Bộ y tế
viện kiểm nghiệm thuốc trung ơng
báo cáo tổng kết đề tài kh&cn cấp bộ
nghiên cứu thiết lập bộ chuẩn
kháng sinh phục vụ công tác
kiểm nghiệm chất lợng thuốc
chủ nhiệm đề tài: ts. Nguyễn văn tựu
7281
07/4/2009
Hà nội - 2008
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP
BỘ CHUẨN KHÁNG SINH PHỤC VỤ
CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM
CHẤT LƯỢNG THUỐC
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tựu
Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh
Cơ quan chủ trì đề tài:
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
Năm 2008
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài:
Nghiên cứu thiết lập
bộ chuẩn kháng sinh phục vụ công tác
kiểm nghiệm chất lượng thuốc
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tựu
Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Thời gian thực hiện: từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 11 năm 2008
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 300 triệu đồng
Trong đó: Kinh phí SNKH 300 triệu đồng
Năm 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu thiết lập bộ chuẩn kháng sinh phục vụ
công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc
2.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tựu
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh
6. Danh sách những người thực hiện chính
1 Nguyễn Thị Kim Thanh Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
2 Phạm Thị Duyên Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
3 Mai Thanh Hà Dược sĩ Vi
ện Kiểm nghiệm thuốc TW
4 Lê Thị Thu Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
5 Lê Quang Thảo Dược sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
6 Cao Ngọc Anh Dược sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
7 Nguyễn Thị Quỳnh
Giang
Dược sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
8 Nguyễn Đăng Lâm Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
9 Phan Thị Thùy Chi Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
10 Trần Thị Bích Vân Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
11 Lê Thị Hường Hoa Thạc sĩ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW
7. Các đề tài nhánh của đề tài:
(a). Chuyên đề 1:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình phân tích và thiết lập chất
đối chiếu Azithromycin
- Chủ nhiệm chuyên đề 1: DS. Mai Thanh Hà
(b). Chuyên đề 2:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình phân tích và thiết lập chất
đối chiếu Cefadroxil
- Chủ nhiệm chuyên đề 2: ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh
(c). Chuyên đề 3:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình phân tích và thiết lập chất
đối chiếu Cefradin
- Chủ nhiệm chuyên đề 3: DS. Cao Ngọc Anh
(d). Chuyên đề
4:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình phân tích và thiết lập chất
đối chiếu Cefuroxim axetil
- Chủ nhiệm chuyên đề 4: ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh
(e). Chuyên đề 5:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình phân tích và thiết lập chất
đối chiếu Cefuroxim natri
- Chủ nhiệm chuyên đề 5: DS. Lê Quang Thảo
(f). Chuyên đề 6:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình đánh giá và thiết lập chất
đối chiếu Clarithromycin
- Chủ nhiệm chuyên đề 6: ThS. Lê Thị Thu
(g). Chuyên đề 7:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình đánh giá và thiết lập chấ
t
đối chiếu Norfloxacin
- Chủ nhiệm chuyên đề 7: ThS. Phạm Thị Duyên
(h). Chuyên đề 8:
- Tên chuyên đề: Xây dựng quy trình đánh giá và thiết lập chất
đối chiếu Tobramycin
- Chủ nhiệm chuyên đề 8: DS. Nguyễn Thị Quỳnh Giang
8. Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 11 năm 2006 đến tháng 11 năm
2008
LỜI NÓI ĐẦU
Các hoạt chất thuộc kháng sinh có trên 50 loại với các dạng chế
phẩm và biệt dược khác nhau được sản xuất và nhập khẩu vào Việt
Nam, chiếm khoảng 30% tổng số các mặt hàng đang lưu hành trên thị
trường. Nhu cầu về các chất đối chiếu kháng sinh thuộc thế hệ mới
phục vụ cho công tác kiểm nghiệm Dược phẩm trong nước ngày
càng tăng về số lượng và chủng loại. Để
mua được nguyên liệu có
chất lượng cao cũng như các chất chuẩn gốc để liên kết chuẩn
đang là vấn đề khó khăn của nhiều đơn vị. Nghiên cứu và thiết lập
bộ chuẩn kháng sinh nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn
vị kiểm nghiệm và sản xuất trên toàn quốc là vấn đề cần được giải
quyết.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Việ
n Kiểm nghiệm
thuốc Trung ương đã tạo điều kiện và các khoa/ phòng có liên
quan đã tham gia hợp tác đánh giá giúp chúng tôi hoàn thành đề tài
này đúng quy định.
Bảng chú thích các ký hiệu viết tắt
1 ARS : Chất đối chiếu khu vực ASEAN
2 ANOVA : Phân tích phương sai
3 BP : Dược điển Anh
4 BQ : Bảo quản
5 CRS : Chất đối chiếu hóa học
6 C18 : Cột sắc ký được nhồi các tiểu phân Silica gel có
bề mặt được silan hóa với nhóm octadecyl.
7 C6 : Cột sắc ký được nhồi các tiểu phân Silica gel có
bề mặt được silan hóa với nhóm Hexyl.
8 EP : Dược điển Châu Âu
9 EPRS : Chất đối chiếu theo Dược điển Châu Âu
10 F : Trắc nghiệm F (phân phối Fisher)
11 F
tn
: F thực nghiệm
12 F
tc
: F tiêu chuẩn
13 GC : Phương pháp sắc ký khí
14 IR : Phổ hồng ngoại
15 ICRS : Chất đối chiếu theo Dược điển quốc tế
16 HPLC : Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
17 HL : Hàm lượng
18 k’ : Hệ số dung lượng
19 m : Lượng cân
20 N : Số đĩa lý thuyết
21 n : Số lần thực nghiệm
22 NLBĐ : Nguyên liệu ban đầu
23 p : Số phòng thử nghiệm tham gia
24 PTN : Phòng thử nghiệm
25 R : Độ phân giải giữa hai pic của sắc ký đồ
26 RH : Độ ẩm tương đối
27 RSD : Độ lệch chuẩn tương đối
28 Rr : Thời gian lưu tương đối
29 RP18 : Cột sắc ký pha đảo được nhồi các tiều phân
Silica gel có bề mặt được silan hóa với nhóm
octadecyl.
30 S : Độ lệch chuẩn
31 S
c
: Phương sai chung
32 SKS : Số kiểm soát
33 t : Trắc nghiệm t (phân phối Student)
34 t
tn
: t thực nghiệm
35 t
tc
: t tiêu chuẩn
36 T : Hệ số đối xứng
37 TLC : Phương pháp sắc ký lớp mỏng
38 USP : Dược điển Mỹ
39 USPRS : Chất đối chiếu theo Dược điển Mỹ
40 UV - VIS : Phương pháp đo quang phổ tử ngoại khả kiến
41
X
: Giá trị trung bình
42 γ : Bậc tự do
43 WHO : Tổ chức Y tế thế giới
44 WS : Chuẩn làm việc
45 Z - Score : Nói lên độ lệch giữa giá trị riêng với giá trị
trung bình của từng phòng thử nghiệm
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần A –Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1
1. Kết quả nổi bật của đề tài
1
(a). Đóng góp mới của đề tài
2
(b). Kết quả cụ thể
2
(c). Hiệu quả về đào tạo
3
(d). Hiệu quả về kinh tế
3
2. Áp dụng vào thực tiễn sả
n xuất và đời sống xã hội
3
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu
đã được phê duyệt
4
(a). Tiến độ
4
(b). Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
4
(c). Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương
4
(d). Đánh giá việc sử dụng kinh phí
4
4. Các ý kiến đề xuất
5
Phần B. Nội dung báo cáo chi tiế
t kết quả nghiên cứu
đề tài cấp Bộ
6
1. Đặt vấn đề
6
1.1. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài
6
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài
7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
7
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
8
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
8
2.1.1. Giới thiệu
8
2.1.2. Hướng dẫn chung về thiết lập chất đối chiếu WHO
10
2.1.3. H
ướng dẫn chung về thiết lập chất đối chiếu ASEAN
15
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
20
2.3. Yêu cầu nội dung của một quy trình phân tích chất
đối chiếu
25
3. Đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu
26
3.1. Đối tượng nghiên cứu
26
3.1.1. Chọn mẫu nguyên liệu
26
3.1.2. Cỡ mẫu
27
3.2. Phương pháp nghiên cứu
27
3.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu
27
3.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
28
3.2.3. Đóng gói chất đối chiếu
28
3.2.4. Kiểm tra l
ại chất lượng chất đối chiếu
28
3.2.5. Điều kiện bảo quản
28
3.2.6. Các công cụ nghiên cứu cụ thể
29
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
30
3.3. Nội dung nghiên cứu
33
3.3.1. Đánh giá sơ bộ nguyên liệu
33
3.3.2. Xây dựng quy trình phân tích
34
3.3.3. Sản xuất
34
4. Kết quả nghiên cứu
38
Chuyên đề 1: Azithromycin SKS: 0108183 40
Chuyên đề 2: Cefadroxil SKS: V.106135 49
Chuyên đề 3: Cefradin SKS: 0106186 62
Chuyên đề 4: Cefuroxim axetil SKS: V.106136 72
Chuyên đề 5: Cefuroxim natri SKS: 0105175 85
Chuyên đề 6: Clarithromycin SKS: 0207179 96
Chuyên đề
7: Norfloxacin SKS: 0208148 106
Chuyên đề 8: Tobramycin SKS: 0207176 116
5. Bàn luận
129
6. Kết luận và khuyến nghị
134
6.1. Kết luận
134
6.2. Khuyến nghị
136
7. Tài liệu tham khảo
137
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PL1
Phụ lục 1: Quy trình phân tích chất đối chiếu Azithromycin
Chứng chỉ phân tích Azithromycin SKS: 0108183
PL 2
Phụ lục 2 : Quy trình phân tích chất đối chiếu Cefadroxil
Chứng chỉ phân tích Cefadroxil SKS: V.106135
PL 8
Phụ lục 3: Quy trình phân tích chất đối chiếu Cefradin
Chứng chỉ phân tích Cefradin SKS: 0106186
PL 15
Phụ lục 4: Quy trình phân tích chất đối chiếu Cefuroxim axetil
Chứng chỉ phân tích Cefuroxim axetil SKS: V.106136
PL 22
Phụ lục 5: Quy trình phân tích chất đối chiếu Cefuroxim natri
Chứng chỉ phân tích Cefuroxim natri SKS: 0105175
PL 27
Phụ lục 6: Quy trình phân tích chất đối chiếu Clarithromycin
Chứng chỉ phân tích Clarithromycin SKS: 0207179
PL 33
Phụ lục 7: Quy trình phân tích chất đối chiếu Norfloxacin
Chứng chỉ phân tích Norfloxacin SKS: 0208148
PL 41
Phụ lục 8: Quy trình phân tích chất đối chiếu Tobramycin
Chứng ch
ỉ phân tích Tobramycin SKS: 0108183
PL 49
1
PHẦN A. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
Các mục tiêu đề ra của đề tài đã được thực hiện, thể hiện qua các kết quả nổi
bật sau :
- Qua đánh giá sơ bộ, các nguyên liệu đều đạt chất lượng để thiết lập chất đối chiếu.
- Đã xây dựng được quy trình phân tích phù hợp với mục đích sử dụng. Áp dụng
các quy trình này để
đánh giá chất lượng nguyên liệu, kết quả phân tích thu
được cho thấy phù hợp với chứng chỉ phân tích do nhà sản xuất cung cấp.
- Đã thiết lập được 8 chất đối chiếu kháng sinh thế hệ mới đáp ứng một phần
nhu cầu về chất đối chiếu ngày càng tăng của hệ thống kiểm nghiệm ở Việt
Nam, trong đó có 2 chất được cung cấp cho 8 nước trong khu vực ASEAN.
-
Có 6 chất đối chiếu đủ thời gian theo dõi để kiểm tra định kỳ đã được tiến hành
phân tích lại. Qua kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng chất đối chiếu ổn định,
không bị thay đổi.
Từ kết quả đánh giá nêu trên cho thấy:
- Điều kiện đóng gói và bảo quản được xây dựng là phù hợp.
- 8 quy trình thiết lập chất đối chiếu trong đề
tài được xây dựng với các phương
pháp phân tích có độ chính xác cao thể hiện qua độ tái lặp giữa các phòng thí
nghiệm và độ lặp lại trong phòng thí nghiệm nhỏ, đã nâng cao độ tin cậy đối với
chất đối chiếu được sản xuất tại Việt Nam, có thể áp dụng các quy trình phân tích
này để tiếp tục thiết lập cho các lô mẻ sau tại Viện. Các cơ sở, đơn vị thuộc
ngành kiểm nghiệm cũng có thể
áp dụng để tiến hành thiết lập chất đối chiếu của
đơn vị mình.
Việc nghiên cứu và xây dựng được quy trình thiết lập chất đối chiếu đã thể
hiện được khả năng hòa nhập về kỹ thuật của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung
ương với các trung tâm thiết lập chất chuẩn trên thế giới và các nước trong khu
vực, nâng cao năng lực cạnh tranh về
kỹ thuật kiểm nghiệm, tạo điều kiện cho
Viện chủ động và tích cực trong chương trình hợp tác với khu vực và thế giới về
kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng thuốc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế (WTO).
2
Ngoài ra đề tài đã tiến hành đúng tiến độ về thời gian, kinh phí của đề tài
được thanh quyết toán đúng quy định về tài chính.
Cùng với các hoạt động thiết lập chất đối chiếu tại Viện, 8 chất đối chiếu được
thiết lập trong đề tài đã góp phần nâng quỹ chuẩn của Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương lên 242 hoạt chất (hiện tại quỹ chuẩn khu v
ực ASEAN là 136 hoạt chất).
(a). Đóng góp mới của đề tài
Đã xây dựng 8 quy trình phân tích và thiết lập được 8 chất đối chiếu, đáp ứng
kịp thời nhu cầu sử dụng của các đơn vị kiểm nghiệm và sản xuất trong cả nước
cũng như các nước trong khu vực. Các quy trình phân tích xây dựng sẽ được áp
dụng để thiết lập các lô chất đối chiếu sau.
(b). Kết quả cụ
thể
8 chất đối chiếu đã được thiết lập và đưa vào sử dụng từ năm 2006 đến cuối
năm 2008. Trong đó có 2 chất có sự hợp tác đánh giá của các nước trong khu vực
ASEAN, sau khi hoàn thành chúng tôi đã gửi cho các nước sử dụng.
TT Tên chất đối chiếu
Số lượng sản xuất
(lọ)
Số lượng đã sử dụng
(lọ)
1 Azithromycin 300 41
2 Cefuroxim natri 204 174
3 Cefuroxim axetil 410 310 (gửi cho 8 nước)
4 Cefradin 309 120
5 Cefadroxil 380 280 (gửi cho 8 nước)
6 Clarithromycin 273 60
7 Norfloxacin 154 10
8 Tobramycin 309 65
Tổng 2339 1060
Số liệu 2 chất đối chiếu gửi cho các nước trong khu vực:
TT
Tên chất đối
chiếu
Thái
Lan
Singapo Malaysia Philippin Indonesia Myanma Lào Campuchia
1 Cefadroxil 60 20 20 50 60 20 30 20
2 Cefuroxim
axetil
60 20 20 70 60 30 30 20
Tổng 120 40 40 120 120 50 60 40
3
(c). Hiệu quả về đào tạo
- Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, một số cán bộ trẻ mới ra trường về công
tác tại Viện tham gia đề tài đã tiếp cận được phương pháp thiết lập một chất
đối chiếu cũng như cách tiến hành phân tích, các thao tác trong phân tích kiểm
nghiệm chất đối chiếu, một công việc đòi hỏi phải có độ chính xác cao cũng
như biết cách xử lý các s
ố liệu theo phương pháp thống kê khi tập hợp các kết
quả phân tích của các phòng thí nghiệm độc lập.
- Các cán bộ tham gia đề tài đã hướng dẫn và đào tạo tiếp cho các cán bộ trong
hệ thống kiểm nghiệm cũng như doanh nghiệp cách xây dựng quy trình phân
tích cũng như sản xuất để thiết lập chất đối chiếu cho đơn vị.
- Quy trình thiết lập chất đối chi
ếu đã được viết thành tài liệu đào tạo của Viện.
(d). Hiệu quả về kinh tế
Các đơn vị Kiểm nghiệm và sản xuất trong cả nước đã sử dụng chất đối chiếu
nghiên cứu trong đề tài để tiến hành thiết lập và phát triển quỹ chuẩn của đơn vị
cũng như kiểm tra được chất lượng của các nguyên liệu và thành phẩm
được sản
xuất và lưu hành trên thị trường. Đã tiết kiệm được một khoản đáng kể ngoại tệ
của ngân sách nhà nước không phải sử dụng để nhập chuẩn nước ngoài. Tự chủ
được một phần chất đối chiếu cho hệ thống kiểm nghiệm.
2. ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỀN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- Đáp ứng k
ịp thời nhu cầu trong nước,
- Việc thiết lập được các chất đối chiếu đã góp phần thực hiện nhiệm vụ giám sát,
kiểm tra và đảm bảo chất lượng thuốc của Viện Kiểm nghiệm cũng như các cơ
sở Kiểm nghiệm trong cả nước.
- Các đơn vị kiểm nghiệm và sản xuất đã tiết kiệm được nhiều thời gian và tài
chính không phải mua chu
ẩn gốc từ nước ngoài.
- Việc thiết lập được các chất đối chiếu đã chứng tỏ được năng lực kỹ thuật của
Việt Nam có đủ điều kiện để hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
4
3. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐỐI CHIẾU VỚI ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(a). Tiến độ
* Đúng tiến độ X
* Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn . . . . . . tháng
* Kéo dài thời gian nghiên cứu
(b). Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
* Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra X
* Thực hiện được các mục tiêu đề ra nhưng không hoàn chỉnh
* Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra
* Những mục tiêu không thực hiện được
(c). Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương
* Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương X
* Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương X
* Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạt
* Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả các sản phẩm đều chưa đạt
chất lượng
* Tạo ra được 1 số sản phẩm đạt chất lượng nhưng sản phẩm chưa
thực hiện được
(d). Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 300 triệu đồng
Trong đó: Kinh phí SNKH 300 triệu đồng
Trang thiết bị đã được đầu tư từ nguồn kinh phí của đề tài (chi phí những
trang thiết bị có giá trị trên 3000 USD): Không
Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán
Chưa thanh quyết toán xong: Không
Kinh phí tồn đọng: Không
5
4. CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Ngày càng có nhiều loại thuốc với hoạt chất mới được nhập vào Việt Nam
cũng như nhiều kỹ thuật phân tích hiện đại được áp dụng đòi hỏi phải có chất đối
chiếu để sử dụng. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương mong nhận được sự quan
tâm giúp đỡ về cơ chế hoạt động và chính sách để Viện có th
ể chủ động trong
công tác phát triển quỹ chuẩn của Việt Nam:
- Cục quản lý Dược: Quy định đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trước khi dự kiến sản xuất hay xin nhập khẩu các Dược phẩm là hoạt chất mới nên
cung cấp nguyên liệu của các hoạt chất đó cho Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung
ương để thiết lập chất đối chiếu, nhằm đáp ứng kị
p thời nhu cầu thẩm định
phương pháp phân tích cũng như chất lượng thuốc khi xin lưu hành trên thị
trường.
- Bộ Y tế và Cục quản lý Dược: Cho phép Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
được nhập khẩu trực tiếp chất chuẩn gốc của các trung tâm thiết lập chuẩn trên thế
giới cũng như được phép nhập trực tiếp nguyên liệu có chất lượng cao từ các công
ty nướ
c ngoài để thiết lập chất đối chiếu.
- Tài chính: Để nâng cao chất lượng của chất đối chiếu cũng như nâng cao năng
lực cạnh tranh về kỹ thuật, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương mong nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ về tài chính của Bộ Y tế để có thể trang bị thêm
những thiết bị phân tích hiện đại như: DTA, TGA. . .
6
PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài
- Thuốc có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người, nó đòi hỏi phải có
chất lượng tốt, độ ổn định cao. Để đảm bảo chất lượng của thuốc từ khâu sản
xuất – bảo quản - lưu thông – sử dụng, cần phải kiểm tra chất lượ
ng từ nguyên
liệu đến thành phẩm. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong công
tác kiểm tra chất lượng đó là có các chất chuẩn/ chất đối chiếu dùng trong phân
tích, kiểm nghiệm thuốc.
- Nhu cầu về các chất đối chiếu ngày càng tăng nhanh do có nhiều phương pháp
phân tích trên thiết bị hiện đại yêu cầu phải sử dụng:
* Các phương pháp quang phổ:
+ Phương pháp quang phổ hồng ngoại (IR)
+ Phương pháp quang ph
ổ tử ngoại khả kiến (UV - VIS)
* Các phương pháp sắc ký:
+ Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
+ Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC, HPLC/MS/MS)
+ Phương pháp sắc ký khí (GC, GC/MS).
* Định lượng kháng sinh họ penicilin và cephalosporin bằng phương pháp chuẩn độ đo Iod.
* Định lượng bằng phương pháp vi sinh.
- Ngoài các phương pháp phân tích nêu trên, việc chuẩn hoá phương pháp và
hiệu chỉnh các dụng cụ, máy móc, thiết bị phòng thí nghiệm cũng yêu cầu sử
dụng ch
ất chuẩn/ chất đối chiếu như: Hiệu chỉnh bước sóng và độ hấp thụ của
máy đo quang phổ tử ngoại, hiệu chỉnh phần hóa học máy thử độ hoà tan, máy
đo điểm chảy hay kiểm tra sự phù hợp của hệ thống sắc ký (TLC, GC, HPLC).
- Hiện nay với khoảng trên 20.000 loại sản phẩm của trên 1000 hoạt chất lưu hành
trên thị trường Việt Nam, trong đó các ho
ạt chất thuộc kháng sinh có trên 50 loại
với các dạng chế phẩm và biệt dược khác nhau được sản xuất và nhập khẩu vào
Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng số các mặt hàng đang lưu hành trên thị trường.
Trong những năm qua, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã thiết lập được
7
khoảng trên 200 loại chất đối chiếu, trong số đó mới có khoảng 23 loại chất đối
chiếu kháng sinh. Để đảm bảo chất lượng, hiệu lực và độ an toàn của thuốc đòi hỏi
phải thiết lập thêm nhiều chất đối chiếu nhất là các chất đối chiếu thuộc kháng sinh
thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu về chủng loại phục vụ
cho công tác kiểm
nghiệm Dược phẩm trong cả nước.
- Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước, nhu cầu
nghiên cứu triển khai phương pháp đánh giá tương đương sinh học và sinh khả
dụng của thuốc trên một số chế phẩm thuốc kháng sinh thế hệ mới của một số
cơ sở sản xuất thuốc trong nước đang tăng lên đ
òi hỏi phải có các chất đối
chiếu để sử dụng trong phân tích.
Theo Pháp lệnh Đo lường, để thiết lập chuẩn phòng thí nghiệm các đơn vị
kiểm nghiệm hay sản xuất Dược trong nước phải liên kết với các chất chuẩn có độ
chính xác cao hơn. Trong khi đó các chất đối chiếu kháng sinh thế hệ mới lại chưa
được thiết lập tại Việt Nam, do đó nhu cầu phải thi
ết lập các chất đối chiếu này
nhằm chủ động trong công tác kiểm tra giám sát chất lượng nguyên liệu và chế
phẩm, giảm chi phí về thời gian cũng như tài chính trong việc phải mua chất
chuẩn của nước ngoài để sử dụng là công việc cấp thiết hiện nay.
Đề tài: " Nghiên cứu thiết lập bộ chuẩn kháng sinh phục vụ công tác kiểm nghiệm
chất lượng thuốc” được thực hi
ện nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu của Viện Kiểm
nghiệm thuốc Trung ương cũng như các cơ sở kiểm nghiệm trong cả nước.
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài
Sau khi hoàn thành đề tài, các đơn vị có nhu cầu sử dụng chất đối chiếu bao gồm:
- Các khoa kiểm nghiệm thuộc Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và
Viện Kiểm nghiệm thu
ốc TP. Hồ Chí Minh.
- Các Trung tâm Kiểm nghiệm của các tỉnh thành trong cả nước.
- Các công ty và xí nghiệp kinh doanh và sản xuất dược phẩm.
- Ngoài ra còn cung cấp cho Viện Kiểm nghiệm các nước trong khu vực.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương - Bộ Y tế,
sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại như: Các máy quang phổ hồng ngoại, tử
ngoại,
máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy sắc ký khí, máy quét nhiệt vi sai . . . Đề tài nghiên cứu
giới hạn trong 8 loại nguyên liệu thuộc nhóm kháng sinh thế hệ mới nhằm mục tiêu:
8
Xây dựng 8 quy trình phân tích và thiết lập 8 chất đối chiếu, cung cấp kịp thời
các chất đối chiếu phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng thuốc.
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
2.1.1. Giới thiệu [8], [19], [20], [21]:
Các chất chuẩn gốc mua từ nước ngoài sử dụng để liên kết chuẩn trong đề tài
được thiết lập tại các trung tâm sau:
- Chất chuẩn theo Dược điển Mỹ (USPRS): Hội đồng chất đối chiếu Dược
điển Mỹ (USP Reference Standard Committee); Giá bán 184 USD/lọ.
- Chất chuẩn theo D
ược điển Châu Âu (EPRS): Ban thư ký Kỹ thuật thuộc
Hội đồng Dược điển Châu Âu (Technical Secretariat of the European
Pharmacopoeia Commission); Giá bán 94 EUR/lọ.
- Chất đối chiếu theo Dược điển Quốc tế (ICRS): Trung tâm hợp tác về các
chất đối chiếu hoá học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO Collaborating
Centre for Chemical Reference Substances); Giá bán 80 USD/lọ.
- Chất đối chiếu khu vực ASEAN (ARS): Được thiết lập với sự đánh giá hợp
tác của các nước trong khối ASEAN theo chương trình Hợp tác kỹ thuật
giữa các nước ASEAN về lĩnh vực Dược phẩm; Giá bán 50 USD/lọ.
Khảo sát danh mục chuẩn gốc của các trung tâm thiết lập chuẩn ở nước ngoài,
chúng tôi thấy 8 chất đối chiếu dự kiến nghiên cứu không có mặt đầy đủ trong các
danh mục chuẩn gốc của các trung tâm ở nước ngoài.
TT Tên chất đối chiếu ARS EPRS USPRS ICRS VN
1 Azithromycin x x (IR) x
2 Cefradin x (IR + Tạp) x
3 Cefuroxim natri x (IR + Tạp) x
4 Cefuroxim axetil x (IR + Tạp) x
5 Cefadroxil x (IR) x
6 Clarithromycin x x (IR) x
7 Norfloxacin x (IR) x
8 Tobramycin x x (IR + Tạp)
9
Mục đích và cách sử dụng của các chất chuẩn nước ngoài cũng khác nhau:
- Chất chuẩn Quốc tế: Cách sử dụng và mục đích sử dụng ghi trên chứng chỉ
phân tích.
- Chất chuẩn Châu Âu: Có 14 mục đích sử dụng khác nhau, phụ thuộc vào
từng chuyên luận cụ thể trong Dược điển.
- Chất chuẩn Mỹ: Một số chất phải xác định lại độ ẩm trướ
c khi sử dụng.
- Chất chuẩn ASEAN: Cách sử dụng và mục đích sử dụng ghi trên chứng chỉ
phân tích.
Qua hướng dẫn sử dụng, chúng tôi nhận thấy chỉ có chất chuẩn Quốc tế và chuẩn
khu vực ASEAN là phù hợp với cách sử dụng hiện nay tại các PTN, còn chất chuẩn
châu Âu và Mỹ không thuận tiện cho người sử dụng, đặc biệt khi không nắm rõ thông
tin có thể mua về nhưng không đúng mục
đích sử dụng.
Hình 1: Chuẩn Quốc tế
Hình 2: Chuẩn USPRS
10
Hình 3: Chuẩn khu vực ASEAN
2.1.2. Hướng dẫn chung về thiết lập, bảo quản và phân phối chất đối
chiếu của WHO [12], [17], [22]:
Mục đích thiết lập chất đối chiếu để sử dụng cho các công việc phân tích hàng
ngày như định tính, độ tinh khiết và hàm lượng của các hoạt chất hay chế phẩm theo
yêu cầu của dược điển. Trong quá trình thiết lập chất
đối chiếu phải luôn được liên
kết với chất đối chiếu gốc theo quy định của dược điển hoặc của một tổ chức đã được
công nhận.
2.1.2.1. Lựa chọn nguyên liệu:
- Để đáp ứng mục đích sử dụng trong các phép thử hoá học, vật lý hay vi sinh,
yêu cầu nguyên liệu làm chất đối chiếu phải là một khối đồng nhất (không
được lẫ
n tá dược hay chất bảo quản) được lựa chọn từ các lô nguyên liệu sản
xuất thuốc có chất lượng tốt nhất và được cung cấp bởi từ các nhà sản xuất
Dược phẩm.
- Độ tinh khiết của nguyên liệu dự kiến thiết lập chất đối chiếu phụ thuộc vào
mục đích sử dụng. Một chất đối chiếu dự kiến sử
dụng cho phép thử định tính
bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại hay phương pháp TLC không yêu
cầu có độ tinh khiết quá cao, trong khi đó các nguyên liệu được sử dụng thiết
lập chuẩn để dùng trong định lượng nên có độ tinh khiết ít nhất 99,5 % hoặc
cao hơn nữa.
- Để đáp ứng cho yêu cầu của một chất đối chiếu, điều cần xem xét quan trọng
nhất là ảnh hưởng của tạ
p chất đến phép đo trong khi định lượng.
11
- Việc phân tích chất lượng nguyên liệu, nhất là nguyên liệu dùng để thiết lập
chất đối chiếu thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi những trang thiết bị hiện đại,
những hoá chất, chất chuẩn gốc, đặc biệt người làm phân tích phải có trình độ
và kinh nghiệm, do đó tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu phải luôn đề cập đến
các chỉ tiêu nhằm chứng minh tính xác thực v
ề hoá học và độ tinh khiết của nó.
2.1.2.2. Xây dựng quy trình phân tích [9], [11], [18], 24], [25]
Các phương pháp hoá lý được sử dụng để đánh giá chất lượng nguyên liệu
thiết lập chất đối chiếu phải phản ánh được đúng tính chất của chất đó, có độ
chính xác và độ lặp lại cao.
a. Các phương pháp phân tích được sử dụng để định tính: Đó là các phương pháp
có khả năng chứng minh được các tính ch
ất đặc trưng của hai mẫu là đúng.
Đáp ứng mục đích này thường đo phổ IR, ngoài ra có thể áp dụng phương
pháp khác như đo phổ tử ngoại, TLC, đo điểm chảy, xác định góc quay cực
riêng.
- Đo phổ hồng ngoại (IR): Đây là kỹ thuật hay được sử dụng nhất để định
tính hợp chất hữu cơ ở dạng tinh khiết. Có thể so sánh v
ới phổ hồng ngoại
chuẩn trong thư viện phổ hoặc đo song song với chất chuẩn.
- Sắc ký lớp mỏng (TLC): So sánh với vết chính của chất chuẩn gốc, phát
hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 361 nm hoặc kỹ
thuật phun hiện màu với các thuốc thử đặc trưng.
- Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HP-TLC): Tương t
ự sắc ký lớp mỏng,
nhưng sử dụng nhiều loại pha tĩnh hơn, do đó có thể áp dụng kỹ thuật sắc
ký lớp mỏng pha đảo. HP-TLC có hiệu năng cao hơn TLC nhiều lần.
- Quang phổ tử ngoại khả kiến (UV – VIS): Đo mật độ quang của dung dịch có
nồng độ nhất định pha trong một dung môi thích hợp. Các cực đại hấp thụ
trong vùng tử ngoại kh
ả kiến và giá trị hấp thụ riêng E
1%, 1cm
tại những bước
sóng xác định là những giá trị đặc trưng cho mỗi chất. Thông thường đo song
song với dung dịch chuẩn, phổ UV – VIS của mẫu thử phải giống với mẫu
chuẩn.
b. Các phương pháp xác định độ tinh khiết:
- Các phương pháp phân tích sắc ký: Các phương pháp này dựa trên sự chia
tách sắc ký rất phù hợp cho việc phát hiện và xác định các tạp chất có trong
12
nguyên liệu. Sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lỏng (HPLC) và sắc ký khí
(GC) là các phương pháp hay được sử dụng. Trong khi phương pháp TLC
thường được sử dụng cho mục đích định tính thì phương pháp HPLC (có
detector UV – VIS và Diod array) và GC rất thuận lợi cho mục đích xác
định tạp chất liên quan. Ngoài ra sắc ký khí cũng rất phù hợp cho việc xác
định các tạp chất bay hơi cũng như cắn dung môi có trong nguyên liệu.
- Các phương pháp quang phổ: Phương pháp đo quang phổ t
ử ngoại được sử
dụng rộng rãi để xác định độ tinh khiết của nguyên liệu thiết lập chất đối
chiếu, vì các tạp chất liên quan có trong nguyên liệu là các phân tử hữu cơ,
trong cấu trúc phân tử của các tạp chất này thường có chứa nhóm mang màu
(chromophore) và tạo ra phổ hấp thụ trong vùng tử ngoại, thể hiện bằng những
đỉnh lạ trong phổ đồ. Tuy nhiên công dụng của phương pháp bị giớ
i hạn do có
ít cực đại hấp thụ trong vùng tử ngoại và có nhiều hợp chất có nhóm mang
màu đặc trưng tương tự vì vậy cần có sự liên kết với chất chuẩn ngoại.
- Phương pháp xác định góc quay cực: Nhiều hoạt chất có khả năng làm quay
mặt phẳng ánh sáng phân cực và tỉ lệ tương đối của các đồng phân quang học
thường được xác định bằng phương pháp đo nă
ng suất quay cực. Trong
phương pháp này, để thu được các kết quả có độ chính xác cao cần chọn dung
môi phù hợp. Sử dụng máy xác định góc quay cực có độ chính xác cao, góc
quay cực riêng càng gần giá trị ấn định chứng tỏ hợp chất càng tinh khiết.
- Phương pháp quét nhiệt vi sai (DSC): Là phương pháp xác định độ tinh khiết
của nguyên liệu nhanh và nhạy, sự có mặt của tạp chất trong nguyên liệu có thể
xác định được do có sự khác nhau về
điểm chảy. Sử dụng thiết bị Differential
Scanning Caloriemeter (DSC) để xác định thông số nhiệt lượng. Động học
thu nhiệt tại điểm chảy có thể được xác định bằng phương pháp quét nhiệt
vi sai, cho biết mức độ tinh khiết của hợp chất hữu cơ.
- Xác định điểm nóng chảy: Điểm chảy cũng cho biết độ tinh khiết của hợp
ch
ất hữu cơ. Điểm chảy càng gọn và càng gần với giá trị thực.
- Các phương pháp khác: Kim loại nặng, tro sulfat, phân tích trọng lượng,
điện di, phổ hấp thụ nguyên tử là các phương pháp có giá trị trong việc xác
định độ tinh khiết.
13
Dù bất cứ phương pháp nào được sử dụng để đánh giá các nguyên liệu thiết
lập chất đối chiếu thì điều cơ bản nhất là hàm lượng nước hay độ ẩm và hàm
lượng của các tạp chất phải được xác định: Giảm khối lượng do sấy (LOD), Karl
– Fischer (KF).
c. Định lượng:
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với nhiều loại detector khác nhau:
Detector UV – VIS, detector chuỗi diod DAD, detector huỳnh quang FD,
kh
ối phổ MS là phương pháp hay được sử dụng nhất để xác định hàm
lượng, tùy theo từng chất mà sử dụng kỹ thuật phù hợp. Hàm lượng chất
trong mẫu thử được tính toán dựa vào diện tích píc của mẫu thử (dung dịch
thử), diện tích píc mẫu chuẩn (dung dịch chuẩn) đã biết trước nồng độ
trong cùng điều kiện phân tích.
- Quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-VIS):
Đo mật độ quang của dung dịch
chuẩn và dung dịch thử tại bước sóng xác định đặc trưng. Hàm lượng chất
trong mẫu thử được tính toán dựa vào mật độ quang (A) của dung dịch thử
và dung dịch chuẩn đã biết nồng độ hoặc dựa vào giá trị độ hấp thụ riêng
(E
1%, 1cm
).
- Phương pháp chuẩn độ thể tích: Các phương pháp chuẩn độ acid – base,
chuẩn độ đo thế hoặc chuẩn độ trong môi trường khan được áp dụng để xác
định hàm lượng của nguyên liệu thiết lập chuẩn.
2.1.2.3. Xác định giá trị ấn định [13], 15], [16], [18], [19]:
Xác định hàm lượng chất đối chiếu được tiến hành bởi chương trình đánh
giá hợp tác giữa các phòng thí nghiệm độc lập dựa theo quy trình phân tích đã
đượ
c xây dựng.
Đánh giá kết quả: Các kết quả phân tích của các phòng thử nghiệm tham gia
được tập hợp lại để đánh giá theo phương pháp thống kê được quy định cụ thể
trong quy trình phân tích. Các kết quả phân tích thuộc số lạ bị loại ra khỏi dãy
kết quả, giá trị trung bình và khoảng tin cậy được tính toán. Giá trị ấn định của
chất đối chiếu là giá trị trung bình của tập hợp các kết quả phân tích sau khi
đã
loại các số lạ.