TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
MỤC LỤC
---&---
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH.
Hình 1.1: Cấu tạo pin đầu tiên.………………..………………………….…..….9
Hình 1.2: Cấu tạo của pin hiện tại. ………………..………………………..….10
Hình 1.3: Cấu tạo ắc quy axit. ………………..………………………...….…..11
Hình 1.4: Ắc quy kiềm .………………..………………………………...…….12
Hình 1.5: Một cell pin mặt trời. ………………..………………………..….….13
Hình 1.6: Cấu tạo pin mặt trời..………………..………………….……………14
Hình 1.7: Các loại cấu trúc tinh thể pin mặt trời…..…………….…..…………15
Hình 1.8: Một số loại panel pin mặt trời. ………………..…………….………17
Hình 1.9: Pin mặt trời cảm biến màu. ………………..…………………….….17
Hình 1.10: Sơ đồ hoạt động pin mặt trời DSC. ………………..………………18
Hình 1.11: Pin mặt trời lá nhân tạo. ………………..………………………….20
Hình 1.12: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời………………………….…..21
Hình 1.13 : Nhà máy năng lượng mặt trời…………………………………….26
Hình 1.14: Sơ đồ khối hệ thống pin năng lượng mặt trời.....….……..…….....27
Hình 2.1 : mô hình chiếu sáng dùng pin mặt trời………………………………29
Hình 2.2: Thiết bị đo cường độ sáng...………………..………………………30
Hình 2.3: Bảng thông số cường độ ánh sáng. ………………..…………….…..31
Hình 2.4: Quan hệ của cường độ ánh sáng với thời gian ứng với (bảng 2.1)…41
Hình 2.5: Quan hệ của cường độ ánh sáng với thời gian ứng với (bảng 2.2)…42
Hình 2.6: Quan hệ của cường độ ánh sáng với thời gian ứng với (bảng 2.3)....43
Hình 2.7: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng2.4)...44
Hình 2.8: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng 2.5)..45
Hình 2.9: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng 2.6)..46
Hình 2.10: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng 2.7)47
Hình 3.11: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với dòng ra ứng với (bảng 2.8)..48
Hình 2.12: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với dòng ra ứng với (bảng 2.9)…49
Hình 3.1: Mối tiếp xúc P - N => Cấu tạo của Diode. …………….…..….….…51
Hình 3.2: Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn……….……………..…….51
Hình 3.3: Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều………………..….52
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Hình 3.4: ký hiệu của Diode Zener………………………………………….…52
Hình 3.5: Hình dạng của Diode zener…………………………….…….….......53
Hình 3.6: Cấu tạo của transistor..………………..…….…….…...…….…...….54
Hình 3.7 Hình dạng thực tế của một số transistor…………….….….….…..…54
Hình 3.8: Hình ảnh quang trở.………………..………………….….……...…55
Hình 3.9: Flash mô hình quang trở cho dòng điện đi qua……………..…...…55
Hình 3.10: Cấu tạo bên trong và hình dạng của LM358…………………….…56
Hình 3.11: Sơ đồ chân IC7805…………………………………………………57
Hình 3.12: Sơ đồ kết nối IC7805.………………..……….……………..…...…57
Hình 3.13: Hình dạng thực relay. ………………..……………….…………....58
Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý mạch nạp ắc quy tự động……………………..….59
Hình 3.15: Sơ đồ mạch in mạch nạp ắc quy tự động....…………………..........60
Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển chiếu sáng...............…….….......61
Hình 3.17: Sơ đồ mạch board...................... ………………..………………….62
Hình 3.18: Hình dạng sản phẩm hoàn thiện. ………………..…………………63
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự phân bố của cường độ ánh sáng vào thời gian vào ngày mưa.....35
Bảng 2.2: Sự phân bố của cường độ ánh sáng với thời gian ngày nhiều mây...36
Bảng 2.3: Sự phân bố của cường độ ánh sáng với thời gian ngày nắng to........37
Bảng 2.4: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng 2.1).37
Bảng 2.5: Quan hệ giữa cương độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng 2.2).38
Bảng 2.6: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với điện áp ra ứng với (bảng 2.3).38
Bảng 2.7: Quan hệ giứa cường độ ánh sáng với dòng ra ứng với (bảng 2.1)....39
Bảng 2.8: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với dòng ra ứng với (bảng 2.2)....30
Bảng 2.9: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng với dòng ra ứng với (bảng 2.3)....30
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhu cầu về năng lượng của con người trong thời đại khoa học kỹ thuật phát
triển ngày càng tăng. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dữ trữ như than, dầu
mỏ, khí thiên nhiên và ngay cả thủy điện đều có hạn, khiến cho nhân loại đứng
trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Việc tìm kiếm và khai thác các
nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt, năng
lượng gió và năng lượng mặt trời... là hướng quan trọng trong kế hoạch phát
triển năng lượng.
Việc nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời ngày càng được quan tâm, nhất
là trong tình trạng thiếu hụt năng lượng và vấn đề cấp bách về môi trường hiện
nay. Năng lượng mặt trời được xem như là dạng năng lượng ưu việt trong tương
lai, đó là nguồn năng lượng sẵn có, siêu sạch, miễn phí và vô hạn.
Trên thế giới đã có rất nhiều nước sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để tạo
ra điện năng. Hai nước đi đầu trong việc sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra
điện năng là Anh và Đức. Đây là một số công trình lớn.
Việt Nam là một trong những nước có nguồn năng lượng mặt trời rất dồi dào,
với số giờ nắng trung bình 2200 giờ/năm và cường độ bức xạ cao nhất có thể
đến 980W/m2. Do vậy chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu, khai thác, sử
dụng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển của
kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên hiện tại giá thành của hệ thống pin năng
lượng mặt trời còn khá cao, nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
kinh tế xã hội thì trong tương lai không xa giá thành của nó sẽ giảm và ngày
càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống.
Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống pin năng lượng mặt trời, em nhận thấy
hệ thống thường bao gồm các thành phần chính sau: các tấm pin mặt trời, bộ
chuyển đổi DC-DC, bộ điều khiển nạp và ắc quy, bộ chuyển đổi DC-AC. Và
trong khuôn khổ đề tài, em sẽ đi sâu vào “Thiết kế, chế tạo mạch tự độngchiếu
sáng, ứng dụng nguồn mặt trời”. Đây là một đề tài mới nó góp phần làm tối ưu
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
quá trình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng trong hệ thống pin
mặt trời.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu về pin mặt trời và các ứng dụng của pin mặt trời.
- Tìm hiểu về một số linh kiện liên quan trong mạch.
- Tiến hành thực nghiệm trên mô hình lý thuyết và mô hình thực tế.
3. Phạm vi ứng dụng.
-Sản phảm có thể ứng dụng rộng để thu năng lượng mặt trời chuyển thành năng
lượng điện năng mà chúng ta sử dụng.
- Có thể bật tắt đèn tự động và cảnh báo khi có người vào nhà.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết
- Tham khảo và tổng hợp tài liệu.
- Nghiên cứu các loại pin mặt trời, các loại IC.
- Nghiên cứu các thiết bị mạch nạp thực tế
Nghiên cứu thực nghiệm
- Khảo sát tấm pin mặt trời sử dụng trong đồ án.
- Lắp ráp mạch trên test board.
- Thiết kế, chế tạo mạch in.
- Hàn linh kiện và hiệu chỉnh thông số cho mạch điện.
- Đóng gói sản phẩm.
5. Ý nghĩa đề tài.
- Bản thuyết minh đề tài “ Thiết kế, chế tạo mạch tự độngchiếu sáng, ứng
dụng nguồn mặt trời” có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau
hoặc những người quan tâm đến pin mặt trời. Sản phẩm có tính ứng dụng cao
trong thực tế.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, do vấn đề thời gian và kinh nghiệm nên đồ án
còn có chỗ thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG Ở
VIỆT NAM
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
1.1. Các loại pin.
Pin đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại từ rất sớm.
Hình 1.1: Cấu tạo pin đầu tiên.
Năm 1938, nhà khảo cổ học Wilhelm Konig đã phát hiện ra một vài chậu đất
sét nung trông khá kì lạ khi ông đang khai quật ở Khujut Rabu, ngoại ô Baghdad
Irag ngày nay. Những chiếc bình dài khoảng 5 inch (12.7 cm) có chứa một que
sắt bao phủ bên ngoài bằng đồng có niên đại từ những năm 200 trước công
nguyên.
Vào năm 1799 nhà vật lý người Ý Alessandro Volta đã tạo ra viên pin đầu
tiên bằng cách xếp chồng các lớp kẽm, lớp bìa giấy hoặc vải đã thấm nước muối
và bạc với nhau. Tuy không phải thiết bị đầu tiên có thể tạo ra dòng điện nhưng
lại là thứ đầu tiên có thể tạo ra dòng điện lâu dài và ổn định. Tuy nhiên phát
minh này của Volta tồn tại một số hạn chế. Chiều cao của các lớp được xếp lên
nhau bị hạn chế bởi khối lượng của chồng đĩa kim loại sẽ ép nước muối chảy ra
khỏi bìa giấy hoặc vải thấm. Các đĩa kim loại cũng có xu hướng bị ăn mòn
nhanh làm rút ngắn tuổi thọ của pin. Trong hệ đơn vị đo lường quốc tế SI ngày
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
nay lực chuyển động của các electron hay điện áp biểu thị bằng đơn vị volt để
vinh danh Volta vì cống hiến của ông.
Đột phá tiếp theo trong công nghệ làm pin xuất hiện vào năm 1836 khi nhà
hóa học John Frederick Daniell phát minh ra pin Daniell. Trong những mẫu pin
loại này đầu tiên, một tấm đồng được đặt ở dưới đáy của một bình thủy tinh và
đồng sulfate được đổ đầy đến nửa bình. Sau đó, một tấm kẽm được treo trong
bình, và thêm vào dung dịch kẽm sulfat.
Cấu tạo của pin hiện tại.
Hình1.2: Cấu tạo của pin hiện tại.
Pin hiện đại sử dụng nhiều loại hóa chất để thúc đẩy phản ứng điện hóa tạo ra
dòng điện. Các pin hóa học thường gặp là:
- Pin kẽm - carbon: pin sử dụng điện cực kẽm, carbon khá phổ biến đối với các
loại pin rẻ tiền AAA, AA, C và pin khô D. Anode là kẽm còn cathode là mangan
dioxide, và chất điện phân là amoni clorua hoặc kẽm clorua.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
- Pin Alkaline (pin kiềm): pin hóa học này cũng phổ biến trong các loại pin AA,
C và pin khô D. Cathode tạo thành từ hỗn hợp mangan dioxide, trong khi anode
là một loại bột kẽm. Pin được đặt tên theo chất điện phân bên trong là kali
hydroxit, là một chất kiềm (alkaline).
- Lithium-ion pin (có thể sạc lại): pin thường được sử dụng trong các thiết bị
hiệu suất cao, chẳng hạn như điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số và xe điện.
Nhiều chất được sử dụng trong pin lithium, nhưng một sự kết hợp phổ biến là
Lithium Cobalt oxide để làm cathode và cacbon làm anode.
- Pin chì - axit (có thể sạc): Đây là loại pin được sử dụng phổ biến trong các xe
hơi hay còn gọi là ắc quy. Các điện cực thường được làm bằng chì dioxide và
chì kim loại, trong khi chất điện phân là dung dịch axit sulfuric.
1.2. Các loại ắc quy.
Có hai loại chính là ắc quy axit và ắc quy kiềm.
1.2.1. Ắc quy axit.
Cấu tạo ắc quy axit.
Hình 1.3: Cấu tạo ắc quy axit.
Các đặc điểm cơ bản của ắc quy axit.
- Khả năng quá tải không cao, dòng nạp lớn nhất đạt được khi quá tải là: Inmax
= 20%C10.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
- Hiện tượng phóng lớn, do đó ắc quy nhanh hết điện ngay cả khi không dụng.
- Sử dụng rộng rãi trong đời sống, công nghiệp đặc biệt ở những nơi có nhiệt độ
cao, va đập lớn nhưng công suất và quá tải vừa phải.
- Dùng trong ôtô, xe máy và các động cơ máy nổ công suất vừa và nhỏ.
- Giá thành thấp.
1.2.2. Ắc quy kiềm.
Hiện nay dùng hai loại acquy kiềm chính: ắc quy sắt-kền và ắc quy cađimikền. Hai loại này có nguyên lý làm việc và đặc điểm sử dụng gần giống nhau.
Hình 1.4: Ắc quy
kiềm.
Các đặc điểm cơ
bản của ắc quy kiềm.
- Khả năng quá tải rất
lớn dòng điện nạp lớn
nhất khi đó có thể đạt
tới:
Inmax
=
50%C10.
- Hiện tượng phóng
nhỏ.
.
- Sử dụng ở những nơi có yêu cầu công suất lớn quá tải thường xuyên, được sử
dụng với các thiết bị công suất lớn.
- Giá thành cao.
- Không có bán thông dụng trên thị trường.
.
- Dùng phổ biến trong công nghiệp hàng không, hàng hải và những nơi nhiệt độ
môi trường thấp.
.
1.3. Các loại pin mặt trời.
Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết
bị bán dẫn chứa lượng lớn các diod p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời
có khả năng tạo ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
quang điện. Các pin năng lượng mặt trời có nhiều ứng dụng. Chúng đặc biệt
thích hợp cho các vùng mà điện năng trong mạng lưới chưa vươn tới, các vệ tinh
quay xung quanh quỹ đạo trái đất, máy tính cầm tay, các máy từ xa, thiết bị bơm
nước... Pin năng lượng mặt trời (tạo thành các module hay các tấm năng lượng
mặt trời) xuất hiện trên nóc các tòa nhà nơi chúng có thể kết nối với bộ chuyển
đổi của mạng lưới điện để chuyển hóa năng lượng mặt trời mà tấm pin thu được
thành năng lượng điện. Để sử dụng các thiết bị điện trong nhà.
Hình 1.5: Một cell pin mặt trời.
Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp
Alexandre Edmond Becquerel. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới
được chế tạo thành công, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen
một lớp cực mỏng vàng để tạo nên mạch nối. Russell Ohl được xem là người tạo
ra pin năng lượng mặt trời đầu tiên năm 1946 tuy nhiên nó chỉ có hiệu suất 1%.
Pin mặt trời lần đầu tiên được ứng dụng là trên vệ tinh Vangaurd 1 của Mĩ, được
phóng năm 1958. Ngày nay pin mặt trời được sản xuất trên toàn thế giới đặt biệt
là ở các nước tiên tiến như Mĩ, Đức, Anh, Tây Ban Nha…
1.3.1. Cấu tạo chung của pin mặt trời.
Cấu tạo của pin mặt trời silic là một lớp tiếp xúc bán dẫn p-n có khả năng biến
đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quang
điện bên trong.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Một lớp bán dẫn p-n có khả năng biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ năng
lượng mặt trời nhờ hiệu ứng quang điện bên trong gọi là pin mặt trời. Pin mặt
trời được sản xuất và ứng dụng chủ yếu hiện nay là các pin mặt trời được chế
tạo từ vật liệu tinh thể bán dẫn silicon (Si) có hóa trị 4. Tinh thể Si tinh khiết, để
có vật liệu tinh thể bán dẫn Si loại n, người ta hòa tạp chất donor photpho có hóa
trị 5. Còn vật liệu tinh thể bán dẫn loại p thì tạp chất acceptor được dùng để pha
vào Si là Bo có hóa trị 3. Đối với pin mặt trời từ tinh thể Si, khi bức xạ mặt trời
chiếu đến thì hiệu điện thế hở mạch giữa 2 cực khoảng 0.55V và dòng ngắn
mạch của nó khi bức xạ mặt trời có cường độ 1000W/ m² vào khoảng 25-30
mA/cm².
Hình 1.6: Cấu tạo pin mặt trời.
1.3.2. Các loại pin mặt trời hiện nay.
Pin mặt trời silic.
Cho tới hiện tại thì vật liệu chủ yếu cho pin mặt trời (và cho các thiết bị bán
dẫn) là các silic tinh thể. Pin mặt trời từ tinh thể silic chia ra thành 3 loại:
- Một tinh thể hay đơn tinh thể module sản xuất dựa trên quá trình Czochralski.
Pin mặt trời đơn tinh thể có thể đạt hiệu suất từ 11% - 16%. Chúng thường rất
mắc tiền do được cắt từ các thỏi hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống
ở góc nối các module.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
- Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội
và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém
hơn, từ 8%÷11%. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề
mặt nhiều hơn đơn tinh thể để có thể bù lại cho hiệu suất thấp hơn của nó.
- Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh
thể. Loại này có hiệu suất thấp nhất từ 3%÷6%, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong
các loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon.
- Silic thuộc nhóm IV, tức là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic có thể kết hợp
với silicon khác để tạo nên chất rắn. Cơ bản có 2 loại chất rắn silicon, đa thù
hình (không có trật tự sắp xếp) và tinh thể (các nguyên tử sắp xếp theo thứ tự
dãy không gian 3 chiều). Pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất dùng đa tinh thể
silicon.
Hình 1.7: Các loại cấu trúc tinh thể pin mặt trời.
- Silic là chất bán dẫn. Tức là thể rắn silic, tại một tầng năng lượng nhất định,
electron có thể đạt được, và một số tầng năng lượng khác thì không được. Các
tầng năng lượng không được phép này xem là tầng trống. Lý thuyết này căn cứ
theo thuyết cơ học lượng tử. Ở nhiệt độ phòng, Silic nguyên chất có tính dẫn
điện kém. Trong cơ học lượng tử, giải thích thất tế tại mức năng lượng Fermi
trong tầng trống. Để tạo ra silic có tính dẫn điện tốt hơn, có thể thêm vào một
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
lượng nhỏ các nguyên tử nhóm III hay V trong bảng tuần hoàn hóa học. Các
nguyên tử này chiếm vị trí của nguyên tử silic trong mạng tinh thể, và liên kết
với các nguyên tử silic bên cạnh tương tự như là một silic. Tuy nhiên các phân
tử nhóm III có 3 electron ngoài cùng và nguyên tử nhóm V có 5 electron ngoài
cùng, vì thế nên có chỗ trong mạng tinh thể có dư electron còn có chỗ thì thiếu
electron. Vì thế các electron thừa hay thiếu electron(gọi là lỗ trống) không tham
gia vào các kết nối mạng tinh thể. Chúng có thể tự do di chuyển trong khối tinh
thể. Silic kết hợp với nguyên tử nhóm III (nhôm hay gali) được gọi là loại bán
dẫn p bởi vì năng lượng chủ yếu mang điện tích dương (positive), trong khi phần
kết hợp với các nguyên tử nhóm V (phốt pho, asen) gọi là bán dẫn n vì mang
năng lượng âm (negative). Lưu ý rằng cả hai loại n và p có năng lượng trung
hòa, tức là chúng có cùng năng lượng dương và âm, loại bán dẫn n, loại âm có
thể di chuyển xung quanh, tương tự ngược lại với loại p. Các tinh thể silic (Si)
hay gali asenua (GaAs) là các vật liệu được sử dụng làm pin mặt trời. Gali
asenua đặc biệt tạo nên để dùng cho pin mặt trời, tuy nhiên thỏi tinh thể silic
cũng có thể dùng được với giá thành thấp hơn, sản xuất chủ yếu để tiêu thụ
trong công nghiệp vi điện tử. Đa tinh thể silic có hiệu quả kém hơn nhưng giá
tiền cũng thấp hơn. Khi để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, một pin silic có
đường kính 6cm có thể sản xuất dòng điện khoảng 0.5 ampe ở 0.5 volt.
Các tấm tinh thể mỏng hình đĩa, được đánh bóng để loại bỏ các khuyết tật
trong quá trình cắt, chất kích thích được dùng cho các pin, và các tấm kim loại
dẫn truyền đặt vào một mặt: một lưới mỏng trên bề mặt chiếu ánh sáng mặt trời,
và mặt phẳng trên mặt còn lại. Tấm năng lượng mặt trời tạo thành từ các pin như
vậy cắt theo hình dạng thích hợp, được bảo vệ khỏi tia bức xạ và hư hại trên mặt
trước bằng các miếng gương, dán vào chất nền. Sự liền mạch được tạo nên thành
các dãy song song để quyết định năng lượng tạo ra. Chất keo và chất nền phải có
tính dẫn nhiệt, vì khi các pin được làm nóng khi hấp thụ năng lượng hồng ngoại,
vốn không thể chuyển hóa thành năng lượng. Một khi các pin bị làm nóng thì
giảm hiệu suất hoạt động vì thế nên phải làm giảm thiểu nhiệt năng.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Hình 1.8: Một số loại panel pin mặt trời.
Pin mặt trời nhạy cảm chất màu DSC (Dye-sensitized solar cell).
DSC là một loại pin Mặt trời mới, giá rẻ, dễ làm. Loại pin này do Michael
Gratzel ở trường Bách khoa Lausane (Thụy Sĩ) chế tạo lần đầu vào năm 1991
nên còn có tên là pin Gratzel.
Hình 1.9: Pin mặt trời cảm biến màu.
Cấu tạo nguyên thuỷ của pin DSC gồm ba phần chính. Trên cùng là một lớp
mỏng chất dẫn điện trong suốt, đóng vai trò anôt làm bằng oxyt thiếc pha tạp
fluo (SnO2: F). Lớp này phủ lên tấm thuỷ tinh trong suốt. Tiếp đó là một lớp có
diện tích bề mặt rất lớn. Lớp dẫn điện SnO2: F và lớp hạt bột oxyt titan TiO2
được nhúng vào hỗn hợp chất màu nhạy quang ruthenium-polypyridin và dung
môi. Sau khi nhúng, một lớp mỏng chất màu nhạy quang bám dính vào các hạt
TiO2 bằng liên kết cộng hoá trị. Tiếp đó mặt sau được tráng bằng một lớp mỏng
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
chất điện ly iôt và đậy kín bằng tấm điện cực kim loại, thường là platin. Toàn bộ
được dán kín sao cho dung dịch không bị rò chảy ra.
Hình 1.10: Sơ đồ hoạt động pin mặt trời DSC.
Pin DSC hoạt động như sau: ánh sáng Mặt trời qua tấm kính, qua lớp điện cực
trong suốt SnO2:F chiếu vào chất màu nhạy quang dính trên bề mặt các hạt
TiO2. Photon kích thích các phân tử chất màu nhạy quang làm cho electron ở đó
bị bứt ra nhảy vào miền dẫn của TiO2 rồi từ đó dễ dàng chuyển động chạy về
điện cực trong suốt ở phía trên. Khi bị mất electron để nhận thêm cho phân tử
không bị phân huỷ. Phân tử chất màu nhạy quang bèn lấy electron của iôt ở
dung dịch điện phân, biến anion iôt một I- thành anion iôt ba I3-. Các anion iôt
này khi tiếp xúc với điện cực kim loại sẽ lấy lại electron từ điện cực trong suốt
qua mạch ngoài chạy về điện cực kim loại. Như vậy đã thực hiện cơ chế photon
kích thích làm cho electron nhảy lên, đến điện cực trong suốt rồi qua mạch ngoài
chạy về điện cực kim loại tạo ra dòng điện. Vì nhiều lí do, hiệu suất của loại pin
này chỉ vào cỡ 11% thấp hơn hiệu suất của pin Mặt trời silic (12 - 15%). Tuy
nhiên ưu điểm rõ rệt của loại pin này mà ta thấy được là:
.
- Vật liệu chế tạo rẻ, dễ kiếm. Đặc biệt TiO2 là chất bột trắng hay dùng để làm
sơn.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
- Kỹ thuật chế tạo đơn giản, không phải cần máy móc cao cấp đắt tiền như ở
trường hợp pin Mặt trời silic. Thậm chí có thể làm pin mặt trời kiểu thủ công.
- Dễ dàng cải tiến nhiều khâu kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ nano để làm
bột TiO2 có diện tích mặt ngoài cực lớn. Nhược điểm của loại pin này là có
chứa chất lỏng phải có các biện pháp chống rò rỉ khi dùng lâu. (Loại pin này tuổi
thọ là 10 năm, bằng một nửa tuổi thọ của pin Mặt trời silic). Hiện nay đã có
nhiều cải tiến đối với chất màu nhạy quang làm cho ánh sáng thuộc nhiều bước
sóng trong phổ ánh sáng mặt trời đều dễ dàng bị hấp thụ để kích thích làm thoát
điện tử tạo ra dòng điện. Nhờ đó, khác với pin mặt trời silic, loại pin mặt trời
mới này vẫn hoạt động tốt khi nắng yếu, đặc biệt là hoạt động với ánh sáng
trong nhà. Nên rất thích hợp với những vùng ít ánh nắng mặt trời.
Pin mặt trời dạng keo nước (lá nhân tạo).
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Hình 1.11: Pin mặt trời lá nhân tạo.
Pin mặt trời dạng keo nước còn được gọi là lá nhân tạo. Đây là loại Pin
mặt trời có thể uốn cong, có thành phần là keo nước chứa các phân tử nhạy sáng
kết hợp với các điện cực phủ chất liệu cacbon, ví dụ như ống nano cacbon hoặc
than chì. Các phân tử nhạy sáng trở nên “kích động” khi ánh sáng mặt trời chiếu
vào và sản sinh ra điện năng; cơ chế này tương tự như cơ chế kích thích tổng
hợp đường để sinh trưởng của phân tử thực vật. Hiện tại, việc ứng dụng loại pin
này vẫn chưa được công bố do hiệu suất hoạt động của pin vẫn còn thấp.
1.3.3. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.
Khi chiếu ánh sáng vào pin quang điện một phần sẽ bị phản xạ (và do đó trên
bề mặt pin quang điện có một lớp chống phản xạ) và một phần bị hấp thụ khi
truyền qua lớp n. Một phần may mắn hơn đến được lớp chuyển tiếp, nơi có các
cặp e và lỗ trống nằm trong điện trường của bề mặt giới hạn p-n. Với các bước
sóng thích hợp sẽ truyền cho e một năng lượng đủ lớn để bật khỏi liên kết. Sẽ
không thể có điều gì xảy ra nếu không có điện trường nhỏ tạo bởi lớp chuyển
tiếp. Đó là lí do giải thích vì sao nếu ta chiếu ánh sáng vào một vật bán dẫn thì
không thể sinh ra dòng điện. Nhưng cặp e và lỗ trống này nằm trong tác dụng
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
của điện trường do đó e sẽ bị kéo về phía bán dẫn loại n còn lỗ trống bị kéo về
phía bán dẫn loại p. Kết quả là nếu ta nối hai cực vào hai phần bán dẫn loại n và
p sẽ đo được một hiệu điện thế. Giá trị hiệu điện thế này phụ thuộc vào bản chất
của chất làm bán dẫn và tạp chấp được hấp phụ. Với Si (B, P) thì giá trị này ở
khoảng 0.6V.
Hình 1.12: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
1.3.4. Tính ưu việt của pin mặt trời so với một số nguồn năng lượng khác.
Năng lượng mặt trời là năng lượng thu được từ mặt trời được khai thác và
chuyển đổi sang năng lượng nhiệt hoặc điện. Trong điều kiện của nó đơn giản,
năng lượng mặt trời, như tên cho thấy, có thể được định nghĩa là năng lượng
nhận được từ mặt trời. Nếu bạn muốn biết làm thế nào các công trình năng
lượng mặt trời trong ngắn, sau đó lưu ý rằng năng lượng hoặc điện từ mặt trời
được thu thập với sự giúp đỡ của các tấm pin mặt trời và được sử dụng để sản
xuất điện. Nó cũng chứng minh rằng năng lượng mặt trời là tốt hơn so với năng
lượng tạo ra từ các nguồn khác. Vì vậy, chính xác một số lợi thế của năng lượng
mặt trời là gì? Cho chúng ta xem xét ưu điểm của năng lượng mặt trời và khuyết
điểm cụ thể.
Một trong những lợi thế lớn nhất của năng lượng mặt trời là nó là một nguồn
năng lượng tái tạo. Năng lượng có thể được sản xuất như lâu dài như mặt trời
kéo dài, đó là hàng triệu năm tới. Do đó, năng lượng mặt trời thực sự có thể
được gọi như là một nguồn năng lượng lâu dài.
- Như điện trực tiếp phát triển từ năng lượng mặt trời, không có sự khan hiếm
nguyên liệu thôi, ánh nắng mặt trời. Nó được tìm thấy trong sự phong phú.
- Các tế bào năng lượng mặt trời rất dễ cài đặt, có thể được cài đặt trên nóc nhà
và do đó, không có không gian thêm là cần thiết. Thế hệ năng lượng ở quy mô
nhỏ, trên cơ sở người dùng cá nhân, cũng có thể.
- Các tấm pin mặt trời là không ồn ào và văn phòng phẩm. Họ cũng đòi hỏi phải
bảo dưỡng rất ít.
- Năng lượng mặt trời có thể được sản xuất tại bất kỳ phần nào của thế giới, ở
bất cứ nơi nhiều ánh sáng mặt trời có sẵn.
- Một trong những lợi thế quan trọng nhất về môi trường của năng lượng mặt
trời là nó là một nguồn gây ô nhiễm phi năng lượng như không có khí thải
carbon dioxide hoặc các khí khác trong sản xuất điện.
- Do các lý do nêu trên, năng lượng mặt trời không gây nguy hiểm cho môi
trường và do đó, còn được biết đến như là một nguồn năng lượng sạch.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
- Khi nghĩ đến những lợi thế kinh tế của năng lượng mặt trời, sau đó ta nên lưu ý
rằng ngoài các chi phí cài đặt ban đầu, thế hệ năng lượng mặt trời và sử dụng là
miễn phí. Không có phí, các dự luật để có xu hướng!
- Giá than, khí thiên nhiên và dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch khác có xu hướng
tăng liên tục. Năng lượng mặt trời, mặt khác, là miễn phí.
- Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để nấu ăn, làm nóng nước, và cũng
để vận hành các thiết bị điện khác nhau dựa ở nhà, văn phòng.
- Cuối cùng, lợi ích lớn của năng lượng mặt trời là năng lượng tái tạo này là lành
mạnh, an toàn và dễ dàng để dụng tại nhà, văn phòng hoặc trên quy mô lớn.
Ngoài những ưu điểm của năng lượng mặt trời ra, thì bất kỳ cái gì cũng có
khó khăn hoặc khuyết điểm. Vấn đề là khuyết điểm đó có dễ khắc phục được
không mà thôi. Khuyết điểm của năng lượng mặt trời là một số khía cạnh tiêu
cực của nguồn năng lượng. Cho chúng tôi biết nhiều hơn về nó hơn.
Chỉ có một vài khó khăn hoặc khuyết điểm của năng lượng mặt trời nhưng ta
có thể dễ dàng khắc phục được:
- Chi phí lắp đặt ban đầu của các tế bào năng lượng mặt trời là khá cao. Tuy
nhiên, một nhu cầu để đầu tư chỉ trong cài đặt và sau đó điện là miễn phí. Hiện
nay các nhà khoa học đang nghiên cứu chất liệu làm pin mặt trời mới để giảm
giá thành sản phẩm.
- Năng lượng mặt trời có thể không hiệu quả làm việc ở nước lạnh do sự khan
hiếm của ánh sáng mặt trời. Also, nó ít hiệu quả trong mùa mưa và thời tiết
lạnh. Ngoài ra Also, năng lượng mặt trời chỉ có thể được sản xuất trong ngày, và
không sản xuất vào ban đêm. Cách khắc phục là dùng acquy để tích điện.
- Đối với các ứng dụng quy mô lớn, diện tích lớn hơn và cao hơn đầu tư là cần
thiết, mà có thể không được đáp ứng một cách dễ dàng.
Sau khi biết lợi thế và bất lợi của năng lượng mặt trời, chúng tôi kết luận rằng
những lợi thế hoặc những thuận lợi nhiều hơn so với các khuyết điểm. Những
khuyết điểm cũng đã tìm ra giải pháp khắc phục và vì thế, chúng ta có thể nói
rằng năng lượng mặt trời là một trong những nguồn tốt nhất của năng lượng.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Mặc dù không được sử dụng trong một quy mô lớn ngày hôm nay, năng lượng
mặt trời có tiềm năng sản xuất nhiều hơn hàng nghìn lần lượng điện mà hiện tại
đang yêu cầu trên toàn thế giới. Do đó, nó là cần thiết để tạo ra nhận thức về lợi
ích của năng lượng mặt trời cho một tương lại tốt hơn trong tương lai.
1.4. Hiện trạng sử dụng pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Việt Nam là một trong các quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt
trời, phía Bắc bình quân có khoảng từ 1.800-2.100 giờ nắng/năm, phía Nam (từ
Đà Nẵng trở vào) bình quân từ 2.000-2.600 giờ nắng/năm.
-Nhìn một cách khái quát, lượng bức xạ mặt trời ở các tỉnh phía Bắc giảm 20%
so với các tỉnh miền Trung và miền Nam, không phân phối đều quanh năm. Vào
mùa đông, mùa xuân mưa kéo dài dẫn đến nguồn bức xạ mặt trời dường như
không đáng kể, chỉ còn khoảng 1 - 2 kWh /m2/ngày, yếu tố này là cản trở lớn
cho việc ứng dụng điện mặt trời.
Tuy nhiên, điều này không xảy ra đối với các tỉnh phía Nam và TP. Hồ Chí
Minh do có mặt trời chiếu quanh năm, ổn định kể cả vào mùa mưa. Có thể kết
luận rằng, bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền
Trung và miền Nam trong quá trình phát triển bền vững.
-Tuy còn non trẻ, song ngành công nghiệp điện mặt trời ở Việt Nam cũng đã đạt
được những thành tựu bước đầu đáng kể, trong đó TP. Hồ Chí Minh với nguồn
"tài nguyên nắng” dồi dào, các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như
chất lượng lực lượng sản xuất… đây là một trung tâm có tiềm năng phát triển
ngành công nghiệp năng lượng mặt trời nhất trong cả nước. Vì vậy, TP. Hồ Chí
Minh được đánh giá là một “điểm tựa”, đột phá cho ngành công nghiệp điện mặt
trời Việt Nam với lộ trình 20 năm.
Đến nay, ngành công nghiệp điện mặt trời ở TP. Hồ Chí Minh đã tạo dựng được
một số cơ sở sản xuất tiêu biểu như: nhà máy sản xuất Module PMT, quy mô
công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng công nghiệp sản xuất chế tạo
các thiết bị điện tử ngoại vi, phục vụ cho điện mặt trời xây dựng dựa trên sự hợp
tác giữa Solar và Công ty CP Nam Thái Hà, nhà máy “Solar Materials
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Incorporated” có khả năng cung cấp cả hai loại Silic khối (mono and multi
-crystalline) sử dụng cho công nghiệp sản xuất PMT.
-Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như modul PMT, các thiết bị ngoại vi
inveter, các máy smarts, thiết bị điện mặt trời nối lưới công nghệ SIPV đã chiếm
lĩnh một phần thị trường trong nước và bước đầu vươn ra thị trường trong khu
vực và thị trường thế giới.
-Theo đánh giá của các nhà khoa học, công nghiệp pin mặt trời ở TP. HCM đã
gần đi vào hoàn thiện, hiện chỉ còn thiếu hai khâu trong một quy trình công
nghiệp khép kín, đó là tinh chế quặng silic từ cát và chế tạo phiến PMT từ phiến
silic. Nếu hoàn thiện nốt hai khâu trên, Việt Nam sẽ trở thành một trong số ít
những nước ở châu Á có nền công nghiệp chế tạo PMT khép kín.
-Việc xem xét phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn năng
lượng cơ bản ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng Việt
Nam trong tương lai, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo. Theo đánh giá
của các nhà khoa học Viện Khoa học năng lượng, trong các nguồn năng lượng
tái tạo, trong tương lai, nguồn địa nhiệt có thể khai thác tổng cộng khoảng 340
MW; Năng lượng mặt trời, gió, tổng cộng tiềm năng phát triển cả hai loại hình
dự báo có thể đạt tới 800-1000 MW vào năm 2025; Tiềm năng sinh khối được
đánh giá vào khoảng 43-46 triệu TOE/năm. Việc phát triển nguồn năng lượng
mới này không chỉ giải quyết vấn đề cân bằng cung cầu năng lượng, an ninh
năng lượng mà còn góp phần quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, chống biến
đổi khí hậu toàn cầu.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
Hình 1.13 : Nhà máy năng lượng mặt trời
Trong thời gian tới, các nghiên cứu khoa học về phương pháp luận và xây dựng
mô hình tối ưu phát triển tổ hợp năng lượng nhiên liệu để cung cấp cơ sở khoa
học cho việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển năng lượng bền vững và
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có tiềm năng to lớn về khai thác và ứng dụng.
Việt Nam có lợi thế là nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều
nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Theo giáo sư, tiến sĩ
khoa học Nguyễn Tiến Khiêm, nguyên Viện trưởng Viện Cơ học, Viện Khoa
học Công nghệ Việt Nam, trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng
mặt trời là phong phú và ít biến đổi nhất trong thời kỳ biến đổi khí hậu hiện nay
Ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện cũng rất phong phú với đa dạng
sản phẩm như: Máy nước nóng, điện mặt trời, đèn, .... Tuy nhiên, hiện nhu cầu
sử dụng năng lượng mặt trời còn rất nhiều. Với bờ biển dài hơn 3.000km, có
hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi không thể đưa điện
lưới đến được.
Vì vậy, ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam như một nguồn năng lượng
tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của
các vùng dân cư này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN TÍCH HỢP 1
phòng. Tuy nhiên, ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam cho đến nay vẫn
chưa phát triển một cách có kế hoạch ở tầm vĩ mô.
Một số mô hình ứng dụng pin mặt trời hiện nay thường dùng.
Hình 1.14: Sơ đồ khối hệ thống pin năng lượng mặt trời.
Hình 1.14 là sơ đồ khối một hệ thống pin mặt trời hoàn chỉnh và hệ thống có
khả năng làm việc offline (điện từ pin nạp cho ắc quy, sau đó lấy điện từ ắc quy
để đem đi nuôi các khối khác) hoặc làm việc online (điện từ các tấm pin được
đưa trực tiếp vào để chuyển đổi DC-DC, DC-AC...). Hệ thống bao gồm:
- Các panel pin mặt trời được mắc song song và nối tiếp với nhau để làm tăng
điện áp và công suất đầu ra.
- Khối điều khiển nạp Charger Control và ắc quy: Điều khiển điện áp và dòng
nạp cho ắc quy để tích trữ năng lượng điện dưới dạng hóa năng.
- Khối tạo ra các nguồn một chiều phụ 3.3V, 5V, 12V để nuôi các khối điều
khiển, DC-DC, bảo vệ Protection...
- Khối chuyển đổi điện áp DC-DC: Ổn định điện áp cấp cho khối DC-AC.
- Khối DC-AC: Chuyển đổi điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều
220V/50Hz.
GVHD: NGUYỄN VIẾT NGƯ
Trang 25