp chí Tâm lý học số 7, tháng 7/2014.

1.2 Việc sử dụng mạng xã hội trong hoạt động báo chí.
1.2.1 Mạng xã hội là nguồn tin của báo chí.


Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

5


Lướt qua một số trang báo mạng, bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm thấy
các bài viết lấy nguồn từ các trang facebook của người nổi tiếng, trích dẫn
các video trên youtube.
Ví dụ: Báo VNExpress ngày 30/11/2015 đã đăng bài ‘Khoe ảnh chồn trên
Facebook, cán bộ huyện đối diện án phạt” nói về ông Thiều Quốc Kỳ, cán bộ
Trung tâm khuyến nông huyện Tây Giang có đăng các bức ảnh của ba con
chồn bay - loại động vật quý hiếm nhóm 1 nằm trong sách đỏ. Trong đó có
ảnh ông Kỳ cầm hai chân con chồn kéo căng ngược ra hai bên 1.
Chị Trần Hà – phóng viên thường trú đài truyền hình Việt Nam tại Mỹ
cũng từng chia sẻ kinh nghiệm lấy tin của mình trên đất Mỹ, trong đó có việc
sử dụng mạng xã hội. Khi phải đối mặt với một trong hai sự lựa chọn: hoặc là
tiếp tục làm phóng sự đang làm dở, hoặc là chạy theo một vụ cháy vừa mới
xảy ra. Chị đã chọn tiếp tục làm phóng sự vì cho rằng những hình ảnh mới
nhất của vụ cháy sẽ được cập nhật trên mạng xã hội, còn phóng sự này nếu
không làm ngay, rất có thể chị sẽ bỏ lỡ nhân vật của mình.
Có thể nói là Internet, trong đó có mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức
làm báo từ việc tìm hiểu thông tin, tiếp cận nguồn, khai thác thông tin đến
truyển tải thông tin.

1.2.2 Mạng xã hội hỗ trợ báo chí trong hoạt động truyền thông.

1 Vnexpres ngày 30/11/2015

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016


6


Theo bảng khảo sát tôi đã thực hiện, câu hỏi: “Anh/chị thường lên
facebook vào khung giờ nào?” có 50% thính giả được hỏi tích vào câu trả lời:
“mọi lúc rảnh rỗi”, trong khi đó số người lên facebook vào khung giờ cố định
như trước khi đi ngủ, sau giờ làm việc hoặc học tập, giờ nghỉ giải lao, trước
bữa ăn… chiếm 24,4% và thính giả lên không có giờ cố định chiếm 25,6%.
Qua đây, ta có thể thấy, rất khó để một người thường xuyên mua một tờ
báo in rồi đọc hằng ngày, bật đài vào những lúc rảnh rỗi để nghe tin tức,
nhưng với mạng xã hội, công chúng có thể vào bất cứ lúc nào họ rảnh bằng
điện thoại di động mà không cần thêm một phụ kiện để kết nối như một chiếc
radio hay một tờ báo.
Bản thân một tờ báo, một đài phát thanh hay truyền hình cũng là một
hình thức truyền thông, tuy vậy nó có những hạn chế nhất định. Nếu so sánh
với một loạt các ưu điểm của mạng xã hội như người dùng có thể chia sẻ
đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh,video; gửi tin nhắn, bình luận, tự mình tạo
nội dung thì các loại hình báo chí truyền thống chưa thể làm được.
Tuy nhiên, báo chí vẫn có thể tận dụng mạng xã hội để làm công cụ
truyền thông cho mình. Mạng xã hội hoạt động theo nguyên lý của Web 2.0
nên nó có rất nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm
thanh, hình ảnh, video… Đặc biệt, với tính năng có thể chia sẻ đường dẫn
link, báo chí có thể tận dụng mạng xã hội để hướng người đọc đến link bài
viết của mình (đối với báo mạng điện tử), kích thích họ lắng nghe chương
trình phát thanh sắp tới hoặc mua tờ báo in sắp phát hành bằng việc viết lời
dẫn hấp dẫn trên fanpage, đưa các hình ảnh gây tò mò, hoặc một đoạn clip
dạng trailer…

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016


7


Tiểu kết chương I
Mạng xã hội có thể giúp báo chí tìm ra nhu cầu công chúng và đáp ứng
nhu cầu đó để mang lại hiệu quả truyền thông. Nó cũng là kho thông tin
khổng lồ để các nhà báo có thể khai thác, phục vụ cho công việc của mình.
Tuy vậy, để lấy thông tin từ mạng xã hội đưa lên mặt báo, mỗi nhà báo cần
có các kỹ năng nhận định thông tin tránh việc đưa thông tin chưa được kiểm
chứng, sai sự thật.
Bên cạnh đó, với lợi thế to lớn của mình trong việc truyền tải thông tin,
mạng xã hội sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình truyền thông
thông điệp của các bài viết, các chương trình đến công chúng.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

8


CHƯƠNG II.
KHẢO SÁT VIỆC PHÁT HUY LỢI THẾ MẠNG XÃ HỘI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỂM HẸN 17H – VOV1 ĐÀI TNVN

Chương trình điểm hẹn 17h.
Chương trình Điểm hẹn 17h là một chương trình phát thanh của Hệ Thời
sự-chính trị-tổng hợp (VOV1) Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương trình phát
sóng từ 17h-17h45 phút từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
Trong một chương trình có từ 3 đến 5 vấn đề được đưa ra để bàn luận,
phân tích thực trạng, hỏi ý kiến chuyên gia về giải pháp, trong đó sẽ có 1 vấn
đề được đưa lên đầu bản tin và hỏi ý kiến của thính giả nghe đài.

Mạng xã hội có những đặc điểm rất nổi bật: tính liên kết cộng đồng, tính
tương tác, tính đa phương tiện, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông
tin khá lớn. Ngoài việc hỗ trợ cho phóng viên tiếp cận được nhiều nguồn tin
một cách nhanh chóng thì mạng xã hội còn có thể giúp cho các thông tin
tuyên truyền trên báo chí đến được với công chúng tiếp nhận một cách tích
cực.
Tận dụng những lợi thế của mạng xã hội, chương trình điểm hẹn 17h đã
lập Fanpage “Chương trình điểm hẹn 17h” trên Facebook để kết nối với
thính giả nghe đài thông qua mạng xã hội. Fanpage có hơn 2000 lượt Liked
và tiếp tục nhận được sự quan tâm của thính giả.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

9


2.1 Mạng xã hội giúp các biên tập viên có thêm nguồn tin và
xác định các vấn đề nóng hổi.
2.1.1 Từ bình luận của thính giả trên mạng xã hội để xác định vấn đề
nóng hổi.
Một trong những yếu tố giúp chương trình thu hút được sự chú ý của
thính giả là chương trình đó phải đề cập đến những vấn đề mà mọi người
đang quan tâm. Nhưng làm thế nào để xác định được những vấn đề đó?
Ngoài con mắt biết quan sát và cảm quan của người làm báo thì những phản
hồi từ chính công chúng nghe đài là kênh xác định tốt nhất.
Trên Fanpage của chương trình Điểm hẹn 17h, ngày 21/12/2015 có bình
luận của bạn Nam Nguyen Thanh có đưa ra ý kiến: “Tại sau những bức xúc
mà cộng đồng mạng đang nói đến như vụ CTY Tân Hiệp Phát. Mà tại sau
chương trình không phát sóng?” Bình luận được viết vào lúc 16:50. Tiếp thu
ý kiến của bạn thính giả này, Ban biên tập chương trình đã đăng nội dung

như sau vào 21:41 phút cùng ngày: “Con ruồi, 500 triệu, 7 năm tù... những
cụm từ đang gây "bão" trên truyền thông và mạng xã hội những ngày qua
với tần suất dày đặc. Vì sao lại có sự phản ứng của cộng đồng đến như
vậy??? Theo bạn, cần làm gì khi phát hiện sản phẩm của doanh nghiệp bị
lỗi để bảo vệ quyền lợi của mình mà không vướng vào vòng lao lý???”
Ngay sau khi đưa lên fanpage, vấn đề này nhận được trên 1000 lượt tiếp
cận của thính giả, số lượt chia sẻ tăng gấp 3 lần so với các bài đăng khác,
nhiều lượt bình luận mang tính xây dựng và đóng góp những ý kiến rất thiết
thực. Biên tập viên chương trình đã lấy bình luận của anh Hứa Hoàn Phát để
sử dụng trong nội dung chương trình điểm hẹn 17h ngày 22/12/2015.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

10


Như vậy, ngoài những con mắt làm nghề sắc sảo, biết nhìn nhận những
vấn đề nóng hổi thông qua tìm hiểu và cảm quan của bản thân, thì một kênh
giúp những người làm chương trình xác định được những vấn đề cần thực
hiện là phản hồi của các thính giả. Từ bình luận của họ, có thể thấy được họ
đang quan tâm đến vấn đề gì? Làm những chương trình nhận được sự quan
tâm của họ cũng chính là mục đích mà chương trình hướng đến.

2.1.2 Từ truyền thông mạng xã hội đến xác định nội dung chương trình.
Mạng xã hội đang trở thành nguồn thông tin to lớn, nó có thể cho biết sự
quan tâm của công chúng đang tập trung đến những vấn đề nào thông qua số
lượt bình luận, chia sẻ trên các fanpage, nhóm.
Chương trình Điểm hẹn 17h ngày 23/12/2015, trong chuyên mục hành
tinh chuyển động, nội dung được đưa ra là: “Tân hoa hậu Hoàn vũ người
Philippines Pia Wurtzbach đang phải đối mặt với những luồng ý kiến trái

chiều, trong đó phần nhiều là chỉ trích sau khi cô bày tỏ ủng hộ Mỹ lập lại
căn cứ quân sự ở Philippines”. Biên tập viên đã giới thiệu: “Cuộc thi hoa
hậu hoàn vũ thế giới đã kết thúc, xong dư âm của nó vẫn làm nóng các diễn
đàn, đặc biệt là các trang mạng xã hội…”.
Qua tìm hiểu trên các trang mạng xã hội, đúng là cuộc thi hoa hậu Hoàn
vũ thế giới nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, khi lần đầu tiên ở
Việt Nam có một đại diện xuất sắc tham dự cuộc thi như Phạm Hương, sự cố
trao nhầm gương miện trong đêm chung kết và cả câu trả lời mang tính chất
chính trị của thí sinh đạt giải hoa hậu Philippines Pia Wurtzbach. Có thể thấy
sự quan tâm này qua trang facebook cá nhân của Pham Huong với hơn nửa
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

11


triệu người theo dõi, Miss Universe Vietnam – Fanpage với hơn 18 nghìn
lượt thích.
Như vậy, tác động của mạng xã hội đến quyết định của các biên tập viên
không hề lép vế so với các thông tin chính thống. Thông qua mạng xã hội,
những người làm chương trình có thể xác định những vấn đề mà mọi người
quan tâm, từ đó tìm những góc tiếp cận mới để thông tin được đa chiều, thu
hút sự chú ý của người nghe đài.

2.2 Mạng xã hội góp phần xây dựng nội dung chương trình.
2.2.1 Từ các ý kiến của thính giả đến các câu hỏi dành cho khách mời.
Trong chương trình Điểm hẹn 17h ngày 18/12/2015, Nhóm phóng viên
đã thực hiện cuộc trao đổi với nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc
kênh VOV giao thông Hà Nội về vấn đề “Nên hay không các cảnh sát giao
thông phải truy đuổi đến cùng những người vi phạm an toàn giao thông”.
Đặt câu hỏi cho nhà báo, biên tập viên mở đầu bằng câu hỏi: “Có rất

nhiều vụ vi phạm an toàn giao thông liên quan đến người thi hành công vụ,
đó chính là các cảnh sát giao thông cũng là nạn nhân khi thi hành công vụ.
Có rất nhiều luồng ý kiến bình luận xung quanh vấn đề này. Nhóm ý kiến
cho rằng, truy đuổi đến cùng là nhiệm vụ của cảnh sát giao thông, những
cũng có ý kiến ngược lại, chính những hành động đó đã đẩy vi phạm nhỏ
thành vi phạm lớn, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?”.
Như vậy, để thực hiện cuộc phỏng vấn, nhóm biên tập đã phải tổng hợp ý
kiến của dư luận để đưa ra 2 luồng ý kiến trái chiều. Vậy làm thế nào để có
thể tổng hợp các ý kiến đó? Mạng xã hội đã đóng góp một phần không hề
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

12


nhỏ. Để tập hợp ý kiến của đông đảo của thính giả, xác định những vấn đề
trọng tâm hỏi khách mời.
Để phục vụ cho nội dung chương trình trên, fanpage của chương trình
Điểm hẹn 17h đã đăng: “Thưa quý vị! Có rất nhiều vụ vi phạm an toàn giao
thông liên quan đến người thi hành công vụ, đó chính là các cảnh sát giao
thông cũng là nạn nhân khi thi hành công vụ. Có rất nhiều luồng ý kiến bình
luận xung quanh vấn đề này. Quan điểm của quý vị như thế nào trong câu
chuyện này? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình
điểm hẹn vào lúc 17h ngày 18/12. Cảm ơn ý kiến đóng góp của quý vị”.
Dưới bài đăng là rất nhiều bình luận của các thính giả nghe đài. Ví dụ như
thính giả có nick name Lão Hạc cho rằng: “Sẽ có nhiều cách để xử lý!
Không nên tạo thêm áp lực chung. Không nên tạo thêm nhiều nguy hiểm cho
các phương tiện và người tham gia giao thông xung quanh”, thính giả có
nick name Duong Dinh Giao lại cho rằng: “Không thể đưa ra một công thức
chung. Cái này phụ thuộc vào động cơ, năng lực, bản lĩnh của cảnh sát.
Những tổn thất nếu có là không thể tránh khỏi (nó là đặc trưng nghề nghiệp,

ai sợ thương vong thì tránh cho xa). Đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống
nhiều người thì phải dám đối mặt với cái xấu, cái ác”
Như vậy, các ý kiến trái chiều nhau được tập hợp, tạo thành 2 luồng ý
kiến trái chiều, giúp biên tập viên định hướng được nội dung để hỏi khách
mời.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

13


2.2.2 Tiến hành cuộc phỏng vấn sâu với thính giả trên chương trình
sau khi xem lại bình luận của thính giả.
Chương trình Điểm hẹn 17h ngày 15/12/2015 bàn về vấn đề: “Những
thực phẩm sạch mang mác sạch có thực sự sạch?” đã thực hiện cuộc phỏng
vấn sâu với chị Phạm Minh Trang ở Giảng Võ. Trước đó, vấn đề này đã
được đưa ra bàn luận trong chương trình ngày 14/12/2015, với sự tham gia
của ông Phạm Tiến Dũng – trưởng phòng thanh tra chuyên ngành bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Cùng một vấn đề bất cập, nóng hổi trong dư luận đã được các BTV khai
thác thành 2 chủ đề có liên quan đến nhau, 2 bài phỏng vấn dành cho 2 đối
tượng: một là chuyên gia, một là chính những người tiêu dùng là những
thính giả đang nghe đài. Vậy vai trò của mạng xã hội trong vấn đề này được
biểu hiện như thế nào?
Ngày 15/12/2015, fanpage của chương trình Điểm hẹn 17h có đăng tải
nội dung: “Hàng loạt những vụ việc liên quan tới thực phẩm bẩn bị phát
hiện và bắt giữ trong thời gian qua, khiến người tiêu dùng thực sự lo ngại.
Trước thông tin về thực phẩm bẩn bủa vây hàng ngày, không ít người tiêu
dùng đã chuyển qua mua thực phẩm sạch. Song những thực phẩm mang
mác sạch có thực sự sạch không? Làm sao đây mọi người ơi?”. Sau đó, dưới

phần bình luận có một số ý kiến đóng góp của thính giả như: “Các cơ quan
kiểm tra, khám xét, nhân dân ý thức tố cáo, không mang thực phẩm bẩn.
Nếu không có sự phối hợp của 2 yếu tố trên thì bài toán về thực phẩm bẩn,
hàng giả, hàng nhái không biết bao giờ mới giải được.” – Thính giả có nick
name Ngọc Sally bình luận. Hay “Chuyện thực phẩm bẩn được truyền thông
nói ra lâu nay, nhưng vẫn không có kết quả. Tốt nhất người dân nên có kinh
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

14


nghiệm và tự phòng chống và mình, tẩy chay những thực phẩm bẩn. Nếu ai
đó phát hiện ra người hàng xóm làm thực phẩm bẩn, doanh nghiệp nào làm
thực phẩm bẩn thì phải báo ngay cho cơ quan chức năng giải quyết một
cách quyết liệt”. – bình luận của thính giả có nick name Lường Tuấn.
Trong bài phỏng vấn với chị Phạm Minh Trang, phóng viên cũng đã đưa
ra các câu hỏi như: “Chị thường chọn thực phẩm sạch ở đâu?”, “Yếu tố nào
quyết định đến lựa chọn của chị?” và “Kinh nghiệm đi mua thực phẩm
sạch”. Đến cuối bài phỏng vấn, phóng viên cũng đưa ra ý kiến cần có sự kết
hợp chặt chẽ giữa người tiêu dùng và cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn
thực phẩm sạch cho người dân.
Như vậy, không nằm ngoài khả năng những người tham gia phỏng vấn là
thính giả nghe đài của chương trình. Họ có thể bình luận ý kiến của mình
trên fanpage, biên tập viên đọc được, thấy rằng ý kiến của họ nhận được sự
quan tâm của nhiều người (có thể đong đo đếm được qua lượt like và lượt trả
lời bình luận), từ đó, phóng viên liên lạc với thính giả và thực hiện cuộc
phỏng vấn sâu, tiến hành ghi âm để phục vụ cho nội dung chương trình.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016


15


2.2.3 Tổng hợp các ý kiến của thính giả để trở thành chùm ý kiến trong
chương trình phát thanh.
Ở đầu các chương trình Điểm hẹn 17h, Biên tập viên đưa ra các chủ đề sẽ
bàn luận tới, sau đó điểm qua các tin chính. Các ý kiến của thính giả về các
chủ đề sẽ được tập hợp qua đường dây nóng của chương trình và các bình
luận dưới mỗi bài đăng trên fanpage chính thức.
Ví dụ, trong chương trình Điểm hẹn 17h ngày 17/12/2015, khi đưa nội dung
thảo luận lên fanpage: “Những ngày gần đây, dư luận rất quan tâm tới việc
Thanh tra Chính phủ mở 3 đường dây nóng chống tham nhũng trong thời
điểm sắp đến Tết Nguyên đán 2016 . Đây được đánh giá là bước đi rất thiết
thực, bởi những hành vi như hối lộ, tặng quà, sử dụng xe công trái quy định,
mãi lộ… chắc chắn sẽ tăng cao đặc biệt vào dịp cuối năm và sang xuân. Tuy
nhiên, vẫn có không ít người tỏ ra thiếu tin tưởng vào tính khả thi và hiệu
quả thực tế của việc mở ra các đường dây nóng này. Quan điểm của bạn về
vấn đề này thế nào?”
Với tính chất câu hỏi mở, chương trình đã nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của thính giả về vấn đề này, trong đó đa phần cho rằng phương án này
không khả thi. Có thể kể đến bình luận của các thính giả như: Phạm Hùng
Cường, Hoàng Văn Sáng, Chúc Hoàng. Tổng hợp các ý kiến này, Biên tập
viên đã đưa vào cuối chương trình: “Trong chương trình hôm nay, ở mục
dòng chảy sự kiện, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề là làm thế nào để ba
đường dây nóng của thanh tra chính phủ không trở thành đường dây nguội,
thì qua trang Fanpage của chương trình, chúng tôi đã nhận được nhiều ý
kiến chia sẻ. Trong đó, khán giả Chúc Hoàng thì cho rằng là điều này không
mấy khả thi. Cùng quan điểm này thì thính giả Hoàng Văn Sáng cho rằng
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016


16


“Nước mình nhiều cái hô hào rõ to nhưng triển khai chả tới nơi tới chốn.
Nhiều vấn đề thì có rõ lâu đời bê tha báo trí vào thì quan chức mới rõ để
biết, để thực hiện. Ở một góc nhìn khác, thính giả Đăng Thân Nguyễn lại
chia sẻ rằng là thanh tra chính phủ phải tự đi tìm hiểu, các ban ngành chức
năng cũng phải chịu trách nhiệm về việc cán bộ của mình nhận hối lộ thì
phải giáo dục cấp dưới của mình ra sao. Đó là trách nhiệm của các Bộ, các
ban chức năng, những người được trả lương đầy đủ, còn đợi người dân báo
về chỉ là một kênh, một phần, người dân không được trả lương để làm
chuyện này.”
Như vậy, sự tương tác của thính giả nghe đài qua việc bình luận về chủ đề
của chương trình trên fanpage rất cần thiết cho chương trình. Không chỉ giúp
ích cho chương trình về mặt xây dựng nội dung mà còn thu hút thính giả
nghe đài bởi họ có mong muốn những bình luận của mình sẽ được sử dụng
để đưa lên sóng. Chương trình cũng trở nên khách quan hơn nhờ sự đóng
góp ý kiến của thính giả.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

17


2.3 Mạng xã hội kích thích tính tương tác, giúp chương trình
định hướng dư luận.
2.3.1 Kích thích tính tương tác qua các câu hỏi mở, văn phong gần gũi
với thính giả.
Mỗi một vấn đề đưa lên fanpage đều được đưa dưới dạng câu hỏi khiến
các thính giả phải suy nghĩ. Những câu hỏi này không hẳn là các câu hỏi

phỏng vấn mà đậm chất hô hào, bình dị.
Các câu hỏi thường đưa ra vấn đề và kết thúc bằng các cụm từ như: “Các
bạn ơi, các bạn thấy tình trạng vi phạm, giả mạo hàng hóa ở Việt Nam đang
diễn ra như thế nào? Làm thế nào để hạn chế được tình trạng này? Hãy
chia sẻ quan điểm của các bạn cho chúng mình nhé...” hay “Song những
thực phẩm mang mác sạch có thực sự sạch không? Làm sao đây mọi người
ơi?” hoặc “Các bạn ơi, các bạn nghĩ sao khi Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành lập những đường dây nóng để tiếp nhận trình báo của
người dân về những hành vi sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đảm
bảo vệ sinh an toàn??????” hoặc “Làm thế nào để giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở
nam giới các bạn ơi??? Liệu nữ giới có tác động đến việc hút thuốc lá của
nam giới không các bạn????”.
Các cụm từ như “các bạn”, “các bạn ơi”, “làm sao đây mọi người”, “hãy
chia sẻ quan điểm của các bạn cho chúng mình nhé” hay đơn giản là một
loạt các dấu “??????” thể hiện sự bất lực trước các câu hỏi, đang rất mong
chờ ý kiến đóng góp của các bạn. Các cách viết này mang đậm chất đời
thường, giản dị như những người bạn đang nói chuyện với nhau. Nếu như
không phải trên mạng xã hội, thường những câu hỏi này sẽ là: “Xin anh/chị

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

18


hãy cho biết ý kiến của mình về vấn đề trên?” và trên những tờ báo in cũng
không thể nào viết quá nhiều các dấu “???” để diễn tả cảm xúc được.
Như vậy, mạng xã hội giúp những người làm chương trình và thính giả
trở nên gần gũi với nhau hơn, thính giả cũng thoải mái chia sẻ những suy
nghĩ của mình cho chương trình, kích thích sự tương tác.


2.3.2 Kích thích sự tương tác qua các bài đăng không liên quan đến các
vấn đề mà chương trình phát sóng.
Đó có thể là các bài đăng chúc mừng giáng sinh, chúc ngày cuối tuần vui
vẻ của các biên tập viên đến thính giả. Qua đây, thính giả và các biên tập
viên của chương trình có cơ hội nói về chuyện đời thường, bình luận và trả
lời bình luận như những người bạn của nhau.
Ví dụ như lúc 21:33 ngày 24/12/2015, Fanpage của chương trình đăng lên
một bức ảnh về giáng sinh kèm theo lời chúc: “Noel đã đến rùi. Chúc các
bạn và gia đình một Giáng sinh an lành, nhiều niềm vui và hạnh phúc!��
�. Merry Christmas! Joyeux Noel!”. Kèm theo đó là những biểu tượng cảm
xúc dễ thương. Đây là bài đăng không liên quan đến chương trình, nhưng
cũng nhận được sự quan tâm của các thính giả. Họ để lại bình luận dưới bài
đăng với lời chúc chúc mừng giáng sinh đến ban biên tập của chương trình.
Thính giả có nickname Bes Tay viết: “Chúc các anh chị trong chương trình
điểm hẹn 17h, noel vui vẻ và thật nhiều yêu thương từ khán giả nghe
đài.trong đó có em.người luôn luôn nghe vào lúc 7h và 17h hàng tuần.”.
Ngay sau đó, người quản trị của fanpage Chương trình 17h cũng trả lời bình
luận của thính giả này: “Cảm ơn bạn và chúc bạn một đêm Giáng sinh an
lành!”, kèm theo biểu tượng cảm xúc smile.
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

19


Kể cả những ngày thứ 7, chủ nhật, khi không phải thực hiện chương
trình, các biên tập viên cũng không quên dành tình cảm cho các thính giả,
tạo cho họ thói quen tiếp cận fanpage vào đúng khung giờ đăng bài. Không
cần đưa những vấn đề nóng hổi, chỉ là những bức hình đẹp, cho thấy sự bình
yên của ngày chủ nhật cũng đủ để thu hút sự theo dõi của mọi người.
Trên fanpage của Chương trình Điểm hẹn 17h ngày 27/12/2015 có đăng

một bức hình hoa hướng dương cùng nội dung: “Một vài ngày nữa là đã hết
năm 2015. Mong mọi người đều bình an, may mắn và tất cả mọi chuyện đều
tốt đẹp trong những ngày cuối cùng của năm cũ.” Bài đăng này đã nhận ít
lượt bình luận hơn so với các bài đăng khác, tuy nhiên lượt like lại tăng lên
gấp đôi.
Nếu như trước đây không có mạng xã hội, các biên tập viên của chương
trình muốn gửi lời chúc đến thính giả chỉ có thể thông qua khung giờ hoạt
động của chương trình, những lời chúc đó cũng không được đáp lại một cách
công khai. Nhưng với mạng xã hội, những người làm chương trình có thể
gửi thông điệp của mình tới công chúng nghe đài vào bất cứ lúc nào. Họ
cũng nhận được những phản hồi của thính giả để thông điệp được đi hai
chiều.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

20


2.3.3 Kích thích sự tương tác thông qua lượt like, trả lời bình luận của
chính các thính giả
Trong mỗi vấn đề được đưa lên sẽ có nhiều bình luận của thính giả, trong
đó có cả những ý kiến đồng tình và ý kiến trái chiều. Những người có cùng
quan điểm thường like ý kiến cho nhau. Những ý kiến trái chiều nhau sẽ
được đem ra mổ xẻ, bàn luận thông qua các lượt trả lời bình luận để tranh
luận xem ai đúng, ai sai. Chính điều này đã tạo ra những đợt tương tác hiệu
quả, trong đó, các thính giả tự tương tác với nhau.
Ví dụ: Ngày 21/12/2015, fanpage của chương trình đưa lên nội dung: “Con
ruồi, 500 triệu, 7 năm tù... những cụm từ đang gây "bão" trên truyền thông
và mạng xã hội những ngày qua với tần suất dày đặc. Vì sao lại có sự phản
ứng của cộng đồng đến như vậy??? Theo bạn, cần làm gì khi phát hiện sản

phẩm của doanh nghiệp bị lỗi để bảo vệ quyền lợi của mình mà không
vướng vào vòng lao lý???”.
Thông qua mạng xã hội, những câu hỏi thắc mắc của thính giả, được
chính những thính giả khác giải đáp. Thính giả Nguyễn Mạnh Hoạch thắc
mắc: “Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đâu nhỉ?, mang qua bên đó nhờ họ
can thiệp thì sao?”. Bình luận này đã được thính giả có nickname Nguyễn
Thanh trả lời lại: “Thưa bạn hiệp hội bảo vệ quyền lợi ntd đã từ chối nhận
vụ này ạ!”
Cũng bình luận về vấn đề này, thính giả có nickname Nguyễn Hoàng bày
tỏ quan điểm: “ham thì thâm ông kia tham đi tù 7 năm, doanh nghiệp sử lí
không khéo công thêm lũ CƯ DÂN MẠNG đầu bò VN nên chuẩn bị mất
thêm một doanh nghiệp trong nước và từ giờ ta có đc uống nước của các
công TY nước ngoài với đặc sản trốn thuế”, sau đó vấp phải sự phản đối của
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

21


thính giả có nickname Nguyễn Thanh “Vậy nc có cặn có ruồi bạn có đổ vào
mpofm bạn uống k.đây là giao dịch dân sự nhưng bị bẻ sang hình sự hóa.k
hiểu gì về luật có lẽ bạn là 1 kẻ não phẳng”, sau đó Nguyễn Hoàng tiếp tục
trả lời lại: “có khả năng chai đấy là chai giả hoặc bị cho vào lợn à. dùng
não nghĩ đi suốt ngày hốc cám trên mạng mà không biết suy nghĩ à. dị vật
mà đễ vào chai nước thế thì cocacola pepsi có mà đầy ruôi, đúng là cư dân
mạng xứ AN NAM muôn đời bị người ta dắt mũi.”
Đây là những lời bình luận hết sức chân thật và mang tính xã hội nên lời
lẽ còn có phần thô tục. Nhưng điều đó chứng tỏ thính giả đã bộc lộ rất thật ý
kiến lẫn cảm xúc của mình về mỗi vấn đề mà chương trình đưa lên mạng xã
hội.


Tiểu kết chương II
Thông qua mạng xã hội, các biên tập viên không chỉ tương tác với thính
giả trong các chương trình, mà còn có thể tương tác với công chúng nghe đài
mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ tương tác trong khuôn khổ nội dung chương
trình mà còn tương tác cả những vấn đề thường nhật. Điều này làm tăng
cương mối quan hệ của ban biên tập đối với thính giả của chương trình, giúp
chương trình xây dựng được nhóm công chúng của riêng mình, trở thành
khách hàng thân thiết, thường xuyên nghe đài. Cũng thông qua mạng xã hội,
sự tương tác giữa các nhóm công chúng nghe đài trở nên thường xuyên hơn,
giúp biên tập viên xác định được các luồng ý kiến trái chiều nhau, có thể vận
dụng vào làm nội dung chương trình, đồng thời làm kích thích sự tương tác
trong mỗi chương trình phát thanh.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

22


CHƯƠNG 3.
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT HUY LỢI THẾ CỦA MẠNG
XÃ HỘI VỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TNVN.

3.1 Trẻ hóa các chương trình phát thanh.
Phần lớn công chúng sử dụng mạng xã hội là những người trẻ. Để tận
dụng hết những lợi thế của mạng xã hội, chắc chắn phải trẻ hóa các chương
trình phát thanh.
3.1.1 Trẻ hóa các bài đăng trên mạng xã hội.
Theo kết quả khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nhấn
nút “đọc tiếp” của anh/chị? Thì có đến 83,4% quyết định dựa trên nội dung
mở đầu hay và hấp dẫn. Có thể thấy rằng, ngay từ cách dẫn trên mạng xã hội

hay chính xác hơn là cách nêu ra vấn đề với thính giả ảnh hưởng không nhỏ
đến tính tương tác.
Những người trẻ thường thích sự mới lạ, vì vậy, trong mỗi bài đăng phải
thường xuyên thay đổi nội dung đăng bài. Không chỉ một fomat: nêu vấn đề
 hỏi ý kiến thính giả. Có thể sử dụng một số tin, bài hoặc thông tin liên
quan đến vấn đề đó trước khi hỏi thính giả để họ có cái nhìn khái quát trước,
hoặc kể một câu chuyện để dẫn dắt vấn đề thay vì đưa thẳng vấn đề ra như
hiện nay.
3.1.2 Trẻ hóa nội dung chương trình.
Trong các chương trình, các cuộc phỏng vấn hoặc trích dẫn ý kiến, đa
phần là người có độ tuổi cao. Điều này chứng tỏ chương trình chưa có nhiều
sức hút với những người trẻ.
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

23


Để trẻ hóa nội dung chương trình, biên tập viên cần tìm hiểu những vấn
đề giới trẻ đang quan tâm qua các cuộc thăm dò ý kiến trên mạng xã hội. Có
thể sử dụng các dạng bài viết kiểu như: “Bạn có đang gặp phải vấn đề nào
gây bức xúc không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé!” Dựa vào các bình
luận của thính giả, kết hợp với những sự kiện đang diễn ra để tìm thấy nội
dung tốt, đủ sức thu hút sự quan tâm của công chúng.

3.2 Tăng cường sử dụng các tương tác vào chương trình phát
thanh.
3.2.1 Tận dụng triệt để bình luận của thính giả vào nội dung chương
trình.
Theo khảo sát trên Chương trình Điểm hẹn 17h, không phải cuối chương
trình nào các biên tập viên cũng đưa ra ý kiến bình luận của thính giả trên

trang fanpage của chương trình. Có thể có một vài lý do như không tìm được
bình luận nào phù hợp để sử dụng trong chương trình hoặc do thời lượng
phát của chương trình có hạn… Tuy vậy, những người làm chương trình nên
tìm cách khắc phục. Nếu như vì lý do không tìm được bình luận phù hợp,
cần phải có một số biện pháp để định hướng dư luận, kích thích sự tương tác
của thính giả để có những bình luận chất lượng, quay trở lại phục vụ nội
dung chương trình.
3.2.2 Sử dụng những thông tin thính giả cung cấp để làm nội dung trong
các chương trình tiếp theo.
Trong chương trình Điểm hẹn 17h, ngày 14/12/2015, khi được hỏi về vấn
đề Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập những đường dây nóng
Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

24


để tiếp nhận trình báo của người dân về những hành vi sản xuất và kinh
doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, có nhiều ý kiến của thính
giả đưa ra lo ngại về việc bị trả thù, cơ quan chức năng sẽ cấu kết với cơ sở
sản xuất… Nhưng trong nội dung chính của chương trình, những vấn đề này
chưa được nếu lên.
Khi một vấn đề được đưa ra trên fanpage, sẽ có những ý kiến khác nhau
của từng thính giả, từ đó lại nảy sinh ra những vấn đề mới. Ban biên tập của
chương trình có thể sử dụng để làm các chủ đề liên quan và phát vào ngày
hôm sau, tận dụng sức nóng của chương trình hôm nay và sự theo dõi sẵn có
của các thính giả, đồng thời giải đáp các ý kiến, băn khoăn lo ngại của vấn
đề này.

3.3 Định hướng dư luận thông qua mạng xã hội.
3.3.1 Định hướng dư luận bằng các bình luận của người trong đài.

Tâm lý đám đông không chỉ làm ảnh hưởng đến các quyết định của
người trong đời thực mà nó còn tác động đến các ý kiến, suy nghĩ của mọi
người ngay trên mạng xã hội. Đồng ý các ý kiến của thính giả cần phải
khách quan, nhưng đôi khi, họ chia sẻ suy nghĩ của mình chưa đúng trọng
tâm vấn đề, còn thể hiện thái độ bất mãn gay gắt. Những thính giả tiếp theo
vào đọc bình luận, nếu thấy có lý và cùng quan điểm với họ, rất có thể sẽ
gây ra một loạt các ý kiến tiêu cực. Vì vậy, cần có sự can thiệp của các nhà
báo, giúp định hướng dư luận bằng các bình luận tích cực, đồng thời, tạo ra
các luồng dư luận mới, mở ra các các nhìn nhận vấn đề khác nhau.

Nguyễn Thị Lương - Niên luận 2015 – 2016

25


×