Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thiết kế mạng lưới quan trắc để phục vụ công tác quản lý chất lượng không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 88 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN................................................................................. 2
1.1. Quan trắc chất lượng không khí ...................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 2
1.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................... 2
1.1.3. Các dạng quan trắc chất lượng không khí .................................................... 2
1.2 Cơ sở thiết kế mạng lưới quan trắc chất lượng không khí .............................. 3
1.2.1 Xác định mục tiêu quan trắc ........................................................................... 3
1.2.2 Xác định điểm quan trắc................................................................................. 4
1.2.3 Xác định thông số quan trắc ........................................................................... 4
1.2.4 Xác định thời gian và tần suất quan trắc ....................................................... 4
1.2.5 Xác định các yếu tố khác ................................................................................ 4
1.3 Các phương pháp xác định điểm quan trắc chất lượng không khí .................. 6
1.3.1 Cơ sở để xác định điểm quan trắc .................................................................. 6
1.3.2 Phương pháp xác định điểm quan trắc .......................................................... 6
1.4 Giới thiệu hệ thống trạm quan trắc tự động cố định ở Việt Nam .................... 8
1.5 Một số kỹ thuật đo khí và bụi được sử dụng cho các trạm tự động .............. 14
1.5.1 Kỹ thuật đo bụi ............................................................................................. 14
1.5.2 Kỹ thuật đo chất ô nhiễm dạng khí ............................................................... 14
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 16
2.1 Khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.1.1 Giới hạn khu vực nghiên cứu ....................................................................... 16
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 17
i



2.1.3 Hướng phát triển các ngành sản xuất của thành phố Hạ Long [67] ........... 20
2.1.4 Hướng phát triển không gian lãnh thổ của thành phố Hạ Long [67] .......... 21
2.1.5 Các nguồn chính phát thải chất ô nhiễm không khí tại thành phố Hạ Long 22
2.2 Quy trình nghiên cứu xác định mạng lưới trạm quan trắc............................. 31
2.3 Mô hình phát tán chất ô nhiễm không khí ISC-ST3...................................... 32
2.3.1 Cơ sở mô hình Gauss .................................................................................... 32
2.3.2 Cơ sở phần mềm ISC-ST3............................................................................. 38
2.4 Thu thập dữ liệu đầu vào cho phần mềm ISCT3 ........................................... 40
2.4.1 Dữ liệu kiểm kê nguồn thải ........................................................................... 40
2.4.2 Dữ liệu khí tượng .......................................................................................... 42
2.5 Tính toán nồng độ chất ô nhiễm và xác định điểm quan trắc ........................ 43
3.1 Kiểm kê phát thải khu vực nghiên cứu .......................................................... 44
3.1.1 Nguồn điểm ................................................................................................... 44
3.1.2 Nguồn lộ thiên .............................................................................................. 48
3.2 Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm ................................................................ 50
3.3 Xác định điểm quan trắc chất lượng không khí cho thành phố Hạ Long...... 56
3.3.1 Tiêu chí xác định............................................................................................ 56
3.3.2 Chọn điểm theo lý thuyết ............................................................................... 57
a)

Trong ngắn hạn (phương án A) ..................................................................... 63

b)

Trong dài hạn (phương án B) ........................................................................ 64

3.3.3 Xác định vị trí trên thực tế ............................................................................. 65
a)

Trong ngắn hạn (phương án A) ..................................................................... 65


a)

Trong dài hạn (phươn án B) .......................................................................... 66

3.3.4 Xác định kỹ thuật đo ..................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 80

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đinh Khắc Cường, học viên cao học lớp 10BQLMT-QN khóa
2010B, đã thực hiện đề tài Thiết kế mạng lưới quan trắc để quan lý chất
lượng không khí tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên
cứu và thảo luận trong luận văn này là đúng sự thật và không sao chép ở bất
kỳ tài liệu nào khác.

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EC
GHCP
ISCST

KTTV
KTT
QCVN
TB
TCCS
TN&MT
UBND
WHO

Liên minh Châu Âu (European Community )
Giới hạn cho phép
Tổ hợp nguồn thải công nghiệp, ngắn hạn (Industrial
Source Complex Short Term)
Khí tượng thủy văn
Kinh tuyến trục
Quy chuẩn Việt Nam
Trung bình
Tiêu chuẩn cơ sở
Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban Nhân dân
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization )

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục trạm quan trắc tại địa bàn thành phố Hà Nội ............................8
Bảng 1.2. Danh mục trạm quan trắc tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.................10
Bảng 1.3. Danh mục trạm quan trắc nằm trong mạng lưới quan trắc môi trường

quốc gia và địa phương đã vận hành và dự kiến lắp đặt ...........................................11
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của thành phố Hạ Long...............22
Bảng 2.2. Tính hệ số phát tán ngang và phát tán dọc ban đầu  y 0 ,  z 0 cho nguồn thể
tích và nguồn đường. .................................................................................................39
Bảng 2.3. Xác định các cấp ổn định của khí quyển theo Pasquill – Gifford ............42
Bảng 2.4. Phương pháp SRDT (Solar Radiation Delta-T) để đánh giá các cấp ổn
định Pasquill- Gifford ...............................................................................................42
Bảng 3.1. Các thông số nguồn thải nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh ......................44
Bảng 3.2. Hệ số phát thải các công đoạn sản xuất xi măng (đã áp dụng các biện
pháp kiểm soát). ........................................................................................................44
Bảng 3.3. Các thông số tính toán phát thải TB các nhà máy xi măng Hạ Long
(1.732.000 tấn clinker/năm) ......................................................................................45
Bảng 3.4. Các thông số tính toán phát thải TB nhà máy xi măng Hạ Long
(1.900.000 tấn clinker/năm) ......................................................................................45
Bảng 3.5. Hệ số phát thải hoạt động sản xuất gạch ..................................................45
Bảng 3.6. Các thông số tính toán phát thải trung bình của các nhà máy sản xuất gạch
...................................................................................................................................46
Bảng 3.7. Hệ số phát thải đối với lò công nghiệp .....................................................47
Bảng 3.8. Các thông số tính toán phát thải các nhà máy khác ..................................47
Bảng 3.9. Dự báo tải lượng TSP phát thải từ các mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai các năm
2010 và 2015 .............................................................................................................48
Bảng 3.10. Dự báo tải lượng SO2 và NO2 phát thải từ các mỏ lộ thiên vùng Hòn
Gai các năm 2010 và 2015 ........................................................................................48
v


Bảng 3.11. Dự báo tải lượng CO và VOC phát thải từ các mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai
các năm 2010 và 2015 ...............................................................................................49
Bảng 3.12. Các thông số tính toán phát thải mỏ than lộ thiên vùng Hòn Gai năm
2010 và 2015 .............................................................................................................49

Bảng 3.13. Số lượng trạm trung bình khuyến nghị để quan trắc xu hướng chất lượng
không khí theo dân số của khu đô thị........................................................................56
Bảng 3.14. Khuyến nghị về sự phân bố các trạm quan trắc tương ứng với số lượng
trạm............................................................................................................................56
Bảng 3.15. Khoảng cách tối thiểu khuyến nghị tính từ đường để đo O3 và NOx ....57

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Quy trình thiết kế chương trình quan trắc chất lượng không khí. ..............5
Hình 2.1. Bản đồ số hóa với các lớp phân bố dân cư và nguồn thải của TP. Hạ Long
được chia thành theo lưới kích thước 2000 x 2000 (m) ............................................16
Hình 2.2.Vị trí của thành phố Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh ...............................17
Hình 2.3. Ranh giới các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hạ Long ...........18
Hình 2.4. Vị trí các mỏ than phía Đông Bắc thành phố Hạ Long .............................24
Hình 2.5. Vị trí các nhà máy sản xuất gạch ngói, nhà máy đóng tàu........................26
Hình 2.6. Vị trí nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh trên địa bàn phường Hà Khánh và
các nhà máy xi măng, cảng tiêu thụ sản xi măng, clinke thuộc huyện Hoành Bồ tiếp
giáp phía Bắc thành phố Hạ Long .............................................................................27
Hình 2.7. Vị trí khu công nghiệp Việt Hưng và KCN Cái Lân phía Tây Bắc thành
phố Hạ Long ..............................................................................................................28
Hình 2.8. Quy trình nghiên cứu xác định mạng lưới trạm quan trắc của thành phố
Hạ Long .....................................................................................................................31
Hình 2.9. Hoa gió đặc trưng thành phố Hạ Long trong năm nghiên cứu (2012) thiết
lập từ dữ liệu gió từng giờ. ........................................................................................43
Hình 3.1. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 1-h lớn nhất – nguồn điểm ......50
Hình 3.2. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 1-h lớn nhất – nguồn lộ thiên ..51
Hình 3.3. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 1-h lớn nhất – kết hợp nguồn

điểm và lộ thiên .........................................................................................................51
Hình 3.4. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 24-h lớn nhất – nguồn điểm ....52
Hình 3.5. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 24-h lớn nhất – nguồn lộ thiên 52
Hình 3.6. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 24-h lớn nhất – kết hợp nguồn
điểm và nguồn mỏ lộ thiên (GHCP: 200 µg/m3) ......................................................53
Hình 3.7. Bản đồ phân bố nồng độ SO2 trung bình 1-h lớn nhất – nguồn điểm ......53
Hình 3.8. Bản đồ phân bố nồng độ SO2 trung bình 24-h lớn nhất – nguồn điểm ....54
vii


Hình 3.9. Bản đồ phân bố nồng độ NOx (tính theo NO2) trung bình 1-h lớn nhất –
nguồn điểm (GHCP: 200 µg/m3) ..............................................................................54
Hình 3.10. Bản đồ phân bố nồng độ NOx (tính theo NO2) trung bình 24-h lớn nhất
– nguồn điểm (GHCP: 100 µg/m3) ...........................................................................55
Hình 3.11. Bản đồ phân bố nồng độ CO trung bình1-h lớn nhất – nguồn điểm .......55
Hình 3.12. Bản đồ phân bố nồng độ TSP trung bình 1-h lớn nhất (nguồn điểm) và
phân bố dân cư ..........................................................................................................58
Hình 3.13. Phân bố nồng độ TSP trung bình 1-h lớn nhất (nguồn mỏ lộ thiên) và
phân bố dân cư (GHCP: 300 µg/m3) ........................................................................59
Hình 3.14. Phân bố nồng độ TSP trung bình 1-h lớn nhất (kết hợp nguồn điểm và lộ
thiên) và phân bố dân cư (GHCP: 300 µg/m3) .........................................................59
Hình 3.15. Phân bố nồng độ TSP trung bình 24-h lớn nhất (kết hợp nguồn điểm và
lộ thiên) và phân bố dân cư (GHCP: 200 µg/m3) .....................................................60
Hình 3.16. Phân bố nồng độ SO2 trung bình 1-h lớn nhất (nguồn điểm) và phân bố
dân cư (GHCP: 350 µg/m3) ......................................................................................61
Hình 3.17. Phân bố nồng độ SO2 trung bình 24-h lớn nhất (nguồn điểm) và phân bố
dân cư (GHCP: 125 µg/m3) ......................................................................................61
Hình 3.18. Phân bố nồng độ NOx (tính theo NO2) trung bình 1-h lớn nhất (nguồn
điểm) và phân bố dân cư (GHCP: 200 µg/m3) .........................................................62
Hình 3.19. Phân bố nồng độ NOx (tính theo NO2) trung bình 24-h lớn nhất (nguồn

điểm) và phân bố dân cư (GHCP: 125 µg/m3 ..........................................................62
Hình 3.20. Phân bố nồng độ CO trung bình 1-h lớn nhất (nguồn điểm) và phân bố
dân cư (GHCP: 30000 µg/m3) ..................................................................................63
Hình 3.21. Sơ đồ vị trí các trạm quan trắc tự động cố định tại TP Hạ Long theo
phương án ngắn hạn ..................................................................................................68
Hình 3.22. Sơ đồ vị trí các trạm quan trắc tự động cố định tại TP Hạ Long theo
phương án dài hạn .....................................................................................................69

viii


MỞ ĐẦU
Hiện nay, chất lượng không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam nói chung
và thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) nói riêng đã có biểu hiện ô nhiễm và suy
giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội [7, 34].
Để đánh giá và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Bộ Tài nguyên và
Môi trường cũng như các ngành, các địa phương trong cả nước đã và đang thực
hiện nhiều biện pháp như: hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi
trường khí, hoàn thiện chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường không khí đô thị,
đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về quản lý chất lượng không khí, tăng
cường sự tham gia của cộng đồng, triển khai mạnh mẽ chương trình cải thiện chất
lượng không khí ở các đô thị, vv...
Tại thành phố Hạ Long, nhiều dự án phát triển du lịch xanh bền vững, du lịch
sinh thái và tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là ngư
dân, về bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng
đã được triển khai thực hiện. Chính quyền thành phố đã tích cực phối hợp cùng Tập
đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam xúc tiến chuyển đổi dần từ khai thác
than lộ thiên trên địa bàn sang khai thác hầm lò nhằm giảm thiểu ô nhiễm,vv...
Định hướng và quan điểm phát triển của thành phố Hạ Long trong những
năm tiếp theo là phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ưu

tiên phát triển theo hướng thành phố sạch và là một trọng điểm du lịch của cả nước,
khu vực Đông Nam Á và thế giới. Để có thông tin chính xác về chất lượng không
khí của thành phố, một trong những điều kiện tiên quyết là phải thiết lập một mạng
lưới các trạm quan trắc tự động cố định. Trong đó việc lựa chọn địa điểm đặt trạm
vẫn còn là vấn đề lớn cần được quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Thiết kế mạng
lưới quan trắc chất lượng không khí để phục vụ công tác quản lý chất lượng không
khí tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh”.

1


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1.

Quan trắc chất lượng không khí

1.1.1. Khái niệm
Theo Luật BVMT Việt Nam năm 2005, quan trắc môi trường là quá trình theo
dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp
thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác
động xấu đối với môi trường [29].
Theo định nghĩa của Cục bảo vệ môi trường Mỹ, quan trắc không khí là việc
đánh giá các mức nồng độ chất ô nhiễm một cách hệ thống và dài hạn thông qua
việc đo lượng và dạng chất ô nhiễm đó trong môi trường không khí ngoài trời [87].
Theo Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương thuộc Bộ Môi trường và Rừng Ấn Độ, quan trắc chất lượng không khí nhằm xác định hiện trạng chất lượng không
khí, đánh giá hiệu quả của các chương trình kiểm soát và xác định các khu vực cần
phục hồi cũng như thứ tự ưu tiên của việc phục hồi các khu vực này. [72].
Như vậy, có thể hiểu quan trắc chất lượng không khí là quy trình thực hiện
việc lấy mẫu (hoặc đo nhanh), bảo quản mẫu, phân tích, xử lý số liệu nhằm cung

cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng không khí và các tác
động xấu đối với chất lượng không khí.
1.1.2. Mục tiêu
Việc xác định mục tiêu quan trắc là bước đầu tiên của việc thiết kế một
chương trình quan trắc. Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới các yếu
tố khác trong chương trình quan trắc như: thông số quan trắc, phương pháp quan
trắc, khu vực và số điểm quan trắc cần thiết, thời gian (mùa) lấy mẫu, số lượng mẫu
cần lấy, vv…
1.1.3. Các dạng quan trắc chất lượng không khí
Dựa vào cách thực hiện, quan trắc chất lượng không khí có thể được chia
thành các loại sau:
a) Quan trắc thủ công hay quan trắc không tự động
- Chủ yếu do quan trắc viên trực tiếp thực hiện;

2


- Thiết bị quan trắc (bao gồm thiết bị lấy mẫu, đo trực tiếp) được mang đến
điểm quan tâm để thực hiện quy trình quan trắc.
+ Ưu điểm: Đầu tư ban đầu thấp, linh hoạt, dễ thực hiện.
+ Hạn chế: Không cho số liệu liên tục để đánh giá diễn biến chất lượng
không khí.
b) Quan trắc tự động
- Sử dụng phương pháp đo trực tiếp tại hiện trường
- Thiết bị quan trắc hiện đại sử dụng các phương pháp vật lý để phân tích hóa
học như tia tử ngoại, xung huỳnh quang, phát quang hóa học,…
+ Ưu điểm: Số liệu quan trắc thu được liên tục trong một thời gian dài cho
phép đánh giá tốt diễn biến chất lượng không khí.
+ Hạn chế: Đầu tư ban đầu và chi phí vận hành lớn, đòi hỏi nhân lực vận
hành có trình độ cao.

Quan trắc tự động gồm 02 loại trạm: trạm cố định và trạm di động.
 Trạm cố định: Trạm được đặt cố định và là thành tố chính của quan trắc
tự động
 Trạm di động: Thiết bị được trang bị cơ bản giống như trạm cố định.
Trạm được sử dụng để quan trắc tại các điểm nóng (ví dụ như tại các khu vực xảy ra
kiện cáo, phản ánh của dân cư về ô nhiễm không khí,…), khi xảy ra sự cố môi
trường, vv…
Trong khuôn khổ luận văn chỉ tập trung vào các trạm cố định, mà cụ thể hơn
là nghiên cứu thiết kế một mạng lưới các trạm quan trắc tự động cố định. Để có kết
quan trắc tốt, đại diện, mạng lưới quan trắc cần được thiết kế tốt.
1.2 Cơ sở thiết kế mạng lưới quan trắc chất lượng không khí
Thiết kế một chương trình quan trắc chất lượng không khí thường gồm các nội
dung chính sau:
1.2.1 Xác định mục tiêu quan trắc
Quan trắc chất lượng không khí có thể bao gồm các mục tiêu chính như sau
[72, 76, 89]:

3




Xác định nồng độ nền.



Xác định sự tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng không khí.




Phê chuẩn, hiệu chuẩn và phát triển mô hình.



Xác định xu thế diễn biến chất lượng không khí.



Phản ứng (đối phó) với các sự cố môi trường hay thực thi một

chương trình kiểm soát khẩn cấp.


Xác định mức phơi nhiễm môi trường.



Cung cấp cơ sở dữ liệu cho quy hoạch sử dụng đất.

Trong phạm vi luận văn này, mục tiêu quan trắc chất lượng không khí cho
thành phố Hạ Long được giới hạn tập trung vào quan trắc nồng độ nền.
Xác định điểm quan trắc

1.2.2

Xác định điểm quan trắc bao gồm xác định số lượng điểm quan trắc tối ưu và
vị trí điểm quan trắc. Số lượng và phân bố điểm quan trắc trong mạng lưới thay đổi
phụ thuộc vào mục tiêu quan trắc. Tuy nhiên phải đủ lớn để đại diện cho khu vực
quan tâm cũng như đủ nhỏ để tiết kiệm chi phí và đáp ứng được về năng lực vận
hành.

1.2.3 Xác định thông số quan trắc
Việc lựa chọn thông số quan trắc phụ thuộc vào mục tiêu quan trắc và các
nguồn thải trong vùng. Do mục tiêu quan trắc được xác định là quan trắc nền nên
các thông số quan trắc chủ yếu theo QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
1.2.4

Xác định thời gian và tần suất quan trắc
Đối với quan trắc thủ công, cần lựa chọn thời gian và chu kỳ quan trắc.
Các yếu tố này không có ý nghĩa do luận văn thiết kế mạng lưới các trạm quan

trắc tự động cố định (đo trực tiếp và liên tục).
1.2.5

Xác định các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố nói trên, việc thiết kế mạng lưới quan trắc còn bao gồm các

yếu tố khác như: xác định phương pháp quan trắc, thiết bị, vấn đề QA/QC, nguồn
lực (tài chính, con người).

4


Trong phạm vi của luận văn, do tính chất của trạm cố định nên việc thiết kế
mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tập trung vào 03 nội dung chính là xác
định vị trí đặt trạm, thông số quan trắc và kỹ thuật đo. Trong đó xác định vị trí đặt
trạm quan trắc là yếu tố quan trọng nhất.
XÁC ĐINH MỤC TIÊU QUAN TRẮC

LỰA CHỌN VỊ TRÍ


- Xác định số lượng và
địa điểm đặt
- Tính phơi nhiễm đại
diện
- Khả năng tiếp cận
- Bảo vệ an toàn cho thiết
bị

LỰA CHỌN
THÔNG SỐ ĐO

XÁC ĐỊNH THỜI GIAN
QUAN TRẮC

- Quy trình lấy mẫu
- Thời gian lấy mẫu
- Lượng mẫu
PHƯƠNG PHÁP
LẤY MẪU

Cỡ mẫu, tốc độ lấy mẫu
và tốc độ phản ứng của
thiết bị lấy mẫu

LỰA CHỌN THIẾT
BỊ QUAN TRẮC

PHƯƠNG PHÁP VÀ
TẦN SUẤT

HIỆU CHUẨN

THU THẬP
DỮ LIỆU

Năng lực
quan trắc viên

Tính tin cậy trong
phép đo và kết
quả đo

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

- Phân tích hồi quy
- Phân tích tương quan
- Phân bố tần suất

BÁO CÁO

Hình 1. 1. Quy trình thiết kế chương trình quan trắc chất lượng không khí [76].

5


1.3 Các phương pháp xác định điểm quan trắc chất lượng không khí
1.3.1 Cơ sở để xác định điểm quan trắc
Việc xác định điểm quan trắc được dựa trên các yếu tố chủ yếu sau:
 Thực trạng sử dụng đất: Đây chính là sự phân bố nguồn thải trên địa bàn
nghiên cứu.

 Chế độ khí tượng: Việc xác định các yếu tố khí tượng nhằm quan tâm đến
vùng bị tác động, đến nguồn địa phương khác, nguồn xa (long- range transport) có
thể tác động tới khu vực nghiên cứu.
 Các đối tượng chịu tác động nhạy cảm (như di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh, vv…).
 Địa hình: Địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vị trí quan
trắc do tác động của nó đối với tình trạng ổn định khí quyển và điều kiện gió địa
phương.
1.3.2

Phương pháp xác định điểm quan trắc
Hiện nay trên thế giới đã và đang áp dụng một số phương pháp xác định

điểm quan trắc sau:
a) Phương pháp ô lưới [76].:
Dựa trên bản đồ chia khu vực nghiên cứu thành các ô lưới (ô vuông) và ở
mỗi ô vuông có một điểm quan trắc.
+ Ưu điểm: thực hiện dễ dàng.
+ Hạn chế: Số lượng điểm quan trắc nhiều, chi phí tốn kém cho việc quan
trắc, không phù hợp với địa hình thay đổi phức tạp. Chỉ áp dụng khi không
có thông tin gì về khu vực nghiên cứu và khi có nguồn kinh phí lớn
b) Phương pháp ngoại suy
Phương pháp này sử dụng các công cụ hay mô hình thống kê toán học để lựa
chọn các điểm quan trắc tối ưu. Các công cụ được sử dụng như:
-

Lý thuyết hàm ngẫu nhiên [27]

-


Lý thuyết tối ưu [30, 81]

-

Địa thống kê [79, 85]

6


-

Xác định chỉ tiêu chất lượng môi trường riêng lẻ và tổng hợp [27]
+ Ưu điểm: có cơ sở toán học rõ ràng, tối ưu được số lượng điểm quan trắc.
+ Hạn chế: cần thực hiện quan trắc thăm dò hoặc dựa trên dữ liệu quan trắc

có sẵn với số liệu có đủ độ tin cậy.
c) Phương pháp mô hình [76]:
Phương pháp này được sử dụng để xác định phân bố nồng độ chất ô nhiễm
trong khí dựa vào các đặc trưng như: đặc trưng phát thải, khí tượng, địa hình, các
quá trình hóa học trong khí quyển. Phương pháp có thể cho biết sự đóng góp của
các nguồn, kể cả các nguồn xa vào nồng độ các chất ô nhiễm không khí để dự báo
khu vực có nồng độ ô nhiễm cực đại.
+ Ưu điểm: tính trực quan cao, tối ưu được số lượng điểm quan trắc.
+ Hạn chế: khó khăn trong việc thu thập đầy đủ dữ liệu đầu vào cho mô hình
(dữ liệu kiểm kê phát thải, dữ liệu khí tượng, địa hình,…).
d) Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu dựa trên logic mờ [66]:
Phương pháp gồm các bước thực hiện chính như sau:
-

Xác định các thông số ô nhiễm cơ bản trong mạng lưới;


-

Chia khu vực nghiên cứu thành các ô lưới và thực hiện kiểm kê phát thải

cho khu vực nghiên cứu;
-

Chạy mô hình mô phỏng theo từng giờ, 8h và 24 h cho từng ô lưới;

-

Tính toán điểm số cho mỗi tiêu chí tại từng ô lưới;

-

Tính toán trọng số tiêu chí sử dụng kỹ thuật phân tích tầng bậc mờ (AHP

mờ);
-

Xác định điểm số thích hợp cho từng ô lưới

-

Xác định khu vực tiềm năng

-

Xác định phạm vi ảnh hưởng dựa trên hệ số tương quan không gian để


xác định khu vực quan trắc tối ưu.
+ Ưu điểm: Tối ưu được số điểm quan trắc dựa trên nhiều tiêu chí; việc ứng
dụng kỹ thuật AHP mờ cho phép loại trừ tính không chắc chắn .

7


+ Hạn chế: kỹ thuật cũng phải áp dụng công cụ mô hình để tính toán điểm số
tiêu chí cho mỗi ô lưới trong vùng nghiên cứu nên cũng có những khó khăn như đã
nêu trên.
Trong phạm vi luận văn, phương pháp mô hình khuếch tán được sử dụng với
mục đích xem xét xu hướng phân bố các chất ô nhiễm. Kết quả chạy mô hình
khuếch tán sẽ được kết hợp cùng với các cơ sở khác nhằm xác định vị trí quan trắc
cho thành phố Hạ Long.
1.4 Giới thiệu hệ thống trạm quan trắc tự động cố định ở Việt Nam
Hiện nay tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác
đã có hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tự động cố định.
Tính đến năm 2013, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà
Nội đã lắp đặt và trang bị trạm quan trắc không khí tự động nhiều nhất cả nước bao
gồm cả trạm cố định và di động.
Bảng 1.1. Danh mục trạm quan trắc tại địa bàn thành phố Hà Nội
TT

1

2

3


Tên trạm

Bộ Tư lệnh
Hóa học

Đại học
xây dựng
Hà Nội

Nguyễn
Văn Cừ

Nhãn hiệu

Advanced
Pollution
Instrument,
Mỹ

Thermo
Environment
Instruments,
Mỹ

HORIBA,
Nhật Bản

Năm
vận
hành


2001

Đơn vị quản
lý vận hành
/Vị trí đặt
trạm
Trung tâm
Công nghệ xử
lý Môi trường,
Bộ Tư lệnh
Hóa học, Hà
Nội /285
đường Lạc
Long Quân
(tầng 4)

19992000

Đại học Xây
dựng Hà Nội
/55 đường Giải
Phóng (tầng 7)

20092010

Trung tâm
Quan trắc –
Tổng cục Môi
trường /56

đường Nguyễn

8

Thông số
quan trắc

SO2, NOx, O3,
CO, Bụi,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt
độ, độ ẩm, bức
xạ nhiệt, áp
suất
SO2, NOx, O3,
CO, Bụi,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt
độ, độ ẩm, bức
xạ nhiệt, áp
suất
SO2, NOx,
CO,
O3, PM10,
PM2.5, PM1.0,
hướng gió, tốc

Tình
trạng
hoạt

động


quan
đầu tư

Dừng
hoạt
động

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Dừng
hoạt
động

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Đang
hoạt
động
tốt

Bộ Tài

nguyên
và Môi
trường


Văn Cừ, Hà
Nội (tầng...)

4

5

6

7

Nam
Thăng
Long

Thượng
Đình –
ĐHKHTN

Láng

Lăng chủ
tịch Hồ Chí
Minh


Environment
al SA, Pháp

Environment
al SA, Pháp

KIMOTO,
Nhật Bản

OPSIS,
Thụy Điển

19992000

Sở Tài nguyên
và Môi trường
Hà Nội /36A
Phạm Văn
Đồng

2002

Sở Tài nguyên
và Môi trường
Hà Nội /334
Nguyễn Trãi

20022004

Trung tâm

KTTV Quốc
gia /62 đường
Nguyễn Chí
Thanh, Hà Nội
(đặt ven
đường)

2012

Trung tâm
nghiên cứu
ứng dụng khoa
học công nghệ
môi trường,
Ban quản lý
Lăng chủ tịch
Hồ Chí Minh

Nguồn: [47]

9

độ gió, nhiệt
độ,
độ ẩm, bức xạ
nhiệt
SO2, NOx,
CO, O3,
TSP, PM10,
hướng gió, tốc

độ gió, nhiệt
độ, độ ẩm, bức
xạ nhiệt, áp
suất
SO2, NO,
NOx,
NO2, CO, O3,
TSP, PM10,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt
độ, độ ẩm, bức
xạ nhiệt, áp
suất
SO2, NO,
O3, TSP,
PM10, CH4,
NH3, UV,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt
độ, độ ẩm, bức
xạ nhiệt, mưa
SO2, NOx,
O3, Hg
BTEX,
phenol, PM10,
CO.

Dừng
hoạt
động


Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Dừng
hoạt
động

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Một số
modul
không
ổn định

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Hoạt
động
tốt

Bộ Tài

nguyên
và Môi
trường


Bảng 1.2. Danh mục trạm quan trắc tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Năm vận
hành


Đơn vị quản lý vận hành
/Vị trí đặt trạm

Tình
trạng
hoạt
động

2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / 56 Trương Quốc
Dung – Tân Sơn Hòa

Dừng
hoạt
động

2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Phòng Tài nguyên
và Môi trường quận Thủ
Đức

Dừng
hoạt
động


2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Trụ sở UBND
quận 2

Dừng
hoạt
động

2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Công viên phần
mềm Quang Trung

Dừng
hoạt
động

2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Thảo Cầm Viên

Dừng
hoạt
động

2003


Sở Tài nguyên và Môi
trường / Trụ sở Sở
KH&CN – 244 Điện Biên
Phủ

Dừng
hoạt
động

2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Trường THPT
Hồng Bàng (quận 5)

Dừng
hoạt
động

2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Bệnh viện Thống
Nhất (quận Tân Bình)

Dừng
hoạt
động


2003

Sở Tài nguyên và Môi
trường / Phòng Giáo dục
huyện Bình Chánh (quận
Bình Tân)

Dừng
hoạt
động

Trung tâm KTTV Quốc gia
/ huyện Nhà Bè

Hoạt
động
không ổn
định

2004

Nguồn: [10]

10

Thông số quan trắc

SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ

nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,
hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
SO2, NOx, O3, CO, PM10,

hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ
nhiệt, áp suất
,
NO,
O3, TSP, PM10,
SO2
CH4, NH3, UV, hướng gió,
tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm,
bức xạ nhiệt, mưa

Cơ quan đầu


UBND thành
phố HCM

UBND thành
phố HCM

UBND thành
phố HCM

UBND thành
phố HCM

UBND thành
phố HCM

UBND thành

phố HCM

UBND thành
phố HCM

UBND thành
phố HCM

UBND thành
phố HCM

Bộ TN&MT


Trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, ngoài hệ thống các trạm tự
động cố định đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn các trạm đặt tại một số
địa phương khác do Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia và Tổng cục môi
trường là cơ quan quản lý và triển khai xây dựng, lắp đặt.
Bảng 1.3. Danh mục trạm quan trắc nằm trong mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia và địa phương đã vận hành và dự kiến lắp đặt
Địa
phương

Tên trạm

Viện Tài
nguyên và
Môi
trường
biển


Nhãn
hiệu

EcoTech,
Úc

Năm
vận
hành

Đơn vị vận
hành /Địa
điểm đặt trạm

2000

Viện Tài
nguyên và Môi
trường biển,
Hải Phòng /246
đường Đà
Nẵng (tầng 3)

Dừng
hoạt
động

20022004


Trung tâm
KTTV Quốc
gia /Phủ Liễn,
Hải Phòng

Hoạt
động tốt

20092010

Trung tâm
Quan trắc –
Tổng cục Môi
trường / Đại
học Đà Nẵng

Hoạt
động tốt

20022004

Trung tâm
KTTV Quốc
gia / thành phố
Đà Nẵng

Hoạt
động tốt

20022004


Trung tâm
KTTV Quốc
gia /Cúc
Phương, Ninh
Bình

Hoạt
động tốt

20022004

Trung tâm
KTTV Quốc

Hoạt

Hải
Phòng
Phủ Liễn,

KIMOTO,
Nhật Bản

Đại học
Đà Nẵng

HORIBA,
Nhật Bản


Đà Nẵng

KIMOTO,
Nhật Bản

Tình
trạng
hoạt
động

Đà
Nẵng

Ninh
Bình

Cúc
Phương

KIMOTO,
Nhật Bản

Gia Lai

PleiKu

KIMOTO,
Nhật Bản

11


Thông số quan
trắc

SO2, NOx, O3,
CO, Bụi, hướng
gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm,
bức xạ nhiệt, áp
suất
SO2, NO,
O3, TSP, PM10,
CH4, NH3, UV,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ
nhiệt, mưa
SO2, NOx, CO,
O3, PM10, PM2.5,
PM1.0,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ
nhiệt
SO2, NO,
O3, TSP, PM10,
CH4, NH3, UV,
hướng gió, tốc độ
gió, nhiệt độ, độ
ẩm, bức xạ nhiệt,

mưa

Chủ
đầu tư

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

SO2, NO,
O3, TSP, PM10,
CH4, NH3, UV,
hướng gió, tốc độ
gió, nhiệt độ, độ

ẩm, bức xạ nhiệt,
mưa

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

SO2, NO,
O3, TSP, PM10,

Bộ Tài
nguyên


gia / Thành phố
PleiKu, Gia Lai

Thành
phố Hồ
Chí
Minh

Sơn La

Nghệ
An

Cần
Thơ


Khánh
Hòa

Nhà Bè

KIMOTO,
Nhật Bản

Sơn La

KIMOTO,
Nhật Bản

Nghệ An

KIMOTO,
Nhật Bản

Cần Thơ

KIMOTO,
Nhật Bản

Đồng Đế
(Nha
Trang)

HORIBA,
Nhật Bản


động tốt

20022004

Trung tâm
KTTV Quốc
gia / huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Hoạt
động tốt

20022004

Trung tâm
KTTV Quốc
gia /TP Sơn La
(tỉnh Sơn La)

Hoạt
động tốt

20022004

Trung tâm
KTTV Quốc
gia /TP Vinh
(tỉnh Nghệ An)


Hoạt
động tốt

20022004

Trung tâm
KTTV Quốc
gia/ TP Cần
Thơ

Hoạt
động tốt

4/2012

Sở Tài nguyên
và Môi trường
Khánh Hòa/
Đường 2-4
phường Vĩnh
Hòa, Tp Nha
Trang

Hoạt
động tốt

Huế

Huế


HORIBA,
Nhật Bản

1/2013

Trạm quan trắc
Huế-/ trường
CĐSP Thừa
Thiên Huế, số
82 đường Hùng
Vương, TP Huế

Phú

Phú Thọ

HORIBA,

2013

Trung tâm

12

Hoạt
động tốt

Hoạt

CH4, NH3, UV,

hướng gió, tốc độ
gió, nhiệt độ, độ
ẩm, bức xạ nhiệt,
mưa
SO2, NO,
O3, TSP, PM10,
CH4, NH3, UV,
hướng gió, tốc độ
gió, nhiệt độ, độ
ẩm, bức xạ nhiệt,
mưa
SO2, NO,
O3, TSP, PM10,
CH4, NH3, UV,
hướng gió, tốc độ
gió, nhiệt độ, độ
ẩm, bức xạ nhiệt,
mưa
SO2, NO, O3,
TSP, PM10, CH4,
NH3, UV, hướng
gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm,
bức xạ nhiệt,
mưa
SO2, NO, O3,
TSP, PM10, CH4,
NH3, UV, hướng
gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm,

bức xạ nhiệt,
mưa
PM10, PM2.5,
PM1.0, NOx, SO2,
CO, O3, BTEX
(Benzen, Toluen;
Etyl Benzen;
m,o,p Xylen),
hướng gió, tốc độ
gió, nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất, bức
xạ mặt trời
SO2, NOx, CO,
O3, PM10, PM2.5,
PM1.0, THC
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ
nhiệt

và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên

và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường
Bộ Tài


Thọ

Quảng
Ninh


Nhật Bản

Hạ Long

HORIBA,
Nhật Bản

-

Quan trắc môi
trường Phú thọ
- Sở TNMT
Phú Thọ

động tốt

Sở Tài nguyên
và Môi trường
Quảng Ninh/
TP Hạ Long

Chuẩn bị
lắp đặt
trong
năm
2013

SO2, NOx, CO,
O3, PM10, PM2.5,
PM1.0, THC,

BTEX
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ
nhiệt
SO2, NOx, CO,
O3, PM10, PM2.5,
PM1.0, THC,
hướng gió, tốc
độ gió, nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ
nhiệt

nguyên
và Môi
trường

Bộ Tài
nguyên
và Môi
trường

Nguồn:[47]
Ở quy mô địa phương, tỉnh Đồng Nai hiện tại cũng đã đầu tư 02 trạm quan
trắc tự động cố định. Ngoài ra tỉnh còn trang bị trạm quan trắc không khí tự động di
động để quan trắc các khu vực tiếp nhận nhạy cảm, các điểm nóng về môi trường,…
Do những hạn chế trong việc tổ chức vận hành và nguồn lực (nhân lực, kinh
phí vận hành) nên hiện nhiều trạm đặt tại TP Hà Nội đã phải dừng hoạt động. Ngoài
ra do hệ thống các trạm khi triển khai chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vị trí đo
đạc nên việc khai thác, sử dụng dữ liệu cho các mục đích nghiên cứu, quy hoạch,

quản lý môi trường,... còn hạn chế. Các trạm lắp đặt ở ví trí cao so với khu dân cư
nên chỉ quan trắc ở cùng một mức nồng độ chất ô nhiễm trong thành phố [10 ].
Các trạm quan trắc cố định tại thành phố Hồ Chí Minh sau một thời gian hoạt
động do thiếu kinh phí phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng, thay thế linh kiện và
hiệu chuẩn thiết bị nên hầu hết các trạm đã xuống cấp và dừng hoạt động.
Qua thực tế vận hành các hệ thống trạm quan trắc tự động tại Việt Nam hiện
nay cho thấy, bên cạnh việc thiết kế một mạng lưới quan trắc, yêu cầu về chi phí và
năng lực vận hành của hệ thống trạm quan trắc tự động cố định cần được quan tâm
nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và duy trì hệ thống theo nguồn lực hiện có.

13


1.5 Một số kỹ thuật đo khí và bụi được sử dụng cho các trạm tự động
Các kỹ thuật đo thường được sử dụng cho các trạm quan trắc tự động
1.5.1 Kỹ thuật đo bụi
Nồng độ bụi có thể được xác định bằng phương pháp TEOM, tán xạ ánh
sáng hay tia β [71].
1.5.2 Kỹ thuật đo chất ô nhiễm dạng khí [71]
- Khí SO2: nồng độ SO2 được xác định bằng phương pháp xung huỳnh quang,
không khí bị chiếu bởi các xung ánh sáng cực tím trong buồng mẫu. SO2 bị kích
thích rồi khi trở lại trạng thái ban đầu thì phát ra tia huỳnh quang. Lượng huỳng
quang được xác định tỷ lệ với nồng độ của SO2.
- Khí cacbon dioxit (CO2) và cacbon monoxit (CO): được đo bằng phương
pháp trắc quang hồng ngoại không phân tán. Quá trình phát hiện được dựa vào sự
hấp thụ tia hồng ngoại của khí CO2 (CO).
- Hydrocacbon: xác định nồng độ dựa vào thiết bị cảm biến độ ion hóa ngọn
lửa hydro. Khi bi đốt cháy, liên kết hydro - cacbon bị phá vỡ tạo ra các ion và tạo ra
dòng điện. Dòng điện này được đo bởi điện kế. Tín hiệu này tỷ lệ với lượng ion.
Thiết bị đo sẽ lấy 2 mẫu đồng thời, mẫu 1 phân tích THC, mẫu 2 thì sẽ đo metan

bằng cách loại bỏ tất cả hydrocacbon ngoại trừ metan bởi bộ xúc tác.
- Khí NH3: 2 mẫu không khí được lấy đồng thời, mẫu 1 thì chuyển hóa tất cả
NH3 và NO2 thành NO nhờ chất xúc tác và nhiệt độ cao. Nồng độ được xác định
bằng sự phát quang do phản ứng hóa học giữa NO với O3 tạo ra. Đồng thời, tất cả
NO2 trong mẫu 2 được khử thành NO bởi chất xúc tác (ở nhiệt độ đủ thấp để không
chuyển hóa NH3). Nồng độ NH3 chính là sự chênh lệch nồng độ NO giữa 2 mẫu.
- NOx (NO + NO2): được xác định dựa trên sự phát quang của phản ứng hóa
học. Trong phương pháp này cũng lấy đồng thời 2 mẫu. Mẫu 1 để đo NO, mẫu 2 để
đo NOx. Mẫu 1 được đưa vào buồng phân tích, cho phản ứng NO trong mẫu với
ozon. Ánh sáng phát ra sẽ xác định được nồng độ khí NO nhờ cảm biến. Khí NO2
trong mẫu 2 được chuyển hóa hết thành NO bởi bộ xúc tác và được đưa vào buồng
phân tích. NOx được xác định theo nguyên tắc như mẫu 1.

14


- Khí O3: nguyên tắc phát hiện nhờ sự hấp thụ tia tử ngoại (UV) của ozon.
Lượng tia UV bị hấp thụ tỷ lệ với lượng ozon trong mẫu, do đó nên càng nhiều tia
UV bị hấp thụ chứng tỏ nồng độ ozon càng lớn có trong mẫu.

15


CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khu vực nghiên cứu
2.1.1 Giới hạn khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu của luận văn bao gồm toàn bộ diện tích của thành phố
Hạ Long và phần diện tích phía Nam huyện Hoành Bồ (có các nhà máy xi măng Hạ
Long và xi măng Thăng Long nằm ven đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ

Long).
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng diện tích chữ nhật được giới hạn bởi
các điểm góc A (2308000; 410000) và B (2328000; 446000) (hệ tọa độ VN2000,
kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30).

B

A

Hình 2.1. Bản đồ số hóa với các lớp phân bố dân cư và nguồn thải của TP. Hạ Long
được chia thành theo lưới kích thước 2000 x 2000 (m)

16


2.1.2 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý [51]

Hình 2.2.Vị trí của thành phố Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Hạ Long nằm ở Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, phía Nam của tỉnh Quảng
Ninh, nằm trên trục đường 18A. Phía Đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, Tây
giáp thị xã Quảng Yên, Bắc giáp huyện Hoành Bồ, Nam là vịnh Hạ Long với bờ
biển dài trên 50 km.
Thành phố có diện tích 271,95 km2 gồm có 20 phường: Đại Yên, Việt Hưng,
Tuần Châu, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Cao Xanh,
Cao Thắng, Hà Khánh, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà,
Hà Trung, Hà Lầm, Hà Tu, Hà Phong.

17



×