Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giá trị nghệ thuật của từ láy trong các văn bản tập đọc SGK tiếng việt lớp 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

VŨ THỊ THANH LOAN

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TỪ LÁY
TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC SGK
TIẾNG VIỆT LỚP 4 - 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu
học, các thầy cô trong tổ bộ môn Tiếng Việt - PPDH Tiếng Việt đã tạo điều
kiện, giúp đỡ em để em được tiếp xúc, nghiên cứu đề tài này. Và đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hương - người đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ tận tình để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thanh Loan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tôi tìm hiểu, nghiên


cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thu Hương.
Các số liệu kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và
chưa được công bố trong công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thanh Loan


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

SGK : Sách giáo khoa
Nxb : Nhà xuất bản
Tr

: Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích ........................................................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 8
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8
1.1.1. Từ láy ...................................................................................................... 8
1.1.2. Phân loại ................................................................................................ 10

1.1.2.1. Cách phân loại từ láy trên cơ sở ngữ nghĩa........................................ 11
1.1.2.2. Cách phân loại từ láy dựa vào số lượng âm tiết................................. 13
1.1.3. Phân biệt từ láy và dạng láy .................................................................. 18
1.1.4. Giá trị của từ láy .................................................................................... 20
1.1.4.1. Giá trị gợi tả ....................................................................................... 20
1.1.4.2. Giá trị biểu cảm .................................................................................. 22
1.1.4.3. Giá trị phong cách .............................................................................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 24
1.2.1. Từ láy trong phân môn tập đọc lớp 4 - 5............................................... 24
1.2.2. Thực trạng việc dạy học giá trị của từ láy trong môn tập đọc lớp 4 -5. 24
Chương 2. KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC . 26
2.1. Đặc điểm ngữ pháp của từ láy được sử dụng trong các văn bản tập đọc 26
2.1.1. Đặc điểm về cấu tạo của từ láy ............................................................. 26


2.1.2. Đặc điểm về từ loại của từ láy .............................................................. 27
2.1.3. Đặc điểm về giá trị sử dụng của từ láy.................................................. 29
2.2. Vị trí và chức năng của từ láy trong các văn bản tập đọc ........................ 30
2.2.1. Vị trí ..................................................................................................... 30
2.2.1.1. Vị trí trong các bài thơ ....................................................................... 30
2.2.1.2. Vị trí trong các bài văn xuôi............................................................... 33
2.2.2. Chức năng ............................................................................................. 33
Chương 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TỪ LÁY TRONG CÁC VĂN
BẢN TẬP ĐỌC LỚP 4 - 5 ............................................................................ 36
3.1. Giá trị gợi tả ............................................................................................. 36
3.1.1. Giá trị tượng hình .................................................................................. 36
3.1.2. Giá trị tượng thanh ................................................................................ 40
3.2. Giá trị biểu cảm ........................................................................................ 42
KẾT LUẬN .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đất nước, trong những năm qua Nhà
nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm
vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách
cho học sinh một cách toàn diện. Đặc biệt quan trọng đó là giáo dục những
măng non, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục ngay từ
những cấp tiểu học là đặc biệt quan trọng.
Trong chương trình tiểu học, môn tiếng Việt chiếm một thời lượng khá
lớn về nội dung - kiến thức nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ
năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết...) để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi, muốn học sinh lĩnh hội những nội
dung - kiến thức nêu trên đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề
và nắm chắc kiến thức sư phạm.
Trong môn Tiếng Việt, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời
sống của chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con
người, nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện
những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi những kinh nghiệm… Ngoài ra
ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một hệ thống tín hiệu đặc
biệt. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Các
yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm
vị, hình vị, từ và câu.
Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn được nghiên cứu tranh
luận, trong đó phương thức cấu tạo từ cũng như vậy. Và từ láy là một trong
năm phương thức cấu tạo từ. Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, từ láy
chiếm một số lượng đáng kể. Chúng xuất hiện trong mọi mặt đời sống ngôn
ngữ, từ lời ăn tiếng nói hằng ngày cho đến những áng thơ bất hủ. Đâu đâu


1


cũng xuất hiện từ láy. Từ láy có vai trò quan trọng như vậy vì trong nó
chứa đựng những giá trị sâu sắc. Bởi vậy từ láy xuất hiện nhiều trong các
bài tập đọc trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học. Nó là một phương
thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm
vốn từ vựng cho các em học sinh.
Hiện nay, chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã tiến hành cải cách, đổi
mới về nội dung chương trình sách giáo khoa cho phù hợp với sự phát triển của
khoa học và khả năng nhận thức của học sinh. So với chương trình cũ, chương
trình Tiếng Việt sau năm 2000 đã rất chú ý đưa nội dung giảng dạy các phương
thức cấu tạo từ, trong đó có từ láy theo cả hai hướng: cung cấp lý thuyết và
luyện tập kĩ năng nhận diện, cảm thụ. Phục vụ nhiệm vụ này, các bài thơ, bài
văn sử dụng phương thức láy được tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong chương
trình khá nhiều.
Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá trị gợi tả,
giá trị biểu cảm và giá trị phong cách. Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người
nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm
thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị. Giá trị biểu cảm là khả
năng biểu đạt thái độ đánh giấc, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện
tượng. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm
thụ chủ quan của người nói. Giá trị phong cách là khả năng sử dụng của từ láy
trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng của từ láy
cũng thể hiện khả năng riêng của học sinh.
Vì vậy, tất cả những điều trên cho thấy rằng, từ láy nhận được rất nhiều
sự quan tâm của nhiều ngành xã hội, nhất là ngành ngôn ngữ học. Tìm hiểu
giá trị nghệ thuật của từ láy trong các văn bản tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 5 chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi.


2


2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu từ láy được rất nhiểu nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhà
giáo dục quan tâm. Ta có thể điểm qua một vài cuốn sách viết về từ láy như:
“Từ láy trong tiếng Việt” của Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học xã hội,
1985. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra những cách nhìn khác nhau đối
với hiện tượng láy, các kiểu cấu tạo từ láy, cơ cấu nghĩa của từ láy. Ngoài ra
tác giả còn đưa ra một số cứ liệu về quá trình hình thành và phát triển từ láy
tiếng Việt, giá trị sử dụng của từ láy nói chung.
Trong cuốn “Dạy học từ láy ở trường phổ thông” của Hà Quang Năng,
Nxb Giáo dục, 2005 tác giả đã nêu được đặc điểm cấu tạo của từ láy, bao gồm
các quan điểm về từ láy, phân loại từ láy về mặt ngữ nghĩa và phân loại dựa
vào số lượng âm tiết trong từ láy. Tuy nhiên, cách phân loại đó cũng chỉ dựa
vào cách phân loại của các nhà nghiên cứu trước đây chứ không có sự sáng
tạo. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đưa ra ý nghĩa của từ láy dựa vào vai
trò của khuôn vần, từ đó đưa ra những vấn đề về giảng dạy từ láy trong nhà
trường phổ thông.
Trong lĩnh vực ngôn ngữ học việc nghiên cứu về từ láy tiếng Việt đã
được các tác giả như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Diệp
Quang Ban, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp, Hữu Đạt… chú ý nghiên
cứu về các đặc điểm như: đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị biểu
trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm của từ láy. Những
công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu về tiếng Việt
trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là các bài
nghiên cứu trên các tạp chí. Có thể kể đến như: “Cách sử lí các hiện tượng
trung gian trong ngôn ngữ” của Đỗ Hữu Châu in trong Tạp chí Ngôn ngữ số
1, 1971. “Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ
thuật” của Đỗ Hữu Châu đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ số 3, 1974. “Từ láy


3


trong tiếng Việt và sự cần thiết phải nhận diện nó” của Phan Văn Hoàn đăng
trong Tạp chí Ngôn ngữ số 4, 1985. “Từ láy trong tiếng Việt” của Hoàng Văn
Hành Nxb Khoa học Xã hội, 1985. “Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt”
của Hoàng Văn Hành, đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1979. Về từ lấp láy
của văn học thế kỉ XVII đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt về mặt từ ngữ”, tập 2 Nxb Khoa học Xã hội, 1981… Cũng có một số đề
tài nghiên cứu về vấn đề từ láy trong tác phẩm văn học như: “Hệ thống từ láy
tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỉ XIX” luận văn thạc sĩ ngữ văn của
Nguyễn Thị Hường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004), “Từ láy trong thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Hoàng Thị Lan Đại học
Thái Nguyên (2009).
Ngoài ra, từ láy còn nằm trong một số công trình nghiên cứu về ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt của các tác giả Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ,
Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp... Và có ở một số tạp chí báo ngôn ngữ,
văn học và tuổi trẻ, tạp chí văn học. Trong các công trình nghiên cứu của
mình, phần lớn các tác giả đều đưa ra quan điểm thế nào là từ láy, cách phân
loại từ láy. Sự nhận diện từ láy và ý nghĩa của từ láy... Như vậy, việc tìm hiểu
từ láy nói chung tương đối nhiều, công trình nào nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt cũng có một phần viết về từ láy.
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng hiệu quả nghệ thuật của
từ láy được chú trọng, đề cập trong các tác phẩm nhưng không chú trọng
tổng hợp tất cả các bài tập đọc ở từng khối lớp ở tiểu học, đặc biệt là khối
lớp 4 - 5. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Tìm giá trị nghệ thuật của từ láy trong
các văn bản tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 - 5” chính là hướng nghiên cứu
của chúng tôi.


4


3. Mục đích
Đề tài này của chúng tôi nhằm:
Thứ nhất thông qua đề tài giúp học sinh nhận biết một cách rõ ràng và
chính xác các từ láy trong các bài tập đọc. Thống kê, phân loại các loại từ láy
qua các bài thơ trong SGK Tiếng Việt từ lớp 4 - 5.
Thứ hai giúp học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật của từ láy được sử
dụng trong bài tập đọc, từ đó cung cấp cho giáo viên những phương pháp, cơ
sở để giảng dạy và phân tích ý nghĩa của các bài tập đọc.
Thứ ba là nhằm nâng cao hiệu quả của việc học từ láy ở tiểu học, đặc
biệt là ở lớp 4 - 5.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài, chúng
tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp những số liệu chính xác
về từ láy, tạo cơ sở thực tế đáng tin cậy để từ đó đưa ra nhưng nghiên cứu tiếp theo.
Sử dụng phương pháp này chúng tôi đưa ra những con số thống kê về từ láy đôi
trong các bài thơ trong SGK Tiếng Việt lớp 4 - 5, phân loại chúng về kiểu láy, tần
số xuất hiện, khả năng biểu đạt giá trị nội dung của chúng.
4.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật
Đây là phương pháp xuyên suốt khóa luận. Chúng tôi sẽ trực tiếp phân tích
các từ láy thể hiện trong các bài thơ. Khi nhận xét, đánh giá về từ láy chúng tôi
đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh về những đặc điểm và
giá trị của từ láy trong SGK tiếng Việt từ lớp 4 - 5.
4.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp này chúng tôi đối chiếu, so sánh các từ láy đang xem xét

với các từ láy có trong một số cuốn từ điển mà chúng tôi sử dụng nghiên cứu
và làm một số thống kê cần thiết.

5


Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Đọc tài liệu lí luận, lý thuyết liên quan tới đề tài.
Bước 2: Tiến hành thống kê, thu thập tư liệu nghiên cứu.
Bước 3: Vận dụng lí luận để phân tích, xử lí các tư liệu thống kê.
Bước 4: Viết khóa luận.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm vững cơ sở lí luận của đề tài (thế nào là từ láy, phân loại của từ
láy, đặc điểm ý nghĩa của từ láy); cơ sở thực tiễn (kiến thức từ láy được
dạy ở khối lớp nào, trong phân môn chương trình nào?)
Tiến hành điều tra,khảo sát, thống kê hệ thống từ láy trong các bài tập
đọc ở khối lớp 4 - 5. Phân tích đặc điểm, vị trí chức năng cũng như đặc điểm
sử dụng giá trị nghệ thuật của từ láy trong các văn bản tập đọc SGK Tiếng
Việt lớp 4 - 5.
Đưa ra được hệ thống các giá trị như giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và
giá trị phong cách để làm cơ sở cho việc hiểu được nghệ thuật của việc sử
dụng từ láy trong các bài tập đọc.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Tìm giá trị nghệ thuật của từ
láy trong các văn bản tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 - 5”.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu việc phân tích giá trị nghệ thuật của từ láy
trong các bài tập đọc ở khối lớp 4 - 5.
7. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong
3 chương:

6


Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Khảo sát từ láy trong các văn bản tập đọc lớp 4 - 5
Chương 3: Giá trị nghệ thuật của từ láy trong các văn bản tập đọc lớp 4 - 5

7


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Từ láy
Khi miêu tả và phân loại từ láy, các nhà ngôn ngữ học đưa ra nhiều ý kiến,
bên cạnh những điểm giống nhau vẫn còn những điểm khác biệt. Xung quanh
khái niệm từ láy cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: Từ láy âm (Nguyễn Tài
Cẩn, 2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội; Từ phản điệp (Đỗ Hữu
Châu, 1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2 (Từ hội học), Nxb Giáo dục, Hà Nội; Từ
láy (Hoàng Tuệ, 1978; Hoàng Văn Hành, 1985; Diệp Quang Ban, 2004; Nguyễn
Hữu Quỳnh, 2001; Đái Xuân Ninh, 1978; Đỗ Hữu Châu, 1999…).
Sự tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về cùng một khái niệm cho thấy quan
niệm của các nhà nghiên cứu về từ láy không hoàn toàn giống nhau. Tựu chung
lại, ta có thể thấy có hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy, đó là:
Quan niệm thứ nhất: Coi láy là ghép.
Quan niệm thứ hai: Coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa.

Hiện tượng láy trong tiếng Việt do có hai quan niệm như vậy nên tất
yếu dẫn đến những định nghĩa khác nhau về từ láy.
Nếu coi từ láy là ghép thì theo Nguyễn Tài Cẩn định nghĩa: ‘‘Từ láy âm là
loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay các thành
tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo là theo quan hệ ngữ âm. Quan
hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với
nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm
đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần) [4, tr.109]. Nguyễn
Hữu Quỳnh định nghĩa: ‘‘Từ ghép láy (hay còn gọi là từ ghép lấp láy, từ láy)
là những từ ghép gồm 2 hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ

8


âm’’ [20, tr.113]. Còn Nguyễn Văn Tu, trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt
hiện đại (1976), Nxb ĐH & THCN, Hà Nội, trang 68 định nghĩa: ‘‘Từ ghép
láy âm (từ ghép lắp láy, từ láy) được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc
hai âm tiết có quan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân
các âm tiết chính hoặc các từ tố chính’’ [23, tr.168].
Ta có thể thấy rằng, các tác giả ủng hộ quan điểm trên đều có điểm giống
nhau là coi từ láy là một loại từ ghép có các hình vị được kết hợp với nhau
theo quan hệ ngữ âm. Tuy nhiên, mỗi định nghĩa đều có điểm khác riêng về
phạm vi cũng như biểu hiện của quan hệ ngữ âm. Quan điểm rộng nhất khi
nói về từ láy được coi là là ghép là quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn. Tuy vậy
vẫn có những hạn chế riêng.
Ngược lại, nếu coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa thì
các nhà nghiên cứu ủng hộ quan niệm này đều thừa nhận từ láy được tạo ra từ
một phương thức cấu tạo từ đặc biệt. Theo Đỗ Hữu Châu, ‘‘Từ láy là những từ
được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ
phận hình thức âm tiết (…) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa ’’ [7, tr.41].

Nguyễn Thiện Giáp lại coi từ láy là ‘‘Những cụm từ cố định được hình
thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi về ngữ âm
nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm vừa có giá trị biểu
cảm, gợi tả’’ [10, tr.91].
Còn Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt (2004), tập 1, Nxb
Giáo dục, trang 51 lại xem ‘‘Từ láy là từ phức được tạo ra bằng phương thức
láy âm có tác dụng tạo nghĩa’’.
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam lại cho rằng: ‘‘Từ láy được cấu tạo
theo phương thức phối hợp ngữ âm’’. Nói đến ‘‘Sự phối hợp ngữ âm’’ ở đây
tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng. [26, tr.52]
Nếu coi từ láy là một cơ chế, một phương thức cấu tạo từ ở đó diễn ra sự
hoạt động của một hệ những quy tắc chi phối việc tạo ra những từ đa tiết mà

9


các tiếng của chúng nằm trong thế vừa điệp vừa đối, Hoàng Văn Hành định
nghĩa : ‘‘Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những
quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối,
hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa’’ [12, tr.27].
Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa thì
chính là đã ‘‘coi láy là một cơ chế’’, nó được tạo ra từ một phương thức cấu
tạo từ đặc biệt, có sự hòa phối ngữ âm. Đó là những quan điểm giống nhau
của các tác giả.
Như vậy ta có thể thấy rằng, từ láy là một hiện tượng khá phức tạp
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Cho đến nay, khái niệm về từ láy chưa
được thống nhất, còn nhiều quan điểm khác nhau và nhiều định nghĩa khác
nhau. Trong bài viết này, người viết xin đưa ra định nghĩa theo cách nhìn của
Đỗ Hữu Châu. Đó là: ‘‘Từ láy là từ được tạo ra từ phương thức láy, là
phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị

hay âm vị có nghĩa. Từ láy bao gồm 2 âm tiết hoặc 2 hình vị trở lên, có quan
hệ với nhau về ngữ âm’’.
Ví dụ :
Phương thức láy
Hình vị A

từ AA’

dễ

dễ dàng

đêm

đêm đêm

khênh

lênh khênh

1.1.2. Phân loại
Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều cách phân loại từ láy : cách phân loại
dựa vào số lượng âm tiết trong từ láy, cách phân loại dựa vào mặt ngữ
nghĩa… Trong mỗi cách phân loại lớn thì mỗi tác giả lại phân ra thành những
loại nhỏ khác nhau.

10


1.1.2.1. Cách phân loại từ láy trên cơ sở ngữ nghĩa

Cách phân loại này gặp nhiều khó khăn bởi phần lớn các nhà nghiên cứu
thường chỉ chú tâm vào việc phân loại và miêu tả từ láy theo tiêu chí thuộc về
hình thức cấu tạo. Đáng chú ý là cách phân loại của Hoàng Tuệ (1978), Đỗ
Hữu Châu (1999) và của Hoàng Văn Hành (1985).
Căn cứ mà Hoàng Tuệ dựa vào để xem xét và phân loại từ láy là ‘‘Sự
tương quan âm - nghĩa’’ trong từ. Với tiêu chí này, tác giả chia từ láy thành 3
nhóm khác nhau :
- Nhóm thứ nhất : gồm những từ như : a) oa oa, gâu gâu và b) cu cu
‘‘Nói chung là những từ mô phỏng, những từ tiếng vang’’
- Nhóm thứ hai : gồm những từ như : a) làm lụng, mạnh mẽ và b) lơ thơ,
loanh quanh. Đó là những từ ‘‘bao gồm một âm tiết - hình vị’’
Ví dụ : làm và làm lụng (làm lụng = làm + 1 sắc thái, sắc thái này có giá
trị ngữ pháp và biểu cảm).
- Nhóm thứ ba gồm những từ như: lác đác, bâng khuâng… đó là những
từ không bao gồm một âm tiết - hình vị, ‘‘Nhưng lại là những từ có giá trị
biểu cảm rất rõ’’ [24, tr.21]
Cách phân loại này khắc phục được tính phiến diện cúa cách phân loại
không chỉ thuần túy dựa vào cấu trúc và gợi cho ta một hướng suy nghĩ đáng
chú ý.
Cũng dựa trên cơ sở ngữ nghĩa, Đỗ Hữu Châu đề nghị lấy tính ‘‘Đột
biến’’ hay ‘‘Sắc thái hóa’’ về nghĩa làm căn cứ, có 3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Những từ láy sắc thái hóa về nghĩa, ví dụ: dễ dãi, dễ
dàng (so với dễ)
- Nhóm thứ hai: Những từ đột biến về nghĩa ở hình vị cơ sở, ví dụ: lúng
túng (so với túng), bỡ ngỡ (so với ngỡ)…
- Nhóm thứ ba: Những từ trung gian giữa hai nhóm trên, ví dụ:

11



+ Bối rối

Nghĩa 1 (nghĩa vật lí) ‘‘rối’’: đột biến
Nghĩa 2 (nghĩa tâm lí) ‘‘rối’’: sắc thái hóa

+ Phất phơ

Nghĩa 1 (nghĩa vật lí) ‘‘phất’’: sắc thái hóa
Nghĩa 2 (nghĩa tính cách) ‘‘phất’’: đột biến

Cách phân loại này nghiêng hẳn về tiêu chí ngữ nghĩa. Nó chỉ ra được
những bước khác nhau trong quá trình diễn biến của từ láy về mặt ngữ nghĩa.
Song mối tương quan âm - nghĩa ở đây chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Hoàng Văn Hành lại căn cứ vào tính có lí do của từ mà chia từ láy
thành ba nhóm:
a. Từ láy phỏng thanh như lộp bộp, bìm bịp…
b. Từ láy biểu trưng hóa hóa ngữ âm và chuyên biệt hóa về nghĩa : bấp
bênh, nõn nà…
c. Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm, thí dụ: lênh đênh, lâng lâng, lác
đác… Trong quá trình nghiên cứu từ láy, Hoàng Văn Hành đã hiệu chỉnh hệ
thống phân loại từ láy trên cơ sở dùng một tiêu chí thỏa đáng hơn. Tiêu chí
ấy, theo tác giả là ‘‘Đặc điểm của hình thái biểu trưng hóa ngữ âm của từ’’ vì
nó thỏa mãn được ba yêu cầu:
1. Có tính đến mối tương quan âm - nghĩa trong từ láy.
2. Có tính đến vai trò ngữ nghĩa của tiếng gốc và khuôn vần (trong điều
kiện cho phép).
3. Có tính đến khả năng bộc lộ nghĩa, hay là giá trị ngữ nghĩa của các
kiểu từ láy khác nhau.
Dựa vào tiêu chí này, từ láy được phân chia làm ba nhóm:
1. Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm đơn giản, đó chính là những từ láy mà

chúng ta quen gọi là “tượng thanh”, từ “tiếng vang”, ví dụ: tí tách, lộp bộp…
2. Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu, như lênh đênh, lác đác,
bâng khuâng…

12


3. Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về ngữ nghĩa,
ví dụ: chắc chắn, đỏ đắn… [13, tr.73 - 74]
Khi xem xét nghĩa của ba loại từ láy nêu trên, tác giả nhắc đến vai trò
của khuôn vần. Dựa vào khuôn vần, chúng ta có thể xác định được ý nghĩa
của từ láy một cách có cơ sở khoa học và có khả năng giải thích nghĩa của
một số lượng lớn các từ láy. Các từ láy có khuôn vần khác nhau sẽ có ý nghĩa
khác nhau, còn nều không khuôn vần sẽ có một nét nghĩa chung, đồng nhất.
Cách phân loại từ láy dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa có ưu điểm chỉ ra
được những bước khác nhau trong quá trình diễn biến của từ láy về mặt
nghĩa. Tuy nhiên, theo cách phân loại này thì mối tương quan âm - nghĩa chưa
được quan tâm một cách đầy đủ.
1.1.2.2. Cách phân loại từ láy dựa vào số lượng âm tiết
Dựa vào tiêu chí phân loại này, Hoàng Văn Hành chia từ láy ra làm 2
loại, đó là: từ láy bậc 1 và từ láy bậc 2. Trong mỗi loại lớn, tác giả lại chia
làm hai loại nhỏ hơn.
Cũng căn cứ vào số lượng tiết trong từ láy, Diệp Quang Ban chia từ láy
ra làm ba loại: từ láy đôi, từ láy ba và từ láy tư. Trong các phân loại này, từ
láy đôi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu không chỉ vì nó chiếm số lượng lớn
nhất trong tổng số từ láy tiếng Việt mà chính là ở từ láy đôi, các đặc trưng cơ
bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy cả ở bình diện thể hiện bằng âm
thanh lẫn bình diện ngữ nghĩa đều được bộc lộ đầy đủ.
1.1.2.2.1. Từ láy đôi
Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết. Tùy theo kết quả của phương thức

láy có hình thức ngữ âm giống như âm tiết của hình vị cơ sở hay cho một âm
tiết khác với hình vị cơ sở ở phụ âm đầu hoặc vần mà ta chia từ láy đôi ra làm
hai loại: láy hoàn toàn (hay láy toàn bộ) và láy bộ phận.

13


1.1.2.2.1.1. Từ láy hoàn toàn
Láy hoàn toàn là từ láy mà toàn bộ âm tiết của hình vị cơ sở được giữ lại.
Ví dụ:
đêm → đêm đêm
mãi → mãi mãi
hây → hây hây
xanh → xanh xanh
Đây là nhóm điển hình trong từ láy hoàn toàn. Trong kiểu láy này có 3
mức độ khác biệt sau đây:
Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo,
chỉ khác nhau về trọng âm, ví dụ: hao hao, đùng đùng, xanh xanh, sáng
sáng,…
Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu, ví
dụ: đo đỏ, hơ hớ, sừng sững, chầm chậm,…
Sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được phân biệt theo hai
phương diện:
+ Phân biệt theo thanh bằng/ thanh trắc: thanh bằng là thanh ngang,
thanh huyền; thanh trắc là thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng.
+ Phân biệt theo âm vực cao/ thấp: âm vực cao có các thanh ngang,
ngã, sắc; âm vực thấp có thanh huyền hỏi nặng.
Nếu hình vị gốc là thanh trắc thì khi láy lại sẽ biến thành thanh bằng
theo nguyên tắc cùng nhóm âm vực.
Ví dụ:

tối → tôi tối
nhỏ → nho nhỏ
ạt → ào ạt
tim → tim tím

14


Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt về phụ âm cuối: nếu
hình vị là một âm tiết có âm cuối là một âm tắc vô thanh (p, t, k) đến khi láy lại
nó sẽ trở thành âm vang mũi (m, n, nh) theo nguyên tắc cùng cặp tương liên.
Ví dụ:
rắp → răm rắp
phớt → phơn phớt
thích → thinh thích
tốt → tôn tốt
1.1.2.2.1.2. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là những từ láy có bộ phận âm tiết được giữ lại. Đây là
loại từ láy có số lượng nhiều nhất và điển hình nhất của từ láy tiếng Việt.
Căn cứ vào thành phần của âm tiết được giữ lại, người ta chia từ láy bộ
phận ra làm 2 loại: từ láy âm và từ láy vần.
- Từ láy âm:
Từ láy âm là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại. Ví dụ: cập
kềnh, tung tăng, ngô nghê, quanh co, thì thầm…
Trong từ láy âm, người ta dựa vào hình vị gốc để chia thành hai loại:
+ Các từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước (gốc trước), láy sau.
Ví dụ: ríu rít, ngẩn ngơ, mỏng manh, lạnh lùng, nhẹ nhàng, lạ lùng,
quanh co…
+ Các từ láy âm có hình vị cơ sở ở sau (láy sau), gốc trước (loại này
chiếm tỉ lệ ít hơn so với loại láy có hình vị cơ sở ở trước).

Ví dụ: gay gắt, ngao ngán, phảng phất, mấp máy…
- Từ láy vần:
Từ láy vần là những từ láy có phần vần trùng lặp và phụ âm đầu khác
biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: lủng củng, chói lói, thong dong, linh tinh,
lang thang,…

15


Từ láy vần có số lượng ít hơn so với từ láy âm. Ở loại láy vần người ta
cũng dựa vào hình vị cơ sở để chia từ láy vần ra làm hai loại:
+ Loại gốc trước (hình vị cơ sở ở trước), láy sau. Loại này có số lượng
rất ít. Ví dụ: thò lò, thiêng liêng, co ro, xo ro, thè lè…
+ Loại láy trước, gốc sau. Ví dụ: lềnh kềnh, lờ mờ, líu díu, cheo leo,
lom khom, tủm tỉm…
1.1.2.2.1.3. Một số trường hợp cần chú ý về từ láy đôi
- Có một số từ cả hai âm tiết đều có nghĩa như: gậy gộc, vung vẩy, bạn
bè, cây cối, đất đai, chùa chiền, mùa màng, thịt thà, đồn điền, nồi niêu… Lâu
nay tồn tại nhiều cách lý giải khác nhau, theo tôi nên xếp vào từ láy có nghĩa
khái quát.
- Có một số từ mà các tiếng trong từng từ được biểu hiện trên chữ viết
không có phụ âm đầu như: êm ái, ấm áp, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi, ồn ã, ép
uổng, im ắng, ế ẩm, ít ỏi, oi ả, yên ả, ao ước, ấm ức, o ép (xác định được tiếng
gốc), ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, oái ăm, ỏn ẻn, õng ẽo, ách ỏi… (không xác định
được tiếng gốc) là từ láy. Đây là các từ láy đặc biệt (đặc biệt ở chỗ: nó không
giống các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm).
- Các từ như: bình minh, linh tính, cần mẫn, tham lam, bao biện, bảo
bối, căn cơ, hoan hỉ, hào hiệp, hào hoa, hào hùng, hào hứng… không phải là
từ láy. Đây là những từ ghép Hán - Việt.
1.1.2.2.2. Từ láy ba

Phương thức láy tác động một lần vào hình vị một âm tiết, cho ta một
từ láy có ba âm tiết, gọi là từ láy ba.
Ở từ láy ba, đặc điểm rõ nhất là hiện tượng hài thanh. Kiểu phối hợp
thanh điều thường gặp là:
- Tiếng thứ 2 của từ láy 3 mang thanh bằng (thường là thanh huyền,
thanh ngang ít gặp hơn).

16


- Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối lập nhau về thanh trắc/ bằng
hoặc về âm vực cao/ thấp
Ví dụ về từ láy ba:
+ Cỏn còn con, dửng dừng dưng, khỏe khòe khoe, tỉnh tình tinh…
+ Khít khìn khịt, sát sàn sạt, trơ trờ trợ, xốp xồm xộp, tất tần tật, sạch
sành sanh…
Tuyệt đại đa số từ láy ba là từ láy hoàn toàn, một số ít là từ láy vần
(khác phụ âm đầu) như: lơ tơ mơ, lờ tờ mờ, tù lù mù…
1.1.2.2.3. Từ láy tư
Do phương thức láy tác động vào những từ láy đôi mà có, cho ta một từ
láy bốn âm tiết - gọi là từ láy tư. Tuy nhiên, cũng có những từ láy tư do
phương thức láy tác động vào những hình vị hai âm tiết không láy (từ ghép).
Từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Một số kiểu thường gặp là:
- Láy qua vần a hoặc ơ như:
ấm a ấm ớ

ấm ớ

hì ha hì hục


hì hục

sớn sơ sớn sát

sớn sát

vất vơ (va) vất vưởng

vất vưởng

lơ nga lơ ngơ

lơ ngơ

vu va vu vơ

vu vơ

- Láy bằng biến thanh, ví dụ:
bổi hổi bồi hồi

bồi hồi

lảm nhảm làm nhàm

lảm nhảm

- Láy bằng tách xen và biến âm, ví dụ:
lồm nhồm loàm nhoàm


nhồm nhoàm

lơ thơ lẩn thẩn

thơ thẩn

- Láy bằng tách xen và láy toàn bộ, ví dụ:

17


hăm hăm hở hở

hăm hở

hối hối hả hả

hối hả

ẩm ẩm ương ương

ẩm ương

Ví dụ từ láy có phần gốc là từ ghép:
tầng tầng lớp lớp

tầng lớp

xe xe cộ cộ


xe cộ

nói nói cười cười

nói cười

trùng trùng điệp điệp

trùng điệp

Ngoài ra còn các từ láy tư lẻ tẻ khác như: bông lông ba la, bù lu bù loa,
bù xù bà xòa, buồn thỉu buồn thiu…
Như vậy, có nhiều cách phân loại từ láy: ta có thể dựa vào mặt nghĩa,
cũng có thể dựa vào số lượng tiếng trong từ láy để phân loại khác nhau. Trong
mỗi cách phân loại đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. Cách phân
loại dựa vào số lượng tiếng tỏ ra có nhiều hợp lý vì mối tương quan âm - nghĩa
thể hiện rõ hơn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh nhất là học sinh
tiểu học. Trong luận văn này người viết dựa vào cách phân loại căn cứ vào số
lượng tiếng theo quan điểm của Diệp Quang Ban (như đã trình bày ở trên)
1.1.3. Phân biệt từ láy và dạng láy
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh thì “Dạng láy của từ được cấu tạo theo
phương thức láy lại từ trong câu”, “Đó là một phương thức không dùng một
cách phổ biến như phương thức kết hợp nhưng khi dùng được thì có thể tạo
nên một dạng láy có nghĩa ngữ pháp như một từ hoặc một cụm từ tương
đương” [21, tr.201, 202]. Từ đó tác giả cho rằng các kiểu láy sau đây được
xem là các dạng láy, không phải là các từ láy:
a. Láy đôi toàn bộ như “người người”, “ngày ngày”, “đèm đẹp”…
b. Láy âm theo kiểu “-iếc”: “cơm kiếc”, “học hiếc”, “xe đạp xe
điếc”…


18


c. Các trường hợp láy ba và láy tư.
Còn theo Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt (2005), Nxb Giáo
dục, trang 587 chủ trương phân biệt từ láy với từ nhắc lại (hay dạng láy).
Theo tác giả thì từ láy khác với từ nhắc lại, đươc phân biệt như sau:
Về mặt ngữ âm thì từ láy phải vừa điệp vừa đối, điệp mà không có đối
thì không phải từ láy. Nhưng trong tiếng Việt có kiểu điệp tiếng về âm thanh
mà không đối, tức là nhắc lại y nguyên tiếng đã có, không có sự biến đổi nhận
thấy được về mặt âm thanh gọi là từ nhắc lại (dạng láy), phân biệt với từ láy.
Từ nhắc lại không chỉ khác về cấu tạo âm thanh với các kiểu từ láy mà
còn tạo ra được ý nghĩa ngữ pháp khác với ý nghĩa ngữ pháp của chúng. Từ nhắc
lại có nghĩa ngữ pháp là chỉ “số nhiều đều đặn” chứ không đơn giản là số nhiều,
vì hiện tượng “số lượng nhiều” nói chung đã được diễn đạt bằng các từ như:
những, các, mấy, mọi. Số nhiều so sánh tăng hay giảm là do từ láy diễn đạt.
Sự khác nhau về ý nghĩa ngữ pháp của từ nhắc lại với từ láy có thể
nhận ra trong cách dùng của những từ có vẻ giống nhau trên chữ viết như
chiều chiều, sáng sáng, tối tối nhưng thực ra chúng khác nhau về ngữ âm:
trong từ láy chỉ âm tiết thứ hai mang trọng âm, còn từ nhắc lại thì cả hai âm
tiết đều mang trọng âm.
Theo cách lý giải như vậy, tác giả đưa ra bảng sau để nhận biết sự khác
nhau của từ nhắc lại với từ láy:
Bảng đối chiếu kiểu nghĩa của từ nhắc lại với từ láy
Từ nhắc lại: “số nhiều đều đặn”

Từ láy: “giảm nghĩa”

Chiều¹ chiều¹: chiều nào cũng vậy


Chiềuº chiều¹: lúc gần chiều, chưa chiều hẳn

Sáng¹ sáng¹: sáng nào cũng vậy

Sángº sáng¹: lúc gần sáng, chưa sáng hẳn

Tối¹ tối¹: tối nào cũng vậy

Tốiº tối¹: lúc gần tối, chưa tối hẳn

(Âm tiết mang trọng âm có kèm con số 1, âm tiết không mang trọng âm
kèm con số 0)

19


×