Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.16 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát triền
mà thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Xuất nhập khẩu trở thành chiếc
cầu nối quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôi động, đa dạng
và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu dồi dào với
chi phí thấp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển sản
xuất trong nước, mang lại thu nhập ngày càng cao cho các nhà sản xuất, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế và
nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát
triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng được
đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả
cho các bên tham gia, trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương
thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Phương thức này thật sự đã góp phần
đáng kể vào sự phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và của cả nền
kinh tế nói chung.
Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập nền kinh tế Thế giới, hoạt động xuất
nhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác
thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. Phương thức thanh toán bằng
thư tín dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hàng hoá xuất
nhập khẩu.
Qua thực tế tìm hiểu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam thì hình thức dịch vụ rất quan trọng, gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp
đến thương mại quốc tế, đó là hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Nó không những phục vụ cho
1
việc mở rộng, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại,
mà còn là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực


thanh toán quốc tế,đồng thời đưa ra các giải pháo giúp mở rộng hoạt động thanh
toán quốc tế của các ngân hàng nói chung và của ngân hàng agribank nói riêng,
đề tài sẽ đưa đến một cái nhìn rõ nét về những tác đông của tự do hóa thương
mại tới hoạt động thanh toán quốc tế .Nhiệm vụ của đề tài chính là chỉ ra những
cơ hội và thách thức mà tự do hóa thương mại đem đến dựa trên thực trạng, kết
quả kinh doanh thanh toán quốc tế của ngân hàng đó trước và sau khi gia nhập
tổ chức thương mại quốc tế WTO, dấu mốc đánh dấu quyết tâm hội nhập quốc tế
của Việt Nam, và cũng là khi quá trình tự do hóa thương mại có ảnh hưởng rõ
nét tới những ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế
thuộc dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Kể từ khi chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO ngày
07/11/2006 , Việt Nam đã chính thức tham gia vào quá trình tự do hóa thương
mại,và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác động tích cực cũng như tiêu cực mà
quá trình này mang lại. Những hàng rào thuế quan và hạn ngạch của Việt Nam
bắt đầu được rỡ bỏ với quy mô lớn,tác động tới nhiều lĩnh vực của xã hội,trong
đó có hoạt độngt hanh toán quốc tế cảu các ngân hàng. Để thấy được quá trình
này tác động tới dịch vụ thanh toán quốc tế như thế nào, em xin chọn đối tượng
nghiên cứu là hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam theo hình thức tín dụng chứng từ.
2
NỘI DUNG
Chương 1. KHUNG LÝ THUYẾT CHO VIỆC PHÂN TÍCH
1.1. Lý luận chung về thanh toán quốc tế.
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên
phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, văn hoá - xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư...Trong đó, quan hệ
kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế
khác.

Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu
chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy
sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế ( TTQT ).
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này
với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế,
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.
Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mối
quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động TTQT cũng phải
được mở rộng, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt hơn..
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế:
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế
ngày càng phát triển, thanh toán quốc tế (TTQT) đã trở thành một hoạt động cơ
bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt
xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại
3
thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động
TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho
bản thân các ngân hàng.
- Đối với nền kinh tế: Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính
sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế
so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong
bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi
hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh
tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định.TTQT là
mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là
khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ
chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ
hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình

lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành
nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người
mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia,
giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt
chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối
lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một
lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.
- Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT
của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến
hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong
quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính
cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua
4
việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến
lược khách hàng.
- Đối với bản thân ngân hàng: TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến
tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới
TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân
hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng
mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của
ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động
đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh
khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt
động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân
hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế
khác
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện

nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn
rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức
các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng
sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng,
kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng
lưới ngân hàng.
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân
hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình
trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng
nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về
5
vốn của ngân hàng. Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động
TTQT của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng.
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp dụng trong
TMQT
1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền.
a. Khái niệm:
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng
(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ...) ủy nhiệm cho
ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định
chuyển cho người khác ( người bán, người xuất khẩu, chủ nợ...) ở một địa điểm
nhất định và trong một thời gian nhất định.
Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
1.1.3.2. Phương thức ghi sổ:
Khái niệm:
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà qua đó tổ chức xuất khẩu
khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì ghi nợ cho bên nhập khẩu (bên
cung ứng), vào một cuốn sổ riêng của mình, và việc thanh toán các khoản nợ
này được thực hiện trong tưng thời kỳ nhất định

6
Quy trình tiến hành nghiệp vụ thanh toán theo phương thức ghi sổ
1.1.3.3 Phương thức nhờ thu.
Khái niệm:Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán, mà
qua đó tổ chức xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ gởi hàng, giao chứng
từ hàng hóa ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cơ sở hối
phiếu do mình lập ra ở người nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người
nhập khẩu. Người nhập khẩu khi nhận được giấy báo nhờ thu của ngân hàng,
phải tiến hành ngay việc chi trả tiền để nhận lại chứng từ hàng hóa và đi lãnh
hàng
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu
7
1.1.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ.
Đây là phương thức thanh toán khá phổ biến trong thương mại quốc tế.
Sơ đồ quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
1.2. Những vấn đề về tự do hóa thương mại:
1.2.1. Tự do hóa thương mại là gì?
Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên
nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được
thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là
thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng
hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v... Các hàng rào nói trên đều
là những đối tượng của các hiệp định mà WTO đang giám sát thực thi
1.2.2. Tác động của tự do hóa thương mại?
Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương
mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ
dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn (người
tiêu dùng ở đây có thể hiểu là cả những nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu
8

để sản xuất ra những hàng hoá khác). Nhưng, cũng không phải ngẫu nhiên mà
các nước lại dựng lên những hàng rào làm ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng
hoá. Lý do để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước
sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài (điều này có ý nghĩa lớn vì sản xuất trong
nước suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm và qua đó đến ổn định xã
hội), tăng nguồn thu cho ngân sách (thông qua thu thuế quan), tiết giảm ngoại tệ
(chi cho mua sắm hàng hoá nước ngoài), bảo vệ sức khoẻ con người, động thực
vật khỏi những hàng hoá kém chất lượng hay có nguy cơ gây bệnh, v.v... Tự do
hoá thương mại, ở những mức độ khác nhau, sẽ làm yếu đi hoặc mất dần các
hàng rào nói trên và như thế sẽ ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi thiết lập hàng
rào.
1.3. Hướng phân tích những tác động của tự do hóa tới dịch vụ thanh toán
quốc tế.
Quá trình tự do hóa thương mại tác động mạnh mẽ lên toàn bộ nền kinh tế
của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng,mà nổi bật là hoạt
động thanh toan quốc tế của các ngân hàng.Đề tài xin được tiếp cận các tác đọng
dó theo hướng chủ yếu là nhân tố cơ hội và nhân tố thách thức dưới khía cạnh
chủ quan và khách quan.Đầu tiên là các tác động lên hoạt động thanh toán quốc
tế của các ngân hàng nói chung và sau đó sẽ là của ngân hàng Agribank nói
riêng.
9
Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA
QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TÉ
2.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao
dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt
là AGRIBANK) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng
khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo

cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành
lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng
Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng
Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành
phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp
nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ
Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một
số đơn vị. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như
hiện nay.
2.1.2 Quy mô
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng
3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều
10

×