Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÀI dự THI LIÊN môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SƠN LA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÙ YÊN

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Trường: THCS Võ Thị Sáu
Địa chỉ: Khối 10 - Thị Trấn Phù Yên - Sơn la
Điện thoại: 0223863.498
Email:

Thông tin về thí sinh:
1. Họ tên: Đinh Ngọc Mai
Ngày sinh: 01/05/2002
Lớp: 8A1
2. Họ tên: Nguyễn Thảo My
Ngày sinh: 05/04/2002
Lớp: 8A1


I.Tên tình huống.
“ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG CÂY GẤC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
II. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào quy trình trồng cây gấc trong
nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn, đạt chất lượng tốt và giá
thành cao hơn.
III. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống.
Để đạt được kết quả tốt nhất ta cần áp dụng kiến thức của một số môn học sau:
Môn toán học:


- Đo khoảng cách giữa các cột chống giàn cây gấc ( khoảng 2,7 - 3m).
- Đo kích thước mỗi hố trồng cây gấc (40cm x 40cm x 40cm).
- Đo khoảng cách giữa các hố (3 - 5m) và các hàng (4 - 6m).
- Đo khoảng cách giữa các hạt để trồng cây con theo hình tam giác đều (20 - 25cm).
- Đo khoảng cách giàn leo (năm thứ nhất: 18 - 20m2; năm 2 trở đi: 30 - 40m2).
- Đo khoảng cách lưới ô vuông cho giàn gấc (50cm x 50cm).
- Đo chiều rộng (2,7m – 3m) và chiều cao (1,5m – 2m) của các cột chống giàn gấc.
- Tính khối lượng sản phẩm của cây gấc (4% khối lượng gấc sau khi sấy khô).
Môn vật lý:
- Thiết kế giàn gấc kiểu ô vuông để các cây tận dụng được nhiều ánh sáng, quả gấc
lọt xuống dễ dàng và thuận tiện khi làm cỏ.
Môn hóa học:
- Các thành phần dinh dưỡng trong quả gấc.
- Lựa chọn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng.


Môn sinh học:
- Chăm bón cho cây gấc theo từng giai đoạn sinh trưởng.
- Đặc điểm một số loại sâu bọ gây hại cho cây gấc, từ đó tìm ra phương pháp diệt
trừ sâu hại thích hợp.
Môn công nghệ:
- Chọn đất trồng phù hợp cho chất lượng quả tốt.
- Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại, tránh
lạm dụng thuốc kích thích và nên sử dụng chế phẩm sinh học.
- Dựng giàn xung quanh cây khi cây cao khoảng 30cm - 40cm.
- Cách ghép thân cây đực vào thân cây cái
- Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Thu hoạch và bảo quản.
Môn địa lí:
- Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió bão làm đỗ. Tùy từng địa phương và địa

hình, địa vật. Làm giàn hoặc làm giậu làm sao để hướng gió đi vào giữa hai giậu gấc.

IV. Giải quyết tình huống.
Gấc là một loại cây cho quả họ hàng nhà bầu, bí quen thuộc với đời sống nhân dân
Việt Nam. Loại cây này ít bị sâu bệnh, chim chuột phá, có tuổi thọ từ 15 – 20 năm.
Gấc không những cung cấp các chất dinh dưỡng, chất tiền vitamin cần thiết mà còn có
tác dụng phòng chống bệnh; làm giảm quá trình oxi hóa cũng như hỗ trợ giảm nhiễm
tia xạ, chất độc dioxin và một số chất hóa học độc hại mà còn điều chế một số loại mĩ
phẩm.


H.1 Cây gấc là một loại cây dây leo
thuộc họ bầu, bí

H.2 Xôi gấc là món ăn truyền thống và quen
thuộc của người dân Việt Nam

Tuy nhiên các sản phẩm từ cây gấc chưa được ứng dụng nhiều và hiệu quả, giá thành
khá thấp. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng gấc của một số quốc gia như
Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng như người dân Việt Nam mà gấc đang dần được
quan tâm và đang trở thành một loại cây có giá trị kinh tế cao.


H.3 Một số sản phẩm từ tinh dầu quả gấc

Để sản xuất gấc với số lượng lớn, chất lượng tốt, cung cấp sản phẩm trong thời
gian dài, độ đồng đều cao, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con người
là mục tiêu hàng đầu trong ngành sản xuất thực phẩm, chúng em xin giới thiệu kỹ
thuật trồng gấc cao sản có hiệu quả cao áp dụng được rộng rãi nhiều nơi và hiện đang
trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha tại đất của gia đình để lấy kinh nghiệm và kiến

thức thực tế nhất.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống
KĨ THUẬT GIEO TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH
1. Các cách trồng cây gấc:
- Trồng bằng gốc tái sinh (Cách trồng tốt nhất và đơn giản nhất): Gần cuối mùa khô,
cắt gốc để lại 10-15cm, xới xáo quanh gốc, bón phân. Khi mưa xuống từ các mắt ở gốc
gấc sẽ nảy mầm và phát triển thành cây cho năm sau.
- Trồng bằng cành: Nên chọn đoạn cành bánh tẻ ở những cây gấc cho năng suất và
chất lượng cao (sai quả, hình dáng quả đẹp, kích thước quả lớn). Chọn cành cây không
quá già hoặc quá non để làm vật liệu trồng, cắt cành ra từng đoạn từ 30 – 50 cm, cành
cắt xong nên giâm ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như


Benlate C hoặc Rovral 2 – 4 phần ngàn, ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Tiếp túc
sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ cho dầu cành cần ra rễ. Đặt dây, lấp đất để hở 2 - 3
đốt, tưới ẩm và đậy để bảo vệ (hoặc ươm bằng bầu đất), khi nào mầm gấc bắn lên, gấc
bò thì cắm cây vào hố chuẩn bị sẵn phân và có giàn leo.
+ Ưu điểm: Chắc chắn mang quả tốt vì mang giống của cây mẹ.
+ Nhược điểm: Hoa nở muộn và cho ra ít quả.
- Trồng cây con bằng hạt: Cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi
cho trái chín đỏ hoàn toàn mới thu trái và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau
đó dùng tay bóp lấy hạt. Chọn những hạt có hình dạng tròn, đầy đặn sẽ cho tỷ lệ cây
cái cao, những hạt có dạng nhỏ dài,cong queo, vặn vẹo thường là cây đực. Trước khi
gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm hoặc ngâm
hạt trong dung dịch acid sunfuric 10% trong một ngày cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nẩy
mầm hơn. Chọn hạt giống tốt để gieo là cơ sở để có năng suất cao về sau. Sau khi xử
lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở các hố đào. Một hố gieo 3 - 5 hạt sau đó
tỉa để lại chừng 1- 3 cây. Khi cây ra trái nếu có cây đực thì nhổ bỏ, mỗi hố cách nhau 4
- 6 m.

+ Ưu điểm: Tỉ lệ nảy mầm cao, cây khi lớn lên sẽ khỏe mạnh, ít sâu bệnh hơn và
khả năng cho quả tốt hơn.
+ Nhược điểm: Tỉ lệ cây đực khá cao nếu không biết cách chọn hạt giống (có thể
50% trở lên), cây dễ đổ hoặc chết do thiên tai.

H.4 Hạt bên trong của quả gấc

2. Chọn đất trồng:
- Nên chọn đất tơi xốp, nhẹ,, thoát nước tốt, tỉ lệ cát khoảng 50%, nếu cách xa
nguồn đất ô nhiễm hay có nguồn nước ô nhiễm càng tốt.
- Gấc trồng được trên nhiều loại đất (kể cả đất khô cằn như đất đồi núi hoặc đất có
nhiễm một số loại chất độc), song thích hợp nhất vẫn là đất phù sa và đất cát pha, đất
bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Nếu là đất phù sa cần pha thêm cát tùy theo độ giữ ẩm và
thoát nước khu vực đó. Để đất thoát nước tốt cần nghiêng đất khoảng 15o.


- Đất cần có độ pH không quá cao. Nếu đất phèn hay đất chua cần khử chua bằng
vôi và diệt nấm bằng một số chế phẩm thông thường như Bio Pest…
3. Đào hố
- Thời vụ gieo trồng tốt nhất là từ tháng Giêng đến tháng 2 âm lịch thì có thể thu
hoạch vào tháng 7 - 8.
- Đào hố với kích thước khoảng 40cm x 40cm x 40cm. Để khoảng 3 ngày trở lên
cho đất bớt hà hơi và vôi hóa bớt thì san phẳng mặt hố và bắt đầu trộn phân.
- Mỗi hố cần cách nhau 3 - 5m. Các hàng cách nhau 4 - 6m.
4. Bón lót phân
- Nên dùng phân mục ủ hoai trộn đều bằng mặt đất. Nếu không có phân ủ hoai thì
dùng phân NPK trộn đất rồi dồn xuống nửa đáy, phần đất trên để nguyên để không bị
xót cây có thể làm chết cây non.
- Đất phù sa cần bón 3kg phân/hố.
- Đất đồi núi, đất xấu cần tăng lên 5 – 10kg phân/hố.

- Không nên dùng hoàn toàn hay quá nhiều phân hóa học vì đất sẽ bị chai khiến
cây khó phát triển và không dùng phân tươi
- Đợi 5 - 10 ngày để phân hoai và thấm đất mới tiến hành trồng cây.
5. Tiến hành trồng cây
- Sau khi phân hoai, tiến hành trồng cây.
- Có thể trồng bằng hạt và trồng bằng hom:
+ Trồng bằng hạt lớn nhanh, quả to gấp 10 – 15 lần trồng bằng hom nhưng tỉ lệ cây
đực cao.

H.5 Cây gấc non sau khi gieo hạt vài ngày

+ Trồng bằng hom được 100% cây cái nhưng năng suất thấp, phát triển chậm.


- Khi trồng bằng hạt thì trồng theo mô hình tam giác đều cách 20 - 25cm. Nếu cả 3
cây đều đều là cây cái thì cho dựa vào nhau để tạo độ vững chắc và năng suất cao. Còn
nếu là cây đực thì cắt ghép vào cây cái để tăng thêm nguồn dinh dưỡng.
- Khi trồng bằng hom thì cắm vào bầu đất khoảng vài ba ngày rồi mới đem trồng
xuống hố đất chuẩn bị sẵn.
- Nếu khu vực có nhiều gia súc, gia cầm thì cần làm rào bảo vệ quanh mỗi gốc.
6. Tưới nước
- Đất cần có độ ẩm từ 70 – 75% và thoát nước tốt.
- Cần trang bị hệ thống tưới ẩm (tưới nhỏ giọt hay phun sương) hoặc tưới nước thủ
công thường xuyên.

H.6 Sơ đồ hệ thống tưới nước nhỏ giọt

H.7 Sơ đồ hệ thống tưới nước dạng phun sương tự động



- Không nên tưới quá nhiều dễ khiến nước đọng gây úng hoặc trôi chất dinh dưỡng.
- Chú ý tưới nhiều khu vực trên cao vì nước sẽ trôi xuống dưới.
- Khi cây ra hoa đậu quả và quả đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu
đất quá khô hoa và quả non cây dễ bị héo; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn
hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh.
- Giai đoạn mới trồng: Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày
tưới 1 lần. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần.
- Giai đoạn phát triển:
+ Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên.
+ Thời kỳ gấc ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất lượng nước tưới
mỗi lần phải được tăng lên, khoảng 3 - 4 ngày tưới/lần. Đắp rơm rạ lên quanh gốc
chống thoát nhiều hơi nước.
7. Làm giàn
- Nên thiết kế giàn sao cho cây có đủ ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng quang hợp bị
hạn chế do đó cây sinh trưởng kém.
- Việc làm giàn được tiến hành sau khi câycao 30 - 40cm. Giàn có tác dụng giữ cho
cây đứng vững, vươn cao hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời, sinh trưởng tốt. Đồng thời
để cành lá và quả không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục quả và bệnh thối quả
làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu hoạch.
* Cách làm giàn:
- Tốt nhất nên tiến hành làm giàn gấc theo kiểu lưới ô vuông 50cm x 50cm để quả
vừa lọt xuống.

H.8 Sơ đồ lưới ô vuông của giàn gấc


- Nên dùng dây điện thoại cũ hay dây phanh xe đạp để mưa không bị gỉ và khi nắng
thì dây cũng không quá nóng thui quả gấc như dây thép.
- Nên buộc các mắt chắc chắn để các ô vuông không bị xê dịch.
- Dây căng giàn khoảng 600m/cây.

- Mỗi cây cần:
+ Năm thứ nhất: 18 - 20m2 giàn leo trở lên.
+ Năm thứ hai trở đi: 30 – 40m2 giàn leo trở lên.
- Giàn càng rộng thì cây càng có điều kiện phát triển tốt. Không để giàn quá dày và
phải làm cỏ trên giàn liên tục.
* Cách làm cột chống giàn (chân giàn):
- Có thể tận dụng cây thiên nhiên cho gấc leo nhưng vất vả khi thu hoạch.
- Nên dùng cột đổ bê-tông, ống nước, cây cau hoặc thân cây tren:
+ Cột bê-tông: Chắc chắn, vững bền lâu dài, giá thành cao (60000 đồng/cột;
100000 dồng/giàn vuông).

H.9 Một giàn gấc với cột bê-tông

+ Ống nước: Giá thành rẻ nhưng không chắc chắn.
+ Thân cây tre: Tận dụng được cây có sẵn, giá thành rẻ, khá chắc chắn nhưng chỉ
để được 2 - 3 năm vì cây sẽ bị mục.


H.10 Một giàn gấc cột thân cây tre xen lẫn cột bê-tông
có kết hợp trồng xen kẽ các loại cây khác phía dưới

+ Cây cau: Chắn chắn gần bằng bê-tông, để được lâu dài và có thể thu được cau ở
tầng trên (sau 4 năm), gấc ở tầng giữa và một số loại cây khác ở tầng dưới.
- Khoảng cách giữa các cột chống (theo hình vuông) từ 2,7 – 3m để dễ dàng mang
vác, xây dụng kết cấu giàn và thuận lợi khi thu hoạch.
- Cột chống cần cao 1,5 - 2m.
- Một gốc gấc cần 2 - 3 cột bê-tông.
* Lưu ý:
- Cần kết nối giàn leo với các cột chống sao cho chắc chắn, đủ căng, không trùng
lưới, đủ đọ cao.

- Có thể tận dụng giàn gấc sau khi hết mùa để trồng các loại cây khác như su su, bí
Nhật,..
- Khi giàn gấc trĩu nặng, dùng cây hoặc cột chống thẳng đứng lên, không chôn cây
hay cột xuống đất.
8. Thụ phấn nhân tạo
- Gấc là cây lưỡng tính: hoa đực và hoa cái cùng trên một dây, hoặc trên các dây
của cùng một gốc. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm,... Để tăng năng
xuất, người ta tiến hành thụ phấn nhân tạo. Một trong những cách làm hiệu quả đó là
dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên đầu nhuỵ của hoa cái vào
thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.
9. Phòng chống và diệt trừ sâu bệnh
Dưới đây là một số loại sâu bệnh hại thường thấy trên cây gấc và cách chữa:


* Sâu Hại :
- Bọ dừa (ceratia similis) bọ cánh cứng dài 8mm cánh màu vàng ăn phá hoại lá
gấc. Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Tata 25WG xịt đều trên lá.

H.11 Một con bọ dừa đang ăn lá gấc

- Rầy mềm (Aphid gossypii) bu mặt dưới lá hút nhựa, xịt Decis 50ND hoặc VicidiM 50ND 20-30 cc/bình 8 lít.

H.12 Một quả gấc hỏng do bị rầy mềm phá

- Nhện đỏ (Tetronychidea) tập trung nhiều ở mặt dưới lá thường thấy trong mùa
nắng làm úa lá vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi phòng trừ bằng cách phun Alfumite
15EC hoặc SK Enpray 99EC xịt đều trên lá.
- Ruồi trái cây (Dacus cucurbitea) phá hại nặng khi gấc có trái. Ruồi chích trái
đẻ trứng ấu trùng phát triển phá vỏ trái làm thối trái, trị bằng cách phun xịt dung dịch
Oncol 20EC liều lượng 30ml/8lít, vệ sinh lượm đốt bỏ các trái gấc thối rụng.



H.13 Ruồi ăn quả gấc làm thối quả là lan sang những quả khác

- Sâu xanh ăn hại lá gấc: dùng thuốc Padan 95SP phun vào buổi chiều mát.
* Bệnh Hại:
- Bệnh Đốm Lá (Downy mildew): do nấm Pseudope-ronopora cubensis Rostow
gây bệnh lá gấc bị bệnh mặt trên có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó
lá chết héo. Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho trái hoặc cho ít trái, trái nhỏ
phẩm chất kém, phòng trị bằng cách xịt dung dịch Viben – C hoặc Viroral 50BTN lên
lá.

H.14 Một lá gấc bị đốm lá

- Bệnh Cháy Lá (Anthracnose): do nấm Collectrichum lagenarium Ell and Halst
gây bệnh. Lá gấc bị bệnh cháy thành đốm hoặc cháy khô cả lá phòng trị giống như
bệnh đốm lá.
- Bệnh Hoa Lá ( Mosaics): do virus (CMV) gây bệnh lá gấc bị bệnh thường bị
đốm vàng xoắn lá dây mọc còi cọc không cho trái, bệnh do siêu vi trùng gây ra không
có thuốc trị, phòng trừ bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền
bệnh cũng giảm bớt bệnh.
- Bệnh sương mai (Oidium sp.):


+ Trên lá: đốm trên lá có vết bệnh hình góc cạnh, xung quanh có viền màu vàng,
mặt sau vết bệnh có một lớp sợi nấm màu trắng phát triển. Bệnh nặng làm cho lá khô
héo và chết.
+ Trên trái: đầu tiên bệnh xuất hiện ngay cuống trái, làm cho cuống biến vàng và
khô, sau đó lan dần xuống trái làm thối ngay cuống trái và trái rụng.
Đối với loại bệnh này chúng ta có thể phòng bằng các biện pháp canh tác như

trồng với khoảng cách hợp lý, thường xuyên cắt tỉa các cành ốm yếu, cành không cho
trái… để tạo cho giàn được thông thoáng… Trong trường hợp gặp điều kiện thời tiết
nhiều sương mù và khi bệnh chớm xuất hiện thì chúng ta có thể sử dụng một số loại
thuốc BVTV để phun phòng trừ: Ridomil Gold, Viben C, Topsin-M, Score, Anvil,
Mataxyl, Aliette, Agri-phos, …

H.15 Lá gấc bị héo do bệnh sương mai

- Bệnh Tuyến Trùng (Nematode): Tuyến trùng Meloidogyne spp. làm rễ, dây
gốc bị tuyến trùng phá hoại trông còi cọc phát triển kém, vàng cho trái hoặc không cho
trái. Phòng trừ bằng cách rải một hố 30gram Vifuran 10H hoặc 20gram Vimoca 10G
khi gieo hạt hoặc trồng cây con.
- Bệnh nấm lá (bệnh muội): cần dùng sunfat đồng pha loãng để tưới cho cây.

H.16 Một số loại bện khác trên có thể phát hiện trên lá gấc


* Nên thường xuyên cắt tỉa, bắt sâu bệnh hại cho cây.
10. Bón thúc
- Khi cây đang giai đoạn ra hoa đến đậu quả thì cần bón thúc một lượng nhỏ
phân NPK cho mỗi cây, nhất là những cây còi, chậm lớn.
- Bón phân thúc:
Ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa nên bón
thúc thêm mỗi hố để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to:
+ NPK (20-20-15) : 30 – 50 gr./ hố
+ Hữu cơ vi lượng GV-ORGANIC : 50 gr/ hố.
Cách bón : đào rãnh rộng 10cm sâu 10cm, hình vành khăn cách gốc 25 – 30cm bón
phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng
cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi.
+ Tưới GV 601S K.HUMAT: pha 50cc/ 5lít nước ,tưới quanh vùng rể cho thấm

xuống đất để kích thích bộ rể phát triển và ra rể mới.
+ Đầu mưa, phun phân bón lá GV 16-16-8 để thân lá phát triển mạnh.
+ Trước khi cây chuẩn bị ra hoa 1 tháng, phun phân bón lá GV 20-20-15 để hình
thành nhiều hoa.
+ Sau khi đã đậu trái, phun phân bón lá GV-603 S SIÊU TO TRÁI để trái
to..Trong giai đoạn trái đang phát triển mạnh, nên phun GV SIÊU CANXI-SIÊU BO
để trái chắc, tránh nứt trái, chất lượng cao.
- Đến khi quả to, căng, xanh đều thì dùng chế phẩm Bio hoặc Propen pha loãng
phun vào thân, lá, quả để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và chín đều.
11. Thu hoạch
- Chọn quả thu hoạch có màu đen thậm đến 2/3 quả, còn lại đỏ cam đều màu.
Quả chín đều, nặng, chắc tay và không bị héo, úng hay thối, ít nhất từ 0,8 kg trở lên.

H.17 Những quả gấc khi chín (có thể đen sậm đến 2/3) đạt tiêu chuẩn


- Khi thu hoạch dùng dao cắt vào cuống, không dùng tay ngắt dẫn đến xước
cuống ảnh hưởng đến quả.
- Chống gấc sao cho cuống quay xuống thẳng đứng và bằng nhau, có thể dựa vào
sát tường, thì thời gian bảo quản được lâu.
- Không gọt gai gấc để quả không bị ủng.
* Các bước sơ chế lấy sản phẩm:
- Sơ chế màng gấc:
+ Bổ gấc lấy ruột phơi lên lưới rồi sấy hoặc phơi thủ công bằng nhiệt năng đến
khi ráo tay.
+ Bóc tách lấy màng gấc (bỏ hạt) rồi đặt úp lên lưới/khay mang đi sấy đến khi
không thể mốc nữa.
+ Đưa vào sấy khô đến khi còn độ ẩm 7 – 8% (kiểm tra độ ẩm bằng cách bẻ đôi
màng gấc, nếu gảy đôi là đạt độ ẩm). Màng không dị tật, mốc, cháy khét, sâu mọt, …
+ Khối lượng màng gấc của 1 quả sau khi sấy khô còn khoảng 4 – 5%.

+ Màng gấc sau khi sơ chế có thể bảo quản lạnh 7 – 10 ngày và bán hay xuất khẩu
với giá trị cao.
* Phần màng gấc còn có thể dùng làm xôi gấc, bánh gấc, nước ép gấc hay một số
loại thực phẩm khác.

H.18 Màng gấc trước và sau khi sấy khô

- Sơ chế phần vỏ:
+ Gọt bỏ phần vỏ màu đỏ cam có gai ở ngoài.
+ Sử dụng máy tách tinh bột ly tâm để thu lấy phần tinh bột này.
+ Nếu không tách tinh bột có thể làm thức ăn cho gia súc gia cầm.
- Sử dụng phần hạt:
+ Trong dân gian, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua
đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng
tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi.
Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày
thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.


+ Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải,
đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
+ Hạt gấc được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ
sưng vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống ngày 1 nhân nướng chín)
nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng.
+ Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu
bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả
màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán
kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương,
2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 57 ngày sẽ có kết quả).
+ Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu:

Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho
vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ
dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần
như mật gấu.

H.19 Nhận hạt gấc đã phơi héo

VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Các biện pháp trên đều được lấy từ những kiến thức đã học và qua tham khảo
trên thực tế cách trồng cà chua đạt chất lượng cao tại nhiều vùng miền khác nhau trên
cả nước. Chúng em đã thấy được rằng: Từ việc làm đất trồng cho đến thời điểm trồng,
chăm sóc, thu hoạch đều trải qua quá trình tỉ mỉ. Để có những trái gấc chín thơm ngon
thì phải trải qua nhiều giai đoạn công phu. Phải dựa vào kiến thức nhiều môn học.Ví
dụ: Việc chọn giống, đào hố, làm cỏ, trồng cây đúng khoảng cách, làm giàn... để đảm
bảo cây sinh trưởng phát triển tốt là dựa trên cơ sở của môn công nghệ và môn vật
lý.Việc lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu và bệnh hại bằng phương pháp sử dụng
các chế phẩm sinh học một cách phù hợp là dựa trên cơ sở của môn công nghệ .Việc
lựa chọn lượng phân NPK, thuốc trừ sâu hợp lý, giảm giá thành là dựa trên cơ sở của
môn hóa học ... Mỗi giai đoạn phát triển của cây đều có tầm quan trọng riêng của nó.


Nếu biết áp dụng đúng cách và hợp lý với từng giai đoạn phát triển của cây gấc chắc
chắn chúng ta sẽ thu được năng suất cao, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn cao. Cây gấc
là giống cây dễ trồng. Giá trị dinh dưỡng của gấc rất cao. Những phân tích khoa học
của các nhà chuyên môn về thành phần dinh dưỡng của gấc sau đây cho chúng ta thấy
rõ điều đó.
- Gấc đặc biệt giàu lycopene. Theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopene gấp
70 lần cà chua. Người ta cũng phát hiện thấy nó chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà
rốt hoặc khoai lang. Ngoài ra, các carotenoit có mặt trong gấc liên kết với các axít béo
mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn. Một nghiên cứu gần

đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung
thư.
Khoa học hiện đại nghiên cứu gấc bắt đầu vào năm 1941, hai nhà khoa học
Guichard người Pháp và Bùi người Việt Nam và người dân địa phương tìm thấy một
quả có tên gọi "trái cây từ trên trời". Sau thời gian nghiên cứu của hai nhà khoa học,
những phát hiện gây sửng sốt gấc giàu lycopenee, β-carotene, vitamin C, vitamin E,
axit béo rất cần thiết, cryptoxanthin và một loạt các khoáng chất, các chất dinh dưỡng
có trong trái cây cao chưa từng có (Guichard, F.; Bui, DS La matière colorante du
fruite du Momordica cochinchinensis Spr. Annales de l'École Supérieure de Médecine
et de Pharmacie de l'Indochine 1941, 141, 42.). Tuy nhiên do chiến tranh và đóng cửa,
nên những nghiên cứu về gấc chỉ những năm gần đây, đáng chú ý là công bố ngày 30
tháng 12 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6%
chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9%
đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba,
invedaxa…
Theo y học cổ truyền, ăn gấc còn có tác dụng làm sáng mắt, mau lành các vết
thương và có tác dụng dưỡng da rất tốt... Bởi thế, ăn gấc không còn là một sở thích mà
còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy, trọng chế độ ăn uống
hằng ngày chúng ta nên sử dụng đều đặn gấc để chế biến nhiều dạng món ăn.
Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em về tự nhiên. Những hiểu biết
qua tìm hiểu thực tế trên vườn giàn và tìm hiểu kinh nghiệm của các Bbc nông dân
giàu kinh nghiệm. Chúng em mong rằng những biện pháp trên sẽ được áp dụng vào
thực tiễn và đem lại hiệu quả cao trong cách thức trồng gấc và tiêu thụ sản phẩm này
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu nhiều hơn nữa.


Phù Yên ngày 01/01/2016
Người dự thi


Đinh Ngọc Mai, Nguyễn Thảo My
(nhóm trưởng)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×