Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích nghệ thuật trào phúng của chương truyện “hạnh phúc của một tang gia” của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.79 KB, 4 trang )

Đề: Phân tích nghệ thuật trào phúng của chương truyện : “Hạnh phúc
của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng.
Bài làm:
Tác giả Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê ở Hà Nội được nhà văn Ngô
Tất Tố nhận định là nhà văn sinh ra trong gia đình “ nghèo truyền kiếp”.
ông được coi là một trong những người đi đầu theo nghệ thuật trào
phúng. Điều mà ít tác giả thời bấy giờ có thể làm được. Nổi bật trong số
các tác phẩm của ông là “Xuân tóc đỏ” với đoạn trích cực kì xuất sắc
“hạnh phúc của một tang gia”. Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng ở đây,
nghệ thuật trào phúng đã được tác giả sử dụng lên tới đỉnh cao. Đọc
đoạn trích, chúng ta có thể cười tới chảy nước mắt, cười một cách thoải
mái. Thế nhưng, cũng chính tại đoạn trích này mà chúng ta lại nhận ra
những hàm ý sâu sắc của tác giả và cũng cảm thấy thật sự bi ai cho một
xã hội cũ đầy giả dối, lừa lọc và toan tính giữa con người với con người.
Như chúng ta đã được biết, nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười
với những tiếng cười trào phúng khi có những mâu thuẫn đáng cười. Có
thể đó là những mâu thuẫn về hình thức và nội dung, cũng có khi là giữa
hiện tượng được phơi bày và bản chất của nó. Và nhiệm vụ của một nhà
trào phúng là phải tìm được những mâu thuẫn ấy rồi đưa vào trong
những tác phẩm của mình để làm cho mâu thuẫn của mình cảng đáng
cười để phê phán, lên án xã hội cũ nát. Và cũng có thể nói, dưới ngòi bút
của ông vua phóng sự đất Bắc, hình ảnh của một xã hội đã được thu nhỏ
và thể hiện cực kì rõ nét trong tác phẩm của ông. Mở đầu đoạn trích,
ngay từ tiêu đề của tác phẩm chúng ta đã thấy được cái sự trái ngang ấy.
trong một đám tang, đáng lẽ mọi người phải đau khổ, buồn bã thì ở đây,
mọi người lại cảm thấy vui vẻ. đó chẳng phải là rất trái với lẽ thường
hay sao? Thế nhưng không. Trong xã hội thời kì phức tạp ấy, nhà văn đã
tập trung xây dựng hình ảnh của nhân vật Xuân tóc đỏ bằng phương
pháp hiện thực chủ nghĩa xã hội.



Tang gia ở đây là một đám tang người thân nào đó trong gia đình đã
mất. đáng lẽ khi có những sự kiện như vậy, người trong gia đình phải
buồn bã, đau thương. Thế nhưng mọi thứ lại đi ngược lại giá trị vốn có
của nó. Mọi người lại hạnh phúc và cảm thấy sung sướng. có ai trong
tang gia lại hạnh phúc bao giờ? Như vậy, rõ rang mọi thứ đều có sự mâu
thuẫn. Cái mẫu thuẫn ấy được tác giả khuếch đại lên để lên án, phê phán
xã hội chạy theo vật chất mà quên đi tình cảm của con người với nhau.
Và để chứng minh cho nhan đề “ hạnh phúc của một tang gia”, tác giả dã
tập trung miêu tả niềm vui của những người trong gia đình. Cả gia đình
đang rất vui vẻ vì cả nhà đã chờ đợi, hi vọng vào cái chết của cụ cố tổ từ
rất lâu rồi và cho tới hôm nay, vì có sự tác động một cách vô tình của
Xuân tóc đỏ mà điều ước ấy đã trở thành sự thực. đã biết bao lần, gia
đình tưởng cụ cố Hồng mất mà lại bị mừng hụt. Vì thế mà tác giả đã mở
đầu đoạn trích bằng một câu văn rất sâu cay và đầy đau đớn “ 3 hôm sau
ông già chết thật” chỉ vì tất cả mọi người đều mong nhận được khối tài
sản được chia kia bởi chỉ khi cụ cố mất thì những điều di chúc đã viết
trên giấy mới có thể trở thành sự thực. đầu tiên chúng ta phải kể tới cụ
cố Hồng. cụ cố Hồng có niềm vui rất lạ. Cụ cố Hồng có niềm vui rất lạ:
dù chỉ mới 50 tuổi nhưng chi thích được gọi là cụ cố, chỉ mong mình
được già. Vì vậy, cụ cố Hồng rất mong bố chết để được lên ngôi thành
cố tổ. Khi ai nấy hỏi gì cố Hồng cũng đều trả lời "Biết rồi, khổ lắm, nói
mãi". Trong lúc tang gia bối rối, ông con trai cả lặp đi lặp lại câu nói
trên đến 1872 lần. Đã bao nhiêu lần cố Hồng tập dượt khóc trước gương
chờ ngày bố chết để thiên hạ phải trầm trồ khen rằng con trai lớn đã già
đến thế kia kìa. Chỉ để nghe 1 câu nói ấy, cố Hồng sẵn sàng chờ cho bố
chết. Thêm vào đó, nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm
chí bằng những lời ác khẩu. Luôn luôn có sự khập khiễng giữa sự vật
được nói tới giọng điệu câu văn: Ông già hơn tám mươi tuổi phải chết
một cách bình tĩnh. Bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột chôn cho chóng
cái xác chết cụ tổ. Điệp khúc : cứ đi tiếng khóc cũng nhại lại đầy sự



châm biếm: Hứt!… Hứt!… Hứt!.
Người tiếp theo mà ta phải kể đến đó là vợ chồng Văn Minh và ông
Typn. Ông Typn sung sướng vì nhân dịp chết của cụ tổ được tung ra mốt
tang táo bạo, để báo chí Bắc Nam đến đưa tin, để những tầng lớp danh
giá sử dụng mốt tang của mình. Vợ chồng Văn Mình coi ngày chết của
cụ tổ như 1 sàn diễn, 1 dịp để quảng bá, để làm ăn kinh tế cho nên cũng
sung sướng vô cùng. Ngoài ra, người hạnh phúc tiếp theo phải kể đến đó
là cô Tuyết. Trước ngày cụ chết, Tuyết bị lộ thông tin là hẹn giai ra nhà
nghỉ. Cả gia đình đang lo tin cô Tuyết hư hỏng loang ra khắp thành phố,
đang lúng túng, bối rối thì cụ chết thật. Và thế là họ đã biến cái bối rối
của cô Tuyết thành cái bối rối của tang gia. Nhân dịp này, Tuyết cũng ăn
mặc từ cái áo hở trong hở ngoài đến cái mũ mấn xinh xinh để chứng
minh cho thiên hạ thấy rằng Tuyết mới mất nửa chữ trinh. Khuôn mặt
Tuyết cứ ngây thơ, buồn vô cùng. Cứ tưởng Tuyết buồn cho người quá
cố nhưng kì thực cô đang buồn như sự hờn giận: Sao nhà có việc quan
trọng thế này mà người tình mãi chẳng đến. Ta cũng không thể bỏ qua
một người hạnh phúc khác đó là cậu Tú Tân. Cậu mong ngày cụ chết để
được thực hành, để được chụp ảnh bởi cái máy ảnh bấy lâu nay chưa có
cơ hội để dùng. Hôm ấy Tú Tân trổ tài, lăng xăng như 1 nhà đạo diễn,
cáu kỉnh quắt nhặng hết lên. Rõ ràng gia đình này ai cũng đang bối rối
nhưng lại bối rối để tổ chức 1 đám tang thật thịnh soạn, thật lịch sự mà
không phải bối rối với người đã mất. Nhưng có lẽ người hạnh phúc nhất
trong tác phẩm này đó là ông Phán mọc sừng. Dù không biết rằng cái
chết của cụ cố tổ đem lại được cho mình bao nhiêu đồng, nhưng ông
Phán không ngờ rằng cái đôi sừng vô hình của mình lại đáng giá đến
vậy.



Và một trong những nét đặc sắc của ngòi bút trào phúng Vũ Trọng
Phụng là sự thể hiện nhân vật đám đông. Tác giả lùi ống kính thật xa
quay toàn cảnh đám tang với điệp khúc đám cứ đi… Có khi tác giả lại
quay cận cảnh để vạch trần bản chất nhố nhăng giả tạo của đám tang
này. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện ngôn ngữ trào phúng khi miêu tả một
số kiểu râu ria của các cụ: Có cụ râu lún phún rầm rậm, có vị râu hung
hung, lại có vị râu loăn xoăn… Các cụ ấy đã thực sự cảm đông vì làn da
trắng nơi ngực và cánh tay cô Tuyết. Đến đưa ma cụ tổ phần đông là trai
thanh gái lịch đất Hà thành ngàn năm văn hiến, đến với đám tang cốt để
chim nhau, hò hẹn nhau…. nói với nhau đủ chuyện hàng ngày, từ
chuyện mình đến chuyện người, nào là “con bé nhà ai kháu thế… cái
thằng bạc tình bỏ mẹ… gớm cái ngực đầm quá đi mất"… Bởi vậy đám
ma đông là thế, ồn ào náo nhiệt là thế.
Tất cả những thành công đó chỉ có được ở một cây bút trào phúng bậc
thầy. Qua những trang văn của Vũ Trọng Phụng cả một xã hội nhố
nhăng thị thành hiện lên chân thực sinh động. Nhà văn đã bóc trần bản
chất xấu xa, thói lừa bịp rởm đời chạy theo lối sông đua đòi Tây hoá của
hàng loạt người. Ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng có sức mạnh
ghê gớm bắt nguồn từ chính sự phẫn uất của ông trước xã hội thực dân
phong kiến – xã hội mà ông gọi là chó đểu
Qua việc miêu tả người, dựng cảnh, sử dụng các chi tiết nghệ thuật
biếm họa, chân dung, ngôn ngữ hài hước, nét đặc biệt của cây bút trào
phúng bậc thầy thể hiện rõ. Nó như một làn roi quất mạnh vào xã hội
thượng lưu tiểu tư sản thành thị hết sức lố lăng, đồi bại, nổi bật là sự giả
dối. Đám tang của cụ cổ là cuộc hành quân đi xuống mồ của xã hội chó
đểu này. Đồng thời lại tôn vinh một cây bút trào phúng bậc thầy của văn
học Việt Nam trước năm 1945 – Vũ Trọng Phụng.




×