Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
ĐỀ TÀI: “Những hình thức cơ bản trong quản lý tài
nguyên môi trường ở Việt Nam”
1
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................2
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................2
1.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI............................3
1.2.1. Phương pháp tiếp cận.............................................................................3
1.2.2. Phạm vi đề tài...........................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG.........................................................................................4
2.1 Những khái niệm chung..............................................................................4
2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường....................................................................4
2.1.2 Khái niệm hình thức quản lý tài ngun mơi trường..................................4
2.2. Các hình thức quản lý tài nguyên môi trường.........................................5
2.2.1. Quản lý nhà nước....................................................................................5
2.2.2 Quản lý tư nhân.........................................................................................9
2.2.3 Quản lý dựa vào cộng đồng....................................................................20
2.3. Những bài học kinh nghiệm......................................................................24
Phần III. KẾT LUẬN......................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................26
2
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Phần 1. MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Người nghèo luôn luôn phải chịu tác động nhiều hơn bởi tình trạng xuống
cấp về môi trường. 70% dân số Việt Nam kiếm sống từ đất đai, điều đó làm cho
họ bị phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng và sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng về dân số, đơ thị hóa và kinh tế cũng tạo
nên sức ép ngày càng tăng đối với môi trường và người dân, những người vốn
phải dựa vào môi trường để kiếm sống.
Chất lượng rừng tiếp tục xuống cấp và 700 lồi động vật được xem là có nguy
cơ tiệt chủng. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường cơng nghiệp và đơ thị thường
xuyên vượt quá mức độ cho phép, trong khi bụi ở các vùng đô thị đã vượt quá
mức độ tối đa ít nhất hai lần.
Bảo đảm sự bền vững về môi trường là một chỉ tiêu quan trọng của Việt Nam
và là một trong tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết
thực hiện đến năm 2015. Xét mức độ rộng lớn của chỉ tiêu này, thật khó có thể
đo lường. Các chỉ số thơng thường cơ bản cho thấy Việt Nam có thể đang trên
đường tiến tới việc chấm dứt tình trạng hủy hoại mơi trường, nhưng cịn lâu mới
có thể đảo ngược được tình trạng xuống cấp về mơi trường của thập kỷ vừa qua.
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tốt cho công
tác quản lý môi trường, bắt đầu bằng những sửa đổi đối với Hiến pháp năm 1992
và ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1994. Gần đây Bộ Tài nguyên & môi
trường được thiết lập, trong đó có Cục Mơi trường quốc gia, Tổng cục quản lý
đất đai và Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010 của Việt Nam đã xác
định ba mục tiêu chung cho chính sách quốc gia về mơi trường, đó là:
- Ngăn chặn và kiểm sốt tình trạng ơ nhiễm.
- Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực đô thị, công nghiệp và
nông thôn.
Kế hoạch Hành động quốc gia về môi trường (2001-2005) đã đi thêm một
bước bằng cách đặt ra các ưu tiên về: phát triển bền vững; quản lý nước thải và
chất thải rắn; quản lý rừng; tăng cường các định chế về môi trường; giáo dục
môi trường; và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường.
1.1
3
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Hiện nay, thế giới mà chúng ta sống đang phải đương đầu với rất nhiều thử
thách. Xét trên các yếu tố của thế giới tự nhiên như nước, rừng, không khí, đất
trồng, đại dương và động vật thì hơn 6 tỷ người tiêu dùng đang làm cạn kiệt
“máu của hành tinh”, làm mờ “những lá phổi của trái đất”, làm cho “bầu trời
đen, khí hậu xấu đi”, làm đất trồng “xơ xác”, làm “ô nhiễm trái tim của trái đất”
và hủy diệt các loài động vật của hành tinh.
Những thách thức trên đang gióng lên hồi chng cảnh tỉnh đối với con
người. Đòi hỏi con người phải trả lời được câu hỏi: Vì sao phải quản lý mơi
trường? Phải quản lý môi trường như thế nào?... Xét theo tiềm năng và vốn tri
thức khổng lồ hiện có của lồi người thì chúng ta hồn tồn có thể tìm ra được
những phương sách thích hợp để giải quyết những vấn đề trên.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, nhóm tác giả chúng tơi xin đề cập đến vấn
đề: “Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt
Nam”. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
giáo và các bạn.
1.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
1.2.1. Phương pháp tiếp cận:
Sưu tầm tài liệu từ các nguồn khác nhau. Trên cơ sở phân tích, so sánh giữa
các nguồn tài liệu, chúng tơi đã tổng hợp được những hình thức quản lý môi
trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong tình hình hiện
nay và một số thành tựu của nó.
1.2.2. Phạm vi đề tài:
Trong giới hạn cho phép chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hình thức quản
lý tài ngun mơi trường và những thành tựu của nó trên cơ sở những nghiên
cứu về vấn đề tài nguyên môi trường ở Việt Nam
4
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Những khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường
"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng mơi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia".
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý về mơi trường bao gồm:
- Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã
hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững
bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
không tạo ra ô nhiễm và suy thối chất luợng mơi trường sống, nâng cao sự văn
minh và công bằng xã hội.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý mơi trường quốc gia và các vùng
lãnh thổ. Các cơng cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và
cộng đồng dân cư.
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã
hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên - Con người - Xã hội", trong đó yếu
tố con người giữ vai trị rất quan trọng. Tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên
- Con người - Xã hội" đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện
công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội
nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các
mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Vì chính con người đã góp phần quan
trọng vào việc phá và tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên - con
người - xã hội. Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi
trường, sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải
quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã
hội".
2.1.2 Khái niệm hình thức quản lý tài nguyên môi trường
Là các phương sách trong quản lý tài nguyên môi trường nhằm đem lại những
lợi ích to lớn cho con người, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia.
5
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình
thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngồi ra
đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hình
thức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên. QLNLDVCĐ là một hình thức
hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và trách
nhiệm trong quản lý và lợi ích (Pomerroy, 1995). Cả hai hình thức quản lý và
quản lý cộng đồng thuần t đều có lợi ích và hạn chế riêng, đơi khi khơng thể
dung hồ hay đánh đổi được. Vì thế, cần một hình thức quản lý kết hợp hài hịa
các lợi ích, sự phối hợp và khả năng của cộng đồng cũng như các kỹ năng về
khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý của các tổ chức nhà nước. Đó là hình
thức quản lý dựa vào cộng đồng. Hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao khi có sự
tham gia của người sử dụng nguồn lợi và các bên liên quan trong việc quản lý
(Pomeroy, 2000 và VEEM, 2002).
Qua q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy có 4 hình thức quản lý tài ngun
mơi trường cơ bản sau:
- Quản lý nhà nước
- Quản lý tư nhân
- Quản lý cộng đồng
- Quản lý dựa vào cộng đồng
2.2. Các hình thức quản lý tài ngun mơi trường
2.2.1. Quản lý nhà nước
Hình thức quản lý nhà nước là quản lý tài nguyên môi trường thông qua các
công cụ luật pháp, chính sách về mơi trường trên phương diện quốc tế và quốc
gia.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và các tổ chức quốc tế trong
việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và
mơi trường ngồi phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi
trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,
giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về "Môi
trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh
Rio - 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến
6
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về mơi trường, trong đó nhiều văn
bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,
trong đó Luật Bảo vệ Mơi trường được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày
27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định
175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và
Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi
trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thơng tư, quy định, quyết định của các
ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu
chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ
mơi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khống sản, Luật Dầu
khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ
rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về
việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các cơng trình giao thơng. Các
văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phê
duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ mơi
trường.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết
số 41-NQ/TW “Về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác
bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định.
Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) đã
được Quốc hội thông qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường
tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ mơi trường trong các cấp uỷ đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân được nâng lên
một bước. Lần đầu tiên nhóm chỉ tiêu về môi trường đã được xây dựng dựa vào
các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hình
thành mục chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường với mức chi hàng năm
không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Hệ thống các cơ quan quản lý môi
trường từ Trung ương đến cơ sở được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi
trường đã được thành lập và đi vào hoạt động. Những vấn đề bức xúc và các
điểm nóng về môi trường đang từng bước được giải quyết.
7
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
Nghị quyết số 41-NQ/TW đã đề ra cịn nhiều thiếu sót, cơng tác bảo vệ mơi
trường cịn nhiều hạn chế, yếu kém.
Phân tích mơ hình quản lý tài ngun mơi trường theo hình thức
quản lý nhà nước:
Chương trình 327 tiến hành tại 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là Kỳ Sơn,
Tương Dương ở Nghệ An và Con Cng - một ví dụ về quản lý tài nguyên theo
hình thức nhà nước.
Các quyết định quan trọng về hưởng dụng tài nguyên và luật lệ trong quản lý
tài nguyên đều do chính quyền trung ương quyết định.
Các chính quyền địa phương chủ yếu chỉ được trao quyền tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình, chính sách của nhà nước trên địa bàn của địa
phương mình mà không được quyền ra quyết định trong việc sử dụng tài
nguyên. Chính quyền địa phương phụ thuộc về tài chính đối với chính quyền
cấp trên vì nguồn kinh phí cho việc quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng và
việc thực hiện các chương trình dự án của chính phủ ở các địa phương đều trơng
chờ vào sự phân bổ kế hoạch và kinh phí hàng năm của nhà nước cho các địa
phương. Nguồn kinh phí này thường rất khiêm tốn, không thể đáp ứng nhu cầu
cần thiết của các địa phương. Do chính quyền địa phương cấp cơ sở khi được
trao quyền mà khơng có khả năng về tài chính nên khó có thể có khả năng ra
quyết định.
Người dân được giao đất lâm nghiệp nhưng vì chính sách hưởng lợi khơng rõ
ràng và thù lao ít ỏi đã không thu hút được sự đầu tư trồng và bảo vệ rừng một
cách có hiệu quả. Việc cấp phát cây giống không dựa vào nhu cầu của người
dân, cây giống kém chất lượng, không đúng thời vụ gieo trồng, không hướng
dẫn kỹ thuật cần thiết trước khi trồng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến tình trạng
tỉ lệ cây sống thấp, bị chặt bỏ vì chất lượng kém, khơng được trồng vì khơng có
nhu cầu.
Có thể thấy rõ cách tiếp cận áp đặt từ trên xuống của các dự án thuộc CT
327. Đánh giá về sự tham gia vào các dự án 327, phần lớn cán bộ và dân địa
phương đều cho rằng họ khơng có cơ hội được tham gia góp ý kiến mà mọi
quyết định đều áp đặt từ trên xuống. Hơn nữa việc hỗ trợ cây giống và vật tư của
các dự án này mang tính chất “ban phát” cho người dân hơn là giúp họ phát triển
8
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
các hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả và lâu bền. Sự ban phát này cùng
với việc cung cấp thông tin không đầy đủ cho người dân về dự án đã làm cho
người hưởng lợi từ dự án coi nhẹ sự hỗ trợ của nhà nước dẫn đến tình trạng lãng
phí cây giống và chăn thả gia súc bừa bãi gây thiệt hại lớn cho việc trồng và bảo
vệ rừng.
" Chương trình 327, dân chúng tơi chẳng được gì. Họ đưa cây xuống và trừ
vào tiền khoanh ni bảo vệ. Chúng tôi lại không biết chuyện này từ trước,
chúng tôi không được tập huấn. Dân được nhận trồng cây để lấy tiền, nhưng
không đuợc tập huấn, cây nhận về kém lại không đúng thời vụ nên tỷ lệ sống
thấp nên Lâm trường khơng thanh tốn cho đồng nào!" (Phụ nữ bản Quang Yên
xã Tam Đình huyện Tương Dương).
Sự hưởng lợi đối với các cán bộ các cấp các ngành tham gia triển khai thực
hiện các chính sách, chương trình, dự án khơng có, nếu có thì khơng đáng kể, vì
vậy chưa tạo ra động lực thúc đẩy họ làm tốt công việc được giao. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong khi
thực hiện các chương trình dự án như các dự án thuộc Chương trình 327, Giao
đất giao rừng, Xố đói giảm nghèo... ở một số địa phương.
Kết quả thực hiện các chính sách và chương trình dự án tại các địa phương
phụ thuộc một phần vào tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ được
trao quyền. Sự buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra giám sát cần thiết của các
cấp có thẩm quyền là tình trạng chung giải thích cho kết quả nghèo nàn của một
số chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nghiên cứu.
Phân tích đặc điểm của chương trình 327 ở 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là
Kỳ Sơn, Tương Dương ở Nghệ An và Con Cng có thể thấy những được
nguyên nhân thất bại của dự án.
Qua tìm hiểu về hình thức quản lý Nhà nước, chúng tơi rút ra một số ưu và
nhược điểm sau:
Mặt tích cực
- Quản lý môi trường trên phạm vi vĩ mô.
- Đánh giá được hiệu quả một cách tổng hợp.
- Định hướng được mục tiêu, chương trình hành động.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các ban ngành
chức năng và giữa các địa phương.
9
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Mặt hạn chế
- Việc quản lý nhà nước chủ yếu dựa trên công cụ luật pháp, các chế tài vì
thế việc thực hiện tỏ ra cứng nhắc, chưa đồng bộ và phù hợp với nhu cầu của
cộng đồng và quốc gia.
- Việc hồn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
về bảo vệ tài ngun mơi trường cịn chậm, chưa đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý mơi trường cịn thiếu về số lượng, hạn chế về
năng lực và trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - cơng nghệ bảo
vệ môi trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường cịn thấp.
- Nhận thức về bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững của nhiều cấp ủy,
lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân chưa đầy đủ; ý thức bảo
vệ mơi trường nhìn chung cịn thấp.
- Nguồn vốn đầu tư và chi thường xuyên cho bảo vệ tài nguyên môi trường
chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều địa phương cịn sử dụng kinh phí sự nghiệp
mơi trường cho các mục đích khác hoặc sử dụng không hiệu quả.
- Trang thiế t bi ̣phu ̣c vu ̣ công tác bảo vê ̣ tài nguyên môi trường còn thiế u và
lạc hậu. Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu bảo vệ môi trường; có biểu hiện bng lỏng
cơng tác quản lý nhà nước, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường; chưa giải quyết dứt điểm các điểm nóng, bức xúc về ơ
nhiễm mơi trường.
- Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường diễn ra khá phổ biến.
Nhiều vi phạm có tổ chức, tinh vi, một số hành vi có dấu hiệu tội phạm. Nhiều
tổ chức, cá nhân khi vi phạm nhưng khơng nhận trách nhiệm. Tuy vậy, nhà nước
vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, để lại những hậu quả nặng nề cho mơi
trường.
- Các hình thức xử lý vi phạm cịn mang tính chiếu lệ, chưa đủ sức răn đe,
ngăn ngừa.
- Việc quản lý môi trường chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với chất
lượng cuộc sống của người dân do đó trong q trình thực hiện gặp nhiều khó
khăn, trở ngại như người dân tiếp tay, bảo vệ cho lâm tặc, …
2.2.2 Quản lý tư nhân
10
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Quản lý tư nhân (cá nhân, hộ gia đình) là hình thức quản lý thấp nhất về quy
mơ. Trong đó, mỗi cá thể là một chủ thể được giao trách nhiệm quản lý chất
lượng tài nguyên môi trường ở một khu vực trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ
như: Quản lý đất, quản lý rừng, quản lý nguồn lợi thủy sản,…
Nhà nước khẳng định quyền quản lý tài nguyên tập trung vào nhà nước,
nhưng lại không đủ lực để thực hiện quyền này. Nhà nước giao cho chính quyền
địa phương chi phối, nhưng quyền lực của địa phương thì có hạn (Bruce, 1989).
Như phân tích quản lý tài ngun rừng theo hình thức nhà nước đã thấy rõ
việc tối đa hoá hệ quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến tình trạng tài ngun rừng
bị suy thối. Thất bại đó là một trong những bài học quan trọng nhất về phát
triển trong nửa thế kỷ qua ở các nước đang phát triển (Bromlay và Cernea,
1989). Từ sự không thành công của quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến người ta
hy vọng rằng việc trao quyền quản lý rừng cho tư nhân là một giải pháp tốt để
có thể bảo vệ và phát triển rừng.
Quản lý tư nhân là một loại hình quản lý có hiệu quả, vì chủ thể được xác
định rõ ràng, họ biết chắc chắn sẽ được hưởng lợi những gì. Thực tiễn phát triển
của các trang trại trên thế giới trong những năm qua đã minh chứng rõ ràng nhất
cho loại hình quản lý này. Trang trại phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,
theo hướng mở rộng diện tích, sản xuất hàng hố, tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người dân.
Nhưng nếu quá nhấn mạnh đến hình thức quản lý tư nhân lại dẫn đến những
hậu quả xã hội khác. Như ở Philippin người ta chỉ coi trọng quản lý tư nhân và
đã gây nên hậu quả xã hội: phân hoá giàu nghèo mãnh liệt, Nhà nước mất quyền
lợi, khơng kiểm sốt được hoạt động sản xuất kinh doanh của tư nhân.
Sơ đồ sau đây ví dụ cho hình thức quản lý nguồn tài nguyên rừng ở nông hộ:
11
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Trên cơ sở phân tích sơ đồ trên chúng tơi nhận thấy hình thức quản lý tài
nguyên rưng theo hình thức tư nhân có những ưu điểm cũng như hạn chế sau:
Mặt tích cực
- Phù hợp với chính sách giao đất giao rừng hiện hành nên dễ thực hiện.
- Người dân có chủ quyền trên nguồn tài nguyên được giao nên có điều kiện
vay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển, chủ động kế thừa, chuyển nhượng.
- Gắn được trách nhiệm với quyền lợi của người dân địa phương.
- Phát huy được sự năng động của nông hộ trong việc quản lý phát triển tài
nguyên.
Mặt hạn chế:
- Phân chia đất rừng cụ thể về mặt pháp lý đến từng hộ có nguy cơ làm mất
truyền thống quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, dòng họ. Đây là
tập quán truyền thống quý báu của người dân bản địa, họ thường coi tài sản từ
thiên nhiên là của cả cộng đồng, mọi người đều có quyền hưởng.
- Thời gian nhận đất nhận rừng khá dài (thường từ 20 - 50 năm) nên khi gia
đình tách hộ sẽ có nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, xé lẻ rừng vốn diện tích đã nhỏ
bé.
- Có khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ trong phân chia lợi ích, phân
chia các loại rừng giàu nghèo, vị trí xa gần khác nhau. Trong một bn vẫn có
hộ khơng được nhận đất nhận rừng.
- Khó thúc đẩy các phương thức hợp tác trong quản lý, phát triển rừng.
- Trình độ các hộ khác nhau nên việc nhận thức và thực hiện việc quản lý phát
12
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
triển rừng sẽ không đồng đều.
- Dễ mất rừng do một số hộ q khó khăn hoặc vì tham lợi trước mắt mà sang
nhượng rừng trái phép cho những người sản xuất nông nghiệp.
3. Quản lý cộng đồng
Quản lý cộng đồng (thơn, bản, nhóm hộ, nhóm người cùng hưởng lợi). Mặc
dù cộng đồng không phải là một chủ thể kinh tế, nhưng đây là một loại hình tập
thể rất phù hợp với phong tục tập quán của người dân. công đồng cũng là một
chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất. Hình thức này cũng có mặt mạnh, mặt yếu của
nó.
Phân tích hình thức quản lý tài ngun rừng cộng đồng để thấy rõ hơn những
ưu điểm và hạn chế của hình thức này trong quản lý rừng nói riêng và trong
quản lý tài ngun mơi trường nói chung.
Trên thực tế, không phải bất cứ khu rừng nào Nhà nước cũng quản lý được
(những khu rừng nhỏ, phân tán, ít giá trị) và quản lý tư nhân cũng không thể phủ
hết những phần rừng còn lại. Hiện tại, trong tổng số khoảng 10 triệu ha đất có
rừng của cả nước, đã giao được 6 triệu ha cho tổ chức kinh tế (lâm trường, đơn
vị kinh tế) và 2 triệu ha cho nông hộ (năm 1998), cùng với khoảng 1 triệu ha
rừng đặc dụng; số rừng/đất rừng còn lại (khoảng 1 triệu ha) vẫn chưa có chủ
quản lý.
Vậy thì, phần đất còn lại ai sẽ là người quản lý của những “khu rừng vơ chủ”
đó ? Nên chăng cùng với giao rừng/đất rừng cho tư nhân hãy trao lại những khu
rừng chưa có chủ này cho các cộng đồng vốn trước kia đã là “chủ” của nó?
Trên thực tế, cho đến nay ở Việt Nam đã và đang chỉ tập trung tới hệ quản lý
rừng nhà nước, hiện đang trong quá trình tư nhân hóa rừng và đất rừng, mà chưa
chú ý tới hệ quản lý rừng cộng đồng.
Thực tế việc giao đất rừng cho cộng đồng địa phương quản lý có hiệu quả hơn
là giao đất rừng cho các cá nhân, vì nhiều sáng kiến quan trọng, đặc biệt là để
bảo vệ rừng, địi hỏi hoạt động ngồi quy mơ hộ gia đình. Những giải pháp thích
hợp ln gắn bó với văn hóa - xã hội địa phương, đánh giá cao và sử dụng kiến
thức bản địa về hệ sinh thái rừng của người dânkhuyến khích và trao quyền quản
lý và hưởng lợi tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài ngun rừng cộng đồng;
tạo được những địn bẩy thích đáng thúc đẩy sự tham gia lâu dài của người dân
địa phương (Messersmidt và nnk, 1996).
13
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền
với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
Hình thức này đã tạo nên các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền và gắn
liền với vốn kiến thức bản địa về hệ sinh thái rừng của người dân địa phương.
Quản lý rừng cộng đồng gắn liền với người dân địa phương miền núi. Kiểu quản
lý này phổ biến và đã tồn tại trong một thời gian rất dài, khi mà tài nguyên rừng
đang còn dồi dào và khi Nhà nước chưa đủ sức quản lý ở những vùng xa xơi. Có
thể nêu lên những ví dụ điển hình của hệ quản lý rừng cộng đồng, như hệ turf,
hệ Chipko,... ở Ấn Độ, hệ panchayat ở Nê Pan, hệ umunnu ở Nigeria, hệ sagia ở
Sudan,...
Việc quản lý rừng bằng phương thức này thường gắn bó chặt chẽ với vốn kiến
thức bản địa cùng các yếu tố văn hoá địa phương và nhiều trong số đó có những
yếu tố có tính chất truyền thống. Việc tìm hiểu, kế thừa một cách có chọn lọc
thơng qua tham khảo các hình thức quản lý rừng cộng đồng khác nhau là cần
thiết và có ý nghĩa thiết thực, nếu chúng ta muốn thực sự tiếp cận để tìm kiếm
những giải pháp cho sự phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tài
nguyên địa phương
Hiện nay, tại nhiều địa phương có những khu rừng cộng đồng cổ truyền hiện
vẫn tồn tại và phát triển. Như ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) hiện vẫn có 6 khu
rừng cộng đồng của người Thái, Đan Lai (Trần Ngọc Lân và nnk, 1999).
Luật tục và quy ước là đỉnh cao của ý thức, trách nhiệm của cộng đồng bản
làng. Nó đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ và sự bền vững của cuộc sống
con cháu. Quy ước quản lý tài nguyên (rừng, đất, nước) luôn gắn liền với những
quy ước của sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) thuộc mảng quy ước về nguồn sinh
sống của cộng đồng. Cùng với những luật pháp chung của nhà nước, quy ước
bản làng rất cần thiếtvà hữu ích đói với cộng đồng dân cư địa phương, Quy ước
mang tính cộng đồng cao, gắn liền lợi ích và trách nhiệm trong quản lý tài
nguyên.
Nội dung của quy ước thường là những vấn đề rất thiết thực trong quản lý tài
nguyên. Mỗi quy ước thường có 3 phần: quyền lợi, trách nhiệm, hình phạt. Cùng
với sự biến động của tự nhiên và xã hội cộng đồng người Thái có những cách
ứng xử phù hợp, vì vậy hàng năm quy ước được cộng đồng tham gia thảo luận,
14
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
bàn bạc, bổ sung sửa đổi (nếu cần). Chính sự mềm dẻo đảm bảo tính thiết thực
của quy ước bản làng.
Sức mạnh của các quy ước còn phụ thuộc một phần tác động của hệ thống
luật pháp của nhà nước. Hiệu lực của các quy ước đòi hỏi sự hỗ trợ của nhà
nước. Hiệu lực của các quy ước đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính
quyền địa phương (như việc xử phạt đối vớinhững ngươì ngồi cộng đồng vi
phạm quy ước).
Cùng với luật pháp của nhà nước, luật tục và quy ước của bản làng về quản lý
tài nguyên đã gióp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và bảo vệ
tài nguyên môi trường. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham
gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là mơ hình quản lý rừng có
tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của
nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Trên cơ sở điều tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể phân chia thành 5 hình
thức rừng cộng đồng sau:
1.
Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý,
2.
Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục/ hương ước,
3.
Rừng giao cho nhóm sở thích (câu lạc bộ quản lý).
4.
Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý,
5.
Rừng giao cho cộng đồng liên thơn quản lý,
Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1, 3, 4 và 5 được nhà nước cơng nhận
chính thức và ở hình thức 2 rừng cộng đồng được quản lý theo hương ước, chưa
được nhà nước chính thức cơng nhận nhưng mặc nhiên được thừa nhận.
Từ 5 hình thức trên có thể chia thành 3 hình thức quản lý rừng cộng đồng
chính:
- Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc
Cộng đồng tổ chức quản lý rừng và đất rừng theo dịng họ, theo dân tộc nơi
có diện tích rừng và đất rừng nhỏ, do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên công
nhận từ các thế hệ trước. Những khu rừng này, thường nằm gần nơi cư trú của
các cộng đồng với các tên gọi như: rừng thiêng (tôn thờ thần thánh theo tín
ngưỡng), rừng ma (khu rừng chơn cất người chết - nghĩa địa), rừng mó nước
(khu vực bảo vệ nguồn nước cung cấp trực tiếp cho cộng đồng), rừng gỗ gia
15
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
dụng (nơi cung cấp lâm sản và LSNG cho cộng đồng)
Việc tổ chức bảo vệ rừng gắn bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống và
hệ thống tư tưởng của cộng đồng, vai trò của người trưởng tộc hoặc già làng rất
quan trọng. Hầu hết các công việc quản lý rừng của họ đều có sự phân cơng rõ
ràng, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc.
-
Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp
Đây là hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng chủ yếu hiện nay. Hình
thức tổ chức này dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh sống.
Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng
cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng chuyên trách hoặc phân cơng ln
phiên các hộ gia đình trong thơn. Trưởng thôn điều hành các công việc chung
liên quan đến bảo vệ rừng cộng đồng. Ở một số địa phương, đây là các loại
rừng và đất rừng của làng xã được quản lý từ lâu đời, rừng trồng của các
HTX, rừng tự nhiên đã được giao cho các HTX trước đây sau khi chuyển
đổi HTX đã giao lại cho thôn quản lý. Tuy Nhà nước chưa cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và công nhận quyền hưởng lợi cho cộng đồng, song
thực chất cộng đồng đang tự quản lý và tồn quyền sử dụng các sản phẩm đó.
Cộng đồng tham gia quản lý rừng tự nhiên của nhà nước theo chế độ khoán
bảo vệ. Đây là loại rừng tự nhiên thường được quy hoạch là rừng phòng hộ.
Nhà nước khốn cho cộng đồng thơn xóm bảo vệ và sử dụng ngân sách để chi
trả công bảo vệ rừng, các thành viên trong cộng đồng được hưởng lợi từ rừng.
- Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích
Hình thức quản lý rừng này được thực hiện ở một số nơi. Nhóm hộ có thể
hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thơn, một
xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng
có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn được
tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân cơng để bảo vệ rừng, có thể cả
nhóm cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân phiên nhau;
một số nhóm hộ có rừng gần nhau liên kết bảo vệ rừng.
Có thể so sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng như sau:
16
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Bảng 1. Khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng
Hình
thức
Thơn,
bản
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Có nhiều tiềm năng về các - Chưa có ranh giới rõ ràng
mặt: Vị trí địa lý (tự nhiên, tài - Chưa có đủ tư cách pháp
nguyên thiên nhiên)
nhân
- Kinh tế (tài chính, sản xuất) - Vai trị trưởng thơn mang
- Xã hội (Truyền thống, tổtính hành chính và chưa có trách
chức, quy ước nội bộ, quannhiệm pháp lý
hệ..)
- Trình độ quản lý thấp
- Nguồn nhân lực (lao động, - Chưa có cơ chế tài chính,
lãnh đạo).
nguồn thu hạn chế
- Có khả năng quản lý tất cả - Phụ thuộc vào các cấp chính
các loại rừng
quyền cao hơn
- Quy mô nhỏ, dễ dàng tổ
chức, quản lý, thống nhất
- Chi phí phù hợp với quy mơ
- Phù hợp với trình độ hiện
nhỏ.
nay của dân
- Khó bảo vệ rừng ở các vùng
Nhóm
- Phù hợp với yêu cầu đầu tư
sâu, vùng xa.
hộ/nhóm sởcủa dân
thích
- Có tiềm năng trở thành cấp
thôn hoặc HTX kiểu mới
17
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
- Khó được chấp nhận về mặt
Thuận lợi tương tự nhưpháp lý.
Dịng tộc
nhóm hộ
- Có thể tạo nên mâu thuẫn
cục bộ trong cộng đồng thôn.
18
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy mô thôn là phù hợp cho quản lý
rừng cộng đồng vì:
- Thích hợp đối với vùng sâu, vùng xa.
- Phù hợp với truyền thống tập quán của nhiều nhóm dân tộc.
- Phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của dân khi nền kinh tế đang
phát triển.
- Phù hợp đối với quản lý tất cả các loại rừng, kể cả rừng phịng hộ và đặc
dụng.
- Phù hợp với trình độ quản lý của người dân cấp thơn.
Một số ví dụ về quản lý rừng cộng đồng cổ truyền:
• Khu rừng Tạ Bó - Pù Cành/ “Suối nước mọc”, cộng đồng dân tộc Thái,
bản Tân Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cng.
Đây là một khu rừng khơng lớn, diện tích hiện nay chỉ khoảng 4 ha nằm ngay
giữa bản, cạnh khe “nước mọc”, tại đây có những cây gỗ lớn đường kính 50 - 60
cm với các thành phần khác nhau: trám, hồn linh, ngát, thơi thơi, si, sung, mỡ,
dẻ, .... Rừng được khoanh vùng bảo vệ từ khi những gia đình đầu tiên đến lập
bản (vào khoảng 100 năm trước). Trãi qua nhiều thế hệ người dân nơi đây vẫn
tự giác tôn trọng các quy ước bất thành văn: không sử dụng sản phẩm. Người ta
truyền rằng đây là vùng đất thiêng với đôi mắt rồng và khe nước mọc, nếu ai
tắm ở đây hoặc bắt cá (cá lấu) để ăn thì sẽ bị phù thũng, ăn nhiều ngứa nhiều, ăn
ít ngứa ít và có những trường hợp tử vong. Cộng đồng cũng lập ở đây “Đền
miệu” để thờ cúng giữ yên mảnh đất và việc giữ rừng có liên quan đến giữ sạch
nguồn nước Suối nước mọc.
• Khu rừng dành cho nhóm hộ nghèo, cộng đồng người Thái, bản Khe Rạn,
xã Bồng Khê, huyện Con Cng.
Trong q trình giao đất giao rừng bản Khe Rạn có 15 hộ nghèo khơng có
điều kiện nhận rừng, cộng đồng dành khoảng 30 ha làm rừng bản cho họ. Đây là
khu rừng cách bản khoảng 3km, chỉ có một con đường độc đạo đi qua bản để ra
bến sông. Quy ước của cộng đồng: mọi người dân bản đều được sử dụng rừng
này để chăn thả trâu bò. Riêng 15 hộ nghèo được vào khai thác củi để bán với số
lượng bằng phương thức vận chuyển (gánh hoặc vác mà không được sử dụng
sức kéo khác). Quy ước đã được cộng đồng chấp nhận,việc kiểm tra được duy trì
19
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
bởi tồn cộng đồng có sự hỗ trợ của thơn bản nhưng về cơ bản mọi thành viên
đều tự giác thực hiện.
Người Tà Ôi, Vân kiều, vùng miền Trung (Thừa Thiên - Huế Luật tục quy
định không được phát rẫy tại các khu rừng Kốh Sã: Là khu rừng thuộc sở hữu
chung của nhiều làng. Đây là khu rừng dùng vào thờ cúng thường xun. Vì
vậy, cấm khơng được phát rẫy, khơng được nói tục trong rừng này. Ai vi phạm
phải nộp phạt bằng trâu bị. Khơng cấm săn bắn và khai thác lâm sản ngồi gỗ.
Kơh tâng Kỉn: Cũng là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng. Không
được phát rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, không được đại tiểu tiện. Ai vi phạm
phải nộp phạt bằng trâu bò. Khi săn được cọp hoặc khi hai làng có xích mích cần
hịa giải, đồng bào thường tổ chức lễ cúng rất lớn, lễ vật có lợn gà, rượu thịt.
Ví dụ về quản lý rừng cộng đồng mới
Tồn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 18.999,5 ha rừng tự nhiên đã giao cho
cộng đồng thơn bản, nhóm hộ gia đình quản lý và hưởng lợi lâu dài với thời hạn
sử dụng trong vòng 50 năm tại địa bàn 4 huyện là Phú Lộc, Nam Đông, Phong
Điền, và A Lưới. Mơ hình giao rừng cho cộng đồng quản lý và hưởng lợi đầu
tiên tại Thừa Thiên Huế được Hạt Kiểm lâm Phú Lộc thực hiện tại Thôn Thủy
Yên Thượng (huyện Phú Lộc) vào năm 1999. Việc giao rừng cho cộng đồng
quản lý với cơ chế hưởng lợi theo lượng tăng trưởng của rừng hoàn toàn là sáng
kiến của ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với sự hậu thuẫn tích cực của
chính quyền tỉnh. Qua đánh giá hiệu quả thực hiện mơ hình này đã khẳng định
việc giao rừng cho cộng đồng địa phương quản lý có tác dụng tích cực đến việc
giữ rừng cũng như phát triển vốn rừng đã giao. Cộng đồng địa phương chủ động
trong việc phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra để xử lý nghiêm các vụ phá rừng
trái phép, cũng như đầu tư kinh phí để phát triển vốn rừng thơng qua trồng cây
bản địa hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng. Tiếp sau mô hình khá thành cơng này,
chính quyền huyện Phú Lộc đã tiếp tục xúc tiến giao rừng cho cộng đồng ở các
xã khác như ở xã Lộc Vĩnh, Lộc Tiến tương tự như hình thức giao rừng tại thơn
Thủy n Thượng.
Cách quản lý rừng cộng đồng có những mặt tích cực và hạn chế sau:
•
Mặt tích cực:
- Trong khi phần lớn người dân có hiểu biết thấp về chủ trương chính sách và
kỹ thuật thì Ban lâm nghiệp bn được chọn là những người có am hiểu nên dễ
20
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
dàng tiếp cận chủ trương chính sách, kỹ thuật để lập kế hoạch và hướng dẫn
người dân.Chính những người trong Ban lâm nghiệp là đầu mối liên lạc giữa
người dân và nhóm tư vấn, các tổ chức quản lý cấp trên.
- Cả buôn coi như đều được giao đất giao rừng nên mọi người đều có trách
nhiệm bảo vệ và phát triển vốn rừng, các nghiệp vụ kỹ thuật lâm nghiệp như vệ
sinh rừng, phát dọn dây leo, cây không tác dụng, phịng chống cháy...được tiến
hành nhanh vì có số đơng người tham gia.
- Hạn chế được tình trạng xâm lấn rừng của những đối tượng ngoài cộng
đồng, đặc biệt là của những người di dân tự do nhờ sớm được phát hiện và có áp
lực đủ mạnh để trấn áp.
- Không phát sinh mâu thuẫn giữa người được nhận đất nhận rừng và những
người không được nhận ngay trong cộng đồng.
- Rừng và đất rừng không bị chia manh mún.
• Mặt hạn chế :
- Khơng phù hợp với chính sách hiện hành là giao đất giao rừng đến tận người
dân, rừng phải có người chủ thực sự chứ khơng phải chủ chung chung.
- Nhận thức về vai trò của rừng cũng như vai trò của người dân đến việc bảo
vệ và phát triển rừng trong cộng đồng không đồng đều. Vẫn còn một bộ phận
người dân chưa coi rừng là tài sản của chính họ, vì vậy trách nhiệm của họ đối
với rừng chưa cao, vẫn duy trì thói quen ỷ lại.
- Sự phân chia các sản phẩm ngoài gỗ, nhất là những sản phẩm nhỏ lẻ như
mật ong, nấm, thú rừng, song mây... khó đảm bảo sự đồng đều, từ đó dễ phát
sinh mâu thuẫn ngay trong cộng đồng.
- Dễ tạo ra hình thức “cai đầu dài” trong quản lý bảo vệ rừng, nếu như không
hướng dẫn, uốn nắn Ban lâm nghiệp xã (hoặc buôn).
2.2.3 Quản lý dựa vào cộng đồng
Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM)
Là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở
địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải
quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các cơng cụ sẵn có để tập trung cải
tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về mơi trường như dự
án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực,... Và đồng quản lý tài ngun đó thơng
qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi
21
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
chính phủ và cộng đồng dân cư . (QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG – MỘT CÁCH TIẾP CẬN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG - Đỗ Thị Kim Chi*)
Đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là
hình thức quản lý trung gian giữa hai hình thức quản lý cộng đồng và quản lý
nhà nước. QLNLDVCĐ là một hình thức hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức
trách trong việc chia sẻ quyền và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích
(Pomerroy,1995) [6].
Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và
đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các
cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất và nước, rừng và
động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản [4].
Về mặt lý luận, cộng đồng địa phương đóng vai trị rất quan trọng đối với quá
trình thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các quy định của quy ước. Tuy
nhiên, theo truyền thống, họ coi công tác bảo vệ và phát triển môi trường là
nhiệm vụ của các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn. Đây cũng chính là lý do
giải thích tại sao việc thực hiện các quy ước bảo vệ và phát triển mơi trường tại
cộng đồng cịn chưa thực sự có hiệu quả. Điều này địi hỏi phải có sự phối kết
hợp nhịp nhàng giữa chính quyền các cấp, đoàn thể của địa phương để việc thực
hiện các quy định của quy ước thực sự có hiệu quả.
Những điều kiện để cộng đồng tham gia vào công tác quản lý môi
trường:
- Điều kiện tiên quyết để cộng đồng cùng tham gia vào công tác quản lý là
cộng đồng phải được biết họ tham gia kiểm tra, giám sát việc gì; họ có thể được
hưởng lợi những gì và sẽ phải chịu những chi phí, rủi ro gì v.v... Các câu trả lời
phải được thể hiện và làm rõ một cách công khai, minh bạch.
- Để đạt được điều đó, người quản lí và các nhà khoa học phải có nhiệm vụ
tun truyền, phổ biến những vai trị và ý nghĩa của nguồn tài nguyên đối với
đời sống của cộng đồng, đồng thời làm cho họ nhận thức được trách nhiệm phải
bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của họ để họ tự giác thực hiện cơng
tác bảo tồn. Từ các nhận thức đó con người phải thay đổi thói quen khai thác tuỳ
tiện, khai thác theo kiểu “tận thu- tận diệt” làm suy giảm nguồn tài nguyên và sự
nghèo đói lại quay về với cộng đồng.
22
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
- Tất cả những nỗ lực trên đều nhằm đạt được sự độc lập và dựa vào chính các
tổ chức do cộng đồng xây dựng cũng như toàn bộ cộng đồng để quản lý tài
nguyên một cách hiệu quả. Cộng đồng chỉ có thể cùng tham gia kiểm tra, giám
sát thực thi pháp luật có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên khi cộng đồng
đó là một cộng đồng giác ngộ, am hiểu các vấn đề về pháp luật và nhận thức
được đầy đủ rằng giám sát thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với công tác bảo
tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên trên chính địa bàn nơi cộng đồng đang sống.
Một số mơ hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng:
• Đối với quản lý tài nguyên rừng, cách tiếp cận từ dưới lên của dự án Lâm
nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Pù mát (LNXH&BTTN) cùng thực hiện
trên địa bàn của lưu vực Sơng Cả là mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Khác với CT 327 dự án LNXH&BTTH đã tạo điều kiện để già làng, trưởng
bản tham gia vào ban quản lý dự án. Hệ thống khuyến nông viên thơn bản cũng
được hình thành để giúp bà con tham gia dự án thực hiện tốt các mơ hình sản
xuất mà họ được lựa chọn.
Hoạt động sản xuất được dự án hỗ trợ khá phong phú và được xây dựng dựa
vào nhu cầu đăng ký của từng hộ gia đình ở các thơn bản trong vùng dự án, trên
cơ sở đó dự án lập kế hoạch cho các hoạt động của mình tại từng thơn bản. Qua
đó có thể thấy sự tham gia tích cực và chủ động của cán bộ và nhân dân địa
phương, những người hưởng lợi từ chương trình dự án trong quá trình lập kế
hoạch cho các hoạt động của dự án.
Tuy mới triển khai được 2 năm nhưng dự án được người dân địa phương đánh
giá rất cao về cách làm và hiệu quả của nó trong việc cải thiện điều kiện và tập
quán sản xuất và thu nhập cho nhân dân trong vùng đệm.
Hà Xuân Thông (2001) khi nghiên cứu đồng quản lý nghề cá trong bối cảnh
Việt Nam nhận thấy một trong những đặc điểm cơ bản của đồng quản lý là
tạo ra sự bình đẳng trong quản lý. Đối với nghề cá ven biển, phá Tam Giang
là một trong những điểm đầu tiên có hình thức quản lý dựa vào cộng đồng
được áp dụng (Tôn Thất Pháp, 2002; Nguyễn Quan Vinh Bình, 2000 và
Trương Văn Tuyển, 2000). Ni thủy sản ở các nước đang phát triển chỉ có
thể bền vững khi người sử dụng nguồn lợi hiểu được vai trò của nó đối với
cuộc sống lâu dài của cả cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác (Nguyễn
23
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
Thị Bích Thủy và Lê Văn Chí, 2000). Thơng qua việc tham gia vào công tác
quản lý nguồn tài nguyên, nhận thức của người sử dụng tài nguyên về những
tác động môi trường đối với sự phát triển trong các vùng nuôi trồng thủy sản
được nâng cao (VEEM, 2002).
Kết quả thực hiện quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
+ Hiệu quả kinh tế: nhờ hoạt động quản lý tốt, hình thức quản lý dựa vào
cộng đồng đã được người nuôi quan tâm, thấy được trách nhiệm và lợi ích của
mình nên hiệu quả ni trồng thủy sản đã đạt được kết quả cao, năng suất trung
bình đạt từ 2,5- 3 tấn/ha.
+ Quản lý dịch bệnh: dịch bệnh trong khu nuôi công nghiệp đã giảm,
trong các cuộc họp mọi người đã trao đổi kinh nghiệm và cách dùng thuốc cho
nhau vì vậy bệnh dịch đã khơng xảy ra trên tồn vùng.
+ Vệ sinh mơi trường: hầu hết các hộ đều ý thức tác hại của nguồn nước
thải ra trong q trình ni nên tn thủ các biện pháp phịng tránh không lấy
nước vào ao từ các kênh thải, nước cấp vào qua ao chứa và xử lý trước khi đưa
vào ao ni. Nhóm cộng đồng kết hợp chặt chẽ cới cán bộ quản lý môi trường
của dự án để kiểm tra ao nuôi mỗi tháng 2 lần nhằm cảnh báo môi trường chung.
+ Tổ chức cộng đồng đã thực sự phát huy hiệu quả, thu hút sự tham gia
của người ni tơm, các tổ chức chính quyền các cấp liên quan. Mọi người đều
nhận thấy lợi ích của quản lý dựa vào cộng đồng để cải thiện môi trường vùng
nuôi.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn: bước đầu dung hịa
được mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương với cộng đồng nuôi tôm trong vấn
đề quản lý và điều tiết nước.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật ni: ngồi việc sinh hoạt cộng đồng, các
cán bộ thực địa thường xuyên tư vấn kỹ thuật, cùng hộ ni giải quyết các khó
khăn trong kỹ thuật quản lý chăm sóc ao ni.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
24
Tiểu luận Quản lý tài nguyên môi trường
TS. Nguyễn Khoa Lân
+ Các chính sách: xây dựng được điều lệ, quy chế hoạt động của nhóm
cộng đồng.
2.3 . Những bài học kinh nghiệm
- Cách tiếp cận áp đặt “từ trên xuống” đã khơng tạo ra sự tham gia tích cực
của cán bộ và người dân địa phương vào việc quản lý tài nguyên cùng với sự
quản lý yếu kém, sự thụ động trong việc lập kế hoạch và sự phụ thuộc về tài
chính của chính quyền địa phương vào chính quyền trung ương là những ngun
nhân chính hạn chế thành cơng của các chương trình, chính sách quản lý tài
ngun của chính phủ trong thời gian qua.
- Chính quyền địa phương cấp cơ sở cần được trao nhiều quyền hơn và cần
được đảm bảo các điều kiện cần thiết về các nguồn lực, khả năng tiếp cận thông
tin và hành lang pháp lý thuận lợi để thực thi các quyền được trao.
- Để sự tham gia thực sự có hiệu quả cần xác định sự hưởng lợi rõ ràng cho
các bên có liên quan trong quản lý tài nguyên, kể cả các cán bộ được trao quyền
và người dân địa phương, có như vậy mới tạo ra động lực cho sự tham gia.
- Người dân cần được thông tin đầy đủ về các chương trình dự án của chính
phủ để họ có thể ra các quyết định đúng đắn và phù hợp về việc tham gia của họ
vào các chương trình chính sách này.
- Cần có cơ chế thích hợp cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các tổ
chức và cá nhân được trao quyền trong quá trình thực thi các nhiệm vụ được
giao, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nâng cao trách nhiệm giải trình đối
với cấp trên và cả đối với người dân địa phương của các cá nhân, tổ chức được
trao quyền.
25