Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

quan hệ chính trị quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.51 KB, 3 trang )

1. Khái niệm “ quan hệ chính trị quốc tế”
a.

Khái niệm

Theo Lenin, chính trị - đó là những công việc nhà nước hay xã hội, là mối quan hệ
giữa các giai cấp, dân tộc, giữa các nhóm xã hội khác nhau với nhà nước mà trọng
tâm của các quan hệ đó là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, trước
hết và chủ yếu là quyền lực nhà nước.
Chính trị quốc tế cũng bao hàm toàn bộ các nội dung nói trên nhưng được triển
khai trên phạm vi nhân loại thông qua hoạt động của các chủ thể cơ bản của quan
hệ chính trị quốc tế (các quốc gia – dân tộc độc lập, các tổ chức quốc tế, các phong
trào chính trị - xã hội…).
Có thể định nghĩa Quan hệ chính trị quốc tế là mối quan hệ về mặt chính trị giữa
các nước, giữa các quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền, giữa các tổ chức quốc
tế và phong trào chính trị - xã hội, giữa các vùng, khu vực xoay quanh những vấn
đề cấu thành và vận động của nền chính trị thế giới.
b.

Một số khái niệm có liên quan

Khái niệm “Quan hệ chính trị quốc tế” có liên quan mật thiết với một số khái
niệm khác như “Quan hệ chính trị thế giới”, “Nền chính trị thế giới”, “Đời sống
chính trị thế giới”,…
Quan hệ chính trị quốc tế theo nghĩa hẹp là mối quan hệ thông qua tổ chức thiết
chế xã hội nhất định trên thế giới, là sự tác động qua lại giữa các quốc gia. Do vậy
mục tiêu quan hệ quốc tế nhằm chỉ các mối quan hệ giữa các quốc gia – chủ thể cơ
bản của quan hệ chính trị quốc tế. Quan hệ chính trị thế giới nhằm chỉ chung tất cả
các mối quan hệ giữa tất cả các chủ thể trên thế giới.
Quan hệ chính trị quốc tế nhấn mạnh đến nội dung, tính chất các mối quan hệ.
Quan hệ chính trị thế giới nhấn mạnh đến phạm vi, không gian mối quan hệ. Hiện


nay nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hai thuật ngữ này giống như nhau và coi chúng
có nội dung như nhau. Trong các nghiên cứu chuyên sâu, có thể gặp những cách
hiểu khác nhau của hai thuật ngữ này.
Các mối quan hệ chính trị đang diễn ra trên thế giới cấu thành Nền chính trị thế
giới. Sự vận động, các quá trình hình thành, phát triển, tiêu vong của các sự kiện,


diễn biến, các mối quan hệ…trong nền chính trị thế giới tạo thành Đời sống chính
trị thế giới.

2. Cội nguồn triết lý của chủ nghĩa hiện thực (realism)
Chủ nghĩa hiện thực tên gọi khác là Chủ nghĩa hiện thực chính trị (realpolitik), Chủ
nghĩa dân tộc (Nationalism), Chủ nghĩa bảo thủ (Conservative), Chủ nghĩa nhà
nước là trung tâm (State – centric), Chủ nghĩa cân bằng quyền lực (Balance power)

Cội nguồn triết lý của chủ nghĩa hiện thực bắt nguồn từ quan điểm của các nhà tư
tưởng như: Thucydides, Nicolo Machiavelli, Thomas Hobbes…
“ Thay vì nghiên cứu thế giới như nó sẽ có, phái hiện thực chủ nghĩa cho rằng môn
khoa học về chính trị quốc tế phải nghiên cứu thế giới như nó đã có - sự quả quyết
này đã dẫn đến kết quả là danh xưng mà những người theo trường phái hiện thực
chủ nghĩa tự đặt cho mình” ( Joel Krieger: Toàn cảnh nền chính trị thế giới, nxb.
Lao động, 2009, tr. 1144)
Nếu như phái lý tưởng chủ nghĩa khuyên loài người nhìn vào những cuộc xung đột
tương tàn trong lịch sử để rút ra kinh nghiệm rằng không nên tiến hành xung đột
thêm nữa. Thì phái hiện thực chủ nghĩa lại cho rằng lịch sử loài người với bao
cuộc chiến tranh cho thấy con người thật tội lỗi và ác độc, trong những khía cạnh
xấu xa của con người, không gì phổ biến, bất nhân và nguy hiểm hơn là bản năng
khát vọng quyền lực và khát vọng thống trị kẻ khác. Khả năng trừ bỏ bản năng
hướng về quyền lực của con người là một khát khao không tưởng phi thực tế . Do
vậy, chiến tranh, xung đột xảy ra là chuyện bình thường trong nền chính trị thế

giới; nó đã, đang và vẫn sẽ tiếp diễn!
Chủ nghĩa hiện thực cho rằng hệ thống quốc tế là vô chính phủ và dựa trên nguyên
tắc tự chủ, có nghĩa là hệ thống quốc tế thiếu một hình thức quyền lực chính trị cao
hơn nhà nước ( Joel Krieger: Toàn cảnh nền chính trị thế giới, nxb. Lao động,
2009, tr. 1143) Trong cái môi trường vô chính phủ đó, nền chính trị thế giới – như
Thomas Hobbes đã đề cập là một cuộc chiến đấu vì quyền lực , “một cuộc chiến
tranh của tất cả chống lại tất cả” (Charles W. Kegley & Eugene R. WittKopf:
World Politics – Trend and Transformation ) . Do vậy, “ các nước hoàn toàn phụ


thuộc vào các nguồn lực của mình để bảo vệ lọi ích của mình, để thực thi các thỏa
thuận (nếu có) và giữ gìn trật tự để đảm bảo ổn định, an toàn cho mình” ( Joel
Krieger: Toàn cảnh nền chính trị thế giới, nxb. Lao động, 2009, tr. 1143). Bổn
phận căn bản của mọi nhà nước – mà các thứ khác phải xếp sau – là phát triển lợi
ích dân tộc, và dứt khoát phải có được quyền lực để đạt được mục tiêu này.
Chủ nghĩa hiện thực khẳng định rằng các quốc gia là những chủ thể chỉ đạo trong
nền chính trị thế giới, các cá nhân và tổ chức chính trị khác mặc dù cũng tồn tại và
cũng có ảnh hưởng đến nền chính trị thế giới, nhưng chúng đều chịu sự tác động
lớn, thậm chí bị chi phối bới chủ thể mạnh nhất: quốc gia.



×