Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Dự án dự thi Dạy học tích hợp Môn Ngữ Văn 10: Tiếng Việt trong ta (Giải nhất TP Hạ Long)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG

PHIẾU MƠ TẢ

DỰ ÁN DỰ THI: DẠY HỌC TÍCH HỢP
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
Đề tài dự án:

TIẾNG VIỆT TRONG TA

Giáo viên thực hiện:

Nguyễn Thị Minh Hương
Tổ trưởng tổ Ngữ văn- trường THPT chuyên Hạ Long
TỈNH QUẢNG NINH

Tháng 1 năm 2016.


Đề tài dự án:

“TIẾNG VIỆT TRONG TA”
I. MỤC TIÊU:
1. KIẾN THỨC:
- Yêu cầu học sinh trong quá trình thực hiện dự án dạy học của giáo viên, các em phải tích hợp, hiểu
sâu rộng thêm nội dung, kiên thức của những bài đã học: Chương trình Ngữ văn 10- cơ bản: “Hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ” (tiết 3, 5); “Đặc điểm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết” (tiết 24); “Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt”(Tiết 33,40); “Khái quát lịch sử tiếng Việt”(tiết 64); Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” (tiết
72); “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”(tiết 84). Chương trình Ngữ văn 11 cơ bản: “Từ ngơn ngữ chung đến
lời nói cá nhân” (tiết 3,12); “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng” (tự học); “Nghĩa của câu”(Tiết 74,76)


…, Các bài rèn luyện về kĩ năng làm văn nghị luận xã hội; nghị luận văn học nói chung.
- Bên cạnh đó, các em phải sử dụng kiến thức được học trên lớp để tiến hành tìm hiểu và đánh giá một
số lĩnh vực của đời sống có quan hệ mật thiết với các em, như: Những hiện tượng ngôn ngữ đang hằng ngày
diễn ra: trong lĩnh vực Quảng cáo, trên các trang mạng xã hội, hiện tượng phát âm chưa chuẩn. Đặc biệt các
em cần nhạy cảm với vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương, trên cơ sở của việc
nắm vững kiến thức tiếng Việt. Dưới sự quan sát và nhận xét của các em, những bài học được rút ra từ những
vấn đề đó
- Qua đây, các em cũng nắm chắc những kiến thức liên môn như Giáo dục công dân: ( Chương trình
lớp 10) các bài Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội; Bài 13: công dân với
cộng đồng, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Địa lí: Lớp 10: Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đơ thị hố. (Lớp 11:Bài 2- Tiết 1: Dạy phần hướng
tồn cầu hóa. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của tồn cầu hố đối với các nước đang phát
triển.Thực hành: Bài 4: thực hành:Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của tồn cầu hố đối với các nước
đang phát triển.
Lịch sử: (Lớp 10: Phần hai- Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX: Bài 20. Xây dựng và
phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X- XV, Bài 24. Tình hình văn hố ở các thế kỉ XVI – XVIII, Bài
25. Tình hình kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), Bài 27. Quá trình dựng nước và giữ
nước; (lớp 11: Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố.
Tin học- Cơng nghệ thông tin: (Lớp 10): Chương I. Một số khái niệm cơ bản của Tin học,Bài tập và thực
hành 3. Làm quen với hệ điều hành- Bài tập và thực hành 4. Giao tiếp với hệ điều hành Windows,
Chương III. Soạn thảo văn bản ; Chương IV. Mạng máy tính và Internet - những kiến thức có quan hệ trực
tiếp để các em xử lí nội dung của dự án dạy học tích hợp này.
2. KĨ NĂNG:
- Dự án dạy học tích hợp này nhằm giúp các em rèn luyện một số kĩ năng được học trong chương trình,
cụ thể là kĩ năng quan sát, nắm bắt hiện thực cuộc sống. Biết cách tìm hiểu một số vấn đề ngơn ngữ, thông
qua nhiều kênh thông tin khác nhau; kĩ năng sử dụng tiếng Việt chuẩn xác và hay.
- Kĩ năng thu thập tài liệu, thống kê; Tìm hiểu thực tế; Biết xử lí thơng tin, định hướng trong giao tiếp;
Nâng cao trình độ giao tiếp, tự tin và có văn hóa trong ứng xử với mọi người- đặc biệt là trong giao tiếp với
thầy cô, người lớn tuổi khi tiến hành nội dung của dự án;
- Kĩ năng xử lí và trình bày một vấn đề: Tổ chức phương án, lên kế hoạch thực hiện, tổ chức nội dung,

hình thức thể hiện, rèn tác phong, phong thái khi nói trước tập thể, tạo tình huống lơi cuốn, thuyết phục người
tham gia giao tiếp.

2


- Rèn một số kĩ năng sống cơ bản: Làm việc có tính hợp tác giữa các thành viên, Phát huy thế mạnh của
các thành viên, tơn trọng cá tính đồng thời đảm bảo đề cao lợi ích tập thể; Biết khắc phục khó khăn, thử thách
trong cơng việc, biết bảo vệ bản thân và cộng đồng: Thực hiện nguyên tắc đúng thời hạn, thời gian khi làm
việc và hoàn thành công việc; Mở rộng giao lưu trong học tập và đời sống giữa các tập thể lớp trong nhà
trường để xây dựng mối đoàn kết thân ái, tránh những mâu thuẫn có thể nảy sinh trong tập thể học sinh; Biết
đấu tranh với những hiện tượng sai, xấu trong xã hội...
- Qua thực hiện dự án, nâng cao trình độ Tin học, kĩ năng ứng dụng Công nghệ thông tin, Soạn thảo văn
bản, khai thác thông tin qua mạng, kĩ năng ghi hình, ghi âm, dựng clip, sử dụng máy chiếu...của học sinh.
Đây cũng là yêu cầu cần đạt về kĩ năng, kiến thức của thế hệ học trò mới.
3. THÁI ĐỘ:
- Dự án nhằm hướng tới xây dựng thái độ học tập mới cho các em học sinh: chủ động, tích cực và hợp tác.
Góp phần tạo nên niềm hứng thú với môn Ngữ văn và một số môn khoa học xã hội khác.
- Xây dựng thái độ biết quan tâm tới cộng đồng, tới những vấn đề quan trọng của đời sống nhân sinh. Qua đó,
các em nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Dự án góp phần xây dựng những quan điểm sống, nề nếp đạo đức tốt đẹp: một mặt giữ gìn bản sắc dân tộc
một mặt phát huy những yếu tố mới, hiện đại, phù hợp với thời đại mới.
- Qua cơng việc của mình, các em sẽ u ngơi trường và bạn bè của mình hơn; các em trân trọng thầy cơ, gia
đình, truyền thống cha ơng, u và có ý thức bảo vệ, cũng như sử dụng ngơn ngữ dân tộc, có văn hố giao
tiếp...Đó là những tình cảm nhân bản đáng quý mà chúng ta đang cùng nhau gìn giữ, phát huy, phát triển.
* Tóm lại: Cái đích mà dự án này hướng tới là tạo nên một hình thức học mới cho học trị: Gắn học lí thuyết
với thực tiễn và thực hành; Giải trí mà thêm nhiều hiểu biết; Tập dượt tạo diễn đàn trên trang mạng xã hội với
những hoạt động thiết thực nhằm tắc động tích cực vào cộng đồng- đặc biệt là giới trẻ.
II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN:
* Đối tượng chính tham gia các chương trình, nội dung, thực hiện kế hoạch của dự án: Học sinh lớp 11 Anh2

- trường THPT chuyên Hạ Long.
* Đối tượng hỗ trợ tham gia các chương trình, dự hội thảo: một số học sinh đại diện cho các khối lớp, Đại
diện các thầy cô trong nhà trường và các trường bạn trên địa bàn.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Thời gian chuẩn bị: 2 tháng: từ 25 /11/2015 đến 23/1/2016. (Kết hợp trong thời gian vẫn học tập bình
thường trên lớp- các em quy định trong nhóm thời gian làm việc chung, vì vậy, quỹ thời gian thực tế khơng
được nhiều như thế)
2. Thời gian tổ chức trình bày- hội thảo: Một buối chiều: từ 14h đến 16h30 ngày 23/1/ 2016
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN:
* Đối với nội dung học tập trong chương trình:
1. Củng cố nội dung và kĩ năng của những kiến thức môn Ngữ văn và một số bộ môn khác mà học sinh đã
được học.
2. Đổi mới và đa dạng hóa hình thức giảng dạy, học tập mơn Ngữ văn nói riêng và các mơn học khác nói
chung.
3. Tích hợp kiến thức liên mơn, tích hợp mục tiêu giáo dục văn hóa và đạo đức, ý thức cộng đồng, kĩ năng
sống.
4.Tạo cơ hội để thúc đẩy lịng u thích bộ mơn Ngữ văn, rèn kĩ năng làm văn nghị luận- đây là một mục
đích, ý nghĩa trực tiếp của bộ môn.
* Đối với đời sống xã hội:
1. Đưa việc học tập của các em từ trong nhà trường ra ngoài cuộc sống; Từ kiến thức sách vở đến với kiến
thức thực tiễn; Từ tiếp nhận lí thuyết đến thực hành; Từ Văn học đến với đời sống. Đây chính là một cách học
tổng hợp, là sự chuẩn bị những cơ sở tốt cho các em bước vào môi trường sống mới sau khi tốt nghiệp THPT.
2. Tạo nên một sức tác động tích cực đối với đời sống học đường và đời sống xã hội. Góp phần đẩy lùi
những hiện tượng xấu; Cổ vũ cho những nét mới, tốt đẹp trong lĩnh vực ngôn ngữ, sử dụng tiếng nói dân tộc

3


trong thời đại mới và xây dựng một tương lai văn minh hơn, đáp ứng yêu cầu của chủ đề dự án: Bảo vệ và
phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt!

V. MÔ TẢ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11 cơ bản –Tập trung vào các bài học đã nêu ở trên.
2. Đồ dùng thiết bị: Vở, bút ghi chép; Máy tính cá nhân, máy in cá nhân; Máy ảnh kĩ thuật số, có chức năng
quay hình..(Trưng dụng của giáo viên và học sinh); máy quét ảnh ( nhờ máy trường).
3. Các chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin ( Cập nhật từ mạng Internet).
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
BƯỚC 1: HÌNH THÀNH DỰ ÁN, LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoạt động 1: giáo viên điều tra nhu cầu của học sinh- thông qua phiếu điều tra: về chủ đề, các đề tài phục vụ
cho chủ đề; cách thức tiến hành; Vai trò- nhiệm vụ mà các em muốn tham gia trong dự án.
Hoạt động 2: dựa vào kết quả điều tra nhu cầu ở học sinh- giáo viên quyết định chủ đề, các đề tài, cách thức
thực hiện.
Hoạt động 3: Giáo viên lên kế hoạch báo cáo Ban giám hiệu- xin chỉ đạo và quyết định thực hiện.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH DỰ ÁN:
HOẠT ĐỘNG 1: CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên thống nhất nội dung dự án sau khi điều tra qua phiếu:
* Chủ đề: “Tiếng Việt trong ta!”
* Các đề tài cụ thể cần triển khai làm rõ chủ đề:
- Đề tài 1: “Tiếng Việt trong Quảng cáo”.
- Đề tài 2: “ Phát âm chuẩn tiếng Việt”.
- Đề tài 3: “ Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội”.
- Đề tài 4: “ Tiếng Việt giàu đẹp trong thơ văn”
* Yêu cầu chung về nội dung, mục tiêu, hình thức triển khai các đề tài:
- Bằng các kĩ năng quan sát hiện thực, thu tập thơng tin, hình ảnh, phỏng vấn, trả lời phỏng vấn, chụp ảnh,
quay hình, ghi âm, tra cứu, sưu tầm tư liệu, số liệu...Các em tìm hiểu vấn đề của đề tài trên ba phương diện:
+ Thực trạng.
+ Phân tích nguyên nhân- tác động nhiều mặt.
+ Đưa ra các giải pháp hữu hiệu, tích cực.
- Kết quả của đề tài được trình bày trong hình thức trình chiếu- kết hợp phần thuyết minh rời hoặc thuyết
minh lồng ngay trong clip.
* Phân công nhiệm vụ cho các nhóm:

- Tiểu ban tổ chức: Lớp trưởng: Bùi Hương Mai, Bí thư Đồn: Ngơ Phương Linh, Lớp phó: Đường Thị
Thanh Mai, Phạm Thị Uyên, Lê Hoàng Kim.
- Các tiểu ban nội dung: 4 nhóm:
Nhóm 1 - Đề tài 1: “Tiếng Việt trong Quảng cáo”.
Nhóm 2 - Đề tài 2: “ Phát âm chuẩn tiếng Việt”.
Nhóm 3 - Đề tài 3: “ Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội”.
Nhóm 4- Đề tài 4: “ Tiếng Việt giàu đẹp trong thơ văn”
- Tiểu ban tuyên truyền quảng cáo:
+ Làm chương trình phát thanh: Đường T.T. Mai, Ngơ Phương Linh.
+ Thiết kế tờ rơi, in ấn: Đỗ Thị Ngọc Thuý (trưởng tiểu ban- TrTB), Hương Mai.
+ Phát, dán tờ rơi, tuyên truyền tới các lớp:
Phạm Thị Uyên (TrTB), Nguyễn Vũ Ngân Thảo,Lê Anh Huy, Vũ Trung Đức, Vữ Đức Thắng, Lê Minh
Châu, Nguyễn Kiều Ngọc Khánh, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Phạm Bảo Sơn, Trần Thị Thuỳ Linh.
- Tiểu ban chuẩn bị cơ sở vật chất- Hội trường cho Hội thảo: 10 bạn nam của lớp- phụ trách chính: Nguyễn
Quang Minh (TrTB).
- Tiểu ban lễ tân: Chuẩn bị nước, đón tiếp khách:

4


Trần Thị Khánh Huyền (TrTB),Tô Thị Thu Trang, Nguyễn Thanh Vân, Vũ Thị Hoài An, Phạm Thị Ngọc
Anh, Nguyễn Vũ Ngân Thảo.
- Tiểu ban phát, thu tài liệu trong Hội thảo: Phạm Thị Uyên (TrTB), Phạm Thị Ngọc Anh, Trần Thị Thuỳ
Linh, Ninh Hương,
* Chọn hình thức tổ chức dự án: Thuyết trình- thảo luận trước tập thể lớp và đại diện các khối lớp, đại diện
thầy cô giáo.
* Dẫn chương trình: Lê Anh Huy, Đường Thị Thanh Mai (lên kịch bản cùng giáo viên)
* Chọn hình thức đánh giá:
1. Phiều đánh giá chéo giữa các nhóm
2. Phiếu đánh giá của đại diện các lớp

3. Phiếu đánh giá của đại diện giáo viên
4. Ý kiến đánh giá trực tiếp trong buổi trình bày- thảo luận.
Giáo viên chủ trì dự án có đánh giá cuối cùng cho điểm tập thể - theo nhóm ( chú ý các cá nhân tích cực, hiệu
quả tốt) - tính theo bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2: TRIỂN KHAI DỰ ÁN:
Học sinh tiến hành thực hiện các công viêc được giao:
1. Tiểu ban tổ chức:
- Bàn với giáo viên kế hoạch, thời gian thực hiện
- Lên chương trình tổng thể:
+ Nửa tháng thứ nhất (Từ 22 tháng 11/2015):
 Các tiểu ban nội dung tiến hành triển khai đề tài.( Tham khảo ý kiến của giáo viên)
 Phân cơng người chuẩn bị nội dung- người trình bày báo cáo trong Hội thảo
+ Tháng thứ hai ( tháng 12/ 2015):
 Thiết kế tờ rơi tuyên truyền, quảng cáo cho nội dung của dự án và buổi hội thảo (tiểu ban tuyên
truyền)
 Hoàn thành đề tài- báo cáo sơ lược cho giáo viên- giáo viên nhận xét góp ý bước một
+ Nửa tháng thứ ba: ( tháng 1/2016)- Tuần 1 đến tuần 2:
 Tiến hành tuyên truyền, quảng cáo cho nội dung của dự án và buổi Hội thảo: In ấn, phát tờ rơi, thực
hiện chương trình phát thanh…(tiểu ban tuyên truyền)
 Tổng duyệt chương trình- nhận xét điều chỉnh- hoàn chỉnh sản phẩm
- Tuần 3:
 Tổ chức Hội thảo- Báo cáo kết quả học dự án
 Nhận xét, đánh giá.
2. Tiểu ban tun truyền:
- Hình thành văn bản thơng báo- tờ rơi quảng cáo phát tới các lớp, dán ở trung tâm sinh hoạt tập thế học sinh.
- Lên chương trình phát thanh của Đồn trường: trun truyền sơ lược về nội dung, hình thức tổ chức...
- Làm băng rơn lớn treo ở tịa nhà học trung tâm khu B.
3. Các tiểu ban nội dung:
- Tiến hành phân công cơng việc cho các thành viên, nhóm trưởng chịu trách nhiệm liên hệ với cơ sở định
đến tìm hiểu, làm chương trình...

- Nghiên cứu lí thuyết, kiến thức và kĩ năng được trang bị trong các bài đã học.
- Tìm hiểu thực tế ngoài đời sống, trong nhà trường.
- Thực hiện các cảnh quay và nội dung tìm hiểu đề tài
- Chỉnh sửa, bổ sung- Hoàn thiện báo cáo.
HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
Ban tổ chức tiến hành buổi Hội thảo- trình bày thảo luận các đề tài đã chuẩn bị theo tinh thần của chủ đề dự
án: “Tiếng Việt trong ta!”- qua các bước sau:
* Đề xuất ý tưởng trang trí khánh tiết cho phịng Hội thảo:

5


* Các nội dung chính:
1. Người dẫn chương trình nêu ý nghĩa của chủ đề buổi Hội thảo. Giới thiệu sơ lược quá trình nghiên cứu,
chuẩn bị của các thành viên tập thể 11 Anh 2.
2. Người dẫn chương trình giới thiệu phần trình bày của các nhóm với những đề tài đã chuẩn bị.
3. Sau mỗi phần trình bày một đề tài, người dẫn chương trình nhận xét sơ lược, đặt câu hỏi thảo luận và định
hướng cho người dự cách ứng sử với vấn đề của đề tài trong cuộc sống.
4. Người dẫn chương trình tổng kết các đề tài- nhấn mạnh ý nghĩa của chúng với chủ đề chung.
* Các kết quả minh chứng: Kèm theo các clip hoặc phần trình chiếu và văn bản, cụ thể:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài 1: “Tiếng Việt trong Quảng cáo”.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài 2: “ Phát âm chuẩn tiếng Việt”.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài 3: “ Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội”.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài 4: “ Tiếng Việt giàu đẹp trong thơ văn”.
- Clip các hoạt động tiến hành dự án; tuyên truyền quảng cáo dự án!
- Một đĩa quay tổng hợp buổi báo cáo kết quả dưới hình thức Hội thảo tập thể.
Sản phẩm nghiên cứu- và thuyết trình của đề tài 1:
TIẾNG VIỆT TRONG QUẢNG CÁO
1. Trân trọng giới thiệu chương trình Hội thảo "Tiếng Việt trong ta" - đề tài 1: "Tiếng Việt trong quảng cáo".
/>

TIENG VIET TRONG QUANG CAO
Đây là phần lời thuyết trình.
* Đặt vấn đề:
- Với sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế trên tồn thế giới, sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ
thông tin cùng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, quảng cáo đã trở thành một phần không thể thiếu
bởi những tiện ích to lớn mà nó mang lại.
- Và đặc biệt, quảng cáo gắn liền với ngơn ngữ.
Đó cũng chính là đề tài chúng em muốn thảo luận trong hội thảo ngày hơm nay

Các bạn nhìn lên màn hình sẽ thấy quảng cáo tồn tại ở hai dạng chính là NĨI và VIẾT trên các phương
tiện thơng tin đại chúng và các hình thức cơ bản như trên.
Quảng cáo: cụ thể với những kiểu lớn:
- Quảng cáo nói: truyền hình, phát thanh, điện thoại,...
- Quảng cáo viết: biển hiệu, áp phích, tờ rơi, tạp chí,...
Với đề tài Ngơn ngữ trong quảng cáo, chúng tôi sẽ đi vào phân tích qua 4 phương diện:
-Thực trạng
-Nguyên nhân
-Tác hại

6


-Giải pháp
Bắt đầu với thực trạng:
Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh cùng sức ảnh hưởng mang tính tích cực của ngôn ngữ trong
quảng cáo từ xưa đến nay. Nhưng hệ thống nào cũng đều xuất hiện ít nhiều các “lỗ hổng” và hôm nay
chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu về các “lỗ hổng” đó để có thể sửa chữa và làm tốt hơn trong tương lai.
Trong phần thực trạng, chúng tơi có
I.Thứ nhất là quảng cáo bằng tiếng Việt
1. Sai ngữ pháp- chính tả,

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất.
Thông thường, quảng cáo thường được viết bằng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, đơn giản. Nhưng ở một số
địa phương, nhất là khu vực miền núi, vùng cao, quảng cáo rất dễ xảy ra hiện tượng sai chính tả, sai ngữ pháp,
thậm chí với những từ đơn giản và phổ biến nhất.
2. Diễn đạt tối nghĩa, dùng từ ngữ khơng thích hợp
Biển quảng cáo càng ấn tượng càng dễ gây chú ý, nhưng kiểu ấn tượng này trước hết là đáng cười , sau là
đáng buồn vì tiếng Việt chúng ta có lượng từ ngữ vô cùng phong phú nhưng người Việt ta lại khơng biết sử
dụng hợp lí mà lại đem tiếng Quốc ngữ ra làm trò cười!
II. Quảng cáo bằng tiếng nước ngồi
Khơng chỉ là ảnh hưởng từ sự phát triển của ngành du lịch, tư tưởng “sính ngoại” cũng góp phần lớn làm
xuất hiện rất nhiều biển quảng cáo có nhiều hơn một thứ tiếng với nhũng tình huống dở khóc dở cười như
sau:
1. Lạm dụng tiếng nước ngoài:
Luật Quảng cáo cho phép sử dụng tiếng nước ngoài cùng tiếng Việt trên các biển quảng cáo nhưng khơng
được lớn hơn ¾ về kích cỡ và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Nhưng ở đây, chữ quốc ngữ gần như biến
mất hẳn, 90% diện tích tấm biển dành cho tiếng nước ngồi.

2. Lỗi chính tả:
Sau đó, khơng thể bỏ qua lỗi chính tả. Ta viết tiếng nước ngồi chủ yếu là để tạo sự thuận tiện cho du
khách ngoại quốc, tuy nhiên thể hiện sự thiện chí sai lệch thế này thường khiến cho người nước ngoài thấy
hài hước và gây phản cảm cho toàn cộng đồng.
3. Phiên dịch sai
Hiện tượng phiên dịch không phù hợp, rất thường thấy trong thực đơn ở các nhà hàng. Nó làm cho người nước
ngồi ngạc nhiên, bối rối và người Việt ta thấy nực cười đến ngán ngẩm vì xảy ra quá nhiều.

Vậy, thực trạng này đến từ đâu, có tác hại gì và có thể khác phục như thế nào. Sau đây xin mời bạn Tùng
Lâm tiếp tục phần trình bày
III. Nguyên nhân:
1. Chưa có hiểu biết đúng đắn về các quy tắc, chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt.
2. Tư tưởng sính ngoại.

3. Chưa tìm hiểu kĩ về Luật Quảng cáo.
4. Nhà nước chưa áp dụng nghiêm khắc Luật Quảng cáo, chưa có hình thức xử phạt, răn đe các đối tượng
vi phạm.
IV. Hậu quả-Tác hại
1. Những lỗi về ngôn ngữ tiếng Việt trong quảng cáo đã làm mất đi sự giàu đẹp, trong sáng vốn có của
tiếng Việt.
2. Nhiều quảng cáo gây phản cảm, bức xúc trong dư luận do sự thiếu chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ.

7


Điều này tác hại đến chất lượng, hiệu quả của chính quảng cáo
3. Tạo cái nhìn, đánh giá tiêu cực với bạn bè quốc tế về con người và ngôn ngữ Việt Nam.
4. Rất nhiều quảng cáo đã làm mất mĩ quan cơng trình cơng cộng.
V. Giải pháp
1. Cá nhân và các doanh nghiệp
-Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về quy tắc, chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt.
-Sử dụng tiếng nước ngoài trong quảng cáo khoa học và văn minh, không đánh mất vẻ đẹp của quốc ngữ.
-Tuân thủ mọi quy tắc, điều lệ trong Luật Quảng cáo.
-Thiết kế và trưng bày phù hợp và cẩn thận để đảm bảo tính văn hố, văn minh.
2. Nhà nước
- Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc quảng cáo của các doanh nghiệp và tư nhân.
-Thực hiện nghiêm Luật Quảng cáo, tiến hành nhắc nhở, răn đe, xử lí hành chính đối với các quảng cáo có vi
phạm.
- Giáo dục- tuyên truyền ý thức sử dụng tiếng Việt trong mỗi cá nhân- qua các bài học tiếng Việt trong chương
trình giáo dục Quốc dân
- Sáng lập các chương trình hoạt động về tiếng Việt trên các trang mạng xã hội để tạo ra nhiều sức tác động
tích cực trong cộng đồng.
( Dự án “Tiếng Việt trong ta” cũng đưa ra một giải pháp tổng thể của mình: đó là trang “Yêu tiếng
Việt” trên hệ thống Facebook- với những hoạt động thiết thực)

Đại diện nhóm 1: Trần Tùng Lâm- Nguyễn Hồng Kim
Sản phẩm nghiên cứu- và thuyết trình của đề tài 2:
PHÁT ÂM CHUẢN TIẾNG VIỆT
2. Trân trọng giới thiệu chương trình Hội thảo "Tiếng Việt trong ta" - đề tài 2: "Phát âm trong tiếng Việt".
/>
PHAT AM TRONG TIENG VIET
Đây là phần lời thuyết trình:
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo! các bạn học sinh thân mến!
Sử dụng bất cứ một ngôn ngữ nào cũng cần phải phát âm chuẩn! Chỉ khi phát âm chuẩn, chúng ta mới làm
cho ngơn ngữ đó trong sáng. Vì vậy, trong dự án “Tiếng Việt trong ta”, chúng tôi muốn nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp cho việc phát âm chuẩn tiếng Việt.
Cấu trúc phần trình bày của chúng tôi gồm các phần sau:
I. Giới thiệu về tiếng Việt
II. Thực trạng trong việc phát âm tiếng Việt

8


III. Nguyên nhân
IV. Hậu quả
V. Giải pháp
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIẾNG VIỆT:
Tiếng Việt là một thứ tiếng mn hình , muôn vẻ với những cấu trúc ngữ pháp riêng biệt kết hợp với nhiều
thanh âm. So với các ngôn ngữ có thanh điệu (tiếng Hán, tiếng Thái Lan, tiếng Lào), tiếng Việt là ngơn ngữ có
nhiều thanh điệu nhất – 6 thanh. 6 thanh điệu tiếng Việt chia làm đôi tương liên về âm điệu và đối lập về âm
vực. Sự đa dạng và phong phú ấy đã tạo nên nét đẹp riêng cho tiếng Việt của chúng ta. Cung bậc âm sắc của
tiếng Việt vì thế dồi dào, tạo nên sự cuốn hút đối với người nghe. Có người nước ngồi nhận xét rằng: “nghe
người Việt Nam nói tiếng Việt như nghe tiếng chim hót” Tính chất này làm nên sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Tiếng Việt của chúng ta đã được các nhà ngôn ngữ học xếp vào loại một trong những ngơn ngữ khó học nhất
thế giới. Một trong những vấn đề đó là phát âm. Người ta có thể chỉ cần 3 tháng để nói được Tiếng Anh cơ

bản, nhưng đối với tiếng Việt, nếu chỉ học trong 3 tháng thì rất khó để dùng nó ngay cả trong giao tiếp. Trong
đời sống hàng ngày, người Việt chúng ta cũng đang tồn tại một hiện tượng phát âm không chuẩn, điều này đã
phần nào làm giảm vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. Đó là hiện tượng nói ngọng, phát âm lệch chuẩn.
II. THỰC TRẠNG:
Nói ngọng có thể được hiểu là hiện tượng phát âm khơng chuẩn theo chính âm một hay nhiều hơn một thành
phần trong âm tiết tiếng Việt và làm ảnh hưởng ít nhiều đến độ rõ ràng của lời nói khi phát ngôn.
Trước hết biểu hiện của hiện tượng phát âm này được thể hiện rõ ràng ở từng vùng miền:
• Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ:
- Phụ âm tr phát âm chệch đi thành phụ âm t hoặc ch (VD: Con châu chắng nhằm chong bụi che.)
- Phụ âm l/n phát âm đổi chỗ cho nhau (VD: Đi nàm đồng nại mang theo lồi liêu.)
• Ở vùng đồng bằng Nam Bộ/ Trung Bộ:
- Phụ âm v được phát triển chệc đi thành phụ âm d. (VD: Một dị tướng dăn dõ song toàn.)
- Phụ âm qu được phát âm chệch thành h hoặc g (VD: Con nhà huyền húy.)
- Phát âm dấu ngã thành dấu sắc, dấu hỏi thành dấu nặng.
• Ở cả hai vùng Bắc Bộ và Nam Bộ
- Hai phụ âm s và x hầu như không có sự phân biệt trong cách phát âm
- Phát âm r thành d (VD: đi da, dủ dê…..)
Nhiều người cho rằng, các biểu hiện trên là đặc trưng của một số địa phương, đặc điểm địa lý…không thể sửa
được. Tuy nhiên, phải biết rằng, ngơn ngữ nào cũng có phương ngữ và phát âm khác nhau ở các vị trí địa lí; đó
là điều tự nhiên và cịn làm phong phú tiếng nói của một dân tộc. Nhưng khi cả cộng đồng thấy rằng với cùng
một từ mà nói và viết của một vùng khác với đại đa số đến mức gây trở ngại cho việc thơng tin chung thì cần
phải sửa!
III. NGUYÊN NHÂN:
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng nói ngọng:
1.Thứ nhất là nói ngọng do vấn đề bẩm sinh- liên quan tới cấu tạo của các bộ phận phát âm. Việc phát âm là sự
cộng hưởng của nhiều bộ phận, từ khu vực tiếp nhận âm thanh (tai) cho đến các phần góp vào sự phát âm:
miệng, lưỡi, răng, môi, thanh quản... Lưỡi quá to, quá dày, răng cửa trên bị khe hở... đều có thể gây ra lỗi phát
âm.
2.Thứ hai là nói ngọng theo thói quen, khơng có ý thức nói chuẩn, luyện theo chuẩn. Các đối tượng này hoặc
có xu hướng tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của bản thân.

Hoặc bản thân mỗi người khơng sửa ngay được những từ nói sai, từ đó thạo thành thói quen mà lặp lại. Bên
cạnh đó, có trường hợp đối tượng sống trong gia đình, hoặc vùng địa lý nơi tất cả mọi người đều nói ngọng
dẫn đến việc hình thành thói quen từ nhỏ, và khơng ý thức được mình phát âm lệch chuẩn.
IV. HẬU QUẢ:
Hiện tượng nói ngọng này tưởng như là đơn giản, bình thường, khơng quan trọng nhưng lại có thể gây ra ảnh
hưởng to lớn đối với mỗi người. Nói ngọng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc học tập, giao tiếp trong xã hội, nhất
là đối với những ngành nghề cần phải nói nhiều, thuyết trình nhiều, như: hướng dẫn viên du lịch, giáo viên,

9


thuyết trình viên, quảng cáo, người tổ chức sự kiện, cán bộ điều hành… vì khi phát âm khơng đúng sẽ dễ bị
người khác chê cười dẫn đến xấu hổ, mất tự tin, thậm chí ngại giao tiếp.
Người nói ngọng khi học ngoại ngữ cũng phát âm sai, viết cũng sai. Việc nói ngọng cũng ảnh hưởng đến cả
việc làm. Người đứng đầu cơ quan có thể khơng có thiện chí với người nói ngọng. Đặc biệt, với những ngành
nghề liên quan đến sư phạm, văn hóa, thì chắc chắn sẽ khó chấp nhận.
V. GIẢI PHÁP:
1- Đối với bản thân người nói cần đọc nhiều sách văn học – tham khảo ngôn ngữ chuẩn để biết rõ cách dùng
từ. Tự nói, tự thuyết trình các đoạn nhỏ rồi ghi âm và nghe lại để nhận rõ lỗi của mình và thấy việc sửa cần
thiết như thế nào. Thực hiện việc này nhiều lần, cho tới khi hài lòng với khả năng diễn đạt của mình.
2- Có thể nhờ một người phát âm chuẩn, có chun mơn giúp đỡ. Tập nói những câu hay sử dụng, có các từ
dùng phụ âm mà người nói chưa phát âm chuẩn hằng ngày, cố gắng nói chậm ở những từ đó. Đồng thời có thể
nhờ một người thân lắng nghe, chỉnh sửa giúp mình trong q trình này. Người hướng dẫn cũng nên có thái độ
kiên nhẫn lắng nghe, chỉnh sửa , không nên tỏ ra khó chịu, cáu gắt, chê bai….
3- Hơn trên hết là người nói ngọng phải kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm để có thể sửa được hiện tượng này.
Chỉ khi tiếng Việt được phát âm đúng chuẩn thì mới có thể phát huy hết được vẻ đẹp trong sáng, tinh tế của
nó. Đó cũng là một cách để bảo vệ và giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt- đại diện cho tâm hồn Việt.
Hãy cùng nhau tạo một thông điệp: Việc luyện phát âm chuẩn nên thực hiện thường xuyên, giúp nhau hàng
ngày trong môi trường học tập vui chơi…góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt!
Cảm ơn các thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Thay mặt nhóm 2: Bùi Hương Mai- Nguyễn Phương Thuý
Sản phẩm nghiên cứu- và thuyết trình của đề tài 3:
TIẾNG VIỆT TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI
3. Trân trọng giới thiệu chương trình Hội thảo "Tiếng Việt trong ta" - đề tài 3: Tiếng Việt trong các trang
mạng xã hội".
/>
TIENG VIET TRONG CAC TRANG MANG XH
Đây là phần lời thuyết trình:
I. Sơ lược về mạng xã hợi.
- Có bao giờ bạn chat với một người bạn mà bạn thực sự không thể hiểu nổi bạn ấy đang nói gì khơng? Trong
khi bạn ấy là người Việt Nam và thậm chí cịn khơng biết ngoại ngữ. Đó chính là vấn đề tơi muốn nêu ra. Giới
trẻ chat với nhau qua mạng xã hội, nhắn tin qua điện thoại bằng những chữ nghĩa bị cắt xén, cắt nối, mã hóa...
khơng theo một quy luật nào. Và chúng ta cũng có một cái tên rất "hiện đại" cho những cách viết như thế này,
đó là teencode, xuất phát từ ý nghĩa "mật mã teen".
II. Các hiện tượng về ngơn ngữ trên mạng xã hội.
Tìm hiểu ngơn ngữ viết của giới trẻ trên mạng xã hội, chúng ta thấy có những xu hướng biến đổi như sau,
tất cả được thể hiện qua sơ đồ sau:

10


2. Kiểu phá cách:
Dành cho những bạn đam mê sáng tạo. Sẽ thật là quê một cục khi bạn không sử dụng cách viết này.
Nghe giống như tiếng Trung Quốc, đôi lúc lại giống tiếng của một quốc gia nào đó và thỉnh thoảng
chẳng giống ai, cứ như là ngơn ngữ của người ngồi hành tinh vậy.
Dường như có một quy luật chung, chữ "c" được biến đổi thành chữ "k", "i" thay thế bằng "y", "qu"
thay bằng "w", "b" thành "p"... Viết như vậy mới chứng tỏ mình sành điệu, khơng chạy theo lối viết "mịn như
những đồng xu" mà thầy cô giáo vẫn dạy chúng ta từ khi mới bập bẹ chữ "i" chữ "a" đến ngày nay.
3. Kiểu dùng phím Shift cách điệu:
Bên cạnh những kiểu viết phổ biến nêu trên, ngôn ngữ mạng của những thế hệ 9X, 10X cịn mn hình

vạn trạng. Kiểu dùng phím Shift cách điệu khiến cho trong một từ các kí tự được viết thường, viết hoa xen kẽ
không theo trật tự, quy tắc nào cả.
Cách viết này thực ra thì dễ "dịch" hơn là những kiểu viết trước, đơn giản là vì chúng được cách điệu,
chứ khơng làm mất đi ý nghĩa. Kiểu nhấn Shift ngẫu nhiên như vậy có vẻ được giới trẻ rất ưa chuộng vì nó
"độc đáo, lạ mắt".
4. Kiểu dùng kí hiệu có sẵn:
Ngồi kiểu dùng phím Shift cách điệu, lại có kiểu dùng các dấu, các chữ có sẵn trên bàn phím để biểu
diễn khiến người đọc rất nhức mắt:
Những kiểu chữ như thế này nếu lần đầu đọc được chắc hẳn người lớn và các bậc phụ huynh sẽ khó có
thể hiểu được. Cách viết này thực dài hơn viết bình thường, thậm chí còn tốn nhiều thời gian hơn gấp nhiều
lần, nhưng cái chính là nó giúp thể hiện "cá tính" của giới trẻ.
5. Kiểu viết không dấu:
Thêm một vấn đề nữa tôi muốn bàn luận ở đây, chính là cách viết khơng dấu. Ngồi mặt thì dường như
cách viết này chẳng có tác hại gì nhưng đơi khi lại gây ra những hiểu nhầm "dở khóc dở cười" khơng đáng có.
6. Sử dụng biểu tượng cảm xúc:
- Đây cũng là một xu hướng phổ biến, nhiều bạn trẻ kết hợp ngôn ngữ với các biểu tượng cảm xúc; một số bạn,
một số trường hợp chỉ dùng biểu tượng đơn thuần hoặc hình ảnh động để giao tiếp trên Faceboook
B. Sử dụng bừa bãi tiếng ngoại quốc:
Giáo dục phát triển, học sinh sinh viên đã có thể biết nhiều hơn 1 ngơn ngữ.
Tất nhiên nếu cứ đọc
một bài viết Anh không ra Anh, Việt khơng ra Việt thì chỉ khiến gây ức chế, dù câu đó khơng làm mất đi ý
nghĩa... Chúng ta không nên sử dụng lối ngôn ngữ kiểu như thế này.
Bản thân là một học sinh chuyên Anh, tiếp xúc nhiều với nhiều bạn bè từ khắp mọi nơi trên thế giới,
chúng ta thường xuyên bắt gặp nhiều từ tiếng Anh cũng được giới trẻ giản lược một cách tối đa. Song cách viết
này được đông đảo mọi người chấp nhận và sử dụng.
C. Ngơn ngữ được số hóa:
Nếu lần đầu tiên bạn nhận được tin nhắn hoặc đọc được bài nào đó trên facebook với rất nhiều... số
được viết cạnh các con chữ được viết không theo một quy luật nào thì chắc hẳn bạn sẽ... chẳng hiểu gì. Đó
chính là kiểu ngơn ngữ được "số hóa". Việc ghép những con chữ với những con số gần đây cũng trở nên phổ
biến trong giới trẻ.

Những kiểu này chỉ thế hệ teen mới hiểu và tất nhiên chỉ có teen mới có thể sử dụng. Một người lớn
hay một đứa trẻ đọc thông viết thạo cũng không thể hiểu được.
D. Nói tục chửi bậy:
Hiện tượng này khơng hề hiếm gặp, thậm chí chúng ta cịn “có cơ hội” được gặp nhiều mà chẳng cần

11


phải mất cơng đi tìm kiếm trên mạng xã hội.
Tất nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng khơng có ai trong đời chưa một lần chửi thề vì việc này hình
thành nên do cảm xúc và khả năng kiềm sốt bản thân, rõ ràng khơng có ai nhịn được mãi cả. Nhưng chính vì
khả năng kìm chế của chúng ta tác động không nhỏ đến việc này nên việc chúng ta hạn chế tới mức thấp nhất
có thể những lời nói khơng hay ho là điều nên làm. Mạng xã hội hay bất kì nơi đâu đều khơng phải là “hố rác”
để chúng ta xả những lời nói khơng hay ho.
* Phân tích các minh chứng tiêu biểu:
Các bạn có thể tìm thấy hiện tượng nói tục trong những lời bình luận thiếu văn hố về ngơn ngữ với ca sĩ Sơn
Tùng
Những hiện tượng không hiếm gặp trên các trang mạng xã hội như thế này! Nó khiến những người có văn hố
đỏ mặt, khơng thể “tiêu hố” nổi
Ơng cha ta đã từng dặn dị con cháu: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau"
Chúng ta hãy cùng tâm niệm và thực hiện được như vậy là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Giải pháp tổng thể của dự án:
Nhận thấy rõ những tác hại của sự biến đổi tiêu cực của ngôn ngữ viết Tiếng Việt trên mạng xã hội, tôi
xin đưa ra những giải pháp như sau:
- Nhà trường cần đề ra những chương trình mang tính tập thể về chủ đề "Tiếng Việt và mạng xã hội” để giúp
học sinh tìm hiểu về tác hại và những biện pháp giúp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người, các bạn trẻ không nên chạy theo những xu hướng thời đại mà
quên lãng đi bản chất vốn có của Tiếng Việt. Những cách sử dụng tiếng Việt bừa bãi của các bạn, dù khơng cố
ý nhưng vơ tình đã làm giảm giá trị của tiếng Việt và đất nước Việt Nam ta trong con mắt bè bạn quốc tế. Vậy
nên, là những con dân yêu Tổ quốc, các bạn hãy thể hiện tình u đó từ những hành động nhỏ nhất, hãy thể

hiện các bạn yêu thương và trân trọng tiếng Việt đến nhường nào. Hãy đến với trang “u tiếng Việt” của
chúng tơi trên Faceboook để có những hoạt động thiết thực nhất!
Tôi yêu tiếng Việt và tôi chắc chắn rằng các bạn cũng thế.
Thay mặt nhóm 3: Đường Thị Thanh Mai- Nguyễn Yến Thanh
Sản phẩm nghiên cứu và thuyết trình đề tài 4:
TIẾNG VIỆT GIÀU ĐẸP TRONG THƠ VĂN
4. Trân trọng giới thiệu chương trình Hội thảo "Tiếng Việt trong ta" - đề tài 4: Tiếng Việt giàu đẹp trong thơ
văn".
/>
12


TIENG VIET GIAU DEP TRONG THO VAN
Đây là phần lời thuyết trình:
LỜI THUYẾT TRÌNH
Kính thưa các q vị đại biểu, các thầy cơ giáo!
Thưa tồn thể các anh chị và các bạn học sinh thân mến!
Em là Ngô Thị Phương Linh, học sinh lớp 11Anh2, THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại diện cho những học trị u thích thơ văn dân tộc, em xin trình bày những cảm nhận thú vị của mình
với chủ đề: Tiếng Việt giàu đẹp trong thơ văn.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cơ giáo!
Thưa tồn thể các bạn.
Người ta vẫn có câu: “Phi ngôn ngữ bất thành văn”, nghĩa là, không có ngơn từ thì khơng có văn học.
Ngơn từ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Trong những tác phẩm, ngôn
từ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, tính cách nhân
vật và cốt truyện, vv… Bàn về ngôn ngữ, M.Gorki cho rằng: “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học.”
Cá nhân em hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Và đây cũng chính là lý do khiến em tin rằng: Tiếng Việt
của chúng ta đóng một vai trị to lớn trong nền văn học Việt.
Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói: “Nghề văn là nghề của chữ…”. Vậy suy cho cùng, không nhờ chữ,
không nhờ cái đẹp, cái nhịp nhàng trầm bổng, lúc rạng rỡ vui tươi, lúc réo rắt buồn thương của từng vần, từng

âm tiết, từng từ Tiếng Việt, nền văn học của chúng ta không thể thành công, rực rỡ được như bây giờ.
Đến với buổi Hội thảo ngày hôm nay, em xin phép được đề cập đến cái hay, cái đẹp của tiếng Việt trong
ba chặng: Văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại.
Ở chặng thứ nhất, em xin đề cập đến văn học dân gian, mà cụ thể hơn là các câu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ, đồng dao… được hình thành và tồn tại trong suốt ngàn năm lịch sử nhờ tập thể và hình thức truyền
miệng.
Em cịn nhớ, trong bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, Đặng
Thai Mai đã sử dụng lời nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài mang tên Gustave Hue như sau: “Có thể nói
đến Tiếng Việt như một thứ tiếng đẹp, và rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất
ngon lành trong những câu tục ngữ.”
Ta thử đọc câu ca dao:
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mơng.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.”
Phải chăng đây là lời của một chàng trai, vào một sáng sớm nào đó ra thăm đồng, thấy cánh đồng sao
mà mênh mông bát ngát và cô thôn nữ kia hây hây xinh đẹp quá đỗi? Chàng trai trẻ không tiếc lời mà tự hào
nhận xét về vẻ đẹp của cánh đồng q mình, và cũng khơng qn bng câu khen khéo léo vẻ đẹp của cô gái
và coi đó là cách bày tỏ tình cảm tha thiết của bản thân.
Bài ca dao này có những dịng thơ thực sự rất lạ, kéo dài tới 12 tiếng để tả cảnh. Các điệp ngữ, đảo ngữ
và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mồng bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho
người đọc, người nghe về chiều rộng, chiều sâu hun hút, bao la, trải rộng khắp tầm mắt của cánh đồng lúa.
Còn cơ gái thì được so sánh với hình ảnh vơ cùng thân thuộc của quê hương: “Thân em như chẽn lúa đòng
đòng”. Việc sử dụng từ láy “phất phơ” ngay ở câu tiếp cũng mang tính gợi hình, gợi cảm rất cao. Đây đâu chỉ
là cái nét yếu đuối, mỏng manh vốn có của phận chân yếu tay mềm, mà dường như lại phảng phất sự chua
chát, buồn thương về số phận của chính người con gái đẹp.
Hay trong những ngày hội hè mừng ngày mùa, mừng xuân mới, khi có hát đối giữa hai nhóm trai gái
của hai làng kế cận, những câu tỏ tình thường được gợi ra thật nhẹ nhàng bóng bẩy, như có chất thơ.
Bên con trai hỏi:
“Bây giờ mận mới hỏi đào


13


Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
Bên con gái đáp:
“Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
Hay lãng mạn hơn:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai.”
Thật là những câu đối đáp hết sức thi vị, mượn ngoại cảnh để nói lên nỗi lịng. Tuy là văn chương bình
dân đấy, nhưng nhiều khi nhưng câu ca dao đối đáp cịn trữ tình và thơ mộng chẳng kém văn chương bác học.
Vậy xin quay trở lại với lời nhận xét của Gustave Hue. Ta dễ thấy được sự “ngon lành” mà ơng muốn
nhắc tới thơng qua những ví dụ trên. Và em xin mượn lời của Đặng Thai Mai để nói lên suy nghĩ của mình:
“Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển… Nói thế
cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn tả tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam
và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”
Tiếp sau đây là chặng thứ hai: Tiếng Việt trong văn học Trung đại.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cơ giáo. Thưa tồn thể các anh chị và các bạn học sinh!
Thời kì này, thơ ca lại chuộng về hình thức bên ngồi, mà cụ thể là, thơ ca được xem như bức gấm thêu,
được “dệt” bằng các chữ (tự) có âm thanh (bằng trắc), có chủng loại, màu sắc…theo các quy luật đối, niêm
nhất định và ngôn từ được biểu đạt bằng “ý tại ngơn ngoại”.
Ví dụ:
Sử dụng những từ ngữ trang trọng mang tầm vóc vũ trụ chỉ hình ảnh tráng sĩ và quân đội nhà Trần:
“Hồnh sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam qn tỳ hổ khí thơn ngưu.”
(Tỏ lịng – Phạm Ngũ Lão)
Hay như đại thi hào Nguyễn Du, bản thân ông cũng đã lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh, sắc thái
biểu hiện khi nói về tài “cầm kì thi họa” của Thúy Kiều. Khi Kiều dung thơ họa cho bức tranh mà Kim Trọng

vẽ, chàng Kim có khen:
“Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
Khi miêu tả tài đánh đàn của Kiều:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
Đặc biệt hơn cả, ngôn từ trong thơ ca trung đại mang tính trang trí rất cao. Câu chữ thì ln đầy các
phép hốn dụ giàu hình ảnh, vui mắt, vui tai và có các hình thức đối (đối thanh điệu, tiểu đối…).
Bên cạnh đó, ngơn từ cũng phải cốt đắc thể, phù hợp với phong cách, thể loại. Như nhận xét của Lê Q
Đơn: “Các nhà thơ đều có sở trường riêng […] Phải dàn xếp ý thơ trước rồi mới đặt lời thơ sau, sao cho
không làm thể thơ này lẫn với thể thơ khác thì mới là tinh, là thục. Nếu chuộng nặn nọt, ưa mới lạ, gò gẫm
từng chữ, từng câu, thơ làm ra sẽ kém”.
Nhìn chung, dù yêu cầu về ngôn từ của thơ ca trung đại như thế nào thì đều được tiếng Việt của chúng
ta đều đáp ứng trọn vẹn.

Gần đây nhất, em có đọc “Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam và tự lấy làm lạ vì chỉ bằng
khả năng sử dụng từ ngữ của mình, Thạch Lam có thể làm cho người đọc, và ngay cả bản thân em mê mệt
một Hà Nội rất đẹp, rất hiền, rất riêng mà ông gửi gắm qua từng thức quà.
Khi tả cô hàng bún ốc, ơng viết: “Có ai buổi trưa vắng hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và

14


các anh chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc
chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến
đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình”. Ơi tài tình làm sao, thích thú làm sao khi thấy
ông dùng “vẻ mặt tàn phấn”, “cặp môi héo hắt” để chỉ những cặp trai gái thanh lâu mà ông có chút xót
thương, hay khi ơng khéo chọn hàng loạt tính từ như chua, nhăn, cay, xoa xuýt để miêu tả thức quà khuya rất

đỗi đơn sơ. Và hay nhất là phải xem Thạch Lam viết về “Một thức quà của lúa non: “Cốm”: “ Cốm không
phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy
thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của
cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh mát của loài thảo mộc…”
Em đọc “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, thấy ông cũng yêu Hà Nội, cũng viết về Hà Nội như
Thạch Lam, nhưng câu từ, văn phong lại khác. “Mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội- là
mùa xuân của mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại
từ những thơn xóm xa xa, có câu hát h tình đẹp như thơ như mộng…” Và lúc ấy, em chợt nghĩ, à, là vì
tiếng Việt ta giàu có vơ cùng, muốn hình vạn trạng, và tiếng Việt trong Vũ Bằng lại khác tiếng Việt trong
Thạch Lam.
Tuy nhiên, khi nói đến văn học Việt Nam, nói đến tiếng Việt, mà khơng mảy may nhắc đến Nguyễn
Tn thì quả thật là một thiếu sót lớn. Ơng được đánh giá là một trong những người lao động văn chương cần
mẫn, một "chuyên viên tiếng Việt", một bậc thầy, và có thể nói một vị "pháp sư" về tiếng Việt - cái thứ tiếng
in hồn dân tộc, hồn người, hồn thời đại mà ơng là một kẻ tình chung - sáng tạo. Câu văn Nguyễn Tuân đẹp là
do cấu trúc tầng tầng lớp lớp mà bao giờ cũng sáng sủa, trong trẻo, cũng đúng và cũng đẹp, ở đó ơng rất chú ý
đến giọng, đến thẩm âm, đến cách sắp xếp các từ, cách thay đổi chức năng từ,... để làm nổi bật các mối quan
hệ trong sự vật và trong cảm giác của chính ơng: "Mùa đơng năm 1967, da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt
một niềm cảnh giác”.
Văn xuôi đã thế, vậy thơ hiện đại thì sao?
Tiếng Việt sử dụng trong thơ ca Trung đại đạt đến độ tinh tế, vi diệu trong cảm nhận thị giác và thính
giác của chủ thể trữ tình thì tiếng Việt trong thơ mới đã làm giàu có hơn nguồn cảm xúc đó. Có thể nói, sự
uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu âm thanh của tiếng Việt đã đóng góp rất nhiều đối với thành cơng của thơ
mới, tạo được những nốt lên xuống trầm bổng cho thơ, qua đó, các nhà thơ mới có thể dùng nhạc thơ để biểu
hiện tiếng “nhạc lịng”.
Ví dụ, nhạc thơ Bích Khê thường du dương, trầm buồn với cách tạo âm và ngơn từ khá đặc biệt:
“Lá vàng rơi
(Tơi khóc, anh ơi!)
Đàn rung tiếng
Người u đương ngồi…
Trăng vàng rơi,

(Tơi khóc, anh ơi!)
Đàn nghẹn tiếng
Người yêu dậy rồi…”
Hay như trong “Đàn ngọc”, Hàn Mặc Tử lại tạo nhạc thơ bằng cách kết hợp các từ láy tiếng Việt có cung
bậc thanh điệu khác nhau để diễn tả những thái cực của “khúc nhạc lòng” dâng cao hoặc trầm lắng:
“Nàng! Lạy Nàng! Hãy nghe tơi cầu khẩn:
Hãy khoan tay cầm lại trí tương tư
Đang chờn vờn trong nguồn sáng ngất ngư
Đang lướt mướt ở trong màu hoa lệ…”
Như Hoài Thanh trong “Một thời đại trong thi ca” đã nói về các nhà thơ Mới: “…họ gửi cả vào tình u tiếng
Việt. Họ u vơ cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ơng. Họ dồn tình u quê
hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến
lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.”

15


Em không mong văn học nước ta sẽ phải đi trên con đường tự sát và những cuốn sách chẳng đầu chẳng
đuôi sẽ thay thế những tác phẩm văn học thực sự. Em lại càng không mong muốn thấy tiếng Việt mất đi vẻ
đẹp trong ngữ nghĩa, ngôn từ chỉ vì những người cầm bút chưa viết hết tâm sức mà chỉ chạy theo thị hiếu, nhu
cầu giải trí của một bộ phận độc giả hiện nay. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận văn học và tiếng Việt
một cách thật sự nghiêm túc để không làm mai một đi những giá trị của chúng. Những bộ sách về văn học với
tiếng Việt đẹp trọn vẹn, ví dụ như “Việt Nam danh tác” của NXB Nhã Nam cần được đầu tư nhiều hơn nữa,
cần tiếp cận bạn đọc khơng chỉ qua hình thức kinh doanh đại trà mà cịn ngay ở trong mơi trường học đường.
Đã đến lúc bộ mơn Ngữ Văn thể hiện vai trị, trách nhiệm của mình. Mơn học này, dạy cho chúng em
cách cảm thụ các tác phẩm thôi là chưa đủ, mà quan trọng hơn, có lẽ vẫn là dạy cho chúng em cảm nhận được
cái hay, cái dẹp của từng câu, từng chữ, hay nói cách khác là nét đẹp tinh tế, trong sáng không lẫn đi đâu
được của tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Việt.
Tơi muốn nói với các bạn đang học tập như tôi: “Chúng ta phải học tiếng Việt, rèn tiếng Việt, để có được
năng lực sử dụng tiếng Việt tốt nhất trong kĩ năng làm văn nghị luận, để thể hiện cho được những cảm nhận

tinh tế của ta về tiếng Việt trong các trang thơ văn của dân tộc”.
Cuối cùng, em xin đọc mấy dòng thơ của Lưu Quang Vũ thay cho lời kết:
“Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya ?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tơi trong tiếng Việt quay về.
Ơi tiếng Việt suốt đời tơi mắc nợ
Qn nỗi mình qn áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình...”
Đại diện nhóm 4: Ngơ Thị Phương Linh
5. Trân trọng giới thiệu các hoạt động tiêu biểu trong quá trình thực hiện Dự án Tiếng Việt trong ta.
/>
Các hoạt động chuẩn bị cho Hội thảo Tiếng Việt trong ta
* GIẢI PHÁP TỔNG HỢP CỦA DỰ ÁN:
Lập trang Faceboook: Yêu tiếng Việt
- Mục đích: tạo nên một sân chơi lành mạnh cho cộng đồng mạng- đặc biệt hướng tới giới trẻ, các em ở độ
tuổi học đường. Trên cơ sở không thể phủ nhận sự phát triển nhanh, rộng, tính tác động lớn của mạng xã hội
đối với mỗi con người, lấy thế mạnh này, những người làm dự án mong muốn mang đến cho cộng đồng tình

16


yêu tiếng Việt, ý thức bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cũng như những hành động, việc
làm thiết thực để hạn chế, chỉnh sửa những sai sót, các lỗi trong q trình sử dụng tiếng Việt của tất cả mọi
người- đặc biệt là với học trị. Chúng tơi cũng hi vọng, với trang “u tiếng Việt” này, nó trở thành diễn đàn
để các thầy cô, các em bày tỏ những tâm đắc về văn chương, cảm nhận và chia sẻ cái hay, cái đẹp của nghệ
thuật ngơn từ…Bên cạnh đó, các em cũng có thể đưa ra những băn khoăn, thắc mắc về ngôn ngữ, về tác phẩm
văn chương, về kĩ năng viết văn nghị luận…Đó chính là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho việc học mơn Ngữ văn
trong nhà trường.

- Hình ảnh của trang “Yêu tiếng Việt”- xin được giới thiệu với thầy cô và các em:
( Phần minh chứng của dự án)
Mới được lập trong một thời gian chưa lâu, hoạt động bước đầu còn đơn giản, song trang “ Yêu tiếng
Việt” đã được sự chú ý, yêu thích của khá đơng đảo thầy cơ và các bạn. Đã có nhiều tín hiệu tốt đẹp của việc
theo dõi trang, thích trang- chứng tỏ cộng đồng mạng đã đọc, đã đồng tình, ủng hộ… vậy có nghĩa là nội
dung của trang đã có những tác động nhất định! Sau Hội thảo “Tiếng Việt trong ta” , chúng tơi thấy có một sự
lan rộng mới, một ảnh hưởng mới đến với thầy cô và các em học sinh. Như vậy, dự án: “Tiếng Việt trong ta”
là một dự án mở. Các em vẫn cịn tiếp tục có điều kiện tham gia vào các hình thức hoạt động mới, phong phú,
đa dạng hơn. Hiệu quả của dự án có cơ sở để mở rộng, nâng cao hơn rất nhiều! Các thầy cô và các em hãy
ủng hộ cho hoạt động của trang Facebook “Yêu tiếng Việt” này! Như vậy, chúng ta làm việc nhỏ nhưng ý
nghĩa lớn: cùng chung tay giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, đưa tiếng Việt phát triển lên một
tâm cao mới!

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT DỰ ÁN:
1. Các nhóm thảo luận. rút kinh nghiệm đánh giá theo phiếu.
2. Ban tổ chức tiến hành thu phiếu nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm, phiếu đánh giá của đại diện học
sinh các khối lớp và của đại diện giáo viên. (có bảng thống kê kèm theo ở phần phụ lục minh chứng)
3. Giáo viên chủ trì dự án nhận xét, đánh giá khái quát công việc và kết quả của hoạt động dự án.Tuyên
dương các cá nhân tiêu biểu,
các nhóm
tích cực.
SỞ GIÁO
DỤC
VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
*Tập thể lớp 11 Anh 2 đã thực hiện dự án “Tiếng Việt trong ta”với những bước, những hoạt động có tính
khoa học, đúng theo yêu cầuTRƯỜNG
của một dự THPT
án học tập.

Các em đã
tuân
thủ và xây dựng nguyên tắc làm việc,
CHUYÊN
HẠ
LONG
biết cách hợp tác nhóm; phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực của người học. Các em đã tận dụng
CHỈ:giờ
Tổchính
7- khu
II-đểphường
Hồng
Hải -nghiên
thành cứu
phốvàHạthểLong
- tỉnh
Quảng
thời ĐỊA
gian ngồi
khố
tiến hành
tập dượt
nghiệm
những
phạmNinh
trù kiến thức
Điệnhợp
thoại:
Email:
có tính tích

giữa 0333825333
mơn Ngữ văn và một
số bộ
mơn khác. Đây cũng là bước đầu tạo điều kiện cho các em
làm quen với việc nghiên cứu khoa học. Qua dự án, nhận thức, kiến thức cũng như kĩ năng nhiều mặt ở các
em đã nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, nhiều em đã tự tin hơn, dám đảm nhận những công việc quan trọng của tập
thể, chiến thắng cá tính nhút nhát, e dè của bản thân. Điều đáng mừng là các em đã đoàn kết và thân thiện
với nhau hơn trong q trình thực hiện dự án; biết khắc phục khó khăn, cố gắng hết sức mình; Bài học rút ra
cho mỗi em đó là: khơng sợ áp lực cơng việc, sẵn sàng đối mặt với áp lực; coi áp lực là một yếu tố thử thách,
yếu tố thôi thúc vươn lên. Một khi vượt qua áp lực, ta sẽ có được một kết quả nào đó, một thành cơng nào đó!
và tốt
têncơng
giáoviệc
viêncủa
dựmình,
thi: nhiệt tình, nghiêm túc và sáng tạo. Tuy
* Nhìn chung, các nhóm đều hồnHọ
thành
nhiên, có một vài thành viên cịn chậm tiến độ trong q trình thu thập tài liệu, hồn thành một số cơng việc
chuẩn bị… Đáng khen
ngợi
và tuyên
dương
đề tài 2,
đề MINH
tài 3, đềHƯƠNG
tài 4 và ban truyên truyền, quảng
Nhà
giáo
Ưu tú,

Thạccác
sĩ:nhóm:
NGUYỄN
THỊ
cáo; Các cá nhân xuất sắc:
ThanhvănMai,THPT
Nguyễnchuyên
Anh Huy,
Phương Linh, Nguyễn Phương
Tổ Đường
trưởngThị
tổ Ngữ
HạNgơ
Long
Th, Trần Tùng Lâm,

Hồng
Kim,
Nguyễn
Yến
Thanh,
Bùi
Hương
Mai,
Lê Linh Chi, Phạm Thu Uyên,
- Email: :
Lê Minh Châu, Bùi Thị Hương Mai…
Hạ Long ngày 12 tháng 2 năm 2016
Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Minh Hương


17


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾ HOẠCH VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ DẠY HỌC DỰ ÁN
Mơn Ngữ văn- Năm học 2015-2016

18


Kính gửi: Ban Giám hiệu trường THPT chun Hạ Long!
Tơi là: Nguyễn Thị Minh Hương- Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Tôi xin báo cáo Ban Giám hiệu kế hoạch dạy
học dự án của tôi như sau:
Tiếp tục thực hiện yêu cầu nhiệm vụ năm học 2015-2016 và hướng tới cuộc thi “Dạy học tích hợp”
giành cho giáo viên THPT; nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, với nội dung tích hợp, nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng để tạo nên bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục; Đồng thời để tạo ra
phương pháp học vui và bổ ích, trải nghiệm- sáng tạo cho học sinh; Theo nhu cầu và đặc điểm của tập thể 11
Anh 2, tôi lên kế hoạch cho một dự án dạy học tích hợp như sau:
I. Chủ đề: “Tiếng Việt trong ta!”. Tơi hướng dẫn học sinh triển khai tìm hiểu ở 04 đề tài cụ thể để phục
vụ cho chủ đề như sau:
Đề tài 1: “Tiếng Việt trong lĩnh vực Quảng cáo”
Đề tài 2: “Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội”
Đề tài 3: “Tiếng Việt và vấn đề phát âm”
Đề tài 4: “Tiếng Việt giàu và đẹp trong thơ văn”
II. Hình thức tổ chức: Nghiên cứu theo chuyên đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Báo cáo tổng kết:
01 buổi ngoại khóa Hội thảo: báo cáo, thảo luận kết quả nghiên cứu của 04 đề tài.
III. Thời gian: Thời gian triển khai: Chuẩn bị nội dung: tháng 11, 12 năm 2015, ½ đầu tháng 1/ năm
2016; Hội thảo: dự kiếm ngày 23 tháng 1 năm 2016.
IV. Đối tượng: Tham gia học dự án: Lớp 11 Anh 2; tham gia chương trình Hội thảo và những vấn đề liên

quan- Dự và đánh giá: đại diện các khối lớp trong trường THPT chuyên Hạ Long, đại diện các thầy cô giáo
của nhà trường, đại diện giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long
V. Những đề xuất về điều kiện vật chất và kinh phí:
1. Phòng tiến hành hội thảo: Hội trường tầng 3 gồm loa máy, micrơ, máy chiếu, màn hình, nước uống,
khánh tiết phơng chữ
2. Kinh phí in ấn tài liệu, tờ rơi tun truyền: 500.000 nghìn đồng
3. Kinh phí làm băng rơn treo tại trường và khánh tiết phòng Hội thảo: 500.000 x2= 1.000.000 đồng.
4. Kinh phí phần thưởng cho các nhóm: 04 nhóm đề tài x 100. 000 nghìn đồng = 400.000 đồng
5. Kinh phí bồi dưỡng cho người quay và làm băng hình để sử dụng làm tài liệu dạy học.
Tơi làm văn bản báo cáo này kính mong Ban Giám hiệu trường THPT chuyên Hạ Long xem xét, phê
duyệt để chương trình của chúng tơi được tiến hành đúng tiến độ và có chất lượng tốt. Tơi chân thành cảm
ơn!
Duyệt của Hiệu trưởng:
Hạ Long, ngày 8 tháng 11 năm 2015
Người báo cáo:
Nguyễn Thị Minh Hương

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH (Dự án 3- Lớp 11 Anh 2)
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên: …………………………………………………… …………..
Lớp: ……… Trường: ……………………………………………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp
với bạn
1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào sau đây?
Nội dung

Tiếng Việt trong lĩnh vực Quảng cáo
Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội

Không


19


Tiếng Việt và vấn đề phát âm
Tiếng Việt giàu và đẹp trong thơ văn
Các vấn đề khác
2. Mức độ hiểu biết của em về những nội dung
Nội dung

Hiểu
sâu

Hiểu

lược

Chưa
hiểu



Khơng

Tiếng Việt trong lĩnh vực Quảng cáo
Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội
Tiếng Việt và vấn đề phát âm
Ý thức cộng đồng
Tiếng Việt giàu và đẹp trong thơ văn
3. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án?

Nhiệm vụ
Đóng vai thành viên Ban tổ chức thiết kế chương trình, giấy mời đại biểu.
Đóng vai thành viên Ban chun mơn xây dựng nội dung các đề tài
Đóng vai người dẫn chương trình viết lời dẫn và xây dựng câu hỏi giao lưu
với khán giả.
Đóng vai thành viên của Ban tuyên truyền thiết kế ấn phẩm hoặc poster
quảng cáo cho chương trình, phóng sự ngắn hoặc video clip quảng cáo
trong chương trình.
Viết 1 tiểu phẩm về một trong các đề tài trên.
Đóng vai người tham gia hoạt động ngoại khóa.

Phụ lục 2: BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
I. Đề tài được giao:
II.Các thành viên của nhóm số:
.............................................................................

..........................................................................

1...........................................................................

7........................................................................

2...........................................................................

8.........................................................................

3...........................................................................

9.........................................................................


4...........................................................................

10........................................................................

20


5...........................................................................

11........................................................................

6...........................................................................
III. Nội dung công việc:

12.......................................................................

...................................................................................................................................................................
.................................................................................................................
IV.Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên:
-..........................................................................................................................................
-..........................................................................................................................................
-..........................................................................................................................................
-..........................................................................................................................................
-..........................................................................................................................................
-..........................................................................................................................................
-..........................................................................................................................................
V. Kết quả, sản phẩm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

VI. Thái độ, tinh thần làm việc:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
VII. Kiến nghị, đề xuất:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thư kí:
Nhóm trưởng:
( Kí, Họ và tên)
( Kí, học và tên)

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

Phụ lục 3: BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM
BÀI TRÌNH BÀY TRÊN MS POWERPOINT/CLIP VÀ NGƯỜI TRÌNH BÀY
Tên chủ đề Hội thảo: “Tiếng Việt trong ta! ”
Ngày: 23 tháng 1 năm 2013
Mức đạt/
Tiêu chí

Giỏi

Khá

Trung bình

Khơng đạt

- Tiêu đề rõ ràng.

- Cấu trúc chưa

- Tiêu đề không


Cho điểm đề
tài/ xếp loại

Bài trình chiếu trên MS PowerPoint/ Clip

1.Bố cục

- Tiêu đề rõ ràng,
hấp dẫn người xem.

- Tiêu đề rõ ràng,
hấp dẫn người xem.

Đề tài 1:
Đề tài 2:

21


(2 điểm)

2.Nội
dung.
(3 điểm)


3. Hình
thức.
(2 điểm)

Mức đạt
Tiêu chí

- Cấu trúc mạnh
lạc, logic.
- Nhất quán trong
cách trình bày tiêu
đề và nội dung.

- Cấu trúc khá rõ,
nhưng một số tiêu
đề chưa logic.
- Có điểm chưa
nhất quán trong
cách trình bày.

được logic.
- Tiêu đề chưa
nhất quán.

- Bố cục thiếu
logic, các tiêu
đề lộn xộn.

Đề tài 3:
Đề tài 4:


- Các vấn đề được
trình bày một cách
đầy đủ, trọng tâm.
- Các thơng tin về
con số, hình ảnh
minh hoạ đầy đủ,
phù hợp làm nổi bật
nội dung.

- Các vấn đề đựơc
trình bày một cách
đầy đủ. Cịn một số
vấn đề chưa rõ lắm.
- Các thơng tin về
con số, hình ảnh
minh hoạ khá đầy
đủ, phù hợp.

- Các vấn đề trình
bày dàn trải, chưa
có trọng tâm.
- Các thơng tin về
con số, hình ảnh
minh hoạ chưa
phù hợp..

- Nội dung còn
nghèo, thiếu
nhiều nội dung

quan trọng.
- Các thơng tin
về con số, hình
ảnh minh hoạ ít,
chưa phù hợp.

Đề tài 1:
Đề tài 2:
Đề tài 3:
Đề tài 4:

- Các thơng tin về
nhóm đủ.
- Sáng tạo, có tính
thẩm mỹ cao trong
cách trình bày.
- Phơng chữ, màu
chữ, cỡ chữ hợp lý.
- Số lượng slide
(PowerPoint)/ trang
(Word) đúng quy
định.
- Hiệu ứng trình
chiếu trên
Powerpoint sinh
động, hấp dẫn, hợp
lý.

- Các thơng tin về
nhóm đủ.

- Đảm bảo tính tính
thẩm mỹ trong thiết
kế.
- Phơng chữ, màu
chữ, cỡ chữ hợp lý.
- Số lượng slide
(PowerPoint)/trang
(Word) đúng quy
định.
- Hiệu ứng trình
chiếu trên
Powerpoint hợp lí.

- Chưa có đủ
thơng tin về
nhóm.
- Màu sắc phơng
chữ, màu chữ, cỡ
chữ cịn đơi chỗ
chưa hợp lý.
- Số lượng slide
(PowerPoint)/tran
g (Word) ít hơn
so với quy định.
- Hiệu ứng trình
chiếu trên
Powerpoint
khơng hiệu quả

- Chưa có thơng

tin về nhóm.
- Màu sắc,
phơng chữ gây
khó khăn khi
đọc.
- Số lượng sile
q ít.
- Chưa sử dụng
được các tính
năng cơ bản của
Powerpoint

Đề tài 1:
Đề tài 2:
Đề tài 3:
Đề tài 4:

Giỏi:

Khá:

Trung bình:

Khơng đạt:

Cho điểm đề
tài/ xếp loại

Người trình bày sản phẩm ( người trình bày trực tiếp hoặc thể hiện trong clip)


4. Cách
trình
bày.
(3 điểm)

- Tự tin, bình tĩnh,
thoải mái, ngơn ngữ
lưu lốt, linh hoạt,
có điểm nhấn, cuốn
hút người nghe.

- Khá tự tin khi
trình bày, thu hút
người nghe, nói to,
rõ ràng, song đơi
chỗ chưa rõ.

- Trình bày được
các thơng tin to,
rõ ràng nhưng
chưa có điểm
nhấn.

- Trình bày cịn
ngập ngừng, nói
nhỏ.
- Chỉ nhìn vào
màn hình để

Đề tài 1:

Đề tài 2:
Đề tài 3:
Đề tài 4:

22


Xếp
loại/
Tổng
điểm
(10
điểm)

- Thể hiện giao tiếp
bằng ánh mắt, cử
chỉ, nét mặt với
người nghe một
cách thân thiện.
- Không bị lệ thuộc
vào phương tiện, có
sự phối hợp nhịp
nhàng giữa đi,
đứng, nói và trình
chiếu.
- Phân bố thời gian
hợp lý cho trình
chiếu các nội dung.

- Thể hiện giao tiếp

bằng ánh mắt, cử
chỉ, nét mặt với
người nghe đôi khi
chưa thân thiện.
- Không bị lệ thuộc
vào phương tiện, có
sự phối hợp khá tốt
giữa đi, đứng, nói
và trình chiếu.
- Phân bố thời gian
khá hợp lý cho trình
chiếu các nội dung.

- Chỉ tập trung sự
chú ý vào bài
trình bày , chưa
bao quát người
nghe.
- Còn lúng túng
trong sử dụng kỹ
thuật trình chiếu.
- Phân bố thời
gian chưa hợp lý
cho trình chiếu
các nội dung.

trình bày.
- Thao tác trình
chiếu chậm,
lúng túng.

- Thời gian q
dài hoặc q
ngắn.

Giỏi:
Tổng: 9-10 điểm

Khá:
Tổng: 7-8 điểm

Trung bình:
Tổng 5-6 diểm

Khơng đạt:
dưới 5 điểm

Tổng điểm/ loại
Đề tài 1:
Đề tài 2:
Đề tài 3:
Đề tài 4:

Tên nhóm/cá nhân chấm
( Kí và ghi rõ họ tên)

Chúng tôi chân thành cảm ơn!
Phụ lục 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
( Phiếu dùng cho giáo viên )
Tên dự án: DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠN NGỮ VĂN VÀ ĐỜI SỐNG - CHỦ ĐỀ:


“Tiếng Việt trong ta!”
Tác giả: Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Minh Hương.
GV tổ Ngữ văn -THPT chun Hạ Long.
Mức đạt/

Giỏi:

Khá:

Trung bình:

Khơng đạt:

Cho điểm

23


Tiêu chí
1.Tính thiết
thực của đề
tài (2 điểm)
2. Nội dung
tích hợp môn
Ngữ văn và
đời sống (3
điểm)
3.Triển khai
dự án
( 2 điểm)


- Rất thiết thực
- Có tính thời sự.
- Phù hợp đối tượng

- Cơ bản thiết
thực, có vấn đề
chưa cần thiết

- Nhiều vấn đề
chưa thiết thực

- Tích hợp phong phú
với kiến thức xã hội,
kĩ năng sống, đạo
đức, lối sống

Tích hợp khá tốt
- Một vài điểm
chưa rõ

- Tích hợp cịn sơ Nội dung tích
lược
hợp chưa rõ

- thời gian hợp lí, tiết
kiệm, tận dụng thời
gian ngài giờ của học
sinh.
- Triển khai khoa

học, lo gic
- Hợp đối tượng

- Thời gian khá
hợp lí, tiết kiệm,
tận dụng thời gian
ngài giờ của học
sinh.
- Tương đối khoa
học
-Hợp đối tượng

- triển khai khá
hợp lí, nhưng cịn
đơi chõ chưa khoa
học
- Chưa thật phù
hợp đối tượng

- Triển khai
chưa khoa học
- Không phù
hợp đối tưọng

- Nội dung khá
phong phú, lơi
cuốn
- Trình bày khá
lưu lốt, đơi chỗ
chưa nhuần

nhuyễn

Nội dung bình
thường, chưa sáng
tạo.
- trình bày cịn
nhiều lỗi

- Nội dung sơ
lược, nghèo
nàn
- Trình bày
yếu

Khá:
Tổng: 7-8

Trung bình:
Tổng: 5-6

Khơng đạt:
Tổng
Tổng: dưới 5 điểm:

4. Sản
- Nội dung phong
phẩm:Hội
phú, bám sát chủ đề.
thảo (3 điểm) - Hấp dẫn, có tính
thuyết phục.

- Tổ chức tốt, sinh
động

5. Xếp loại/
Tổng điếm

Giỏi:
Tổng: 9-10

Hầu hết không
cần thiết với
đời sống

Người đánh giá và chấm:(Kí, ghi rõ họ tên)
Chúng tôi chân thành cảm ơn!
Phụ lục 5:
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỚI CÁC ĐỀ TÀI SAU KHI THỰC HIỆN:
MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐƯỢC HỌC KHI THỰC HIỆN
(DÀNH CHO HỌC SINH 11 Anh 2- ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN)

I. Mức độ hiểu biết nội dung các đề tài:
Nội dung

Hiểu

Hiểu sơ

Chưa

24



sâu

lược

hiểu

(Đề tài 1) Tiếng Việt trong lĩnh vực Quảng cáo
(Đề tài 2) Tiếng Việt trên các trang mạng xã hội
(Đề tài 3) Tiếng Việt và vấn đề phát âm
(Đề tài 4) Tiếng Việt giàu và đẹp trong thơ văn
Những vấn đề khác có liên quan: Thủ tục hành chính, ngoại giao, các mối
quan hệ, làm việc nhóm, ý thức tập thể, lên kế hoạch làm việc…
II. Mức độ hiểu biết và vận dụng kiến thức được học khi thực hiện đề tài:

Phạm vi kiến thức

Hiểu

vận
dụng
tốt

Hiểu và Hiểu
vận
ít. Vận
dụng
dụng
khá

kém

Các kĩ năng bộ môn Ngữ văn: Quan sát và thể nghiệm đời sống, Liên
tưởng, tưởng tượng; Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Phát biểu tự do,
phát biểu theo chủ đề, Trình bày một vấn đề, Phát biểu- thảo luận, Viết
quảng cáo, Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội...
Vận dụng kiến thức liên mơn: Giáo dục cơng dân, Địa lí, Lịch sử, Tin
học, Kĩ thuật, Nghề phổ thông...

Phụ lục 6:
KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ THAM GIA HỘI THẢO
(Dành cho tất cả học sinh tham gia dự án và dự Hội thảo )
STT

NỘI DUNG



KHƠNG

25


×