Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BẠCH MÃ VÀ TÂN CẢNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 18 trang )

Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ BẠCH MÃ VÀ TÂN CẢNH DƯƠNG
I.
1.

BẠCH MÃ
Vị trí địa lý

Bản đồ & Hướng dẫn đi vườn quốc gia Bạch Mã
Vườn quốc gia Bạch Mã cách Huế khoảng 40km về phía nam, từ Huế bạn theo Quốc
lộ 1A đến thị trấn Phú Lộc sẽ nhìn thấy bản chỉ dẫn vào cổng vườn quốc gia Bạch
Mã.
Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường vườn quốc gia Bạch Mã
- Địa chỉ: Huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
2.
Tiềm năng đã và đang được khai thác
2.1. Hệ sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã
Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những
khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao
300m, với những áng mây bay có thể tự tay chạm vào rồi bất giác vụt qua…

1


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

(Đường lên Vọng Hải Đài – hình ảnh từ chuyến thực tế)
Bạch Mã đẹp, vẻ đẹp của sự tinh nghịch trên mỗi cung đường lắt léo, lúc làm ta quẹo
qua bên này, lúc lại ngả qua bên khác, lúc lại như thách đố với những chỉ dẫn mù mờ,
nhưng không gợn lên một chút khó chịu, chỉ là tò mò và khát khao khám phá nhiều


hơn.
Hiện nay, Vườn quốc gia Bạch Mã bắt đầu mở rộng mô hình ươm giống các loại cây,
đặc biệt là phong lan để làm phong phú thêm hệ thống sinh vật cảnh cho Bạch Mã.
Tọa lạc ngay bên cạnh con đường lớn dẫn lên đỉnh núi, vườn ươm sẽ là một chốn
thưởng lãm cho những ai mê cây cảnh, hoa lá và luôn tấp nập với các loài ong bướm
kéo về hút nhụy.
2.2. Dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng
Bạch Mã với độ cao 1450m cùng với rừng ngàn gió, là địa điểm nghỉ dưỡng vô cùng
thích hợp. Với tiết trời se mát cả ngày, nơi đây được mệnh danh là Đà Lạt của Thừ
thiên Huế.
Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho
mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được
xây dựng từ thời Pháp thuộc với những têm gọi diễm lệ như Morin 1, Morin 2, Cẩm
2


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Tú… nhưng đã hoang phế do biến động của lịch sử, do chiến tranh lẫn bàn tay con
người

( Hình ảnh từ chuyến thực tế)
II.
TÂN CẢNH DƯƠNG
1.
Vị trí địa lý
Xuôi về phía nam cách thành phố Huế khoảng 60km, qua đèo Phước Tượng chừng
5km rẽ vào đường xuống cảng Chân Mây đi thêm chừng 6km bạn sẽ đến Tân Cảnh
Dương thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.


3


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

(Ảnh: sưu tầm)
Bãi biển Tân Cảnh Dương tọa lạc tại thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách trung tâm Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẳng khoảng
50km.
Bãi biển Tân Cảnh Dương nằm trong hệ sinh thái biển Cảnh Dương (dài khoảng hơn
8 km, rộng 200 km), có hình vòng cung nằm ở giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây
Đông. Cảnh vật khá lí thú, hấp dẫn. Bãi biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng và mịn
và kéo dài ra phía Biển, phía bên trái có bãi đá rất đẹp. Biển xanh, tương đối kín gió.
2.
Tiềm năng đã và đang được khai thác
2.1
Ẩm thực
Tuy mới đưa vào hoạt động không lâu nhưng bãi biển Tân Cảnh Dương đã khai thác
tốt các tiềm năng ẩm thực với các món ăn đặc trưng của Vùng biển Miền Trung nước
ta như:
Cá:
bớp,

mú,



nâu,




hồng,

Mực: mực ống, mực nan, bạch tuộc
Ốc: ốc hương, ốc mỡ, ốc len, ốc đinh...
Sò: sò lông,sò diệp, sò méo, sò lụa, sò huyết...
4



dìa,



dét.


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Ghẹ: ghẹ là một đặc sản nơi đây nổi tiếng nhất là ghẹ xanh

(Hình ảnh sưu tầm)
2.2
Dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng

Tân Cảnh Dương có thời tiết mát mẻ và tương đối kín gió cho nên rất thích hợp cho
nghỉ dưỡng và tổ chức lễ hội. Không gian bãi Biển khá rộng thuận lợi cho tổ chức các
trò chơi thể thao bãi Biển, các buổi liên hoan ngoài trời.

5



Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG CHƯA ĐƯỢC KHAI THÁC CỦA BẠCH MÃ VÀ
TÂN CẢNH DƯƠNG
I.
1.
1.1

BẠCH MÃ
Cáp treo
Thực trạng
6


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Bạch Mã được công nhận là VQG vào năm 1991, đã được thế giới quan tâm vì tài
nguyên đa dạng sinh học. Thậm chí từ năm 1925, chỉ để bảo vệ loài gà lôi lam mào
trắng ở Bạch Mã mà chính quyền sở tại đã đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án
thành lập VQG. Cũng chính tài nguyên đa dạng sinh học mà năm 1986, khu rừng cấm
Bạch Mã - Hải Vân được nhà nước ta thành lập.
Bởi thế dự án xây cáp treo phục vụ cho du lịch sinh thái sẽ phần nào ảnh hưởng đến
cảnh quan Bạch Mã. Và khi du khách nườm nượp kéo đến thì Bạch Mã có còn là
Bạch Mã.Và liệu khi xây dựng nên cáp treo rồi, lượng khách du lịch vẫn không tăng
đáng kể sẽ thiệt hại rất lớn, và chưa kể lượng tài nguyên hi sinh trong quá trình đó là
kết quả rất đáng buồn.
Nếu việc xây dựng cáp treo cũng ồn ào như làm đường vậy thì sẽ ảnh hưởng đến cảnh
quan và nhiều thú rừng cũng sẽ bỏ đi nơi khác là điều khó tránh khỏi, chưa kể việc

xây dựng cáp treo phải xuyên qua rừng, tốn kém và phức tạp hơn đường bộ.

7


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Đường lên Bạch Mã được mở rộng bằng cách nổ mìn phá đá (ảnh chụp ở đoạn km7
1.2

ngày 26-5-2012) - Ảnh: Tiến Long
Giải pháp
Có thể nói, việc bảo tồn và gia tăng giá trị kinh tế phải đi đôi với nhau, đó là việc rất
quan trọng nhưng cũng rất khó làm nhất là khi xây dựng cáp treo, bởi Bạch Mã khác
với nơi khác vì nó có hệ thống tài nguyên sinh vật rất đa dạng, nhiều loài rất quý hiếm
và nằm trong sách đỏ.Nhiệm vụ chính của Bạch Mã là bảo tồn và phát triển một cách
bền vững. Do đó, vườn nên quy hoạch phát triển du lịch theo hướng sinh thái cao cấp,
không phá vỡ cảnh quan, thân thiện với môi trường, trên cơ sở phát huy các giá trị
hiếm có của vườn, phối hợp với văn hóa bản địa của người Cơ Tu trong khu vực. Việc
phát triển ngôi chùa nhằm kết hợp với văn hóa tâm linh để có thể đa dạng hóa loại
hình du lịch.
Nếu việc xây dựng cáp treo được tiến hành thì phải có giải pháp thi công không tác
động đến đa dạng tài nguyên rừng, giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại cho tài nguyên sinh
vật rút kinh nghiệm từ việc mở rộng đường bê tông trước đây. Bởi thế quá trình này
phải có sự bàn bạc cẩn thận giữa bên bảo tồn tài nguyên rừng và bên quy hoạch thay
vì là một kế hoạch suông, và hơn hết là phải kêu gọi sự đầu tư từ nhiều phía. Bên cạnh

8



Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

đó còn phải tuyên truyền và giám sát hết sức cẩn thận việc tham quan du lịch của du
khách để tránh tàn phá.
2.

Khu di sản và nghĩ dưỡng
2.1 Thực trạng
Biệt thự Pháp cổ Bạch Mã là dãy quần sơn được nhiều văn nhân thi sĩ xem như của
hồi môn mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Năm 1932,Bạch Mã được ông Girard- một kỹ sư người Pháp phát hiện, để rồi sau đó,
một hệ thống gồm 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông,… được xây
dựng, nhằm phục vụ việc tham quan, nghĩ dưỡng của giới quan chức người Pháp và
nhà giàu thời bấy giờ.
Thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, Bạch Mã gần như bị bỏ hoang, vô chủ, bởi hệ
thốngbiệt

(Nơi dừng chân của đoàn chúng tôi – Villa Đỗ Quyên)

9


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

(Những biệt thự bị bỏ hoang)
Ngày nay, tại Bạch Mã, 139 biệt thự cổ do người Pháp xây dựng chỉ còn lại dấu tích
đổ nát do chiến tranh và thời gian lẫn bàn tay con người.Tận dụng những biệt thự ít bị
hư hỏng, Bạch Mã đã được trùng tu, tôn tạo thành khu nghĩ ngơi cho du khách. Đó là
các khu nhà mang tên Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao.Những ngôi nhà này vẫn giữ
được thiết kế kiến trúc theo kiểu Pháp với bề ngoài trông rất tĩnh lặng và cổ kính. Biệt

thự thường chỉ cao 2 tầng với cầu thang vòng và hành lang khá rộng mát, cửa sổ lớn
quay ra phía đỉnh núi, sàn gỗ mát mẻ.Du khách có thể thấy những tòa nhà đổ nát được
xây dựng bằng đá Granit với kiến trúc Pháp cổ nằm rải rác trên đỉnh núi và các triền
núi xung quanh.
Đó là dấu tích của khu biệt thự và khách sạn do kỹ sư người Pháp M.Girard phụ trách
xây dựng năm 1932 với ý định biến nơi đây thành khu nghỉ mát trong cảnh quan thiên
2.2.

nhiên hoang sơ và xinh đẹp.
Giải pháp
Nên khai thác Bạch Mã theo từng khu vực riêng biệt và có sự đầu tư quản lý chặt chẽ.
Có khu vực dành cho cộng đồng, có khu vực bảo tồn văn hóa lịch sử, khu vực bảo tồn
thiên nhiên dành cho loại khách yêu thích thiên nhiên và có chuyên môn về rừng. Đó
là những tour thám hiểm, xem thú rừng, ngắm chim, nghe chim hót… với giá cao,
mang lại hiệu quả lớn. Chúng ta không nên khai thác du lịch Bạch Mã như ở Bà Nà
hill (Đà Nẵng) để đón khách theo kiểu ồ ạt. Nếu làm như thế Bạch Mã sẽ bị phá hỏng

10


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

sự giàu có vốn thiên nhiên có một không hai của mình, Bạch Mã không còn là Bạch
Mã.

( Sinh viên Đông phương học K37 đang tham quan và tranh luận về những khu biệt
II.
1.

thự ở Bạch Mã)

TÂN CẢNH DƯƠNG
Dịch vụ và cơ sở hạ tầng
Dịch vụ du lịch ở biển Tân Cảnh Dương nhìn chung chưa được chú trọng,đầu tư và
phát triển nhiều như cần đầu tư các tuyến xe buýt hay xe khách đưa du khách đến
điểm biển vs giá hơp lí,các loại hình kinh doanh buôn bán những mặt mặt hàng phục
vụ nhu cầu khách…
Các loại hình dịch vụ chưa đc triển khai chú trọng như tổ chức các loại hình thể thao
( đánh bóng chuyền, bóng rổ..), lướt ván , du thuyền, nhảy dù..
11


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

(Ảnh: thực tế)
1.1

Thực trạng
Bãi biển Tân Cảnh Dương cách thành phố Huế và Đà Nẵng tầm 50km chính vì trở
ngại về địa lý nên bãi biển được đánh giá là đẹp nhưng chưa được đầu tư đúng mức,
vẫn là những hình ảnh hàng quán thưa thớt do địa phương đầu tư mang tính chất "liệu
cơm gắp mắm".
Việc khai thác du lịch biển ở địa phương còn hạn chế, số lượng dự án đầu tư du lịch
biển khá nhiều nhưng tình hình triển khai còn chậm, chưa tạo được bước đột phá.
Hệ thống nhà nghỉ cho du khách dừng chân quá ít, dường như chỉ có nhà nghỉ mang
tên "Cảnh Dương" với tầm 7 phòng. Hơn nữa dịch vụ cho thuê lều trại ngủ qua đêm
chưa được phát triển mạnh. Dường như chỉ mang tính kinh doanh kiếm cơm qua ngày
của người dân. Dịch vụ phục vụ bữa ăn sáng cho du khách quá ít và xa so với điểm du
lịch. Hình ảnh một nhà hàng biển,một quán nước hay vài cái xích đu..cho thấy vùng
biển này chưa được khai thác nhiều tiềm năng. Nếu có một đoàn khách với số lượng
lớn thì hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và chỉ là nơi dừng chân chốc

lát, tắm biển rồi phải tạm biệt biển.
12


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Biển đẹp nhưng chưa có hình thức , dịch vụ nào lôi cuốn du khách trong cũng như
ngoài nước muốn khám phá cũng như muốn dừng chân lâu. Bờ biển rất dài và rộng ta
có thể phát triển các loại hình thể thao vui chơi ở trên bờ.

1.2

(Ảnh: thực tế)
. Giải pháp
Do sự chi phối của địa lý nên muốn điểm du lịch nổi bật và thu hút nhiều du khách thì
cần phải quảng bá, tổ chức các trang Web, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin, kết nối
với các hãng lữ hành trong và ngoài nước, Thừa Thiên Huế cần tổ chức các điểm giới
thiệu sản phẩm đặc trưng để phục vụ du khách.
Khoảng cách di chuyển từ trung tâm đến bãi biển xa thì cần có những tuyến xe buýt
giá rẻ,hợp lý để tạo điều kiện cho du khách đến thăm quan. Chúng ta cần xây dựng
những chuyến xe lưu động để khách tham quan có thể dễ di chuyển đến biển này cũng
như những biển khác trong thành phố khi di chuyển cùng 1 tuyến đường.
Khai thác tiềm năng tự nhiên sẵn có : không gian rộng,biển xanh,cát trắng cùng với hệ
thống san hô phong phú,nhiều hải sản tươi ngon như tôm, ghẹ, cua, mực, sò...thích
hợp để cắm trại,đốt lửa,tổ chức các chương trình văn nghệ,thể dục thể thao thu hút
13


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương


nhiều du khách thích khám phá. Vì chúng ta có lợi thế bờ biển mặt phẳng, rộng ,
sạch, đẹp, tiện lợi cho các hoạt động vui chơi theo nhóm cũng như vài cá nhân .
Bất cứ ở đâu cũng phải bảo đảm các phương tiện vận chuyển nơi mua sắm, ăn uống,
biểu diễn nghệ thuật truyền thống hoặc hưởng thụ các dịch vụ khác trong chuyến hành
trình của du khách. ở đường vào biển còn ít quán hay nhà thưa thớt, cần phát triển
các loại hình kinh doanh lớn nhỏ phục vụ nhu cầu du khách cũng như người dân biển.
Cần xây dựng kế hoach cụ thể để có những chiến dich kêu gọi các vốn đầu tư để
hoàn thiện cơ sở hạ tầng ,xây dựng các công trình đẹp ven biển nhằm thu hút du
khách
2.
2.1.

Hoạt động ý nghĩa
Thực trạng
Ở Cảnh Dương, hoạt động du lịch biển chưa được khai thác đúng mức, quang cảnh
còn hoang sơ, dịch vụ cung ứng du lịch hầu như chưa có. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn
của ngành du lịch còn thấp, lượng khách đón hàng năm mặc dù tăng trưởng nhưng
vẫn chưa cao. Nhiều bãi tắm hình thành mang tính tự phát, các dịch vụ du lịch chủ
yếu được cung cấp bởi cộng đồng dân cư địa phương, chất lượng không ổn định và
thiếu tính chuyên nghiệp. Thị trường chủ yếu là khách du lịch nội địa và khách địa
phương, tỷ trọng khách quốc tế, khách cao cấp đến du lịch ở biển Huế vẫn còn ở mức
thấp.
Đối với biển Cảnh Dương, đây là một điểm du lịch biển rất đẹp nhưng việc khai thác
vẫn còn hạn chế. Hiện tại, ở khu vực này rất ít cơ sở kinh doanh hoạt động để cung
ứng dịch vụ cho du khách, do vậy sản phẩm du lịch ở đây rất nghèo nàn, thậm chí
chưa có sự đầu tư về hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống
của du khách. Phần lớn khách đến đây chủ yếu là người địa phương trong tỉnh thường
tự tổ chức đi du lịch vào ngày nghỉ, ngày lễ.

14



Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Bên cạnh đó, việc xây dựng quá ít đường dẫn ra bãi tắm, công tác quản lý cứu hộ, cứu
nạn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng hàng rong, chèo kéo khách vẫn
còn diễn ra làm du khách cảm thấy không hài lòng khi tham gia du lịch biển ở đây.
2.2.

Giải pháp
Để có thể tạo tính hấp dẫn du khách khi đến với biển và khai thác tối đa nhu cầu của
khách về du lịch biển, ta cần có những chính sách cụ thể và xây dựng hình ảnh của
nền du lịch biển như: quảng bá điểm du lịch biển nổi bật với lợi thế địa hình đa dạng
đầm phá – núi – biển và phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn, tổ chức các hoạt động làm
cho môi trường sinh thái trong lành như kêu gọi mọi người nhặt rác tại bãi biển, làm
sạch biển, tạo lòng tin cho du khách rằng đây là điểm du lịch an toàn và thân thiện.
Cần xây dựng phong phú loại hình du lịch biển như tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao ở
biển, lễ hội văn hóa ở biển và các hoạt động dã ngoại, ngoại khóa thu hút sự chú ý của
du khách hơn.
Với vị trí bờ biển đẹp, bãi cát thoải, tương đối kín gió nên việc phát triển các loại hình
du lịch thể thao và giải trí biển ở đây rất phù hợp. Do vậy, Cảnh Dương nên được quy
hoạch thành nhiều khu vực phù hợp để triển khai các loại hình thể thao như bóng đá
mini, bóng chuyền, lắc thúng trên biển…

15


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

(Ảnh: sưu tầm)

Du khách khi đến với bãi biển Tân Cảnh Dương sẽ được chiêm ngưỡng bãi biển xanh
với chiều dài khá rộng. Tân Cảnh Dương có hệ sinh thái Biển phong phú. Có rất nhiều
loài cá và ốc phổ biển nhất ở Biển Miền Trung nước ta. Các bãi san hô ngầm ở các bãi
đá cạn ở mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông sẽ là dịch vụ thu hút khách du lịch
trong tương lai qua dịch vụ lặn ngắm san hô.
Du lịch biển hiện đang rất phát triển, Tân Cảnh Dương là vùng đất tiềm năng, cần
được đầu tư và phát triển hơn nữa.

16


Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

KẾT LUẬN
Phát triển du lịch hiện đang là vấn đề cần thiết ở khắp nơi. Thừa Thiên là một vùng
đất có rất nhiều tiềm năng cần được khai thác và phát triển hơn nữa. Việc liên kết giữa
các địa điểm du lịch là rất quan trọng. Để du lịch ở Huế phát triển cần quảng bá rộng
rãi hơn với du khách trong và ngoài nước. Kêu gọi vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng, khu nghĩ dưỡng, tổ chức hoạt động ý nghĩa…
Phượt đang là một hình thức du lịch được ưa chuộng. Với vị trí địa lí của Bạch Mã
đang được rất nhiều “dân phượt” quan tâm, bởi nhưng ngọn núi cao, những thác nước,
mà tạo hóa ban tặng rất hoang sơ và hùng vĩ, khiến ai cũng tò mò và muốn được trải
nghiệm. Bạch Mã cần được đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng để hướng đến một nơi
phượt lý tưởng cho mọi người
Tân Cảnh Dương là vùng biển đẹp, cát mịn, nhìn lên có núi, lặn xuống biển có san hô,
là Tân Cảnh Dương đang sở hữu rất nhiều điểm độc, lạ, cần được khai thác và phát
triển.

17



Tiềm năng chưa được khai thác ở Bạch Mã và Tân Cảnh Dương

Trong tương lai nếu khai thác được các tiềm năng đã, đang và sẽ sở hữu một cách hợp
lý, Bạch Mã – Tân Cảnh Dương sẽ là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch bốn
phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />mod=p&cid=1&pid=9&pdiv=&p=27
/>
18



×