Tải bản đầy đủ (.doc) (245 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN TIẾN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN TIẾN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Báo chí học
Mã số: 62 32 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1- TS. NGUYỄN TRÍ NHIỆM
2- TS. TRẦN THỊ THU NGA

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 16
Chương 1: 44
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG
VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 44
44
1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 44
1.2. Yêu cầu đối với phóng viên truyền hình trong bối cảnh hiện nay 53
1.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt
Nam 61
Chương 2: 72
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 72
2.1. Phương pháp nghiên cứu 72
2.2. Kết quả khảo sát 76
2.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo báo chí
truyền hình ở một số quốc gia trên thế giới 110
Chương 3: 124

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO PHÓNG
VIÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 124
3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng đào tạo phóng viên truyền hình ở
Việt Nam hiện nay 125
3.2. Mô hình nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình ở Việt
Nam 130
3.3. Các giải pháp thực hiện mô hình nâng cao chất lượng đào tạo phóng
viên truyền hình ở Việt Nam 131
3.4. Một số khuyến nghị 164
KẾT LUẬN 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
PHỤ LỤC 185

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AJC

:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

BCTH

:

Báo chí truyền hình


BC&TT

:

Báo chí và Tuyên truyền

CĐTH

:

Cao đẳng Truyền hình

CLĐT

:

Chất lượng đào tạo

CTV

:

Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo


GV

:

Giảng viên

PTTH

:

Phát thanh truyền hình

PV

:

Phóng viên

PVTH

:

Phóng viên truyền hình

SV

:

Sinh viên


THVN

:

Truyền hình Việt Nam

VN

:

Việt Nam

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Biểu/Bảng

Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1

Phương thức tuyển sinh ngành báo chí


78

Biểu đồ 2.2

Hình thức xét tuyển ngành báo chí

79

Đánh giá mức độ cần thiết một số môn chuyên ngành

82

Biểu đồ 2.3

Trình độ giảng viên cơ hữu của Học viện BC&TT năm
học 2014-2015

84

Biểu đồ 2.4

Đánh giá mức độ phù hợp về các phương pháp giảng
dạy đối với khả năng tiếp thu nội dung các môn chuyên
ngành

87

Biểu đồ 2.5


Mức độ thiết thực của các khối kiến thức

95

Biểu đồ 2.6

Đánh giá khối lượng kiến thức so với khả năng tiếp thu

96

Biểu đồ 2.7

Mức độ sử dụng thiết bị của giảng viên chuyên ngành

100

Biểu đồ 2.8

Đề nghị tăng phương pháp giảng dạy các môn chuyên
ngành

101

Biểu đồ 2.9

Đề nghị giảm phương pháp giảng dạy các môn chuyên
ngành

102


Bảng 2.1

Biểu đồ 2.10 Đề nghị tỷ lệ thời gian học môn chuyên ngành

102

Biểu đồ 2.11 Tổ chức thực hành nghề tại cơ quan báo chí năm thứ 3

103

Biểu đồ 2.12 Tổ chức thực hành nghề tại cơ quan báo chí năm thứ 4

104

Biểu đồ 2.13 Ý kiến về tài liệu tham khảo các môn chuyên ngành

105

Biểu đồ 2.14 Ý kiến đánh giá về trang thiết bị, phòng thực
hành/studio cho các môn chuyên ngành

107

Biểu đồ 2.15 Hình thức thi phù hợp nhất của các môn chuyên ngành

110

Bảng 3.1

Những tiêu chí cần có của phóng viên truyền hình


145

Bảng 3.2

Mức độ cần thiết của mỗi tiêu chí

145


MỞ ĐẦU
1- LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Đào tạo báo chí đa phương tiện đang là xu hướng nhưng nhu cầu sử
dụng phóng viên truyền hình vẫn rất lớn trong hiện tại và tương lai.
Khai sinh từ ngày 7/9/1970, trải qua hơn 45 năm phát triển, ngành truyền
hình Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong khoảng 10 năm
trở lại đây. Từ chỗ chỉ có một đài truyền hình với thời lượng phát sóng ít ỏi hàng
ngày, đến hết năm 2015, hệ thống truyền hình từ trung ương đến địa phương đã
có 65 đài. Ngoài 105 kênh truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền
phát triển mạnh bằng nhiều công nghệ truyền dẫn như truyền hình cáp (gồm cả
IPTV), truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh và
truyền hình di động với 73 kênh phục vụ khoảng 9,9 triệu thuê bao trên toàn
quốc (trong đó thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%). Ngoài ra, có 06 kênh
truyền hình hoạt động không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, bao gồm
các kênh: Truyền hình VOV, Truyền hình Công an nhân dân, Truyền hình
Thông tấn, Truyền hình quốc phòng, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân
dân. [110] Nguồn nhân lực làm truyền hình đã góp phần làm nhân lực làm báo cả
nước có “tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,5%” (Tờ trình số 229TTr/BCSĐ ngày 27/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch
Báo chí Toàn quốc đến năm 2020). Bên cạnh đó, nhiều công ty truyền thông
cũng tham gia sản xuất chương trình truyền hình. Thủ tướng Chính phủ đã phê

duyệt “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm
2020” (số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013), theo đó, từ năm 2015 cung cấp ổn
định 70 đến 80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên
truyền thiết yếu. Đảm bảo cung cấp khoảng 40 đến 50 kênh truyền hình chuyên
biệt của Việt Nam cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Đến năm 2020, cả nước có
khoảng 60% đến 70% số hộ sử dụng dịch vụ này. Có thể thấy, sự phát triển của
truyền hình đặt ra yêu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực này phải gia tăng cả về


số lượng và chất lượng. Việc đào tạo chuyên sâu vào chuyên ngành vẫn có giá trị
thực tiễn khi đáp ứng nhu cầu làm việc trong lĩnh vực truyền hình.
Thực tiễn cho thấy truyền hình đang phát triển theo hướng đa nền tảng.
Theo V.V.Vô-rô-si-lốp: "Bước chuyển của báo chí, phát thanh và truyền hình
sang công nghệ số đang mở ra những triển vọng chưa từng có cho ngành báo
chí" [97, t.119]. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày nay
khán giả không chỉ tiếp cận với truyền hình theo cách truyền thống, cho thấy đây
vẫn là phương tiện thông tin truyền thông không thể thiếu đối với họ. Truyền
hình đang biến đổi phương thức tiếp cận với công chúng, không chỉ theo cách
xem tivi truyền thống mà tận dụng lợi thế của mạng xã hội để đưa truyền hình
đến với đa dạng đối tượng, nhất là khán giả trẻ. Đồng thời, qua đó kéo khán giả
trở lại với màn hình tivi trong những chương trình trọng điểm. Nhiều đài truyền
hình nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội Youtube. Gần đây, chương trình
thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã có mặt trên mạng xã hội Facebook là
một ví dụ điển hình. Hay khán giả có thể xem trực tiếp hoặc xem lại các chương
trình truyền hình trên website chính thức của các đài truyền hình, giúp họ không
có điều kiện xem tivi trực tiếp, đặc biệt là khán giả ở nước ngoài được tiếp cận
với những thông tin chính thống ở trong nước không bằng tivi truyền thống.
Phân tích dưới góc độ đào tạo, muốn đào tạo sinh viên báo chí có kỹ năng
đa phương tiện, vẫn phải đào tạo từng kỹ năng, trong đó có kỹ năng báo chí
truyền hình. Sinh viên sẽ phải tích lũy tất cả các kỹ năng được gói gọn trong một

chương trình đào tạo. Nếu các nhà trường xây dựng cấu trúc chương trình theo
tư duy “phép cộng” các kỹ năng sẽ khó đòi hỏi sinh viên đạt đến mức độ thành
thạo nghề, bởi giới hạn của khối lượng kiến thức với thời gian đào tạo được quy
định ở mỗi trình độ đào tạo. Nếu sinh viên không có kỹ năng thành thạo, chuyên
sâu để đáp ứng nhu cầu của xã hội, rõ ràng chất lượng đào tạo có vấn đề. Do đó,
khi xã hội vẫn có nhu cầu tuyển dụng chuyên sâu về lĩnh vực báo chí truyền
hình, một chương trình đào tạo chuyên ngành này sẽ đáp ứng được đòi hỏi về
chất lượng nguồn nhân lực.


1.2. Chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình phải theo kịp những đòi
hỏi của thực tiễn nghề nghiệp.
Ngày nay, khán giả có thể tiếp cận với các chương trình truyền hình bằng
nhiều phương thức khác nhau. Thị trường lao động trong ngành truyền hình vẫn
còn rất lớn ở hiện tại và tương lai bởi đây là loại hình đáp ứng nhu cầu của đông
đảo khán giả. Vấn đề đặt ra là chất lượng nguồn nhân lực như thế nào và có đáp
ứng được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này?
Thực tiễn làm truyền hình thay đổi nhanh chóng bởi sự tác động của khoa
học công nghệ và trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí, truyền
thông. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển thúc đẩy sự phát triển của công
nghệ truyền hình. Từ truyền hình đen trắng, đến truyền hình màu; từ truyền hình
có độ phân giải thấp đến độ phân giải cao rồi siêu cao… . Đến nay công nghệ kỹ
thuật số đã làm thay đổi quy trình sản xuất các chương trình truyền hình. Mỗi khi
cập nhật công nghệ làm truyền hình là một lần thay đổi quy trình sản xuất. Điều
này chi phối mạnh mẽ hoạt động đào tạo chức danh phóng viên truyền hình,
buộc những cơ sở đào tạo các chức danh cho truyền hình nói chung, chức danh
phóng viên truyền hình nói riêng phải thường xuyên khảo sát và cập nhật nội
dung chương trình nếu muốn “sản phẩm đào tạo” đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kỷ nguyên số đang đặt ra những yêu cầu về kỹ năng tác nghiệp đối với phóng
viên truyền hình đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao.

Trong sự phát triển của truyền hình, người hưởng lợi sau cùng chính là
khán giả. Nhưng ở một khía cạnh khác là sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt hơn
giữa các đài/kênh truyền hình trong việc “giành giật” khán giả. Tất yếu, họ phải
sử dụng đội ngũ tinh thông trong sản xuất chương trình. Các tiêu chí tuyển dụng
ngày một khắt khe hơn đối với phóng viên truyền hình như: yêu cầu kỹ năng “2
trong 1” (phóng viên kiêm quay phim), thậm chí “3 trong 1” (kiêm thêm dựng
hình). Trước sự thay đổi đó, không phải chương trình đào tạo phóng viên truyền
hình ở các cơ sở đào tạo báo chí Việt Nam cũng bổ sung một thời lượng đáng kể


cho học phần kỹ thuật và nghệ thuật dựng hình cũng như các điều kiện về thiết
bị, giảng viên chuyên ngành nhằm thực hiện việc dạy và học có hiệu quả. Điều
này đặt ra vấn đề về tính linh hoạt trong kết cấu chương trình đào tạo hoặc khả
năng nghiên cứu thị trường lao động và cập nhật vào chương trình đào tạo của
các nhà trường.
Để làm ra một sản phẩm truyền hình từ tiền kỳ đến phát sóng cần nhiều
chức danh, trong đó không thể thiếu phóng viên. Phóng viên truyền hình có
những kỹ năng và sự đòi hỏi khu biệt với phóng viên của các loại hình báo chí
khác. Những kỹ năng này cần phải được trang bị đầy đủ ngay từ khi họ đang học
tập trong trường. Người sử dụng lao động mong muốn sinh viên sau khi ra
trường sẽ tác nghiệp được ngay, có nghĩa, người học phải có một kiến thức tổng
quát đủ rộng, năng lực chính trị vững vàng, kỹ năng chuyên nghiệp. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy không phải sinh viên chuyên ngành báo chí truyền hình nào ra
trường cũng đáp ứng được yêu cầu đó. Các nhân sự đều phải qua đào tạo lại mới
đáp ứng được công việc trong quy trình sản xuất truyền hình. Điển hình như tại
Đài THVN, theo kết quả khảo sát của tác giả, trong giai đoạn 2014-2015, Trung
tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình trung bình tổ chức 100 khóa đào
tạo mỗi năm, trong đó, 85% khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phóng viên
truyền hình. “Thực tế nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành báo chí chỉ chiếm 41%,
còn lại tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác là 59%. Tỷ lệ này phản ánh thực

tế là đào tạo tại các trường chuyên ngành đã không đáp ứng đủ nhu cầu phát
triển của ngành” (Tờ trình số 229-TTr/BCSĐ ngày 27/3/2014 của Bộ Thông tin
và Truyền thông về Quy hoạch Báo chí Toàn quốc đến năm 2020).
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập toàn diện, báo chí – truyền thông là
lĩnh vực dễ thâm nhập nhất đối với mọi quốc gia. Khi các quốc gia láng giềng
đang đặt mục tiêu dùng truyền thông để hội nhập thì Việt Nam đặt ra mục tiêu
này là tất yếu. Truyền hình Thông tấn (VNews) và Truyền hình Việt Nam (VTV)
là các cơ quan báo chí đã có sự chuyển mình theo hướng này. Mật độ các tin tức,
phóng sự của phóng viên Việt Nam thực hiện tại nước ngoài được công chiếu


nhiều hơn. Nhưng muốn khẳng định một thương hiệu Việt về thông tin – truyền
thông trên thị trường quốc tế, khó khăn nhất không phải là thiếu thiết bị hoặc cản
trở bởi các yếu tố khách quan mà chính ở yếu tố con người – phóng viên, nhà
báo. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần hướng tới một chương trình đào tạo
báo chí mang tầm cỡ quốc tế. Xét cho cùng, mong muốn ấy là làm thế nào để
nước ta có thể đào tạo ra những người làm báo nói chung, phóng viên truyền
hình nói riêng có đủ năng lực tác nghiệp trên trường quốc tế. Hội nhập đang xóa
nhòa biên giới địa lý. Nếu không có sự thay đổi trong đào tạo, chúng ta sẽ
“nhường” thị trường cho các cơ sở đào tạo quốc tế.
Một số cơ sở đào tạo báo chí bậc cao với lịch sử hình thành, phát triển hàng
chục năm đã có những đóng góp quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Thành tựu này xây dựng lên những thương
hiệu đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo hiện
tại có đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội? Đào tạo phóng viên truyền
hình hiện nay cần những thay đổi gì để phù hợp với sự phát triển của ngành
truyền hình? Để đào tạo phóng viên truyền hình đi đúng với nhu cầu của xã hội
và phù hợp với xu thế vận động, phát triển trong lĩnh vực truyền hình, tác giả
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền
hình ở Việt Nam hiện nay” nhằm khảo cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đào

tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình và các điều kiện thực hiện tại Việt
Nam hiện nay. Đó cũng là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan từ thực tiễn phát
triển của ngành truyền hình.
2- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên
truyền hình, luận án có mục đích đánh giá thực trạng đào tạo chuyên ngành
phóng viên truyền hình ở trong nước, đồng thời tham khảo một số cơ sở đào tạo
báo chí truyền hình nước ngoài và tìm hiểu từ thực tiễn những yêu cầu đối với
phóng viên truyền hình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào


tạo phóng viên truyền hình dựa trên các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy
trình đào tạo của nhà trường.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện được một số
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
Một là: Tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hai là: Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng
đào tạo và phóng viên truyền hình.
Ba là: Khảo sát các trường đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở
Việt Nam, rút ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra.
Bốn là: Thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của đại diện những người đang
làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam, một số đài truyền hình địa phương về
chất lượng, hiệu quả và những yêu cầu đặt ra đối với phóng viên truyền hình
trong bối cảnh hiện nay.
Năm là: Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo báo chí
truyền hình ở một số quốc gia trên thế giới.
Sáu là: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên

truyền hình, tập trung vào các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo
của nhà trường.
3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đào tạo phóng viên truyền
hình ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quy trình đào tạo ngành báo chí chuyên ngành truyền
hình ở trình độ cao đẳng và đại học, hình thức đào tạo chính quy tập trung. Các
chương trình đào tạo chuyên ngành báo truyền hình được nghiên cứu áp dụng


cho khóa học 2014-2017 (hệ cao đẳng) và 2014-2018 (hệ đại học). Các chương
trình tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Đối với hoạt động đào tạo báo chí truyền hình ở nước ngoài, tác giả chỉ
lựa chọn tham khảo một số quốc gia, tổ chức quốc tế có các yếu tố đảm bảo chất
lượng đáng quan tâm nhằm tham chiếu với thực tiễn đào tạo của Việt Nam.
4- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Giả thuyết thứ nhất: Trong nhiều thập kỷ qua, hoạt động đào tạo phóng
viên truyền hình ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định cung cấp nguồn
nhân lực cho các đài truyền hình trong cả nước. Tuy nhiên, thực tế nhiều sinh
viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng của phóng
viên truyền hình. Tình hình đó cho thấy cần phải nhanh chóng xây dựng các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình, đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Giả thuyết thứ hai: Sự bùng phát của công nghệ, kỹ thuật mới và sự vận
động, phát triển mạnh mẽ của ngành truyền hình Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
phóng viên truyền hình. Trong bối cảnh đó, hoạt động đào tạo phải xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn, gắn với thực tiễn. Theo đó, mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

của chuyên ngành phóng viên truyền hình phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về
phẩm chất nghề nghiệp, những tri thức cơ bản và kỹ năng chuyên nghiệp.
Giả thuyết thứ ba: Nguyên tắc cơ bản của việc nâng cao chất lượng đào
tạo phóng viên truyền hình là phải tạo nên một hoạt động đào tạo mềm dẻo, linh
hoạt để thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp. Trong đó, chương
trình đào tạo được coi là yếu tố hạt nhân và phải được đặt trong mối quan hệ hữu
cơ với các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường.
5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1. Phương pháp luận:
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sẽ sử dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;


Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước về báo chí và về giáo dục-đào tạo; Lý thuyết về báo chí học (cơ sở lý luận
báo chí, đặc trưng báo chí truyền hình...); Lý luận dạy học đại học; Nghiên cứu
vấn đề chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình trong bối cảnh hiện nay theo
quan điểm hệ thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, vì vậy tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích-tổng hợp, so sánh, nghiên cứu
trường hợp, dự báo, phỏng vấn sâu, … . Cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được tiến hành với các công trình
nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo
dục đào tạo và báo chí ở trong nước, nước ngoài với mục đích khái quát, bổ sung
hệ thống lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Được sử dụng để phân loại các
tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học khác nhau theo từng mặt cùng dấu hiệu
bản chất và sắp xếp chúng trong một kết cấu theo mục đích nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Dùng để phân tích các yếu tố đảm

bảo chất lượng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền; trường Cao đẳng Truyền hình, Đài THVN.
Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh triết lý đào
tạo, nội dung, phương thức đào tạo báo chí truyền hình tại một số trường trong
nước và quốc tế.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích, tổng hợp, đánh giá
những kết quả nghiên cứu, góp phần xây dựng khung lý thuyết liên quan đến đề
tài; Rút ra những thành công, hạn chế, những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình.


Phương pháp dự báo: Dự báo nguồn nhân lực ngành báo chí truyền hình
trong xu thế phát triển dưới sự tác động của khoa học công nghệ và của bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
với hai nhóm đối tượng:
* Thứ nhất: đại diện các lãnh đạo, nhà quản lý của một số đài phát thanh
truyền hình (PTTH) ở trong nước nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về ưu điểm,
hạn chế của đội ngũ phóng viên (về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất) cũng như
những đề xuất của họ đối với công tác đào tạo phóng viên truyền hình.
* Thứ hai: đại diện giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành báo truyền
hình tại các trường có đào tạo chuyên ngành này (chi tiết xin xem chương 2 và
phụ lục 4).
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét):
Tác giả sử dụng phiếu điều tra phát cho đối tượng là các phóng viên hiện
đang công tác tại một số đài PTTH nhằm tìm ra các kết quả người học đánh giá
chương trình đào tạo và thụ hưởng gì từ chương trình (Chi tiết xin xem chương
2; Mẫu phiếu và kết quả thống kê xin xem phụ lục 2 và 3).
6- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực đối với lý luận báo chí

và đào tạo báo chí nói chung, đào tạo phóng viên truyền hình nói riêng, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ phóng viên truyền hình, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Luận án sẽ góp phần quan trọng
trong việc xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên truyền
hình ở Việt Nam. Trên thế giới, mỗi quốc gia có một triết lý đào tạo riêng, từ đó
chi phối hoạt động đào tạo. Nghiên cứu triết lý đào tạo của các quốc gia có nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới và tìm ra những quan điểm mới để áp dụng xây
dựng nội dung chương trình đào tạo cũng là một đóng góp về lý luận và thực tiễn
đào tạo báo chí của luận án.


Luận án sẽ đưa ra các giải pháp trong hoạt động đào tạo với những điều
kiện để thực hiện một cách hiệu quả. Đó là các chương trình đào tạo, các yếu tố
đảm bảo chất lượng đào tạo, các chuẩn đầu ra, hệ tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo. Nó sẽ đem lại giá trị thực tiễn cao trong đào tạo phóng viên truyền hình
tại Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các đài/kênh
truyền hình, các công ty truyền thông tham gia sản xuất chương trình truyền hình
– những đơn vị hiện đang có nhu cầu lớn trong việc tiếp nhận chức danh phóng
viên truyền hình.
Bên cạnh đó, việc tìm ra, áp dụng triết lý đào tạo mới và xác định các yếu
tố đảm bảo chất lượng đào tạo còn có giá trị làm cơ sở để nghiên cứu, áp dụng
đào tạo các chức danh khác trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.
Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
công tác nghiên cứu, giảng dạy ngành báo chí học tại các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu về báo chí. Đây cũng là nguồn tài liệu với các cứ liệu quan trọng
được khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá từ thực tiễn trong nước và nước
ngoài nhằm giúp các đơn vị chức năng định hướng hoạt động đào tạo báo chí.
Lựa chọn nghiên cứu luận án: “Nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên
truyền hình ở Việt Nam hiện nay”, bên cạnh việc mong muốn đóng góp tri thức
của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ người làm báo hình ở

nước ta, tác giả cũng mong muốn nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của
bản thân, áp dụng có hiệu quả vào quá trình công tác sau này.
7- KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo phóng viên truyền
hình ở Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả khảo sát chất lượng đào tạo
chuyên ngành phóng viên truyền hình ở Việt Nam.


Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên
truyền hình ở Việt Nam.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN TRIẾT LÝ ĐÀO TẠO, MÔ
HÌNH ĐÀO TẠO
“Secrets of success”, Philip Altbach (2005), the director of the Centre for
International Higher Education at Boston College, (The Economist, September
10th 2005): Tác giả đã tìm ra triết lý giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ, dẫn đến sự
thành công trong giáo dục đào tạo của họ. Theo đó, nguyên tắc hàng đầu là chính
quyền liên bang chỉ đóng một vai trò hạn chế. Nước Mỹ không có một quy
hoạch trung ương cho các trường đại học của họ. “Hệ thống giáo dục bậc cao
của Hoa Kỳ tốt nhất thế giới. Lý do là vì không có hệ thống nào cả”. Các đạo
luật chỉ nhằm mở đường đến đại học cho mọi tầng lớp xã hội, và họ không
ngừng đầu tư tài chính cho nghiên cứu khoa học. Đồng thời, các đại học được tự
do kéo tài trợ cho các hoạt động của mình. Nguyên tắc thứ hai là sự cạnh tranh.
Các trường đại học phải cạnh tranh nhau về mọi mặt, từ số lượng sinh viên cho



đến số lượng giáo sư. Các giáo sư cạnh tranh để giành các khoản tài trợ nghiên
cứu của liên bang. Các sinh viên cạnh tranh để giành học bổng. Điều này có
nghĩa là các trường, nếu muốn thành công, thì không thể ỷ lại vào ánh hào
quang của bản thân. Nguyên tắc thứ ba là miễn sao có lợi. Quan điểm nhấn
mạnh vào việc “đem lại lợi nhuận” hiện vẫn là một nét văn hóa chi phối trong
các học viện. Tuy nhiên, điểm nổi bật của hệ thống đào tạo này bao gồm tính
linh hoạt và tính đa dạng không giới hạn.
“Đào tạo truyền thông ở Đông Nam Á”, PGS.TS. Vũ Quang Hào (Báo chí
Những vấn đề lý luận và thực tiễn – tập V, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005):
Tác giả công bố những nghiên cứu về hoạt động truyền thông, đào tạo truyền
thông của một số nước trong khu vực, bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Nghiên cứu này không đi sâu phân tích chương trình đào tạo cụ thể. Tuy nhiên,
tác giả đã tìm ra và khái quát những nét đặc thù trong đào tạo ở mỗi nước.
Những tổng kết được rút ra từ mô hình đào tạo ở các quốc gia này là: Chương
trình đào tạo nặng về chuyên ngành, chú trọng đào tạo kỹ năng; Sự gắn kết giữa
đào tạo truyền thông và nghiên cứu truyền thông; Chú trọng đào tạo nâng cao
trình độ giảng viên; Rất quan tâm việc kết hợp với các cơ sở truyền thông trong
quá trình thực tập nghiệp vụ của sinh viên; Cập nhật nội dung đào tạo theo sự
thay đổi của bức tranh truyền thông ở mỗi nước.
“Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục
đại học Việt Nam”, TS. Eli Mazur & TS. Phạm Thị Ly, (Bản tin “Giáo dục quốc
tế” số 2-2006, Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hoá Giáo dục Quốc tế,
Viện Nghiên cứu Giáo dục- Trường Đại học Sư phạm TP HCM): Các tác giả đã
có những phân tích sâu sắc về tính phi tập trung hóa rất cao của nền giáo dục
Hoa Kỳ. “Phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của mình để theo đuổi
những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp phù hợp. Chính
quyền liên bang và chính quyền bang không có vai trò gì đáng kể trong việc
quyết định trường nào hay chương trình học nào là được công nhận. Mặc dù
ngân sách liên bang trợ cấp cho sinh viên vay nợ và tài trợ cho việc nghiên cứu



của đại học đều dựa trên điều kiện trường đó - kể cả trường công- phải được
công nhận bởi một trong mười chín tổ chức kiểm định có uy tín quốc gia, những
tổ chức này cũng không trực thuộc Nhà nước; họ sử dụng các chuyên gia trong
từng lãnh vực để đánh giá các chương trình giảng dạy nhằm đảm bảo chất
lượng”. Với triết lý giáo dục này, các đại học Mỹ xây dựng chương trình đào tạo
với một số môn nòng cốt (bắt buộc), còn lại định hướng sinh viên tự chọn môn
học, chuyên ngành theo vấn đề mà họ quan tâm. Các trường đại học tại quốc gia
này vừa chú trọng giáo dục tổng quát vừa khuyến khích người học đi sâu nghiên
cứu các chuyên ngành hẹp, đặc biệt là những công nghệ của tương lai.
“Các mô hình quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục đại học”, PGS.TS.
Lê Đức Ngọc, Tập bài giảng giáo dục đại học, Học viện Quản lý giáo dục, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2006, tr.241-287: Bên cạnh hệ thống lại các khái
niệm liên quan đến giáo dục đào tạo, tác giả khái quát các mô hình quản lý chất
lượng ứng dụng trong đào tạo, trong đó nhấn mạnh tính phù hợp của mô hình
quản lý Tổng thể (Total Quality Management-TQM) trong giáo dục. Ngoài ra,
tác giả đi sâu phân tích Kiểm định chất lượng giáo dục với các nội dung về quy
trình kiểm định, phân biệt tự đánh giá và đánh giá ngoài trong kiểm định. Điểm
kế thừa từ nghiên cứu này là sự phân biệt giữa các khái niệm liên quan đến đào
tạo như: kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng… .
“Model curricula for journalism education”, (UNESCO’s series on
journalism education, Paris, 2007): Đây là bộ chương trình đào tạo báo chí được
công bố bởi UNESCO. Triết lý đào tạo dùng để thiết kế chương trình dựa trên 3
trục phát triển: 1) Các chỉ tiêu, các giá trị, các công cụ, các tiêu chuẩn và thực
tiễn của báo chí (Cung cấp các kiến thức cốt lõi về kỹ năng nghề báo chuyên
nghiệp). 2) Nhấn mạnh các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp lý
và đạo đức hành nghề trong và ngoài biên giới quốc gia (Sinh viên được trang bị
kiến thức nhằm củng cố tính chuyên nghiệp thông qua sự hiểu biết về tính dân
chủ và các ràng buộc về pháp lý, đạo đức). 3) Kiến thức về thế giới và những
thách thức đặt ra của báo chí (Với quan điểm, báo chí không phải là một môn



học độc lập, chương trình thiết kế nhằm kết hợp đào tạo trong các lĩnh vực nghệ
thuật và khoa học, khuyến khích đào tạo báo chí hướng người học nghiên cứu
mở rộng sang các lĩnh vực khác, tiếp cận thêm những tri thức hiện đại). Chương
trình đào tạo được khuyến cáo hạn chế giảng dạy trên lớp mà hướng tới các hoạt
động thực hành nghề. Mục tiêu đầu tiên là để đào tạo ra những nhà báo có các kỹ
năng tổng hợp và làm chủ kiến thức, suy nghĩ để phân tích sự việc. Mục tiêu thứ
hai: Phát triển năng lực trí tuệ. Điều đó có được từ kiến thức cơ sở báo chí và
kiến thức chung về nghệ thuật, khoa học nhưng đồng thời bao gồm kiến thức ở
những lĩnh vực chuyên ngành. Có thể nói, tư duy thiết kế chương trình có xu
hướng tiệm cận với các triết lý giáo dục đào tạo của các nước phát triển, nhằm
khuyến khích sự năng động, tích cực của người học, từ đó phát huy tính tự chủ,
khả năng sáng tạo của họ.
“Dạy và học báo ở Pháp”, Lê Hồng Quang, (Ghi nhận từ các khóa đào tạo
trong khuôn khổ Dự án Pháp – Việt, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 2007, tr.69-82): Bản thân tác giả học báo chí tại
đại học Lille (Pháp) đã tổng kết lại phương pháp dạy làm báo ở đây là dạy nghề.
“Làm báo là làm thợ, chứ không phải là làm nghiên cứu”. Giảng viên dạy làm
truyền hình là những nhà báo làm truyền hình. Họ đào tạo theo hướng trang bị
kỹ năng thực hành ngay từ ngày đầu tiên. Bí quyết là dạy sinh viên nhớ kỹ năng
từ những thất bại và phát huy kỹ năng làm việc theo nhóm – một kỹ năng tối
quan trọng của người làm truyền hình.
“Về phổ chất lượng đào tạo đại học”, GS.TSKH. Nguyễn Tài, (Tạp chí
Xây dựng, số tháng 9/2007, tr.44-47): Theo tác giả, phải có các phổ chất lượng
phù hợp với sự phân tầng giáo dục đại học: Loại có chất lượng hướng về nghiên
cứu; Loại có chất lượng hướng về kỹ năng nghề nghiệp hướng thực hành; Loại
có chất lượng thiên về những khả năng hành động sát với những vấn đề cần giải
quyết của cộng đồng. Từ đó, tác giả phân tích những bất cập trong việc xác định
mục tiêu đào tạo của các trường, dẫn đến chất lượng đào tạo không đạt yêu cầu.
Với sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, khối lượng kiến thức ngày



một đồ sộ. Do vậy, không thể xây dựng chương trình đào tạo cung cấp toàn bộ
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Điều quan trọng là đào tạo sinh
viên có kiến thức, kỹ năng đạt đến trình độ làm nền tảng để họ tự chủ tiếp thu
kiến thức khoa học mới. Giáo dục đại trà cần phải bỏ bớt các môn mang tính hàn
lâm, tinh hoa để hướng tới một khối lượng kiến thức giáo dục tổng quát, phù hợp
với “Thông điệp hướng dẫn tư duy về giáo dục trong thế kỷ 21” của UNESCO:
Học để biết, học để làm, học để sống với nhau, học để làm người. Nghiên cứu
này rất có ý nghĩa khi tiếp cận từ phổ chất lượng đào tạo đại học đến mục tiêu
đào tạo trong phân tầng giáo dục đại học. Những đề xuất về giáo dục tổng quát
rất có giá trị đối với giáo dục đại học nói chung, đào tạo báo chí nói riêng.
“Báo chí thế giới và xu hướng phát triển”, PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng,
NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2008: Đúng như lời mở đầu, “cuốn sách giới thiệu
những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phổ
biến tại các trường đại học trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí”. Tác
giả đã có những nghiên cứu về hiện trạng báo chí thế giới ở nhiều quốc gia, điển
hình như Trung Quốc, Australia, và hệ thống phát thanh truyền hình BBC (Anh),
đặc biệt là những nghiên cứu sâu sắc về “Hội tụ truyền thông” – coi đó là một xu
thế phát triển của báo chí thế giới. Những dự báo, nhận định của tác giả đã xuất
hiện trong thực tiễn về sự bành trướng của các tập đoàn truyền thông, hội tụ của
các loại hình báo chí, đa phương tiện báo chí, địa phương hóa thông tin báo chí.
Tác giả chỉ ra những thách thức đối với báo chí Việt Nam, những đòi hỏi đối với
nhà báo trong xu thế phát triển của báo chí.
“50 năm đào tạo báo chí – truyền thông ở Thụy Điển”, TS Hakan
Lindhoff, Giám đốc chương trình đào tạo báo chí bậc đại học (Khoa Báo chí và
Truyền thông, Đại học Tổng hợp Stocholm, Thuỵ Điển), website: Songtre.tv,
Chi hội nhà báo khoa Phát thanh truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
(21/9/2008): Trong lịch sử đào tạo báo chí Thụy Điển, việc đào tạo được phân
tách thành hai mảng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo báo chí

dưới bậc cử nhân- năm đầu tiên học lý luận về báo chí (kết hợp với giảng dạy về


truyền thông); năm tiếp theo học thực hành báo chí; nửa năm sau đó, hợp tác với
các cơ quan truyền thông; nửa năm cuối cùng làm luận văn cử nhân. Tác giả đã
rút ra 8 bài học ngắn gọn về quá trình đào tạo báo chí ở Thụy Điển, trong đó chú
trọng việc giảng dạy lý thuyết gắn với thực hành, xem xét tới sự phát triển của
công nghệ thông tin, xem xét vai trò của thị trường và xu thế toàn cầu hóa.
“Đào tạo đại học chuyên ngành trong thời đại hội nhập truyền thông:
Thực tiễn bản địa và đối thoại toàn cầu”, PGS. TS. Vương Hiểu Hồng & TS.
Ngô Vĩ Hoa, Đại học Truyền thông Trung Quốc, website: Songtre.tv
(21/9/2008): Những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức đào tạo các
chuyên ngành (điển hình là phát thanh truyền hình), đó là sự thích ứng nhanh với
nhu cầu đào tạo của xã hội để xây dựng chương trình đào tạo, hình thức đào tạo,
nội dung đào tạo sát thực tiễn, kết hợp việc mời giảng viên giàu kinh nghiệm
trong và ngoài nước giảng dạy. Đặc biệt, các tác giả đưa ra 4 yêu cầu để xây
dựng đại học chuyên ngành là: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho giảng dạy và nghiên
cứu khoa học; Sự kiên trì và sáng tạo của mô hình giảng dạy tác động lẫn nhau
và cơ chế hợp tác nghiên cứu; Mặt bằng thực tiễn hiện đại: mặt bằng giảng dạy
thực tiễn đã thể hiện đầy đủ sức mạnh khoa học kỹ thuật và tinh thần nhân văn
của truyền thông hội nhập thời đại; Kết hợp giữa hệ thống giảng dạy nghiêm
ngặt với thiết chế chương trình có tính đàn hồi. Các tác giả khẳng định, hệ thống
đào tạo đại học chuyên ngành “không chỉ đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập và
bổ sung kiến thức của những người trực tiếp làm truyền hình và những người
làm nghề truyền thông mới, mà còn tiếp thêm sức sống lâu dài cho sự phát triển
của ngành phát thanh truyền hình Trung Quốc”.
“Communication curricula at universities in the Republic of Korea:
Evolution and challenges in the digital age”, Seok Kang, University of Texas at
San Antonio, Texas (Asia Pacific Media Educator, Issue No.20, December
2010): Công trình nghiên cứu các chương trình giảng dạy về truyền thông tại các

trường đại học của Hàn Quốc trong sự thách thức của thời đại kỹ thuật số. Tác
giả đưa ra những nhận định: Các chương trình đào tạo truyền thông ở Hàn Quốc


đi theo nghiên cứu truyền thông châu Âu truyền thống, tích hợp của nghiên cứu
truyền thông châu Á và các khía cạnh thực nghiệm của chương trình giảng dạy
truyền thông Mỹ, đặc biệt nhấn mạnh hơn với chương trình giảng dạy của Mỹ.
Trên cơ sở nghiên cứu những giá trị của giáo dục liên ngành trong đào tạo truyền
thông, tác giả đề xuất một mô hình đào tạo tích hợp để sinh viên được học tập
với một nền tảng kiến thức rộng rãi và nhiều kinh nghiệm hơn. Có như vậy mới
đáp ứng yêu cầu của một chuyên gia truyền thông hiện nay là người sở hữu kỹ
năng tư duy phê phán, giàu kiến thức, có khả năng hùng biện, thuyết trình, có
khả năng phân tích và sự chuyên nghiệp trong sản xuất đa phương tiện.
“Đổi mới mô hình đào tạo đại học và xây dựng các trường đại học đẳng
cấp quốc tế ở Trung Quốc”, PGS.TS. Phạm Thái Quốc, (Tạp chí nghiên cứu
Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, số 3(103) 2010, tr.4557): Nhằm cung cấp nhân lực đáp ứng chính sách phát triển nhanh kinh tế, Trung
Quốc đã đổi mới mô hình đào tạo đại học theo hướng: Chấn chỉnh sắp xếp lại
hoạt động của các trường đại học (bỏ những khóa học, môn học không cần thiết,
đưa thêm môn học mới của các ngành mới vào giảng dạy, thuê chuyên gia giỏi
của nước ngoài giảng dạy); Đẩy mạnh hợp tác giữa trường đại học với doanh
nghiệp và giữa các trường đại học với nhau; Đào tạo các nhà khoa học đầu
ngành; Đầu tư mạnh tài chính cho các trường trọng điểm; Thu hút sinh viên nước
ngoài theo học; Cải cách khuôn mẫu đào tạo sinh viên và quản lý giảng dạy (gắn
lý thuyết với thực tiễn, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng kích thích
sáng tạo và lòng say mê của sinh viên); Đánh giá xếp hạng các trường nhằm tạo
sự cạnh tranh và vươn lên. Chức năng của Chính phủ thay đổi từ “đảm bảo mọi
thứ cho trường học” sang “kiểm soát và điều phối vĩ mô”. Như vậy, mô hình đào
tạo đại học ở Trung Quốc được thực hiện với giải pháp chính là rút bớt sự can
thiệp của Nhà nước và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường.
“Khảo sát và xây dựng mô hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Đài Truyền hình Việt nam đến
2016”, (Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình, Đài THVN, Đề tài


khoa học cấp Ngành, Hà Nội, 2012): Trên cơ sở lý luận về chất lượng, hiệu quả
đào tạo, các tác giả đã khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo tại Đài THVN (giai
đoạn 2006-2011) và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác đào tạo nguồn nhân lực cho VTV giai đoạn 2012-2016. Đáng chú ý, đề
tài đưa ra 5 mô hình đào tạo: Đào tạo chứng chỉ nghề; Đào tạo theo chức danh;
Đào tạo theo ê-kíp; Đào tạo theo sự kiện; Đào tạo chuyên gia. Đây là các mô
hình đào tạo có ý nghĩa thực tiễn cao đối với ngành truyền hình nói chung. Tuy
nhiên, các mô hình này chỉ thích hợp cho đào tạo ngắn hạn, không áp dụng rộng
rãi trong đào tạo chính quy, dài hạn. Đồng thời, các mô hình trên không chỉ áp
dụng đào tạo đối với chức danh phóng viên truyền hình mà còn các chức danh
khác trong lĩnh vực truyền hình.
***
Nghiên cứu các công trình trên, có thể rút ra những đánh giá sau:
Triết lý đào tạo ở các quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục cho thấy: Sự
can thiệp của Nhà nước là hạn chế. Tính phi tập trung hóa sẽ tạo điều kiện phát
huy sự sáng tạo, tự chủ của các nhà trường. Dẫn đến sự đa dạng, mềm dẻo, linh
hoạt trong xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo nhằm mục tiêu tối
thượng: Đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ quan điểm này, các chương trình đào tạo
hướng đến người học nhằm kích thích năng lực, sự sáng tạo của họ, khai thác tối
đa tiềm năng trí tuệ và phát triển kỹ năng để thích ứng nhanh với cuộc sống.
Trong trường hợp này, đào tạo liên ngành đã phát huy hiệu quả. Bởi vậy, mỗi
quốc gia có những mô hình đào tạo riêng. Nhưng đối với đào tạo báo chí, bên
cạnh kiến thức giáo dục tổng quát là sự chú trọng vào kỹ năng nghề. Ngoài việc
xác định triết lý đào tạo cần phải định vị được mục tiêu đào tạo trong sự phân
tầng giáo dục đại học.


2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
TỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BÁO CHÍ


Chất lượng đào tạo chịu sự tác động của nhiều yếu tố và được đề cập đến ở
các mức độ khác nhau trong các nghiên cứu sau đây:
“Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển”, PGS.TS. Vũ Quang Hào, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004: Các nội dung về đào tạo báo chí được tập trung
vào chương cuối với đối tượng nghiên cứu là Viện đào tạo báo chí nâng cao
Thụy Điển (FOJO). Tất cả các giảng viên của FOJO đều là những nhà báo thành
thạo và giàu kinh nghiệm nghề. Nét đặc thù trong phương pháp đào tạo báo chí
của FOJO là lối truyền nghề trực tiếp: “Một lối dạy lấy việc truyền thao tác và
kỹ năng làm trọng”. Mục đích bài giảng của giảng viên là Thiết lập quan hệ thầy
trò (vì học viên đều là nhà báo) và bởi vậy, ở trên lớp “thảo luận trở thành
phương pháp chính” và “số giờ học theo nhóm cũng chiếm một thời lượng đáng
kể của chương trình đào tạo”.. Hình thức dạy của giảng viên FOJO là dạy truyền
thông bằng truyền thông. Điểm đáng lưu ý, các bài tập thực hành “là một cách
tốt nhất để đánh giá năng lực tiếp thu bài giảng của học viên… . FOJO có hệ
thống bài tập rất sát với nội dung và khả năng ứng dụng của học viên”. Có thể
đánh giá, cuốn sách cung cấp thông tin phong phú về phương pháp đào tạo báo
chí của FOJO, Thụy Điển. Tuy nhiên, phương pháp đào tạo này phù hợp với các
khóa bồi dưỡng ngắn hạn dành cho đối tượng là các nhà báo, nội dung đào tạo là
truyền nghề. Cuốn sách chưa đề cập tới cách thức, phương pháp đào tạo, chương
trình đào tạo báo chí chính quy của Thụy Điển, đặc biệt là báo chí truyền hình.
“Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học”, TS. Phạm
Xuân Thanh, (Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội, 2005, tr.337-356): Tác giả đề cập đến Hai cách tiếp cận đánh giá chất
lượng giáo dục đại học được sử dụng rộng rãi trên thế giới là đánh giá đồng
nghiệp (peer review) và đánh giá sản phẩm (outcome assessment). Đánh giá
đồng nghiệp được sử dụng như một hình thức đánh giá bên ngoài để công nhận

trường đại học đạt các chuẩn mực qui định. Quá trình này được gọi là kiểm định.
Công cụ được sử dụng trong quá trình kiểm định là bộ tiêu chuẩn kiểm định,
gồm các tiêu chí, là những yêu cầu và đòi hỏi trong từng lĩnh vực mà nhà trường


phải đáp ứng. Đánh giá sản phẩm giáo dục đại học là một phương thức đánh giá
chất lượng thông qua bộ chỉ số thực hiện. Bộ chỉ số thực hiện là công cụ để theo
dõi kết quả đạt được và có thể xếp hạng hơn kém giữa các trường đại học.
“Criteria and Indicators for Quality Journalism Training Institutions &
Identifying Potential Centres of Excellence in Journalism Training in Africa”,
(UNESCO’s series on journalism education, Paris, 2007): UNESCO đã đưa ra
bộ Tiêu chí và chỉ số chất lượng đào tạo báo chí tại các cơ sở đào tạo ở châu Phi.
Các trung tâm đào tạo báo chí sẽ sử dụng công cụ này để đánh giá mức độ phù
hợp và phấn đấu trở thành các cơ sở đào tạo báo chí tiềm năng. Nội dung có 3
tiêu chí chính với nhiều chỉ số: Tiêu chí A: Chương trình học và năng lực của tổ
chức (Chương trình; Tài nguyên và thiết bị học tập; Hệ thống đánh giá). Tiêu chí
B: Dịch vụ nghề nghiệp và xã hội, các liên kết với bên ngoài và sự công nhận
(Tương tác và mối quan hệ trong ngành; Mạng lưới quốc tế và công nhận quốc
tế; Tham gia xã hội và vị trí xã hội; Các định hướng bên ngoài khác). Tiêu chí C:
Kế hoạch, chiến lược và tiềm năng phát triển (Chiến lược; Ngân sách và tính bền
vững; Quản lý; Các thách thức). Nhìn chung, bộ tiêu chí phản ánh hướng phát
triển trong đào tạo báo chí châu Phi, phản ánh mức độ liên quan đến nhiều yếu tố
bên ngoài nhà trường. Điều rút ra từ bộ tiêu chí này, đó là hướng tới cộng đồng,
đề cao sự tự chủ trong đào tạo báo chí, sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành.
“Báo chí và đào tạo báo chí”, PGS.TS. Đức Dũng, Nxb Thông Tấn, Hà
Nội, 2010: Trong phần II bàn về đào tạo báo chí, tác giả đề cập đến những thành
tựu của Học viện BC&TT đã đạt được trên nhiều phương diện, đồng thời đặt ra
một số vấn đề về tuyển sinh đầu vào, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn nghề
nghiệp của đội ngũ giảng viên, xây dựng bộ giáo trình, đổi mới quy trình đào
tạo, gắn đào tạo với hoạt động báo chí trong thực tiễn… . Trên cơ sở đó, tác giả

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo báo chí như: Xác định
đúng nhu cầu đào tạo của các loại đối tượng, đổi mới quan niệm đào tạo báo chí
để thay đổi cách điều hành kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực giảng viên, hoàn
thiện các giáo trình tài liệu tham khảo, tăng cường thiết bị kỹ thuật phục vụ


×