Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai du thi kien thuc lien mon chín ké là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.37 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TÂN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐẠI HÓA

BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC
SINH

Nhóm học sinh:
Hà Thị Thanh Tâm
Ngày sinh:
– Lớp 9B
Trần Thị Thúy
Ngày sinh:
- Lớp 9B

1


1. Tên tình huống: “Chín ké là gì?”
Lúc chúng em còn nhỏ, khi bố mẹ bán bưởi diễn thì các bác thương lái chỉ
xếp vào thùng những quả mới chớm vàng, còn những quả chín vàng, mọng thì
họ để riêng trong khi những quả đó rất to, da bóng, mịn. Em thắc mắc, hỏi: “Tại
sao người ta không chất vào một thùng cho nhanh?”. Bác ấy bảo: “Nếu để chung
thì nó sẽ làm những quả kia mau chín. Như thế sẽ không vận chuyển đi xa
được.” Lúc bấy giờ, trong đầu em chỉ toàn là dấu chấm hỏi, em hỏi tiếp: “Sao để
những quả chín chung thì các quả còn lại mau chín hả bác?” Bác chỉ nhìn em
cười mà không trả lời.
Ở nhà, em thấy mẹ em thường dấm chuối, hồng, xoài bằng cách xếp
những quả xanh xung quanh rồi đặt một hoặc hai quả dứa chín vào giữa rồi đậy
kín. Em hỏi bà tại sao lại phải làm như vậy, thì bà trả lời là để chúng chín ké.


Vậy “chín ké” là gì? Tại sao những quả chín có thể làm chín những quả
chưa chín?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn và biết
cách vận dụng kiến thức từ lớp học vào cuộc sống hàng ngày để phục vụ đời
sống cũng như rèn luyện kĩ năng “học đi đôi với hành”, nâng cao chất lượng học
tập, nắm vững kiến thức.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích những kinh nghiệm trong đời
sống mà ông bà đã truyền lại cho chúng ta.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống: môn Hóa học, Sinh học.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Những thắc mắc về hai chữ “chín ké” đã theo đuổi em suốt bao năm học
qua. Đến năm lớp 9 khi chúng em học môn Hóa học thì chúng em mới hiểu ra
rằng khi quả chín sẽ tỏa ra khí etylen, khí này có tác dụng kích thích sự chín của
trái cây. Chính vì thế, mẹ em thường đặt bất kì loại quả nào đã chín để kích
thích sự chín của những quả xanh xung quanh.
- Ngược lại, nếu muốn buồng chuối đã chín để lâu chín hơn ta sẽ tách
những trái đã chín để một nơi riêng.
- Ngoài ra chúng em còn tìm hiểu trên sách, báo, internet,…
5. Giải quyết tình huống:
“Chín ké” là từ ngữ nói ngắn gọn của một quá trình dài và đầy phức tạp
của trái cây có liên quan đến hai môn học: Hóa học và Sinh học.
Chuối là quả hô hấp đột biến nên trong quá trình chín có giai đoạn hô hấp
mạnh nhất. Thông thường vài giờ trước khi xảy ra hô hấp đột biến hàm lượng
etylen nội sinh tăng, kích thích hoạt động của các enzym đẩy nhanh quá trình
2


chín của chuối. Dưới tác động của etylen, màng tế bào của quả chuối có những

biến đổi cơ bản: tính thấm của màng tăng lên đáng kể do etylen có ái lực cao đối
với lipit, một thành phần chủ yếu cấu tạo nên màng tế bào. Điều đó dẫn đến giải
phóng các enzym vốn tách rời với cơ chất do màng ngăn cách. Các enzym này
có điều kiện tiếp xúc với cơ chất và gây ra các phản ứng có liên quan đến các
quá trình sinh lý, sinh hoá của quả như quá trình chín, thoát hơi nước.
Theo Yang và cộng sự, etylen là một loại hormone thực vật được tạo
thành trong giai đoạn phát triển của cây trồng, đặc biệt ở giai đoạn chín của quả
chuối. Quá trình sinh tổng hợp etylen bao gồm những công đoạn chính sau: xuất
phát ban đầu từ axít amin methionine (MET) và sản phẩm quan trọng nhất của
chu trình này là tạo ra etylen, quá trình này đi qua hai sản phẩm trung gian chính
đó là S-adenosyl methionine (SAM) và 1- aminocyclopropane 1-cacboxylic axit
(ACC). Từ methionine (MET) chuyển hoá thành S-adenosyl methionine (SAM)
nhờ tác dụng xúc tác của enzym SAM-synthetaza. Từ SAM chuyển hóa theo 2
con đường khác nhau: một phần tổ hợp lại axit amin MET để tiếp tục quá trình
sinh tổng hợp trong cơ thể sinh vật; một phần chuyển hóa thành 1aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC) nhờ tác dụng xúc tác của enzym
ACC-synthetaza. Khi quả còn xanh, con đường hình thành trở lại MET xảy ra
mạnh và sự hình thành ACC là yếu hơn. Quá trình này sẽ diễn ra ngược lại khi
quả chín dần. Từ ACC chuyển hoá thành etylen (C 2H4) nhờ tác dụng xúc tác của
enzym ACC-oxydaza.
Theo quan điểm của Lurssen và cộng sự, trong quá trình sinh tổng hợp
etylen từ axít amin MET, hoạt tính của hai enzym ACC- synthetaza và ACCoxydaza đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà sản sinh etylen và bị
ảnh hưởng bởi các ion kim loại nặng. Nếu có tác động của các biện pháp kỹ
thuật nhằm chống lại sự hình thành ACC, chẳng hạn như sử dụng chất kháng
etylen (Retain - AVG) thì chất này sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của enzym
ACC-synthetaza. Do đó, quá trình chuyển hoá từ SAM để tạo thành hàm lượng
ACC thấp (chất tiền etylen). Chính vì vậy, hàm lượng etylen tạo thành thấp, ứng
dụng tính chất này để kéo dài thời gian bảo quản chuối.
Trong chu trình của Yang và Adams, một hướng thực hiện khác theo con
đường sử dụng khả năng chuyển hoá của enzym ACC-N- malonyltransferaza để
hàm lượng ACC tạo thành thấp. Khi trong môi trường có mặt enzym ACC-Nmalonyltransferaza thì enzym này có thể làm đổi hướng đi từ ACC đến etylen để

tạo ra một dẫn xuất kết hợp đó là ACC malonyl (MACC). MACC được coi như
là một sản phẩm không hoạt động, bị cô lập ở trong không bào và chỉ có thể biến
đổi trở lại ACC dưới những điều kiện phi sinh lý học. Chúng ta thấy rằng, oxy
giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển ACC thành etylen. Đây chính là cơ
sở cho việc bảo quản rau quả tươi trong môi trường kín (thiếu O 2) hay trong khí
quyển (điều chỉnh các thành phần không khí trong khí quyển bảo quản như O 2,
CO2, N2…) có tác dụng kháng etylen để kéo dài thời gian bảo quản tươi rau quả.
Qua đó, cho thấy khí etylen có rất nhiều tác dụng. Con người đã biết áp
dụng khí etylen vào thực tế như:
3


+ Các chế phẩm chứa etylen hay đất đèn đang được sử dụng tại Việt Nam,
nhất là trong việc làm chín đều hạt cà phê, hồng xiêm, xồi, chuối,… sau khi thu
hoạch.
+ Làm chín quả bằng etylen có ưu điểm là q trình chín diễn ra nhanh
(khoảng 2 – 4 ngày) và có độ chín đồng đều cao hơn rất nhiều so với các
phương pháp làm chín truyền thống khác (ủ khí đá…), an tồn cho người sử
dụng.
+ Để làm chín thì chỉ cần xử lí quả bằng cách cho chúng tiếp xúc với khí
etylen ở nồng độ 100 - 150 ppm trong thời gian 24 giờ và để ở điều kiện bình
thường, sau đó quả sẽ tự chín trong vòng 2- 4 ngày.
6. Ý nghóa của việc giải quyết tình huống
- Giúp chúng ta biết dùng các loại quả chín để làm chín các loại quả xanh
khác theo mục đích sử dụng.
- Giúp chúng ta biết cách vận dụng tác dụng của etylen vào chế biến nơng
sản để làm chín hoa quả an tồn, bảo quản nơng sản theo mục đích kinh tế.
- Giúp chúng ta biết cách kéo dài thời gian bảo quản rau, quả tươi (để kéo
dài thời gian bảo quản các loại rau, quả tươi chúng ta nên phân loại chúng theo
các cấp độ chín để tránh trường hợp chín ké), hạn chế sử dụng các chất bảo quản

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Giúp chúng ta nhận ra rằng những kinh nghiệm mà tổ tiên, ơng bà, cha
mẹ đã truyền dạy cho chúng ta là những kinh nghiệm q báu, là những truyền
thống tốt đẹp. Chính vì thế, chúng ta phải biết tự hào, giữ gìn, kế thừa và phát
huy những kinh nghiệm dân gian cùng truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

4



×