BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo
hình cho trẻ 5-6 tuổi
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển Thẩm Mỹ
3. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Thuý An
Ngày/tháng/năm sinh:
Giới tính: Nữ
01/01/1982
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phạm Kính Ân
Điện thoại . Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường Mầm non Phạm Kính Ân
Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Điện thoại:
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10 năm 2016
1
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
cho trẻ 5-6 tuổi
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển thẩm
mỹ, là nền tảng cho sự hình thành nhân cách con người, các đức tính tốt như:
yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Chính vì vậy việc thực hiện tốt hoạt
động tạo hình trong trường mẫu giáo sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Vậy giáo viên phải
làm gì, làm thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, xé, dán, tô màu, sáng tạo làm đẹp
sản phẩm. Trong chương trình Giáo dục mầm Non mới hiện nay, rất chú trọng
khơi gợi hoạt động khám phá nơi trẻ, điều này chúng ta dễ nhận thấy đặc
điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ mang tính duy kỷ, không chủ
định, trẻ chỉ quan tâm trong quá trình tạo hình là “làm cái gì?” thể hiện biểu
cảm cố gắng truyền đạt cho người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ tình
cảm để phản ánh thế giới xung quanh trẻ.
Như vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện thích hợp là ngôn ngữ
phong phú giúp trẻ không chỉ tiếp cận thế giới mà còn phản ánh thế giới
thông qua nhận thức thể hiện tình cảm yêu thích, ghét, ước mơ,...
Bằng kỹ năng vẽ, nặn, xé dán được thực hiện theo chương trình giáo
dục Mầm Non mới cùng với sự tác động của sư phạm của giáo viên Mâm
Non(từ nhà trẻ đến mẫu giáo) giúp trẻ khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp
hình thành cảm xúc thẩm mỹ.
Giống như hoạt động vẽ và nặn, hoạt động xé dán giúp trẻ rèn luyện
điều chỉnh hoạt động của mắt, não, các kỹ năng khéo léo, linh hoạt của đôi
bàn tay như kỹ năng thể hiện các đường nét phối màu, bố cục, trang trí tác
phẩm, đặc biệt chương trình hoạt động xé dán là một trong những chương
trình dạy trẻ thể hiện cấu trúc xé dán đẹp của mọi vật và thể hiện phương thức
2
sắp đặt nghệ thuật trong tác phẩm, điều này ảnh hưởng đến trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ sau này.
Bằng phương pháp “chơi mà học, học bằng chơi” là phương pháp chủ
đạo trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cần biết khai thác các trò
chơi dân gian, bài hát, bài thơ, câu chuyện … Vì vậy việc cần tiếp tục gây
hứng thú tạo niềm say mê đối với hoạt động xé dán là do vai trò tác động
khéo léo của giáo viên.
Lôi cuốn sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động xé dán, thu hút trẻ
thích tham gia hoạt động, giúp trẻ nhận ra mối liên hệ giữa các thao tác xé dán
của giáo viên với sự xuất hiện và biến đổi lý thú những tờ giấy nhiều màu sắc,
kích thích trẻ hứng thú hoạt động linh hoạt với kéo, giấy màu, hồ dán…
Hiện nay ở các trường Mầm Non, chỉ chú trọng về việc rèn kỹ năng vẽ
cho trẻ, giáo viên lúng túng khi thực hiện môn Tạo hình trong chương trình
Giáo dục Mầm Non mới. Kỹ năng dạy trẻ xé dán chưa được giáo viên quan
tâm
Nhận thức rõ nhiệm vụ to lớn của người giáo viên mầm non trong giai
đoạn phát triển hiện nay (là giáo viên mầm non) tôi băn khoăn lo lắng, nghiên
cứu, tìm tòi tích cực học hỏi và vận dụng một số biện pháp để nâng cao chất
lượng hoạt động tạo hình ở lứa tuổi 5-6 tuổi một cách hữu hiệu. Qua thực tế
giảng dạy và trải nghiệm tôi thấy với những phương pháp trước đây khi dạy
trẻ giờ giáo dục thể chất có những ưu, khuyết điểm sau:
* Ưu điểm:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Phòng Giáo dục tạo điều kiện tối
đa, về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho dạy và học.
Giáo viên đã biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với yêu cầu, nội dung
giáo dục, mục tiêu giáo dục trong từng hoạt động
Đã nhiều năm tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn và đã nắm
được một số kinh nghiệm, kỷ năng dạy trẻ hoạt động tạo hình.
3
Địa điểm trường nằm ngay trung tâm khu dân cư thuận lợi cho việc trao
đổi phụ huynh khi đến trả trẻ.
* Về nhược điểm: Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ.
Sự quan tâm đến trẻ ở một số phụ huynh chưa đồng đều, còn xem nhẹ
việc đầu tư cho trẻ hoạt động tạo hình.
Trẻ ở lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, chưa có hứng thú tập trung,
còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình
Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động và thực tế các
cháu trên lớp, từ yêu cầu chỉ đạo của ngành về cải tiến phương pháp giảng
dạy theo quan điểm tích hợp "lấy trẻ làm trung tâm" dựa vào kết quả, mong
đợi trên trẻ. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào dạy trẻ tham gia hoạt
động tạo hình để không còn tồn tại của phương pháp cũ và cần thiết tìm ra
một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
*Mục đích của giải pháp:
Tìm hiểu thực trạng và một số biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi hứng
thú trong hoạt động tạo hình, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và phát
triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ bước đầu chuẩn bị cho trẻ học chữ, học
viết ở trường phổ thông.
Giải quyết những tồn tại của phương pháp cũ, đáp ứng được yêu cầu
của ngành, của điều kiện kinh tế thực tế của xã hội đã nhiều bước phát triển
hiện đại, công nghệ thông tin phong phú.
* Nội dung giải pháp
Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về hoạt động tạo hình,
Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình , cách thức biện pháp tổ
chức hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi nâng cao hứng thú, kỹ năng hoạt
4
động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi. Đáp ứng yêu cầu xã hội việc đổi mới hình thức
phương pháp dạy học hiện nay là cấp thiết trong đó “học bằng chơi” “chơi mà
học” là hoạt động chủ đạo. Việc đưa chương trình giáo dục Mầm Non mới
hiện nay đang thực hiện đại trà là điều kiện tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên
linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học nhằm tích cực hóa đưa trẻ, đòi
hỏi sự tích cực nâng cao kiến thức ở giáo viên.
Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, thu thập thông tin, điều tra khảo
sát, thực hiện tiết dạy, hội thi, hội giảng... theo giải pháp mới qua cách thức
thực hiện, các biện pháp
1. Xây dựng nề nếp:
Đặc điểm tâm lý trẻ ở độ tuổi này các cử chỉ, hành động, tiếp xúc với
bạn còn nghịch ngợm, nói năng chưa lễ phép, hay nói leo, chưa có ý thức
trong giờ học. Vì vậy khi thấy trẻ làm được việc tốt kịp thời động viên và
khen ngợi.
Ví dụ: Trong giờ học một số trẻ ngồi tập trung chú ý tham gia tích cực,
phát biểu bài sôi nổi hay giờ học tạo hình một số trẻ chăm chỉ tạo ra nhiều sản
phẩm đẹp. Tôi khen kịp thời và nêu gương trước lớp. Điều quan trọng mà tôi
luôn chú ý là đưa nề nếp vào tiêu chuẩn bé ngoan để tất cả trẻ cùng phấn đấu
thực hiện tốt, điều này trẻ rất thích vì được cô giáo cho cắm cờ, thưởng bé
ngoan và tất cả sản phẩm đẹp đều được chọn tuyên truyền ở góc bố mẹ cùng
xem. (Hình ảnh đính kèm 1). Hình thức này đem lại nề nếp lớp tốt dẫn tới các
hoạt động nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng đạt hiệu quả cao.
2. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực
khả năng phát triển của trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung
quanh cả lớp, các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá
bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác
nhau để lĩnh hội. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, hỏi,
tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.
5
Cho trẻ được tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu
yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…).
Trong quá trình cung cấp tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật,
những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng
hợp tìm ra những đặc điểm riêng và chung.
Ví dụ: Vẽ “vườn hoa” tôi cho trẻ ngắm vườn hoa, giới thiệu cho trẻ
biết, bông cao, bông thấp, bông cánh dài, bông cánh tròn, nhụy màu vàng,
bông màu đỏ, …
Trẻ đã được ngắm vườn hoa thực tế và kết hợp bằng lời giảng giải của
cô, trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỷ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép
kín, nét xiên, nét thẳng, tô màu để vườn hoa sinh động và đẹp hơn.
3. Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng được tự
thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý
muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật,
trẻ muốn được lựa chọn tăng cường các câu hỏi gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp
dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động
viên trẻ suy nghĩ, thăm dò. Sau đó trẻ làm xong “cô nói” cô rất thích cháu tô
màu vườn hoa thế này hoặc bức tranh này trông đẹp quá.
Không lạm dụng sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và cũng ít
sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện, sản
phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích
cực hoạt động trí tuệ của trẻ.
Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, tôi vừa làm vừa gợi ý bắt đầu từ
đâu.
Ví dụ: Đề tài: “Xé dán ngôi nhà của bé” tôi sẽ vừa làm vừa gợi ý xé từ
đâu, xé hình gì, xé như thế nào…
Tạo tình huống để trẻ làm.
6
Ví dụ: Xé dán đàn cá bơi.
Các con ơi! muốn có được hình con cá để xé phải làm gì? Cháu nào
biết thân cá là nét gì? đuôi cá hình gì?
Dùng những ngón tay nào để xé hình con cá?
Vậy xé từng tí một đẹp hơn hay xé đoạn dài con cá?
Xé dán nhiều loại cá và gợi trẻ tưởng tượng cá sống dưới nước còn có
gì? Sau đó trẻ thực hiện có nhiều chi tiết sáng tạo theo ý của mỗi trẻ.
Trong khi làm mẫu, tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ
phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về sản phẩm mình làm. Động
viên khuyến khích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện. Với nhóm trẻ
chưa thể hiện được cô có thể kết hợp làm chung với trẻ về bức tranh đó kết
hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn, tạo cho trẻ cảm
giác thoải mái giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn. Từ đó giúp trẻ phát
triển khả năng, kỹ năng về tạo hình một cách tự tin.
4. Sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi:
Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm, phế liệu bỏ của gia đình.
Sự đa dạng của nguyên vật liệu để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ.
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên liệu tạo hình tôi luôn chú ý những
điểm sau:
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại…)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu có ở địa phương).
+ Dễ kiếm (ví dụ: vỏ ốc, hến, vỏ, hộp, vải vụn…)
+ Dễ bảo quản hay cất giữ.
+ Dễ cầm (phù hợp với tay cầm của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm các giác quan.
+ Dễ sửa chữa.
7
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên liệu, luôn quán sát sự
tưởng tượng. Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế nên tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm
nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: Hạt đỗ, rơm, rạ, râu bẹ bắp, lá cây, vỏ hến, giấy, vải vụn... tôi có
thể tạo ra nhiều các con vật ngộ nghĩnh, sinh động, những bức tranh, các đề
tài khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” cho trẻ nhà tạo mẫu, làm ra các trang phục
bằng lá cây (lá mít, lá bàng, lá dứa...) làm những chiếc mũ hoặc bộ thời trang
thật hấp dẫn, lấy lá dừa thắt đồng hồ, kính, nhẫn, ... khi tạo được sản phẩm trẻ
tự đeo vào bản thân. Từ đó trẻ rất ham thích và tưởng tượng, sáng tạo ra sản
phẩm mới lạ (Hình ảnh đính kèm 2).
Tận dụng giấy báo, vở cũ, ... gấp máy bay, tàu thuyền hay cắt những
bông hoa trang trí lớp thật xinh xắn.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật.
Dùng vỏ hến con cá, lá dừa, lá dứa làm con châu chấu, con trâu, lá
chuối cuốn thành con mèo, bông bèo tây làm con gà, con chó hay các loại củ,
quả làm tạo thành các con vật nuôi trong gia đình... hay dùng bẹ chuối, râu
bắp, rơm... làm búp bê.
Dùng các loại hạt để bôi hồ gắn các loại hạt tạo thành các con vật, một
số loại hoa hoặc các đề tài cháu thích.
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ, các con vật bằng củ quả. Cô giúp trẻ
cùng đóng thành tập sách. Sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán
vào. Mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng. Từ đó trẻ cảm hứng sáng tạo ra những
câu chuyện kể cho cô và bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực
trong quá trình hình thành tình cảm thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Muốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tạo hình, phải làm tốt công
tác chuẩn bị, từ tranh ảnh, vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với
8
số lượng trẻ cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy chất
lượng tạo hình sẽ đạt kết quả cao.
5. Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học. Tôi còn nghiên cứu tạo hứng
thú cho trẻ mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, giờ
hoạt động góc...
Trẻ được làm quen môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được
ngắm nhìn vật thật, được sờ nắm, khi hoạt động ngoài trời có thể phát phấn để
trẻ vẽ trên sân.
Ví dụ: Trẻ dùng phấn vẽ các đồ chơi ngoài trời hay vẽ hoa... vẽ những
biểu tượng mà trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô,
cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình.
Ví dụ: Giờ dạo chơi ngoài trời tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách sáng
tác mấy câu thơ giới thiệu về hoa.
“Mùa xuân đã đến
Với bày trẻ thơ
Muôn hoa đua nở
Có cây tốt tươi
Chúng như vui cười
Đón chào các bạn”.
Tôi nói “Các con ơi” mùa xuân tươi đẹp đã về, muôn hoa đua nở, cây
đâm chồi nảy lộc nào mới các con cùng đi ngắm hoa ở sân trường. Trẻ được
ngắm và miêu tả bằng lời về đặc điểm các loại hoa. Điều đó gây ấn tượng
mạnh, hình thành biểu tượng vẽ, xé dán... hoa một cách chính xác.
* Giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và
cho trẻ vẽ, nặn những con vật đó.
- Ở các hoạt động góc: Góc học tập cho trẻ chơi vẽ, nặn, xé, dán...
9
Ví dụ: Với nội dung khám phá khoa học: Cho trẻ cắt dán tranh ảnh, đồ
dùng, con vật... theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn kỷ năng cầm kéo, cắt,
bôi hồ, ...
- Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ tranh hoa, quả hay đồ vật có chứa chữ số
theo yêu cầu hay tô màu các ô theo yêu cầu...
Bên cạnh dạng tạo hình ở lớp, tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình. Ở nhà
bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ hướng dẫn
trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ, xé, dán tô màu tranh theo đề tài,
nặn theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã
được làm quen ở lớp.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.
Để nâng cao được hoạt động tạo hình và tăng cường tài liệu hấp dẫn
phong phú phục vụ cho trẻ hoạt động tạo hình. Tôi thường xuyên sưu tầm và
chụp các hình ảnh bên ngoài, trên mạng để cho trẻ quan sát.
Ví dụ: Dạy đề tài “Nặn con vật gần gũi của bé” thay vì các tranh ảnh,
tôi tìm tòi các hình ảnh động trên mạng, các con vật đang vận động, rình bắt...
Với các tư thế khác nhau cho trẻ quan sát, nhận xét (trên máy vi tính). Trẻ sẽ
có ấn tượng về các con vật đó như thế nào? có những bộ phận, tư thế đi,
đứng... gây ấn tượng sâu sắc với trẻ nên sản phẩm của trẻ khi thực hiện có
nhiều điểm sáng tạo, ngộ nghĩnh được thể hiện với nhiều kiểu dáng khác
nhau.
Ví dụ: Bài “Vẽ về gia đình bé”. Tôi cho trẻ xem hình ảnh về các gia
đình của các bạn trong lớp (cô giáo đã quay trước) đưa vào trình chiếu cho trẻ
xem, thảo luận sôi nổi. Kết quả bài vẽ của nhiều trẻ đẹp, sáng tạo, phản ánh
được cảnh sinh hoạt và các thành viên trong gia đình rất đa dạng và phong
phú
7. Bồi dưỡng xác định đối tượng yếu kém
10
Ngoài việc áp dụng trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng
giỏi, khá, trung bình, yếu để tập cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ: Trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và gợi cho trẻ
vẽ, nặn, xé dán những mẫu từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Đối với trẻ nhút nhát: Tôi thường phối hợp với gia đình động
viên trẻ vẽ những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ... Những
trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo.
Ví dụ: “Trẻ vẽ ô tô”. Tôi gợi hỏi: “Con vẽ ô tô chạy ở đâu? Đường
đồng bằng hay miền núi, trên bầu trời có gì? những chiếc gì chạy dưới sông,
biển?
Trẻ trả lời và có thể mô tả, tưởng tượng để vẽ một cách sinh động hơn.
Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên
trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò
chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó. Từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu
sâu hơn, có cảm xúc về đề tài, từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề
tài đó ra
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế ở lớp tôi đã rút ra cho
mình những bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp. Điều quan
trọng đối với trẻ là chuẩn bị tri thức cho trẻ. Kết hợp với việc soạn giảng đầy
đủ, sáng tạo và thủ thuật lên lớp. Tôi tiến hành thực hiện đến cuối năm tôi hy
vọng khả năng và chất lượng tạo hình có tư duy, sáng tạo đạt kết quả khả
quan tốt nhất.
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo sát đã thu được kết quả
số trẻ đạt được nâng lên đáng kể.
11
Tốt
Nội dung
Khá
Trung bình
Yến
Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
trẻ
%
trẻ
%
trẻ
%
trẻ
%
42,9
12
42,9
4
14,2
0
0
57,2
9
32,1
3
10,7
0
0
Khả năng tập 12
trung chú ý
Chất lượng khả 16
năng tạo hình
(SP đẹp)
Để có được sản phẩm đẹp do trẻ tạo ra cô giáo phải kiên trì không nóng
vội trước kết quả của trẻ tạo ra, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự
yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học. Tạo điều kiện cho trẻ hoạt
động ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các hoạt
động.
Giáo viên phải khen gợi kịp thời những sản phẩm trẻ tạo ra và tôn trọng
ý tưởng của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là gợi thêm để trẻ tư duy, trí tưởng
tượng tạo ra sản phẩm sáng tạo mà trẻ thích.
Trong quá trình giảng dạy cô luôn quan tâm đến khả năng từng trẻ để
có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều.
Cần nâng cao trình độ tin học để có thể ứng dụng công nghệ thông tin
vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo.
3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trình độ chuyên môn:
+ Giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo.
+ Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc dạy và học, có đủ các đồ dùng
phục vụ cho hoạt động tạo hình
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam đoan sáng kiến " Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi” là do tôi nghiên cứu qua thực tế giảng dạy, qua
12
tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền sở
hữu đối với nội dung của sáng kiến tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh
đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT Thái Bình.
Trên đây là báo cáo mô tả sáng kiến " Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi” được tôi áp dụng vào thực tế giảng
dạy trong năm học 2015- 2016 đã mang lại thành công cho tôi. Kính mong
nhận được ý kiến bổ sung của các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến
Hưng Nhân, ngày 8 tháng10 năm 2016
Tác giả sáng kiến
Đỗ Thị Thuý An
13