Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.53 KB, 2 trang )

QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ VÀ VIỆC GHI CHÉP CỦA GIÁO
VIÊN THEO THÔNG TƯ 22
Hỏi: Quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22 cụ thể
như thế nào? Một số biểu hiện đối với từng năng lực trong việc đánh giá học sinh tiểu học
cụ thể ra sao?

Trả lời:
a) Quy định về hồ sơ đánh giá theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể:
- Thay vì có 5 loại như trước đây, nay gồm có: Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá
giáo dục của lớp.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định mẫu “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá
giáo dục của lớp” trước khi Thông tư 22 có hiệu lực.
- Đối với Học bạ học sinh đang dùng được tiếp tục sử dụng và có điều chỉnh cho phù hợp
với nội dung theo Thông tư 22 (sẽ được hướng dẫn cụ thể trong khi tập huấn).
b) Việc ghi chép của giáo viên
- Trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn dành cho đổi mới phương pháp
dạy học và quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ học sinh trong quá trình học, thay vì “hàng tháng,
giáo viên ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục” như trước đây, nay ngoài việc dùng lời
nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, khi cần thiết
giáo viên viết nhận xét hay những lưu ý đối với học sinh có nội dung chưa hoàn thành


hoặc có khả năng vượt trội trong học tập và rèn luyện.
- Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng
hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Tại thời điểm cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá học sinh vào Học
bạ.
Một số biểu hiện đối với từng năng lực trong việc đánh giá học sinh tiểu học:
Tự phục vụ, tự quản: Thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân (vệ sinh thân thể,
ăn, mặc,...); một số việc phục vụ cho học tập (chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà,...);
Hợp tác: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội


dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng;
Tự học và giải quyết vấn đề: Khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm
việc trong nhóm, tổ, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ.
Sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. Một số biểu hiện đối với
từng phẩm chất, có thể là:
Chăm học, chăm làm: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy
cô và người lớn;...
Tự tin, trách nhiệm: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày kiến cá nhân; tự
chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng;
Trung thực, kỉ luật: Không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa;
Đoàn kết, yêu thương: Giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; quan tâm chăm
sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo,....



×