Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

BỘ đề THI THỬ của các TRƯỜNG THPT TỈNH bắc GIANG 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI MINH HOẠ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN 12
(Thời gian làm bài 180 phút)

PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời từ câu 1 đến câu 3 nêu bên dưới:
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai
bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay,
người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy
hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau:
Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn
phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong
suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí


luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng
tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút
viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI
TRỌN VẸN”
(Dẫn từ Báo Việt Nam.net)
Câu 1 : Những dòng chữ mà cậu con trai ghi lại trên tờ giấy nhằm mục đích
gì ?
Câu 2 : Những dòng chữ mà người mẹ ghi lại sau tờ giấy thể hiện điều gì ?
Câu 3 : Câu nói « Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn » thể hiện điều gì ở cậu
bé ?


Câu 4 : Theo em câu chuyện trên có ý nghĩa gì ? Từ đó hãy đặt tên cho câu
chuyện này ?
Đọc đoạn văn sau và trả lời từ câu hỏi 5 đến câu hỏi 7
Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ phát triển ung
thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc bệnh. Virut tấn công trực
tiếp vào gan, khiến gan bị tổn thương, dẫn tới suy gan và ung thư gan.
Một người lần đầu tiên bị nhiễm viêm gan B, khi đó bị coi là nhiễm trùng
cấp tính. Hầu hết 90% người bệnh viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi bệnh
mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở những người có hệ miễn dịch kém virut
vẫn còn tồn tại trong máu, sau 6 tháng có thể trở thành viêm gan B mãn
tính
( Theo Sức khoẻ và đời sống)
Câu 5 : Em hãy cho biết câu chủ đề trong đoạn văn ?
Câu 6 : Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào ?
Câu 7 : Em hãy viết đoạn văn (từ 3- 5 dòng) về vai trò của sức khoẻ ?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 2( 3 điểm)

Vẫn biết con người ta lớn lên sẽ có nhiều nơi để đến, nhiều chỗ để đi,
nhiều thứ phải nghĩ, nhiều điều phải lo toan... Nhưng có một nơi mà con
người luôn muốn được tìm lại đó là tuổi thơ và tình mẹ.
(Những câu chuyện hay về tình yêu-NXB Thanh Niên)
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân
Câu 3 (4 điểm)
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim
Lân). Qua đó em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?

....................................................Hết...............................................


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HDC ĐỀ THI MINH HOẠ KỲ THI TỐT NGHIỆP
QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN 12

PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1 : Mục đích của cậu con trai là được « nhận » (vật chất) từ người mẹ.
-Điểm 0,5 : Trả lời đúng
-Điểm 0 : Trả lời sai
Câu 2 : Những dòng chữ người mẹ ghi lại sau trang giấy thể hiện sự cho đi,
đó là tình yêu thương, đùm bọc...của người mẹ dành cho con mà không hề
đòi hỏi sự đáp trả.
-Điểm 0,5 : Trả lời đúng
-Điểm 0 : Trả lời sai
Câu 3 : Câu nói của cậu con trai như một lời hứa của sự biết ơn, và sẽ mang
đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
-Điểm 0,5 : Trả lời đúng

-Điểm 0 : Trả lời sai
Câu 4 :
Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng,
cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và
cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
Nhan đề có thể đặt cho câu chuyện: Món quà vô giá
-Điểm 0,5: Nếu trả lời đúng cả hai ý trên
-Điểm 0,25 : Trả lời đúng một trong hai ý trên
-Điểm 0 : Trả lời sai
Câu 5: Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ phát triển
ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc bệnh.
-Điểm 0,25 : Trả lời đúng
-Điểm 0 : Trả lời sai
Câu 6 : Phong cách ngôn ngữ báo chí
-Điểm 0,25 : Trả lời đúng
-Điểm 0 : Trả lời sai
Câu 7 : Học sinh viết được một đoạn văn (khoảng 5 dòng)về vai trò của sức
khoẻ trong đời sống
-Điểm 0,5 : Viết được đoạn văn đúng ngữ pháp, ý nghĩa
-Điểm 0 : Không viết gì


Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
*Yêu cầu chung : Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài viết
có cấu trúc rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, không bị mắc lỗi diễn đạt,
văn phong trong sáng, có cảm xúc...
*Yêu cầu cụ thể :
- Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn (0,5 điểm)
+Điểm 0,5 nếu đúng cấu trúc gồm ba phần mở bài, thân bài, kết bài, trong

đó phần thân bài có sự phân tích và triển khai logic các luận điểm, luận cứ...
+Điểm 0,25 nếu đúng cấu trúc bài nghị luận, tuy nhiên chưa thể hiện được
đầy đủ các nội dung của đề bài.
+Điểm 0 : Không có mở bài, kết luận, cả bài văn chỉ là một đoạn văn.
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : (0,5 điểm)
+Điểm 0,5 : Xác định đúng vấn đề Tuổi thơ và tình mẹ là hai điều con
người ta luôn muốn tìm về, sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống
+Điểm 0,25 : Chưa xác định rõ vấn đề, còn chung chung
+Điểm 0 : Xác định sai, lạc đề
-Triển khai vấn đề một cách logic, sắp xếp các luận điểm luận cứ một
cách khoa học, sử dụng tốt các thao tác lập luận(1,0 điểm)
+Điểm 1.0 : Nếu thí sinh trình bày đủ các nội dung : Giải thích, phân tích,
và biết bàn luận vấn đề.
+Điểm 0,75 : Nếu thí sinh chỉ trình bày chung chung, chưa làm rõ các nội
dung của bài nghị luận
+Điểm 0,5 : Đáp ứng từ 1/2 dến 2/3 yêu cầu
+Điểm 0 : Không đáp ứng được yêu cầu nào
-Điểm sáng tạo (0,5 điểm) :
+Điểm 0,5 : Những bài viết có sự sáng tạo độc dáo, ấn
tượng
+Điểm 0,25 : Có sáng tạo tuy nhiên chưa sâu sắc
+Điểm 0 : Không sáng tạo
-Điểm diến đạt, chính tả, chữ viết (0,5 điểm)
+Điểm 0,5 : Những bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, chữ viết đẹp
đúng chính tả.
+Điểm 0,25 : Đôi chỗ còn sai chính tả, diễn đạt còn lủng củng, văn phong
còn chưa rõ ràng.
+Điểm 0 : Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Câu 3 (4 điểm)
*Yêu cầu chung : Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết

cách phân tích và cảm thụ văn học, biết tập trung phân tích hình ảnh nhân
vật bà cụ Tứ với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Bài viết phải đảm bảo cấu trúc rõ


ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, không bị mắc lỗi diễn đạt, văn phong trong
sáng, có cảm xúc...
*Yêu cầu cụ thể :
a.Mở bài: Giớ thiệu tác giả,tác phẩm, vấn đề cần nghị luận; ( 0,25 điểm)
+Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ yêu cầu nêu trên
+Điểm 0: Không viết mở bài
b.Thân bài: (3.0 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh nạn đói và sự kiện Tràng có vợ:
+Giữa cảnh tối sầm lại vì nạn đói (người chết như ngã rạ, những đám
người đói đi lại dật dờ như những bóng ma,…) thì Tràng lại nhặt được người
đàn bà về làm vợ. Sự việc này gây ngạc nhiên cho nhiều người dân xóm ngự
cư và trong đó có cả bà cụ Tứ - mẹ Tràng.
-Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
*Khi chưa biết người đàn bà là con dâu:
- Bà cụ rất ngạc nhiên, bà không hiểu vì sao lại có người đàn bà ngồi
ngay ở giường con mình, không phải là cái Đục, mà lại chào mình bằng u….
*Khi biết thị là con dâu:
- Sau khi Tràng giới thiệu với bà, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự, hàng loạt
tâm trạng ngổn ngang xuất hiện:
+ Bà mừng: vì con bà (xấu trai, nhà nghèo) mà cũng có được vợ.
+ Cảm thông cho người đàn bà: “Ngươì ta gặp bước đói khổ này mới lấy
đến con mình…”
+ Tủi thân: Vì bà không làm tròn bổn phận dựng vợ gả chồng cho con.
+ Xót xa cho số kiếp của đứa con: Lấy vợ ngay khi khốn khó bởi cái đói,
cái chết.
+ Lo: Không biết chúng nó có qua khỏi được giai đoạn này không.

*Từ tâm trạng của bà, ta nhận ra tình cảm sâu sắc của người mẹ:
Điều đó lại càng được tô đậm thêm qua những cử chỉ, lời nói của bà:
- Bữa cơm ngày đói bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.
- Bà vun đắp hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ: “Khi nào rảnh, kiếm ít nứa,
dan cái phên mà ngăn ra mày ạ”.
- Bày biểu con cách làm ăn: chuyện nuôi gà.
- Đặt vào lòng con một niềm tin vào cuộc sống, tương lai: Không ai giàu
ba họ, không ai khó ba đời. May ra ông trời cho khá…
- Khi khóc, bà vội quay mặt đi, bà không để con dâu nhìn thấy bà khóc…


_Thông qua những biểu hiện về tâm trạng, nhà văn thể hiện vẻ đẹp
trong tấm lòng của người mẹ. Đó là tình thương con rất mực, tinh thần
cưu mang đùm bọc. Đó chính là nét đẹp thuần hậu nguyên thuỷ của
người mẹ Việt Nam.
+Điểm 3,0: Trình bày và phân tích, cảm nhận đầy đủ các nội dung nêu trên.
+Điểm 2,0: Trình bày tương đối đầy đủ, tuy nhiên chưa phân tích sâu và
chưa có sự cảm nhận tốt.
+Điểm 1,0: Chỉ nêu được một hoặc hai hai nội dung, chưa có sự phân tích
và cảm nhận.
+Điểm 0: Lạc đề, phân tích không trúng ý
c. Kết bài : ( 0,25 điểm)
Một trong những thành công xuất sắc của nhà văn Kim Lân là đã xây dựng
nên nhân vật bà cụ Tứ - Một người mẹ Việt Nam rất mực thương con, luôn
có niềm tin vào tương lai, cuộc sống phía trước dù trong hoàn cảnh khó khăn
vẫn hưỡng về tương lai tươi sáng hơn
+Điểm 0,25: Kết luận được về nhân vật bà Cụ Tứ, có hướng mở ra suy
nghĩ mới cho người đọc.
+Điểm 0: Không có kết bài
d. Sáng tạo, diễn đạt, chính tả (0,5 điểm)

+Điểm 0,5: Bài viết có sự cảm thụ sâu sắc, có những ý tưởng độc đáo khi
cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật, bài viết không mắc lỗi diễn đạt, viết đúng
chính tả.
+Điểm 0,25: Có sự sáng tạo,tuy nhiên chưa có sự lí giải sâu sắc
+Điểm 0: không có sự sáng tạo, bài viết còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Trường THPT Tân Yên số 1)

ĐỀ THI MINH HỌA – KỲ THI THPT QUỐC GIA
NĂM 2015

Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút

Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới
mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy
rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc
trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào
trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi
nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)
Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn? (0,5 điểm)
Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn văn? (0,25 điểm)
Câu 4. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
(Đò Lèn - Nguyễn Duy)
Câu 5. Chỉ ra những phương thức biểu đạt trong khổ thơ? (0,25 đ)
Câu 6. Biện pháp nghệ thuật được tác giả được sử dụng trong bốn câu thơ và nêu tác dụng?
(0.5đ)
Câu 7. Tình cảm, thái độ của nhà thơ khi nghĩ về người bà của mình ? (0,25 đ)
Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) nói lên cảm nhận của anh/chị về triết lý
sống rút ra từ khổ thơ? (0,5 đ)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “ Tôi nghĩ rằng tất
cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về câu nói
trên.
Câu 2 (4 điểm):
Một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách Nguyễn Tuân là ông luôn nhìn con
người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
Bằng sự hiểu biết của em về hai tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò Sông Đà, hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.

------ Hết ------


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI MINH HỌA – KỲ THI THPT QUỐC GIA

NĂM 2015

Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút
Phần I. Đọc - hiểu
Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn: Sự ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể và môi
trường.:
- Điểm 0,5: trả lời đúng yêu cầu trên.
- Điểm 0: ghi câu khác hoặc không trả lời.
Câu 2. Đoạn văn có một chủ đề thống nhất: Câu chốt đứng ở đầu đoạn và được làm
rõ bằng các câu tiếp theo với 2 luận cứ và 4 luận chứng.
- Điểm 0,5: trả lời đủ như trên.
- Điểm 0,25: tìm được câu chốt nhưng chưa nói rõ được các câu làm rõ cho câu chốt,
hoặc chưa chỉ ra đầy đủ sự triển khai như trên.
- Điểm 0: trả lời sai, chung chung hoặc không trả lời.
Câu 3. Nhan đề cho đoạn văn: Môi trường và cơ thể.
-Điểm 0,25: đặt được tiêu đề hợp lí, thuyết phục (như trên)
-Điểm: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Điểm 0,25: trả lời đúng như trên.
- ĐIểm: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Điểm 0,25: trả lời đúng đầy đủ các phương thức như trên.
- Điểm 0: trả lời thiếu, sai hoặc không trả lời.
Câu 6. Biện pháp nghệ thuật: cách nói khẳng định (vẫn - chỉ còn); nghệ thuật đối lập
giữa câu 2 và câu 4: sự vĩnh hằng của tạo vật và sự ngắn ngủi của đời người.
-Điểm 0,5: trả lời đúng các yêu cầu.
-Điểm 0,25: chỉ ra một biện pháp nghệ thuật và tác dụng.
-Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7.Tình cảm, thái độ của nhà thơ khi nghĩ về người bà của mình: trưởng thành,

nghĩ về bà, biết thương bà thì bà đã không còn nữa. Trong lòng nhà thơ bao trùm là sự
xót xa, day dứt, ân hận.
- Điểm 0,25: trả lời như trên.
- Điểm 0: trả lời thiếu, sai hoặc không trả lời.
Câu 8. Viết từ 5-7 câu nói về triết lý sống rút ra từ khổ thơ: Hãy biết trân trọng những
gì đã có, đang có, đừng để phải ân hận khi đã quá muộn.
-Điểm 0,5: khái quát nội dung khổ thơ và triết lý rút ra.
-Điểm 0,25: nói chung chung nội dung của đoạn thơ.
-Điểm 0: lan man, không bám vào yêu cầu câu hỏi.
Phần II. Làm văn:
Câu 1 (3 điểm):


*Yêu cầu chung: thí sinh biết kết hợp kiens thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã
hội đẻ tạo lập văn bản. Bố cục rõ ràng, đầy đủ, văn viết có cảm xúc, diễn đạt khá trôi
chảy, bảo đảm tính liên kết. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể.
- Bố cục ba phần: Mở bài: giới thiệu được đúng vấn đè cần nghị luận, thân bài biết
tách thành nhiều đoạn văn có liên kết với nhau, kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được quan điểm của cá nhân.(0,5 đ)
Giải thích câu nói của Đacuyn (0,5đ)
Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ
năng cho bản thân.
-> Chân lý về sự tự học giúp người ta làm những điều có ý nghĩa
Bàn luận + Chứng minh
- Trong cuộc sống, để đạt được một điều nào đó thì bản thân mỗi người phải luôn có ý
thức tự học: khi nghe giảng, đọc sách, làm bài tập....cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng
tạo để rút ra những điều hữu ích cho bản thân. (0,5đ)
- Ý nghĩa của việc tự học: (0,5đ)
+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hiệu quả vào

thực tế; giúp con người năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người
khác. Đồng thời, biết bổ sung khiếm khuyết để tự hoàn thiện mình hơn.
+ Con người biết tự học là con người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho
cuộc sống.
- Tuy nhiên: vẫn không ít các bạn trẻ còn ỷ lại, trông chờ, thụ động. (0,5 đ)
Bài học nhận thức và hành động: cho bản thân và những người xung quanh về tầm
quan trọng của việc tự học. (0,5 đ)
Câu 2 (4 điểm):
* Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu về Nguyễn Tuân và hai tác phẩm kết tinh cho hai chặng đường sáng tác
của ông trước và sau cách mạng tháng Tám: Chữ người tử từ và Người lái đò Sông Đà.
- Khẳng định: đây là hai tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân, đặc biệt là ở phương diện khám phá con người: tài hoa nghệ sĩ.
*Thân bài: (3 điểm):
+ Khái quát chung: (0,25 điểm)
- Một trong những nét ổn định trong cách nhìn con người của Nguyễn Tuân trước và
sau Cách mạng tháng Tám chính là ở cách nhìn con người. Các nhân vật của ông, dù làm
nghề gì, thuộc tầng lớp nào đều được khám phá ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Để bộc lộ vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ ấy, Nguyễn Tuân thường đặt nhân vật của mình
trong những hoàn cảnh có thử thách.
+Biểu hiện (2,5 điểm)
*Chữ người tử tù: (1,25 điểm)
- Nhân vật Huấn Cao: xuất hiện trong tư cách là người tử tù, sắp đến ngày bị xử chém.
Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh đó, sự tài hoa nghệ sĩ của ông lại được bộc lộ trọn vẹn
nhất.


- Huấn Cao vừa là một anh hùng, một con người có thiên lương trong sáng, nhưng
trước hết là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết chữ đẹp. Chữ của ông là sự kết tinh
của cả cái tài, cái đẹp và cái tâm. Tài viết chữ của ông đã trở thành huyền thoại, nổi tiếng

khắp một vùng, ngay cả một viên quản ngục của một huyện nhỏ cả được cũng chỉ có một
sở nguyện: có được chữ ông Huấn treo trong nhà…Thậm chí, phải dụng công, phải nhẫn
nhục, đánh đổi cả tính mạng của mình để mong có được chữ của ông Huấn.
- Nhân vật Quản ngục: sống giữa một “đống cạn bã”, giữa cái xấu và cái ác, nhưng lại
biết yêu, trân trọng cái đẹp, cái tài, cũng là con người có tâm hồn nghệ sĩ.
- Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao
và Quản ngục - những con người đối lập trên bình diện xã hội nhưng lại đều là những con
người có chung tâm hồn nghệ sĩ, “liên tài tri kỉ”, lại trong những ngày cuối cùng của
Huấn Cao, để từ đó, không chỉ khắc họa vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa, mà còn khẳng
định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài và cái tâm trước những cái dơ bẩn, tầm thường.
*Người lái đò Sông Đà: (1,25 điểm)
- Hoàn cảnh: ông lái đò hiện lên trong cuộc chinh phục “kẻ thù số 1” của con người
Tây Bắc - sông Đà.
- Biểu hiện của sự tài hoa nghệ sĩ:
+ Sông Đà hung bạo và nham hiểm bày binh bố trận đòi tiêu diệt người lái đò đang
đơn độc trên con thuyền vượt qua sóng thác.
+ Ông đò bình tĩnh, điêu luyện, mưu trí, dũng cảm điều khiển con thuyền với 6 bơi
chèo vượt qua những hút nước nham hiểm, nhất là vượt qua trùng vi thạch trận trên sông.
=> Ông đò như một nghệ sĩ trên sông nước với tay lái nở hoa chinh phục dòng thác
dữ.
Đánh giá chung (0,25 điểm)
- Nhân vật của Nguyễn Tuân, dù là kiểu nhân vật của một thời đã xa nay chỉ còn vang
bóng hay nhân vật trong cuộc sống lao động thường nhật, họ đều là những con người có
sự tài hoa nghệ sĩ trong cốt cách. Đó cũng là điều tạo nên chất lãng mạn trong sáng tác
của Nguyễn Tuân.
*Kết bài: (0,5điểm)
- Hai tác phẩm viết ở hai giai đoạn khác nhau, với hai thể loại khác nhau, nhưng đều hội
tụ rõ nét quan điểm thẩm mĩ và phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trong cách nhìn,
cách khám phá về con người. Chính nét phong cách độc đáo đó đã làm nên một Nguyễn
Tuân với vị trí đặc biệt trong VHVN hiện đại.

---- Hết ----


ĐỀ THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian : 180 phút, không kể thời gian giao đề

I-ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏ từ câu 1 đến câu 3:
“ Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót
hay nhất thế gian, có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được
mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào
chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa
lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị.Bài
ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng cả tính mạng mới có
được.Nhưng cả thế gian lặng đi khi nghe, và chính Thượng đế trên Thiên Đình
cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu
trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất…”
(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen M.Cullough)
Câu 1: (0,25 điểm)
Tìm câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 2: (0,25 điểm)
Tìm phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 3: (1,0điểm)
Hãy giải thích tại sao tác giả lại cho rằng “ …tất cả những gì tốt đẹp nhất
chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất…”
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6


Sống đã vì cách mạng, anh em ta

Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng.
( Trăng trối_ Tố Hữu)
Câu 4(0,5 điểm):
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Câu 5(0,5 điểm):
Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 6 (0,5 điểm):
Quan niệm của tác giả trong câu thơ
“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành “
II- LÀM VĂN( 7,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên
tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “ Không phải đâu con. Có rất nhiều
người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về
câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt
là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được


nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều
người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.”

Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương
nhớ bà. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi
và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?” Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ
đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “ Con trai
ạ ,phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai.”
Tôi hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ ?”
Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.
Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con
khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là
“phần ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
( Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 1992)
Câu 2(4,0 điểm)
Hai cuộc giao tranh: cái chết với sự sống, bóng tối với ánh sáng trong truyện
ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.


Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
I.

Đọc hiểu( 2,0 điểm)

Câu 1. Câu nêu khái quát chủ đề của văn bản: Bởi vìtất cả những gì tốt đẹp nhất
chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.
-Điểm 0,25: Ghi lại chính xác câu văn trên.

- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 2 .Phong cách ngôn ngữ của văn bản:Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Phong
cách ngôn ngữ văn chương.
-Điểm 0,25: Trả lời chính xác theo một trong các cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3.Giải thích tại sao tác giả lại cho rằng “ …tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có
thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất…”. Có thể trả lời, diễn
đạt theo quan điểm riêng của mình nhưng phải thấy được rằng:Những gì tốt đẹp
nhất trong cuộc sống (tri thức, thành công, tình bạn, tình yêu, hạnh phúc,..) chỉ có
thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ thậm chí phải trả giá bằng
chính nỗi đau khổ “vĩ đại” tức là bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.
- Điểm 1,0: Trả lời theo cách trên.
- 0,5 điểm: Trả lời chung chung nhưng chưa rõ ý.
- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4.Hai biện pháp tu từ:
Lặp cấu trúc( ở hai dòng thơ đầu)
So sánh( trong câuVui vẻ chết như cày xong thửa ruộng... )
- Điểm 0,5: Trả lời đúng hai biện pháp tu từ.
- 0,25: Trả lời đúng một trong hai biện pháp tu từ.
- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.


Câu 5. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: biểu cảm, miêu tả.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng hai phương thức biểu đạt.
- 0,25: Trả lời đúng một trong hai phương thức biểu đạt.
- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6: Nêu quan niệm của tác giả trong dòng thơ: Lý tưởng sống cao đẹp của
người chiến sĩ cách mạng đó là sẵn sàng hi sinh vì quê hương, đất nước. Và sự hi
sinh ấy đối với họ nhẹ nhàng như người nông dân đã hoàn thành nhiệm vụ của
mình, chìm sâu vào giấc ngủ nghỉ ngơi.

Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng hợp lí và có sức thuyết phục
- Điểm 0,5: Trả lời đúng hai ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng phải
hợp lí
- 0,25: Trả lời đúng một trong hai ý trên hoặc chung chung chưa rõ ý
- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.

II- LÀM VĂN( 7,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
 Yêu cầu chung: Về kĩ năng
-Nắm được cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
-Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài làm. Có thể trình bày
bài viết dưới nhiều hình thức: Bài nghị luận, bức thư, nhật ký,…
-Diễn đạt lưu loát trong sáng có cảm xúc và sức thuyết phục
 Yêu cầu cụ thể:
-Giới thiệu nội dung và vấn đề nghị luận từ câu chuyện: phần quan trọng
nhất của con người không phải là “phần ích kỷ”, mà là phần biết cảm
thông , đồng cảm và biết sẻ chia với nỗi đau của người khác.
- Học sinh tìm được ý nghĩa khác nhau từ câu chuyện, có thể là:


+ Trong cuộc sống mỗi con người cần phải có lối sống và cách sống đẹp:
Đó là biết cho đi những gì tốt đẹp nhất của bản thân, biết chia sẻ và đồng
cảm với những khó khăn, nỗi buồn đau của người khác, sống nhân ái, bao
dung , những người ấy ắt sẽ đón nhận niềm vui và những hạnh phúc cùng
ý nghĩa của cuộc sống.
+ Lên án phê phán những con người sống vô cảm, ích kỉ chỉ nghĩ đến bản
thân mình...Từ đó gieo vào lòng người mong muốn được sẻ chia, hòa
nhập.
-Học sinh bàn luận và mở rộng vấn đề từ những dẫn chứng thực tế, từ
những trải nghiệm của bản thân và những câu nói có ý nghĩa tương tự; rút

ra bài học thiết thực cho bản thân và mọi người.
Câu 2(4, 0 điểm)
Ý
A

Nội dung cần đạt

Điểm

Về kĩ năng
-Học sinh biết cách cảm nhận một khía về nghệ thuật tác phẩm
văn học
-Biết lựa chọn và phối hợp các thao tác nghị luận để giải quyết
một vấn đề nghị luận văn học.
-Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có
cảm xúc.

B

Về kiến thức
Đề bài chỉ đề cập đến một khía cạnh về phương diện nghệ thuật
của tác phẩm. Học sinh có thể viết theo những cách viết khác
nhau nhưng cần đạt được những ý chính cơ bản sau:

Ý 1 -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khẳng định giá trị của tác phẩm. 0,5 điểm
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng thành công


tình huống truyện. Từ tình huống truyện ấy đã làm nổi lên hai
cuộc giao tranh: cái chết với sự sống, bóng tối và ánh sáng.

Ý 2 -Phân tích hai cuộc giao tranh, tìm ra hiệu quả nghệ thuật
2.1 Cuộc giao tranh: Cái chết với sự sống, biểu hiện qua:
-Không gian: Tác phẩm mở ra một cõi dương, âm khí nặng nề, 0, 5 điểm
cái chết xâm tràn bao vây, rình rập, đe dọa cuộc sống của con
người.
-Đưa ra một số dẫn chứng: người chết như ngả rạ, nằm còng
queo, la liệt bên đường; người đói xanh xám như những bóng
ma; khói đống rấm xua mùi tử khí bốc lên; tiếng khóc hờ người
chết; tiếng quạ đen gào lên từng hồi thảm thiết,…
-Nhân vật: Con người sống giữa cái chết ấy không nản chí, 0, 5 điểm
không buông xuôi mà cố gắng vượt lên trên cái chết, khao khát
được sống, khao khát về cuộc sống gia đình, luôn hi vọng ở
tương lai.
-Dẫn chứng qua nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ.
Những nhân vật này cùng nhìn về một hướng: hướng sự sống,
hướng tương lai, cùng nhau tạo dựng, tổ chức lại cuộc sống gia
đình, nói đến những chuyện vui, chuyện ngày mai,…
-Đánh giá: Qua cuộc giao tranh này Kim Lân muốn nói: sự sống 0, 5 điểm
mạnh hơn cái chết. trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con
người vẫn vượt lên cái chết, hướng về sự sống, vẫn yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau và hy vọng vào ngày mai tươi sáng.
2.2 Cuộc gia tranh giữa bóng tối và ánh sáng, biểu hiện qua:
+Kết cấu tác phẩm: Truyện bắt đầu bằng một buổi chiều chạng 0, 5 điểm
vạng, trời nhá nhem tối, truyện khép lại bằng một buổi sáng mùa
hè, mặt trời lên bằng con sào với ánh nắng chói chang.


+Hệ thống tình tiết, chi tiết trong tác phẩm:

0.5 điểm


-Khi Tràng dẫn người đàn bà xa lạ về những “khuôn mặt hốc
hác, u tối” của nhân dân xóm ngụ cư đột nhiên “rạng rỡ hẳn
lên”.
-Khuôn mặt bủng beo u ám của bà cụ Tứ bừng sáng trước hạnh
phúc của con cái.
-Căn nhà tăm tối được thắp sáng bằng hành động đánh diêm đốt
đèn của Tràng, nhen lên ánh sáng hi vọng,…
-Sân vườn đang hoang tàn bỗng trở lên sáng sủa, quang đãng
nhờ bàn tay thu vén của các thành viên trong gia đình.
-Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong tâm trí Tràng,
nguồn sáng mạnh, rực rỡ như xua tan bóng tối…
+Nhận xét: Bóng tối bao trùm lên không gian của tác phẩm. 0, 5 điểm
Bóng tối của đói nghèo, của cơ cực đắng cay. Ánh sáng nảy sinh
từ bóng tối, bừng lên rực rỡ lung linh. Đó là ánh sáng của tình
người, của niềm tin hi vọng, của cách mạng. Bóng tối, ánh sáng
va chạm, biến động, tranh chấp. Cuối cùng ánh sáng chiến thắng
bóng tối.
2.3 Mối quan hệ giữa hai cuộc giao tranh:
Cái chết tạo nên bóng tối, hợp lực cùng bóng tối hòng làm nhấn
chìm con người. Nhưng con người với lòng khát sống, khát làm
người, khát hạnh phúc đã kiên cường vượt lên. Từ trong bóng
tối, con người hướng ra ánh sáng, tạo ra nguồn sáng, thắp lên
ngọn lửa tình người, ngọn lửa niềm tin. Và họ đã nhìn thấy ánh
sáng của cách mạng. Họ hi vọng đổi đời,…
Ý 3 Đánh giá:
-Ngòi bút Kim Lân sắc sảo, tinh tế có sức mạnh tố cáo tội ác của
kẻ thù, thể hiện cái nhìn lạc quan, luôn tin yêu con người, tin yêu

0,

25
điểm

0,25
điểm


cách mạng.
-Nhắn gửi đến mọi người thông điệp: “Hãy biết sống cả những
khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”.
* Lưu ý: Trên đây chỉ nêu một số yêu cầu và gợi ý làm bài. Khuyến khích những
bài làm có sự tìm tòi, sáng tạo trong cảm nhận và trong diễn đạt.


TRƯỜNG THPT TỨ SƠN – LỤC NAM

ĐỀ THI MINH HỌA QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180

Phần I: Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc văn bản:
Bấy giờ Mị cũng không nói.A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị,
lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà.
Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng
được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn
, đi ra, khép cửa buồng lại.
( Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài )
1. Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
3. Đoạn văn bản, Nhà văn Tô Hoài sử dụng nhiều kiểu câu ngắn kết hợp với kiểu câu
dài, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này?
4. Từ đoạn văn bản, anh chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong đời sống? Nêu ngắn
gọn hiểu biết của anh chị về hiện tượng và đưa ra giải pháp?
Phần II: Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội ( 3 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề sau:
“ Đừng xin người khác con cá mà hãy xin chiếc cần câu và học cách đi câu”
Câu 2 nghị luận văn học ( 4 điểm)
“ Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những
mong sinh con đẻ cái để mở mặt sau này. Con mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà
rỉ xuống hai dòng nước mắt”
( Vợ nhặt- Kim Lân)
“ Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người
đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng
nước mắt”
( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Trình bày cảm nhận của anh chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên.

Hết

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Đoạn văn bản viết theo phương thức :Tự sự ( 0,25 điểm)
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản: Diễn tả sự việc A Sử trói Mị
vào cột (0,25 điểm)


Câu 3. Tác dụng của kiểu câu ngắn kết hợp với kiểu câu dài: Diễn tả hành
động trói vợ của A Sử diễn ra rất nhanh, thuần thục, thô bạo, Mị thụ động

chịu đựng ( 0,5 điểm)
Câu 4: Hiện tượng bạo lực gia đình (1,0 điểm)
- Thí sinh nêu ra hậu quả của hiện tượng bạo lực gia đình
- Nguyên nhân của hiện tượng
- Giải pháp của hiện tượng
Phần II: Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài
ngị luận xã hội.bài viết có bố cục rõ ràng,văn viết có cảm xúc, diễn đạt
tốt, đảm bảo tính liên kết,không mắc lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
 Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài:Dẫn dắt hợp lý, nêu được vấn đề nghị luận (0,25 điểm)
b) Thân bài:
- Giải thích được yêu cầu của đề bài ( con cá, chiếc cần câu, cách đi câu là
gì?) và rút ra bài học về tư tưởng đạo lý ( 0,5 điểm)
- Bàn luận được vấn đề:
+ Tại sao không nên xin người khác con cá ? ( 0,25 điểm)
+ Tại sao lại phải học cách đi câu con cá và xin chiếc cần câu? ( 0,25
điểm)
- Chứng minh: Biểu hiện vấn đề như thế nào?
+ Dấn chứng trong văn học ( 0,25 điểm)
+ Dẫn chứng ở thực tế cuộc sống ( 0,25 điểm)
- Bàn luận vấn đề:
+ Phê phán những biểu hiện chưa đúng của vấn đề ( 0,25 điểm)
+ Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề ( 0,25 điểm)
- Bài học nhận thức và hành động ( 0,5 điểm)
c) Kết bài: Khẳng định được vấn đề ( 0,25 điểm)

Câu 2: Nghị luận văn học:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài

ngị luận văn học.Bài viết có bố cục rõ ràng,văn viết có cảm xúc, diễn đạt
tốt, đảm bảo tính liên kết,không mắc lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: ( 0,25 điểm)
Giới thiệu được hai tác giả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu


Giới thiệu được hai chi tiết ( chỉ ra mối quan hệ tương đồng của hai chi
tiết)
b) Thân bài:
* Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” của nhân vật bà cụ Tứ, người đàn bà
hàng chài
- Dẫn dắt được sự xuất hiện dòng nước mắt của cụ Tứ, người đàn bà hàng
chài (0,5 iểm)
- Phân tích được ý nghĩa của hai chi tiết dòng nước ( 1,0 điểm)
- Đánh giá chung: ( 0,5 điểm)
+ Giá trị hiện thực hai chi tiết đặt ra
+ Giá trị nhân đạo hai chi tiết đặt ra
+ Nghệ thuật khắc họa hai chi tiết
* Chỉ ra điểm tương đồng : ( 0,75 điểm)
- Tương đồng về nội dung của hai chi tiết
- Tương đồng về nghệ thuật của hai chi tiết
* Chỉ ra điểm khác biệt của hai chi tiết:( 0,5 điểm)
- Về mặt nội dung
- Về mặt nghệ thuật
* Lý giải tại sao có sự khác biệt, tương đòng ( 0,25 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác
- Do phong cách nghệ thuật
c) Kết bài: ( 0,25 điểm)
Khẳng định được vẻ đẹp của chi tiết dòng nước mắt

Khẳng định sức sống của chi tiết trong tác phẩm

Người ra đề : Nghiêm văn Thắng


ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
( Đề thi gồm 2 trang)

A/Phần I:Đọc hiểu ( 3 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
" Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích
chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc
lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận
đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ
thuộc nào đó."
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
1.Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì?
2.Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào?
3.Đoạn văn chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
4.Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định:"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ". Anh/chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản?
Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quý nào trong đời sống tinh thần,
tình cảm của dân tộc?
Câu 2 (1 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng


Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Chiều xuân-Anh Thơ)
1.Cảnh xuân trong đoạn thơ trên được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên
nổi bật nào?
2.Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả?
3.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của
chúng.
B/Phần 2:L àm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Câu 2 : (4 điểm)
Qua sự cảm nhận về hình tượng người nghệ sĩ trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo và “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ,anh (chị )
hãy bày tỏ suy nghĩ về phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.
……………………Hết.................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: …………………...............

2



ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
KÌ THI THPT QUỐC GIA –NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn
PHẦN I:ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1 :(2điểm) Trả lời các câu hỏi sau khi đọc đoạn văn của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
1. Nội dung cơ bản của đoạn văn: khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của đất nước. (0.5 điểm)
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép lặp với các từ ngữ: Chủ quyền,
thiêng liêng, lãnh thổ, biển đảo, vùng biển.(0.5điểm)
3. Đoạn văn chủ yếu được viết theo phương thức nghị luận.(0.25 điểm)
4. Thông điệp chung của cả hai văn bản đều khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của đất nước với bất cứ giá nào, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do!".
Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước cao quý trong đời sống tinh
thần, tình cảm của dân tộc.(0.75 điểm)
Câu 2 :(1điểm) Đọc đoạn thơ trong bài Chiều xuân của Anh Thơ và trả lời các
câu hỏi.
1. Cảnh xuân được mô tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật: mưa bụi, hoa
xoan tím rụng tơi bời, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, mấy cánh bướm rập rờn trôi
trước gió, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,... (0.25 điểm)
2. Tình cảm của tác giả: niềm mến yêu cảnh sắc thiên nhiên gần gũi, thân thuộc;
thể hiện sự gắn bó tha thiết với quê hương. (0.25điểm)
3. Chỉ ra các từ láy và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng trong đoạn thơ : (0.5đểm)
- Các từ láy được dùng trong đoạn thơ: êm êm, im lìm, vu vơ, rập rờn.
- Nhờ tính gợi tả cao, các từ láy trên đã thâu tóm được sự sống bình lặng của mỗi sự
vật và trạng thái yên bình của cảnh vật, tạo nên bức tranh xuân êm ả, thơ mộng của
chốn quê.
PHẦN II :LÀM VĂN (7ĐIỂM)

Câu 1:(3điểm)
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim
giàu lên nhờ cái nó cho đi.
3


×