Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng vắc xin cúm gia cầm h5n1 navet – fluvac 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.94 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ QUỲNH TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG VẮC XIN CÚM GIA CẦM
H5N1 NAVET - FLUVAC 2 TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi - Thú y

Khoá học:

2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ QUỲNH TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG VẮC XIN CÚM GIA CẦM
H5N1 NAVET - FLUVAC 2 TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Lớp:
Khoá học:
Giảng viên hướng dẫn:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi - Thú y
43 - TY (N02)
2011 – 2015
TS. Nguyễn Văn Quang

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình em
đã nhận được sự chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của

Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y và cơ sở nơi thực tập là
Trung tâm nghiên cứu – Công ty Navetco. Tôi cũng nhận được sự cộng tác
nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ cổ vũ động viên của người
thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quang đã rất
tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Trần Xuân Hạnh – Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu – Công ty Navetco, ThS. Nguyễn Văn Dung Tổ
trưởng tổ Giống và tế bào – Trung tâm nghiên cứu công ty Navetco, cùng
toàn thể các anh chị em trong Trung tâm nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ bố
trí thí nghiệm và hướng dẫn về mặt chuyên môn để em có thể hoàn thành
được khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị Quỳnh Trang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:Kết quả kiểm tra tính ổn định của vắc xin nhũ dầu .......................... 36
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra vô trùng của vắc xin Navet – Fluvac 2 ................ 37
Bảng 4.3 : Đánh giá an toàn của vắc xin cúm gia cầm Navet – Fluvac 2 ....... 37
Bảng 4.4 : Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin cúm gia cầm Navet –
Fluvac 2 trên gà .............................................................................. 38
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin cúm gia cầm Navet –

Fluvac 2 trên vịt ............................................................................. 39
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra bài trùng sau khi công cường độc trên gà............ 40
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra bài trùng sau khi công cường độc trên vịt ........... 41


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAHL:

Austraulia Animal Health Laboratory

DC:

Đối chứng

GMT:

Geometric Mean Titer

HA:

Haemagglutinin

HI:

Hemagglutination inhibition reaction

HPAI:


Highly Pathogenic Avian Influenza

LPAI:

Low Pathogenic Avian Influenza

M:

Protein matrix

MD:

Miễn dịch

MPAI:

Moderately Pathogenic Avian Influenza

NA:

Neuraminidase

NP:

Nucleoprotein

PBS:

Phosphate buffer saline


RDE:

Receptor Destroying Enzyme

TCID50:

Tissue Culture Infectious Dose 50


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài..................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm........................................... 3
2.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trong nước và thế giới ....................... 4
2.1.3. Đặc tính chung của virus cúm A ..................................................... 6
2.1.4. Nuôi cấy virus cúm gia cầm............................................................ 9
2.1.5. Động vật cảm nhiễm ..................................................................... 10

2.1.6. Phương thức truyền lây ................................................................. 11
2.1.7. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................... 12
2.1.8. Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm ............................................. 12
2.1.9. Bệnh tích ....................................................................................... 13
2.1.10. Chẩn đoán bệnh ........................................................................... 13
2.1.11. Kiểm soát bệnh............................................................................ 14
2.1.12. Vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm ............................................... 16
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................. 22


v
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 23
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 24
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 27
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................... 27
3.4.1. Phương pháp kiểm tra tính ổn định của vắc xin nhũ dầu.............. 27
3.4.2. Kiểm tra vô trùng của vắc xin trên các môi trường ...................... 28
3.4.3. Phương pháp kiểm tra an toàn ...................................................... 29
3.4.4. Phương pháp kiểm tra hiệu lực ..................................................... 29
3.4.5. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI)................................. 30
3.4.6. Kiểm tra bài xuất bằng phương pháp Real-time PCR .................. 33
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 36
4.1. Kết quả kiểm tra tính ổn định của vắc xin nhũ dầu ............................. 36
4.2. Kết quả kiểm tra vô trùng .................................................................... 37
4.3. Kết quả kiểm tra tính an toàn của vắc xin ............................................ 37
4.4. Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin trên gà và vịt .................................. 38
4.5. Kiểm tra bài trùng sau khi công cường độc ......................................... 40

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 43
5.1. Kết luận ................................................................................................ 43
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bệnh cúm gia cầm gây ra bởi virus cúm A/H5N1 và những ảnh hưởng
của bệnh dịch này đến đời sống kinh tế xã hội là một vấn đề được quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước nằm trong
vùng dịch.Theo WHO, 20-30% trẻ em và 5-10% người trưởng thành bị nhiễm
cúm hằng năm, các biến chứng nghiêm trọng do nó gây ra cái chết của
250000 – 500000 người. Gánh nặng kinh tế gây ra bởi dịch cúm ước tính 1
- 6000000 USD trên 100000 dân số, gánh nặng và tỷ lệ tử vong tăng lên
đáng kể trong thời gian đại dịch (Đậu Ngọc Hào, 2014) [1]. Điều đáng chú
ý là virus H5N1 vẫn đang tiếp tục biến đổi tạo ra các chủng mới và đây
chính là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh
này có hiệu quả.
Để phòng bệnh ngoài việc phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp
kiểm dịch, vệ sinh phòng dịch, thì việc sử dụng vắc xin phòng bệnh có vai trò
quan trọng và mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Việc tiêm vắc xin không
những bảo vệ được đàn gia cầm nuôi, mà còn làm giảm đáng kể sự bài xuất
mầm bệnh cúm ra môi trường ngoài và từ đó làm giảm khả năng lây lan bệnh.
Vì những lý do đó, việc tạo ra một loại vắc xin hiệu quả bảo vệ gia cầm chống
lại virus cúm là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong công tác
phòng chống cúm, nhất là khi chúng ta đang đứng trước nguy cơ bùng phát

đại dịch.
Ở nước ta từ năm 2005 phải nhập vắc xin từ Trung Quốc. Gần đây Công
ty NAVETCO của Việt Nam đã sản xuất được vắc xin cúm A/H5N1 dùng
virus vắc xin chủng NIBRG-14, với tên gọi Navet - Vifluvac. Tuy nhiên, do
đặc tính của virus cúm thường biến đổi tạo thành các biến chúng mới và để


2
chủ động có nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng, Công ty NAVETCO đã
nghiên cứu một vắc xin cúm khác Navet – Fluvac 2, có khả năng phòng bệnh
cho gia cầm chống lại các biến chủng mới bao gồm clade 1.1, 2.3.2.1a,
2.3.2.1b và 2.3.2.1c.
Để đánh giá được chất lượng vắc xin sản xuất và tạo cơ sở khoa học xây
dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và sử dụng vắc xin, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng vắc xin cúm gia cầm H5N1
NAVET - FLUVAC 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được chất lượng của vắc xin Navet – Fluvac 2 về các mặt: vô
trùng, tính vật lý, an toàn và hiệu lực, làm cơ sở khoa học để xây dựng quy
trình kiểm nghiệm và sử dụng vắc xin.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được các bước và phương pháp tiến hành đánh giá chất lượng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 Navet – Fluvac 2 trong phòng thí nghiệm.
- Trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm chuyên môn tại cơ sở, tự rèn
luyện, học hỏi nâng cao tay nghề cho bản thân.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin khoa học về khả năng bảo hộ của gia cầm khi
tiêm vắc xin Navet – Fluvac 2 chống lại các biến chủng mới của virus cúm
gia cầm thể độc lực cao H5N1.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá chất lượng vắc xin Navet – Fluvac 2 là cơ sở để triển
khai sử dụng vắc xin trong thực tiễn sản xuất, nhằm phòng chống dịch cúm
gia cầm ở các địa phương.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm hay bệnh cúm gà (Avian Influenza – AI), là một bệnh
truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm typ A thuộc họ orthomyxoviridae. Trước
đây bệnh được gọi là dịch tả gà (Fowl plague). Hội nghị lần thứ nhất về bệnh
cúm gia cầm tại Beltsville ở Mỹ năm 1981 đã thay thế bằng tên “Bệnh cúm
truyền nhiễm cao ở gia cầm” (Highly Pathogenic Avian Influenza - HPAI).
Tổ chức thú y thế giới (OIE) xếp HPAI vào danh mục 15 bệnh nguy hiểm
nhất của động vật (Nguyễn Bá Hiên, 2014) [6].
Virus cúm typ A gây bệnh chủ yếu cho gia cầm nuôi và các loài chim
hoang. Đến nay người ta đã xác định được sự lưu hành rộng của virus này
trong các loài chim hoang và chim hoang chính là vật chủ tự nhiên của virus
cúm A. Ngoài gây bệnh cho loài chim, virus cúm typ A còn có thể gây bệnh
cho một số động vật khác bao gồm ngựa, lợn, hải cẩu và cá voi (Nguyễn Bá
Hiên, 2014) [6].
Protein bề mặt của virus cúm A có cấu trúc từ glycoprotein, bao gồm
protein gây ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin - HA), protein enzyme cắt
thụ thể NA (Neuraminidase) và protein đệm M (Matrix). Dựa vào sự khác
nhau của các kháng nguyên bề mặt HA và NA người ta đã phân virus cúm A
thành nhiều typ khác nhau. Hiện nay đã xác định đươc 16 type H (H1-H16)

và 9 type N (N1-N9) (Nguyễn Bá Hiên, 2014) [6]. Cúm gia cầm thể độc lực
cao (Highly Pathogenic Avian Influenza-HPAI) do virus cúm A/H5N1 là một
phân typ trong nhóm cúm A gây bệnh cấp tính cho gà, gà tây và các loài chim
khác với tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao.


4
Tùy theo loài, lứa tuổi gia cầm, độc lực của virus gây bệnh và các yếu
tố môi trường, bệnh có khả năng gây nhiễm cao, trên các loài chim mẫn
cảm, với mức độ biểu hiện bệnh khác nhau, từ chết đột ngột với ít dấu hiệu
lâm sàng hay không rõ ràng, đến bệnh đặc trưng hơn kèm theo các thể hiện
lâm sàng, bao gồm các dấu hiệu hô hấp, xuất dịch ở mắt và mũi, ho, sặc và
khó thở, sưng ở các xoang, lờ đờ, giảm ăn rõ rệt và các dấu hiệu thần kinh
và tiêu chảy.
2.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trong nước và thế giới
2.1.2.1 Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới
Do dã cầm là ký chủ tự nhiên của bệnh cúm gia cầm và do sự di trú rộng
rãi của các loài dã cầm, hiện nay bệnh cúm gia cầm đã lưu hành trên phạm vị
toàn cầu, dịch bệnh đã xẩy ra và được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới.
Lịch sử đã ghi nhận bệnh cúm đã có từ lâu đời. Năm 412 trước công
nguyên, Hypocrates đã mô tả về bệnh cúm. Sau đó vào năm 1680 một vụ đại
dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch. Một số
đại dịch cúm được ghi nhận như sau: đã xuất hiện 8 đại dịch cúm trong thế kỷ
17, 5 đại dịch trong thế kỷ 20 (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2014) [5].
Năm 1918 – 1919, một đại dịch cúm đã xảy ra với mức độ trầm trọng
gây tử vong khoảng 20 – 40 triệu người trên toàn thế giới.
Cúm Châu Á (Asian Flu) do virus cúm typ A/H2N2 gây nên, bắt đầu từ
Hồng Kong năm 1957.
Cúm Hồng Kông (Hong Kong Flu) do virus cúm typ A/H3N2 xảy ra
năm 1968.

Cúm Nga (Russian Flu) do virus cúm typ A (H1N1) xảy ra năm 1977.
Bệnh cúm gia cầm được Perroncito (Italy) mô tả lần đầu tiên năm 1878
với tên lúc đầu là dịch tả gà. Đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã xác
định được căn nguyên siêu nhỏ gây bệnh, nhưng mãi đến năm 1955, virus gây
bệnh mới được xác định là virus cúm typ A (H7N1 và H7N7).


5
Virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên và gây bệnh trên gà tại
Scotland vào năm 1959 và có thể là biến thể H5N1 đầu tiên trên thế giới. Năm
1977 ở Hồng Kông, lần đầu tiên virus cúm gia cầm H5N1 đã gây ra ổ dịch
trên gia cầm và lây sang người làm 18 người nhiễm bệnh, hậu quả của nó làm
hàng triệu gia cầm chết hay phải tiêu huỷ. Trong đợt dịch này, 18 người đã bị
nhiễm bệnh do virus cúm A/H5N1, trong đó có 6 người chết. Đây là lần đầu
tiên virus cúm A/H5N1 được xác nhận gây bệnh trên người.
Hiện nay đã có nhiều nước và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia cầm
H5N1, gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia,
Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kong, Việt Nam. Ngoài ra có 7 nước và vùng
lãnh thổ có dịch cúm gia cầm nhưng khác chủng gồm: Pakistan, Hoa Kỳ,
Canada, Nam Phi, Ai Cập, Triều Tiên, Đài Loan. Tính đến tháng 4 - 2012 đã
có tổng số 55 nước, vùng lãnh thổ bùng phát dịch cúm làm 250 triệu gia cầm
chết hoặc bị tiêu hủy bắt buộc (WHO, 2008) [18].
2.1.2.2 Tình hình dịch cúm gia cầm trong nước
Theo (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2014) [5] dịch cúm gia cầm lần đầu tiên
xuất hiện ở nước ta vào cuối tháng 12 năm 2003 và đến nay đã xảy ra thành
các đợt chính như sau:
- Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 30/3/2004: Dịch xảy ra ở 57/64
tỉnh thành trong nước, tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 43.9 triệu con
(16,8% tổng số gia cầm cả nước, 30.4 triệu gà, 13.5 triệu thủy cầm, 14.76
triệu chim cút và các loài chim khác). Có 3 người được xác định nhiễm H5N1

đã tử vong.
- Đợt dịch thứ hai từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2004: Dịch đã xảy ra ở
46 xã/phường tại 32 huyện/quận/thị xã, tiêu hủy 84000 (56000 gà và 8000 vịt;
19950 chim cút), 27 người mắc bệnh, trong đó có 9 ca tử vong.
- Đợt dịch thứ ba từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005: Dịch xảy
ra ở 670 xã/182 huyện/36 tỉnh, tiêu hủy 1846000 con (470000 gà; 825000 vịt;
551000 chim cút)


6
- Đợt dịch thứ tư từ 10/2005 đến 1/2006: Dịch xảy ra ở 24 tỉnh, tiêu hủy
3972000 con (1338000 gà, 2135000 thủy cầm và các loài khác)
- Đợt dịch thứ năm từ 12/2006 đến 12/2007: Tổng số mắc, chết, tiêu hủy
là 236582 con(37479 gà, 193268 vịt, 5835 ngan). Bệnh xảy ra chủ yếu ở thủy
cầm < 2 tháng tuổi chưa được tiêm phòng.
- Đợt dịch thứ sáu năm 2008: Dịch xảy ra ở 80 xã/54 huyện, quận, thị
xã/27 tỉnh, thành phố. Gia cầm chết và tiêu hủy: 76095 con (28928 gà, 44202
vịt, 2965 ngan). Bệnh chỉ xuất hiện ở các đàn gia cầm quy mô 100 - 200 con
không tiêm phòng vắc xin hoặc mới tiêm một mũi.
- Đợt dịch thứ bảy năm 2009: Có 129 ở dịch tại 71 xã/ 35 huyện/ 18 tỉnh.
Số gia cầm chết và tiêu hủy là 112847 con, trong đó có 24686 gà, 85038 vịt
và 3123 ngan.
- Năm 2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở ít nhất 63 xã, phường của 37
huyện, quận thuộc 24 tỉnh, thành phố, làm hơn 76000 con gia cầm mắc bệnh,
chết và buộc phải tiêu hủy, trong đó chủ yếu là vịt (chiếm hơn 70%), có 7 ca
mắc H5N1 ở người và có 2 ca tử vong.
- Từ năm 2011 đến 2012, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục xảy ra ở dạng
nhỏ lẻ và chủ yếu xảy ra trên các đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin.
- Năm 2013 và đầu năm 2014, xuất hiện ổ dịch trên đàn gia cầm dưới
dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) và chủ yếu xảy ra trên các đàn gia cầm

chưa được tiêm phòng vắc xin.
2.1.3. Đặc tính chung của virus cúm A
2.1.3.1. Phân loại và cấu trúc của virus cúm
Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae và được phân loại thành 3 type
chính, rút cúm A, B và C dựa trên sự khác nhau của protein M và NP. Virus
cúm A có độc tính cao hơn và lây nhiễm trên nhiều loài như người, các loài
gia cầm và gia súc. Virus cúm B và C chỉ lây nhiễm trên người. (Nguyễn Như
Thanh, 2001) [9].


7

Virus cúm A là một trong ba nhóm của họ Orthomyxoviridae có dạng
hình cầu hoặc xoắn, đường kính trung bình của hạt virus từ 80 - 120nm. Virus
có vỏ bọc ngoài (Wang, 2010) [15].
Hệ gen của virus cúm A là RNA sợi đơn âm gồm 8 phân đoạn riêng biệt
(HA, NA, NP, M, PB1, PB2, PA và NS) (Cox và cs, 2000) [13] mã hoá cho
11 protein tương ứng của virus. Thành phần hóa học của virus bao gồm ARN
0,8 - 1%, cacbohydrate 5 - 8%, 20% lipid, 70% protein (Nguyễn Bá Hiên và
cs, 2014)[5]
Vỏ của virus cúm A có bản chất là glycoprotein bao gồm 02 kháng
nguyên chính: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu HA (Hemaglutinin) và
kháng nguyên trung hoà NA (Neuraminidase)
- Haemagglutin (HA): Protein HA đóng vai trò quan trọng liên quan đến
khả năng gây bệnh và kích thích sinh kháng thể do những đặc điểm và chức
năng của protein này quy định bao gồm:
+ Một protein bề mặt có khả năng bám trên các thụ thể tế bào chứa axit
sialic giúp virus nhân lên và gây bệnh.
+ Có khả năng gây ngưng kết hồng cầu
+ Kháng nguyên bề mặt kích thích sinh kháng thể bảo hộ có tính đặc hiệu

cao và giúp định subtype, kháng thể này có thể phát hiện bằng phản ứng HI.
+ Thường xuyên biến đổi tạo nên tính đa dạng của kháng nguyên.
- Neuraminidase (NA): Là protein bề mặt, ngoài những đặc điểm là
kháng nguyên tạo kháng thể có tính đặc hiệu cao và giúp định subtyp, thường
xuyên biến đổi tạo tính đa dạng kháng nguyên thì protein này có đặc điểm rất
quan trọng trong quá trình nhân lên của virus đó là có hoạt tính sialidase, giúp
virus phân cắt HA ra khỏi màng, xâm nhập vào bên trong tế bào và phóng
thích ra khỏi tế bào sau khi đâm chồi trong quá trình nhân lên của virus.
- Nucleoprotein (NP): Là protein bên trong có tính đặc hiệu của virus
cúm typ A, giúp phân biệt với các virus cúm typ B và C. Nucleoprotein tạo


8

nên khung cấu trúc xoắn bên trong của virus và gắn kết với các chuỗi RNA và
3 polymerase khác nhau.
- Protein matrix (M): Bao gồm M1 và M2, trong đó M1 là protein bên
trong, nằm ngay dưới lớp vỏ bọc lipid, gắn kết với những ribonucleoprotein,
quyết định hình dạng của virus và có tính đặc hiệu cho virus cúm typ A, trong
khi M2 là protein bề mặt, giữ vai trò là kênh trao đổi ion của virus và khơi
mào cho hoạt tính gắn kết của HA.
Một trong những đặc điểm quan trọng của virus cúm A là thường hay
biến đổi tạo ra các biến thể mới giúp cho nó lưu hành rộng rãi trong thiên
nhiên. Có ba cách chủ yếu làm thay đổi kháng nguyên của virus cúm A là:
Đột biến điểm (antigenic drift), tái tổ hợp (antigenic shift) và hiện tượng
glycosyl hoá (Glycosylation) (Webster và cs, 2002) [16].
- Antigenic drift (đột biến điểm): Là loại đột biến của kháng nguyên HA
hoặc/và NA làm thay đổi nhỏ tính kháng nguyên.
- Antigenic shift (Tái tổ hợp): Là sự tái tổ hợp giữa hai đoạn gen của virus
cúm đồng nhiễm vào một tế bào tạo ra kháng nguyên HA và NA hoàn toàn mới.

- Glycosyl hoá: Là sự gắn kết của một chuỗi carbonhydrate (oligosaccharide)
vào với amino acide Asparagin (N) ở một số vị trí nhất định trong chuỗi
polypeptide HA hay NA hay một số polypeptide khác của virus cúm.
2.1.3.2. Danh pháp
Virus cúm A được phân chia thành nhiều phân type (subtype), các phân
type này được phân biệt bởi sự khác nhau ở các đặc tính kháng nguyên bề mặt
(NA và HA), cho đáp ứng miễn dịch khác nhau giữa các chủng virus ở cơ thể
bị nhiễm (Webster và cs, 2002) [16]. Có 16 phân typ HA và 9 phân typ NA
đã được phát hiện, sự tổ hợp giữa các phân typ này về lý thuyết có thể tạo ra
hơn 254 biến chủng khác nhau, trừ chủng ban đầu (WHO, 2008) [18]. Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đã quy định thống nhất danh pháp theo thứ tự ký
hiệu: Tên serotype - Loài động vật bị nhiễm - Vùng địa lý phân bố - Số hiệu


9
đăng ký chủng virus - Thời gian phân lập - Loại hình phân typ (HA(H) và
(NA(H)); ví dụ: A/Chicken/Vietnam/HG4/2005 (H5N1). Đối với các virus
được phân lập trên người bệnh thì không cần ghi loài mắc trong danh pháp, ví
dụ: A/Vietnam/1194/2004 (H5N1) (WHO, 2008) [18]
2.1.3.3. Độc lực của virus cúm
Độc của virus cúm được chia thành 4 nhóm (Nguyễn Bá Hiên, 2014) [6]
như sau:
+ Virus có độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza – HPAIV):
Gồm các virus H5 hoặc H7 gây bệnh cho gà với tỷ lệ gây chết cao. Triệu
chứng thể hiện ở hầu hết các cơ quan trong đó có triệu chứng thần kinh và hệ
tuần hoàn. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
+Virus có độc lực cao vừa (Moderately Pathogenic Avian Influenza MPAIV): Tỷ lệ gây chết từ 5-97% ở gà con, gà đẻ. Bệnh tích đặc trưng
thường gặp ở đường hô hấp, sinh sản, thận hoặc tụy. Bệnh nặng hơn nếu như
kế phát virus hoặc vi khuẩn gây bệnh khác.
+Virus có độc lực thấp (Low Pathogenic Avian Influenza - LPAIV): Tỷ

lệ gây chết thấp (<5%) có triệu chứng nhẹ ở đường hô hấp và giảm tỷ lệ đẻ.
+ Virus không có độc lực (avirulent): gồm các chủng virus không gây ra
dịch cúm với các triệu chứng lâm sàng và không gây chết gà.
2.1.4. Nuôi cấy virus cúm gia cầm
2.1.4.1. Trên trứng gà có phôi:
Phương pháp thích hợp để phân lập hoặc cấy truyền virus cúm gia cầm
là sử dụng phôi gà 9 - 11 ngày tuổi bằng cách tiêm vào xoang niệu mô. Trứng
gà có phôi sau khi gây nhiễm virus có thể được ấp ở điều kiện nhiệt độ từ
34oC đến 37oC để theo dõi tiếp trong vòng thời gian từ 48 đến 72 giờ, virus sẽ
nhân lên và sau đó nước trứng được thu hoạch trong đó có chứa virus cúm
gây nhiễm.


10
Hầu hết các chủng virus cúm gia cầm HPAI thuộc subtyp H5 và H7 đều
gây chết phôi gà từ 3 - 4 ngày. Tuy nhiên một số chủng độc lực thấp cũng có
thể gây chết trứng đã được gây nhiễm khi ấp ở 37oC. Phần lớn vắc xin cúm
gia cầm vô hoạt đều được sản xuất trên phôi gà
2.1.4.2. Trên môi trường nuôi cấy tế bào
Virus cúm gia cầm có thể nhân lên trên môi trường nuôi cấy tế bào.
Người ta thường sử dụng tế bào sơ cấp xơ phôi gà (CEF), tế bào thận gà từ
phôi gà 10 - 11 ngày hoặc tế bào thận khỉ (Vero) để thực hiện phản ứng trung
hòa virus. Tế bào dòng thận chó (MDCK) cũng có thể được sử dụng.
Phần lớn chủng virus cúm gia cầm HPAI thuộc subtyp H5 và H7 đều gây
bệnh tích tế bào (CPE) ngay cả khi không cần bổ sung trypsin vào môi trường
nuôi cấy. Ngược lại những chủng virus có độc lực thấp (MPAI) đòi hỏi phải
bổ sung thêm trypsin để giúp phân cắt HA, nhờ đó virus mới có khả năng
nhân lên được.
Có mối quan hệ mật thiết giữa độc lực và khả năng nhân lên, gây bệnh
tích tế bào của virus cúm khi không bổ sung trypsin vào môi trường nuôi cấy.

2.1.4.3. Trên động vật
Người ta thường hay sử dụng gà để nghiên cứu khả năng gây bệnh và cơ
chế sinh bệnh của virus cúm gia cầm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ngoài
ra có thể sử dụng các loài khác như gà tây, vịt, chuột nhà để làm thí nghiệm
(Swayne và cs, 2003) [14]
2.1.5. Động vật cảm nhiễm
Virus cúm phân bố khắp thế giới trên các loài gia cầm, dã cầm, động vật
có vú. Tất cả các loài gia cầm như: Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà
điểu, chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn cảm với bệnh. Virus cúm còn gây
bệnh đường hô hấp ở chồn, hải cẩu, cá voi, người. Ngoài ra, phân lập virus ở
lợn (H1N1, H1N2) chồn, chuột, thỏ.


11
Virus H5N1 phân bố rộng rãi và gây chết cho nhiều loài như : Chim,
thủy cầm và động vật có vú (hổ, chó, mèo và người) gây chết cả chim hoang
dã- nơi lưu trữ tự nhiên quan trọng của virus cúm. Virus cúm H9N2 gây bệnh
thể nhẹ hơn, nhưng nếu kết hợp cùng với Staphylococcus spp. và
Haemophilus spp. sẽ làm cho tỷ lệ chết ở gà tăng cao. Rất ít người mắc do
virus cúm A/H9N2 và nếu mắc đều qua khỏi.
Bệnh có thể phát ra trên gia cầm ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và
chết khác nhau, phụ thuộc vào loài mắc bệnh, lứa tuổi mắc và độc lực
virus. Trong trường hợp virus gây bệnh có độc lực cao, gà có thể mắc và
chết tới 100%.
2.1.6. Phương thức truyền lây
Khi gia cầm mắc bệnh, virus nhân lên trong đường hô hấp, tiêu hóa, tiết
niệu, sinh dục. Bệnh có thể truyền lây qua hai phương thức trực tiếp và gián
tiếp. Hiện vẫn chưa có kết quả chứng minh bệnh có thể truyền dọc (tuy nhiên
người ta đã chứng minh được rằng trứng gà bệnh có chứa virus).(Nguyễn Bá
Hiên, 2014) [6]

- Trực tiếp: Do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông
qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp.
- Gián tiếp: Qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm hoặc qua dụng cụ
chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, côn trùng...
Ngoài ra, còn có một con đường khiến bệnh có thể lây lan từ vùng dịch
sang những vùng địa lý khác rất xa nhau, đó là các loài chim hoang dã có khả
năng mang virus gây bệnh nhưng không bị bệnh và vì vậy có thể gieo rắc
mầm bệnh khắp nơi. Đây chính là nguồn gốc gây ra những trận đại dịch gia
cầm qua các năm.
Người ta đã xác định được trong các loài thủy cầm di trú thì vịt trời có tỷ
lệ nhiễm virus cao hơn cả và đào thải virus theo phân làm ô nhiễm nước ao


12
hồ. Trong các loài thủy cầm nuôi, loài vịt cũng là loài động vật mang trùng
hoặc mắc bệnh ở thể ẩn, đây là nguồn bệnh nguy hiểm.
2.1.7. Cơ chế sinh bệnh
Trước tiên, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp (chủ yếu) hoặc
tiêu hóa, nhân lên ở lớp niêm mạc, sau đó tiếp tục qua màng dưới niêm mạc đi
vào mao mạch và hệ thống mạch máu hoặc mạch bạch huyết, phân tán và
nhân lên ở nhiều tổ chức mô của cơ thể. Gia cầm bệnh và chết do bệnh lý tại
nhiều tổ chức của cơ thể theo 3 cơ chế đó là: Thứ nhất là sự nhân lên trực tiếp
của virus trong tế bào, mô và phủ tạng, thứ hai là tác động gián tiếp của việc
sản sinh các chất điều hòa tế bào như cytokin và cuối cùng là tắc mạc cục bộ
do hình thành các huyết khối (Swayne và Halvorson, 2003) [14].
2.1.8. Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm
Thời kỳ nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, tùy theo lượng virus nhiễm,
đường nhiễm bệnh và loài vật thụ cảm.
Thời kỳ lây nhiễm từ 3 - 7 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh. Biểu hiện
lâm sàng thường rất đa dạng, phụ thuộc chủng virus, loài vật thụ cẩm, tuổi,

giới tính, yếu tố môi trường, chế độ dinh dưỡng, sức miễn dịch của con vật và
cuối cùng là sự nhiễm bệnh kế phát bởi các loài vi khuẩn như E.coli,
Mycoplasma...
Triệu chứng điển hình của bệnh là: Gia cầm chết cấp tính, chết đột ngột,
chết nhiều, với tỷ lệ chết từ 20 - 100%. Gà thường sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn uống,
giảm đẻ, suy yếu và đứng tụ lại thành từng đám, lông xù, xơ xác, vùng da
không có lông và da chân xung huyết màu thâm tím. Gà có các triệu chứng
cảm mạo như: chảy nước mũi, dịch mũi nhày màu xám, khó thở, vươn cổ để
thở, thở khò khè, hắt hơi. Con vật chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, nhắm
mắt. Sưng phù đầu, mào tích sưng phù, màu tím sẫm. Con vật có triệu chứng
thần kinh như: co giật, mất thăng bằng, vận động xoay tròn. Gà bị ỉa chảy.


13
Những dấu hiệu này dễ thấy ở gia cầm trước khi chết, nếu bệnh bùng
phát nhanh thì gia cầm bị chết nhưng không có biểu hiện gì.
2.1.9. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu của bệnh cúm gia cầm là sung huyết, xuất huyết, tiết
nhiều dịch rỉ viêm, hoại tử các cơ quan và hoại tử cơ. Mổ khám gia cầm chết
thấy: mào tích sưng to, tím sẫm, phù mí mắt, phù có keo nhày, xuất huyết
dưới da đầu.
Ở hệ thống tiêu hóa: Xuất huyết điểm ở miệng, viêm cata và xuất huyết
niêm mạc ruột, xuất huyết dạ dày cơ, đôi khi xuất huyết dạ dày tuyến giống
bệnh Newcastle. Hạch ruột sưng, màng ruột bị viêm có tơ huyết.
Ở hệ thống hô hấp: Viêm cata và viêm tơ huyết niêm mạc khí quản, khí
quản phù, chứa nhiều dịch nhày, dịch nhày có thể đông đặc như phô mát, tăng
sinh túi khí, phổi sưng to.
Các cơ quan khác: Viêm tơ huyết tương mạc của các cơ quan nội tạng
như màng bao tim, màng gan. Gan, lách, thận sưng to có điểm hoại tử màu
vàng hoặc xám. Xuất huyết mỡ vành tim, xuất huyết và hoại tử tuyến tụy,

tuyến tụy màu vàng có các vệt màu sẫm.
Xuất huyết điểm ở túi Fabricius và lỗ huyệt. Phù keo nhày và xuất huyết
cơ dùi phần giáp đầu gối. Gà mái đẻ viêm ống dẫn trứng và vỡ trứng non. Da
chân sung huyết đỏ thẫm. Chảy máu ở các lỗ chân lông, máu không đông
hoặc khó đông.
2.1.10. Chẩn đoán bệnh
2.1.10.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh cúm gà có triệu chứng lâm sàng đa dạng nên chỉ dựa trên các triệu
chứng lâm sàng thì chẩn đoán sẽ không chính xác, trừ trường hợp trong giai
đoạn xảy ra dịch.
Về triệu chứng bệnh tích bệnh cúm ở gia cầm có các đặc điểm dễ lẫn với
bệnh tụ huyết trùng gia cầm, bệnh Newcastle, bệnh CRD nên cần chẩn đoán
để phân biệt. Muốn chẩn đoán chính xác thì phải phân lập virus.


14
2.1.10.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm có khả năng hỗ trợ và kết luận
nguyên nhân gây bệnh chính xác.
Phát hiện virus
i/ Phát hiện protein hoặc RNA của virus trực tiếp từ mẫu mô: Dùng phản
ứng hoá mô miễn dịch gắn kết enzym sử dụng kháng thể đơn dòng, miễn dịch
huỳnh quang (FA) trên mẫu mô phết kính, RT-PCR và real-time PCR.
ii/ Phân lập virus có thể thực hiện từ mẫu ngoáy hầu họng hoặc hậu môn
của gia cầm sống và các tổ chức mô của gia cầm chết. Mẫu được phân lập
trên trứng gà có phôi 9 -11 ngày tuổi bằng cách tiêm xoang niệu mô, trên tế
bào thường trực (cell line) như MDCK và Vero hoặc tế bào sơ cấp như CEF
và thận gà.
Để khẳng định virus gây bệnh là cúm gia cầm, mẫu nước trứng (mẩu
huyễn dịch tế bào) đầu tiên làm phản ứng HA nếu dương tính thì tiếp tục làm

phản ứng HI với kháng huyết thanh chuẩn hoặc giám định bằng kỹ thuật RTPCR hay phản ứng Real- time PCR.
Phát hiện kháng thể: Có thể sử dụng các phản ứng huyết thanh học như
ELISA, HI, Miễn dịch huỳnh quang (Swayne và Halvorson, 2003) [14].
2.1.11. Kiểm soát bệnh
Để khống chế và tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm, Chính phủ Việt
Nam đã quyết liệt chỉ đạo áp dụng các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch.
Đặc biệt, từ tháng 8 năm 2004, Chính phủ cho phép áp dụng chiến lược tiêm
phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm. Thực hiện chiến lược tiêm phòng vắc xin
này, Cục thú y đã chủ động giám sát thường xuyên sự lưu hành và biến đổi
của virus cúm, đồng thời triển khai các thí nghiệm đánh giá hiệu lực vắc xin
nhằm lựa chọn đúng chủng loại vắc xin có hiệu quả cao nhất để phục vụ chiến
lược tiêm phòng quốc gia, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch cúm gây ra,
phấn đấu đạt được mục tiêu khống chế và thanh toán dịch bệnh trong tương
lai (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011) [11].


15
Các trại chăn nuôi gia cầm kết hợp áp dụng các biện pháp an toàn sinh
học để ngăn chặn mầm bệnh lây lan vào trại, cụ thể:
- Với các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo hộ
lao động và người vào trại phải được tiêu độc khử trùng. Thức ăn nước uống,
chất độn chuồng phải đảm bảo không chứa mầm bệnh. Ngoài ra người chăn
nuôi nên đăng ký với trạm thú y trên địa bàn để thẩm tra điều kiện vệ sinh thú
y và cấp chứng nhận cho phép chăn nuôi. Đăng ký với trạm thú y để tiến hành
lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm virus cúm theo quy định.
- Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, vệ sinh thức
ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi. Hạn chế tối đa người ra vào trại, phương
tiện vận chuyển trước khi vào trại phải qua hố sát trùng ở cổng, đồng thời
thường xuyên thay thuốc sát trùng tại các hố trước cổng để ngăn chặn virus từ
bên ngoài xâm nhập vào qua các phương tiện vận chuyển.

- Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại thức ăn có chất lượng tốt và
ổn định, cho uống thêm B. Complex giúp cho gia cầm khỏe mạnh tăng sức đề
kháng với bệnh. Ngoài vắc xin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của Nhà nước
cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vắc xin thông thường như: Vắc xin
Marek, Gumboro, Đậu gà, Newcastle, Tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ
quan thú y, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.
- Chỉ nên mua gia cầm khỏe mạnh được tiêm phòng đầy đủ và có nguồn
gốc rõ ràng để nuôi. Lưu ý khi mua gia cầm về nên nhốt riêng cách xa đàn gia
cầm gia đình đang nuôi, cho uống thuốc bổ trong vòng 10 - 15 ngày bằng
cách dùng nước sạch hòa với B.complex cho uống 2 lần/ngày vào sáng và tối,
sau thời gian cách ly thấy gia cầm khỏe mới thả vào nuôi chung với đàn gia
cầm đang nuôi.
- Những ngày thời tiết lạnh, thả gia cầm muộn và nhốt sớm. Duy trì nhiệt
độ chuồng nuôi và nhốt gia cầm theo ngày tuổi, tháng tuổi. Giữ chuồng luôn
khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu


16
quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 7 10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.
- Có thể cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5 - 7 ngày/lần, làm
mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp và tiêu diệt
virus cúm, giúp gia cầm khỏe mạnh chống lại bệnh.
- Khoảng 2 - 3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2 - 3
củ tỏi sống, để trong không khí 15 - 20 phút sau đem hòa với 10 - 15 lít nước
đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng
sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.
2.1.12. Vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm
2.1.12.1. Khái niệm về vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể
một đáp ứng miễn dịch chủ động và được dùng với mục đích phòng bệnh

(Nguyễn Bá Hiên, 2010) [3]. Vai trò phòng bệnh của vắc xin rất quan trọng,
người ta dùng vắc xin để khống chế và thanh toán dịch, làm tăng sức đề
kháng, gây miễn dịch cho động vật khỏe có khả năng cảm thụ bệnh.
Vắc xin có xuất xứ từ chữ vacca có nghĩa là con bò, năm 1796 Edward
Jenner đã dùng mụn đậu của một con bò cái đem chủng cho người để phòng
bệnh đậu mùa cho người và kết quả là đã cứu được nhiều người thoát khỏi căn
bệnh nguy hiểm này, ông gọi nó là vắc xin.Vắc xin khi đưa vào cơ thể động vật
không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây ra một thể bệnh rất nhẹ không có hại
cho động vật, nhưng nó gây ra một phản ứng làm cho động vật có miễn dịch
chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng, phản ứng ấy gọi là đáp ứng
miễn dịch. (Nguyễn Như Thanh, Phùng Quốc Chướng, 2006) [10].
Kể từ khi Edward Jenner nghiên cứu tìm ra phương pháp dùng đậu bò
chủng cho người để chống lại bệnh đậu mùa cho đến những phát minh của Louis
Pasteur dùng vi khuẩn chết hay giảm độc tố để chế tạo vắc xin thì nguyên lý
chính của vắc xin vẫn là : Một chế phẩm sinh học gây ra trong cơ thể sống một


17
đáp ứng chủ động của hệ thống miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể dịch thể hay
kháng thể tế bào chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên của yếu tố có
khả năng gây bệnh và làm mất khả năng gây bệnh này của chúng.
Trong vắc xin có thể có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc
đã làm yếu đi, mầm bệnh này chính là kháng nguyên, là thành phần chủ yếu,
ngoài ra còn có hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ cho kháng
nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể động vật làm tăng hiệu lực và
thời gian miễn dịch.
Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm người ta nhận thấy có những
chất không phải là kháng nguyên nhưng khi phối hợp với kháng nguyên, nó
có tác dụng làm tăng sự sản sinh kháng thể và các tế bào miễn dịch, chất đó
gọi là chất bổ trợ miễn dịch.

2.1.12.2. Phân loại vắc xin
Trong thú y hiện nay đang sử dụng 4 loại vắc xin chính đó là vắc xin chết
(vô hoạt), vắc xin sống (nhược độc), vắc xin hỗn hợp đa giá và giải độc tố.
- Vắc xin chết (vô hoạt) là vắc xin chứa kháng nguyên là vi khuẩn hoặc
virus đã được giết chết bằng nhiệt độ hoặc các chất hóa học. Đây cũng là loại
vắc xin phổ biến nhất hiện nay đối với nghành thú y. Vắc xin này thường phổ
biến phòng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, ví dụ như vắc xin Tụ
trùng trâu, bò; vắc xin tụ huyết trùng lợn, vắc xin tụ huyết trùng gà, vắc xin
phó thương hàn lợn…
- Vắc xin sống (nhược độc) là vắc xin chứa kháng nguyên là vi khuẩn
hoặc virus đã được giảm độc bằng cách làm đột biến hoặc tiêm truyền nhiều
đời qua động vật ít cảm thụ. Vắc xin này có ưu điểm là gây được miễn dịch
bền vững và lâu dài hơn vắc xin chết và thường phổ biến là các vắc xin virus,
ví dụ như vắc xin Dịch tả trâu, bò;vắc xin dịch tả lợn, vắc xin Newcastle…vv.
- Vắc xin hỗn hợp đa giá là loại vắc xin chứa nhiều loại kháng nguyên
khác nhau được hỗn hợp lại để phòng nhiều bệnh truyền nhiễm cùng một lúc.


18
Loại vắc xin này rất thuận lợi và kinh tế vì giảm được nhiều lần tiêm. Ví dụ
như vắc xin Tụ- Dấu.
- Giải độc tố: Trong thú y, vắc xin giải độc tố uốn ván được sử dụng để
gây miễn dịch cho đại gia súc đối với độc tố của vi khuẩn uốn ván để phòng
vết thương, vết thiến bị nhiễm trùng.
2.1.12.3. Đặc tính cơ bản của vắc xin
Vắc xin cần phải đảm bảo 4 đặc tính cơ bản sau đây
- Tính sinh miễn dịch: đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể
hay miễn dịch tế bào hay cả hai.
- Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể: một vắc xin khi đưa vào
cơ thể theo đường thích hợp phải có khả năng kích thích cơ thể sản sinh

kháng thể.
- Tính hiệu lực: là khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng vắc xin.
- Tính an toàn: vắc xin sản xuất ra đạt tiêu chuẩn về vô trùng, thuần khiết
và khi sử dụng tiêm phòng cho động vật không gây chết và phản ứng toàn
thân hay cục bộ.
Một vắc xin khi sản xuất được phép sử dụng phải đạt các tiêu chuẩn về:
Vô trùng, an toàn và hiệu lực.
2.1.12.4. Nguyên lý sử dụng vắc xin
Khi đưa vắc xin vào cơ thể động vật, với sự kích thích của yếu tố kháng
nguyên có trong vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động, tạo ra một
đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào.
Đáp ứng này làm sản sinh ra các yếu tố miễn dịch để chống lại kháng
nguyên, đó là kháng thể dịch thể đặc hiệu hoặc kháng thể tế bào. Các yếu tố
này lưu thông trong máu và dịch thể của cơ thể động vật, gây ra trạng thái
miễn dịch tiếp thu chủ động nhân tạo.
Khi kháng nguyên là mầm bệnh cường độc từ ngoài xâm nhập, chúng sẽ
bị các kháng thể đặc hiệu tiêu diệt hoặc loại trừ, không thực hiện được quá


×