Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tiểu luận môn học phân tích chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.48 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN

NGƯỜI THỰC HIỆN: NHÓM VII

Đăklăk tháng 09 năm 2008
ĐĂKLĂK THÁNG 5/ 2008


TÊN ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
THUỶ LỢI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm VII
CÁC THÀNH VIÊN NHÓM
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Lưu Minh Tuấn
Y Thu Ayun


Nguyễn Thanh Nhàn
Nguyễn Hồng Phi
Dương Ngọc Thanh Lê
Trần Minh Thiện

2

Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thành viên nhóm
Thành viên nhóm
Thành viên nhóm
Thành viên nhóm
Thành viên nhóm


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỰC HIỆN
1
Lập đề cương
Cả nhóm
2
Kinh nghiệm phát triển của Nguyễn Hồng Phi

DỰ KIẾN KẾT QUẢ
Đề cương sơ bộ
Bài học kinh nghiệm phát triển

các nước trên thế giới


cơ sở hạ tầng thuỷ lợi của các

3

Hệ thống chính sách đã ban Lưu Minh Tuấn

nước
Nội dung tóm tắt các chính

4

hành
Tình hình thực hiện một số Nguyễn Thanh Nhàn

sách đã ban hành
Đánh giá được tình hình thực

chính sách

hiện các chính sách đã ban

Những thành công, tồn tại Dương Ngọc Thanh Lê

hành
Những thành tựu đã đạt được

của các chính sách phát triển Trần Minh Thiện

và một số vấn đề đặt ra


cơ sở hạ tầng thuỷ lợi
Hoàn thiện bài tiểu luận

Bài tiểu luận hoàn chỉnh

5

6

Trần Minh Thiện

3


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................................6
1.3 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................................6
2.1 KINH NGIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..........................................................7
2.1.1. Nền nông nghiệp Hà Lan được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới............7
2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa học-công nghệ ở
Hà Lan......................................................................................................................................8
2.1.3 Hệ thống pháp lý cho quản lý tưới và tiêu của Nhật Bản...............................................9
2.2 HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH .....................................................12
2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH .......................................................................15
2.3.1 Tiến độ thực hiện chương trình phát triển thủy lợi được đầu tư từ nguồn trái phiếu
chính phủ................................................................................................................................15

2.3.2 Chương trình kiên cố hóa kênh mương........................................................................16
2.3.3 Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi tại Đồng Bằng sông Cửu Long.............................20
2.3.4 Thực trạng mô hình PIM ở Việt Nam...........................................................................22
2.4 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI ................................................................................................25
2.4.1 Những thành tựu đạt được:...........................................................................................25
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra:....................................................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................................................33
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................34
THÔNG TƯ...............................................................................................................................63
HưỚng dẪn viỆCthành lẬp, cỦng cỐ và phát triỂn.............................................................63
tỔ chỨc hỢp tác dùng nưỚc.................................................................................................63

4


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có truyền thống lâu đời với hơn 4000 năm sản xuất nông nghiệp và từ
thế kỷ 18 – 19 nhân dân ta đã khẳng định được rằng: sự thành công của sản xuất nông
nghiệp là nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi. Cha ông ta đã từng đúc rút kinh nghiệm “Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để thể hiện tầm quan trọng, không thể thiếu của thuỷ
lợi đối với việc phát triển nông nghiệp. Thuỷ lợi có nội dung cơ bản là tăng cường tưới
nước cho cây trồng và tưới nước đều đặn theo thời gian. Đây chính là một yếu tố đầu vào
biến đổi thể hiện tính bổ trợ cao cho các đầu vào biến đổi khác, đặc biệt là các giống mới
năng suất cao. Chính vì vậy, chính sách thuỷ lợi được coi là chính sách về yếu tố đầu vào
quan trọng cung cấp nước tưới cho ngành trồng trọt. Các chính sách thuỷ lợi không
những góp phần quyết định đối với việc tăng sản lượng nhằm đạt hiệu quả sử dụng nguồn
lực cũng như công bằng trong phân phối thu nhập mà nó còn mang ý nghĩa chiến lược
trong việc phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Trong đó, các chính sách về phát

triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi đóng vai trò thiết yếu, là tiền đề để thực hiện và tạo điều kiện
cho các chính sách khác phát triển.
Đã có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi được ban hành từ những
năm 1945 cho đến nay, và đã thể hiện rõ sự tiến bộ, phù hợp theo từng giai đoạn phát
triển của nước nhà nói chung và của nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói riêng như
quyết định số 230/2003/QĐ-TTG về việc sử dụng vốn tín dụng để thực hiện các chương
trình kiên cố hoá kênh mương, thông tư số 75/2004/TT -BNN hay như thông tư số
72/2000/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh
mương… Những chính sách này thực sự đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi
bộ mặt thuỷ lợi nước nhà, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do còn nhiều
thiếu sót trong quá trình xây dựng cũng như thực hiện các chính sách nên hiệu quả đạt
được chưa đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình phát
triển cơ sở hạ tầng phục vụ thuỷ lợi để thấy được những thành công và những vấn đề
vướng mắc trong quá trình thực hiện đang là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và giải đáp.
5


Xuất phát từ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
thuỷ lợi ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” nhằm đưa ra cái nhìn khách quan hơn về hệ
thống chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi hiện nay, góp phần hoàn thiện các
chính sách để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu sau:
- Tìm hiểu khái quát về các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi.
- Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách đã ban hành.
- Phân tích thành công và tồn tại của các chính sách.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi ở một số nước điển hình
trong khu vực và trên thế giới.
- Tìm hiểu các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thuỷ lợi đã ban hành ở

nước ta từ năm 1945 đến nay.
- Nghiên cứu tình hình thực hiện một số chính sách quan trọng, có ảnh hưởng lớn
đến việc phát triển hệ thống thuỷ lợi ở nước ta.
- Phân tích những thành tựu đã đạt được và những vấn đề vướng mắc cần giải
quyết trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách.

6


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 KINH NGIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, nông nghiệp được coi là một lĩnh vực quan trọng, góp phần đáng kể
vào việc an ninh lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp…Thực
tế cho thấy rằng các chính sách khác nhau tạo nên những thành tựu nông nghiệp. Từ đó
nghiên cứu chính sách nông nghiệp trên thế giới là vô cùng cần thiết, có thể rút ra được
những bài học quý cho nông nghiệp Việt Nam.
Chính sách xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là các chính sách về xây dựng các công trình thủy lợi. Chính
sách về xây dựng các công trình thủy lợi đúng đắn góp phần quan trọng trong việc chống
lại các thiên tai, giảm nhẹ cường độ và tăng năng suất lao động nông nghiệp. Ngoài ra,
chính sách này còn quan tâm đến các lĩnh vực đời sống, văn hóa để phát triển nông thôn
toàn diện, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
Các nước phát triển thường có đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, đô thị hóa nông thôn và
mọi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều có đầu tư rất lớn.
Trung Quốc có sự đầu tư rất lớn về xây dựng các công trình thủy lợi điển hình là Đập
Tam Hiệp đây là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới "Vạn lý Trường thành thứ 2" của Trung
Quốc.
2.1.1. Nền nông nghiệp Hà Lan được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu
thế giới.
Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược "đầu tư cao-sản xuất nhiều", là

một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan.
+ Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao.
Đập ngăn mặn ở cửa biển Zuiderzee tạo nên hồ nước ngọt lớn Ijsselmeer...Công
trình " tam giác châu " hoàn thành, đã làm cho đê chống lũ, đê sông nội đồng có chiều dài
tới 2800 km, đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất thế giới. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt

7


bảo vệ đồng ruộng, đảm bảo đồng ruộng dù thấp hơn mực nước biển tới 4-6m vẫn được
sản xuất theo công nghệ cao, được coi là kỳ quan của thế giới.
2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa
học-công nghệ ở Hà Lan.
Kết cấu hạ tầng là cơ sở vật chất của kỳ tích nông nghiệp Hà Lan, đảm bảo nền
nông nghiệp phát triển bền vững.
- Công trình thuỷ lợi
"Thượng đế tạo ra trái đất", nhưng mảnh đất Hà Lan đã hứng chịu những uy hiếp
của thiên tai khắc nghiệt. Mỗi thế kỷ, Hà Lan đều chịu đựng 1 đến 2 lần tập kích cực lớn
triều cường. Các dòng sông cũng thường gây ngập úng. Từ thế kỷ thứ 4, vùng này đã có
đê nhân tạo. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, đã xây dựng đê bao để lập điền. Ban đầu là các
biện pháp tiêu úng nội đồng, vào khoảng năm 1400, bắt đầu sử dụng cối xay gió để tiêu
nước. Cũng vào thời kỳ đó, đại dương đã nuốt chửng lục địa Hà Lan. Biển Zuidergee là
hậu quả của nước biển dâng làm ngập vùng đất trũng tạo nên. Năm 1287, Bắc Hải phá
huỷ vùng đất ven bờ, làm ngập vùng đất trũng, từ đó Bắc Hải tạo ra 1 vịnh biển cắm sâu
vào đất liền, diện tích 338.800 ha. ở miền Nam, biển cũng xâm nhập trên diện rộng.
Trong mấy thế kỷ liền, diện tích đất bị biển lấn còn lớn hơn diện tích đất khai khẩn từ
biển. Năm 1916, Bắc Hải đã chịu đã chịu tác động của cơn cuồng phong, nhấn chìm giải
đất phía Bắc Amsterdam. Sau đó, Hà Lan đã ban hành luật xây dựng đập lớn ngăn biển
và các cửa tiêu nước. Công trình này do công trình sư Comelis Lely thiết kế. Năm 1932
hợp long, đê rộng 90m, cao 12m, dài 32,5 km. Sau khi đập này làm xong, nước được tiêu

ra biển, được nước sông Ijsselmeer bồi đắp, tạo thành hồ nước ngọt, diện tích 120.000 ha
gọi là hồ Ijsslmer, tiếp đó cải tạo được 4 vùng đất trũng, diện tích 165.000 ha.Vào thế kỷ
20, trận lũ đại hồng thuỷ tàn khốc nhất đã xảy ra vào ngày 1/2/1953, nước biển đã nhấn
chìm 200.000 ha đất, làm 1835 người thiệt mạng, sau đó Hà Lan đã ban hành luật xây
dựng " công trình tam giác châu ".
Năm 1995, Chính phủ Hà Lan quyết định xây dựng công trình chỉnh trị dòng sông,
hoàn thành vào năm 2015, vốn đầu tư 500 triệu Eurô. Để phòng chóng thiên tai khắc
8


nghiệt, Chính phủ đã quy định những tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi ở
mức hiếm có trên thế giới. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần xuất " 1 vạn năm 1
lần ", tiêu chuẩn an toàn các để sông có tần xuất " 1250 năm 1 lần ". Đến năm 1997, đã
hoàn thành 15 công trình phòng chống lũ tốn 9 tỉ USD. Năm 1996, Quốc hội đã ban hành
luật về nước, trong đó đã quy định các cấp chính quyền cứ năm 5 một lần phải tổ chức
một lần khảo nghiệm kỹ thuật với đê lớn.
Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Eurô, bình
quân 4000 Eurô/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ
liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới
hoá.
2.1.3 Hệ thống pháp lý cho quản lý tưới và tiêu của Nhật Bản
Luật cải tạo đất (LIL) nhằm mục đích cải thiện và nâng cao nền tảng sản xuất
nông nghiệp LIL điều khiển 7 lĩnh vực dự án trong đó có xây dựng mới, quản lý, phá bỏ
hay thay đổi hệ thống cải tạo đất như các kênh dẫn nước tưới và tiêu, đường giao thông
nội đồng…Dựa trên cơ sở LIL, dự án để triển khai các hoạt động ở trên được xác định là
dự án cải tạo đất đai(LIP) và cơ sở cho dự án này tạo ra được xác định là công cụ hay
phương tiện cải tạo đất
Một số yêu cầu thủ tục cơ bản được quy định trong LIL để khởi đầu và triển khai
thực hiện LIP.
i) Năng lực để tham gia vào một LIP; người (nông dân) tham gia vào LIP nên là

chủ trang trại hay là hộ nông dân.
ii) Áp dụng; Nhiều hơn 15 người với đủ năng lực thì nên ứng cử vào nhóm của
chính quyền các cấp với vài thoả thuận
iii) Thoả thuận về việc thực hiện dự án; các ứng cử viên nên có các thoả thuận hơn
2 phần 3 số người đủ năng lực trong một vùng dự án đề xuất trước khi ứng cử, giới thiệu
chính thức một thuyết minh đây đủ về kế hoạch dự án và việc đo lường để quản lý hệ
thống công trình.

9


Có thể nói rằng đặt trưng cơ bản của LIP, thậm chí cả quản lý nước là một dự án
định hướng bởi nông dân như đã thấy thì đề xuất dự án là do nông dân , nông dân quản lý
hệ thống sau khi xây dựng xong và nông dân gánh vác các chi phí xây dựng và vận hành
hệ thống công trình.
 Thành lập LID
LID là một tổ chức phi lơi nhuận và được thành lập trên cơ sở LIL. Cần trên 15
người có đủ điều kiện như đề cập ở trên trong một vùng nào đó làm hồ sơ gởi tới chính
quyền địa phương xin thành lập LID nhằm để triển khai một LIP
 Hoạt động quản lý nước của LID
Hợp tác với chính quyền các cấp và các đoàn thể địa phương
Hệ thống kênh tưới và tiêu được xây dựng quan các vùng nông thôn, qua một thời
gian sử dụng, đến nay đã được mở rộng với tổng chiều dài lên đến khoảng 400 nghìn km,
trong đó 40 nghìn km là kênh chính. Hệ thống “huyết mạch” quan trọng này đang làm
cho môi trường nông thôn của Nhật Bản một màu xanh bạt ngàn và đang tạo ra những
điều kiện thuận lợi và ổn định cho cuộc sống đô thị trong khi vẫn duy trì các điều kiện
cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.
 Hợp tác với chính quyền các cấp
Có ba cách thức trong hệ thống thể chế vận hành và bảo dưỡng không chỉ hệ thống
kênh nói trên mà các hồ chứa đập, trạm bơm và các công trình khác cấp nước cho nông

nghiệp; chúng bao gồm do i) MAFF quản lý ii) do chính quyền địa phương quản lý iii) do
LID quản lý.
Sau khi kết thúc quy trình vận hành các LIP do chính quyền địa phương/ Trung
ương quản lý . ví dụ như MAFF chỉ quản lý một số hệ thống trang thiết bị, các trang thiết
bị khác được chuyển giao cho chính quyền địa phương. Do vây, LID đảm nhận khoảng
80% của hệ thống kênh chính với chiều dài tổng cộng là 40 nghìn km do chính quyền địa
phương hoặc trương ương xây dựng
 Sự hợp tác của tập thể nông dân
10


Các công trình tưới tiêu, đăc biệt ở cấp nội đồng được vận hành và bảo dưỡng
bởi các LID, những người nông dân hợp tác với nhau thành môt tập thể truyền
thống
Tập thể nông dận truyền thống có tên gọi là Mura. Mura hoạt động như là một tổ
chức hỗ trợ mối quan hệ qua lại của những người dân và là một tổ chức chính thức dưới
cấp cơ sở. Thêm vào đó nó vận hành và bảo dưỡng các trang thiết bị không chỉ cho tưới
tiêu mà còn phục vụ cho giao thong và thong tin lien lạc. Các công việc đó bao gồm như
(làm sạch kênh, bảo dưỡng đường xá…)

Nông dân

-Cấp nước ổn định
- Bảo đảm tiêu

Cộng đồng ND

Trả các khhoản thu
Hạt cải tạo đất


Cung cấp lđ

Bảo dưỡng và sữa chửacác
trang thiết bị

Dọn sạch và khơi thông các
kênh dẫn nước

HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ BẢO DƯỠNG LID
Chính sách xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là các chính sách về xây dựng các công trình thủy lợi. Chính
sách về xây dựng các công trình thủy lợi đúng đắn góp phần quan trọng trong việc chống
lại các thiên tai, giảm nhẹ cường độ và tăng năng suất lao động nông nghiệp. Ngoài ra,

11


chính sách này còn quan tâm đến các lĩnh vực đời sống, văn hóa để phát triển nông thôn
toàn diện, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
2.2 HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH
1. Ngày 09/02/1996, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 99/TTG về
việc định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi,
giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Ngày 31/07/1999, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 99/1999/TT-BTC
hướng dẫn việc sử dụng nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí và các
nguồn thu khác để thực hiện kiên cố hoá kênh mương. Theo đó, Bộ tài chính hướng dẫn:
1/ Nguồn để thực hiện kiên cố hoá kênh mương gồm:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: được để lại 100% để đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong đó dành tối thiểu 40% cho mục tiêu kiên cố hoá kênh
mương nhằm thực hiện dứt điểm trong 2 năm - 3 năm tới.

- Thuỷ lợi phí
- Nguồn huy động đóng góp của nhân dân để kiên cố hoá kênh mương, nhất là
kênh mương liên thôn, nội đồng.
- Vốn tín dụng ưu đãi đầu tư
- Các nguồn khác: viện trợ trực tiếp, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế (nếu có), ....
2/ Nội dung chi để thực hiện kiên cố hoá kênh mương
- Đầu tư xây dựng kênh mương mới theo hướng kiên cố hoá.
- Kiên cố hoá kênh mương hiện có, kể cả việc kiên cố hóa đập giữ nước, các cống
điều tiết nước, bờ bao hoặc hệ thống đường ống cấp nước tưới phù hợp với điều
kiện mỗi vùng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hỗ trợ vật tư (xi măng, sắt, thép, ...) cho các xã để kiên cố hoá kênh mương liên
thôn, nội đồng, còn dân đóng góp ngày công lao động.
- Chi khác phục vụ chương trình kiên cố hoá kênh mương.
3/ Công tác quản lý
+ Lập dự toán: xác định rõ phần vốn Nhà nước hỗ trợ và huy động tại xã
+ Chấp hành dự toán
12


+ Quyết toán: Hàng quý và kết thúc năm địa phương có báo cáo tình hình cấp phát
vốn và kết quả thực hiện kiên cố hoá kênh mương về số Km kênh mương, số Km
bờ bao, số cống điều tiết nước, số Km đường ống cấp, tưới nước được kiên cố hoá
đã thực hiện, diện tích đất canh tác được cung cấp nước sản xuất, thoát lũ, hiệu
quả kiên cố hoá kênh mương,....
3. Ngày 27/11/2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết
định số 123/2000/QĐ-BNN-TCCB quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức của Ban quản lý Trung ương Dự án thuỷ lợi.
4. Ngày 12/11/2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 230/2003/QĐ-TTG về
việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển phát triển của nhà nước để thực hiện các
chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở

nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản.Trong đó, Thủ tướng chính phủ quyết định:
Cho phép sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ các địa
phương thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở
hạ tầng làng nghề ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản đến hết năm 2005.
Bổ sung kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2003 cho Quỹ Hỗ
trợ phát triển 1.000 tỷ đồng, để cho các địa phương vay đầu tư các chương trình nêu trên
theo quy định hiện hành.
Quỹ Hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm huy động đủ mức vốn được giao, đáp ứng
kịp thời nhu cầu vay vốn của các địa phương. Bộ Tài chính cấp bù lãi suất tương ứng với
số bổ sung kế hoạch vốn tín dụng đã giao trên đây cho Quỹ Hỗ trợ phát triển trong năm
ngân sách 2004.
5. Ngày 22/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
184/2004/QĐ – TTG về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước để
tiếp thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương , phát triển đường giao thông nông
thôn, cơ sở hạ tầng thủy sản và làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó,
Thủ tướng chính phủ quyết định:

13


Tiếp tục sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ địa
phương thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông
nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn đến
hết năm 2007. Riêng các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Tây các
tỉnh duyên hải miền Trung được thực hiện đến hết năm 2010.
Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm, với mức khoảng 1.000 tỷ đồng/năm
6. Thông tư số 75/2004/TT -BNN ngày 20/12/2004 hướng dẫn việc thành lập,
củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước. Theo đó, "Tổ chức hợp tác dùng nước"
là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi, làm nhiệm

vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh trên một địa bàn nhất định
nhằm :
- Đảm bảo các công trình thủy lợi, đặc biệt là cấp xã, thôn có chủ quản lý thực
sự; thực hiện vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình nhằm bảo vệ và phát huy tốt
hiệu quả công trình.
- Đảm bảo sự đồng bộ, khép kín về công tác quản lý, làm tốt chức năng cầu nối
giữa doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi với các dịch vụ liên quan
giúp các hộ nông dân sử dụng nước có hiệu quả.
Tổ chức hợp tác dùng nước được Nhà nước hoặc tập thể giao quyền quản lý và
khai thác công trình thủy lợi có quy mô thích hợp để tổ chức phục vụ tưới, tiêu cho
các hộ, cá nhân, tổ chức sử dụng nước trong phạm vi thôn, xã hoặc liên xã và được
tổ chức theo các loại hình: Tổ hợp tác, hợp tác xã, hội, hiệp hội.
Nguồn thu của tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm thủy lợi phí thu từ các hộ sử
dụng nước thông qua dịch vụ tưới tiêu, từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước và
thu từ các dịch vụ khác (nếu có).
Phần chi phí của tổ chức hợp tác dùng nước phải tập trung chi cho duy tu, vận
hành và bảo dưỡng công trình (chi cho duy tu, vận hành và bảo dưỡng công trình
không được nhỏ hơn 80% tổng số chi)

14


7. Ngày 19/05/2005, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 72/2000/TT-BTC hướng
dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương.Theo đó, Bộ
Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh
mương như sau:
- Đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại Thông tư này là các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án đầu tư kiên cố hóa kênh mương loại
II, loại III do địa phương quản lý.
- Hàng năm, các dự án đầu tư kiên cố hoá kênh mương phải được bố trí vốn trong

dự toán chi ngân sách địa phương từ nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp (ít nhất
40%), thuỷ lợi phí và các nguồn thu khác. Đặc biệt đối với hệ thống kênh mương loại III
phải đảm bảo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Căn cứ vào tổng mức vốn tín dụng dành cho kiên cố hóa kênh mương hàng
năm được duyệt, nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư của địa phương
kể cả nguồn đóng góp của nhân dân cho kiên cố hoá kênh mương, Bộ Tài chính
quyết định mức vay cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc cho vay
vốn được thực hiện qua hệ thống Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển
2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
2.3.1 Tiến độ thực hiện chương trình phát triển thủy lợi được đầu tư từ
nguồn trái phiếu chính phủ.
Trong những năm 2003-2010, các dự án do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn quyết định đầu tư trong Chương trình Phát triển thuỷ lợi từ nguồn trái phiếu chính
phủ có tổng mức đầu tư là 17.680,6 tỷ đồng.
Trong quý I/2007, các công trình thuỷ lợi từ nguồn trái phiếu chính phủ thuộc diện
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định đầu tư đạt 407 tỷ đồng, bằng 14% kế
hoạch cả năm. Nếu tính từ ngày phát hành trái phiếu chính phủ năm 2003 đến nay đã gần
4 năm mới đạt 4100 tỷ đồng, bằng 26% tổng mức vốn của Chương trình. Tiến độ thực
hịên như vậy là chậm. Thời gian còn lại từ nay đến 2010 cũng khoảng 4 năm, chúng ta
phải thực hiện khối lượng gần gấp 3 lần với giá trị 12.000 tỷ đồng. Đó quả là một khó
khăn lớn.
15


Tuy tiến độ chung của Chương trình còn chậm như đã nói ở trên, nhưng có một số
dự án được triển khai tốt. Cụm công trình đầu mối hồ Sông Sắt (Ninh Thuận) đã được
hoàn thành trước thời hạn, chất lượng tốt mặc dầu gặp khó khăn rất lớn về chất liệu đất.
Cống đập Thảo Long (Thừa Thiên - Huế) - công trình ngăn mặn có chiều dài lớn nhất
nước ta - và đập Lòng Sông (Bình Thuận) - đập bêtông trọng lực truyền thống cao nhất
nước ta - đang làm thủ tục nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị quản lý. Cụm công trình

thuỷ lợi Hát Môn - Đập Đáy (Hà Tây) sẽ hoàn toàn xong trong năm nay. Đã chặn dòng ở
hồ IaMlá (Gia Lai). Những công trình rất lớn như các đập Cửa Đạt (Thanh Hoá), Định
Bình (Bình Định) đạt và vượt tiến độ. Một số dự án thuỷ lợi miền núi được triển khai
tương đối tốt như các hồ Sắt (Ninh Thuận), Đầm Hà Động (Quảng Ninh), Đăk Yên
(Kon Tum),Thượng Long (Phú Thọ), Bản Chang (Bắc Kạn), Kala (Lâm Đồng)…
* Hướng thực thi chính sách trong thời gian tới:
Thứ nhất là phải tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà
nước, các cấp chính quyền địa phương, chủ đầu tư, đến các nhà thầu tư vấn, xây lắp để
cùng cộng tác, phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ những khó khăn, xem xét cụ thể và giải quyết
dứt điểm những nguyên nhân gây chậm trễ chậm giải phóng mặt bằng, chậm hồ sơ kỹ
thuật, chậm giải quyết thủ tục, chủ đầu tư thiếu sâu sát và tích cực, nhà thầu yếu kém,…
Phải giao ban kịp thời, đúng kỳ hạn giữa các bên, các đơn vị đang thực hiện dự án để giải
quyết ngay những vướng mắc không đáng có.
Thứ hai là cần khắc phục ngay nghịch lý đang tồn tại: nguồn vốn để đầu tư của
Chương trình còn thiếu hơn 10.000 tỷ đồng nhưng dù cấp đủ thì cũng không thể hoàn
thành trong 4 năm tới. Trong khi đó vẫn rất nhiều dự án không thể triển khai hoặc phải
chững lại do không được cấp vốn do tổng mức đầu tư không được điều chỉnh.
Như vậy cần kiến nghị các cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch từ
nay đến 2010, dãn tiến độ một số công trình có tổng mức đầu tư lớn, san sẻ cho những
dự án có khả năng hoàn thành hoàn thành hoặc đang có khả năng đẩy nhanh tiến độ.
2.3.2 Chương trình kiên cố hóa kênh mương.
a)

Các địa phương tiêu biểu trong chương trình kiên cố hóa kênh mương.

16


5 năm thực hiện kiên cố hoá kênh mương ở Tam Dương tỉnh


o
Vỉnh Phúc.

Đến nay, sau hơn 5 năm thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương ở Tam
Dương đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận; góp phần cung cấp đủ nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp, cải thiện tình trạng hạn hán trên địa bàn
Điều tra hiện trạng hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Tam Dương (năm
2000) cho thấy: Hệ thống kênh mương của huyện chủ yếu được xây dựng từ những năm
1960-1980, phần lớn làm bằng đất, chỉ sử dụng tưới cho vụ xuân và vụ mùa. Tuy nhiên,
trong quá trình sử dụng hầu như không được tu sửa, nâng cấp thường xuyên đã dẫn đến
các công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng, năng lực tưới thấp, hao phí nước tưới
lớn..., không đáp ứng được yêu cầu tưới cho 3-4 vụ/năm. Từ thực trạng trên, để nâng cao
hiệu quả tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thì vấn đề
cốt yếu đạt ra là phải đầu tư xây dựng hệ thống kênh cứng và nâng cấp cải tạo lại các hồ
đập, trạm bơm một cách hoàn chỉnh.
Sau khi có sự chỉ đạo của Huyện uỷ, các ngành chức năng của huyện đã cùng các
cơ sở tổ chức các bước tiến hành lập qui hoạch chung, có thiết kế, dự toán, huy động
nguồn vốn. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí đầu tư cho việc kiên cố hoá kênh mương, cải
tạo, nâng cấp xây mới hồ đập, trạm bơm điện, đào giếng chống hạn của huyện là:
9.451.038.663 đồng. Trong đó, Phòng Kinh tế huyện đã khảo sát, thiết kế, lập dự toán
được 114 tuyến kênh cấp III dài 45.723m, đã thi công được 39.191,1m, với tổng giá trị
đầu tư 7.953.199.764 đồng. Về xây dựng cải tạo hồ đập, huyện đã cải tạo được 14 hồ đập
với tổng diện tích mặt hồ 200.000m2, trữ lượng nước 245.300m3, tổng diện tích được tưới
đạt 133,5ha và xây mới được 2 trạm bơm tại xã Thanh Vân. Đặc biệt để chủ động nguồn
nước, chống hạn cục bộ cho những diện tích gieo trồng khó khăn về nước tưới tại các xã
Hoàng Hoa, Hướng Đạo, Đồng Tĩnh, huyện đã xây dựng cơ chế hỗ trợ và chỉ đạo nhân
dân các xã đào được 10 giếng chống hạn tại ruộng. Tổng diện tích mặt giếng được xây
mới và nâng cấp là 120m 2, trữ lượng nước 480m3 và khả năng tưới được 35 ha; kinh phí
xây dựng 69 triệu đồng. Trong quá trình thi công, các cấp từ huyện đến cơ sở luôn coi
trọng công tác giám sát, đảm bảo chất lượng công trình.

17


Đến nay, huyện Tam Dương có tổng số 5.216,96 ha đất nông nghiệp, trong đó có
hơn 60% diện tích được tưới bằng hệ thống thuỷ lợi Liễn Sơn; số diện tích còn lại chủ
yếu được tưới bằng hệ thống hồ đập trạm bơm.
Chương trình Kiên cố hoá Kênh mương tại tỉnh Đồng Tháp sau

o

5 năm thực hiện (2001-2005)
Qua 05 năm thực hiện Chương trình Kiên cố hoá kênh mương đã mang lại hiệu
quả rõ rệt như:
+ Trước khi chưa thực hiện dự án toàn tỉnh có khoảng 123.000 ha có bờ bao bảo
vệ nhưng chưa ăn chắc, đến nay diện tích có bờ bao bảo vệ ăn chắc đạt 172.899 ha, tăng
49.899 ha (đạt 92,8% diện tích xuống giống Hè Thư năm 2005). Diện tích vườn cây ăn
trái có bờ bao bảo vệ từ 16.000 ha lên trên 20.000 ha tăng 4.000 ha, nhiều kênh mương
cạn kiệt gây thiếu nước tưới ở nhiều nơi trong tỉnh đã được khắc phục nhờ việc tôn cao,
xây dựng bờ bao kết hợp nạo vét kênh đã giải quyết vấn đề thiếu nước' trong mùa kiệt,
điển hình giai đoạn 2002 - 2005 vụ Đông Xuân- Hè Thu thời tiết nắng nóng kéo dài, mực
nước sông rạch xuống thấp. Nhưng nhờ thực hiện Chương trình Kiên cố hoá kênh mương
đã chủ động bơm tưới được hầu hết diện tích không xảy ra thiệt hai.
Mặt khác dự án đã tạo điều kiện chủ động trong sản xuất, góp phần giảm chi phí
sản xuất, năng suất lúa tăng từ 46 tạ/ha lên 53 ,43 tạ/ha, hệ số vòng quay sử dụng đất
trồng cây hàng năm từ 1,85 lần lên 2,2 lần. Hiệu quả sản xuất tăng làm nông dân an tâm,
tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
b)

Những sai phạm:
Sau nhiều năm triển khai chương trình kiên cố hóa kênh mương theo chủ trương


của Chính phủ, bên cạnh những mặt tích cực và hiệu quả kinh tế - xã hội không thể phủ
nhận, cũng còn nhiều điều bất cập cần chấn chỉnh, nếu không muốn nói là đã đến lúc phải
gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tham nhũng, tiêu cực của không ít địa
phương, cơ quan, đơn vị.
Tập hợp số liệu từ các kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo tổng
hợp chuyên đề của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, qua thanh tra 901 dự án,
hạng mục, công trình, ngành thanh tra đã phát hiện có tới 425 dự án có sai phạm về kinh
18


tế. Tổng giá trị sai phạm được phát hiện tại 425 dự án nêu trên là 27,9 tỷ đồng (chiếm tỷ
lệ 4,03% tổng vốn được thanh tra).
Theo đánh giá của ngành thanh tra, nhìn chung các sai phạm về kinh tế xảy ra ở
hầu hết các khâu, nhiều công trình không bảo đảm chất lượng, có công trình làm xong
nhưng để đấy không sử dụng, gây lãng phí. Trong tổng số 27,9 tỷ đồng sai phạm bị phát
hiện, có 12,4 tỷ đồng (chiếm 44,4%) là sai về khối lượng, các đơn vị thi công, hoặc là
khai tăng khối lượng, hoặc làm thiếu so với thiết kế để rút tiền chia chác.
Cũng có nơi, đơn vị thi công thông đồng với chủ đầu tư, bộ phận giám sát ăn bớt
nguyên vật liệu, thay thế một số loại vật tư có giá thành, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn để
rút tiền chênh lệch, dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm, xuống cấp nhanh sau
vài tháng đưa vào sử dụng...
Nổi lên trong số 30 tỉnh, thành phố có nhiều sai phạm trong công tác này phải kể
đến Lạng Sơn, Bắc Giang, Khánh Hòa, Sơn La, Hải Dương, Phú Yên và Bắc Cạn. Tại
Lạng Sơn, qua thanh tra 11 công trình, dự án tại Ban Quản lý dự án công trình thủy lợi và
Chi cục Thủy lợi đã phát hiện số tiền sai phạm 1,44 tỷ đồng (chiếm 4,7% số vốn được
thanh tra). Đáng chú ý, sai phạm xuất hiện từ quá trình lập hồ sơ dự thầu.
Thanh tra tỉnh Bắc Giang, qua thanh tra tại 37 dự án, công trình đã phát hiện số
tiền sai phạm 2,24 tỷ đồng (chiếm 8,36% số vốn được thanh tra). Riêng năm 2004, phát
hiện trên địa bàn tỉnh có ba trạm bơm giá trị quyết toán hơn một tỷ đồng, nhưng không

đưa vào sử dụng, gây bức xúc trong dư luận về tình trạng lãng phí. Thanh tra tỉnh Khánh
Hòa, qua tiến hành thanh tra tại 67 công trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn hai
huyện trong tỉnh, nhưng đã phát hiện 63 công trình do các đơn vị thiết kế không có chức
năng, 39 công trình nghiệm thu quyết toán không đúng quy định, gây thất thoát gần 300
triệu đồng; nhiều xã, thị trấn có sai phạm về quản lý tài chính để công nợ dây dưa khó
đòi.
Tỉnh Sơn La, qua thanh tra 33 công trình ở năm huyện, đã phát hiện số tiền sai
phạm gần 500 triệu đồng, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi số tiền thất thoát nói
trên. Thanh tra tỉnh Hải Dương, qua thanh tra 23 công trình, đã phát hiện số tiền sai phạm

19


1,5 tỷ đồng. Trong đó, các công trình phải sửa chữa, làm lại theo yêu cầu của cơ quan
thanh tra trị giá 627 triệu đồng.
Thanh tra tỉnh Phú Yên, qua thanh tra 13 công trình tại 7 huyện, thị xã với chiều
dài 119,7 km kênh nội đồng (loại III), đã phát hiện sai phạm 4,03 tỷ đồng. Trong đó, lập
dự toán không đúng với thiết kế 235,5 triệu, có 126 công trình thi công không đúng thiết
kế được duyệt, thi công thiếu, thay đổi vật liệu nhưng vẫn được thanh toán, gây thiệt hại
và dư luận xấu trong nhân dân. Thanh tra tỉnh Bắc Cạn, qua thanh tra 15 công trình với
tổng mức đầu tư 31,8 tỷ đồng, phát hiện tổng sai phạm với số tiền lên tới 3,6 tỷ đồng. Các
cơ quan chức năng, bên cạnh các biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, đã kiến nghị chủ
đầu tư nghiêm túc kiểm điểm và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong đầu tư xây dựng
và có các hình thức xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có hành vi tham nhũng,
tiêu cực.
Được biết, ngày 22-10-2004, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 184/QĐ-TTg
về việc cho phép sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực
hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn...
giai đoạn 2006-2010. Với chủ trương đúng đắn và kịp thời này, sự nghiệp xây dựng và
phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta trong những năm tới sẽ có

những bước tiến đáng kể.
Đây là một chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm nâng cấp hệ thống kênh mương
thủy lợi, nâng cao công suất tưới, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, giảm chi phí duy tu, bảo
dưỡng và kéo dài tuổi thọ công trình. Kiên cố hóa kênh mương, nhìn từ góc độ khác, còn
góp phần bảo vệ môi trường, làm trong sạch nguồn nước, mở rộng các trục đường giao
thông nông thôn...Điều đáng quan tâm và lo lắng ở đây là, nếu các cơ quan chức năng
không chú trọng đúng mức và không có các biện pháp đủ mạnh đi kèm nhằm quản lý thật
tốt việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án, chắc chắn mục tiêu của chương trình này
sẽ khó trở thành hiện thực.
2.3.3 Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi tại Đồng Bằng sông Cửu Long.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng to lớn, chiếm vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội và là chìa khoá chính trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia,
20


hàng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực (95% lượng gạo xuất khẩu), 65% sản
lượng thuỷ sản và 70% sản lượng cây ăn trái cả nước. Chính phủ đã xác định 3 đột phá
trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là đầu tư cho giao
thông đường bộ, thuỷ lợi và giáo dục.
Thực tế, từ xưa thuỷ lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được quan tâm lớn, các
công trình của ông cha ta như kênh Vĩnh Tế - đến hệ thống kênh đào từ thời Pháp để lại,
cùng với các công trình được xây dựng sau 30.4.1975 điển hình như kênh Hồng Ngự
xuyên qua Đồng Tháp Mười, công trình mở đầu cho chương trình ngọt hoá Gò Công
(Tiền Giang)...
Quá trình phát triển hệ thống thuỷ lợi, thông qua các chương trình lớn đã góp phần
tích cực đưa sản lượng lương thực tăng nhanh từ 4,7 triệu tấn năm 1976 lên 19,1 triệu tấn
năm 2005.
Về cơ bản, chủ trương phát triển thuỷ lợi đối với từng vùng là hợp lý, song cũng
không tránh khỏi những sai sót cục bộ như các cống Chà Và, Thâu Râu ở nam Mang
Thít, cống kênh Tuần Thống thoát lũ ra biển Tây, do không đủ khẩu độ nên không đáp

ứng được mục tiêu ban đầu, đã được điều chỉnh, bổ sung qua vận hành thực tế.
Ngay như chủ trương xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ là rất đúng đắn bởi nó
rút ra từ kinh nghiệm "sống chung với lũ" của người dân. Song trong chỉ đạo thực hiện,
cũng còn không ít sai sót và hạn chế như đầu tư chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng không hoàn
chỉnh...
Mặc dù vậy, nhờ có hệ thống công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, chúng ta đã đánh
thức được tiềm năng của hai "kho đất" lớn ở Tứ giác Long xuyên và Đồng Tháp Mười.
Hệ thống đê bao - bờ bao cũng dần hình thành và phát triển từ sáng kiến của người dân,
được các nhà khoa học minh chứng bằng luận cứ, tính toán để Nhà nước có đủ cơ sở
quan tâm, xem xét, đầu tư trên quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn.
Chính từ những đê bao - bờ bao đã hình thành hệ thống giao thông, nơi ở an toàn
cho người dân vùng ngập lũ. Có thể khẳng định rằng, chính nhờ có hệ thống thuỷ lợi,
nhất là đê bao - bờ bao mà cuộc sống của người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

21


ngày nay, được an toàn hơn, sản xuất chủ động (lúa, màu, cây ăn trái, thuỷ sản nước mặn,
nước ngọt...), ngành nghề phát triển đa dạng, giao thông nông thôn thông thoáng hơn.
Nói cách khác, hệ thống thuỷ lợi đã tạo ra nền tảng làm giàu cho vựa lúa hôm nay,
góp phần đắc lực vào chương trình an ninh lương thực quốc gia và ổn định kinh tế - xã
hội.
Việc hình thành hệ thống thuỷ lợi - trong đó có đê bao - bờ bao để bảo vệ dân
sinh, thoát nước nhanh vào mùa lũ, trữ ngọt, bẫy ngọt, rửa phèn, kiểm soát mặn - là một
tất yếu của quy luật khách quan trước mắt cũng như lâu dài.
Tất nhiên, những lợi ích của thuỷ lợi không phải bao giờ cũng tuyệt đối, với hai lý
do: Thứ nhất là khi ta tác động vào thiên nhiên bằng những công trình, chắc chắn thiên
nhiên sẽ tác động ngược lại.
Thứ hai, không một ai có thể lường hết mọi diễn biến, tác động biến đổi rất sinh
động của môi trường. Bởi vậy, từ chủ trương đến khi thực hiện xây dựng công trình cần

quán triệt quan điểm là làm sao cho cái được, cái lợi là lớn nhất và cái mất, cái hại là ít
nhất.
Trong các năm qua, thực tế đầu tư cho thuỷ lợi vẫn còn rất hạn chế. Nhiều công
trình thuỷ lợi còn thô sơ, không đồng bộ, chưa khép kín nên chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu
khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Về lâu dài, để đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên như mực nước biển ngày
càng dâng cao, bão lũ càng lớn, và mùa kiệt thiếu nguồn nước ngọt, cần nghiên cứu mô
hình đê biển, âu thuyền cửa sông của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Hà Lan
vì có nhiều nét tường đồng như Đồng Bằng Sông Cửu Long
Để quản lý thiên tai một cách khôn ngoan, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu
quả vì một Đồng Bằng Sông Cửu Long kinh tế ổn định, thịnh vượng, môi trường đa dạng
và bền vững, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên cho các khâu đột phá, trong đó có hệ thống
các công trình thuỷ lợi.
2.3.4 Thực trạng mô hình PIM ở Việt Nam
Mô hình PIM (Participatory Irrigation Management) được xác định trong Pháp
lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Thông tư hướng dẫn …số 75/2004/TT22


BNN với tên gọi tổng quát : “Tổ chức Hợp tác dùng nước” ( HTDN - WUG ) gồm : Hợp
tác xã ( HTX ) Hợp tác ( HT ) Hội, Tổ, Đội..
Trải qua nhiều thế kỷ, sự hợp tác, hỗ trợ trong tất cả các lĩnh vực (trong đó có lĩnh
vực thủy lợi ) và đã trở thành truyền thống đối với người dân Việt nam thông
qua tổ chức “Phường”(cùng góp vốn giúp nhau xây dựng nhà ở ) “Hội” ( hội cày, hội
cấy ) “Yểng” (tên gọi của vùng nam trung bộ tương tự “Phường và Hội”) và trong những
năm của thập kỷ 50, 60 thực hiện chủ trương của Nhà nước, ở nông thôn đã hình thành
các “tổ đổi công” trong sản xuất ( trong đó có công cày, công đẫn nước, tát nước..), tổ
chức hợp tác xã nông nghiệp có tổ thủy nông, đội thủy lợi 202 ( đội chuyên trách làm
thủy lợi nội đồng ), Hợp tác xã mua bán ( cung ứng, dịch vụ vật tư, nông sản ). Đây là nội
dung PIM đã được nông dân đồng tình và thực hiện
Trong những thập kỷ tiếp theo, PIM đã trở thành chủ trương của Nhà nước, theo

phương châm “Nhà nước và nhân cùng làm”, thực hiện tiêu chí “ dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” “ nhằm phát huy nội lực” huy động đóng góp từ “sức dân “- PIM
Cơ chế thị trường đang đòi hỏi PIM phát triển tích cực hơn, nhằm đảm bảo cho
sản phẩm nông nghiệp có tưới tốt hơn cả về chất lượng, số lượng, giá thành hạ, tăng khả
năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho người dân. Vi vậy gần đây lại có người cho rằng
người dân không những chỉ được giao quyền quản lý mà phải được đóng góp vốn, sở hữu
tài sản về thủy lợi, gắn trách nhiệm và lợi ích thật sự của họ thông qua “cổ đông” cổ phần
hóa.IMC, nhằm thúc đẩy dịch vụ thủy nông hiệu quả bền vững hơn
Thực hiện PIM là một quá trình, PIM là hiệu quả, nhưng lại đụng chạm đến lợi ích
riêng của một số đối tượng, thiếu sự nhiệt tình và quan tâm của cán bộ các cấp, các
ngành.. nên việc thực hiện PIM vẩn còn nhiều trở ngại và khó khăn
Trong mô hình PIM, hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi được
thể hiện ở sơ đồ tổng quát , hình thành 2 khối : Nhà nước - Nhân dân , thông qua 3 cấp
quản lý : Doanh nghiệp ( IMC ) - Tập thể của người sử dụng nước ( WUG ) - Người sử
dụng nước, thực hiện 3 chức năng : quản lý nhà nước - quản lý ngành - quản lý kinh tế
(dịch vụ) đảm bảo tính “khép kín”, trong đó WUG là “cầu nối” quan trọng giữa “ Nhà
nước” ( IMC) và ngưới dùng nước trong việc cấp nước, sử dụng nước hiệu quả .
23


Hiện có hơn 100 đơn vị IMC ( thuộc Bộ NN và PTNT, UBND Tỉnh, Huyện quản
lý các công trình đầu mối, kênh trục chính, kênh cấp 1,2,3 thuộc hệ thống thủy lợi có qui
mô lớn, vừa): quản lý 91% tổng số công trình hiện có phục vụ tưới cho 80 % tổng diện
tích được tưới và có hơn 10.000 WUG quản lý kết hợp bằng hình thức cầu nối.
Sơ đồ 1 : Hệ thống tổ chức quản lý các hệ thống thủy lợi
Chính phủ
Bộ NNPTNT

IMC liên tỉnh


UBND Tỉnh
Sở NNPTNT

IMC

PhKTế huyện

Trạm cụm

Ban GTTL

WUG

UBND Huyện

UBND xã

Nông dân
Quản lý nhà nước

Chuyên ngành

Ghi chú :
Quản lý Nhà nước
Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ
Hợp đồng kinh tế
Quyết định thành lập

24


Kinh tế dịch vụ


Các loại hình “Tổ chức hợp tác dùng nước” hiện có trên cả nước được thể hiện ở
biểu sau:
STT

Vùng

HTXNN có làm
dịch vụ tưới
Số
Tỷ lệ
lượng

%

Các tổ chức khác làm dịch vụ tưới
HTDN (chuyên
khâu)
Số
Tỷ lệ%
lượng

1
2
3
4
5
6

7

Miền núi phía Bắc 3788
91,0
Đồng bằng s.Hồng 2006
96,7
Bắc Trung Bộ
3631
86,5
Duyên hải MT
994
67,0
Đông Nam Bộ
236
62,8
Đồng bằng SCL
406
58,5
Tây Nguyên
189
73,0
Tổng cộng
11249
76,5
Tài liệu điều tra cơ bản MARD – 2003, hiện

Hội, Ban,

Tỷ lệ


Đội, Tổ
Số
Tỷ

%

lượng

lệ

%
144
3,5
230
5,5
9,0
29
1,4
40
1,9
3,3
256
6,1
311
7,4
13,5
331
22,3
158
10,7 33,0

101
26,9
39
10,3 37,2
54
7,8
234
33,7 41,5
42
16,4
27
10,6 27,0
958
11,5
1039 12,0 23,5
nay loại hình HTXNN làm dịch vụ tổng hợp

trong đó có dịch vụ tưới đã giảm rất nhiều
2.4 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI
2.4.1 Những thành tựu đạt được:
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thuỷ lợi đã đạt được những bước tiến rõ rệt, tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Trong 63 năm từ năm 1945 năm đến nay, ngành Thủy lợi Việt Nam đã đạt thành tựu
to lớn. Từ 13 hệ thống thủy nông chưa hoàn chỉnh, năng lực tưới khoảng 30 vạn ha, tiêu
úng 8 vạn ha, đê điều chỉ mới có ở Bắc bộ và Thanh – Nghệ Tĩnh nhưng thấp yếu; Nam
bộ còn bỏ ngỏ về chua, mặn, úng lụt và thiếu nước mùa khô, ngày nay, ngành thuỷ lợi
Việt Nam đã có hệ thống các công trình thuỷ lợi với năng lực thiết kế tưới cho 3 triệu ha,
tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 700ngàn ha. Hình thành 75 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa,
750 hồ chứa nước lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ, 2000 trạm bơm điện lớn và vừa


25


×