Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gioi thieu nhac si Nguyen Duc Toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.04 KB, 2 trang )

Họ và tên:
Nguyễn Đức Toàn
Ngày sinh: 10/3/1929
Nguyên quán: Hà Nội
Nơi ở hiện nay:
Đống Đa, Hà Nội
Sáng tác chính:
ca khúc cách mạng,
ca khúc trữ tình
Ông sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội, hiện nghỉ hưu ở quận Đống Đa, Hà Nội.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống nghệ thuật, điều đó phần nào cũng ảnh
hưởng tốt đến con đường mà ông đã chọn. Lúc đầu hội họa là niềm say mê lớn nhất của
ông. Chính vì thế, năm 1944, Nguyễn Đức Toàn theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật.
Năm 1945, trong những ngày sục sôi của Cách mạng tháng Tám, theo tiếng gọi của Tổ
Quốc, Nguyễn Đức Toàn cầm súng tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội, và ông đã viết
bài: Ca ngợi đời sống mới. Năm 1946, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội, và ông
đã viết bài: Ca ngợi đời sống mới. Năm 1946, ông tham gia vào Đoàn kịch Sao Vàng, rồi
sau đó tiếp tục lên đường đi kháng chiến. Kháng chiến tuy gian khổ nhưng Nguyễn Đức
Toàn đã để lại nhiều ca khúc đáng nhớ: Tình Vệ quốc quân ((1949), Quê em (1948),
Lúa mới (1953)… Cũng trong thời gian này, ông làm phó Đoàn văn công Việt Bắc. Cái
tài trong nghệ thuật của ông được bộc lộ rõ, ông vừa là diễn viên kịch, vừa minh họa,
trình bày báo, vừa sáng tác âm nhạc. Ca khúc được viết trong thời kỳ này là: Chiều hậu
phương, Lúa mới.
Hòa bình lập lại, ông về Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, vừa chỉ đạo đoàn, vừa tham
gia tu nghiệp sáng tác âm nhạc. Hàng loạt sáng tác của Nguyễn Đức Toàn về các đề tài
lần lượt ra đời: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Nguyễn
Văn Trỗi anh còn sống mãi, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Đào công sự, Bài ca
người lái xe, Khâu áo gửi người chiến sĩ…
Năm 1968 đến năm 1970, Nguyễn Đức Toàn đi tu nghiệp ở nhạc viện Kiev (Ukraina).
Ông viết nhiều khí nhạc, đã được dàn dựng ở nước ngoài như: Tổ khúc giao hưởng Tổ
quốc, Sonate cho violon.


Về nước, bằng kiến thức âm nhạc hàn lâm kết hợp với vốn sống ông viết nhiều ca khúc,
hợp xướng như: Bài ca xây dựng, Tiếng hát buổi bình minh, Bài ca chiến thắng…
Năm 1975, đất nước thống nhất, các tác phẩm của Nguyễn Đức Toàn lại chứa đựng tính
trữ tình nhiều hơn. Nhiều bài hát của ông đã được công chúng trong và ngoài nước ghi
nhận như: Từ ngày hôm ấy, Chiều trên bến cảng, Tình em biển cả, Mùa xuân đất nước

Ca khúc của Nguyễn Đức Toàn được các ca sĩ có tiếng thể hiện trong nhiều năm nay.
Ông đã xuất bản nhiều tuyển tập, album audio tác giả.
Nguyễn Đức Toàn mang quân hàm đại tá quân đội, hiện đã nghỉ hưu, ông là họa sĩ, nhạc
sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú. Ông được nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2000, ông được
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị
Võ Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều
trên bến cảng.
TÁC PHẨM Nghe tất cả
Biết ơn chị Võ Thị Sáu
Trọng Tấn
Mời anh đến thăm quê tôi
NSƯT Trung Đức
Chiều trên bến cảng
Ngọc Tân
Hà Nội trái tim hồng
Mai Hoa
Khâu áo gửi người chiến sĩ
NSND Thu Hiền
Hà Nội ơi! Một trái tim hồng
Văn Vượng (Guitar)
Chiều trên bến cảng
Ngọc Sơn
Ôi mẹ Việt Nam yêu em đời đời (về Đặng Thuỳ
Trâm)

Trọng Tấn
Đảng là cuộc sống của tôi
Trọng Tấn
Ôi mẹ Việt Nam yêu em đời đời (Giải Ba)
Trọng Tấn
Bâng khuâng Hà Nội
Quê em
Kinh Bắc quê tôi
Tốp nam nữ
Hà Nội trái tim hồng
Mời anh đến thăm quê tôi
Trọng Tấn
Tình em biển cả
Tốp ca nữ
Câu chuyện tình yêu
NSƯT Trọng Thuỷ
Tình em biển cả
Biển muôn đời vẫn thế
Quê em
Tốp ca nữ
Ký ức Hà Nội
Hợp ca
Chuyện ngày xưa
Đức Long
Khâu áo gửi người chiến sĩ
NSND Thu Hiền
Ngập ngừng
NSƯT Trọng Thuỷ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×