Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lý thuyết của Locke về nghĩa vụ chính trị: khế ước xã hội, sự đồng thuận và quyền tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.14 KB, 14 trang )

Lý thuyết của Locke về nghĩa vụ chính trị: khế ước xã hội, sự đồng
thuận và quyền tự nhiên
Bối cảnh lịch sử: chính trị và tư tưởng
Lý thuyết của Locke về nghĩa vụ chính trị, vốn tập trung vào vấn đề nan
giải về tính hợp pháp của quyền lực của nhà nước, có thể hiểu được dựa
vào bối cảnh của cuộc đấu tranh cho sự kế tục ngôi vị nước Anh xảy ra
vào những năm 1680 nhằm chống lại người em theo đạo Công giáo của
vua Scharles II, tức James II, và lên đến cực điểm của nó với sự sụp đổ
của Jame II vào năm 1688.
Từ năm 1667, Locke là bạn thân thiết và cố vấn hàng đầu của Lord
Ashley, sau này là Earl Sharftesbury, vốn là một chính trị gia xuất chúng
thuộc phái Whig và là người vận động tích cực cho việc loại bỏ James
(theo đạo) Công giáo khỏi ngai vị nước Anh. Sau sự thất bại của Âm mưu
Tinh lành chống lại Scharles II, Locke theo Earl Sharftesbury lưu vong ở
Hà lan vào năm 1683, chỉ trở lại Anh vào năm 1689 sau cuộc “Cách mạng
Vinh quang” năm 1688 lật đổ James II và thiệt lập một nền quân chủ lập
hiến với sự kế nhiệm của William III và Mary II.
Trong cuộc đấu tranh chính trị của những năm 1680, vấn đề tôn giáo nổi
nên do sự tồn tại của một ông vua theo đạo Công giáo, tức James II, tại
một nước theo đạo Tin lành, vấn đề này mặc dù có ý nghĩa quan trọng,
song nó vẫn không quan trọng bằng vấn đề bức thiết hơn về thể chế (mà
Hobbes đã đối mặt khảng 30-40 năm trước đó) liên quan đến quyền lực
tương đối giữa Vua và Quốc hội – nói cách khác, vấn đề về chủ quyền đối
nội trong nhà nước Anh.
Lý thuyết về nghĩa vụ chính trị của Locke, giống như lý thuyết của
Hobbes, vốn dựa vào ý tưởng về khế ước xã hội, và được phác thảo ra


trong tác phẩm chính của ông về lý thuyết chính trị, Khảo luận thứ hai về
chính quyền (1689), cần phải được xem như là một lý thuyết phản chuyên
chế kiểu (đảng) Whig, và được ông đề nghị như là một sự bảo chữa cho


việc chống lại các ông vua chuyên chế, những kẻ bạo chúa, và thậm chí
trong một hoàn cảnh nào đó, cho việc nổi nổi loạn vũ trang chống lại họ.
Về mặt tư tưởng, lý thuyết về nghĩa vụ chính trị của Locke, giống như giải
thích của ông về chủ quyền như là một sự ủy nhiệm, trong nhiều khía cạnh
có thể được xem như một phản ứng - một nỗ lực bác bỏ - đối với lý thuyết
khế ước xã hội của Hobbes. Lý thuyết về nghĩa vụ chính trị của Locke sử
dụng một khung khái niệm tương tự như lý thuyết của Hobbes, với các ý
tưởng như “trạng thái tự nhiên” và, dĩ nhiên, “khế ước xã hội”. Nhưng nó
cũng đưa ra một ý tưởng mới, cấp tiến so với thời đại khi đặt ra những
giới hạn cho thẩm quyền chính trị để bảo vệ và thúc đẩy một số quyền tự
nhiên không thể san nhượng của con người.
Được hình thành từ đầu những năm 1680, nhưng mãi tới năm 1689 mới
được xuất bản trong Khảo luận thứ hai về chính quyền, lý thuyết của
Locke cũng được thiết kế để thay thế cho sự bảo vệ về mặt lý thuyết của
Sir Robert Filmer đối với nền quân chủ chuyên chế, vốn được (Filmer)
phác thảo trong tác phẩm Patriarcha (1680), mà về cơ bản là một học
thuyết về thẩm quyền thần thánh của Vua chúa – một quan điểm truyền
thống mà Locke thách thức và bác bỏ trong tác phẩm Khảo luận thứ nhất
về chính quyền (1689).
Quan niệm của Locke về trạng thái tự nhiên
Về mặt phương pháp luận cũng như về mặt nhận thức luận, Locke, giống
như Hobbes, cả hai đề là người duy vật, tức giải thích thực tại dựa trên các
phương diện vật chất, và kinh nghiệm, sử dụng quan sát và kinh nghiệm
làm cơ sở cho nhận thức. Giống như Hobbes, như đã lưu ý, Locke bác bỏ


học thuyết về quyền thần thánh của Vua chúa như là cơ sở lý thuyết cho
nghĩa vụ chấp nhận thẩm quyền của nhà nước của cá nhân. Tuy nhiên,
không giống như Hobbes, Locke lập luận chống lại chủ quyền chuyên chế,
và khẳng định nguyên tắc tự do cho rằng quyền lực của nhà nước đối với

cá nhân phải bị giới hạn.
Khi phát triển lý thuyết về nghĩa vụ chính trị như vậy, chắc chắn Locke,
như Hobbes đã làm, xây dựng nó từ quan niệm của ông về một “trạng thái
tự nhiên” tiền chính trị. Tuy nhiên, đối với Locke, đây là một trạng thái
trong đó con người với tư cách là một tạo vật của Thượng đế được thụ
hưởng một số quyền tự nhiên cơ bản, tức là, các quyền tiền chính trị và
tiền xã hội, và phải thực hiện một số nghĩa vụ tự nhiên tưng ứng, (các
quyền và nghĩa vụ này tồn tại) trước khi hình thành xã hội chính trị và
chính quyền. Cụ thể hơn, trong trạng thái tự nhiên này, theo Locke, mỗi cá
nhân có các quyền tự nhiên đối với sinh mạng, sự tự do, và tài sản, và do
đó có quyền không bị giết chết bằng bạo lực, không bị những sự kiềm tỏa
tùy tiện đối với bản thân và không bị đánh cắp tài sản. Ngoài ra, những
quyền này là bất khả xâm phạm; và vì chúng tồn tại trước khi xuất hiện
bất kì tổ chức xã hội và chính trị nào, nên chúng không thể bị bãi bỏ trong
các tương tác giữa cá nhân và xã hội.
Locke giải thích điều này thêm bằng cách cho rằng trạng thái tự nhiên
được quản lý bởi luật tự nhiên, tức là, lý tính, thứ dạy con người ….rằng
mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm hại đến Sinh
mạng, Sức khỏe, Sự tự do, hay Các tài sản của người khác. Vì theo Locke,
con người là những sinh vật duy lý có khả năng khám phá và tuân theo
một số chân lý đạo đức nào đó về tốt xấu, đúng sai, do đó tuân theo các
quy tắc hành vi đạo đức khi đối xử với người khác. Với tư cách là những
sinh vật duy lý, con người cũng có khả năng nhận ra rằng khi đối xử với


người khác, phải đối xử với họ như là những người tự do, độc lập, và bình
đẳng; bởi vì tất cả mọi người trong trạng thái tự nhiên đều bình đẳng liên
quan đến việc bảo vệ sinh mạng, sự tự do, và tài sản của mình.
Tuy nhiên, thật không may, trạng thái tự nhiên có một số mối đe dọa. Đây
không phải là mối đe dọa do tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ gây ra,

như quan điểm của Hobbes, mà đúng hơn là mối đe dọa đến từ hoàn cảnh
trong đó không có các luật lệ được viết ra với các hình phạt cố định mà chỉ
đơn thuần có các quy tắc về hành vi không được viết ra, và không có các
thẩm phán hay pháp quan vô tư để phán quyết. Với sự vắng mặt của các tổ
chức quyền lực này, cá nhân sẽ dựa vào phán đoán riêng và tuy tiện của
mình khi diễn giải và củng cố luật tự nhiên, thậm chí thực thi quyền để áp
đặt sự trừng phạt cho mục đích đó. Tình trạng không chắc chắn này là điều
mà, Locke sợ rằng, hòa bình, trật tự, và kì cùng là an ninh và sự tự do cá
nhân có thể rơi vào nguy hiểm.
Khế ước xã hội hai giai đoạn của Locke
Locke cho rằng, trong hoàn cảnh như vậy, đòi hỏi phải có sự hiện diện của
sức mạnh và thẩm quyền chính trị của một chính quyền dân sự, vì chỉ có
nó mới có thể thiết lập quá trình ban hành và thực thi luật pháp, áp đặt các
hình phạt một cách trật tự, những thứ không tồn tại trong trạng thái tự
nhiên, nhưng cần thiết để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người. Để có
được điều này, cá nhân phải từ bỏ quyền diễn giải và củng cố luật tự nhiên
của mình. Họ phải sẵn lòng tuân theo chính quyền dân sự, mà đối với
Locke, đó là một chính quyền phù hợp với các nguyên tắc của lý tính, từ
đây phù hợp với “luật tự nhiên”. Một chính quyền như vậy sẽ được ủy
quyền cho quyền lực chính trị để củng cố luật tự nhiên này, do đó bảo vệ
các quyền tự nhiên của cá nhân.


Khi chỉ ra nguồn gốc của nghĩa vụ chính trị theo cách này, rõ ràng Locke
đề nghị rằng quá trình này thực sự đòi hỏi thiết lập một khế ước xã hội qua
hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất được hình thành trên cơ sở của một
quyết định với sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả các cá nhân để thiết lập
một xã hội chính trị. Khi đưa ra một cam kết như vậy, các cá nhân này tự
nguyện từ bỏ một số sự tự do của riêng họ để đảm bảo trật tự và ổn định.
Giai đoạn hai của khế ước dựa trên một sự thỏa thuận ủy nhiệm giữa xã

hội chính trị và chính quyền, trong đó các cá nhân cấu thành xã hội chính
trị đó, trên cơ sở quyết định của đa số, thực hiện việc ủy nhiệm cho chính
quyền quyền hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Điều này có nghĩa là cá
nhân chuyển nhượng cho chính quyền quyền và sức mạnh để ban hành,
diễn giải và củng cố luật tự nhiên.
Mục đích trên hết của hai giai đoạn khế nước xã hội này là cung cấp một
sự bảo vệ hữu hiệu hơn đối với các quyền tự nhiên như quyền sống, tự do,
và tư hữu mà các công dân thụ hưởng trước khi có sự thiết lập một chính
quyền dân sự. Những ẩn ý rộng hơn của lý thuyết khế ước hai giai đoạn
này của Locke là, đầu tiên và trên hết, đó là nghĩa vụ tuân theo chính
quyền dân sự của cá nhân là có điều kiện. Sự tuân theo của anh ta phụ
thuộc vào việc chính quyền thực thiện đầy đủ các điều khoản của khế ước
– cụ thể là, bảo vệ các quyền của cá nhân. Sau cùng, theo quan điểm của
Locke, chính quyền dân sự tồn tại vì lợi ích của người dân. Nó sở hữu
quyền lực do người dân ủy nhiệm để cai trị họ tốt hơn.
Do đó, lý thuyết khế ước xã hội của Locke hàm ý rằng thẩm quyền và sức
mạnh của chính quyền phải bị giới hạn bởi mục đích cơ bản, và trung tâm
của nó – là tôn trọng và bảo vệ các quyền tự nhiên của cá nhân. Và bổn
phẩn chính đó của chính quyền được hoàn thành khi các công dân thực
hiện nghĩa vụ tôn trọng và tân thủ các luật hợp pháp.


Cuối cùng, lý thuyết của Locke thậm chí còn hàm ý rằng nếu chính quyền
thất bại khi thực hiên các trách nhiệm của nó đối với người dân hoặc lạm
dụng quyền lực theo cách gây hấn, đàn áp hoặc cai trị mà không có sự
đồng thuận của người dân, thì trong những hoàn cảnh như vậy người dân,
những người hình thành nên xã hội chính trị, có thể thực thi quyền nổi
loạn của họ, để loại bỏ người cai trị mà không thực sự giải tán xã hội
chính trị.
Quan niệm của Locke về sự đồng thuận

Nằm ở trung tâm của cả hai giai đoạn trong lý thuyết khế ước xã hội của
Locke là quan niệm của ông về sự đồng thuận. Đối với Locke quan niệm
này vừa là cơ sở cho tính hợp pháp của thầm quyền chính trị lẫn điều kiện
tất yếu cho nghĩa vụ chính trị vì:
“ Con người…từ Tự nhiên, tất cả đều tự do, bình đẳng và độc lập,
không ai có thể bị mang ra khỏi Trạng thái này, và phục tùng Quyền
lực chính trị của người khác, mà không có sự Đồng thuận của anh
ta.”
Locke chỉ ra rằng sự đồng thuận, liên quan đến quyết định hay lựa chọn
cân nhắc của cá nhân, nằm ở trung tâm trong giai đoạn thứ nhất của khế
ước xã hội: tức giai đoạn thực hiện việc thiết lập xã hội chính trị bởi các
cá nhân từ trạng thái tự nhiên. Do đó Locke nhấn mạnh sự kiện là:
“Tất cả con người vốn dĩ ở trong trạng thái đó, và vẫn còn như vậy,
cho đến khi bởi sự Đồng thuận của họ họ làm cho chính mình thành
thành viên của một Xã hội Chính trị”
Giai đoạn hai của khế ước xã hội, liên quan đến thỏa thuận tập thể để thiết
lập một chính quyền dân sự, dựa trên sự đồng thuận của các cá nhân vì nó
bắt nguồn từ một nhu cầu được đồng thuận cho “một bộ luật được thiết


lập, ổn định, dễ hiểu, được chấp nhận và được cho phép từ sự đồng thuận
phổ biến để trở thành tiêu chuẩn cho Đúng và Sai”.
Khi đi định nghĩa ý niệm trung tâm về sự đồng thuận này, Locke đưa ra
một sự phân biệt không mấy rõ ràng giữa điều mà ông gọi là đồng thuận
ngầm và đồng thuận công khai. Theo ông, sự đồng thuận ngầm làm cho cá
nhân phục tùng luật của một đất nước bao lâu anh ta còn ở trong biên giới
của quốc gia đó. Nó áp dụng cho bất cứ ai kế thừa tài sản từ cha mình,
hoặc những ai sở hữu đất đai trong lãnh thổ của một quốc gia, hoặc ngay
cả những ai đi lại tự do trên con đường. Trái lại, đồng thuận công khai
khiến cho một cá nhân trở thành một thành viên của xã hội với tất cả các

quyền và bổn phận gắn liền với địa vị đó. Ngoài ra, Locke nhấn mạnh
rằng sự đồng thuận công khai của cá nhân được đòi hỏi bất cứ khi nào nhà
nước muốn tịch thu tài sản hoặc đánh thuế người dân.
Sự phân biệt của Locke đối với hai dạng đồng thuận bị các nhà lý thuyết
chính trị, các nhà lịch sử tư tưởng chính trị xem là không thuyết phục và
có nhiều vấn đề. Chẳng hạn, như John Plamenatz chỉ ra, Locke đưa vào
trong lập luận của ông cả “nghĩa chặt và không khả thi của sự đồng thuận”
– đồng thuận công khai – và “nghĩa rộng và vô ích của sự đồng thuận” –
đồng thuận ngầm, một ý tưởng linh hoạt mà rõ ràng trên thực tế bao gồm
bất cứ thứ gì mà cá nhân không thể thực hiện một cách an toàn hay thuận
tiện nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền. Tuy nhiên, điều mà Locke
đang cố gắng mang về với sự giúp đỡ của sự phân biệt khái niệm không
hữu ích này là sự tương phản quan trọng giữa, một mặt, sự phục tùng đơn
thuần của cá nhân đối với quyền lực chính trị đổi lại sự bảo vệ cho các
quyền tự nhiên của anh ta, và mặt khác, là trở thành một thành viên tích
cực trong một xã hội dân sự cụ thể.
Kết luận


Ở phương diện chính trị rộng hơn, Locke không cố để liên hệ quan niệm
của ông về sự đồng thuận với bất cứ lý thuyết nào về sự đại diện nghị
viện. Đối với vấn đề đó, ông không khẳng định rằng sự tồn tại của một hội
đồng đại diện được bầu là điều kiện tiên quyết của một sự cai trị dựa trên
sự đồng thuận. Thay vào đó, ông chỉ khẳng định rằng, trên tất cả, sự đồng
thuận của người dân cung cấp cơ sở hợp pháp duy nhất cho thẩm quyền và
quyền lực chính trị.
Do đó, ý nghĩa thực sự trong quan niệm của Locke về sự đồng thuận là:
nền tảng của lý thuyết của ông về nghĩa vụ chính trị nằm ở cách mà nó tập
trung sự chú ý vào nhu cầu biện minh cho thẩm quyền chính trị của người
cai trị, tức là quyền cai trị, làm luật, và đưa ra các chính sách. Do đó, trong

tư tưởng chính trị của Locke, việc nhấn mạnh lên sự đồng thuận cá nhân
dẫn đến một sự quan tâm ít hơn đối với nghĩa vụ của người dân và nhiều
hơn vào bổn phận của người cai trị. Kì cùng thì một sự quan tâm như vậy
đưa đến sự xuất hiện của một học thuyết về quyền chống lại những người
cai trị tùy tiện, áp bức. Về mặt lịch sử, đó là một sự phân nhánh quan
trọng trong lý thuyết của Locke về nghĩa vụ chính trị - lý thuyết khế ước
xã hội dựa trên quan niệm về sự đồng thuận – mà cuối cùng cung cấp sự
biện minh trí tuệ cho sự lật đổ nền quân chủ chuyên chế của James II
trong cuộc “cách mạng vinh quang” năm 1688 và sau đó thiết lập nền
quân chủ lập hiến ở Anh.
PHẦN 2
NGUỒN GỐC CỦA CÁC Ý NIỆM

1. Mọi người luôn sẵn lòng thừa nhận rằng, có một sự khác biệt đáng kể
giữa các tri giác của tinh thần, khi một người cảm thấy khó chịu vì quá
nóng, hay dễ chịu vì ấm áp, và sau đó, khi anh ta nhớ lại cảm giác này


trong trí nhớ, hay đoán trước nó bằng trí tưởng tượng của mình. Những
quan năng này, trí nhớ và trí tưởng tượng, có thể sao chép hoặc giả tạo các
tri giác thu được từ các giác quan; nhưng chúng không bao giờ có thể đạt
đến được sự sống động và rực rỡ của các cảm giác đầu tiên mà các giác
quan mang lại. Mức độ tối đa mà chúng ta có thể nói về chúng, thậm chí
ngay cả khi chúng hoạt động mãnh liệt nhất là, chúng trình bày đối tượng
của mình quá sinh động đến nỗi chúng ta hầu như có thể nói rằng, chúng
ta thấy hoặc cảm thấy nó: Nhưng, ngoại trừ những người bị rối loạn tinh
thần hay bị điên rồ, các quan năng này không bao giờ có thể đạt đến đỉnh
của sự rực rỡ, như làm cho những tri giác này hoàn toàn không thể phân
biệt được. Tất cả ngôn ngữ của thơ ca, dù rất tuyệt vời, cũng không bao
giờ có thể mô tả các đối tượng tự nhiên làm cho sự mô tả này giống như

một đối tượng thực. Do vậy, tư tưởng dù sinh động nhất vẫn kém hơn cảm
giác mù mờ nhất.
2. Chúng ta có thể nhận thấy một sự phân biệt tương tự liên quan đến tất
cả các tri giác khác của tinh thần. Một người, khi đang giận giữ, bị kích
động theo một cách thức hoàn toàn khác với một người chỉ nghĩ về những
cảm xúc đó. Nếu bạn kể với tôi rằng, ai đó đang yêu, tôi dễ dàng hiểu ý
của bạn, và có một nhận thức về hoàn cảnh của anh ta; nhưng không bao
giờ nhầm lẫn nhận thức đó với những sự no âu và bối rối thực sự của anh
ta. Khi chúng ta nghĩ về những tình cảm, những sự yêu mến xảy ra trong
quá khứ, tinh thần chúng ta là một tấm gương trung thực khi sao chép các
đối tượng của mình; nhưng sắc thái mà nó sử dụng thì mờ nhạt và tối tăm
khi so sánh với những sắc thái của các tri giác đầu tiên. Và không cần phải
có một đầu óc quá sáng suất hay trừu tượng để nhận thấy sự khác biệt này.
3. Do vậy, ở đây chúng ta có thể phân chia tất cả các tri giác của tinh thần
thành hai loại, dựa vào mức độ sinh động và rực rỡ giữa chúng. Loại tri
giác ít sinh động và rực rỡ hơn thường được gọi là các tư tưởng hay các ý
niệm. Loại kia không có tên trong ngôn ngữ của chúng ta, và trong hầu hết
mọi ngôn ngữ; Bởi vì, không liên quan đến mục đích gì ngoài mục đích


triết lý, tôi nghĩ rằng nên xếp chúng vào một cái tên hay một danh xưng
chung. Do vậy, hãy cho phép chúng ta một chút tự do, và gọi chúng là các
ấn tượng; và sử dụng nó theo ngĩa có phần khác với nghĩa thông thường.
Với thuật ngữ ấn tượng, tôi muốn nói đến tất cả các tri giác sống động hơn
của chúng ta, như khi chúng ta nghe, hoặc nhìn, hoặc cảm thấy, hoặc yêu,
hoặc ghét, hoặc ước muốn, hoặc ý chí. Tất cả các ấn tượng được phân biệt
với các ý niệm, tức các tri giác ít sống động hơn, các tri giác mà chúng ta
nhận ra khi chúng ta nghĩ về bất cứ cảm giác hay cảm xúc đã được đề cập
ở bên trên.
4. Thoạt nhìn, dường như không có gì vô tận hơn tư tưởng của con người,

nó không những vượt ra ngoài mọi sức mạnh, mọi uy quyền của con
người, mà nó cũng không bị cầm giữ bởi các giới hạn của tự nhiên và thực
tại. Để hình thành một con quái vật, hay để liên kết những diện mạo và
hình dạng vô lý lại với nhau, đối với trí tưởng tượng cũng dễ dàng như để
hiểu những đối tượng gần gũi và quen thuộc nhất. Và trong khi thể xác bị
giam cầm ở trái đất, nơi mà nó bò trườn một cách khó khăn và mệt mỏi; tư
tưởng có thể mang chúng ta đến nơi xa nhất của vũ trụ chỉ trong một
khoảnh khắc; hoặc thậm chí bên ngài vũ trụ, đến nơi hỗn mang vô tận, nơi
mà tự nhiên được cho là hỗn độn hoàn toàn. Những điều chưa bao giờ
được thấy, hoặc được nghe, tuy nhiên vẫn có thể được hiểu; không có thứ
gì nằm ngoài năng lực của tư tưởng, ngoại trừ những điều hàm ý một sự
mâu thuẫn tuyệt đối.
5. Nhưng dù cho tư tưởng của chúng ta sở hữu sự tự do vô giới hạn này,
chúng ta sẽ thấy, từ một sự khảo sát chi tiết hơn, là nó thực sự bị giới hạn
trong những giới hạn rất chật hẹp, và tất cả những năng lực sáng tạo này
của tư tưởng rút cuộc cũng không nằm ngoài các năng lực kết hợp, hoán
đổi, và gia tăng hặc giảm bớt những chất liệu mà giác quan và kinh
nghiệm mang lại. Khi chúng ta nghĩ về núi vàng, chúng ta chỉ kết hợp hai
ý niệm, vàng, và núi, mà trước đó chúng ta đã hoàn toàn quen thuộc với.
Chúng ta có thể hiểu một con ngựa đạo đức; bởi vì, từ cảm nhận của riêng


chúng ta, chúng ta có thể hiểu đạo đức; và chúng ta có thể kết hợp nó với
hình ảnh của một con ngựa, con vật mà chúng ta đã quen thuộc trước đó.
Tóm lại, tất cả các chất liệu của tư duy bắt nguồn từ các cảm giác, tình
cảm bên ngoài hoặc bên trong. Sự pha trộn và sắp xếp những chất liệu này
thuộc về tư tưởng và ý chí. Hay, diễn đạt theo ngôn ngữ triết học, tất cả ý
niệm hay các tri giác ít sinh động hơn được sao chép từ các ấn đượng hoặc
các tri giác đống động hơn của chúng ta.
6. Để chứng minh điều này, tôi hy vọng hai luận điểm sau là đủ. Thứ nhất,

khi chúng ta phân tích các tư tưởng hay các ý niệm, dù phức tạp, tinh vi,
chúng ta luôn thấy rằng, chúng ta có thể phân chia chúng thành các ý niệm
đơn giản như được sao chép từ các cảm giác hoặc cảm xúc trước đó. Thậm
chí, ngay cả những ý tường mà thoạt nhìn, là xa cách nhất với nguồn gốc
này, được tìm thấy, từ một sự khảo sát kĩ lưỡng, bắt nguồn từ nguồn gốc
đó. Ý niệm về Chúa, như một Tồn tại trí tuệ, khôn ngoan, thiện hảo vô
cùng, là bắt nguồn từ sự suy nghĩ về các hoạt động của chính tinh thần
chúng ta, và gia tăng, với không giới hạn, những phẩm chất về sự thiện
hảo và sự khôn ngoan. Chúng ta có thể tiếp tục sự truy vấn này tới mức độ
mà chúng ta hài lòng; nơi mà chúng ta sẽ tìm thấy rằng, ý tưởng mà chúng
ta khảo sát là được sao chép từ một ấn tượng tương tự. Những ai muốn
khẳng định kết luận này là không đúng đắn một cách phổ quát, chỉ có một
phương pháp, phương pháp dễ dàng nhất đề bác bỏ nó, bằng cách tạo ra
một ý niệm mà theo quan điểm của họ không được bắt nguồn từ nguồn
gốc này. Và phận sự của chúng ta, những người muốn bảo vệ học thuyết
của mình, là tạo ra các ấn tượng, hoặc các tri giác sống động tương ứng
với các ý niệm đó.
7. Thứ hai, nếu ngẫu nhiên, do thiếu một cơ quan, mà một người không
thể cảm nhận được một số loại cảm giác, chúng ta cũng sẽ thấy rằng, anh
ta cũng không có các ý niệm tương ứng. Một người mù không thể có ý
niệm về mầu sắc; một người điếc không có ý niệm về âm thanh. Việc phục
hồi một trong các giác quan mà anh ta thiếu; là mở một lối vào mới cho


các cảm giác của anh ta, và như vậy cũng sẽ mở ra một lối vào mới cho
các ý niệm; và anh ta sẽ không còn gặp phải khó khăn khi phải hiểu những
đối tượng tương ứng với các ý niệm đó. Tương tự với những đối tượng có
khả năng gây ra các cảm giác, nhưng chưa bao giờ tác động tới các giác
quan. Người Laplander hoặc người Negro không có ý niệm về mùi vị và
sự hấp dẫn của rượu vang; Dù có rất ít hoặc không có ai bị khuyết tật

trong tinh thần, nhưng là vì họ chưa bao giờ cảm thấy những cảm giác
hoặc cảm xúc mà họ có thể cảm nhận. Chúng ta cũng có thể tìm thấy
những trường hợp tương tự nhưng ở một mức độ ít hơn. Một người với
tính cách ôn hòa không thể có ý niệm về sự thù dai hoặc sự tàm bạo; một
người ích kỉ cũng không thể dễ dàng hiểu được tầm vóc của tình bạn và sự
rộng lượng. Và chúng ta cũng sẵn sàng thừa nhận rằng, có những tồn tại
khác có thể sở hữu nhiều giác quan mà chúng ta không biết, bởi vì những
ý niệm về chúng chưa bao giờ được giới thiệu với chúng ta theo cách duy
nhất mà quan đó ý niệm có thể tiếp cận với tinh thần chúng ta, tức là, qua
các cảm giác và cảm xúc thực.
8. Tuy nhiên, có một hiện tượng trái ngược có thể chứng tỏ rằng các ý
niệm có thể xuất hiện động lập với các ấn tượng tương ứng. Tôi tin chúng
ta sẵn sàng thừa nhận là, một vài ý niệm riêng biệt về mầu sắc, đi vào
thông qua mắt, một vài ý niệm riêng biệt về âm thanh, được truyền qua
tai, là thực sự khác nhau; mặc dù, đồng thời, là tương tự nhau. Nếu điều
này đúng với các mầu sắc khác nhau, nó cũng phải đúng như vậy đối với
các sắc thái khác nhau của cùng một mầu; và mỗi sắc thái tạo ra một ý
niệm riêng biệt, độc lập với phần còn lại. Vì, nếu điều này bị phủ nhận,
chúng ta có thể, bởi một sự chuyển tiếp dần dần của các sắc thái, biến một
màu trở thành nên xa cách nhất với nó; và nếu bạn không chấp nhận sự
khác biệt như vậy, bạn sẽ không thể, với không vô lý, phủ nhận những thái
cực là giống nhau. Do vậy, giả sử một người có khả năng thi lực rất tốt
trong suất ba mươi năm, và hoàn toàn quen thuộc với tất cả các dạng
ngoại trừ một sắc thái cụ thể của màu xanh mà anh ta chưa bao giờ may


mắn gặp được. Hãy để tất cả những sắc thái khác nhau của màu đó, ngoại
trừ một sắc thái mà anh ta chưa gặp, trước mặt anh ta, thay đổi từ thẫm
nhất đến sáng nhất; anh ta rất dễ dàng hiểu ra có một khoảng trống, nơi
sắc thái còn thiếu, và sẽ cảm thấy có một khảng cách lớn hơn ở vị trí đó so

với vị trí khác. Bây giờ, tôi tự hỏi, liệu anh ta, từ sự tưởng tượng của
mình, có thể suy ra sự thiếu hụt đó, và hình thành ý niệm về sắc thái cụ thể
đó, dù nó chưa bao giờ truyền đến anh ta thông qua giác quan? Tôi tin
rằng anh ta có thể: và điều này có thể phục vụ như một bằng chứng để
khẳng định là các ý tưởng đơn giản không luôn luôn, trong mọi trường
hợp, bắt nguồn từ các ấn tượng tương ứng; tuy nhiên những trường hợp
này là duy nhất; không đáng cho chúng ta bận tâm, và không xứng đáng
để chúng ta phải thay đổi châm ngôn tổng quát của mình vì một mình nó.
9. Do vậy, đây là một phát biểu mà, không chỉ đơn giản và dể hiểu; mà
nếu được sử dụng thích hợp, có thể làm cho mọi tranh cãi cũng dễ hiểu
tương tự, và có thể loại bỏ tất cả những thuật ngữ khó hiểu mà từ lâu đã
chiếm lĩnh mọi suy luận siêu hình học khiến cho nó bị khét bỏ. Tất cả mọi
ý niệm, đặc biệt là các ý niệm trừu tượng vốn dĩ tối tăm và mờ mịt: tinh
thần nắm giữ chúng một cách nghèo làn: chúng dễ bị lẫn lộn với các ý
niệm khác tương tự; và khi chúng ta sử dụng các thuật ngữ, dù chúng
không có một ý nghĩa riêng biệt, chúng ta có khả năng tưởng tượng nó có
một ý niệm xác định. Trái lại, tất cả các ấn tượng, nghĩa là, tất cả các cảm
giác, dù bên ngoài hay bên trong, là chắc chắn và có cơ sở: ranh giới giữa
chúng được xác định chính xác hơn: không dễ rơi vào nhầm lẫn khi làm
việc với chúng. Do vậy, khi chúng ta nghi nghờ một thuật ngữ triết học
được sử dụng mà không có bất cứ ý nghĩa hoặc ý niệm nào trong nó,
chúng ta chỉ cần yêu cầu, ấn tượng nào mà từ đó ý niệm này bắt nguồn?
Và nếu không thể tìm thấy bất cứ ấn tượng nào, điều này sẽ khẳng định sự
nghi ngờ của chúng ta. Bằng cách đưa các ý niệm ra trước ánh sánh như
vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng loại bỏ được tất cả mọi tranh cãi
liên quan đến bản chất và tính xác thực của chúng.





×