Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận về nhận thức bình đẳng trong hôn nhân đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.04 KB, 29 trang )

Phần 1. Những vấn đề chung.

1.

Lý do chọn đề tài.
Trích từ bài phát biểu chung của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường, viết tắt là ISEE và Hiệp hội đồng tính Quốc tế (ILGA) tai phiên
họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua báo cáo
UPR của Việt Nam vào ngày 20/6/2014: “Chúng tôi hoan nghênh phản hồi
của Chính phủ Việt Nam về việc chấp thuận khuyến nghị của Chi-Lê yêu
cầu “ban hành một đạo luật chống lại sự phân biệt đối xử , để đảm bảo
quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt xu hướng tình dục hay
bản dạng giới của họ”…. Luật hôn nhân và gia đình vừa được thông qua
vào hôm qua, không có bất cứ sự thừa nhận pháp lý nào về quan hệ cùng
giới , chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền của các cặp đôi
cùng giới bằng các nghị định hướng dẫn thi hành và các luật liên quan, và
cho phép công dân Việt Nam được cấp giấy chứng nhận độc thân khi họ
muốn kết hôn cùng giới với người mước ngoài tại nước ngoài”.
Dưới góc độ tâm lý học, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào tong ý thức của con người, nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cơ sở, mục
đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội. Quyền bình đẳng
trước pháp luật là một quyền con người, quyền công dân. Đó là quyền được
xác lập tư cách công dân trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối
xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ
như nhau. Nhận thức về quyền bình đẳng của hôn nhân đồng giới ở học
sinh trung học phổ thông là sự hiểu biết, sự phản ánh nhiều mặt của vấn đề
này vào trong ý thức của họ.
Trên thực tế, hiểu biết của xã hội Việt Nam bao gồm học sinh trung học
phổ thông về đồng tính và hôn nhân đồng tính còn rất hạn chế. Gần 80% số
người đang hiểu sai ít hoặc nhiều về người đồng tính và kỳ thị họ. Điều này


cũng chính xác đối với học sinh trường THPT Trần Cao Vân. Đa số những
người được hỏi đều cho ý kiến sẽ ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc
biệt là quyền được chung sống và nhận con nuôi. Tuy nhiên, lại hiếm có ai
đồng ý để người đồng tính kết hôn vì họ cho rằng người đồng tính kết hôn
là chỉ để giải quyết nhu cầu về thể xác, tình cảm sẽ không lâu bền.


Nghiên cứu về nhận thức của học sinh trung học phổ thông trường Trần
Cao Vân về vấn đề quyền bình đẳng hôn nhân của người đồng tính sẽ giúp
tìm ra được phần nào lý do cản trở việc chấp nhận cho người đồng tính kết
hôn của học sinh trung học phổ thông đồng thời giải quyết, hướng các em
có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp phải rất nhiều thách thức, Sự cản trở về
mặt tâm lý, cơ chế tự vệ của con người khi được hỏi về những vấn đề nhạy
cảm, rào cản của pháp luật về việc thừa nhận hôn nhan đồng tính gây sức
ép, phần lớn các em vẫn còn đang trong tuổi vị thành niên, các tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu còn rất ít,…..
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Nhận thức về quyền bình
đẳng hôn nhân đồng tính của học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân”
được xác lập.
2.

Mục đích nghiên cứu.
Đề tài khảo sát thực trạng nhận thức quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính
của học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân. Trên cơ sở đó, đề xuất và
thử nghiệm một số biện pháp nhằm hướng các em có cái nhìn thoáng hơn
về vấn đề này.

3.


Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khái quát hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nhận thức
quyền bình đẳng hôn nhân đống tính của học sinh trung học phổ thông
Trần cao Vân: Nhận thức, hôn nhân, đồng tính, hôn nhân đồng tính, quyền
bình đẳng, quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính, nhận thức quyền bình
đẳng hôn nhân dồng tính, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trung học phổ
thông, nhận thức quyền bình đẳng hôn nhân của học sinh trung học phổ
thông.
Xác định thực trạng nhận thức quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính của
học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân.
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động
đến thực trạng nhận thức về quyền bình đẳng trong hôn nhân đồng tính của
các em đồng thời hướng các em có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này.

4.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính
của học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân.
Khách thể nghiên cứu: học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân thành
phố Quy Nhơn.
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã chọn mẫu và tiến hành khảo sát ngẫu
nhiên trên 120 học sinh trường trung học phổ thông Trần Cao Vân, thành
phố Quy Nhơn.
5.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Vì một số lý do và điều kiện hạn chế nên tôi xin phép được giới hạn phạm

vi để thu hẹp vấn đề nghiên cứu:
Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Để thuận lợi cho người nghiên
cứu, khách thể được thu hẹp là học sinh trung học phổ thông Trần Cao
Vân, hai khối 10 và khối 12.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nhận thức về quyền bình đẳng hôn
nhân đồng tính của học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân được thể
hiện qua nhiều mặt như nhận thức thể hiện qua hành vi, nhận thức thể hiện
qua thái độ, qua lời nói, đồng thời còn có thể nghiên cứu đến nguyên nhân
dẫn đến sự nhận thức vấn đề như vậy,…. Vì điều kiện có hạn nên tôi xin
phép chỉ nghiên cứu về nhận thức quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính của
học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân thê hiện qua cử chỉ hành vi, lời
nói và thái độ.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 23 tháng 10 năm 2016 đến ngày 13 tháng 12
năm 2016.
Địa bàn nghiên cứu: Trường trung học phô thông Trần Cao Vân thành phố
Quy Nhơn.

6.

Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp sau:

a.
b.
c.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.


7.

Giả thuyết nghiên cứu.


Nhận thức về quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính của học sinh trung học
phổ thông Trần Cao Vân vẫn còn nhiều hạn chế
Có sự không đồng đều giữa 3 khối 10, 11, 12, giữa nam và nữ, học lực,
hạnh kiểm,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng:
Yếu tố chủ quan: bản thân sự nhận thức của các em, tính cách, khí
chất của từng người.
Yếu tố khách quan: sự giáo dục của gia đình và nhà trường, ảnh
hưởng của lối suy nghĩ phong kiến và pháp luật đè nặng.
Trong đó, yếu tố chủ quan là quyết định.


Phần 2: Nội dung nghiên cứu.
Chương 1: Lý luận về nhận thức quyền bình đẳng hôn nhân
đồng tính của học sinh trung học phổ thông Trần Cao Vân
thành phố Quy Nhơn.

1.
1.1

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Những nghiên cứu nước ngoài về đồng tính:
Nhóm tác giả A.Cloete, L.C.Simbayi, S.C.Kalichman (2008), đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính
nam bị nhiễm HIV”. Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Cape của Châu

Phi. Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến những
người đồng tính nam và chú ý đến hành vi tình dục của đồng tính nam có
AIDS. Đề tài đã khảo sát 92 đồng tính nam có HIV và 330 người bình
thường có HIV. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những đồng tính nam bị
nhiễm HIV cảm thấy cô đơn, bị phân biệt đối xử. Họ bị mất việc làm, nơi
ở. Tuy chỉ ra được những tác động và hệ quả của quan hệ tình dục không
an toàn nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về đồng tính nam và
chưa phân tích sâu về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng
tính.
Các tài liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình yêu giũa hai người cùng
giới đã xuất hiện từ rất lâu.
Trong văn hóa Hy Lạp, Achilles là một trong những chiến binh anh dũng
và vĩ đại nhất. Nhờ có sự góp sức của chàng, công cuộc chinh phục thành
Troy (khoảng năm 1184 TCN) dài đằng đẵng 10 năm trời của quân Hy Lạp
mới giành được thắng lợi. Vì chiến thắng ấy, Achilles đã mất đi cả mạng
sống của bản thân, cũng như mất đi người tình đồng tính của mình Patroclus. Nói về hai nhân vật này, nhiều người cho rằng, mối quan hệ giữa
họ vẫn còn là một bí ẩn không rõ ràng. Bản thân Patroclus và Achilles vốn
là 2 người bạn thân trong quân ngũ - Achilles đối xử với Patroclus khác
hẳn với người khác. Ông chiến đấu vì bạn, chăm sóc tận tình mỗi khi bạn
bị thương. Chính những biểu hiện ấy làm dấy lên nghi ngờ về tình yêu
đồng tính có tồn tại giữa hai chiến binh?


Alexander Đại đế (356 TCN - 323 TCN) là một trong các vị tướng vĩ đại
nhất trong lịch sử thế giới. Nhưng không chỉ nổi danh là đánh đâu thắng
đó, hoàng đế Macedonia còn được biết tới với mối tình đồng tính cùng
người bạn thân Hephaestion. Trong xã hội thời ấy, tình cảm đồng giới, nhất
là nam - nam hoàn toàn được cho phép, đó cũng là lý do vì sao mối quan hệ
giữa Alexander Đại đế và Hephaestion là chuyện rất bình thường. Hai
người là bạn thân từ thuở thiếu thời, cùng học dưới sự dạy dỗ của Aristotle.

Lịch sử chép lại, Alexander dành thời gian ở bên Hephaestion nhiều hơn
bất cứ ai, kể cả vợ mình. Từ bé cho tới lớn, hai người luôn dính chặt với
nhau, cùng bàn luận chuyện chính trị, quân sự, tương lai…
Bà Hoàng hậu nổi tiếng với mối tình đồng tính nữ đầu tiên trong hậu cung
Trung Quốc không ai khác chính là Trần Hoàng hậu, vợ của vị vua nổi
tiếng triều Hán, Hán Vũ Đế. Người đời sau thường gọi Trần Hoàng hậu là
Trần A Kiều hoặc Trần Kiều . Theo sử sách kể lại, vị hoàng hậu này ghen tị
với phi tử được sủng ái của phu quân mình nên đã thông đồng vwois một
nữ phù thủy tên gọi Sở Phục. Vốn bị chồng ghẻ lạnh, chỉ có Sở Phục kề
cận, lâu dần giauwx hai người nảy sinh tình cảm, mối tình vụng trộm bắt
đầu từ đó cho đến ngày hoàng đề biết dược và cho người xử tử Sở Phục.
Không những lịch sử nhắc đến, ngay cả tôn giáo cũng có nghiên cứu đến
vấn đề tình yêu giữa những người đồng giới, cụ thể là giáo phái Shingon,
Nhật Bản. Giáo phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản, do Kuukai (774 –
835) sáng lập, đã xây dựng nên một dạng Tantra riêng của mình gọi là
Tachikawa Ryu. Giáo phái này dạy rằng sự quên đi bản thân trong khi làm
tình có thể dẫn đến giác ngộ. Quá trình phát triển này nói lên một khác
nhau cơ bản giữa quan niệm về tình dục của Phật giáo và của Thiên chúa
giáo. LaFleur nhận xét: “Ở châu Âu có lẽ không có một điều gì tương tự
như việc Phật giáo Nhật Bản sử dụng tình dục như một hình tượng tôn
giáo, thậm chí coi chính nó như một hành vi tôn giáo”. Điều nổi bật là có
một số xu hướng trong Phật giáo Nhật Bản coi tình dục như một chuyện
tính cực, tách khỏi nhiệm vụ sinh sản của nó. Việc tách tình dục ra khỏi
nhiệm vụ duy trì nòi giống đã cho phép tình dục trở thành một biểu tượng
tôn giáo và được nâng lên khỏi phạm trù gia đình.
Ở Nhật Bản, ảnh hưởng của những hình tượng tình dục Tantric mô tả sự
giao hợp giữa nam và nữ thực ra là không đáng kể. Quan trọng hơn là ảnh
hưởng của những hình tượng cảm dục đồng giới và thậm chí tình dục đồng
giới trong những tổ chức Phật giáo nam, nơi mà những chú tiểu đẹp được



coi như hiện thân của nguyên tắc nữ giới. Việc Đạo Phật cho phép thậm chí
tu sĩ cũng có những sinh hoạt tình dục đồng tính được thể hiện rõ qua
huyền thoại nổi tiếng về người sáng lập trường phái Shingon, Kooboo
Daishi (Kuukai), người đã nhập môn tình dục đồng giới vào Nhật sau khi
đi tu học ở Trung Quốc về vào đầu thế kỷ thứ chín. Huyền thoại này nổi
tiếng tới mức thậm chí Gaspar Vilela, một nhà du hành Bồ Đào Nha cũng
nghe đến. Ghi chép vào năm 1571, ông phàn nàn về thói nghiện “kê gian”
(sodomy) của những tu sĩ tại núi Hiei. Những ghi chép của những người
truyền đạo Jesuit chứa đầy những ca thán về sự hiện diện khắp nơi của ham
mê tình dục đồng tính trong chùa chiền Nhật Bản. Điều làm những nhà
truyền đạo bực dọc là xem ra những thói quen này được chấp nhận rất rộng
rãi. Cha cố Francis Cabral ghi lại trong một bức thư viết năm 1596 rằng
“sự ghê tởm của da thịt” và những “thói quen ma quỷ” được “coi là danh
giá tại Nhật Bản.
Trước năm 1994 trên thế giới người ta vẫn quan niệm rằng, đồng tính là
một căn bệnh thuộc nhóm bệnh lệch lạc giới tính và có liên quan đến các
biểu hiện suy đồi đạo đức. Thậm chí một số quốc gia còn liệt đồng tính là
một bệnh thuộc bệnh tâm thần và cần theo dõi sát sao. Từ sau năm 1994,
các nhà khoa học đã nhận ra sai lầm của mình nên từ đó đồng tính luyến ái
không bị coi là một căn bệnh nữa. Họ cho rằng đây là một hiện tượng, một
thiên hướng tình dục bình thường.
Năm 1993, nhà nghiên cứu Hammer (Mỹ) đã tìm ra một đoạn nằm trên
nhiễm sắc thể X có liên quan đến xu hướng tình dục đồng giới. Ông và
cộng sự đưa ra giả thuyết: xu hướng tình dục đồng giới được di truyền từ
người mẹ.
1.2. Những nghiên cứu trong nước về đồng tính:
Do chịu ảnh hưởng của các tư tưởng phong kiến và sức ép cua pháp luật
nên các nghiên cứu về người đồng tính của nước ta vẫn còn khá hạn chế.
Tháng 2 năm 2016, cuốn sách “Có phải bởi vì tôi là LGBT?” của hai tác

giả Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Hương dưới sự giúp đỡ của Viện
nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, được tài trợ bởi của Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành.
Cuốn sách này là báo cáo này trình bày những phát hiện từ khảo sát toàn
diện đầu tiên về trải nghiệm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và


bản dạng giới tại Việt Nam. Đây là kết quả tham gia của 2363 người trả lời
hoàn thiện bảng hỏi trực tuyến đang sinh sống ở 63 tỉnh thành của Việt
Nam, 10 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân, hai cuộc thảo luận nhóm với tổng
cộng tám người tại thành phố Hồ Chí Minh (“TP.HCM”) và Hà Nội về
những trải nghiệm phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực bởi vì xu hướng
tính dục và bản dạng giới của họ
Năm 2014, ISEE cho ra mắt cuốn sách trực tuyến họ mang tên “Diễn ngôngiới và tính dục trong cuộc sống muôn màu” có nhắc về sự đa dạng giới
tính và quyền bình đẳng của những người đồng giới.
Cũng trong năm 2014, Lương Thế Huy cho ra mắt “Quyền của tôi” nói về
quyền của những người thuộc cộng đồng LGBT trong đó có đề cập đến
quyền hôn nhân đồng thời đề cập các kiến thức cơ bản về giới tính, khẳng
định quyền của người đồng tính nói riêng và của cộng đồng người LGBT
nói chung đều là quyền con người, không thể vi phạm, không thể bác bỏ.
Tháng 9 năm 2013, ISEE tổ chức một cuộc khảo sát trưng cầu ý kiến người
dân về hôn nhân đồng giới trên địa bàn 68 xã/phường thuộc 8 tỉnh thành
phố với sự tham gia của PGS. TS. Đặng Nguyên Anh, TS. Nguyễn Đức
Vinh, TS. Nguyễn Thị Thu Nam, ThS. Lê Quang Bình, TS. Bùi Thị Thanh
Hà, ThS. Nghiêm Thị Thủy, ThS. Trần Thị Ngọc Bích, TS. Vũ Hồng
Phong, ThS. Phạm Thanh Trà. Kết quả khảo sát cho thấy người dân khá
quan tâm đến vấn đề hôn nhân đồng tinh mặc dù nhiều người không biết
việc Nhà nước đang xem xét sửa Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó có
vấn đề hôn nhân đồng tính. Từ cuộc khảo sát này, nhóm nghiên cứu đưa ra

một số kết luận chính như sau: Thứ nhất, cộng đồng người đồng tính tồn tại
trên thực tế và khá gắn bó với cộng đồng xã hội khi có tới 30,4% người
được hỏi có quen biết người đồng tính. Bên cạnh đó, 27,4% người dân biết
về hiện tượng “hai người cùng giới sống chung như vợ chồng” trực tiếp từ
chính người đồng tính, chứng tỏ đây là một hiện tượng xã hội cần được
quan tâm và giải quyết về mặt pháp lý. Thứ hai, ngày càng có nhiều người
dân biết về đồng tính, hiện tượng hai người cùng giới sống chung như vợ
chồng, và đặc biệt là có một lượng khá lớn người dân đã biết ai đó là người
đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…). Đặc biệt, tỉ lệ
người dân biết về hiện tượng này trong những năm gần đây tăng lên đáng
kể nhờ truyền thông, thảo luận xã hội cũng như sự công khai sống thật của
người đồng tính.


2. Cơ sở lý luận nhận thức về hôn nhân đồng tính của học sinh trung học phổ

thông.
2.1. Nhận thức.
2.1.1. Các quan điểm về nhận thức:
Theo quan điểm của các nhà duy vật: nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan.
Theo quan điểm của các nhà duy tâm chủ quan: nhận thức là sự phản ánh
trạng thái chủ quan(như cảm giác, biểu tượng, xúc cảm...), hoặc cho rằng
tri thức có tính chất tiên nghiệm, tức có sẵn trong đầu óc con người.
Theo quan điểm của các nhà duy tâm khách quan: tri thức có bản chất siêu
tự nhiên, con người có được nhờ sự hồi tưởng, sự hòa nhập, sự đốn ngộ, sự
mặc khải, niềm tin v.v..
Ở triết học Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Heraclitus cho rằng, cảm giác là
điểm xuất phát của nhận thức “mắt và tai là người thầy tốt nhất, nhưng mắt
là nhân chứng chính xác hơn tai” {5;77}. Tuy vậy, theo ông nhận thức cảm

tính chỉ cho ta biết cái bề ngoài vì, “giới tự nhiên thích giấu mình”; do đó
tư duy phải tiến lên nhận thức được cái Logos của vũ trụ. Democritus đại
biểu xuất sắc của trường phái nguyên tử luận cũng thừa nhận, nhận thức bắt
nguồn từ cảm tính, nhưng nhận thức cảm tính là “sự nhận thức mờ tối”
{5;176}, chỉ có nhận thức lý tính mới cho ta biết được nguyên tử và bản
chất đích thực của sự vật. Đối với Tuân Tử, nhà triết học của Trung Hoa cổ
đại, ông coi cảm giác là nguồn gốc của tri thức, nhưng có thể sai lầm, do đó
con người phải dựa vào một “khí quan đặc biệt” là “tâm” (khái niệm “tâm”
được các nhà triết học hiểu là tư duy). Chỉ có qua sự suy lý của cái “tâm”
sáng suốt mới đạt được tri thức đúng đắn “nhưng sự hiểu biết lý tính “trưng
tri” phải đợi có cảm giác ghi nhớ lấy (“đương bạ”) các loại đã rồi sau mới
biết được thiên (“chính danh”)”, {5;62}. Với Phật giáo Ấn Độ cổ đại lại
phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; cho rằng, cả
hai loại nhận thức này chỉ cho ta những mê kiến. Để nhận thức được chân
lý, người tu hành phải dứt bỏ mọi ham muốn, dục vọng đời thường, để cho
tâm hồn thật sự thanh tịnh, yên tĩnh, đạt đến cõi Niết bàn (Nirvana trong
tiếng Phạn có nghĩa đen là sự dập tắt) là một trạng thái bên trong của tư
duy khi ngọn lửa tham, sân, si đã hoàn toàn bị dập tắt. Khi đó con người
mới thật sự thoát ra khỏi trạng thái “vô minh” 1 (sự ngu dốt, sự che lấp bởi


những mê kiến) và đạt đến sự bừng sáng của tư duy (sự giác ngộ), tức là sự
nhận thức trực tiếp bản chất của sự vật (sự đốn ngộ).
Dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
trong ý thức con người, nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chúng với nhau và cơ sở, mục
đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội.
2.1.2. Các mức độ nhận thức:
Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính.
Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức đầu tiên, là mức độ

nhận thức thấp nhất của con người. Nhận thức cảm tính mới chỉ phản ánh
được những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực
tiếp tác động đến chúng ta. Trong nhận thức cảm tính có hai mức độ: cảm
giác và tri giác.
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề
ngoài củ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan hoặc trạng thái bên
trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm
giác tương ứng của con người.
Cảm giác bên ngoài là những cảm giác do nguồn kích thích từ bên ngoài cơ
thể gây ra.Để tiếp nhận nguồn kích thích từ bên ngoài cơ thể, con người
phải nhờ vào hoạt động của các cơ quan cảm giác. Con người có năm cơ
quan cảm giác và ứng với chúng là năm loại cảm giác bên ngoài.
Các cảm giác bên ngoài bao gồm: thị giác cho ta biết những thuộc tính về
hình dạng, màu sắc kích thước, vị trí, độ sáng... của đối tượng; thính giáclà
loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về âm thanh, âm sắc của đối
tượng; khứu giác cho ta biết những thuộc tính về mùi của đối
tượng; vị giác cho ta biết những thuộc tính về vị của đối tượng (ngọt, chua,
mặn, đắng...); xúc giáclà loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về
nhiệt độ (nóng, lạnh), độ rắn (cứng, mềm),..
Cảm giác bên trong là những cảm giác do nguồn kích thích từ bên trong cơ
thể gây ra:cảm giác thăng bằng, cảm giác vận động.
Trên đây là hai nhóm cảm giác bao gồm một số loại cảm giác thông thường
ở con người. Các cảm giác này không phải độc lập với nhau mà luôn tác


động, ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra sự phong phú, đa dạng về sự cảm nhận
của con người.
Cảm giác của con người diễn ra theo những quy luật riêng. Hiểu và vận
dụng được những quy luật này trong hoạt động thực tiễn của cuộc sống là
điều cần thiết với mỗi chúng ta. Các quy luật của cảm giác gồm: quy luật

về ngưỡng cảm giác, quy luật về sự thích ứng của cảm giác, quy luật về sự
tác động qua lại giữa các cảm giác, quy luật “bù trừ”, quy luật “sức ỳ” và
“quán tính”...
Tri giác là một quá trình tâm nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi
chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của
chúng ta. Dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác,
người ta chia thành các loại tri giác: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác
ngửi…
Tri giác bao gồm các quy luật cơ bản: quy luật về tính đối tượng của tri
giác; quy luật về tính lựa chọn của tri giác, tổng giác, ảo ảnh tri giác, ...
Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn, bao gồm tư duy và tưởng
tượng, trong đó con người phản ánh được các thuộc tính bản chất bên
trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật và hiện
tượng trong hiện thực khách quan.
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong
thuộc về bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với nhận thức cảm tính.
Nó không phản ánh những cái bên ngoài mà phản ánh những thuộc tính
bên trong, thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật
của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Quá trình này mang
tính gián tiếp và khái quát, nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ nhận
thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính. Như vậy tư
duy là quá trình tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất. Nhờ đó chúng ta
mới có khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp hơn...


Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng

vốn hiểu biết cũ, những phương pháp hành động cũ đã có, con người không
đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi
hiểu biết cũ để đi tìm cái mới. Những tình huống như vậy được gọi là “tình
huống có vấn đề” (hay “hoàn cảnh có vấn đề”). Vấn đề có thể tồn tại dưới
dạng các câu hỏi, một bài tập, một nhiệm vụ được đặt ra trong hoạt động…
Trong hoạt động tư duy, con người cần phải thực hiện các thao tác: phân
tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa, cụ thể hóa...
2.1.3. Vai trò của nhận thức.
Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác
địnhđược mục đích hoạt động.
Như vậy, Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạtđộn
g của con người, Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát
triểncủa con người. Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và
hiểu biết thế giới đó,từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một
cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.
Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ
khiđược sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa
trẻ đó sẽkhông có hiểu biết và không có nhận thức. Nhận biết đi từ đơn
giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng
đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong

2.2. Hôn nhân:
2.2.1. Khái niệm hôn nhân.
Hôn nhân là một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt
của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa hia cá nhân. Nó
là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển
của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung
với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và
hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu.



Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về
mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân.
Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.
2.2.2. Các kiểu hôn nhân:
Một vợ một chồng:
Một vợ một chồng là một hình thức hôn nhân mà trong đó mỗi cá nhân chỉ
có một người hôn phối trong suốt cuộc đời của họ hoặc bất kỳ thời điểm
nào đang xét đến.
Nhiều vợ nhiều chồng:
Nhiều vợ nhiều chồng là một hình thức hôn nhân mà một cuộc hôn nhân có
hơn 2 hôn phối. Khi người đàn ông cùng một lúc có hơn một vợ, thì mối
quan hệ này được gọi là đa thê, và khi không có ràng buộc hôn nhân giữa
các người vợ; và khi một người phụ nữ cùng một lúc có hơn một chồng, thì
được gọi là đa phu, và không có ràng buộc hôn nhân giữa các người chồng.
Nếu cuộc hôn nhân bao gồm nhiều vợ và chồng thì được gọi là hôn nhân
nhóm.
2.3. Đồng tính:
2.3.1. Khái niệm đồng tính.
Người đồng tính là người có tình cảm và chỉ nảy sinh ham muốn tình dục
với người cùng giới, người đồng tính khác với người chuyển giới, họ hài
lòng với vẻ ngoài của bản thân và không có ý muốn nhờ sự can thiệp của y
khoa về mặt giới tính.
2.3.2. Các kiểu người đồng tính.
Người đồng tính được chia ra làm hai loại:
Người đồng tính nam (gaysexual): người đồng tính nam dựa theo vai
trò của họ trong các mối quan hệ tình dục với bạn tình mà được chia thành
người đồng tính nam trong vai nam (hay còn gọi là Top) và người đồng
tính nam trong vai nữ (hay còn gọi là Bot).

Người đồng tính nữ (lesbian): người đồng tính nữ cũng như người
đồng tính nam, dựa theo vai trò tong mối quan hệ tình dục với bạn tình mà


được chia thành người đồng tính nữ trong vai nam và người đồng tính nữ
trong vai nữ.
2.4. Hôn nhân đồng tính.
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học.
Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là "hôn nhân bình đẳng" hay "bình
đẳng hôn nhân", thuật ngữ này sử dụng phổ biết nhất từ những người ủng
hộ. Việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới còn được mô tả bằng thuật ngữ
"định nghĩa lại hôn nhân" từ các trường phái có quan điểm đối lập.
2.5. Quyền bình đẳng.
Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người, quyền công dân,
Đó là quyền được xác lập tư cách công dân trước pháp luật, không bị pháp
luật phân biệt đối xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và
được pháp luật bảo vệ như nhau.
2.6. Quyền bình đẳng cho hôn nhân đồng tính:
Hôn nhân đồng giới là vấn đề còn tồn tại tranh cãi gay gất giữa những
người ủng hộ và không ủng hộ. Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới
cho rằng việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới là để đảm bảo nhân
quyền (quyền con người), đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi giữa những
người thuộc các thiên hướng tình dục khác nhau trong xã hội; các cặp đôi
đồng tính thiết lập mối quan hệ bền vững tương đương các cặp đôi khác
giới trên tất cả các góc độ tâm lý; sự phân công vai trò giữa các thành viên
ở những gia đình đồng tính công bằng hơn; thể chất và tâm lý của con
người được tăng cường tốt bởi hôn nhân hợp pháp đồng thời xã hội sẽ được
hưởng nhiều lợi ích từ việc công nhận hôn nhân đồng giới, loại bỏ được kỳ
thị và phân biệt đối xử. Mặt khác, sự đồng thuận cao của các hiệp hội
nghiên cứu khoa học hàng đầu về tâm lý, xã hội, nhân chủng, nhi khoa học

rằng trẻ em được nuôi dưỡng và phát triển tốt bởi các cặp cha mẹ đồng
tính, sự phát triển tâm sinh lý, giới tính và hạnh phúc của trẻ em không phụ
thuộc vào xu hướng tình dục của cha mẹ; con cái của các cặp vợ chồng
đồng tính được hưởng lợi khi được nuôi dưỡng bởi cha mẹ có tình trạng
hôn nhân hợp pháp và nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể xã
hội. Theo các hiệp hội này, hôn nhân đồng tính không gây ra bất kỳ nguy
cơ nào mà chỉ tốt hơn cho xã hội, do đó các Chính phủ cần ban hành đầy
đủ các quyền dân sự bình đẳng cho người đồng tính trong Luật pháp. Thế
kỷ 21 được xem là thế kỷ của bình đẳng hôn nhân, sau khi đã có quyền
bình đẳng của người da màu, quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền bình


đẳng tôn giáo.Ngược lại, những người khác phản đối hôn nhân đồng giới vì
họ cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết (trẻ em được nuôi
bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân
đồng tính thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống,
làm sụt giảm giá trị của hôn nhântrong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng
làm cha/mẹ đơn thân...), do vậy nếu chấp thuận và để hôn nhân đồng tính
nhân rộng thì sẽ gây tác hại cho xã hội và trẻ em. Theo những người phản
đối, hôn nhân đồng tính không thể coi là một vấn đề về nhân quyền, mà
vấn đề chính là ở những tác động tiêu cực lâu dài của nó với xã hội và trẻ
em. Để đảm bảo xã hội và trẻ em phát triển lành mạnh thì Chính phủ không
nên công nhận dạng hôn nhân này.
Nói tóm lại quyền bình đẳng cho hôn nhân đồng giới chính là sự kêu gọi,
yêu cầu sự đối xử bình đẳng của pháp luật đối với vấn đề hôn nhân của
người đồng tính để họ có thể yêu và đăng ký kêt hôn như mọi công dân
khác mà không phải chịu sự kỳ thị hay chèn ép hà khắc. Quyền bình đẳng
cho hôn nhân cua người đồng tính cũng chính là quyền bình đẳng công
dân.
Công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân

quyền và quyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và
trên thế giới. Những tranh cãi tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giới có
nên được kết hôn, được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự)
hoặc từ chối công nhận những quyền đó. Hôn nhân đồng giới đem đến cho
những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ, được
sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp
khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp
pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi. Những lợi ích hoặc tác
hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính là chủ đề tranh luận của nhiều
tổ chức khoa học.
Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo
nghi thức tôn giáo. Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép
hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới, ví dụ như:
Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển, Giáo hội Presbyterian, Do
Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada...
Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các
cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là kết hợp dân sự, quy định quyền
lợi và bổn phận của họ như Đan mạch từ năm 1989, Na Uy năm 1993.


Hiện tại, đã có 23 quốc gia chính thức công nhận hôn nhân đồng giới. Các
quốc gia gần đây nhất hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là Ireland vào
tháng 10 năm 2015 và Colombia vào tháng 04 năm 2016.
2.7. Nhận thức về quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính.
Nhận thức về quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính chính là sự nhìn nhận
quyền bình đẳng công dân của người đồng tính trong vấn đề kết hôn, hiểu
được rằng họ nên được đối xử công bằng trước pháp luật, được pháp luật
bảo vệ và được hưởng quyền lợi như những công dân khác.
2.8. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trug học phổ thông.
2.8.1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ
lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được
tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên
sinh viên)
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó
khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự
phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt
xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng
lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính
vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh
nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính
đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã
hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh
hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên
tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh
niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh
niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều
kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng
kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự
phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội
ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự


trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài
của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định
(ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không).
Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.

2.8.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trung học phổ
thông.
2.8.2.1. Vị trí trong gia đình
Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người
lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong
gia đình. Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân
đối với gia đình. Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh
hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình. Có thể nói rằng cuộc sống
của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động.
2.8.2.2. Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ
thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác,
tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo.
Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập
không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Việc gia nhập
Đoàn TNCS HCM trong nhà trường đòi hỏi các em phải tích cực độc lập,
sáng tạo, phải có tính nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và
tự phê bình.
2.8.2.3.Vị trí ngoài xã hội
Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham
gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ
về việc chọn nghề. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp
xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng,các
em có dịp hòa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em
tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có
những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào
người lớn. Thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính
chất hai mặt đó là : Một mặt người lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn



và đòi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái
độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những đòi
hỏi của người lớn…
2.8.3.Sự phát triển trí tuệ.
ững hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất
là học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về
tính chất lao động trí óc của các em.
2.8.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí
tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát
triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình
quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm
chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các
em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong
khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra
kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ
vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu
học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có
nghĩa là khi học bài các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại
những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối
chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học
thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng ngôn từ
của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số
em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coi
thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả

năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn.
Năng lực phân tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp
cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em
thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các
hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Năng lực tư duy
phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi
khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay


dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên
cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích
ghi chép những câu triết lý.
Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ
linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết
vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược
điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết
luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các
em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút
ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh
trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo
viên.
2.8.4. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh trung học phổ
thông.
2.8.4.1.Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học
sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi
này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những
đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan
điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới
đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em

không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí
của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài
mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh
hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có
sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng
định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người
khác quan tâm, chú ý đến mình…
Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu
sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của
người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác
phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của
mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh
những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập
thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách
của bản thân.


2.8.4.2.Sự hình thành thế giới quan.
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các
em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá
để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử,
những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề
như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá
nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ
trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới
quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi
thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém,
thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho
mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt

hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử
sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng
có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó. Vì vậy, giáo viên
phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để
giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu
vươn lên.
2.8.4.3.Hoạt động giao tiếp
Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có
nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự
lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh.
Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em
cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy
ra hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người yêu mến và có
những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy
nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân.
Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những
thể nghiêm, ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét,
đánh giá về mình. Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm
nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em


thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý
đến khả năng thực tế của bạn.
2.9. Nhận thức về quyền bình đẳng hôn nhân đồng tính của học sinh trung
học phổ thông.
Nhận thức về quyền bình đẳng hôn nhân đồng giới của học sinh trung học
phổ thông chính là nhận thức về quyền công dân, quyền con người của các
em về người đồng tính mà cụ thể là trong vấn đề hôn nhân.

Ở đây quyền bình đẳng hôn nhân của người đồng tính được gắn liền với
quyền con người bởi vì nó là tất yếu và không thể bác bỏ, quyền bình đẳng
ở đây yêu cầu pháp luật phải có hướng đi mới cho hôn nhân của người
đồng tính, không phân biệt đối xử cụ thể là ở trên mặt giấy tờ pháp lý.
Nhận thức của các em học sinh trung học phổ thông về vấn đề này được
thể hiện thông qua rất nhiều mặt như thái độ, hành vi, cử chỉ,.. thông qua
những gì các em thể hiện ra đó đánh giá được mức độ nhận thức của các
em và đề xuất những phương án giúp các em có cái nhìn thoáng hơn.


Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.
a. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.
-Địa điểm: 72A Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bị trí
thuận lợi gần sân vận động, quảng trường và các trung tâm mua sắm của
thành phố.
-Loại hình: trường bán công.
b. Vài nét về khách thể nghiên cứu.
Học sinh trường trung học phổ thông Trần Cao Vân có sự đa dạng từ quê
quán, giới tính, tính cách suy nghĩ đến hoàn cảnh gia đình. Vì là trường bán
công nên học lực cũng như hạnh kiểm của các em có sự chênh lệch vô cùng
lớn và thường được phân theo lớp theo các khối ngành tự nhiên và xã hội
khác nhau. Trường khá thoáng vì vậy các em cũng không bị quản lý quá
chặt chẽ nên có phần cởi mở hơn các học sinh trường công khác.

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
-Ngày 23 tháng 10 năm 2016 đến ngày 13 tháng 12 năm 2016.
-Các phương pháp nghiên cứu: trò chuyện, phỏng vấn, quan sát, điều tra
bằng bảng hỏi.
-Kỹ thuật tiến hành:

+Phương pháp quan sát: xin phép nhà trường tiến hành quan sát và
ghi chép từ xa các phản ứng của nhóm đối tượng được chọn làm mẫu khi
họ tiếp xúc với cặp đôi đồng tính đã kết hôn hoặc đang yêu nhau để tham
khảo them.
+Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: chuẩn bị một vài câu hỏi có
liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đó tiến hành phỏng vấn một số đối
tượng trong nhóm mẫu.
+Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mẫu bảng hỏi.
Câu 1. Em biết những gì về người đồng tính và hôn nhân đồng tính?


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 2. Đánh dấu X vào ô em cho là phù hợp nhất.
Em sẽ như thế nào khi ở gần một cặp đôi đồng tính nam hoặc nữ đã kết
hôn?
*Về hành vi:
Khả năng xảy ra
Biểu hiện
1. Né ra xa, cố gắng giữ khoảng cách.
2. Hay liếc nhìn về phía cặp đôi đồng tính.
3. Bĩu môi, nhăn mày khi nhìn về phía họ.
4. Kéo tất cả các đồ vật của mình tránh xa họ.
5. Không động vào bất cứ gì họ động qua.
6. Ngăn không cho những người bên cạnh mình tiếp xúc cặp đôi

đó.


*Về thái độ.

C
ó

C
Khô
ó
ng
lẽ


Khả năng xảy ra
Biểu hiện



Có lẽ

Không

1. Cảm thấy việc kết hôn giữa 2 người đồng

tính là không hợp với lẽ thường và không
thích khi ở gần họ.
2. Khó chịu khi có ai đó xung quanh mình tiếp

xúc với họ.
3. Không vui khi đồ vật của mình bị họ chạm


qua.
4.

Xem thường vì việc kết hôn đồng tính chỉ
là để thỏa mã nhu cầu sinh lý.
*Về lời nói.
Khả năng xảy ra
Biểu hiện

1. Âm điệu đẩy lên cao, giọng nói cộc cằn khi họ bắt chuyện với

mình.
2. Trong lúc nói chuyện với người thân hay người xung quanh sẽ

phản bác hôn nhân của họ.
3. Trong lúc nói chuyện sẽ đề cập đến những từ như “bị gay”, “kết

hôn không hợp pháp”……
4. Lảng tránh đề cập đến các vấn đề về quyền lợi kết hôn của người

đồng tính vì không phù hợp với xã hội.

Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.

3.1. Thực trạng.

C
ó


C
ó
lẽ

Khô
ng


Nhận thức về quyền bình đẳng cho hôn nhân đồng tính của học sinh trường
trung học phổ thông Trần Cao Vân vẫn chưa được thoáng, các em vẫn còn
e ngại khi đề cập đến việc pháp luật có nên hợp pháp hóa việc kết hôn đồng
tính hay không.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng.
-Yếu tố chủ quan: có một số các em có tư tưởng truyền thống quá nặng,
cho rằng việc hai người cùng giới ở bên nhau là trái với tự nhiên, đồng thời
kiến thức của các em vẫn còn thiếu sót, số ít cho rằng đồng tính là bệnh,
không được chấp nhận.
-Yếu tố khách quan:
+Về phía gia đình: có vài gia đình có tư tưởng truyền thống cao,
quan niệm con cái phải có con nối dòng do tự mình sinh ra, không chấp
nhận việc xin con nuôi nên có sự bài xích lớn đối với người đồng tính, cho
rằng người đồng tính là bênh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các em.
+Về phía nhà trường: nhà trường chưa có sự phổ cập kiến thức một
cách chính xác nên vẫn còn có các học sinh nghĩ rằng đồng tính là bệnh và
không chập nhận việc họ kết hôn với nhau, cho rằng người đồng tính đến
với nhau chỉ để thảo mãn tình dục.
+Về phía xã hội: sự ảnh hưởng, cản trơ của pháp luật đối với việ hợp
pháp hóa hôn nhân đồng tính chính là rào cản lớn.
3.3. Kết quả nghiên cứu: Sau khi đi khảo sát dựa trên mẫu bảng hỏi, thu
được kết quả sau.

Bảng hỏi.
Câu 1. Em biết những gì về người đồng tính và hôn nhân đồng tính?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 2. Đánh dấu X vào ô em cho là phù hợp nhất.
Em sẽ như thế nào khi ở gần một cặp đôi đồng tính nam hoặc nữ đã kết
hôn?


×