Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận
Hải An - thành phố Hải Phòng nhằm định
hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên
Hoàng Văn Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: GS. TS. Mai Trọng Nhuận
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu trực tiếp các yếu tố gây tổn thương: các tai biến và ô nhiễm;
các đối tượng bị tổn thương; khả năng ứng phó. Phạm vi nghiên cứu là vùng ven biển
quận Hải An - thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở phân tích và chồng chập có trọng số
các lớp thơng tin 3 hợp phần tổn thương bằng phần mềm Arcgis 10, bản đồ mức độ
tổn thương tài nguyên - môi trường ven biển khu vực quận Hải An, thành phố Hải
Phịng đã được thành lập với các vùng có mức độ tổn thương từ thấp đến cao. Đề xuất
các giải pháp tăng cường hiệu lực của luật pháp, chính sách; bảo đảm nguồn cung cấp
tài chính; quản lý tổng hợp và quy hoạch dựa trên mức độ tổn thương tài nguyên - môi
trường; giải pháp tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức; giải pháp cơng trình
giảm thiểu thiệt hại.
Keywords: Khoa học môi trường; Tài nguyên thiên nhiên; Tổn thương ven biển
Content
MỞ ĐẦU
Hải Phịng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc
Bộ và cả nước, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc và vành đai hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và Trung Quốc.
Nằm ở vùng ven biển thành phố Hải Phịng, quận Hải An có các đầu mối giao thông
quan trọng của thành phố, bao gồm các tuyến đường bộ (điển hình là Quốc lộ 5 nối liền Hà
Nội với Hải Phòng), đường thuỷ (với mật độ cảng lớn như cảng Chùa Vẽ, cảng Cửa Cấm,
cảng Quân sự và một số cảng chuyên dùng khác), đường sắt (từ ga Lạc Viên đến cảng Chùa
Vẽ) và đường hàng khơng (sân bay Cát Bi). Bên cạnh đó, khu vực cịn có một số tài ngun
như khống sản và đất ngập nước (ĐNN). Các đặc điểm trên là lợi thế quan trọng phục vụ
phát triển kinh tế, xã hội (điển hình là các hoạt động phát triển cảng biển, khu công nghiệp
ven biển, đơ thị...) của quận Hải An nói riêng và thành phố Hải Phịng nói chung.
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi nêu trên, khu vực quận Hải An phải chịu tác động từ
các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, dâng cao mực nước biển và các hoạt động phát triển
kinh tế, xã hội như giao thông thuỷ, xây dựng khu cơng nghiệp, đơ thị hố. Các yếu tố này đã
và đang làm gia tăng mức độ tổn thương (MĐTT) tài nguyên, môi trường khu vực quận Hải
An, điển hình là khu vực ven biển. Dựa vào đánh giá MĐTT tài nguyên, môi trường sẽ xác
định được mức độ tổn thương cho các khu vực khác nhau và là tiền đề nhằm sử dụng hợp lý
tài nguyên, môi trường. Do đó, đề tài “Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An thành phố Hải Phòng nhằm định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”
được lựa chọn nghiên cứu nhằm đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận Hải An và trên
cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về khả năng bị tổn thương hay tính dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu và đề xuất từ những năm 1970. Tính tổn thương là một khái niệm khá
trừu tượng, đươ ̣c đưa ra trong rất nhiều tài liệu và chưa có tinh thống nhất . Một số định nghĩa
́
tổn thương điển hình có thể kể đến như: IPCC, SOPAC, NOAA. Mai Trọng Nhuận và cộng
sự (2007) đã đưa ra khái niệm MĐTT tài nguyên, môi trường và các hệ sinh thái biển, được
hiểu là mức độ ứng phó, chống đỡ, tổn thất và phục hồi của tài nguyên, môi trường biển và
các hệ sinh thái trước các tác động từ bên ngồi (tai biến, các q trình tự nhiên và hoạt động
nhân sinh).
1.2. Lịch sử nghiên cứu
a. Trên thế giới
Khả năng bị tổn thương/tính tổn thương (Vulnerability) được nghiên cứu ở các qui mô
khác nhau: vùng/khu vực, hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội, hệ thống kinh tế (Adger, 2001;
Birkmann, 2006; Cutter, 1996, 2000; FAO, 2004; IPCC, 2007; NOAA, 1999, 2001; SOPAC,
1999). Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương được thực hiện trong những
hồn cảnh đa dạng như: biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, sự biến động giá cả hàng hoá
trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, khủng bố, chiến
tranh (Adger, 2001; FAO, 2004; IPCC, 2007; NOAA, 1999, 2001).
2
Cuối thế kỷ XX, các mơ hình và phương pháp đánh giá tổn thương dựa trên các thông
số được định lượng hố một cách có hệ thống đã được xây dựng như qui trình và cơng cụ
đánh giá khả năng tổn thương của NOAA (1999, 2001); phương pháp nghiên cứu khả năng bị
tổn thương của Cutter (1996, 2000); phương pháp nghiên cứu khả năng bị tổn thương do biến
đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển của IPCC (2001, 2007). Các cơng trình này tập trung
vào nghiên cứu xây dựng các bản đồ về phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ
các đối tượng dễ bị tổn thương để từ đó thành lập bản đồ đánh giá MĐTT. Đồng thời, kết quả
của các cơng trình này đã thể hiện được tính ưu việt trong việc dự báo MĐTT do tai biến cũng
như đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong hoạch định chính
sách quản lý và phát triển.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về MĐTT được xây dựng dựa vào hệ cơ sở dữ
liệu bao gồm: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm tự
nhiên, xã hội); đối tượng bị tổn thương (tài nguyên, môi trường, cơ sở hạ tầng, cộng đồng
người…) và khả năng ứng phó/phục hồi của hệ thống. Các nghiên cứu về tổn thương và dự
báo mức độ tổn thương đã và đang đóng góp đáng kể trong việc quản lý tổng hợp, khai thác
bền vững tài nguyên, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn, hoạch định chính sách,
định hướng qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội làm cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược
và qui hoạch cơ sở hạ tầng… tiếp cận gần với mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
b. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu tổn thương ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối
của thế kỷ XX. Các nghiên cứu tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên, xã
hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên qui mô nghiên cứu từ vùng/khu vực
đến cả đới ven biển Việt Nam.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hải An
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Hải An là quận nội thành, thuộc phía đơng nam thành phố Hải Phịng, có toạ độ địa lý:
20°45’58” - 20°54’36” vĩ độ bắc và 106°44’54” - 106°50’36” (hình 1.1). Diện tích của quận
khoảng 80,39 km2 gồm 8 phường: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải,
Tràng Cát, Thành Tô và Cát Bi [9].
Địa hình khu vực Hải Phịng có tính phân bậc thể hiện xu hướng thấp dần về phía
nam. Theo Nguyễn Đức Đại (1996), khu vực Hải Phịng có 4 kiểu địa hình chính: núi đá vơi,
đồi núi thấp, đồi núi sót và đồng bằng. Khu vực ven biển quận Hải An chủ yếu là địa hình
3
đồng bằng ven biển có độ cao từ 2 - 10 m, cao ở phía tây bắc, bắc và thấp dần về phía nam,
đơng nam tới bờ biển.
Trong khu vực có ba hệ thống đứt gãy tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại với 3 hướng
chủ đạo: tây bắc - đông nam; đông bắc - tây nam và á vĩ tuyến.
Các thành tạo địa chất ở khu vực nghiên cứu được chia thành: các thành tạo đá gốc
trước Đệ Tứ và các trầm tích Đệ Tứ. Trong đó, các thành tạo trong khu vực quận Hải An chủ
yếu là trầm tích Đệ tứ với nhiều nguồn gốc khác nhau: biển, biển - sông, sông biển, đầm lầy biển, hồ - đầm lầy. Dày 0,1 - 1,5m, cực đại 3 - 4m ở val bờ. Trầm tích phổ biến là các loại hạt
mịn như bùn, bột, sét bột, màu tím, xám đen, xám nâu thùy thuộc vào từng loại nguồn gốc.
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ
rệt là mùa Đông và mùa Hè.
Độ ẩm trong vùng nghiên cứu có giá trị thay đổi từ 82 - 85 %, cực tiểu 75 %. Tổng
lượng bốc hơi 700 - 750 mm/năm.
Quận Hải An nằm trong vùng hạ lưu, nơi tập trung các nhánh sơng chính của hệ thống
sơng Thái Bình tiêu biểu với một số con sông lớn như: sông Lạch Tray, sơng Cấm, sơng Bạch
Đằng
Khu vực nghiên cứu có chế độ nhật triều khá ổn định và có biên độ cao ở miền Bắc.
Theo các dữ liệu thống kê tại trạm Hòn Dấu, mực nước triều cao nhất lên tới 3,9 m và mực
triều thấp nhất có thể tới 0 m. Độ mặn của vùng biển khu vực nghiên cứu có xu hướng tăng
dần từ bờ ra khơi và có sự biến đổi theo mùa. Mùa đơng độ mặn cao hơn và cực đại có thể lên
tới 32 ‰ và thấp hơn vào mùa hè, độ mặn giảm xuống cịn 5 ‰. Theo thống kê thì độ mặn
xâm nhập vào trong sơng có xu hướng tăng lên từ 1980 đến nay, điều này được lý giải do ảnh
hưởng của việc xây các đập thuỷ điện lớn trên các lưu vực sông.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số của quận Hải An năm 2012 là 106,297 nghìn người bao gồm 8 phường: Cát Bi,
Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Thành Tô, Tràng Cát (bảng 1.2).
Dân số trung bình quận Hải An đứng thứ 3 trong các quận thành phố Hải Phòng (2008),
nhưng đến năm 2010 dân số trung bình đã tăng lên vị trí thứ 5. Điều này cho thấy dân số của
quận Hải An đã tăng mạnh hơn so với các quận khác. Nhưng do diện tích lớn nên mật độ dân
số quận Hải An luôn thấp hơn so với các quận khác.
Sự nghiệp giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa
phương. Cơng tác duy trì sức khỏe của người dân được duy trì tốt và ngày càng được nâng
4
cao. Trung bình mỗi phường trong quận đều có trạm y tế. Tuy nhiên, cơ sở y tế ở đây có quy
mơ nhỏ, chất lượng sử dụng trung bình, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe của người dân.
Ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực rất phát triển, với hơn 400 loài hải sản khác nhau, trong
đó có 60 lồi có giá trị xuất khẩu cao. Hải Phịng có những tiềm năng quan trọng để phát triển
công nghiệp cá, ngư trường và công nghiệp chế biến hải sản. Ngành nuôi trồng thủy sản phát
triển, một mặt đem lại giá trị kinh tế lớn cho khu vực, nhưng mặt khác lại gây giảm đa dạng
sinh học nghiêm trọng, thu hẹp không gian và hạn chế việc trao đổi nước vùng cửa sông, làm
chua phèn mặn hóa đất của các đầm ni, gặp nhiều ở các đầm ni của Tiên Lãng, Đồ Sơn.
Do đó, làm suy giảm khả năng ứng phó của khu vực nghiên cứu với lũ lụt, bão và dâng cao
mực nước biển.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong khu vực quận Hải An liên tục tăng từ năm 2005 2010 với xu hướng tăng chậm dần. Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm 2010 đứng thứ 5
so với các quận trong thành phố Hải Phịng, sản lượng ni trồng thủy sản của Hải An chỉ
bằng một nửa sản lượng nuôi trồng của quận Lê Chân.
Diện tích đất nơng nghiệp của quận Hải An có xu hướng giảm từ năm 2005 - 2009 và
giữ nguyên từ năm 2009 - 2010. Hoạt động nông nghiệp không phải là thế mạnh của quận Hải
An. Diện tích gieo trồng cây lương thực có giảm niên tục từ 593 ha (2005) xuống còn 18 ha
(2009), do vậy mà sản lượng lương thực ln giảm và chỉ cịn 26 tấn (2009). Hiện nay, khu
vực quận Hải An không cịn tập trung phát triển nơng nghiệp nữa mà thay vào đó sẽ tập trung
phát triển các khu cơng nghiệp và ni trồng thủy sản.
Xu hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của Hải An nói riêng và thành phố Hải
Phịng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Điển hình trong khu vực nghiên cứu, khu cơng nghiệp (KCN) Đình Vũ là một khu cơng
nghiệp đồng bộ, được thiết kế để cung cấp cho các nhà đầu tư quốc tế dựa trên các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, lao động có tay nghề cao và tiềm năng thị trường to lớn của khu vực đồng
bằng sông Hồng cũng như cả nước.
Là quận có các đầu mối giao thơng quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các
tuyến đường bộ, đường thuỷ (cả đường sông và đường biển), đường sắt và đường hàng không.
Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sơng Lạch Tray, sơng Cấm có cửa Nam Triệu đổ
ra Vịnh Bắc Bộ. Trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là
Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội với Hải Phòng. Các tuyến đường trung tâm thành phố chạy đến
quận như: đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà. Các cảng
5
trong khu vực gồm: cảng Chùa Vẽ, cảng Cửa Cấm, cảng Quân sự và một số cảng chuyên
dùng khác. Bên cạnh đó, khu vực có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến cảng Chùa Vẽ và
sân bay Cát Bi với các tuyến bay nối Hải Phòng với TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các đặc
điểm về giao thơng vận tải là những lợi thế không nhỏ đã và đang được khai thác phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của quận Hải An nói riêng và thành phố Hải Phịng nói chung.
6
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn gồm:
- Các yếu tố gây tổn thương: các tai biến dâng cao mực nước biển, xói lở, bồi tụ biến
động luồng lạch… và ô nhiễm;
- Các đối tượng bị tổn thương: (dân cư, giao thông, NTTS, ĐNN…);
- Khả năng ứng phó: thành tạo địa chất, địa hình, địa mạo, hệ sinh thái RNM, dân cư,
cơ sở hạ tầng...
Phạm vi nghiên cứu là khu vực ven biển quận Hải An - thành phố Hải phòng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa và tổng hợp các tài liệu là một phương pháp rất quan trọng trong
việc đánh giá tổn thương. Từ đó, sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về khu vực nghiên
cứu và định hướng được những công việc phải triển khai để tiến hành đánh giá MĐTT khu
vực nghiên cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành khảo sát thực địa nhằm thu
thập các dữ liệu thực tế phục vụ q trình nghiên cứu. Phương pháp thu thập thơng tin từ
những người dân có kinh nghiệm, quan sát thực tế.
2.2.3. Phƣơng pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Đặc trưng của GIS có khả năng lưu trữ và xử lý một tập hợp lớn lượng thông tin khơng
gian và thuộc tính của nó, tập hợp thơng tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về nội dung, định
dạng, lưới chiếu, tỷ lệ, khả năng chồng chập, định dạng khác nhau tạo cơ sở dữ liệu thống nhất và
dễ sử dụng, lưu trữ. Các tài liệu sử dụng để xây dựng bản đồ MĐTT tài nguyên, môi trường ven
biển khu vực quận Hải An bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ phân bố các tai biến và các kiểu tài
nguyên; các số liệu về thu nhập, mức sống, y tế, văn hóa, giáo dục…
2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp mức độ tổn thƣơng tài nguyên, môi trƣờng
a. Phƣơng pháp đánh giá
MĐTT ven biển khu vực quận Hải An có thể coi hàm số (V) gồm 3 hợp phần được
xác định như sau (Cutter, 2000 và Mai Trọng Nhuận, 2008):
7
Vxiyj = f (aRxiyj, bPxiyj, cCxiyj)
Trong đó:
- Rxiyj là mức độ nguy hiểm của các yếu tố gây tổn thương, được xác định bằng sự tích
hợp cường độ, quy mơ, tần suất và diện tích ảnh hưởng của những tai biến và các yếu tố
cường hóa tai biến có nguồn gốc tự nhiên và con người.
- Pxiyj là mâ ̣t đô ̣ các đối tượng bị tổn thương được xác định theo sự phân bố
, vai trò
của các đối tượng bị tổn thương.
- Cxiyj là khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng với các tai biến và yếu tố cường
hố tai biến.
- Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên: thành tạo địa chất; địa hình địa mạo ven
biển; hệ sinh thái RNM.
- Khả năng ứng phó của hệ thống kinh tế-xã hội: giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, cơng tác
bảo vệ, phịng tránh tai biến…
- xiyj là toạ độ địa lý của mỗi pixel (ô lưới) và a, b, c là các giá trị trọng số về mức độ
quan trọng.
b. Quy trình đánh giá
Các bước đánh giá MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi trường ven biển khu vực quận
Hải An được tiến hành gồm 6 bước.
c. Phƣơng pháp thành lập bản đồ đánh giá tổng hợp MĐTT ven biển khu vực quận Hải
An
Bản đồ thể hiện MĐTT ven biển khu vực quận Hải An trên cơ sở các bản đồ thành
phần như mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương , mâ ̣t đô ̣ đố i tươ ̣ng bi ̣tở n thương và
khả năng ứng phó trước các yếu tố gây tổn thương . Các bản đồ này được chồng chập có trọng
số tạo nên bản đồ cuối cùng là bản đồ MĐTT. Trong đó, trọng số được xác định thông qua
việc lựa chọn và đánh giá những yếu tố quan trọng của từng bản đồ thành phần.
Trên bản đồ phân vùng MĐTT, mỗi vùng được thể hiện bằng màu sắc khác nhau
tương ứng với các chỉ số MĐTT khác nhau. Trong đó, vùng MĐTT cao sẽ có màu đậm hơn
và nhạt dần khi chuyển sang vùng có MĐTT thấp hơn. Các bản đồ thành phần và sự phân
vùng MĐTT được thực hiện nhờ phần mềm Arcgis 10.
8
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá các yếu tố gây tổn thƣơng ven biển khu vực quận Hải An
3.1.1. Nhận định các yếu tố gây tổn thƣơng
Các yếu tố gây tổn thương tài nguyên, môi trường ở khu vực nghiên cứu bao gồm các
tai biến và các yếu tố cường hóa tai biến. Một số tai biến điển hình trong khu vực là dâng cao
mực nước biển, xói lở, bồi tụ biến động luồng lạch, động đất, bão và ô nhiễm môi trường.
Tác động trực tiếp của dâng cao mực nước biển là làm mất quỹ đất tại các vùng đất
thấp ven biển. Ngoài ra, tác động gián tiếp của nó là cường hóa các tai biến xói lở, ngập lụt,
nhiễm mặn và thay đổi đa dạng sinh học. Dâng cao mực nước biển khiến các bãi triều ngập
sâu hơn, ảnh hưởng đến phát triển của RNM, đặc biệt là các lồi cây có khả năng giữ lại phù
sa để bồi đắp cho các bãi đất ven biển. Bên cạnh đó, hiện tượng này cịn kéo theo sự gia tăng
nhiệt độ nước biển và đẩy hàm lượng muối xâm nhập vào các vùng ĐNN ven biển gây bùng
phát nhiều dịch bệnh cho các loài sinh vật bám đáy, xáo trộn mạnh mẽ điều kiện sống các sinh
vật.
Hoạt động xói lở ở khu vực nghiên cứu chủ yếu xảy ra ở bán đảo Đình Vũ và cửa sơng
Bạch Đằng. Ngun nhân của hiện tượng xói lở là do yếu tố nội sinh (chuyển động nâng hạ
tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại, các hoạt động đứt gãy gây ra xói lở vùng cửa sơng), cộng với
các ngun nhân ngoại sinh do sóng, gió, bão, dịng chảy ven bờ, dòng triều và sự dâng cao
mực nước biển. Bên cạnh đó, các hoạt động nhân sinh cũng đóng vai trị đáng kể làm tăng tốc
độ xói lở, điển hình là hoạt động đắp đê, kè, đập ngăn cản dòng chảy tự nhiên.
Ven bờ biển quận Hải An nói riêng và bờ biển Hải Phịng nói chung đang phải đối mặt
với vấn đề bồi tụ, nhất là luồng vào cảng Hải Phịng. Hai con sơng chi phối tồn bộ chế độ
thủy văn khu vực là sông Cấm và sông Bạch Đằng, cùng đổ ra biển qua cửa Nam Triệu. Tổng
tải nước hàng năm qua cửa Nam Triệu là 12 km3 và tải lượng bùn cát xấp xỉ 5 triệu tấn. Hàm
lượng bùn cát lơ lửng lớn, thay đổi theo mùa.
Vùng biển Hải Phòng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của 2 hệ đứt gãy Sông Hồng và
Cao Bằng - Tiên Yên, 2 hệ thống đứt gãy này tái hoạt động trong Neogen - Đệ tứ. Theo sơ đồ
những đơn vị cấu trúc chủ yếu miền Bắc Việt Nam (Trần Văn Trị, 1973) thì phía bắc thành
phố Hải Phịng tập trung các chấn tiêu động đất cấp 6. Theo tài liệu năm 1994 thì chấn tâm
động đất tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, dọc đứt gãy Kiên Thành - Đồ Sơn, Kinh
Mơn - Hải Phịng và đứt gãy Đông Triều, cường độ các chấn tâm dao động từ 4,1 - 5,6 độ
Richter. Trong năm 1998, ở Cẩm Phả đã xảy ra một vụ động đất cường độ 4,8 độ Richter,
thiệt hại lâu dài về mặt công trình khó tính tốn chính xác.
9
Xu hướng bão đổ bộ vào vùng ven biển Hải Phòng và khu vực nghiên cứu tăng trong
những năm gần đây, gây thiệt hại lớn cho cuộc sống người dân và các hoạt động phát triển.
3.2.1.6. Ơ nhiễm mơi trƣờng
Khu vực nghiên cứu có nguy cơ ơ nhiễm dầu do tập trung nhiều cảng, kho chứa xăng
dầu cùng với mật độ giao thông thủy cao ở các vùng cửa sông ven biển. Nguy cơ ô nhiễm dầu
thường xảy ra ở các khu vực có cảng, bến cá, neo đậu tàu thuyền. Tại những khu vực neo đậu
tàu thuyền của ngư dân, hàm lượng dầu đo được khá cao, khoảng 0,30 - 0,04 mg/l (vượt giới
hạn hàm lượng dầu cho phép NTTS < 0,3 mg/l). Tại các vùng ven bờ cửa sông Bạch Đằng,
hàm lượng dầu trong khoảng 0,25 - 0,98 mg/l nhiều mẫu có hàm lượng cao trên 1,5 mg/l (Mai
Trọng Nhuận, 2008). Các váng dầu loang rộng và dài thường xuất hiện ở các vùng ven bờ,
đặc biệt là khu vực cửa sông Bạch Đằng.
3.1.2. Các yếu tố cƣờng hóa tai biến
Đặc điểm địa hình: khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng,
theo hướng dốc chung tây bắc - đông nam, độ dốc nhỏ, độ cao trung bình vùng ven biển dao
động từ 0,5 - 2 m so với mực nước biển. Do vậy, khả năng ứng phó của địa hình trước ảnh
hưởng của nước biển dâng và bão là thấp.
Đặc điểm địa chất: đã được trình bày trong mục 1.3.1.3. Căn cứ vào tính chất cơ lý
mà các thành tạo địa chất này có thể thấy các thành tạo này có khả năng chống chịu xói lở, tai
biến địa động lực kém - trung bình: bao gồm các thành tạo trầm tích biển - sơng có độ gắn kết
yếu, phân bố dọc ven biển, tạo nên các cồn ngầm, bãi cát, bãi triều. Bên cạnh đó, hệ thống đứt
gãy được nhận định làm cường hóa xói lở. Khu vực nghiên cứu nằm trong đới sụt lún hiện đại
với tốc độ trung bình là 0,2 - 0,8 mm/năm đã cường hóa tai biến xói lở và dâng cao mực nước
biển.
Các hoạt động nhân sinh: các hoạt động nhân sinh cường hóa các tai biến liên quan ở
khu vực nghiên cứu như hoạt động chặt phá RNM lấy diện tích đất phục vụ ni trồng thủy
sản, phát triển các khu công nghiệp;… hoạt động NTTS đi kèm với việc đắp đê, bao đầm,
hoạt động quai đê, cống kè ven biển. Các hoạt động này là ngun nhân suy giảm diện tích
RNM, cường hóa tai biến ngập lụt, xói lở, làm mất đa dạng sinh học...
10
3.1.3. Phân vùng mức độ nguy hiểm do các tai biến
Tai biế n
Dâng cao mực nướ c biể n, xói lở, bồ i
tụ , biế n đ ộ ng luồ ng lạ ch, đ ộ ng đ ấ t,
bão.
Yế u tố cường hóa tai biế n
Yếu tố tự nhiên: cấu tạo địa chất
(theo mức độ rắn chắc và khả năng tàng
trữ độc tố);
Yếu tố xã hội: Hoạt động NTTS,
nông nghiệp, đắp đê, quai đê,
Nộ i suy:
Mậ t đ ộ ,
Khoả ng cách,
Vùng
- Bả n đ ồ thà nh phầ n
- Mức đ ộ ả nh hưở ng củ a các tai
biế n môi trườ ng
- Các yế u tố cườ ng hoá tai biế n
(Tiế n hà nh reclassify trướ c khi
chạ y Modul
Phân tích có trọ ng số
(AHP)
Bả n đồ mức độ nguy hiể m
Quy trình đánh giá mức độ nguy hiểm của các tai biến môi trƣờng
Các tai biến ven biển quận Hải An được phân tích, đánh giá bằng phần mềm Expert
Choice 11. Tùy theo cường độ, tần xuất và mức độ ảnh hưởng mà thứ tự các tai biến sẽ là: bồi
tụ biến động luồng lạch ở ven biển; xói lở; bão; dâng cao mực nước biển, động đất và ô
nhiễm.
Mức độ nguy hiểm do các tai biến mơi trường được đánh giá theo quy trình thể hiện ở
hình 3.5. Trên cơ sở đánh giá và chồng chập các lớp thơng tin có trọng số đã thành lập được
bản đồ mức độ nguy hiểm do các tai biến môi trường khu vực ven biển quận Hải An. Kết quả,
khu vực nghiên cứu được chia thành các vùng có mức độ nguy hiểm khác nhau.
3.2. Đánh giá mật độ đối tƣợng bị tổn thƣơng ven biển khu vực quận Hải An
3.2.1. Nhận định các đối tƣợng bị tổn thƣơng
Thơng qua q trình phân tích, đánh giá đã xác định được các đối tượng bị tổn thương
của khu vực nghiên cứu được nhận định là các loại tài nguyên ven biển và các đối tượng nhân
sinh.
3.2.1.1. Các loại tài nguyên ven biển
Đất ngập nước: đất ngập nước ven biển khu vực nghiên cứu khá đa dạng về kiểu loại
(8 kiểu), phổ biến là các kiểu: vùng biển ở độ sâu dưới 6 khi triều kiệt (Aa), vùng nước cửa
sông (F), bãi cát vùng gian triều (Ea), bãi bùn cát vùng gian triều (Gb), rừng ngập mặn (I),
vùng nuôi trồng thủy sản (1a). Ngoài ra, các kiểu đất ngập nước cịn lại chiếm diện tích khơng
đáng kể.
11
Trên cơ sở đặc điểm của các kiểu tài nguyên thiên nhiên, các cơng trình nhân sinh, q
trình phân tích bằng Expert Choice kết hợp với kiểm chứng, đánh giá và khảo sát thực địa, thứ
tự ưu tiên của các đối tượng bị tổn thương được đánh giá dựa theo vai trò và giá trị về phát
triển kinh tế cũng như trong bảo vệ môi trường của từng loại tài nguyên kể trên. Theo đó, tài
nguyên vị thế (hệ thống cảng biển) và ĐNN (hệ sinh thái RNM) được nhận định là có trọng số
cao nhất tiếp đến là các kiểu còn lại.
3.2.1.2. Các đối tƣợng nhân sinh
Khu dân cư và các cơng trình cơng cộng: các khu dân cư chủ yếu tập trung ở các
phường ở phía trong như Cát Bi, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải 1. Khu vực các phường ven
biển như Tràng Cát, Đông Hải 1, Nam Hải và đảo Đình Vũ chủ yếu là các hoạt động nuôi
trồng thủy sản và phát triển các khu công nghiệp.
Hoạt động nhân sinh: hoạt động nuôi trồng thủy sản ở khu vực khá phát triển. Trong
vài năm trở lại đây sản lượng ni trồng thủy sản có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, một vấn đề
là diện tích ni trồng thủy sản ở Đình Vũ đã được thay thế bởi hoạt động của các khu công
nghiệp. Đây là đối tượng bị tác động khu vực ven biển quận Hải An nói riêng và tồn dải ven
biển Việt Nam nói chung.
Hệ thống giao thơng: mạng lưới đường bộ và đường thủy (hình 3.8, 3.9).
Trên cơ sở đặc điểm của các tài ngun và các cơng trình nhân sinh đã được nêu ở các
mục trước, kết quả phân tích về chức năng và giá trị các đối tượng bị tổn thương về phát triển
kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ môi trường kết hợp với kiểm chứng từ khảo sát thực
địa.
3.2.2. Phân vùng mật độ các đối tƣợng bị tổn thƣơng
Mật độ đối tượng bị tổn thương được đánh giá theo quy trình như hình 3.10. Trên cơ
sở đánh giá và chồng chập có trọng số các lớp thông tin về đối tượng bị tổn thương đã thành
lập được bản đồ mật độ đối tượng bị tổn thương ven biển quận Hải An.
12
Tà i nguyên, môi trường
ven biể n
- Tà i nguyên khoáng sả n
- ĐNN (8 kiể u)
Đố i tượng nhân sinh
- NTTS
- Khu dân cư và cơng trình
cơng cộ ng
Bả n đ ồ thà nh phầ n
về mậ t đ ộ các đ ố i
Mậ t đ ộ ,
tượ ng bị tổ n thươ ng
:
Khoả ng cách,
- Các đ ố i tượ ng tự
Vùng.
nhiên
- Các đ ố i tượ ng kinh
tế , xã hộ i…
(tiế n hà
Phân tích có trọ ng số (AHP) nh reclassify
trướ c khi chạ y modul)
Nộ i suy:
- Hệ thố ng giao thông
đ ườ ng bộ và đ ườ ng thủ y
Bả n đồ mậ t độ
các đối tượng bị
tổn thương
Quy trình đánh giá mật độ đối tƣợng bị tổn thƣơng
Kết quả phân tích dữ liệu phân chia vùng nghiên cứu thành các vùng với mật độ đối
tượng bị tổn thương từ thấp đến cao như sau: Vùng I - vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương
thấp: chiếm khoảng 16 % diện tích khu vực nghiên cứu. Phân bố chủ yếu ở vùng phía nam
Đình Vũ và một diện tích nhỏ tại phường Tràng Cát. Tại đây tập trung ít hoạt động nhân sinh,
chỉ có đất ngập nước vùng gian triều dưới 6m khi triều kiệt. Vùng II - vùng có mật độ đối
tượng bị tổn thương trung bình: chiếm diện tích lớn nhất (58 %) khu vực nghiên cứu. Tập
trung chủ yếu ở các phường ven biển với mật độ dân cư, trường học và y tế không cao. Tại
vùng này chủ yếu diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản ở ven bờ trong và ngồi đê bao tại
phường Đơng Hải 1, Nam Hải và Tràng Cát. Vùng III - vùng có mật độ đối tượng bị tổn
thương tương đối cao: chiếm diện tích lớn thứ 2 trong khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở
các phường bên trong như Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải. Tại đây, mật độ dân cư tập trung
tương đối cao, kèm theo đó các hoạt động nhân sinh trong vùng này với mật độ khá. Vùng IV
- vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương cao: chiếm diện tích ít nhất trong khu vực nghiên
cứu (9 %), phân bố chủ yếu tại phường Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải và Thành Tơ. Vùng này
có mật độ dân cư kèm theo các hoạt động nhân sinh cao nhất.
13
3.3. Đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực quận Hải An
3.3.1. Nhận định các khả năng ứng phó
3.3.1.1. Khả năng ứng phó tự nhiên
Các đối tượng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu có khả năng ứng phó được xác định như
sau: thành tạo địa chất, địa hình địa mạo ven biển và hệ sinh thái RNM. Thành tạo địa chất:
căn cứ vào tính chất cơ lý của trầm tích, khả năng nhiễm mặn, các thành tạo địa chất tương
ứng sẽ có khả năng ứng phó từ thấp đến trung bình và tương đối cao. Địa hình, địa mạo ven
biển: theo mức độ ảnh hưởng khác nhau của các quá trình tự nhiên, địa hình vùng nghiên cứu
được chia thành các mức với độ cao khác nhau. Trong đó, các vùng có địa hình cao được
đánh giá có khả năng ứng phó càng cao. Hệ sinh thái RNM: rừng ngập mặn có vai trị quan
trọng hạn chế tác động của sóng, giảm thiểu thiệt hại các tai biến xói lở bờ biển, bão, dâng cao
mực nước biển (Mai Trọng Nhuận, 2007). Nhờ có hệ thống rễ dày đặc, RNM có khả năng làm
chậm dịng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Khi RNM tự nhiên được bảo vệ hoặc
các rừng trồng đủ rộng, sẽ tạo thành những bức tường vững chắc, bảo vệ bờ biển và chân đê
khỏi bị xói lở do bão, lụt và nước biển dâng.
3.3.1.2. Khả năng ứng phó của hệ thống xã hội
Các đối tượng xã hội ở khu vực nghiên cứu được nhận định có khả năng ứng phó gồm:
mật độ dân số, thu nhập, y tế, văn hóa gia đình…Dân số: khu vực có mật độ dân số cao sẽ có
khả năng ứng phó cao, vì đây chính là lực lượng chính phịng chống khi có thiên tai xảy ra.
Cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thủy lợi, điện lực và mạng lưới
bưu chính viễn thơng. Y tế: hoạt động y tế là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá khả
năng ứng phó xã hội tại khu vực nghiên cứu. Các cơ sở y tế đóng vai trị quan trọng trong việc
ứng cứu kịp thời cho người dân khi có thiên tai, bệnh dịch xảy ra. Chính vì vậy, khả năng ứng
phó cao ở những khu vực có mật độ cơ sở y tế cũng như trình độ của các y, bác sĩ cao. Văn
hóa, giáo dục: số trường học và số học sinh - sinh viên trong vùng phản ánh trình độ cũng
như khả năng nhận thức của người dân về các loại tai biến. Do đó, vùng có mật độ trường học
cao và trình độ học vấn của người dân cao sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn các vùng khác. Các
chính sách tuyên truyền, giáo dục, quản lý: hiện nay chưa có chương trình, kế hoạch cấp quốc
gia giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức về tai biến. Việc huấn luyện, trang bị kiến thức phổ
cập về tai biến và BĐKH chủ yếu do các cơ quan chuyên ngành, một số Tổ chức phi chính
phủ triển khai và dựa vào các dự án hợp tác quốc tế. Vì vậy, đối tượng tuyên truyền mới chỉ
hạn chế trong một số cơ quan, đơn vị và địa phương. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
thức cộng chúng về tai biến cũng như là thiên tai và BĐKH cịn mang tính chiến dịch, chưa
14
trở thành hoạt động thường xuyên, chưa thành chuyên mục riêng trên các phương tiện thơng
tin đại chúng. Về tình hình quản lý và sử dụng đất: pháp luật đất đai cùng với những chính
sách đất đai đã được lưu hành song còn thiếu đồng bộ, chưa được phổ biến tuyên truyền sâu
rộng, mặt khác do buông lỏng quản lý, do tác động của việc “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, ý
thức tuân thủ Luật đất đai còn hạn chế. Việc xử lý hành chính các vi phạm pháp luật về quản
lý và sử dụng đất chưa được chặt chẽ nghiêm minh. Đội ngũ cán bộ Địa chính nhất là ở các
xã, thị trấn chưa ổn định và còn hạn chế về chuyên môn dẫn đến việc tham mưu cho các cấp
chính quyền trong quản lý nhà nước về đất đai chưa thực sự đạt hiệu quả [Nguyễn Cao Huần,
2005].
Trên cơ sở đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực nghiên cứu, vùng có khả
năng ứng phó tốt với các tai biến là các phướng có hệ thống đê bao và kè ven biển tại các
phường Tràng Cát, Nam Hải và đảo Đình Vũ. Khi hệ thống đê kè hoàn chỉnh sẽ giảm được
đáng kể tác động của các tai biến đối với khu vực bên trong.
3.3.2. Phân vùng khả năng ứng phó
Khả nă ng ứng phó tự nhiên
Bả n đ ồ thà nh phầ n :
Nộ i suy:
-Thà nh tạ o đ ị a chấ t
Khả nă ng ứng phó củ a
Mậ t đ ộ ,
-Đị a hình, đ ị a mạ o ven biể n
Khoả ng
tự nhiên
cách,
-Hệ sinh thái ven biể n
Khả nă ng ứng phó củ a
Vùng
Khả nă ng ứng phó xã hội
hệ thố ng xã hộ i
- Dân cư
- Cơ sở hạ tầ ng (hệ thố ng giao
Phân tích có trọ ng số (AHP)
thơng vậ n tả i, bưu chính viễ n
thơng, kênh mươ ng, y tế , vă n
Bả n đồ khả nă ng
hóa giáo dụ c
- Chính sách quả n lý và bả o vệ
ứng phó
mơi trườ ng
Quy trình đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực quận Hải An
Kết quả khu vực được phân thành các vùng có khả năng ứng phó từ thấp tới cao. Vùng I
- vùng có khả năng ứng phó thấp: chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực nghiên cứu (54,7
%), phân bố chủ yếu ở Đông Hải 1, Tràng Cát, Nam Hải và Đình Vũ. Tại đây có vùng đất
ngập nước có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt, có rất ít diện tích rừng ngập mặn. Mật độ dân cư
tập trung không cao với hoạt động chủ yếu là nuôi trồng thủy sản. Vùng II - vùng có khả năng
ứng phó trung bình: chiếm khoảng 19,4 % diện tích khu vực nghiên cứu, tập trung ở ở các
phường Tràng Cát, Nam Hải, Đơng Hải 1, Đơng Hải 2 và Đình Vũ. Tại đây mật độ dân cư
cũng không cao. Vùng này có đất ngập nước vùng nước của sơng, bãi cát vùng gian triều.
Vùng III - vùng có khả năng ứng phó tương đối cao: chiếm khoảng 17,7 % diện tích vùng
nghiên cứu. Vùng này tập trung ở các phường có hệ thống đê kè ven biển như phường Tràng
15
Cát, Nam Hải, Đình Vũ. Bên cạnh nó cịn phân bố tại các phường có mật độ dân cư tập trung
khá cao như Cát Bi, Đằng Hải và Nam Hải. Vùng IV - vùng có khả năng ứng phó cao: chiếm
diện tích nhỏ nhất trong khu vực nghiên cứu (8,2 %) khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu tại
các phường có mật độ dân cư và hệ thống đê kè cao như: Đông Hải 1, Tràng Cát, Cát Bi. Tại
khu vực này diện tích ngập mặt lớn nhất nên khả năng bào vệ của chúng đối với khu vực bên
trong được phát huy hiệu quả.
3.4. Đánh giá mức độ tổn thƣơng tài nguyên, môi trƣờng ven biển khu vực quận Hải An
MĐTT tài nguyên, môi trường ven biển khu vực nghiên cứu được xác định nhờ sự
chồng chập bản đồ phân bố các chỉ số mức độ nguy hiểm do tai biến, mật độ các đối tượng bị
tổn thương và khả năng ứng phó. Kết quả đã phân vùng được khu vực nghiên cứu thành các
vùng có MĐTT từ thấp đến cao:
Vùng I - vùng có MĐTT thấp: chiếm khoảng 10 % diện tích khu vực nghiên cứu, phân
bố một phần ở nam Đình Vũ và các phường Tràng Cát, Nam Hải, Cát Bi. Đây là khu vực có ít
dân cư sinh sống, các tai biến xảy ra với mật độ thấp và cũng có ít các hoạt động nhân sinh, vì
vậy MĐTT thấp nhất so với các vùng khác trong khu vực nghiên cứu.
Vùng II - vùng có MĐTT trung bình: chiếm diện tích 58,2 % khu vực nghiên cứu,
phân bố rải rác ở tất cả 8 phường và một phần ngồi biển. Các khu vực phường Đơng Hải 1,
Đông Hải 2, Tràng Cát và Nam Hải với mật độ dân cư không cao, các tai biến diễn ra ít hơn.
MĐTT trung bình phân bố ở ngồi biển chủ yếu ở khu vực bãi cát vùng gian triều ven biển.
Vùng III - vùng có MĐTT tương đối cao: chiếm diện tích đứng thứ 2 trong khu vực
nghiên cứu (23,4 %), phân bố ven biển Đình Vũ, phường Tràng Cát và Đơng Hải 2. Các khu
vực này có tiềm năng và dị thường một số nguyên tố trong môi trường nước biển và trầm tích.
Mật dộ dân cư khơng cao nên khu có tai biến xảy ra. Cơng tác phịng chống sẽ khơng hiệu quả
nếu thiếu đi nguồn lực con người
Vùng IV - vùng có MĐTT cao: chiếm khoảng 8,4 % diện tích khu vực nghiên cứu. Tập
trung ở các phường Đông Hải 2, Tràng Cát, Cát Bi, Đằng Hải và phía Nam Đình Vũ. Đây là
vùng có các tai biến như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch và tiềm năng ô nhiễm trong môi
trường nước, trầm tích. Các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến ở mức độ cao, lại khơng
có hệ thống rừng ngập mặn che chắn lên vùng này mức động tổn thương là cao nhất.
Như vậy, vùng có MĐTT chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực nghiên cứu có
MĐTT trung bình, những vùng có mức độ tổn thương tương đối cao thường là những vùng có
mức độ nguy hiểm cao, mật độ đối tượng bị tổn thương tương đối cao kết hợp với khả năng
16
ứng phó ở mức trung bình. Đối sánh với kết quả của Lê Thị Thu Hiền (2005), Mai Trọng
Nhuận (2010) cho thấy kết quả khá tương đồng.
3.5. Định hƣớng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Dựa vào các đặc điểm tự nhiên và KT - XH, đặc điểm tài nguyên, môi trường, đặc biệt
dựa vào kết quả đánh giá MĐTT, định hướng sử dụng và một số giải pháp sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, môi trường khu vực nghiên cứu được đề xuất như sau:
3.5.1. Định hƣớng sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Định hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững
thể hiê ̣n sự kế t hơ ̣p hài hòa giữa các bên liên quan. Trên những nguyên tắc và quan điểm viê ̣c
sử du ̣ng tài nguyên , môi trường phát triển phải đáp ứng đồ ng thời yêu cầ u phát triể n kinh tế xã hội; bảo tồn, bảo vệ tài nguyên ; bảo vệ mơi trường ; phịng tránh tai biến. Trên cơ sở phát
huy được tiềm năng sử dụng tài nguyên, môi trường đồng thời cân đối phát triển kinh tế - xã
hội với bảo tồn tự nhiên, giảm thiểu tác động mơi trường, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích sử
dụng, chống suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên của khu vực.
Kết quả đánh giá mức độ tổn thương khu vực nghiên cứu cho thấy khu vực có mức độ tổn
thương tương đối cao - cao được đặc trưng bởi những vùng chịu tác động mạnh của các yếu tố
gây tổn thương, tài nguyên thiên nhiên và mơi trường đang bị suy thối từ các sức ép phát
triển kinh tế cùng với khả năng ứng phó khơng cao. Ngược lại, ở các vùng có mức độ tổn
thương thấp, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ít chịu tác động của các tai biến mơi trường
và áp lực phát triển kinh tế. Do đó, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi
trường khu vực nghiên cứu được dựa trên kết quả phân vùng MĐTT tài nguyên, môi trường.
Trên cơ sở các vùng có MĐTT khác nhau, các biện pháp quản lý, định hướng quy hoạch, sử
dụng tài nguyên được đề xuất nhằm đáp ứng nội dung của quy hoạch theo không gian (theo
vùng có MĐTT khác nhau) và thực hiện các hoạt động ưu tiên nhằm tăng khả năng ứng phó
của khu vực trước các yếu tố gây tổn thương. Theo đó, một số hoạt động sử dụng hợp lý tài
nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu được định hướng như bảng 3.12. Trong đó, các
ngành kinh tế ưu tiên phát triển như phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông vận
tải biển, xây dựng các khu công nghiệp. Các định hướng này cũng phù hợp với quy hoạch
phát triển khơng gian xây dựng thành phố Hải Phịng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050.
17
3.5.2. Các giải pháp thực hiện định hƣớng quy hoạch sử dụng tài nguyên
3.5.2.1. Tăng cƣờng hiệu lực của luật pháp, chính sách
Mục đích tăng cường luật pháp, chính sách là quản lý, bảo vệ môi trường tài nguyên
hiệu quả, nâng cao khả năng ứng phó với tai biến trên cơ sở đánh giá MĐTT tài nguyên, môi
trường. Vê luật pháp: hệ thống văn bản pháp luật cần phải có các nội dung, điều khoản quy
định về việc thực hiện các nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên, lượng giá tài nguyên (đặc
biệt tài nguyên ĐNN), quan trắc, phân tích chi phí mơi trường liên quan tới khai thác và sử
dụng các loại tài nguyên vào quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra cần nghiêm túc
thực hiện, phổ biến luật khoáng sản, luật tài nguyên nước… Về chính sách: cần ban hành các
chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hợp
lý các nguồn tài ngun phù hợp với MĐTT; thực hiện các mơ hình phát triển kinh tế theo
hướng sử dụng hợp lý như NTTS bền vững.
3.5.2.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức
Nền tảng để bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên ý thức của người dân về môi
trường sống xung quanh. Do vậy, để việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đạt hiệu quả,
cũng như để tăng khả năng ứng phó của xã hội trong giảm thiểu mức độ tổn thương thì giải
pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các nhóm cộng đồng dân cư địa phương
là giải pháp hết sức quan trọng và rất cần thiết, đặc biệt đối với khu vực đông dân cư, hoạt
động kinh tế mạnh mẽ. Hơn nữa, đối với mỗi nhóm đối tượng khác nhau (có vai trị, chức
năng và trình độ nhận thức cũng như cách nhận thức là không giống nhau), do vậy công tác
tuyên truyền giáo dục cũng cần được thực hiện bằng những phương tiện khác nhau.
3.5.2.3. Giải pháp công trình giảm thiểu thiệt hại do tai biến
Giảm thiểu thiệt hại do các yếu tố gây tổn thương tác động đến tài nguyên môi trường
trong khu vực bao gồm các biện pháp cơng trình như xây dựng đê, kè, đập, xây dựng hệ thống
xử lý và thu gom nước thải, xây dựng các khu vực chôn lấp chất thải… Các biện pháp này
được thực hiện nhằm giảm bớt hay chống lại sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên,
biện pháp này chỉ sử dụng được với các đối tượng cụ thể như chống lại các yếu tố tai biến.
Trong khu vực nghiên cứu biện pháp cơng trình nhằm giảm bớt tác động của các yếu tố gây
tổn thương đang được xây dựng nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường của quận Hải An.
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. MĐTT tài nguyên, môi trường ven biển khu vực quận Hải An được đánh giá theo 3
hợp phần sau: yếu tố gây tổn thương (các tai biến như dâng cao mực nước biển, ngập lụt, xói
lở, bồi tụ biến động luồng lạch, bão và yếu tố cường hóa tai biến); các đối tượng bị tổn thương
gồm cơng trình nhân sinh (dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp ven biển) và tài ngun
thiên nhiên (ĐNN, khống sản,); khả năng ứng phó của tự nhiên (thành tạo địa chất, địa hình
địa mạo ven biển, hệ sinh thái RNM) và của xã hội (dân số, cơ sở hạ tầng, giao thơng, chính
sách bảo vệ tài ngun, mơi trường).
2. Trên cơ sở phân tích và chồng chập có trọng số các lớp thơng tin 3 hợp phần tổn
thương bằng phần mềm Arcgis 10, bản đồ MĐTT tài nguyên, môi trường ven biển khu vực
quận Hải An - Thành phố Hải Phòng đã được thành lập. Dựa vào kết quả đánh giá hiện trạng
MĐTT tài nguyên, môi trường ven biển khu vực nghiên cứu được chia thành các vùng có
MĐTT thấp (phân bố chủ yếu ở phía nam khu vực nghiên cứu), trung bình (phân bố chủ yếu ở
giữa khu vực nghiên cứu), tương đối cao (phân bố chủ yếu ven đảo Đình Vũ và một số
phường) và cao (phân bố chủ yếu ở nam đảo Đình Vũ và phía nam khu vực nghiên cứu).
Trong đó, diện tích vùng có mức độ tổn thương trung bình chiếm diện tích lớn nhất (khoảng
58,2 %), những vùng có mức độ tổn thương cao thường là những vùng có chịu tác động mạnh
của các tai biến, mật độ tổn thương tương đối cao và khả năng ứng phó ở mức trung bình.
3. Dựa vào kết quả đánh giá MĐTT tài nguyên, môi trường khu vực quận Hải An, các
giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đã được đề xuất bao gồm: quản lý tổng hợp và quy hoạch
dựa trên MĐTT tài nguyên, môi trường; tăng cường hiệu lực của luật pháp, chính sách; bảo
đảm nguồn cung cấp tài chính; giải pháp tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức; giải
pháp cơng trình giảm thiểu thiệt hại. Trong đó, giải pháp quy hoạch dựa trên MĐTT tài
ngun, mơi trường là cơ sở để các cấp chính quyền địa phương phối hợp với người dân trong
khu vực thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với những ưu tiên chính là đơ thị, khu cơng
nghiệp, NTTS, giao thơng - cảng biển.
II. KIẾN NGHỊ
1. Việc tập trung phát triển các khu cơng nghiệp tại khu vực cảng Đình Vũ đã phải
đánh đổi phần lớn diện tích rừng ngập mặn. Đây là điều đánh đổi không thể tránh khỏi ở khu
vực nghiên cứu nói riêng và các vùng ven biển ở Việt Nam nói chung. Nên cần có những
19
nghiên cứu chi tiết về tác động của quá trình xây dựng khu công nghiệp đối với hệ thống đất
ngập nước, nhằm đưa ra biện pháp tối ưu nhất trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội.
2. Hoàn thiện phương pháp nghiên cứu tổng hợp mức độ tổn thương của khu vực
nghiên cứu nói riêng và các khu vực khác nói chung nhằm định hướng cho các nhà quản lý và
hoạch định chính sách.
References
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Cẩn và nnk (1994), Hoạt động đứt gãy hiện đại vùng Hải Phịng - Quảng
n. Tài ngun và mơi trường biển, tập II. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà
Nội.
3. Lê Thị Thu Hiền (2005), Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch,
quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Mai Trọng Nhuận và nnk (2007), Đất ngập nước ven biển Việt Nam, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Mai Tro ̣ng Nhuâ ̣n và nnk (2009), Điề u tra, đánh giá tài nguyên môi trường các vũng
vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường . Đề
tài đô ̣c lâ ̣p cấ p Nhà nước KC 09.05/06-10.
6. Mai Trọng Nhuận (2005), Nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thương đới ven biển
phục vụ phát triển bền vững. Báo cáo đề tài nghiên cứu cơ bản.
7. Đỗ Văn Nhượng (2011), “Biến đổi khí hậu và tác động đến động vật đáy trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn ven biển”, Đất ngập nước và biến đổi khí hậu, Kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Niên giám thống kê tỉnh Hải Phòng (2010), Nhà xuất bản Thống kê.
9. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần 5 thuộc
dự án tổng thể “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài ngun - mơi trường, khí
tượng thuỷ văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng
biển”. Tổng cục Môi trường.
10. Trần Anh Tú, Trần Đức Thạnh (2008), “Một số kết quả nghiên cứu xói lở, bồi tụ
vùng ven bờ khu vực Hải Phòng”, Hội tháo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập
Khoa Kỹ thuật Biển, tr. 143 - 150.
20
11. Nguyễn Ngọc Thạch (2007), Xây dựng bản đồ chỉ số nhạy cảm hệ sinh thái đối với
các tác động môi trường trong sử dụng hợp lý và phát triển bền vững dải ven biển
Hải Phòng, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: QGTĐ.05.02.
12. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Ngọc Hải (2011), “Xây dựng
bản đồ chỉ số nhạy cảm hệ sinh thái đối với các tác động môi trường trong sử dụng
hợp lý và phát triển bền vững dải ven biển Hải Phòng”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt
Nam học lần thứ 16, tr. 632 - 637.
13. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Cẩn, Đặng Đức Nga (2000), “Bản chất cấu trúc estuary
của vùng cửa sông Bạch Đằng”. Tài nguyên và Môi trường biển, tập VII, trang 35 50, Hà Nội.
14. Trần Đức Thạnh (2004), “Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sơng miền
Bắc và giải pháp phịng chống”, Báo cáo năm 2004. Viện Tài nguyên và Môi trường
biển.
15. Ủy ban nhân dân quận Hải An (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011; thực hiên chủ đề năm của thành phố, của
quận; thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ và Chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
năm 2012.
16. Ủy ban nhân dân quận Hải An (2011), Báo cáo tổng kết cơng tác phịng chống lụt
bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012.
17. Ủy ban nhân dân quận Hải An (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm
2013. “”
18. Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Đỗ Thị Thu Hương, Cao Thị Thu Trang (2007),
“Nạo vét ở cảng Hải Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến mơi trường và hệ sinh
thái biển”. Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, trang 202 - 209.
Tiếng Anh
19. Barth, M.C., Titus, J.G. (1984), An overview of the causes and effects of the sea level
rise, Washington D.C.
20. Benioff, R. et al (1996), Vulnerability and Adaptation Assessments - An
international Handbook, Dordrecht, Boston.
21. Cahoon, D. R. et al (2006), “Coastal wetland vulnerability to relative sea-level rise:
Wetland Elevation Trends and Process Controls”, Ecological Studies, 190, pp.1-3.
21
22. Cutter, S. L. (1986), “Vulnerability to Environmental Hazards”, Progress in Human
Geopraphy, 20(4), pp. 29-39.
23. Dasgupta, S. et al (2007), “The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries:
A Comparative Analysis”, World Bank Policy Research Working Paper, 4136, p.33.
24. Dow, K. (1992), “Exploring differences in our common future(s): The meaning of
vulnerability to global environmental change.” Geoforum, 23(3), 417-36.
25. Intergovernmental Panel on Climate change (IPCC) (2001), Working group I Report
Impacts, Adaption and Vulnerability, Cambridge University Press, Cambridge.
26. Intergovernmental Panel on Climate change (IPCC) (2007), Working group II
Report Impacts, Adaption and Vulnerability, Cambridge University Press,
Cambridge.
27. Kreeger, D. et al (2010), Climate change and the Delaware Estuary, A Publication
of the Partnership for the Delaware Estuary, pp. 79-96.
28. Mai Trong Nhuan, et al (2011), “Vulnerability assessment of environment and
natural resources in Vietnam coastal zone for sustainable use of natural resources,
environment protection and adaptation to climate change (case study the Red River
Delta coastal zone)”, Journal of Science, 27(3), pp.151-161.
29. Mazda, Y. et al (1997), “Hydrodynamics and Modeling of water flow in mangrove
areas”, Coastal Wetlands: an integrated ecosystem approach, Elsevier, Oxford.
30. Mimura, N. (1999), “Vulnerability of island countries in the South Pacific to sea
level rise and climate change”, Climate Research, pp.137-143.
31. Mitchell, J. K. (1989), “Hazards research”, Geography in America, pp. 410-424.
32. National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA) (1999), Community
Vulnerability Assessment Tool: New Hanover County, North Carolina Case Study,
Washington D.C.
33. Scheneider, S.H., Chen, R.S. (1980), “Carbon dioxide warming and coastline
flooding: physical factors and climatic impact”, Annual Review of Energy, 5, pp.
107-140.
34. Susman, P., O’Keefe, P., Wisner, B. (1983), “Global disasters, a radical
interpretation”, Interpretation of Calamity: From the view point of human ecology,
Allen & Unwin Inc, Boston.
35. Timmerman, P. (1981), “Vulnerability, resilience, and the collapse of society”,
Environmental Monograph, Institute for Environmental Studies, University of
Toronto.
22
36. Torresan, S.
et al (2008), “Assessing coastal vulnerability to climate change:
comparing segmentation at global and regional scales”, Sustainability Science, 3(1),
pp.45-65.
23