Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.12 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

TRẦN THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG,
LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

TRẦN THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG,


LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
Chun ngành: Địa lí Tài ngun và Mơi trƣờng
Mã số: 62 44 0219

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Nguyễn Khanh Vân
2. TS. Lê Thị Thu Hiền

Hà Nội – 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã đƣợc công bố theo đúng
quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ, dƣới sự
hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Khanh Vân và TS. Lê Thị Thu Hiền. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ hƣớng dẫn, những ngƣời đã đóng góp quan
trọng cho sự thành cơng của luận án.
Trong q trình hồn thành luận án, tác giả ln nhận đƣợc sự giúp đỡ của Phịng

Địa lí Khí hậu, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí, Học viện Khoa học cơng nghệ, Ban lãnh
đạo Viện Địa lí, Sở nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Điện Biên đã tận tình giúp đỡ cho tác giả có các nguồn
tài liệu và các cơng trình nghiên cứu có liên quan. Xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trƣờng Đại học Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện để tác giả có thời gian và tâm sức
hoàn thiện luận án.
Tác giả cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp q báu của GS.TSKH. Phạm
Hồng Hải, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm. Ngồi ra tác giả cịn nhận đƣợc nhiều ý kiến của
các nhà khoa học khác thuộc Viện Địa lí, Khoa Địa lí - Đại học Khoa học Tự nhiên Hà
Nội, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ
quan, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện để tác
giả hoàn thành bản luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
4. Các luận điểm bảo vệ ..................................................................................................3
5. Những điểm mới của đề tài .........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3
7. Cơ sở tài liệu của luận án ............................................................................................ 4
8. Cấu trúc luận án ...........................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN .......................................6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo hƣớng của đề tài luận án ..6
1.1.1. Hƣớng nghiên cứu cảnh quan trên thế giới ...........................................................6
1.1.2. Hƣớng nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam .......................................................... 10
1.1.3. Các nghiên cứu theo hƣớng của đề tài trên lãnh thổ tỉnh Điện Biên. ..................14
1.1.4. Khái quát về nghiên cứu các mơ hình nơng lâm kết hợp ....................................15
1.2. Lí luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục
đích phát triển bền vững các ngành sản xuất .................................................................18
1.2.1. Một số khái niệm .................................................................................................18
1.2.2. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động sản xuất
với cấu trúc cảnh quan ...................................................................................................20
1.2.3. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan ..21
1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu cảnh quan .......................................................................22
1.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan ............................................................. 22
1.3.2. Cấu trúc, chức năng và động lực CQ...................................................................26
1.3.3. Lí luận về nghiên cứu cảnh quan miền núi.......................................................... 28
1.4. Cơ sở lí luận đánh giá cảnh quan............................................................................30
1.4.1. Đối tƣợng, nhiệm vụ đánh giá .............................................................................30
1.4.2. Nội dung và quy trình đánh giá cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu ....31
1.5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................33


iv
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu .........................................................................................33
1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 37
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐẶC
ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN.................................................................39
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh
Điện Biên .......................................................................................................................39

2.1.1. Địa chất ................................................................................................................39
2.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................ 42
2.1.3. Khí hậu, sinh khí hậu ........................................................................................... 46
2.1.4. Thủy văn ..............................................................................................................51
2.1.5. Thổ nhƣỡng .........................................................................................................53
2.1.6. Thảm thực vật ......................................................................................................55
2.1.7. Nhân tố con ngƣời trong quá trình thành tạo CQ Điện Biên............................... 58
2.2. Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch và thực trạng môi trƣờng tỉnh Điện
Biên ................................................................................................................................ 59
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên ................................................................ 59
2.2.2. Ngành nông, lâm nghiệp và du lịch .......................................................................... 60
2.2.3. Hiện trạng môi trƣờng và một số tai biến thiên nhiên tỉnh Điện Biên ................62
2.3. Phân loại cảnh quan tỉnh Điện Biên .......................................................................65
2.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan ............................................................. 65
2.3.2. Động lực và chức năng cảnh quan tỉnh Điện Biên..............................................67
2.3.3. Sự phân hóa cảnh quan ........................................................................................80
2.3.4. Trạng thái biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên.....................................................82
2.4. Phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên .....................................................................83
2.4.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng ...........................................................................83
2.4.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan......................................................................84
2.4.3. Tính đặc thù trong phân hóa CQ ở các tiểu vùng................................................88
2.4.4. Phân tích định lƣợng cấu trúc CQ trong các tiểu vùng......................................89
2.5. Đặc điểm cảnh quan huyện Điện Biên...................................................................91
2.5.1. Đặc điểm cấu trúc đứng ..............................................................................................91
2.5.2. Đặc điểm cấu trúc ngang .....................................................................................93


v
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN .....................................97

3.1. Lựa chọn đơn vị đánh giá, nguyên tắc và trọng số đánh giá ..................................97
3.2. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển nông nghiệp .......98
3.2.1. Phát triển cây hàng năm ......................................................................................98
3.2.2. Phát triển cây lâu năm .......................................................................................100
3.2.3. Phát triển giống lúa “Tám đặc sản Điện Biên” ở huyện Điện Biên ..................106
3.3. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp .......109
3.3.1. Phát triển rừng đầu nguồn .................................................................................109
3.3.2. Phát triển rừng sản xuất .....................................................................................111
3.4. Đánh giá mức độ xói mịn đất trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Điện Biên .............113
3.4.1. Đánh giá xói mịn đất tiềm năng ở các đơn vị CQ ............................................114
3.4.2. Đánh giá mức độ xói mịn đất thực tế trong cấu trúc CQ tỉnh Điện Biên .........115
3.5. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch tỉnh Điện Biên...................................117
3.5.1. Đánh giá tài nguyên du lịch trong các tiểu vùng cảnh quan..............................117
3.5.2. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch ..........................................................120
3.6. Định hƣớng tổ chức không gian phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch
theo hƣớng bền vững cho tỉnh Điện Biên ....................................................................126
3.6.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất .......................................................................126
3.6.2. Đề xuất định hƣớng khơng gian sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên và bảo vệ
môi trƣờng trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên ...................135
3.7. Đề xuất một số mơ hình nơng lâm kết hợp cho phụ lớp cảnh quan núi thấp và đồi
cao tỉnh Điện Biên .......................................................................................................142
3.7.1. Hiện trạng phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp tỉnh Điện Biên ................142
3.7.2. Lựa chọn và đề xuất một số mơ hình NLKH cho phụ lớp CQ núi thấp và đồi cao
tỉnh Điện Biên ..............................................................................................................144
KẾT LUẬN .................................................................................................................151


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

3

BVMT

Bảo vệ mơi trƣờng

4

CQ

Cảnh quan

5


CQH

Cảnh quan học

6

CSHT, CSVC - KT Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật

7

DT

Diện tích

8

DTTN

Diện tích tự nhiên

9

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

10

KT - XH


Kinh tế - xã hội

11

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

12

H

Huyện

13

ICRAF

Trung tâm nghiên cứu về nông lâm kết hợp

14

NCCQ

Nghiên cứu cảnh quan

15

NLKH


Nông lâm kết hợp

16

PTBV

Phát triển bền vững

17

SDHL

Sử dụng hợp lí

18

SDHLTN

Sử dụng hợp lí tài nguyên

19

SKH

Sinh khí hậu

20

STCQ


Sinh thái cảnh quan

21

TKC

Thời kì chuẩn

22

TNDL

Tài ngun du lịch

23

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

24

TNNV

Tài nguyên nhân văn

25

TP


Thành phố

26

TTV

Thảm thực vật

27

TVCQ

Tiểu vùng cảnh quan

29

XMTN

Xói mịn tiềm năng

30

XMTT

Xói mịn thực tế


vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................38
Hình 2.1: Biến trình nhiều năm và các đƣờng xu thế của nhiệt độ trung bình năm tại
các trạm khí tƣợng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 1965 - 2014 ...........................................49
Hình 2.2: Biến trình nhiều năm và các đƣờng xu thế biến đổi của tổng lƣợng mƣa năm
tại các trạm khí tƣợng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 1965 - 2014 ......................................50
Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Điện Biên .....................................66
Hình 2.4: Diện tích trung bình của các khoanh vi cảnh quan cùng loại ........................72
Hình 2.5: Chu vi trung bình của các khoanh vi cảnh quan cùng loại ........................... 73
Hình 2.6: Lát cắt cảnh quan tỉnh Điện Biên................................................................73b
Hình 2.7: Chỉ số diện tích trung bình của các khoanh vi dạng CQ ............................... 95
Hình 3.1: Sơ đồ thành lập bản đồ xói mịn đất tiềm năng tỉnh Điện Biên ..................114
Hình 3.2: Sơ đồ thành lập bản đồ xói mịn đất thực tế tỉnh Điện Biên .......................115
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện quy mô và mức độ chia cắt của các loại hình đề xuất sử
dụng cảnh quan ............................................................................................................132


viii
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Số

Tên bản đồ

Sau
trang

1.1

Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

2


2.1

Bản đồ địa chất tỉnh Điện Biên

40

2.2

Bản đồ địa mạo tỉnh Điện Biên

43

2.3

Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Điện Biên

48

2.4

Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Điện Biên

54

2.5

Bản đồ thảm thực vật tỉnh Điện Biên

56


2.6

Bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên

69

2.7

Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên

85

2.8

Bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên

93

3.1

Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây hàng năm tỉnh Điện Biên

100

3.2

Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây chè tỉnh Điện Biên

102


3.3

Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây ăn quả ôn đới tỉnh Điện Biên

105

3.4

Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lúa huyện Điện Biên

108

3.5

Bản đồ các mức ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ tỉnh Điện Biên

110

3.6

Bản đồ đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng sản xuất tỉnh Điện Biên

112

3.7

Bản đồ xói mịn đất tiềm năng trong các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên

114


3.8

Bản đồ xói mịn đất thực tế trong các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên

115

3.10

Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan tỉnh
Điện Biên
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên

3.11

Bản đồ định hƣớng không gian phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Điện Biên

136

3.12

Bản đồ định hƣớng không gian phát triển du lịch tỉnh Điện Biên

137

3.13

Bản đồ định hƣớng không gian phát triển cây lúa huyện Điện Biên

141


3.9

119
128


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho tỉnh Điện Biên ....................................24
Bảng 2.1: Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng, năm ở Điện Biên ( C) .......................46
Bảng 2.2: Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm ở Điện Biên (mm) .....................47
Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH TTV tỉnh Điện Biên .................................48
Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình
tháng VII, trong 5 thập k gần đây ở Điện Biên ( C) ....................................................49
Bảng 2.5: Diện tích các loại đất tỉnh Điện Biên ............................................................ 54
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2010, 2015 .....................................59
Bảng 2.7: Phụ lớp CQ tỉnh Điện Biên ...........................................................................66
Bảng 2.8: Chức năng của phụ lớp cảnh quan tỉnh Điện Biên .......................................79
Bảng 2.9: Mức độ biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên ..................................................82
Bảng 2.10: Hệ thống các đơn vị và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên .......84
Bảng 2.11: Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan ............................................................. 84
Bảng 2.12: Đặc điểm tự nhiên khác biệt giữa các tiểu vùng CQ tỉnh Điện Biên ..........88
Bảng 2.13: Các chỉ số đa dạng cảnh quan theo tiểu vùng cảnh quan ............................ 90
Bảng 3.1: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển cây hàng năm .................99
Bảng 3.2: Kết quả về mức độ thích hợp các loại CQ đối với cây hàng năm ..............100
Bảng 3.3: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển cây chè .........................102
Bảng 3.4: Kết quả về mức độ thích hợp các loại CQ đối với cây chè.........................103
Bảng 3.5: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển cây ăn quả ôn đới .........105
Bảng 3.6: Kết quả về mức độ thích hợp các loại CQ đối với cây ăn quả ôn đới ........106

Bảng 3.7: Phân hạng mức độ thích hợp, trọng số các chỉ tiêu đánh giá dạng CQ đối với
giống lúa “Tám đặc sản Điện Biên” ............................................................................107
Bảng 3.8: Kết quả về mức độ thích hợp các dạng CQ đối với giống lúa “Tám đặc sản
Điện Biên” ...................................................................................................................108
Bảng 3.9: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển rừng phòng hộ ....................................110
Bảng 3.10: Kết quả về mức độ ƣu tiên của các loại CQ đối với rừng phòng hộ ........111
Bảng 3.11: Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất ........112
Bảng 3.12: Kết quả về mức độ thích hợp của các loại CQ đối với phát triển rừng sản
xuất tỉnh Điện Biên ......................................................................................................112
Bảng 3.13: Phân loại mức độ xói mòn đất do mƣa [5]................................................114


x
Bảng 3.14: Phân loại mức độ xói mịn đất do mƣa.....................................................115
Bảng 3.15: Một số tiêu chí đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng với hoạt động
du lịch tỉnh Điện Biên ..................................................................................................118
Bảng 3.16: Phân hạng mức độ thuận lợi các tiểu vùng cho phát triển du lịch ............119
Bảng 3.17: Kết quả đánh giá độ hấp dẫn khách du lịch tại các điểm ..........................123
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các điểm du lịch ..........126
Bảng 3.19: So sánh kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng sử dụng đất năm 2015
và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Điện Biên ............................................129
Bảng 3.20: Ảnh hƣởng của loại hình sử dụng đất đến lƣợng đất bị xói mịn (đất trên đá
phiến sét ở cùng độ dốc 15o - 25o) [48]. ......................................................................134
Bảng 3.21: Tổng hợp kết quả định hƣớng tổ chức không gian ƣu tiên phát triển nông,
lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên theo các tiểu vùng CQ .....................................138
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân năm 2014 (1.000đ) .........142
Bảng 3.23: Thu nhập của mơ hình NLKH (RVAC) ở phụ lớp đồi cao trong một năm ..... 146
Bảng 3.24: Thu nhập của mơ hình KTST trang trại chuyên canh cây ăn quả kết hợp trồng
rừng trong một năm (đơn vị tính: VNĐ).................................................................................. 148



xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Hệ thống bảng số liệu về điều kiện tự nhiên, các nhân tố thành tạo
cảnh quan tỉnh Điện Biên........................................................................................... xii
Bảng 1: Lƣợng mây tổng quan trung bình tháng và năm (Phần mƣời bầu trời) .......... xii
Bảng 2: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) .................................................... xii
Bảng 3: Độ lệch tiêu chuẩn trung bình tháng, năm lƣợng mƣa ở Điện Biên (mm) .......... xii
Bảng 4: Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm ở Điện Biên (mm) ....................... xii
Bảng 5: Mô tả đặc điểm các kiểu SKH thảm thực vật tỉnh Điện Biên .......................... xiii
Bảng 6: Sự biến đổi của lƣợng mƣa trung bình năm tỉnh Điện Biên (mm) .................xiv
Bảng 7: Tần suất bắt đầu, cao điểm và kết thúc mùa mƣa ở Điện Biên.......................xiv
Bảng 8: Đặc trƣng hình thái lƣu vực sơng trên địa bàn tỉnh Điện Biên ........................xv
Bảng 9: Kết quả phân tích phẫu diện đất đỏ vàng trên đá macma axít (Xã Mƣờng
Ln, Huyện Điện Biên Đơng) .....................................................................................xvi
Bảng 10: Kết quả phân tích đất đỏ vàng trên đá sét (X. Pa Thơm, H. Điện Biên) .....xvi
Bảng 11: Kết quả phân tích đất vàng nhạt trên đá cát kết (X. Nà Hỳ, H. Nậm Pồ) ......xvi
Bảng 12: Kết quả phân tích phẫu diện đất phù sa (X. Thanh Hƣng, H. Điện
Biên)............................................................................................................................ xvii
Bảng 13: Kết quả phân tích phẫu diện đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi (X. Pú Nhung,
H. Tuần Giáo) ............................................................................................................. xvii
Bảng 14: Phân bố dân cƣ theo huyện ở Điện Biên năm 2014 .................................... xvii
PHỤ LỤC 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Điện Biên ................................................ xvii
Bảng 15: Các chỉ số cấu trúc cảnh quan ..................................................................... xvii
Bảng 16: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Mƣờng Nhé ..xxi
Bảng 17: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Nậm Pồ ....... xxii
Bảng 18: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Mƣờng Chà xxiii
Bảng 19: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Tủa Chùa ... xxiv
Bảng 20: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Điện Biên ....xxv
Bảng 21: Trích lục kết quả tính chỉ số đa dạng CQ (Hs) của tiểu vùng Điện Biên Đông .xxvi

Bảng 22: Diện tích xói mịn tiềm năng trong các tiểu vùng (ha) .........................................xxvii
Bảng 23: Diện tích xói mịn thực tế trong các tiểu vùng (ha) .................................. xxvii
PHỤ LỤC 3: Kết quả đánh giá cảnh quan ......................................................... xxviii
Bảng 24: Bảng đánh giá CQ cho phát triển cây hàng năm tỉnh Điện Biên ............. xxviii


xii
Bảng 25: Bảng đánh giá mức độ thích hợp các loại CQ cho phát triển cây chè ....... xxix
Bảng 26: Bảng đánh giá mức độ thích hợp các loại CQ cho phát triển cây ăn quả ôn
đới tỉnh Điện Biên ..................................................................................................... xxxi
Bảng 27: Kết quả xác định mức độ tai biến thiên nhiên tại các điểm du lịch .......... xxxii
Bảng 28: Kết quả đánh giá độ bền vững của môi trƣờng tại các điểm du lịch ....... xxxiii
Bảng 29: Chỉ số khí hậu du lịch (%) các địa điểm trong tỉnh [99].......................... xxxiii
Bảng 30: Kết quả đánh giá chỉ số khí hậu du lịch (TCI) tại các điểm .................... xxxiii
Bảng 31: Kết quả đánh giá CSHT và CSVCKT du lịch tại các điểm ..................... xxxiv
Bảng 32: Kết quả đánh giá sức chứa khách du lịch tại các điểm .......................................xxxiv
Bảng 33: Tổng hợp chỉ số cảnh quan của các loại hình đề xuất sử dụng cảnh quan ........xxxiv
PHỤ LỤC 4: Trích lục kết quả các mơ hình thành phần trong thành lập bản đồ
nguy cơ xói mịn và hiện trạng xói mịn đất tỉnh Điện Biên.. ..............................xxxv
PHỤ LỤC 5: Trích lục kết quả tính trọng số bằng phƣơng pháp AHP với sự hỗ
trợ của phần mềm Expert Choice ................................................................................xl
PHỤ LỤC 6: Một số hình ảnh do tác giả chụp trong quá trình thực địa ............. xli


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển, con ngƣời không ngừng khai thác các dạng tài nguyên
và tác động đến môi trƣờng. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, nhiều hoạt động khai
thác quá mức, không đáp ứng khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của tự nhiên, từ đó

dẫn đến sự suy thối về tài ngun và chất lƣợng mơi trƣờng sống. Sử dụng hợp lí tài
nguyên thực sự là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản lí, các nhà nghiên
cứu và các chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, để đƣa ra các
biện pháp khai thác lãnh thổ một cách có hiệu quả, phục vụ cơng tác phát triển kinh tế
- xã hội (KT - XH) bền vững, thì việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một nội dung mang ý nghĩa khoa học to lớn và khả
năng ứng dụng thiết thực. Trong nghiên cứu địa lí tổng hợp, cảnh quan học (CQH) là
một khoa học nghiên cứu các quy luật phân hoá, các thể tổng hợp tự nhiên. Nghiên
cứu cảnh quan (NCCQ), tìm ra quy luật của tự nhiên, đóng vai trị quan trọng trong
việc tổ chức khơng gian và bảo vệ môi trƣờng [28], [105]. Hƣớng nghiên cứu này giúp
phác họa bức tranh tổng thể về tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN),
đồng thời tìm ra các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên
(ĐKTN), đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc, tỉnh có vị trí chiến
lƣợc về an ninh, quốc phịng và kinh tế. Điện Biên có thiên nhiên phân hố đa dạng,
văn hóa lịch sử mang những màu sắc riêng. Các di tích về chiến thắng Điện Biên Phủ,
thành Tam Vạn, mãi là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc
của dân tộc ta. Trong những năm qua, Điện Biên cũng nhƣ các tỉnh Tây Bắc nói chung
đang đứng trƣớc cơ hội đẩy mạnh phát triển những ngành sản xuất có lợi thế của mình.
Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch tại Điện Biên hiện còn
tồn tại các vấn đề nhƣ chƣa phát triển đƣợc những vùng chuyên canh cây công nghiệp,
cây ăn quả mang lại giá trị hàng hóa cao, thực trạng rừng bị tàn phá, diện tích đất chƣa
sử dụng cịn nhiều. Trên địa bàn tỉnh thƣờng xuyên xảy ra những tai biến thiên nhiên
nhƣ lũ quét, trƣợt lở đất, gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Mặt khác, Điện
Biên lại mới tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ nên các vấn đề điều tra cơ bản về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên cho phát triển sản xuất còn chƣa đầy đủ, đồng bộ. Đến nay, Điện
Biên vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nƣớc, phát triển KT - XH còn chƣa


2

tƣơng xứng với tiềm năng hiện có của địa phƣơng. Vì vậy việc đánh giá tổng hợp
ĐKTN, TNTN tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho định hƣớng phát
triển sản xuất là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lí do đó, việc nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài
luận án tiến sĩ địa lí “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên” là rất
cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có ích, giúp địa phƣơng định
hƣớng sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển bền vững KT - XH và bảo vệ môi trƣờng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác lập luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa có quy luật của các thành phần tự
nhiên, cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển bền vững nông, lâm
nghiệp, du lịch tỉnh Điện Biên.
2.2. Nhiệm vụ
1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN trên thế giới và Việt
Nam liên quan đến nội dung luận án, tổng quan tài liệu KT - XH về tỉnh Điện Biên.
2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Điện Biên tỉ
lệ 1: 100.000, bản đồ cảnh quan huyện Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 làm cơ sở xác định rõ
quy luật hình thành, phát triển, cấu trúc và sự phân hóa các đơn vị CQ.
3. Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan cho phát triển một số ngành
kinh tế: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Đánh giá thích
nghi sinh thái của giống lúa - đặc sản “tám Điện Biên” ở huyện Điện Biên.
4. Đề xuất những định hƣớng và các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp, du lịch trên quan điểm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án đƣợc giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Điện Biên, bao
gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện và trong hệ tọa độ địa lí: Từ 102o10' đến 103o36'
kinh độ Đông và từ 20o54' đến 22o33' vĩ độ Bắc.
Phạm vi khoa học của luận án: Tập trung nghiên cứu những đặc trƣng cơ bản

của các đơn vị CQ và quy luật phân hóa CQ, trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng
CQ, thể hiện trên bản đồ phân loại CQ (tỉ lệ 1: 100.000 và 1: 50.000)



3
4. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: CQ tỉnh Điện Biên phân hóa đa dạng, phức tạp dƣới tác động của
quy luật kiến tạo địa mạo và quy luật đai cao. Lãnh thổ nghiên cứu thuộc phụ hệ thống
CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh, với 2 lớp CQ thuộc 4 kiểu, 15 hạng,
đƣợc phân hóa thành 113 loại CQ khác nhau. Loại và vùng CQ chính là các thể tổng
hợp tự nhiên lãnh thổ - đơn vị cơ sở phục vụ đánh giá CQ cho PTBV các ngành sản
xuất, kinh tế ở Điện Biên.
Luận điểm 2: Tỉnh Điện Biên giàu tiềm năng phát triển tổng hợp nơng, lâm
nghiệp và du lịch. Kết quả phân tích cấu trúc, chức năng CQ, đánh giá CQ (theo hƣớng
tiếp cận định lƣợng) có đối chiếu với hiện trạng phát triển KT - XH, quy hoạch sử
dụng đất, là cơ sở khoa học tin cậy cho việc đề xuất không gian sử dụng hợp lí TNTN
và BVMT trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên.
5. Những điểm mới của đề tài
- Luận án làm sáng tỏ đặc điểm, sự phân hóa trong cấu trúc CQ tỉnh Điện Biên
ở tỉ lệ 1: 100.000 và huyện Điện Biên ở tỉ lệ 1: 50.000, thông qua hệ thống phân loại,
các chỉ số định lƣợng và phân vùng CQ lãnh thổ.
- Luận án phân tích một số chỉ số cấu trúc CQ, nghiên cứu mơ hình xói mịn
đất, xác định mức độ thuận lợi CQ và thứ tự ƣu tiên cho phát triển các hoạt động kinh
tế. Kết quả này có vai trị quan trọng góp phần xác lập khơng gian phát triển sản xuất
theo đai cao, nhằm lồng ghép bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và
du lịch tỉnh Điện Biên.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định sự đa dạng và phức tạp của thiên

nhiên nhiệt đới gió mùa ở một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Những vấn đề
nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lí luận và xác định nội
dung đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch
theo hƣớng tiếp cận định lƣợng trong CQ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành nông, lâm
nghiệp và du lịch, định hƣớng sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ mơi trƣờng tỉnh Điện
Biên. Đồng thời, đây cịn là tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu nông


4
lâm nghiệp tỉnh Điện Biên, giúp các nhà quản lí định hƣớng các hoạt động sản xuất,
nâng cao đời sống nhân dân.
7. Cơ sở tài liệu của luận án
Kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu lí luận,
thực tiễn trong và ngồi nƣớc: Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: Bản đồ nền địa
hình tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng); Bản đồ địa chất (tờ
Kim Bình - Lào Cai, Khi Sứ - Mƣờng Tè, Mƣờng Kha - Sơn La, Phongsaly - Điện
Biên) tỉ lệ 1: 200.000 (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2005); Bản đồ hiện
trạng rừng tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 100.000 (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2015); Bản
đồ thổ nhƣỡng tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 100.000, 1: 50.000 (Viện Thổ nhƣỡng Nơng hóa,
2014); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1: 100.000 (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
tỉnh Điện Biên, 2015).
Mặt khác, nguồn cơ sở tài liệu còn bao gồm các kết quả điều tra nghiên cứu
thực địa: nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa các yếu tố thành tạo CQ, hiện trạng sản
xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên. Các kết quả nghiên cứu của một số
đề tài cấp tỉnh về tài nguyên nƣớc, khí hậu, quy hoạch thủy điện, quy hoạch thủy lợi,
môi trƣờng tỉnh Điện Biên. Các tài liệu tổng kết thực tiễn, thực hiện sản xuất của địa
phƣơng về quy hoạch phát triển sản xuất, KT - XH. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, bản
đồ chuyên đề do NCS thực hiện.

8. Cấu trúc luận án
Luận án đƣợc trình bày trong 150 trang A4 với 36 bảng số liệu, 11 sơ đồ hình
vẽ, 2 lát cắt, 21 bản đồ. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài ngun
thiên nhiên cho mục đích phát triển nơng, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên.
Chƣơng 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm cảnh quan
tỉnh Điện Biên.
Chƣơng 3: Đánh giá cảnh quan cho định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp và
du lịch tỉnh Điện Biên.


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG,
LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo hƣớng của đề tài
luận án
Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN là một nội dung phức tạp, hoạt động đánh giá
thể hiện mối quan hệ tƣơng hỗ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT - XH. Hiện nay
tiếp cận địa lí tổng hợp, tiếp cận cảnh quan học trong đánh giá tổng hợp ĐKTN để
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng là hƣớng nghiên cứu hiệu quả, phù hợp, đã
đƣợc thừa nhận và đánh giá cao từ các nhà khoa học. Nguyễn Cao Huần cho
rằng:“thực chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên
cho mục đích cụ thể nào đó (nơng nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư…)”[39]. Đánh
giá CQ góp phần quan trọng trong việc xác định bản chất các đơn vị tự nhiên cho mục
đích phát triển kinh tế [105]. Vì vậy, luận án lựa chọn tiếp cận cảnh quan học (CQH)
trong đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên (SDHLTN),
phát triển bền vững (PTBV) lãnh thổ nghiên cứu.

1.1.1. Hướng nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
Nghiên cứu sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp đƣợc các nhà khoa
học đặc biệt chú ý. V.V.Docutraev đã thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên cứu
tự nhiên của một địa phƣơng cụ thể. Ông cho rằng, cần phải “Tơn trọng và nghiên cứu
tồn bộ thiên nhiên một cách thống nhất tồn vẹn và khơng chia cắt, chứ không tách
rời chúng ra từng phần”. Giữa thế kỉ thứ XVIII, trên thế giới xuất hiện nhiều trƣờng
phái nghiên cứu khác nhau đề cập tới những lí luận về CQ học. Tuy nhiên khoa học
CQ chỉ thực sự hình thành và phát triển vào cuối thế kỉ XIX, với các cơng trình của
các nhà địa lí học ngƣời Nga nhƣ V.V.Docutsaev, L.X.Berg.
Cảnh quan học (CQH) trên thế giới đã phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau
gắn liền với các mục đích sử dụng tài nguyên. Giai đoạn đầu, chủ yếu là quá trình khai
thác TNTN, điều tra, quy hoạch lãnh thổ và lập bản đồ các yếu tố thành tạo cảnh quan
ở khu vực Đông Âu và Liên Xô. Hiện nay, nhiều vấn đề mơi trƣờng nảy sinh, địi hỏi
những đánh giá sâu sắc hơn về các chức năng của CQ, NCCQ khơng chỉ mơ tả mang
tính chất định tính mà cả định lƣợng với sự liên kết của các nhóm ngành khoa học


7
khác nhau. Hƣớng nghiên cứu CQ đa dạng hơn trong nhiều lĩnh vực, quy mô thay đổi
ở nhiều quốc gia và châu lục.
Hướng xây dựng hệ thống phân vị, nghiên cứu cấu trúc CQ: Xây dựng hệ thống
phân vị, phân vùng CQ phát triển mạnh mẽ trong thời kì đầu tại Liên Xơ cũ. Các cơng
trình nghiên cứu ở Liên Xơ có phạm vi và mục đích nghiên cứu khác nhau, quan điểm
và hệ thống phân loại cũng khác nhau, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu này vẫn là
nền móng phát triển CQ ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu
CQ học giai đoạn đầu tập trung chú trọng tới cấu trúc CQ, miêu tả và lập bản đồ các
yếu tố thành tạo CQ [3]. Tại Pháp, trong những năm 30 của thế kỉ XX các nhà khoa
học đã phân loại một số kiểu CQ của nƣớc Pháp. Nhƣng nền móng thực sự phải bắt
đầu từ những năm 50 các nghiên cứu lúc đó mới phân tích đến CQ và thành phần cấu
trúc của nó. CQ là một sự phối hợp cơ động, bất ổn định của các yếu tố tự nhiên khác

nhau, chúng tác động lên nhau một cách biện chứng và làm cho CQ trở thành một “thể
tổng hợp địa lí” [73]. Trong nghiên cứu CQ, nghiên cứu cấu trúc động lực là nội dung
quan trọng và đƣợc coi là cấu trúc thời gian, sự biến đổi của CQ theo quy luật tự
nhiên. Động lực CQ là tiêu chí phân vùng CQ lãnh thổ, những tiêu chí đó cần phải có
những đo tính cụ thể, đặc biệt là sự thay đổi nhiệt ẩm của CQ theo mùa [40], [42].
Nghiên cứu cấu trúc CQ theo hƣớng tiếp cận định lƣợng phát triển mạnh ở Tây Âu và
Bắc Mĩ. Các nhà khoa học đã thơng qua tính tốn các chỉ số cấu trúc, đa dạng CQ, để
xác định tiềm năng sinh thái, tổ chức hợp lí lãnh thổ sản xuất [121]. Một số nghiên cứu
sử dụng các chỉ số cấu trúc nhƣ một công cụ giúp phân tích, đánh giá CQ, đồng thời so
sánh sự khác nhau giữa các lãnh thổ tự nhiên [123].
Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan: Nghiên cứu CQ ngày càng ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ đó xuất hiện xu hƣớng liên kết theo
theo nội dung và không gian nghiên cứu. Theo các tác giả Wu.J và R.Hobbs [125],
[126]: Sinh thái cảnh quan là khoa học nghiên cứu và cải thiện các mối quan hệ giữa
q trình phát triển đơ thị và hệ sinh thái trong môi trƣờng với các hệ sinh thái đặc
trƣng. Hai ông cũng chỉ rõ đặc điểm nổi bật nhất của hệ STCQ là sự nhấn mạnh vào
mối quan hệ giữa các q trình, các mơ hình, cũng nhƣ tập trung vào các vấn đề sinh
thái và môi trƣờng trên quy mô rộng. Các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong hệ
STCQ bao gồm sự thay đổi của hệ sinh thái trong CQ, sử dụng đất và thay đổi độ che
phủ đất, nhân rộng mơ hình phân tích CQ có liên quan với quá trình sinh thái, bảo tồn


8
và tính bền vững CQ. Tại Đức, cùng với Carl Troll, hai nhà địa lí học khác là Ernst
Neenst và Joef Schmithusen đều đƣợc công nhận là những ngƣời xây dựng nền tảng
khoa học đầu tiên của khoa học Sinh thái CQ [73].
STCQ phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc Đơng Âu và Bắc Mĩ. Các cơng trình ở
Đơng Âu và Nga tập trung trong sự phân loại thảm thực vật và địa lí khu vực. Dữ liệu
phân tích chủ yếu thời điểm đó dựa trên ảnh hàng khơng với sự nhấn mạnh chủ thể con
ngƣời trong STCQ. Một số cơng trình hƣớng đến sự kết hợp trong đánh giá STCQ với

khoa học sử dụng đất đai [110], [120]. Ở Bắc Mĩ vào những năm 80 của thế kỉ XX,
hƣớng STCQ tập trung vào các lí thuyết và mơ hình, những hệ thống tự nhiên hoặc
bán tự nhiên rộng lớn đƣợc đánh giá trên công nghệ hiện đại nhƣ công nghệ viễn thám,
GIS [113]. Các nghiên cứu CQ ở Bắc Mĩ bao gồm nghiên cứu ảnh hƣởng của phân
hóa khơng gian tới các hệ sinh thái, phân tích động lực CQ, phân tích ngƣỡng sinh
thái, quy hoạch và quản lí CQ. Cịn khu vực Châu Á, đặc biệt là Đơng Á các nhà sinh
thái CQ có những đóng góp lớn lao trong đào tạo, nghiên cứu sinh thái CQ tại các viện
nghiên cứu và trƣờng đại học. Cụ thể nhƣ Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu
trong quy hoạch sử dụng đất, phân tích cấu trúc và động lực CQ, mơ hình hóa CQ, hay
ở Nhật Bản với q trình đơ thị hóa diễn ra lâu đời là động lực thúc đẩy hƣớng nghiên
cứu STCQ đô thị. Một số nghiên cứu ở Nam Mĩ lại hƣớng đến những nghiên cứu trong
lĩnh vực bảo tồn loài và các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển các ứng dụng của STCQ
trong quy hoạch nơng nghiệp.
Hướng nghiên cứu CQ cho mục đích sử dụng hợp lí TNTN: Những năm gần
đây, các kết quả nghiên cứu CQ tập trung đến nội dung bảo vệ, khai thác hợp lí các
nguồn TNTN. Cụ thể nhƣ kết quả phân tích sự thay đổi đất đai ở thành phố Rome từ
năm 1954 đến năm 2001, xây dựng những mơ hình thay đổi theo thời gian và khơng
gian của nguồn tài nguyên này [110], kết quả nghiên cứu cũng là những kinh nghiệm
để phát triển kinh tế ở nhiều lãnh thổ khác nhau trên thế giới [111]; Hƣớng nghiên cứu
biến đổi CQ, chứng minh những thay đổi CQ ở lƣu vực sông liên quan đến những thay
đổi trong mơ hình sử dụng đất [112]; Nhiều cơng trình nghiên cứu đã ứng dụng cơng
nghệ GIS trong quản lí tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và tái tạo cảnh quan [105],
[121]; Những nghiên cứu SDHLTN rừng ở Nga, tài nguyên khoáng sản ở Thụy Điển,
hay khai thác tài nguyên ở Châu Âu nói chung đều đề cập tới sự cần thiết phải nghiên
cứu mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên, giải quyết các vấn


9
đề môi trƣờng hiện nay, xác định mức độ bền vững của các hệ sinh thái, phân tích
ĐKTN với vai trò là di sản tự nhiên, là nơi cƣ trú của con ngƣời [103], [114].

Angelstam [104], đã nhận định có nhiều khó khăn trong sử dụng quản lí chức năng
CQ, nghiên cứu cũng nhƣ xây dựng những giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với
môi trƣờng sinh thái. Các nghiên cứu ở Đông Á hƣớng tới mục tiêu trị thủy, quản lí
lƣu vực sơng phục vụ phát triển nơng nghiệp, cải tạo tài nguyên đất, tài nguyên rừng
và cùng nhấn mạnh đến chức năng, sự thay đổi TNTN theo thời gian để đƣa ra các
định hƣớng phù hợp [116]. Các kết quả nghiên cứu cấu trúc, chức năng CQ hiện nay,
ngày càng có ý nghĩa trong việc tổ chức lãnh thổ, quản lí các nguồn tài nguyên. Tuy
nhiên, tại nhiều quốc gia đang phát triển, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại trong các dự
án, vì vậy cần có sự hợp tác, liên kết giữa các nhóm nƣớc, hƣớng tới mục tiêu chung
PTBV.
Xu hướng liên ngành: Các nhà khoa học cho rằng nhất thiết phải có tiếp cận
liên ngành trong nghiên cứu CQ ứng dụng, nhằm hƣớng tới những kết quả toàn diện
trong đánh giá và sử dụng tài nguyên, đặc biệt là sự phát triển của các khoa học bộ
phận. Nghiên cứu CQ phải nhìn nhận dƣới góc độ tƣơng tác có tính chất đan chéo giữa
các quy luật. CQ không chỉ bao gồm thế giới vật chất hiện tại mà còn cả bao gồm tinh
thần, xã hội và văn hóa [74100]. Vì vậy nghiên cứu CQ những năm gần đây đã nhận
định rằng, cần có sự liên kết thành quả nghiên cứu của các ngành, các khu vực để
mang lại những giá trị chính xác hơn trong quản lí sử dụng tài nguyên. Năm 2010,
Andrew Goudie đã nghiên cứu mối quan hệ giữa CQ và con ngƣời, nhấn mạnh tầm
quan trọng của CQ văn hóa, sự biến đổi của cảnh quan trong tƣơng lai [114].
Angelstam cùng các cộng sự [104] đã phân tích những thách thức về việc sử dụng
chức năng CQ đối với hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời; Nhóm nghiên cứu cũng
đánh giá độ bền vững, xây dựng phƣơng pháp quản lí tài nguyên ở nhiều cấp độ, qua
đó tầm quan trọng về hợp tác, trao đổi giữa các quốc gia, các cộng đồng trên thế giới
cũng đã đƣợc đề cao. NCCQ đã và đang đề cập tới sự thay đổi của hệ thống tự nhiên
theo khơng gian, thời gian, tìm con đƣờng chung giữa phát triển và bền vững, cũng bởi
mục tiêu đó nên các nghiên cứu tổng hợp theo cấu trúc CQ cần có sự liên ngành, để rồi
cùng nhìn lại lịch sử, đánh giá thực tại và dự báo về tƣơng lai.
Khoa học CQ đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ của
khoa học công nghệ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn khác nhau trong phát triển



10
kinh tế với bảo vệ môi trƣờng (BVMT). Đặc biệt số lƣợng các cơng trình NCCQ ứng
dụng ngày càng tăng lên. Trong đó NCCQ ở Tây Âu và Bắc Mĩ tập trung vào định
lƣợng hóa, sinh thái hóa CQ thơng qua mơi trƣờng GIS, cịn những nghiên cứu ở Liên
Xơ cũ và Đơng Âu chú trọng tới hệ thống lí luận CQ, phân vùng lãnh thổ. Các xu
hƣớng này là nền tảng khoa học quan trọng cho các nghiên cứu CQ tại Việt Nam.
1.1.2. Hướng nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Trƣớc năm 1954 có một số cơng trình nghiên cứu trên quy mơ tồn quốc và bán
đảo Đơng Dƣơng thuộc Pháp nhằm phục vụ mục tiêu quân sự và khai thác tài nguyên
của Pháp ở các nƣớc thuộc địa (trong đó có Việt Nam). Nhiều cơng trình nghiên cứu,
phân vùng ĐLTN ra đời trong giai đoạn từ năm 1954 - 1975 với sự hỗ trợ của các nhà
địa lí Liên Xô. Đầu tiên là “Việt Nam”của T.N. Scheglova (1957). Sau đó là “Thiên
nhiên miền Bắc Việt Nam” của V.M. Fridlan (1961). Năm 1963, Sơ đồ phân vùng địa
lí tự nhiên miền bắc Việt Nam ra đời, đây là cơ sở quan trọng để thiết lập cơ cấu một
số loại cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp thời điểm đó. Đến năm 1976, phƣơng
pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu CQ, hệ thống phân vị CQ miền bắc Việt Nam
đã đƣợc xây dựng. Cơng trình nghiên cứu đã khái qt đặc điểm các thành phần tự
nhiên, mối quan hệ phức tạp giữa chúng trên lãnh thổ nghiên cứu [50]. Cũng nội dung
này, Vũ Tự Lập cịn có cơng trình “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ quy hoạch lãnh thổ”(1982). Năm 1997, trong
cuốn “Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lí TNTN, bảo vệ mơi trường lãnh thổ Việt
Nam”, các tác giả đã phân tích sự biến đổi của cảnh quan Việt Nam dƣới tác động của
con ngƣời, xây dựng hệ thống phân loại CQ, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm phát
triển nông, lâm nghiệp ở Việt Nam [28]. Hiện nay, kết quả NCCQ ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là những lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với TNTN
nhƣ nơng, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và du lịch. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
có sự kế thừa những nghiên cứu có giá trị cao về mặt lí luận của các nhà địa lí Liên Xơ
cũ. Tuy nhiên trên một đất nƣớc nhiệt đới gió mùa với sự khác biệt về tập quán,

phƣơng thức khai thác tài nguyên, thì các chỉ tiêu xây dựng đã có những điều chỉnh
thay đổi sao cho phù hợp với mục tiêu lãnh thổ nghiên cứu.
Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ): Tập trung trong nhiều cơng
trình gắn kết đặc trƣng sinh thái vào sự phân hóa khơng gian của các thành phần tự
nhiên theo mục đích quy hoạch SDHL lãnh thổ. Năm 1999, Vũ Tự Lập đã đƣa ra luận


11
điểm về hệ địa sinh thái, xây dựng phƣơng án tiếp cận tổng hợp có hệ thống trong
khơng gian. Thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” theo Phạm Quang Anh tƣơng đồng với
các thuật ngữ: địa sinh thái (trƣờng phái Tây Âu và Bắc Mĩ) [Error! Reference
source not found.]. Các nhà cảnh quan Việt Nam cho rằng tiếp cận sinh thái trong
nghiên cứu cảnh quan học (CQH) là một hƣớng đi tất yếu. Vì vậy các cơng trình tiêu
biểu của các nhà địa lí học, sinh thái học nhƣ Lê Bá Thảo, Vũ Tự Lập, Nguyễn Đức
Chính, Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Vinh... đều thể hiện tính gắn kết giữa sinh thái
và các địa tổng thể. Hƣớng nghiên cứu này phát triển mạnh ở Việt Nam với các cơng
trình nổi bật nhƣ “Điều tra tổng hợp lãnh thổ phục vụ lập vùng chuyên canh cây cà
phê Đắk Lắk”(1985) dƣới sự chủ trì của nhà khoa học Phạm Quang Anh; “Tiếp cận
sinh thái trong nghiên cứu CQ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam” của Phạm Hoàng Hải
(1992), “Nghiên cứu CQ sinh thái Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên
và BVMT” (1993) do Nguyễn Thƣợng Hùng và các cộng sự thực hiện [37]. Năm 2013,
trong cơng trình “Sinh thái cảnh quan lí luận và ứng dụng thực tiễn trong mơi trường
nhiệt đới gió mùa” tác giả Nguyễn An Thịnh trên nền tảng kiến thức của các khoa học
liên ngành, đã phân tích những nội dung về STCQ. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ
sở lí luận về STCQ, những khả năng ứng dụng thiết thực của CQ sinh thái trong
SDHLTN và BVMT [73].
Hiện nay phần lớn các công trình nghiên cấu trúc chức năng của các hệ sinh
thái nhằm mục tiêu quản lí khai thác tài nguyên trong nhiều tỉnh thành khác nhau.
Hướng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, CQ miền núi: Ở miền núi Việt Nam,
sản xuất nông, lâm nghiệp là những ngành kinh tế chủ đạo, chính vì vậy các đề tài

nghiên cứu thƣờng tập trung trong lĩnh vực này. Quy mơ các cơng trình thay đổi khác
nhau từ các khu bảo tồn, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh cho đến phạm vi
cả nƣớc [18], [2322], [25], [60], [84]. Đầu thế kỉ XXI, nhiều cơng trình nghiên cứu về
CQ ứng dụng tập trung theo hƣớng tổ chức lãnh thổ và bảo vệ mơi trƣờng các vùng địa
lí Việt Nam nhƣ: Đánh giá tổng hợp 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lâm Đồng cho mục
đích nơng - lâm nghiệp, sử dụng hợp lý tài ngun và bảo vệ mơi trường” (Phạm
Hồng Hải và nnk, 2001); Xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lí TNTN, đảm
bảo phát triển kinh tế vùng núi đá vơi Ninh Bình trên cơ sở đánh giá kinh tế sinh thái
các CQ [31]; Báo cáo xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu địa lí để quản lí tốt đất đai và
mơi trường, áp dụng cho các tỉnh miền núi Việt Nam” (Viện Địa lí, 2000); PTBV kinh


×