Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.27 KB, 60 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG


NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
TẠI UBND QUẬN THỦ ĐỨC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Người thực hiện:
Lớp:

TP.HCM – 2016


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp,
rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng
trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân
đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước.
Xuất phát từ lý do trên mà hiện nay trong cả nước nói chung và địa bàn quận
Thủ Đức nói riêng, tại các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là UBND các cấp
hoạt động của mô hình “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đã và đang
được đẩy mạnh. Mô hình “một cửa” tại UBND quận Thủ Đức được triển khai trên
cơ sở chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất và tuyển chọn đội ngũ CB, CC nhiệt tình,


có trình độ chuyên môn. Bộ phận “một cửa” của UBND quận Thủ Đức thuộc quản
lý của Văn phòng HĐND - UBND quận Thủ Đức hoạt động độc lập, mang lại hiệu
quả cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và ủng hộ.
Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được
như thủ tục hành chính được công khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, sách
nhiễu tổ chức, công dân; tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của CB, CC
được nâng lên đáng kể thì vẫn còn những tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, biểu hiện
thủ tục hành chính còn rườm rà, thủ tục chồng chéo, trùng lặp, chưa ban hành kịp
thời gây khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc. Vì vậy việc


nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính và rút ra tổng kết
cho địa phương là rất cần thiết. Chính vì những lý do đó mà tác giả chọn chủ đề:
“Nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế ‘một cửa’
tại UBND quận Thủ Đức”.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại UBND quận Thủ Đức, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa”, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động ở địa phương
trong giai đoạn hiện nay.
III. Đối tượng nghiên cứu
Chủ đề tập trung nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại
UBND quận Thủ Đức và cơ chế phối hợp giũa các cơ quan chức năng qua mô hình
“một cửa”.
Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh
giá nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
ở địa phương.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Chủ đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công việc

thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Thủ Đức từ năm 2007 đến nay.
V. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, nghiên cứu lý
thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên.


VI. Kết cấu của chủ đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội
dung của chủ đề này gồm 3 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành
chính.
Chương 2: Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND quận Thủ Đức.
Chương 3: Một số biệp pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Thủ Đức.


B. NỘI DUNG
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I.1. Khái quát chung về thủ tục hành chính
I.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của cơ quan nhà nước
nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục
phù hợp, theo quan niệm chung cho rằng: Thủ tục có nghĩa là phương thức, cách
thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất.
Chúng ta cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định
để giải quyết công việc.
Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý, quy

định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết
công việc. Thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với hoạt động của cơ quan
hành chính Nhà nước.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính dựa trên những góc
nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Thủ tục hành chính là
một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực
hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công
việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ
chức và cá nhân công dân”.
Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là công
cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quyết công việc cho
công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ. Do vậy, thủ


tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân chủ sẽ góp phần tăng cường
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, rút ngắn khoảng
cách giữa Nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân
dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
I.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
a) Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính
Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước được trật tự hoá, nghĩa là phải tiến
hành theo những thủ tục nhất định, nhưng không có nghĩa mọi hoạt động trong
quản lý nhà nước đều phải được điều chỉnh quy phạp thủ tục hành chính, mà có
hoạt động tác nghiệp cụ thể trong nội bộ tổ chức Nhà nước do các quy định nội bộ
điều chỉnh.
Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó những hành
vi áp dụng pháp luật chủ yếu liên quan đến việc xác định thực tế của vụ việc, lựa
chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về việc đó, các hành vi áp
dụng pháp luật này chủ yếu được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất
định, như vậy nếu thiếu các quy định về thủ tục hành chính cần thiết thì quyền và

nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động quản lý sẽ không được thực hiện.
Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi
và đúng chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước vì nó là những chuẩn mực hành
vi cho mọi công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ
của mình đối với nhà nước.
b) Thủ tục hành chính là trình tự thự hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính
Nhà nước
Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng
tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái niệm thủ tục hành
chính.


So với thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính do nhiều cơ quan và công chức nhà
nước thực hiện và do tính chất hoạt động quản lý nên ngoài những khuôn mấu
tương đối, thủ tục hành chính còn chứa đựng các biện pháp tuỳ nghi, ngược lại thủ
tục tố tụng nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định xét xử nên nó phải rất
chặt chẽ.
c) Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp
Tính đa dạng, phức tạp đó được quy định bởi hoạt động quản lý nhà nước là
hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính
bao gồm rất nhiều cơ quan từ Trung ương tới địa phương, mỗi cơ quan đó trong
việc thực hiện thẩm quyền của mình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất
định.
Tính đa dạng và phức tạp còn do nền hành chính nước ta đang chuyển từ hành
chính cai quản (hành chính đơn thuần) sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ cho
xã hội, từ quản lý tập chung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động quản lý
hành chính đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, biện pháp.
Xu hướng hợp tác quốc tế dán đên đối tượng quản lý không chỉ là những công
dân trong nước mà cón liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy thủ tục hành chính
hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính phức tạp cũng tăng nên gấp bội.

d) So với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, thủ tục hành chính có tính
năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn một khi thực tế cuộc sống đã có
những yêu cầu mới
Thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước cơ thẩm quyền đặt ra
để giải quyết công việc, trên một chưng mực đáng kế nó lệ thuộc vào nhận thức
chủ quan của chính người xây dựng nên, nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế
khách quan đòi hỏi thì thủ tục hành chính sẽ mang tính tiến bộ, thiết thực phục vụ
cho cuộc sống, nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ
xuất hiện những thủ tục hành chính lạc hậu khi áp dụng và hoạt động quản lý điểu


hành của bộ máy nhà nước chúng gây khó khăn cho bước đi lên của đời sống xã
hội do đó thủ tục hành chính phải thay đối trước những yêu cầu của thực tế khách
quan.
I.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
a) Thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành
Nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thì một quyết định hành chính
sẽ không được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng.
Thủ tục cành cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi thủ tục cơ bản thường tác
động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quyết định hành chính,
đến hiệu quả của việc thực hiện chúng.
b) Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất
và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả của việc thực
hiện các quyết định hành chính tạo ra
Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính
sẽ góp phần đảm bảo cho các quyết đình hành chính được công khai đên mọi đối
tượng sẽ tạo điều kiện cho những đối tựon phải thi hành quyết định hành chính
hiểu rõ mình phải làm gì, bên cách đó còn giúp kiểm tra các quyết định hành chính
có hợp pháp và hợp lý không vì một quyết định hành chính phải trải qua nhiều
bước do đó có thể kiểm tra tình hợp pháp và hợp lý của những quyết định hành

chính trong những bước đó.
c) Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra
khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua
đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước
Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy, khi xậy dựng hợp
lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền
hà củng cố mối quan hệ giứa Nhà nước với dân, công việc sẽ được giải quyết


nhanh chắng kịp thời và chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước, góp
phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu.
d) Thủ tục hành chính là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính,
khống thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính
Thủ tục hành chính là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu thiếu
thủ tục hành chính thì hoạt động điều hành của những tổ chức hành chính không
thể thực hiện được vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với thủ
tục hành chính, thủ tục hành chính là phương tiện là công cụ cho hoạt đọng điều
hành của các tổ chức hành chính.
I.2. Cải cách thủ tục hành chính
I.2.1. Cơ sở pháp lý của cải cách thủ tục hành chính
Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành
chính, tháng 5 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/Chính phủ về
cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân
và tổ chức. Yêu cầu của Nghị quyết là “nhằm tạo bước chuyển căn bản trong quan
hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ
quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân”.
Tiếp theo đó, trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa
VII), Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải
cách hành chính và lựa chọn 7 lĩnh vực trọng điểm để tập trung làm trước là: phân
bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; xuất nhập

khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; cấp phép xây dựng và quyền
sử dụng đất; xuất nhập cảnh; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Chủ trương
lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá cũng đã được thể hiện trong Báo
cáo chuyên đề của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX, sau đó được cụ
thể hóa trong Chương trình công tác hàng năm của Chính phủ.


Tháng 5 năm 1997 Thủ tướng có Chỉ thị số 342/TTg về đẩy mạnh công tác
cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 38/CP. Tại Chỉ thị này,
cùng với việc đề ra một số biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện,
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và UBND các địa phương tổ chức sơ
kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết. Ngày 30 tháng 7 năm
1998, Thủ tướng có Quyết định số 670/TTg thành lập Tổ công tác rà soát văn bản
quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu và hải quan là những lĩnh vực đang thực sự
có nhiều nổi cộm nhất. Cuối năm 1998, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC)
của Chính phủ quyết định lựa chọn các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương
mại, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Hải quan và Văn phòng Chính phủ
làm điểm để chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính.
Sau khi ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 - 2010, từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP, Chính phủ đề ra
chủ trương gắn cải cách thủ tục hành chính với việc chấn chỉnh kỷ luật hành chính.
Trên tinh thần chọn năm 2002 là năm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính,
Chính phủ chỉ đạo “Trên cơ sở các vấn đề của từng mối quan hệ đã xác lập, cơ
quan cấp trên định ra lịch trình cơ quan cấp dưới phải thực hiện ngay đối với
những vấn đề không cần bổ sung, sửa đổi gì về thủ tục hành chính; đối với những
vấn đề chưa thực hiện được vì vướng về thể chế thì giao trách nhiệm dự thảo văn
bản sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết tận gốc vấn đề” (Báo cáo kiểm điểm sự chỉ
đạo, điều hành năm 2001 và chương trình công tác năm 2002 của Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001).
Nhằm tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương

thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là trong giao dịch trực
tiếp của cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg (ngày 04 tháng 9 năm
2003) về cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mục


tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công
việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà,
chống quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước. Các nguyên tắc xuyên suốt được xác định là: đơn giản rõ ràng, đúng pháp
luật; công khai về thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết; nhanh chóng, thuận
tiện nhận yêu cầu và trả kết quả tại một chỗ.
Để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, tháng 4 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ
tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là
Quyết định số 178/2002/QĐ-TTg mở rộng ra các cảng biển thuộc khu vực các tỉnh,
thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Thực hiện Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã có công văn số 276/CP-CCHC (ngày 27 tháng 02 năm 2004) giao nhiệm vụ
cho các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý của mình để sửa lỗi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định gây
phiền hà, cản trở công việc của dân, hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Các lĩnh vực ưu tiên là thuế, hải quan, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư nước ngoài,
cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở. Cũng theo tinh thần đó, Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày
04 tháng 01 năm 2005 về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh
tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005 một lần nữa xác định trách nhiệm của

các bộ và UBND các cấp trong việc hệ thống hóa những quy định về các thủ tục và
giấy tờ cần thiết đối với từng loại công việc; công bố công khai, minh bạch trên các
phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân thực


hiện và giám sát việc thực hiện. Mặc khác, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị tùy
tiện đề ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền công bố.
Để giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý những vướng mắc, kiến nghị của
doanh nghiệp về các thủ tục hành chính trên các địa bàn trọng điểm, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành (Quyết định số
23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005) với các nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tổ chức rà soát thủ tục hành chính về các lĩnh vực: mặt bằng kinh doanh, thuế,
hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch, lưu thông hàng hóa trong
nước;
- Phát hiện và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những thủ
tục mà các cơ quan quản lý, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện đặt thêm, gây khó
khăn, hạn chế sức cạnh tranh của các đơn vị;
- Đôn đốc, yêu cầu các bộ ngành và các địa phương có biện pháp giải quyết kịp
thời, dứt điểm các kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp.
Tiếp theo đó tại Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính một lần
nữa xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các bộ, ngành và chính quyền địa
phương trong năm 2005 là tiến hành tổng rà soát và sửa đổi thủ tục hành chính trên
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công, đồng thời giao trách
nhiệm cho Văn phòng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
I.2.2. Khái niệm về cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể chế hành chính
Nhà nước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực
nhất định. Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình,

quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều


kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cải cách thủ tục hành chính thực chất là cải cách trình tự thực hiện thẩm
quyền hành chính trong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và
trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước.
I.2.2.1. Khái niệm cơ chế một cửa
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết
phải cải cách thủ tục hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt
được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu chung của cải cách thủ tục
hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, chồng chéo dễ bị
lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở việc giải quyết công việc chung,
làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân . Cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông” là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc
của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ
bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân.
Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành
chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách một
bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt
hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta
từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước
đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cơ chế
“một cửa” đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả nước. “Cơ chế “một cửa” là
cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước,
từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện



tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành
chính nhà nước đó”. Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính
gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001–2010.
Theo chủ trương đó, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương ra đời, đã tạo ra một cách thức giải quyết công
việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền
và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Khi cơ chế “một cửa” ra
đời, thay vì việc công dân tổ chức khi muốn giải quyết hồ sơ hành chính thì phải tự
mình đi liên hệ với nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau của cơ quan hành chính
nhà nước thì nay công dân, tổ chức chỉ cần tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn đó nộp hồ sơ và nhận
phiếu hẹn chờ ngày nhận kết quả hồ sơ, còn các công việc liên hệ làm việc với các
phòng ban chuyên môn thì thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính tiếp nhận hồ
sơ đó. Mô hình “một cửa” ra đời nhanh chóng được triển khai và nhân rộng khắp
các địa phương trong cả nước, được người dân hoan nghênh, hưởng ứng do hiệu
quả tích cực của mô hình này mang lại. Có thể nhận thấy, cơ chế “một cửa” là giải
pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan
hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước
về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong
cơ quan hành chính nhà nước.
Nếu việc thực hiện cơ chế “một cửa” tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách thủ
tục hành chính trong những năm qua thì bước đột phá tiếp theo là thực hiện cơ chế


“một cửa liên thông”, theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22-6-2007 của

Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa
liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định này đã quy
định nhiều nội dung mới, có tính hoàn thiện hơn nhằm thay đổi phương thức làm
việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân và doanh
nghiệp. “một cửa liên thông” là một hình thức của cơ chế “một cửa” ở một mức độ
phát triển cao hơn, góp phần thực hiện có hiệu quả trong giải quyết công việc của
công dân và tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước. Thực chất, “Cơ chế
“một cửa” liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc
giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ giải quyết đến trả
kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
một cơ quan hành chính nhà nước”. Trên thực tế, có nhiều loại hồ sơ hành chính
có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua
nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “một cửa” liên thông” đặt ra yêu
cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ,
không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác.
Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối.
Những cải cách trên đây đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày
càng tốt hơn những nhu cầu của người dân.
I.2.2.2. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”
Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện thống
nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả các cơ quan hành chính nhà
nước. Các nguyên tắc đó là:


- Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và
thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.

- Thứ ba, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Thứ tư, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
- Thứ năm, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan
hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
I.2.2.3. Nội dung cơ chế một cửa
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều
3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22-6 -2007
của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định
của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công việc
thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết một số lĩnh
vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
cùng thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước. Bao
gồm các cơ quan sau:
- Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi là UBND cấp tỉnh);
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBNDcấp
huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.


* Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy định áp dụng cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định.
- CB, CC làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét hồ
sơ của tổ chức, cá nhân:
+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì

hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một
lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính chất công việc có trách nhiệm
xem xét, xử lý theo quy trình sau:
+ Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;
+ Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các cơ quan
liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền, đúng thời
gian quy định;
- Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của pháp
luật
I.3. Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

I.3.1. Ý nghĩa trong nước
- Mô hình Trung tâm “một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục
hành chính, phù hợp với tình hình thực tế, hợp với lòng dân được nhân dân đồng
tình ủng hộ. Các thủ tục hành chính được rà soát đơn giản, dễ hiểu, quy trình giải
quyết được điều chỉnh thực sự hợp lý, khoa học, công khai. Những giấy tờ có tính


chồng chéo không theo quy định của Nhà nước được loại bỏ. Đối với lãnh đạo
UBND các cấp và lãnh đạo các sở, ban ngành, các phòng chức năng bớt đi những
công việc sự vụ, dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, phát
huy được lực hiệu quản lý nhà nước.
- Mô hình này khắc phục được tình trạng đùn đẩy công việc, không rõ trách nhiệm
như trước đây. Trước đây khi công dân có hồ sơ hành chính đến giải quyết phải
tìm gặp nhiều phòng ban khác nhau, hồ sơ có khi phải làm đi làm lại nhiều lần, mất
nhiều thời gian, thời gian giải quyết công việc không được quy định cụ thể, thủ tục
hành chính không thống nhất, không được niêm yết công khai, còn có biểu hiện
phiền hà đối với công dân.

- Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” góp phần đẩy mạnh công
tác dân chủ cơ quan và các xã, phường, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức
đã được nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt hơn, chất lượng công tác có chuyển
biến rõ nét; các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của từng cơ
quan liên quan đến các lĩnh vực giải quyết được công khai quán triệt, bàn bạc, kiểm
tra và tổ chức thực hiện; mặt khác việc tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị của
công dân được quan tâm; những vướng mắc, tranh chấp nẩy sinh ở các khu dân cư
đã được giải quyết kịp thời từ cơ sở.
- Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông đúc nhưng với hệ thống quy trình
giải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất
lượng đội ngũ CB, CC, có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ
nhân dân. Do đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân. Nhu cầu của
người dân được thỏa mãn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với bộ máy
chính quyền.
Qua thực tế cho thấy, thực hiện cơ chế “một cửa” đã thật sự cải cách thủ tục
hành chính theo tinh thần đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian chờ đợi và


giảm chi phí, phiền hà cho tổ chức, công dân nhưng vẫn bảo đảm công khai minh
bạch, đúng pháp luật; tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, và góp phần tích cực
chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí.
I.3.2. Ý nghĩa quốc tế
Việt Nam được coi là hình mẫu về cải cách hành chính theo Báo cáo môi
trường kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối năm
2010, thông qua hoạt động cải cách Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nền kinh tế
có nhiều sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc trong bảng xếp
hạng các nền kinh tế;
Nhờ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” mà hoạt động ngoài
thương của nước ta phát triển nhanh chắng kim ngạch xuất nhập khấu không
ngưng tăng;

Lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta cùng tăng nên nhanh chắng do
thủ tục hành chính thông thoáng và nhanh gọn.


Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND QUẬN THỦ ĐỨC
II.1. Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND quận Thủ Đức
II.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND quận Thủ Đức
Thủ Đức sau ngày 30/4/1975 là huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông - Bắc
thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, huyện Thủ Đức được phân chia thành 3 quận:
quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức theo nghị định 03/CP của Chính Phủ ban hành
ngày 6/1/1997. Quận Thủ Đức mới có diện tích 47,76 km2, bao gồm diện tích và
dân số của các xã Linh Đông, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước,
Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, một phần diện tích và nhân khẩu của các xã
Hiệp Phú, Tân Phú và Phước Long.
Sau khi trở thành quận, các xã đều đổi tên thành phường. Quận Thủ Đức có 12
phường gọi tên theo xã trước đây: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung,
Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình
Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình; dân số tính đến nay là khoảng 250.000 người.
Vốn là một huyện ngoại thành, Thủ Đức không có nhiều công trình hạ tầng kỹ
thuật cũng như hạ tầng xã hội. Ba con đường lớn chạy qua huyện Thủ Đức trước
kia và quận Thủ Đức ngày nay đều thuộc quốc lộ: xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13 và xa
lộ vành đai ngoài(là xa lộ Đại Hàn cũ). Nhiều năm qua, nhất là từ khi trở thành
quận, nhiều tuyến đường trong quận được mở, nâng cấp, toàn bộ cầu khỉ được thay
bằng cầu bê tông. Những con đường mới, những cây cầu đã nối vùng gò đồi với
vùng bưng, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, qua đó thúc đẩy sản xuất công
-nông nghiệp cùng phát triển.
Đường sắt quốc gia chạy qua quận Thủ Đức đang được nâng cấp, kể cả ga Bình
Triệu, ga Sóng Thần, tạo cho Thủ Đức thêm một lợi thế quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội. Bao bọc 3 mặt Thủ Đức là hai con sông lớn, sông Đồng Nai và



sông Sài Gòn, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục vụ vận chuyển hàng
hóa nông sản và thực phẩm của các công ty lớn trên địa bàn như Công ty xi măng
Hà Tiên 1, Công ty Cơ điện Thủ Đức và Khu chế xuất Linh Trung, Khu công
nghiệp Bình Chiểu. Quận Thủ Đức có điều kiện lý tưởng xây dựng một số cảng
sông.
* Sản xuất nông nghiệp
Cũng như các huyện ngoại thành khác, Thủ Đức trước ngày giải phóng là
“vành đai trắng”, là “vùng tự do bắn phá” của Mỹ ngụy, vì thế quá trình khôi phục
sản xuất nông nghiệp gặp vô và khó khăn, thậm chí phải chịu hi sinh khi rà phá
bom mìn để biến vùng đất hoang hóa trở thành những cánh đồng lúa xanh ngút tầm
mắt(chỉ trong 3 năm 1976-1978, Thủ Đức đã khôi phục khoảng 11.000 ha trong
14.000 ha của “vành đai trắng”)Hệ thống thủy lợi nội đồng được xây dựng ngay
trong những năm đầu sau ngày 30/4/1975, vừa giải quyết tình trạng nập úng, vừa
tăng năng suất các loại cây trồng, đưa cây lúa vào canh tác 2 đến 3 vụ/năm.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp
ở Thủ Đức mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Hàng loạt sản phẩm chuyển
thành hàng hóa có giá trị như mai vàng, bon sai, hoa lan, cây cảnh, xoài, thanh long
và các loại rau, củ, quả. Thủ Đức cũng thành công lớn trong “chương trình bò
sữa”.
Đất sản xuất lúa của Thủ Đức ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh
và dành cho phát triển công nghiệp, thương mại nên năm 2004 chỉ còn khoảng
1.400 ha. Nhưng do chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa,
cho nên số đất chuyển đổi ấy mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng
lúa. Có thể nói người dân Thủ Đức đã và đang biến từng tấc đất thành tất vàng.
* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Dù mang tên là huyện, nhưng Thủ Đức lại là vùng đất làm “cầu nối “ giữa
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giàu tiềm năng công



nghiệp, do đó ngay trên địa bàn Thủ Đức, dưới chế độ cũ đã hình thành một số
cụm công nghiệp và hàng chục nhà máy nằm rải rác trong các khu dân cư. Công ty
xi măng Hà Tiên, Công ty Cơ điện, Nhà máy điện có mặt từ rất sớm ở Thủ Đức, là
ba trong số hơn 100 nhà máy có quy mô khá do tư bản nước ngoài và tư bản Hoa
kiều làm chủ. Cuối năm 1974 và đặc biệt là đầu năm 1975, trước nguy cơ sụp đổ
không tránh khỏi của ngụy quyền, giới chủ tư bản công nghiệp đã tháo gỡ máy
móc “tùy nghi di tản”, gây nên sư xáo trộn rất lớn trong xã hội 25.000 công nhân
thất nghiệp sau ngày 30/4/1975 là hậu quả của hành động phá hoại sản xuất ấy.
Nhưng chính những người thợ này đã trở thành những người đầu tiên khôi
phục sản xuất sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản những cơ sở sản xuất còn
lại hoặc chỉ còn một phần.
Chính sách đổi mới kích thích người lao động và các thành phần kinh tế phát
huy nội lực, tạo ra hàng loạt cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhiều ngành hàng truyền
thống mai một trong những năm chiến tranh đã tìm lại chỗ đứng của mình, như
ngành sơn mài, gốm sứ, thêu – đan, đồ gỗ mỹ nghệ… Ngành hàng phát triển mạnh
ở Thủ Đức thập niên 90 là vật liệu cơ khí, phụ tùng thay thế và một số máy công
cụ…
Sự khôi phục và phát triển nhanh của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong
những năm đổi mới đã làm tăng tỷ trọng trong tổng giá trị kinh tế của Quận lên
62% - một trong những Quận có tỷ trọng công nghiệp cao nhất thành phố Hồ Chí
Minh.Công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện củng cố và phát triển giai cấp công
nhân. Năm 1997, trước khi tách quận, công nhân công nghiệp Thủ Đức hơn 42.000
người (số liệu thống kê 1996). Thủ Đức có thêm hàng ngàn công nhân xây dựng
khi cả ba quận trên địa bàn huyện Thủ Đức trở thành những công trường xây dựng
lớn, tấp nập suốt ngày đêm.
Thủ Đức cũng là địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư. Khu chế xuất Linh Trung
đã được lấp kín; Khu công nghiệp Bình Chiểu cũng được các nhà đầu tư thuê hết



mặt bằng xây dựng nhà máy sản xuất. Thủ Đức đang xây dựng khu xuất xuất Linh
Trung 2 cho các nhà đầu tư có nhu cầu làm ăn lâu dài trên vùng đất này.
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận Thủ Đức
tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ năm tách quận. Năm 1995 giá trị sản lượng của
ngành công nghiệp huyện Thủ Đức (bao gồm 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9)
lá 118 tỉ đồng, đến năm 1997, riêng quận Thủ Đức đã là 248 tỉ đồng. Trong các
năm tiếp theo, đặc biệt là từ năm 2000, tỉ lệ tăng trưởng giá trị sản lượng đạt bình
quân hơm 50% / năm. Năm 2000 là 529,4 tỉ, năm 2002 là 902,7 tỉ, năm 2003 là
1.119,6 tỉ và năm 2004 đạt 1.444,12 tỉ đồng.
Là địa phương có nền sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lâu năm, từ
năm 1991 đến nay, nhiều mặt hàng truyền thống của Thủ Đức nhanh chóng có chỗ
đứng trong nước là tại thị trường nhiều nước.
* Thương mại - dịch vụ
Ngành thương mại Thủ Đức phát triển rất sớm. Ba mươi năm qua, chợ Thủ
Đức tuy không lớn – vẫn là trung tâm mua ban tấp nập, có sức hấp dẫn khách hàng
trong và ngoài quận.
Cũng như vùng chợ Lớn, Thủ Đức là nơi có một số người Hoa chuyên nghề
kinh doanh. Theo một thống kê, trước ngày 30/4/1975 số cơ sở buôn bán, dịch vụ
ẩm thực và sạp chợ của giới thương nhân người Hoa trên địa bàn Thủ Đức chiếm
khoảng 50%.
Thập niên 90 đánh dấu sự phát triển nhanh và bền vững của hoạt động thương
mại trên địa bàn quận Thủ Đức, tốc độ tăng bình quân 30% / năm. Kinh doanh nhà
hàng – khách sạn, nhà và biệt thự cho thuê, dịch vụ văn phòng cũng phát triển dù
Thủ Đức là vùng ngoại thành. Một hình thức dịch vụ mới đang được triển khai có
kết quả là xây và cho thuê dạng nhà phố, biệt thự cạnh các khu vui chơi giải trí và
sinh hoạt thể thao.


Trên địa bàn Thủ Đức, ngoài chợ Thủ Đức ở trung tâm thị trấn, còn có 15 “chợ
quê” với hơn 5.500 hộ buôn bán, điều đó đã nói lên phần nào quy mô hoạt động

thương nghiệp tại đây. Trong quy hoạch chợ của thành phố, quận Thủ Đức đã có
chợ đầu mối Tam Bình thay cho chợ đầu mối Cầu Muối – thuộc quận 1.
Một hoạt động có hiệu quả của Thủ Đức là ngoại thương, tăng trưởng đạt bình
quân 14% / năm, vừa bảo đảm sản phẩm công – nông nghiệp của quận tham gia thị
trường xuất khẩu, vừa thu ngoại tệ để nhập máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ sản
xuất và nhu yếu phẩm cho thị trường nội địa.
Doanh thu thương mại-dịch vụ: năm 1991 đạt 310 tỉ, năm 1995 đạt 920 tỉ, năm
1997 (tách quận – không tính quận 2 và quận 9) đạt 753 tỉ, năm 2000 đạt 928 tỉ,
năm 2001 đạt 1.188 tỉ, năm 2003 đạt 1.746 tỉ và năm 2004 đạt 2.252 tỉ đồng.
II.1.2. Chức năng - nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND quận Thủ Đức
a) Chức năng - nhiệm vụ của UBND quận Thủ Đức
UBND quận Thủ Đức do HĐND quận Thủ Đức bầu ra, là cơ quan chấp
hành của HĐND quận, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách
nhiệm chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và
Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính
sách, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và thực
hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện. UBND thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ
máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
UBND quận Thủ Đức giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. UBND quận thảo luận tập thể
và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức


HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy
định thuộc thẩm quyền của UBND, cụ thể:
- Xây dựng chương trình làm việc của UBND quận hàng tháng, hàng quý và
hàng năm;
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán

ngân sách hàng năm của quận, trình HĐND quận quyết định;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm của
huyện, trình HĐND quyết định;
- Đề ra các biện pháp thực hiện Nghị quyết của quận ủy, HĐND quận về kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; thông qua báo cáo của UBND trước khi trình Ban
thường vụ, HĐND quận;
- Phê duyệt đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn
trực thuộc UBND quận và việc thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địa
giới hành chính của xã, thị trấn. Quyết định thành lập, hợp nhất, chia tách các
trường: THCS - Tiểu học - Mầm non; trạm y tế xã,thị trấn;
- Quyết định điều động, bổ nhiệm theo sự phân cấp quản lý.
Như vậy, quận Thủ Đức đã và đang có nhiều lợi thế về nhân lực, vật lực để thực
hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Để đạt được mục tiêu phát triển và
tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, trật tự an ninh quốc phòng giữ vững thì cần
phải có một bộ máy chính quyền mạnh với những cách thức lãnh đạo phù hợp,
trong đó thủ tục hành chính là một trong những công cụ quan trọng giúp cho cơ
quan hoàn thành được những mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra.
b) Cơ cấu tổ chức của UBND quận Thủ Đức


×