Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo thực tập kết QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO TDĐKXDĐSVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.76 KB, 14 trang )

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG TRUNG HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT


BÁO CÁO THỰC TẬP
VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN
ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” XÃ TAM ĐA – HUYỆN
SƠN DƯƠNG – TỈNH TUYÊN QUANG
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Đức Vũ
Sinh viên thực hiện: Dương Ngọc Hân
Lớp: Quản lý văn hóa K13A
Khóa học: 2013 - 2015

Tam Đa, ngày 19 tháng 9 năm 2015


LỜI NÓI ĐẦU
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dụng đời sống văn hóa là một trong bốn
nhóm giải pháp lớn đề ra trong nghị quyết Trung ương V (khóa VIII). Nhằm xây
dựng phát động đến nay, phong trào đã được triển khai ngày cang sâu rộng trong
cả nước, thực sự trở thành cuộc vận động văn hóa lớn có tác động tích cực đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuộc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, khu dân cư, làng
văn hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. có tính chiến lược nhằm
xây dựng con người mới trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
Cuộc vận động này gắn liền với phong trào, các tổ chức đoàn thể, ban
ngành nhằm góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao
tính chủ động sáng tạo của nhân dân trong nhu cầu hưởng thụ và tham gia các


hoạt động văn hóa xã hội, giữ gìn và phát huy các hoạt động văn hóa truyền
thống, đem lại cuộc sống yên vui cho mỗi gia đình cho mỗi cộng đồng và xã hội
cả trước mắt và lâu dài.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những nội dung
trọng tâm của ngành văn hóa thông tin là điều điểm trong sự quan tâm chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, thu hút mọi người, mọi ngành và
sự nỗ lực của nhân dân vào việc phấn đấu không ngừng nâng cao mức hưởng
thụ và sáng tạo văn hóa tinh thần của người dân địa phương.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã mở cuộc vận động xây dựng
gia đình văn hóa, thôn văn hóa coi đay là chiến lược lâu dài nhằm xây dựng con
người mới, xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho người dân lao động sáng tạo cũng
như được hưởng thu các giá trị văn hóa. Góp phần giữ gìn và phát huy vản sắc
văn hóa dân tộc từng bước thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế - văn hóa – xã
hội của địa phương.
Xuất phát từ ý nghĩa vai trò quan trọng của việc xây dựng nếp sống van
hóa, văn minh, gia đình văn hóa, thôn văn hóa và qua lý luận đã được học tập tại
trường và qua nghiên cứu thực tế tại xã Tam Đa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang. Em đã hiểu và nhận thức sâu sắc về vấn đề xây dựng nếp sống văn minh,
2


gia đình văn hóa, thôn văn hóa là hết sức quan trọng và cần thiết trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay, nên em viết đề tài về: Công tác tổ
chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của
xã Tam Đa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Qua lý luận đã được học tập tại trường và thời gian nghiên cứu thực tế tịa
địa phương để viết đề tài này. Cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bản
thân em đã luôn cố gắng đem hết khả năng của mình để học tập với lượng kiến
thức có hạn sẽ còn gặp nhiều thiếu sót. Vậy rất mong được sự quan tâm, giúp
đỡ, chỉ đạo của các thầy cô giáo để em hoàn thành được tốt đề tài này và đạt

được kết quả cao.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


Chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ TAM ĐA
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
- Tam Đa là một xã miền núi phía nam của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang.
+ Phía đông: giáp Vĩnh Phúc
+ Phía Nam: Giáp Phú Lương
+ Phía Tây: Giáp xã Hào Phú
+ Phía Bắc: Giáp xã Lâm Xuyên
- Địa hình của xã thấp dần từ Đông sang Tây, Phía Đông là đồi núi cao
xen lẫn thung lũng và cánh đồng hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi cố
tuyến đường ĐT 186 chạy qua được giải nhựa suốt chiều dài của xã tạo điều
kiện cho việc trao đổi hàng hóa, phát triển kinh doanh dịch vụ mọt cách nhanh
nhạy và thuận lợi.
- Xã Tam Đa có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.500ha. Dân số là 6.542
nhân khẩu. Mật độ dân số trung bình là 01 người/17m 2 trong đó dân tộc kinh
chiếm 99,7% còn lại là Dân tộc khác.
Toàn xã có 18 thôn đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề thuần nông và
phát triển chăn nuôi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhớ áp dụng kho học kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp từ đó nền sản xuất nông nhiệp đi vào ổn định.
Hiện nay không còn hộ đói, hộ nghèo giảm.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Trong công cuộc đổi mới bằng những khâu đột phá. Tam Đa đã đang
tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và dịch vụ. Những thành công đang được ghi nhận trong vài năm
gần đây đó là xã đã tập trung chỉ đạo đổi ruộng đất nâng cao sử dụng đất trồng
cây lương thực cây công nghiệp ngắn ngày nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 9%/năm. Lương thực bình quân 350kg/khẩu/năm. Xã còn trú trọng
phát triển trồng mía làm nguồn nguyên liệu bán cho công ty đường Sơn Dương
tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động.
4


3. Về văn hóa
Văn hóa là một trong các khâu hết sức quan trọng, là nền tảng của tinh
thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
được thể hiện rất rõ nét: Các phong trào thể dục, thể thao được duy trì và có
hướng phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, các phong trào văn hóa văn nghệ
được đông đảo quần chúng tham gia, 100% thôn có đội văn nghệ, xã có 01 đội
văn nghệ. Các đội văn nghệ này thường xuyên biểu diễn, giao lưu văn nghệ
nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
4. Về giáo dục:
Toàn xã có 01 trường tiểu học và 01 trường mầm non. 100% học sinh
trong độ tuổi đi học với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao.
5. Về y tế:
Xã có 01 trạm y tế với đội ngũ cán bộ nhân viên y tế có trình độ chuyên
môn cao, thường xuyên tham khám sức khỏe cho nhân dân.
Chương II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO: “TDĐKXDĐSVH”
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

I. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC VẬN
ĐỘNG: “TDĐKXDĐSVH” GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1. Cấp xã

- Thực hiện kế hoạch 156/KH-UB ngày 28 tháng 7 năm 2000 của UBND
tỉnh Tuyên Quang. UBND đã có quyết định số 116/QĐ-UB 15/5/2000. về việc
thành lập Ban chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa, làng, xã, thị
trấn văn hóa. Để tiếp tục thực hiện phong trào, cứ vào đầu xuân hàng năm,
huyện ủy đã có chủ trương, HĐND huyện có nghị quyết, UBND huyện có kế
hoạch chỉ đạo và giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn. cũng có nhiều quyết định như
quyết định 118/QĐ-UB xã Tam Đa ngày 18/2/2006, quyết định số 1489/QĐ-CT

5


ngày 2/12/2010 kiện toàn ban chỉ đạo phong trào do có nhiều thành viên thay
đổi công tác.
Mỗi thành viên trong BCH được phân chi theo địa bàn, BCĐ xây dựng
chương trình hoạt động gắn với nội dung, mục tiêu của phong trào với các
phong trào do ngành, đoàn thể phát động như: Phong trào: “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”; “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”.
của UBMTTQ, Phong trào “giúp nhau xóa đói giảm nghèo” của hội nông dân,
hội CCB, rồ phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước” của Đoàn
thanh niên.
Thực hiện tuyên truyền, truyền thống dân số, kế hoạch hóa gia đình của
ngành y tế, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của ngành giáo dục đào
tạo, phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ Quốc” của các lực lượng vũ trang, phong
trào “Từ thiện” của hội chữ thập đỏ.
Đảng ủy, UBND xã tăng cường chỉ đạo phong trào bằng các chủ chương
và đưa kết quả phong trào là tiêu chí xếp loại Đảng bộ và chính quyền trong
sạch, vững mạnh, từ đó đã nêu cao ý thức trách nhiệm của các cấp Đảng, chính
quyền đối với phong trao.
- Ban chỉ đạo xã đã kịp thời sao gửi băn bản hướng dẫn thực hiện phong
trào tới các thôn như: Hướng dẫn bình xét công nhận thôn văn hóa, khu dân cư,

đơn vị văn hóa, quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang nơi thời tự, hướng dẫn quy chế lễ hội.
- Tăng cường xây dựng thiết chế văn hóa tạo điều kiện đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả phong trào. Căn cứ nghị quyết số 56/2003/NQ-HĐND xã ban hành
kế hoạch về xây dạng thiết chế văn hóa giai đoạn 2010 – 2015 với các mục tiêu
giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng phong trào: “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho những năm giai đoạn 2010 –
2015.
2. Đối với các thôn
Căn cứ vào tình hình cụ thể các thôn kiện toàn ban chỉ đạo phong trào do
các cấp trên đề ra theo quy định, các khu dân cư đều có ban vận động do đồng
6


chí bí thư chi bộ làm trưởng ban, các thành viên như Hộ người cao tuổi, cựu
chiến binh….luôn bám sát, thực hiện triển khai, các khu phải đăng ký xây dạng
gia đình văn hóa, phải có các kỳ họp vào đầu năm.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC PHONG TRÀO CỤ THỂ.
1. Phong trào xây dựng con người văn hóa
- Trên cơ sở 5 đức tính của con người văn hóa đã được nghị quyết TW5
(Khóa VIII) đưa ra, ban chỉ đạo của xã từ các phong trào thi đua đều chọn
những tấm gương tiêu biểu điển hình, những nhân tố tích cực.
Đó chính là cơ sở tốt trực tiếp tác động tích cực vào xây dựng con người
văn hóa.
2. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa.
- Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, luôn bám các tiêu
chuẩn gia đình văn hóa, thôn văn hóa.
Hàng năm luôn tổ chức, xây dựng kế hoạch để các khu dân cư đăng ký
phấn đấu đạt gia đình, thôn văn hóa.
- Ban chỉ đạo thôn bám sát yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu của BCĐ xã đề ra

từ đó có kế hoạch chỉ đạo các khu để tích cự tham gia hưởng ứng phong trào, tổ
chức bình xét gia đình văn hóa hàng năm để đảm bảo dân chủ, đúng tiêu chuẩn,
nên thúc đẩy phong trào ngày một phát triển. Với kết qủa bình xét danh hiệu văn
hóa như sau:
Năm 2013
+ Tổng số hộ: 1310 hộ
+ Số hộ đăng ký xây dựng đạt GĐVN: 1291 hộ
+ Số hộ Đạt GĐVH: 1011 hộ = 61,9%
+ Tỷ lệ so với kế hoạch đạt 7,9%
+ Tổ số khu trong xã: 18 khu
+ Số khu đăng ký đạt khu dân cư văn hóa: 18/18 khu

7


Năm 2014
+ Tổng số hộ: 1370 hộ
+ Số hộ đăng ký: 1350 hộ
+ Số hộ Đạt GĐVH: 1310 hộ = 70,8%
+ Tỷ lệ so với kế hoạch
+ Tổ số khu trong xã: 18 khu
+ Số khu đăng ký đạt khu dân cư văn hóa: 18/18 khu
Phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa TT – TT được mọi tầng lớp
nhân dân hưởng ứng. Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như tủ sách,
thư viện, sân chơi, bãi tập, câu lạc bộ TDTT, các phương tiện thông tin nghe
nhìn ngày càng được chú trọng đầu tư nhằm phục vụ cho nhân dân.
Xã đã xây dựng sân luyện tập và thi đấu bóng bàng, cầu lông, sân thi đấu
bóng truyền vào hoạt động, sân vận động xã. Ở các thôn. Với sự nỗ lực của
UBND xã đến nay toàn xã có 18/18 thôn đã có nhà văn hóa. Cả xã có 01 di tích
được xếp hạng cấp huyện và luôn hoạt động theo nội quy, quy định đề ra. Đến

nay 100% số thôn đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy ước nếp sống văn
hóa của địa phương.
3. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống ở khu dân
cư.
Phong trào này đã được dân hưởng ứng, hàng năm xã đều có đánh giá
chất lượng, đánh giá các kết quả đạt được như giúp nhau phát triển kinh tế, phát
huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần “Tương thân, tương ái” xây
dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hiện tượng chanh chấp, khiếu nại. các vụ vi phạm
giảm đáng kể.
4. Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng năm xã tổ chức đánh giá phong trào của thôn đến năm 2014 có
100% số thôn có số người tham gia TDTT thường xuyên với các môn: Bóng
truyền, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, đi bộ thể dục buổi sáng, TD dưỡng sinh.
xã đã tổ chức nhiều giải như: “Mừng Đảng, Mừng xuân”. Hội thảo cán bộ công
8


nhân viên chức, tổ chức giải bóng chuyền hàng năm, xã cũng đã chon lọc đội
tuyến xuất sắc tham gia phong trào của xã. mỗi năm tổ chức 5 – 10 giao lưu cấp
xã từ 30 – 50 cuộc giao lưu cấp thôn, kết quả cho thấy phong trao này đang phát
triển cả số lượng, chất lượng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3 NỘI DUNG
CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG.
1. Xây dựng chính trị vững mạnh.
Xác định rõ tầm quan trọng, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, các cấp
ủy Đảng chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành củ Đảng các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội đều tập trung quán triệt đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đế cán bộ, nhân dân thông qua sách báo
…đã tuyên truyền, họp chi bộ… đã giúp mọi người hiểu rõ và tin tưởng đường
lối lãnh đạo của Đảng, chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước, thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tinh thần tự lực, tự cường đoàn kết nhất trí, thẳng
thắn đấu tranh chống những điểm sai trái, loại trừ những biểu hiện tiêu cực. Từ
đó góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự an toàn trên toàn đị bàn
xã.
2. Nội dung phát triển đời sống kinh tế
Phong trào phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo vươn lên làm
giàu chính đáng. Số hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” ngày
càng tăng.
Nông dân hàng năm vẫn được vay vốn từ các ngân hàng, với hàng trục tỷ
đồng, vay vốn của chương trình “Xóa đói giảm nghèo” tạo nhiều công ăn việc
làm cho nhân dân, từng bước phát triển đổi thay.
Bình quân lương thực đầu người ngày một tăng, năm 2013 là
320kg/người/năm. Đến năm 2014 là 350kg/người/năm, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao.
Đến năm 2015 xã không còn hộ đói và nghèo giảm đáng kể.
Phối hợp với các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện đã áp dụng khoa
học kỹ thuật, tìm tòi phát triển mô hình kinh tế, các ngành, nghề thủ công, duy
9


trình và phát triển, các cơ sở vật chất ở trường học cũng được nâng cao. Đã hoàn
thành chương trình phổ cập THCS, đến năm 2014 đã có 03 trường đạt chuẩn
Quốc gia. Có 01 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia, 18/18 khu có đội ngũ y tế thôn
bản, xây dựng 15 phòng học kiên cố và bán kiên cố.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã bình quân 8,8 đến 9%. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 3,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ phát triển dân số giảm còn
0,88%
Có 6 khu 5 năm liền không sinh con thứ 3
3. Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

từ xã đến thôn. Các hoạt động văn hóa TT – TT đã có 18/18 thôn có sân chơi thể
thao. Khu có 18/18 thôn có loa truyền thanh không dây, các khu di tích lịch sử
được tôn tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường. Đài truyền thanh luôn kịp thời đưa
tin cần thiết, bổ ích cho nhân dân. Phong trào TDTT văn hóa văn nghệ, các thôn
có đội văn nghệ: Điển hình như đội văn nghệ của Thôn Phú Xuân… Xã có 3 đội
văn nghệ được xã công nhận là đội văn nghệ mạnh: hồi Xuân, Phú Xuân, Vi
Lăng. Đã nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật trong mọi tầng lớp
nhân dân.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Tam Đa với địa hình là xã miền núi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, mặt bằng dân chí không đồng đều, dân số đông, luôn cần đến sự toàn diện
cuộc vận động với sự quan tâm Huyện, các cấp huyện đã tích cực triển khai và
tổ chức thực hiện tốt nội dung của phong trào “TĐĐK XDĐSVH”. Từ đó các
thôn, số hộ gia đình, đơn vị đạt tỷ lệ cao hơn so với những năm trước, cơ sở vật
chất, tốc độ kinh tế tăng, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân tăng
chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh những mặt mạnh của phong trào “TDĐKXDĐSVH” vẫn còn
một số tồn tại cần rút kinh nghiệm để tiến bộ:
- Những thông tin tuyên truyền về cuộc vận động cho người dân chưa
nhiều, chưa rộng khắp, liên tục.
10


- Ban chỉ đạo một số đơn vị kiểm tra đôn đốc còn ít, các danh hiệu gia
đình văn hóa chưa đầy đủ cho một số đơn vị chưa đầy đủ cho một số đơn vị
chưa nắm đủ nội quy này, đang còn thiếu sót.
- Nguồn vốn đầu tư vào văn hóa, văn nghệ, TDTT, xây dựng các cơ sở hạ
tầng đang còn chậm, ít. Đặc biệt việc thi đua khen thưởng, đánh giá kết quả
phong trào còn hạn chế, chậm nên chưa khuyến khích, động viên kịp thời cá
nhân, đơn vị, tập thể tiêu biểu.

- Việc báo cáo lên cấp trên còn chậm thông tin nên ảnh hưởng đến công
tác chỉ đạo đối với cơ sở.

Chương III
PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CUỘC
VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NĂM TIẾP THEO.
I. PHƯƠNG HƯỚNG.
- Phát huy những điểm mạnh, tích cực, những kết quả đạt được.
- Đẩy mạnh các phong trào, các thiết chế văn hóa – thông tin thể thao.
- Chăm lo đời sống kinh tế của nhân dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao chất lượng phong trào để hoàng thành thắng lợi nhiệm vụ
chính trị, mục tiêu kinh tế xã hội, giữ vững an inh quốc phòng.
II. MỤC TIÊU
* Đăng ký phân đấu đến năm 2016
- 75% số thôn đăng ký, phấn đấu đạt chuẩn văn hóa.
- 80% số khu trở lên đăng ký đạt thôn văn hóa.
- 85% trở lên số hộ đăng ký tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
- 100% số cơ quan, đơn vị trường học đăng ký đạt danh hiệu văn hóa. Từ
4 – 5 đơn vị trường học được huyện công nhận văn hóa cấp huyện, Từ 3 – 4 đơn
vị được tổng liên đoàn đơn vị Việt Nam công nhận đạt đơn vị văn hóa.
11


* Mục tiêu thực hiện:
- 70% số thôn đạt chỉ tiêu chuẩn văn hóa.
- 70% số khu dân cư đạt tiêu chuần văn hóa.
- 75% số hộ đạt gia đình văn hóa.
90% số cơ quan, đơn vị đạt cơ quan, đơn vị trường học văn hóa.
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Công tác tuyên truyền từ các ban chỉ đạo tới nhân dân phải được đẩy
mạnh để tất cả mọi người tích cực hưởng ứng tham gia nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng, hiệu quả của phong trào.
- Sự chỉ đạo của cấp trên phải được thường xuyên, phải củng cố, kiện toàn
hoạt động có hiệu quả, thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội
dung của phong trào, phát huy tinh thần trách nhiệm tính chủ động sáng tạo của
các thành viên và mọi người, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu đề ra, thường
xuyên kiểm tra các quy ước, hương ước.
- Tăng cường phố hợp giữa các ban ngành với nhau như: UBMTTQ với
ban ngành đoàn thể trừ huyện đến cơ sở tạo sức mạnh về kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội, thực hiện tốt nội dung đề ra.
- Để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân phải tham
mưu với các ban ngành, Đảng ủy, HĐND, UBND xã tiếp tục chỉ đạo cùng với
dân thực hiện xây dựng các thiết kế văn hóa TT – TT, đẩy mạnh “xã hội hóa”
phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT và các nộ dung của phong trào.
- Đánh giá, bình xét đúng các danh hiệu đạt “văn hóa”, luôn tổ chức sơ
kết phong trào rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra những biện pháp
tích cực, phù hợp để đẩy mạnh phong trào luôn làm tốt các công tác khen
thưởng, phê bình kịp thời.
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị BCĐ phong trào của xã tham mưu với UBND Huyện, BCĐ
phong trào “TDĐKXDĐSVH” trung ương có văn bản cụ thể để từ đó có những

12


quy định rõ ràng về kinh phí cho phong trào. Cơ sở vật chất ph ải được các cấp
chỉ đạo kịp thời, đẩy mạnh phong trào, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
2. Đề nghị sở văn hóa – thể thao - du lịch tiếp tục chỉ đạo và giành kinh
phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa – TT trên địa bàn Huyện nói chung và

Xã nói riêng và nhấn mạnh vào năm 2014 – 2015
3. Xã Tam Đa luôn được đẩy mạnh và duy trì phong trào
“TDĐKXDĐSVH” đã có kết quả đáng khích lệ nên cần phải phát huy những kết
quả đã đạt được, tiếp tục triển khai ở các địa phương, cơ quan, đơn vị để những
năm tới phong trào lại phát triển có chất lượng hơn, góp phần đẩy mạnh tích cực
phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh Quốc phòng của
Huyện.

13


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ TAM ĐA

1

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3

2. Tình hình kinh tế xã hội

3

3. Về văn hóa

4

Chương II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO:

“TDĐKXDĐSVH” GIAI ĐOẠN 2010 2015

5

I. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC
VẬN ĐỘNG: “TDĐKXDĐSVH” GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

5

1. Cấp xã:

5

2. Đối với các thôn

6

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC PHONG TRÀO CỤ THỂ.

6

1. Phong trào xây dựng con người văn hóa

6

2. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

6

3. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống ở khu dân cư.


7

4. Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.

8

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3 NỘI
DUNG CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG.

8

1. Xây dựng chính trị vững mạnh.

8

2. Nội dung phát triển đời sống kinh tế

8

3. Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

9

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

9

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU BIỆN PHÁP THỰC
HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NĂM TIẾP THEO.


10

I. PHƯƠNG HƯỚNG.

10

II. MỤC TIÊUaQ

10

III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

11

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

12

14



×