Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương học phần quản lý chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.9 KB, 9 trang )

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Câu 1: Định nghĩa, phân loại, ảnh hưởng CTR ?
- Định ngĩa: Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn
(CTR) là chất ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
các hoạt động khác.
- Phân loại:
a. Theo vị trí hình thành:
CTR gồm chất thải rắn trong nhà, ngoài trời, trên phố, chợ.
b. Theo thành phần hóa học, vật lý
Phân biệt theo thành phần hữu cơ, vô cơ, kim loại, phi kim, cháy được và không
cháy được…
c. Theo bản chất nguồn tạo thành
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương
động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải…..
+ Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ. thành phần chất thải này phụ thuộc và tính chất
ngành nghề của các cơ sở.
+ Chất thải rắn y tế: Chất thải được thải ra từ các bệnh viện, các trung tâm y tế, các
trạm y tế bao gồm: kim tiêm, bông băng .. Đây là chất thải có tính độc hại cao, cần được
xử lý đúng nơi quy định.
+ Chất thải xây dựng: Là các chất thải phát sinh từ hoạt động xây dựng như đất, cát,
gạch ngói.bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình..v.v phần lớn chất
thải này được thu gom và tận dụng vào việc san lấp mặt bằng…
+ Chất thải nông nghiệp: Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các
hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành..) thu hoạch nông
sản (rơm , rạ, trấu..), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải từ chăn nuôi, giết
mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thủy sản.,,
d. Theo mức độ nguy hại.
+ Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải


sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động cật và cây cỏ.
+ Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
- Ảnh hưởng của chất thải rắn
+ Ảnh hưởng đến môi trường
1. Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Gây ô nhiễm đất; Thay đổi các tính chất của đất
2. Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Gây ô nhiễm nước: Các chất thải nguy hại chứa các mầm bệnh thấm nhiễm vào nước
gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng.
3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Các loại rác nhẹ bay trong không khí như túi nilong, giấy… dễ bị phát tán trong
không khí, gây ô nhiễm và mất mỹ quan.


Các hóa chất bay hơi từ chất thải rắn.. gây ô nhiễm không khí, tạo mùi.
4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Sinh vật mất chỗ cư trí, mất thảm thực vật và sinh vật trong lớp về mặt, làm ảnh
hưởng tới đa dạng sinh học của địa phương. Làm giảm độ pH của đất, đất có thể trở nên
cằn cỗi, không thích hơp cho cây trồng. Điều này ảnh hưởng đến các cá thể sống khác
trong lưới thức ăn.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí. Khi môi trường bị ô
nhiễm sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua quá trình tiếp xúc, sinh hoạt.
Người dân có thể mắc các chứng bệnh sau: Bệnh dị ứng tai, mũi, họng, bệnh ngoài da, về
đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàm…
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm đất: Các chất độc từ chất thải rắn
xâm nhập vào môi trường đất tồn tại trong đất và đi vào chuỗi thức ăn, qua đó xâm nhập
và tích tụ và cơ thể, lâu ngày gây ra các biến đổi gây ung thư, các bệnh tiêu hóa tim

mạch.
Ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm nguồn nước: Đây được coi là nguy cơ lớn nhất
đối với sức khỏe con người. Các tác nhân gây ô nhiễm các mầm bệnh thấm nhiễm vào
nước gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, giun sắn tiêu chảy,
viên gan ngộ độc, các bệnh về da liểu mắt.
Ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí: Do nền khí hậu nhiệt đới nên làm
các chất độc từ các chất thải rắn ba hoi gây không ít ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Đặc biệt là những người tiếp xúc với nguồn thải, gây ra các bệnh về đường hô hấp như
viêm phổi, viêm phế quản, viêm hô hấp.
+ Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
Hiện nay để đánh giá một đô thị thì hoạt động thi gom CTR là rất quan trọng. Việc
không thi gom chất thải rắn sẽ làm mất mĩ quan của đô thị, đông thời sẽ tốn 1 diện tích
rất lớn để chứa CTR.


Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng CTR phát sinh?
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn bao gồm:
+ Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh
+ Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân
+ Các yếu tố địa lý tự nhiên
- Ảnh hưởng các hoạt động tái sinh và giảm thiểu khối lượng chất thải rắn tại nguồn:
+ Trong sản xuất, giảm thiểu chất thải rắn được thực hiện xuyên suốt từ khâu thiết
kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm nhằm giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hoá chất
độc hại, nguyên nhiên liệu đầu vào và tạo ra sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn.
Giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn có thể thực hiện bằng cách thiết kế, sản xuất và đóng
gói các sản phẩm bằng các loại vật liệu hay bao bì với thể tích nhỏ nhất, hàm lượng độc
tố thấp nhất, hay sử dụng các loại vật liệu có thời gian sử dụng lâu dài hơn.
+ Giảm thiểu tại nguồn có thể thực hiện tại các hộ gia đình, khu thương mại hay khu
công nghiệp.
+ Giảm thiểu tại nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý chất thải rắn

bởi vì giảm thiểu tại nguồn đồng nghĩa với giảm thiểu một lượng đáng kể chất thải rắn
- Sau đây là một vài cách có thể áp dụng nhằm mục đích làm giảm chất thải tại nguồn:
+ Giảm phần bao bì không cần thiết hay thừa
+ Phát triển và sử dụng các sản phẩm bền và có khả năng sửa chữa
+ Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng
(ví dụ các loại dao, nĩa, dĩa có thể tái sử dụng, các loại thùng chứa có thể sử dụng lại...)
+ Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu (ví dụ: giấy photocopy 2 mặt)
+ Gia tăng các sản phẩm sử dụng vật liệu tái sinh các vật liệu tái sinh chứa trong các
sản phẩm Phát triển các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất giảm thiểu chất thải.
+ Chương trình tái chế thích hợp, hiệu quả cho phép giảm đáng kể lượng chất thải
cần phải chôn lấp.
- Ảnh hưởng của luật pháp và thái độ của công chúng:
- Thái độ, quan điểm của quần chúng: khối lượng chất thải rắn phát sinh ra sẽ giảm đáng
kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống
của họ để duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng kinh tế,
điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải


rắn. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở để dẫn đến sự thay đổi thay độ của
công chúng.
- Luật pháp: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát sinh và khối lượng chất thải
rắn là sự ban hành các luật lệ, qui định có liên quan đến việc sử dụng các vật liệu và đồ
bỏ phế thải,. Ví dụ như: qui định về các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì,. Chính
những qui định này nó khuyến khích việc mua và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
- Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý và tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất thải rắn bao gồm:
- Vị trí địa lý
+ Vị trí địa lý ảnh hưởng đến cả khối lượng chất thải phát sinh cũng như thời gian
phát sinh chất thải. Ví dụ: tốc độ phát sinh rác vườn thường khác nhau ở những vùng có
khí hậu khác nhau. Miền nam nước ta có khí hậu ấm áp và mùa nắng (growing season)

dài hơn so với miền bắc, khối lượng và thời gian phát sinh rác vườn thường nhiều hơn.
- Thời tiết
+ Khối lượng phát sinh chất thải rắn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Ví dụ: vào
mùa nắng chất thải rắn là thực phẩm thừa chứa nhiều rau và trái cây.
+ Tần xuất thu gom chất thải
+ Càng có nhiều dịch vụ thu gom, càng nhiều chất thải rắn được thu gom, nhưng
không biểu hiện được rằng tốc độ phát sinh chất thải rắn cũng tăng theo.
- Đặc điểm của khu vực phục vụ.
+ Tính đặc thù của khu vực phục vụ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát sinh chất thải
trong khu vực. Ví dụ: tốc độ phát sinh chất thải tính theo đầu người ở khu vực người
giàu thường nhiều hơn so với khu vực người nghèo. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến
rác vườn bao gồm: diện

tích đất, tần suất sữa chữa


Câu 3: Phân tích cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý CTR?
Mục tiêu của xử lý CTR là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn
trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng
lượng trong chất thải.
Cơ sở để lựa chọn các phương pháp xử lý CTR:
- Thành phần tính chất CTR:
Mỗi loại chất thải gồm có thành phần lý hóa học, tính chất rất đa dạng phù hợp với
nhiều phương pháp, công nghệ xử lý khác nhau nên để đảm bảo xử lý hiệu quả thì phải
xem xét, nghiên cứu về thành phần và tính chất của chúng:
+ Thành phần tính chất CTR sinh hoạt
+ Thành phần tính chất CTR công nghiệp
+ Thành phần tính chất CTR y tế…
+ Thành phần tính chất CTR nguy hại và không nguy hại
Đối với chất thải rắn sinh hoạt do có thành phần hữu cơ lớn chiếm tỷ trọng lớn

(40-50% trọng lượng), dễ bị phân hủy nên thường được ủ phân hữu cơ, metan hóa
trong các bể thu hồi khí sinh học,… Các chất dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa,
cao su, da,.. mà không còn khả năng tái chế có thể dung phương pháp đốt để giảm thể
tích sau đó chôn lấp. Thành phần chất có khả năng tái chế như chai nhựa, thủy tinh,
kim loại, giấy, bìa carton,.. được thu hồi để tái chế, tái sử dụng. Chất thải nguy hại
thường được đốt thu năng lượng, chôn lấp hợp vệ sinh.,.
- Tổng lượng chất thải rắn cần xử lý
Việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải cần quan tâm đến khối lượng chất thải
rắn cần xử lý vì nó lien quan đến chi phí, kích thước và quy mô của từng phương pháp.
Khi thực hiện xử lý sẽ tính chi phí/ đơn vị CTR. Vậy nên cần chọn phương án phù
hợp. Chi phí đốt đắt gấp 10 lần pp chôn, khối lượng chất thải rắn lớn thì chôn sẽ hiệu
quả hơn, kích thước của bãi chôn lấp phải lớn…
- Đặc điểm kỹ thuật địa phương
Tùy thuộc vào điều kiện kt –xh mà chọn phương pháp xử lý tốt nhất, phù hợp với
từng địa phương. Xem xét trên các mặt:
+ Địa phương có diện tích đất đại đáp ứng cho nơi xử lý không.
+ Trình độ KHKT và năng lực cán bộ, nhân công.
+ Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và vận hành, duy tu sửa chữa)
Cần phân tích, xem xét kỹ trong mối quan hệ với những yếu tố khác và đặc biệt là phải
so sánh về yêu cầu sự thích hợp của công nghệ đất đai, chi phí thi công, thiết bị, vận
hành…
- Yêu cầu bảo vệ môi trường
Tùy thuộc vào tính chất nguy hại, vị trí đặt các trạm xử lý, bãi chôn lấp,.. chất thải
rắn khác nhau mà có những yêu cầu hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường
ở những mức độ khác nhau. Điều đó được đánh giá thong qua báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
Vidu: Đối với chất thải nguy hại cần có 1 quy trình xử lý khép kính tránh phát sinh
các chất độc hại, lây nhiễm, hay khi thực hiện đốt phải hạn chế lượng khí độc phát
sinh ra môi trường gây ô nhiễm.



Câu 4: Trình bày các kiểu thu gom, hình thức thu gom?
Áp dụng: vẽ sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR cho từng đối tượng cụ thể ( hộ gia đình, cơ
quan, trường học, bệnh viện)
* Các kiểu thu gom:
a. Kiểu thu gom lề đường
Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng CTR đã đầy ở lề đường (hẽm) vào ngày thu
gom và chịu trách nhiệm mang các thùng rỗng về.
b. Kiểu Container di động
+ Container di động cổ điển: Đây là kiểu dịch vụ kiểu mang đi – trả về, các container
CTR mang đi đổ ở nơi tiếp nhận và sau đó mang trả lại ở vị trí cũ.
+ Container di động trao đổi: Xe thu gom chở một container rỗng đến địa điểm đặt
container đã chưa CTR, đổi container và vận chuyển CTR đến địa điểm tiếp nận và nhận
container rỗng đi đến các điểm tiếp theo.
c. Dịch vụ thu gom kiểu container cố định
Xe thu gom đi đến điểm đặt container (Hoặc thùng CTR), lấy và đổ CTR lên xe và
trả thung CTR về chỗ cũ.
* Các hình thức thu gom:
a. Hình thức thu hom CTR chưa phân loại tại nguồn:
Đây là hình thức phổ biến, CTR được bỏ chung vào cùng một thiết bị chứa từ thùng
đựng ở nơi phát sinh, tập kết, trung chuyển và vận chuyển. CTR thường được thu gom
và vẫn chuyển đến một địa điểm cố định (BCL hoặc địa điểm xử lý).
b. Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn:
Thu gom riêng biệt các loại CTR đã phân loại bằng các thiết bị chứa thích hợp và
vận chuyển từ nơi tiếp nhận đến nơi tái chế, xử lý hoặc thải bỏ.
Phân loại CTR tại nguồn và đẩy mạnh công nghệ tái chế là giải pháp tối ưu nhất
trong việc xử lý rác, đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Với khoảng 75% chất
thải hữu cơ, rác sinh hoạt thực sự là nguồn nguyên liệu quý, rẻ cho các nhà máy điện, sản
xuất phân compost; khoảng 15% rác vô cơ cũng được phân loại và các cơ sở tái chế sẽ
thu gom(giấy, nhữa, kim loại..).

Rác thải sinh hoạt từ nguồn phát sinh sẽ được phân loại và lưu trữ ngay tại nguồn
thành 3 loại cơ bản: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ tái chế và tác thải vô cơ khó phân
hủy. Rác thải sinh hoạt sau khi đã được phân loại sẽ được xử lý theo các hướng khác
nhau nhằm tận dụng thứ bỏ đi và nâng cao hiệu quả phân hủy của rác thải.
+ Đối với chất thải rắn sinh haojt hữu cơ chúng ta có thể giảm đi bằng cách tận dụng
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc sẽ được thu gom và vận chuyển riêng biệt đến các
nhà máy để chế biến phân compost và sản xuất phân hữu cơ.
+ Đối với chất thải rắn vô cơ tái chế bao gồm các chai nhựa,vỏ bia, kim loại sau khi
được thu gom những người thu mua ve chai sẽ được vận chuyển riêng đến các nhà máy
tái sinh tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Đối với chất thải rắn vô cơ khó phân hủy: Bao gồm các loại bao nilon, ohin hỏng,
lốp xe, bóng đèn.. loại này chúng ta tập trung ra các thùng đựng rác để vẩn chuyển lên
bãi chon lấp.
* Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR cho từng đối tượng cụ thể (Hộ gia đình, cơ quan
trường học, bệnh viện)
+ Hộ gia đình


CTR
Sọt Rác
Xe đẩy tay
Điểm tập kết
Trạm trung chuyển
điểm chôn
lấp
+ Cơ quan , trường học
CTR Thùng rác Xe nén ép
Trạm trung chuyển
điểm chôn lấp
+ Bệnh viện

CTR
Thùng rác
Điểm tập kết bệnh viện
Xe nén ép
Trạm trung chuyển
điểm chôn lấp
+ Chợ
CTR Xe đẩy tay
Điểm tập kết Trạm trung chuyển
điểm chôn lấp
Câu 5: Phân biệt điểm tập kết với trạm trung chuyển?
Giống: Là nơi lưu trữ tạm thời chất thải rắn, không có chức năng xử lý.
Khác:
Quy mô
Điều kiện cơ sở hạ tầng

Điểm tập kết
- Nhỏ hơn

Trạm trung chuyển
- Lớn hơn
- Cao hơn
- Nhà có mái che
Hệ thống thu gom nước rác
dây chuyền vận chuyển


Câu 6: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: khái niệm, phân loại, các quá trình xảy ra trong
bãi chôn lấp.?
a. Khái niệm.

Theo quy định cuat TCVN 6696 – 2000 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (sau
đây gọi là bãi chôn lấp) được định nghĩa là: Khu vực được quy hoạch thiết kế xây dựng
để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi
chôn lấp chất thải rắn bao gồm các khu dân cưm đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn
lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vung đệm, các công trình phụ trợ khác
như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc..
Chất thải rắn được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các chất thải không
thuộc danh mục chất thải nguy hại có khả năng phan hủy tự nhiên theo thời gian.
b. Phân loại
Hiện nay trên thế giới thường dùng các loại bãi chôn lấp sau:
- Loại 1: - Bãi chôn lấp rác thải đô thị (Bãi chôn lấp hợp vệ sinh): Loại này đòi hỏi
phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí
tạo thành;
- Loại 2: - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: Loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư
về quản lý và được điểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành;
Theo cấu tạo và hình dạng tự nhiên, bãi chôn lấp gồm các loại sau:
- Bãi chôn lấp nổi: Là các bãi được xây dựng ở những khu vực có địa hình bằng
phẳng, bãi được sử dụng theo phương pháp chôn lấp bề mặt. Chất thải được chất thành
đống cao từ 10 – 15m. Xung quanh các ô chôn lấp phải xây dựng các đê bao. Các đê này
không có khả năng thấm nước để ngăn chặn sự thẩm thấy của nước rác ra môi trường
xung quanh.
- Bãi chôn lấp chìm: là các bãi tận dụng điều kiện đại hình tại những khu vực ao hồ
tự nhiên, các moong khai thác mỏ, các hào, rãnh hay thung lũng sẵn có. Trên cơ sở có
kết cấu các lớp lót đáy bãi và hành bãi có khả năng chống thấm. Rác thải sẽ được chôn
lấp theo phương thức lấp đầy.
c. Các quá trình xảy ra trong bãi chôn lấp.
Bao gồm các phản ứng hóa học, sinh hoc và vật lý:
- Phân hủy sinh học của chất hữu cơ hoặc hiếu khí hoặc kỵ khí sản sinh ra khí và
chất lỏng;
- Oxy hóa hóa học các vật liệu;

- Sự thoát khí từ bãi rác và sự khếch tán nang của khí xuyên qua bãi rác;
- Sự di chuyển của chất lỏng gây ra bởi sự khác nhau về cột áp;
- Sự hòa tan, sự rò rỉ các chất hữu cơ và vô cơ vào nước, di chuyển xuyên qua bãi
rác;
- Sự di chuyển của chất hòa tan bở gradient nông độ và hiện tưởng thẩm thấu;
- Sự lún không đều gây ra do quá trình ổn định vật liệu vào các chỗ rỗng.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tại bãi chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại
cho môi trường. Các nguy hại này bao gồm:
- Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, các loại côn trùng có
cánh và các loài gặm nhấm.
- Mang rác rưởi cuốn theo gió gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.
- Gây các vụ cháy, nổ
- Gây ô nhiễm nguồn nước.


- Ngoài ra cần xem xét thêm các yếu tố tác động môi trường khác…
Câu 7: Cấu tạo bãi chôn lấp ?
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế theo TCXDVN 261:2001
a. Cấu tạo đáy ô chôn lấp.
Đáy ô chôn lấp phải thiết kế đảm bảo độ dốc để dễ dàng cho việc thu gom và tiếu
thoát nước rác. Độ dốc đáy ô chôn lấp thiết kế theo độ dốc địa hình nhưng không nhỏ
hơn 1%. Khu vực gần ống thu gom nước rác phải có độc dốc thiết kế tối thiểu 3%.
Đảm bảo chống thấm nước rác. Thành và đáy ô chôn lấp được thiết kế lớp chống
thấm có hệ số thấm tối đa 10-7 cm/s, bề dày tối thiểu đạt 60 cm.
b. Hệ thống thu gom nước rỉ rác.
Thành phần hệ thống thu gom nước rác bao gồm:
- Tầng thu nước rác.
- Hệ thống ống thu gom nước rác.
- Hố thu nước rác: Đối với các bãi chôn lấp mà nước rác từ hệ thống thu gom nước
rác không hoặc khó tự chảy vào các công trình xử lý nước rác, phải thiết kế các hố thu

nước rác. Số lượng, chiều sâu hố thu tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành về công trình xử
lý nước rác. Hố thu nước rác phải có kết cấu vững chắc, có thể sử dụng lâu dài đồng thời
phải đảm bảo khả năng chống thấm nước rác.
- Đường ống thu gom nước rác cần đảm bảo độ bền hóa học và cơ học trong suốt
thời gian vận hành bãi chôn lấp.
- Độc dốc của mỗi tuyến ống tùy thuộc vào địa hình đáy ô chôn lấp nhưng không
nhỏ hơn 1%.
c. Hệ thống thu gom khí rác.
- Hệ thống ống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới dạng tam giác đều,
khoảng cách giữa các ống lien tiếp nhau khoảng 50 – 70m.
Các ống thu gom khí rác được lắp đặt trong quá trình vận hành, nối ghép, nâng dần
độ cao theo độ cao vận hành bãi. Đoạn ống nối ghép phải được hàn gắn cẩn thận. Phần
ống nằm trong lớp đất phủ bề mặt bãi chôn lấp và phần nhô cáo trên mặt bãi chôn lấp
phải sử dụng ống thép tráng kẽm hoặc vật liệu có sức bên cơ học và hóa học tương
đương. Độ cao cuối cùng của ống thu gom khi rác phải lớn hơn về mặt bãi tối thiểu 2m
(Tính từ lớp phủ trên cùng.)



×