Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Phân tích bộ máy cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế ICP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.31 KB, 38 trang )

Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Drucker, một nhà kinh tế học đã nói: “quản lý kinh doanh không phải là nhiệm vụ thích
ứng mà là một nhiệm vụ sáng tạo. Có nghĩa là tạo ra các điều kiện kinh tế và thay đổi
chúng khi cần thiết hơn là thích ứng với chúng một cách ngoan ngoãn và thụ động”. Như
vậy, quản lý có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển nền kinh tế. Ngày nay, quản lý vừa
là khoa học vừa là nghệ thuật, nó đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Một xã hội được cấu tạo nên từ những gia đình. Một nền kinh tế được tạo nên từ những
doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp để chứng tỏ nền kinh tế nước đó
mạn. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó
có ý nghĩa quan trọng là việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
doanh nghiệp đó phù hợp với các quy định, quy mô của mỗi doanh nghiệp. GS.TS Trần
Anh Tuấn cho rằng: “quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con
người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm thành đạt những mục tiêu chung”.
Cũng như nhiều ngành khác trong nền kinh tế, ngành hoá mỹ phẩm có vai trò rất lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Là sinh viên khối kinh tế để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức em
thực hiện chuyên đề: “Phân tích bộ máy cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần hàng
gia dụng quốc tế ICP”.
Các nội dung chính em thực hiện trong chuyên đề là:
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức
Chương II: Giới thiệu sơ bộ về công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế ICP
Chương III: Phân tích bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế
ICP
Chương IV: Kiến nghị về đổi mới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

MỤC LỤC
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

1



Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNGI:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC………………………………03
I-Một số khái niệm cơ bản……………………………………………………………….03
II-Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp………………………………………………..04
CHƯƠNGII: GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN HÀNG GIA DỤNG
QUỐC TẾ ICP…………………………………………………………………………...15
I-Giới thiệu chung về công ty……………………………………………………………15
II-Các đặc điểm của công ty……………………………………………………………..17
III-Kết luận………………………………………………………………………………25
CHƯƠNGIII: PHÂN TÍCH BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG GIA DỤNG QUỐC TẾ ICP……………………………………………………..26
1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty……………………………………………………...26
2.Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban………………………………………...26
3.Nhận xét về sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế ICP…..31
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VỀ ĐỔI MỚI BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN HÀNG GIA DỤNG QUỐC TẾ ICP…………………………………….33
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………37

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

2


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.Quản lý.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về Quản lý, có quan niệm cho rằng: Quản lý là
hành chính là cai trị; có quan niệm lại cho rằng: Quản lý là điều hành, điều khiển, là chỉ

huy. Các quan niệm này không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác nhau ở cách
dùng thuật ngữ. Do vậy ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo cách thống nhất như sau:
- Quản lý là sự tác động có hướng của con người nhằm mục đích biến đổi đối
tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các phương pháp tác động khác
nhau.
- Quản lý doanh nghiệp là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy luật xã
hội, quy luật tự nhiên trong việc lựa chọn, xác định những biện pháp về kinh tế, xã hội, tổ
chức, kỹ thuật.... để tác động đến các yếu tố vật chất của sản xuất kinh doanh để đạt được
các mục tiêu đã xác định.
Cũng như trong quá trình sản xuất, công tác quản lý cũng cần có ba yếu tố: nhà
quản lý, các công cụ quản lý, đối tượng quản lý. Sản phẩm của quản lý là các quyết định,
các biện pháp, các chỉ thị, các mệnh lệnh để kích thích sản xuất tăng trưởn và phát triển
với hiệu quả cao hơn.
Nền kinh tế quốc dân cũng như bất cứ một đơn vị kinh tế nào khác đều có thể coi
là một hệ thống quản lý bao gồm hai bộ phận là: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
( hay nhiều khi còn được gọi là bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý).
Hai bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên
một chỉnh thể thống nhất. Chủ thể quản lý trên cơ sở các mục tiêu đã xác định tác động
đến đối tượng quản lý bằng những quyết định của mình và thông qua hành vi của đối
tượng quản lý - mối quan hệ ngược có thể giúp chủ thể quản lý có thể điều chỉnh các
quyết định đưa ra.
2. Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp bao
gồm cả khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp cũng như khâu phụ trợ, phục vụ cả hoạt động
sản xuất tại doanh nghiệp cũng như lao động tiếp thị ngoài dây truyền sản xuất, cả hệ
thống tổ chức quản lý cũng như hệ thống các phương thức quản lý doanh nghiệp. Bộ máy
quản lý là lực lượng vật chất để chuyển những ý đồ, mục đích, chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp thành hiện thực, biến những nỗ lực chủ quan của mỗi thành viên trong
doanh nghiệp thành hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bộ máy quản lý thường được xem xét trên ba mặt chủ yếu sau:

- Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

3


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
- Lực lượng lao động quản lý để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy.
Trong đó lực lượng lao động quản lý có vai trò quyết định.
3. Lao động quản lý và phân loại lao động quản lý.
3.1. Lao động quản lý:
Lao động quản lý bao gồm những cán bộ và nhân viên tham gia vào việc thực hiện
các chức năng quản lý. Trong bộ máy thì hoạt động của lao động quản lý rất phong phú
và đa dạng, cho nên để thực hiện được các chức năng quản lý thì trong bộ máy quản lý
phải có nhiều hoạt động quản lý khác nhau.
3.2. Phân loại lao động quản lý:
Căn cứ vào việc tham gia trong các hoạt động và chức năng quản lý, người ta chia
lao động quản lý thành ba loại sau:
Một là: Cán bộ quản lý doanh nghiệp gồm có giám đốc, các phó giám đốc, kế toán
trưởng. Các cán bộ này có nhiệm vụ phụ trách từng phần công việc, chịu trách nhiệm về
đường lối chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp.
Hai là: Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp gồm trưởng, phó quản đốc phân xưởng
( còn gọi là lãnh đạo tác nghiệp); Trưởng, phó phòng ban chức năng. Đội ngũ lãnh đạo
này có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, đường lối của lãnh đạo cấp cao đã phê
duyệt cho bộ phận chuyên môn của mình.
Ba là: Viên chức chuyên môn nghiệp vụ, gồm những người thực hiện những công
việc rất cụ thể và có tính chất thường xuyên lặp đi lặp lại.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức nào thì ba loại lao động quản lý nói
trên đều cần thiết và phải có, tuy nhiên tuỳ theo từng quy mô hoạt động và tình hình sản

xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một tỷ lệ thích hợp. Trong đó cán bộ lãnh
đạo cấp cao và cán bộ lãnh đạo cấp trung gian có vai trò và vị trí hết sức quan trọng, là
nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của bộ máy quản lý - đây là linh hồn của tổ chức
và nó được ví như người nhạc trưởng của một giàn nhạc giao hưởng.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm, nội dung và yêu cầu của tổ chức bộ máy quản lý.
1.1. Các khái niệm:
- Tổ chức:
Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất thì: Tổ chức là sự kết hợp các yếu tố sản
xuất.
Theo quá trình phát triển thì: Tổ chức là sự liên kết tất cả các cá nhân, quá trình
hoạt động trong hệ thống để thực hiện các mục đích đề ra.
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

4


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Theo mối quan hệ: Tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động
khác nhau của tổ chức.
- Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Tô chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã
xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình
và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh thể có
hiệu lực nhất.
- Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phận nhỏ
theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức
năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là những bộ phận có trách nhiệm khác nhau,
nhưng quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng khâu, từng cấp quản lý để tạo
thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng quản lý xác định.
1.2. Yêu cầu đối với tổ chức bộ máy quản lý:
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cần phải đảm bảo thực
hiện những yêu cầu sau:
- Tính tối ưu: Phải đảm bảo giữa các khâu và các cấp quản lý đều được thiết lập
các mối quan hệ hợp lý, mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ cho mục đích
đề ra của doanh nghiệp.
- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo khả năng thích ứng
linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống.
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo tính chính xác của
thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp.
- Tính kinh tế: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải được tổ chức sao cho chi phí
bỏ ra trong quá trình xây dựng và sử dụng là thấp nhất nhưng phải đạt hiệu quả cao nhất.
- Tính bí mật: Việc tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo kiểm soát được hệ thống
thông tin, thông tin không được rò rỉ ra ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. Điều đó sẽ quyết
định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
1.3. Nội dung của bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có rất nhiều nội dung, sau đây là các nội
dung chủ yếu:
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

5


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
- Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy quản lý cần hướng tới va đạt

được. Mục tiêu của bộ máy quan lý phải thống nhất với mục tiêu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp,
- Xác định cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý, phụ thuộc vào quy mô
của bộ máy quản lý, hệ thống các chức năng nhiệm vụ đã xác định và việc phân công hợp
tác lao động quản lý. Trong cơ cấu quản lý có hai nội dung thống nhất nhau, đó là khâu
quản lý và cấp quản lý.
- Xác định mô hình quản lý: Mô hình quản lý là sự định hình các quan hệ của một
cơ cấu quản lý trong đó xác định các cấp, các khâu, mối liên hệ thống nhất giữa chúng
trong một hệ thống quản lý, về truyền thống có mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến,
theo kiểu chức năng, theo kiểu tham mưu và các kiểu phối hợp giữa chúng.
- Xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý căn cứ vào quy mô sản
xuất kinh doanh, từ đó xác định quy mô của bộ máy quản lý và trình độ của lực lượng lao
động và phương thức sắp xếp họ trong guồng máy quản lý, vào mô hình tổ chức được áp
dụng, vào loại công nghệ quản lý được áp dụng, vào tổ chức và thông tin ra quyết định
quản lý.
2. Các mô hình và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý.
2.1. Các mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
a.Cơ cấu trực tuyến (cơ cấu đường thẳng)
*Nguyên lý xây dựng cơ cấu :
- Mỗi cấp dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp,
- Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức là được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc
- Công việc được tiến hành theo tuyến
*Sơ đồ cơ cấu trực tuyến

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

6


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp

Tổng giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng sản xuất

Cửa

Cửa

Phân

Phân

hàng 1

hàng 2

xưởng 1

xưởng 2

*Đặc trưng
-Là kiểu tổ chức bộ máy mà một cấp quản lý chỉ nhân mệnh lệnh từ cấp trên trực tuyến
-Hình thành nên một đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh và trách nhiệm từ cấp cao đến
cấp cuối cùng
-Hai bộ phận quản trị cùng cấp không liên hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua cấp
trên chung của 2 bộ phận đó
- Ưu điểm :
+ Mệnh lệnh được thi hành nhanh.

+ Dễ thực hiện chế độ một thủ trưởng
+ Mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp
- Nhược điểm:
+ Người quản trị sẽ rất bận rộn và đòi hỏi phải có hiểu biết toàn diện.
+ Không tận dụng được các chuyên gia giúp việc.
Cơ cấu này được áp dụng phổ biến ở cuối thế kỷ XIX và được áp dụng chủ yếu ở các
doanh nghiệp có quy mô sản xuất không phức tạp và tính chất của sản xuất là đơn giản.
Ngày nay, kiểu tổ chức này vẫn được áp dụng ở những đơn vị có quy mô nhỏ, ở những
cấp quản lý thấp: Phân xưởng, tổ đội sản xuất. Khi quy mô và phạm vi các vấn đề chuyên
môn tăng lên, cơ cấu này không thích hợp và đòi hỏi một giải pháp
khác.
b. Cơ cấu chức năng
* Nguyên lý xây dựng cơ cấu: Cơ cấu này được Frederiew. Teylor lần đầu tiên đề xướng
và áp dụng trong chế độ đốc công chức năng . Việc quản lý được thực hiện theo chức
năng, mỗi cấp có nhiều cấp trên trực tiếp của mình
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

7


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
*Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kiểu chức năng
Tổng giám đốc

Marketing

Kỹ thuật

Công ty A


Sản xuất

Công ty B

Tài chính

Nhân sự

Công ty C

*Đặc điểm: Trong phạm vi toàn doanh nghiệp, người lãnh đạo tuyến trên lẫn người lãnh
đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến chuyên
môn của họ cho các phân xưởng tổ đội sản xuất: Nhiệm vụ quản lý trong cơ cấu này
được phân chia trong các đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quản lý. Mỗi đơn vị được
chuyên môn hoá thực hiện chức năng và hình thành những người lãnh đạo chức năng .
- Ưu điểm :
+Phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo chức năng
+Giảm bớt gánh nặng cho các nhà quản trị cấp cao
- Nhược điểm :
+Chỉ có cấp quản trị cao nhất chịu trách nhiệm về hiệu quả cuối cùng
+Do cấp dưới phải nhận nhiều mệnh lệnh của cấp trên gây khó khăn cho cấp thừa hành
khi những mệnh lệnh đó trái ngược mâu thuẫn.
c. Cơ cấu trực tuyến chức năng
*Điều kiện áp dụng : Môi trường phải ổn định mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy
nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra
các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực
hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh nghiệp
* Sơ đồ:Cơ cấu trực tuyến chức năng

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH


8


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Tổng giám đốc

Marketing

Kỹ thuật

Công ty A

Sản xuất

Tài chính

Công ty B

Nhân sự

Công ty C

* Đặc điểm :
+ Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, gúp việc, theo dõi, đề xuất,
kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra qyết định cho các bộ phận , đơn
vị sản xuất.
+ ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư
vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền
quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng.

-Ưu điểm: phat huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng nhưng vẫn
đảm bảo quyền chỉ huy thống nhất
-Nhược điểm: chi phí cho việc ra quyết định quản trị rất lớn
d. Mô hình cơ cấu trực tuyến - tham mưu.
Người lãnh đạo ra lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với người thừa hành
trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp người lãnh đạo phải tham khảo ý kiến
chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc. Kiểu cơ cấu này cho phép người lãnh đạo tận
dụng được những tài năng, chuyên môn của các chuyên gia, giảm bớt sự phức tạp của cơ
cấu tổ chức, nhưng nó đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm kiếm được các chuyên gia giỏi
trong các lĩnh vực.
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - tham mưu.

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

9


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Người lãnh đạo

Tham mưu1

Tham mưu2

Người lãnh đạo tuyến1

Tham mưu1

Tham mưu2


Tham mưu3

Người lãnh đạo tuyến2

Tham mưu1

Các đối tượng qlý

Tham mưu2

Các đối tượng qlý

e. Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức quản trị không có mô hình cụ thể để xây dựng cơ cấu tổ chức
quản trị này người ta dựa vào cách tiếp cận hoàn cảnh và cách tiếp cận ngẫu nhiên. Cách
tiếp cận này xuất phát từ quan điểm không có một cơ cấu tổ chức quản trị nào tối ưu cho
mọi doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này thì các nhân tố sau ảnh hưởng tới sự hình
thành cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp:
+ Chiến lược của doanh nghiệp
+ Mục tiêu của doanh nghiệp
+Tính ổn định của môi trường kinh doanh
+ Môi trường văn hoá của doanh nghiệp và văn hoá cộng đồng
+Quy mô của doanh nghiệp
+ Phương pháp và kiểu quản trị
+Đặc điểm của lực lượng lao động
Để xác định và hình thành cơ cấu quản trị doanh nghiệp trước hết phải đánh giá các biến
trên sau đó mới tìm kiếm một mô hình thích hợp.
f.Cơ cấu tổ chức phi hình thể
Trong các nhân viên có những người nổi bật không phải do tổ chức chỉ định hay nói cách
khác là không bị ràng buộc về mặt tổ chức, họ được các nhân viên khác suy tôn làm thủ

lĩnh. Ý kiến của họ ảnh hưởng rất lớn đến các nhân viên khác do vậy giám đốc phải phát

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

10


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
hiện ra những người này để thông qua họ lôi cuốn các nhân viên khác làm việc co hiệu
quả hơn
2.2. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý:
- Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý gắn liền với phương hướng, mục đích hệ
thống phương hướng, mục đích của hệ thống sẽ chi phối cơ cấu hệ thống. Nếu một hệ
thống có quy mô và mục tiêu phương hướng cỡ lớn ( khu vực, cả nước) thì cơ cấu tổ
chức của nó cũng phải có quy mô và phương hướng tương đương. Còn nếu có quy mô
vừa phải, đội ngũ và trình độ tham gia hệ thống phải ở mức tương đương. Một hệ thống
có mục đích hoạt động văn hoá thì tổ chức bộ máy quản lý sẽ có những đặc thù khác biệt
với hệ thống có mục đích kinh doanh.
- Nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối.
Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo phân công, phân cấp
nhiều phân hệ trong hệ thống theo yêu cầu các nhóm chuyên môn ngành với đội ngũ
nhân lực được đào tạo tương ứng và có đủ quyền hạn để thực hiện được nguyên tắc này.
- Nguyên tắc linh hoạt và thích ứng với môi trường.
Nguyên tắc này đảm bảo việc cải tiến bộ máy quản lý phải đảm bảo cho mỗi phân
hệ, mỗi bộ phận một mức độ tự do sáng tạo tương ứng để các cấp quản lý thấp hơn phát
triển được tài năng để chuẩn bị thay thế các cán bộ quản lý cấp trên khi cần thiết.
- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức bộ máy quản lý phải mang lại hiệu quả cao nhất
đối với chi phí bỏ ra và đảm bảo hiệu lực hoạt động của các phân hệ về tác động điều
khiển của các lãnh đạo.

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý nhằm đưa ra một mô
hình phù hợp với quy mô doanh nghiệp và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác tổ chức quản lý và từ đó thúc đẩy
doanh nghiệp có mô hình quản lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào thì nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ
chức là hai mặt không thể tách rời nhau. Khi sự thay đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của công ty thì cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo, vì nếu không thay đổi theo thì bộ máy
quản lý cũ sẽ làm cản trở việc phấn đấu đạt được mục tiêu mới đề ra của tổ chức doanh
nghiệp. Tuy nhiên không phải bao giờ sự thay đổi về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng
đòi hỏi sự thay đổi về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi sự thay đổi bắt buộc
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

11


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
của bộ máy quản lý, song các kết quả nghiên cứu đều ủng hộ ý kiến bộ máy quản lý cần
được thay đổi kèm theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của của doanh
nghiệp cũng phức tạp theo. Do đó các nhà quản lý cần phải đưa ra một mô hình cơ cấu
quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đồng
thời phải làm sao để bộ máy quản lý không cồng kềnh và phức tạp về mặt cơ cấu. Còn
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy quản lý phải chuyên, tinh, gọn nhẹ để dễ
tay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Địa bàn hoạt động:
Việc mở rộng hoặc phân tán địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đều có sự thay
đổi về sự sắp xếp lao động nói chung và lao động quản lý nói riêng do đó dẫn đến sự thay

đổi cơ cấu tổ chức quản lý. Do vậy sự thay đổi địa bàn hoạt động của doanh nghiệp cũng
ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
- Công nghệ:
Việc sử dụng công nghệ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy
quản lý. Nếu các doanh nghiệp trú trọng đến công nghệ thì thường có định mức quản lý
tốt, bộ máy quản lý phải được tổ chức sao cho tăng cường khả năng của doanh nghiệp và
cần thích ứng kịp thời với sự thay đổi công nghệ nhanh chóng. Một hệ thống cơ cấu tổ
chức phải phù hợp với hệ thống công nghệ và phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong
việc ra quyết định liên quan đến công nghệ của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh doanh.
Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý là điều kiện đủ cho doanh nghiệp thành công trên
thương trường. Do vậy mức độ phức tạp của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến tổ
chức bộ máy quản lý. Nếu môi trường luôn biến động và biến động nhanh chóng thì có
được thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy quản lý có mối quan hệ
hữu cơ. Việc đề ra các quyết định có tính chất phân tán với các thể lệ mềm mỏng, linh
hoạt, các phòng ban có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của các cán bộ quản lý.
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh đến tổ chức bộ máy quản lý. Khi cơ sở kỹ thuật
cho hoạt động quản lý đầy đủ, hiện đại, trình độ của cán bộ quản lý cao có thể đảm nhiệm
nhiều công việc sẽ góp phần làm giảm lượng cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý, nên
bộ máy quản lý sẽ gọn nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong quản lý.
- Thái độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

12


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Đối với những người đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề cao, có ý thức làm việc
thì họ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn, khối lượng công việc lớn hơn do đó sẽ

làm giảm số lao động quản lý dẫn đến việc tổ chức bộ máy quản lý dễ dàng và hiệu quả
hơn. Ngược lại, với những lao động không có ý thức làm việc, không tự giác sẽ dẫn đến
số lượng lao động quản lý gia tăng, làm cho lãnh đạo trong tổ chức đông lên, việc tổ chức
bộ máy quản lý khó khăn hơn.
4. Các phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Để hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trước hết bắt nguồn từ việc xác định
mục tiêu và phương hướng phát triển của hệ thống, trên cơ sở đó tiến hành tập hợp các
yếu tố của cơ cấu tổ chức và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó. Việc hình
thành cơ cấu tổ chức cũng có thể bắt đầu từ việc mô tả chi tiết hoạt động của các đối
tượng quản lý và xác lập tất cả các mối quan hệ thông tin rồi sau đó mới hình thành cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để có một cơ cấu tổ chức hợp lý người ta thường dựa vào hai phương pháp chủ
yếu sau:
a. Phương pháp kinh nghiệm.
Theo phương pháp này cơ cấu tổ chức được hình thành dựa vào việc kế thừa
những kinh nghiệm thành công và gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý của cơ cấu tổ chức có
sẵn. Những cơ cấu tổ chức có trước này có những yếu tố tương tự với cơ cấu tổ chức sắp
hình thành và để hình thành cơ cấu tổ chức mới thì có thể dựa vào một cơ cấu tổ chức
mẫu nhưng có tính đến các điều kiện cụ thể của đơn vị mới như so sánh về nhiệm vụ,
chức năng, đối tượng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật .... để xác định cơ cấu tổ chức thích
hợp. Do vậy đôi khi phương pháp này còn được gọi là phương pháp tương tự.
Ưu điểm của phương pháp này là quá trình hình thành cơ cấu nhanh, chi tiết để
thiết kế nhỏ, kế thừa có phân tích những kinh nghiệm quý báu của quá khứ.
Nhược điểm: dễ dẫn đến sao chép máy móc, thiếu phân tích những điều kiện cụ
thể.
b. Phương pháp phân tích.
Theo phương pháp này, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại được bắt
đầu bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng cơ cấu tổ chức hiện tại, tiến hành đánh giá những
hoạt động của nó theo những tiêu thức nhất định, phân tích các chức năng, các quan hệ
phụ thuộc của từng bộ phận để đánh giá những mặt hợp lý của cơ cấu hiện hành và trên

cơ sở đó dự kiến cơ cấu mới sau đó bổ sung, thay thế, thay đổi cán bộ, xây dựng điều lệ,
nội quy, quy chế hoạt động cho từng bộ phận cũng như đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên
viên, các nhân viên thừa hành chủ chốt.
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

13


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Ưu điểm: Phương pháp này phân tích được những điều kiện thực tế của cơ quan,
đánh giá được các mặt hợp lý và chưa hợp lý để hoàn thiện cơ cấu mới hiệu quả hơn.
Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều thời gian và chi phí lớn để thiết kế cơ
cấu tổ chức mới.
Tuy nhiên trong hoạt động quản lý để hình thành và tổ chức được một bộ máy
quản lý tốt người ta không chỉ sử dụng thuần nhất một trong hai phương pháp trên. Mà
tuỳ theo tình hình của công ty có thể hình thành cơ cấu quản lý theo phương pháp hỗn
hợp, nghĩa là kết hợp cả hai phương pháp trên để lợi dụng ưu điểm của chúng.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN
HÀNG GIA DỤNG QUỐC TẾ ICP
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

14


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
I-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Công ty : Công ty cổ phần Hàng Gia Dụng Quốc Tế (ICP)
Địa chỉ: 30 Đường Lam Sơn, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 551 0565 / 551 3054

Fax: (84.8) 841 4819
Email:
Website: www.icp-worldwide.com / www.icpvn.com

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

15


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
1.Lịch sử hình thành
Năm 2001, hai người bạn làm trong lĩnh vực khác nhau đã chung tay xây dựng ICP với
mong ước tạo nên sự khác biệt : công ty nội địa đạt tiêu chuẩn toàn cầu, cung cấp
sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp quốc tế cho người tiêu dùng.
Sơ khởi, công ty đưa ra thị trường nước tẩy rửa rau quả trái cây nhãn hiệu Vegy. Mặc dù
hạn chế về nguồn lực tiếp thị, Vegy vẫn tạo nên dấu ấn đặc biệt và được các gia
đình tin dùng.
Bước ngoặt lớn nhất góp phần đưa ICP trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoá mỹ
phẩm chính là sự ra đời của dầu gội đầu dành cho nam giới nhãn hiệu X-men. Một
năm sau đó, dòng sản phẩm này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường để đứng
đầu phân khúc.
Từ sức mạnh có được nhờ những chuyên gia tiếp thị và hệ thống kênh phân phối hiệu
quả, ICP tiếp tục đưa ra thị trường dòng mỹ phẩm L'OVITÉ để thực hiện mong
muốn làm đẹp cuộc sống của từng cá nhân.
Hiện tại, với những nhãn hiệu chuyên về chăm sóc cá nhân, nhà cửa, mỹ phẩm, thực
phẩm và nước giải khát ,ICP đang nỗ lực hết mình để trở thành người dẫn đầu thị
trường, đưa sản phẩm của mình đến mọi nơi, làm đẹp cuộc sống của mọi người.
Tầm nhìn
Trở thành 1 trong 3 công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng nhanh.

Vốn
Vốn hoạt động : 124 tỉ đồng
Năm 2002, khi mới thành lập, doanh số của ICP là 4,6 tỉ đồng nhưng đến năm 2007 – chỉ
sau 5 năm, doanh số dự kiến đã là 320 tỉ đồng, tăng gần 80 lần & tăng 50% so với
năm 2006. Mục tiêu đặt ra cho công ty trong những năm tiếp theo là đạt mức tăng
trưởng bình quân 30% / năm.
Cột mốc:
- Năm 2001 : Thành lập ICP với một nhà máy quy mô nhỏ tại miền nam Việt Nam.
- Năm 2002 : Tung ra Vegy, nước rửa rau quả đầu tiên của Việt Nam.
- Năm 2004 : Tung X-men nhằm chiếm lĩnh thị trường chăm sóc cá nhân cho nam giới.
- Năm 2006 : Đưa ra thị trường dòng mỹ phẩm cao cấp L'OVITÉ, khẳng định sứ mệnh
làm đẹp cuộc sống.
- Năm 2008 : Gia nhập ngành hàng thực phẩm và nước giải khát với nhãn hàng nước ép
trái cây Max-Vi được nhượng quyền bởi Disney.
Giá Trị
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

16


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Tinh thần cải tiến chính là kim chỉ nam xuyên suốt lịch sử hoạt động của công ty, giúp
công ty không ngừng tạo ra những ý tưởng mới nhằm phát triển và tạo sức sống
cho doanh nghiệp. ICP loại bỏ cách tư duy truyền thống, tìm đường đi mới nhằm
tạo ra những bước nhảy đột phá.
ICP không chỉ nhắm đến kết quả tốt, mà luôn nỗ lực vượt mong đợi để đạt mức xuất sắc.
Đối với công ty, không có khó khăn mà chỉ có thách thức. Sự nhiệt huyết giúphọ
dự đoán những khó khăn sắp đến để vượt qua, trở thành những người khởi đầu và
tạo ra động lực cho bản thân nhờ khả năng xử lý đa công việc.
Sự tin cậy và trung thực chính là nền tảng tạo dựng nên tập thể .ICP tự hào về tất cả

những điều thực hiện vì biết mình đi trên con đường đúng.
ICP luôn đối với đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung ứng, đối tác và người tiêu dùng theo
cách họ đã nỗ lực xây dựng. Họ tôn trọng sự khác biệt, tin tưởng vào khả năng lẫn
tâm huyết của từng cá nhân.
-Hiện nay các sản phẩm cua công ty là:
+Dòng sản phẩm chăm sóc nhà cửa: nước tẩy rửa rau quả Very, nước tẩy rửa Ocleen
+Dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân: X-men, dr.men….
+Dòng mỹ phẩm cao cấp L'OVITÉ, Qgirl
+Dòng sản phẩm thực phẩm và nước giải khát: Max-vi,

Nhãn hiệu & sản phẩm:
-Chăm sóc nhà cửa : nước rửa rau quả

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

, nước tẩy rửa

.

17


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp

-Chăm sóc cá nhân :

,
,

-Mỹ phẩm :


,

,

,

-Thực phẩm & nước giải khát :
xuân ).
II- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

,

.

.

,

( Max-Vi mùa

1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của công ty
Việt Nam là một nước có số dân đông ( khoảng87 triệu người), độ tuổi dân số trẻ, số
người nằm trong độ tuổi lao động cao. Vì vậy, nước ta là một trong những nước có thị
trường tiêu thụ các mặt hàng hóa mỹ phẩm lớn vào loại nhất thế giới. Thu hút sự quan
tâm đầu tư của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới, khiến các mặt hàng hóa mỹ phẩm
trên thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng.
Những năm gần đây, hàng loạt các hãng mỹ phẩm có nhãn hiệu “made in Việt Nam” đã
ra đời và đẩy mạnh cạnh tranh, nhằm chiếm lĩnh thị trường, khẳng định vị thế, vai trò của
mình trong các phong trào vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đem lại vị

thế cho hàng Việt.
Hàng hóa mỹ phẩm Việt Nam có lợi thế là giá sản phẩm thấp hơn nhiều so với hàng nước
ngoài, trong khi đó chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo, không kém hàng ngoại. Thế
nhưng, vẫn có một thực tế là bấy lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam còn mang nặng tư
tưởng “sính hàng ngoại”...Vì vậy để cho các mặt hàng hóa mỹ phẩm sản xuất trong nước
có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì cần phải có thời gian đầu tư quảng bá, đẩy
mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm... để hàng hóa mỹ phẩm Việt trở thành mặt
hàng quen thuộc với người tiêu dùng hơn
Trên thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam hiện nay, các loại mặt hàng rất đa dạng và phong
phú, từ những sản phẩm cao cấp, sản phẩm bình dân đến các sản phẩm phổ thông... đều
được bày bán rất sôi động tại các cửa hàng, siêu thị. Bên cạnh những dòng sản phẩm
được coi là độc quyền của nữ giới, còn có những sản phẩm dành riêng cho trẻ em và cánh
mày râu. Có thể điểm mặt một số nhãn hiệu độc quyền nổi tiếng từ trước đến nay như:
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

18


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Lux, Camay, Nivea, ponds, Dove... Nhưng cũng không khó để lựa chọn các mặt hàng mỹ
phẩm dành cho trẻ em với đầy đủ các dòng sản phẩm từ dầu tắm, gội, dưỡng da, phấn
mát...với những nhãn hiệu như: Jonhson Baby, Pureen, Pigeon, Nuk, Baby Mild.
Hiện nay, các sản phẩm đang dần đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng. Đây cũng là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo của công ty trong việc lựa chọn
một chiến lược mới ,lập ra một kế hoạch sản xuất mới cho phù hợp với tình hình thực tế
của thị trường và của công ty.
2. Đặc điểm các nguồn lực của công ty
2.1: Vốn và tài sản của công ty
a.Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh
Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 1/1/2011 được thể

hiện ở bảng 1
Stt
1
2
3
4
5
6

7
8

Nội dung
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản cố định
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác

Số tiền
117.217.490.314
30.404.855.600
69.328.493.846
34.047.233.388

10.858.666.540
154.279.694.111
100.059.925.944
36.908.256.795
18.311.511.372
48.000.000.000
2.411.255.949

TỔNG CỘNG TÀI SẢN
520.547.689.748
9
Qua bảng 01 ta thấy tổng tài sản của công ty 520.547.689.748. Tài sản cố định là
154.279.694.111 tỷ đồng chiếm gần 30% tổng nguồn vốn vì ngoài tự sản xuất để kinh
doanh công ty còn nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài. Là một doanh nghiệp mới nổi,
được xem là một ngôi sao sáng cho mô hình kinh doanh theo kiểu hiện đại. Chỉ trong thời
gian rất ngắn, những thương hiệu như Xmen, Dr.Men đã tạo được một chỗ đứng trên thị
trường với mạng lưới phân phối sâu rộng. ICP cũng đã thu hút được hai quỹ đầu tư nước
ngoài là Mekong Enterprise Fund II và BankInvest tham gia như những nhà đầu tư chiến
lược. Số tiền đầu tư từ Bankinvest cộng với tiền đầu tư từ Mekong Enterprise Fund II là
hai công ty lớn có tiềm lực tài chinh mạnh đã là một bệ phóng tài chính mạnh mẽ cho
ICP mở rộng các hoạt động kinh doanh. Hiện tại lượng tiền mặt trong quỹ và tiền gửi
ngân hàng tương đối lớn tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu mua sắm nguyên vật liệu đầu
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

19


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
vào. Các khoản phải thu là trên 69 tỷ, đây cũng là số tiền khá lớn giúp công ty có thể
quay vòng vốn nếu nhanh chóng thu hồi về.

b.Tài sản của công ty
Bảng 2
Stt

Nội dung

Số tiền

4

Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Thặng dư vốn cổ phần
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Quỹ khen thưởng phúc lợi

100.556.331.802
2.440.116.146
417.983.458.478
302.025.880.000
50.548.326.942
35.953.016.322
15.304.627.918
15.151.607.296
1.567.783.322


5

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

520.547.689.748

1
2
3

Qua bảng 02 ta thấy tài sản của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ
sở hữu chiếm tới 80.3%. Vì là doanh nghiệp đầu tư với hơn một nửa số vốn nước ngoài
nên vốn chủ sở hữu là lớn. Ngoài ra các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn chiếm tỷ trọng
không lớn giúp cho công ty giảm bớt được các tác động xấu do tình hình lãi suất đang
tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận
không chia được trích lập vào các quỹ đầu tư phát triển,quỹ dự phòng tài chính làm tăng
nguồn vốn cho công ty. Với số vốn đó, công ty đã đầu tư vào dây chuyền máy móc thiết
bị, củng cố cơ sở hạ tầng,ngiên cứu phát triển các sản phẩm mới có chất lượng cao hơn
nhằm tạo bộ mặt mới cho công ty, giúp tăng doanh thu và thu nhập cho người lao động.
Vì công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2002 nên phần lớn máy móc thiết bị còn mới và
hiện đại, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3
Loại máy
Tỷ trọng (%)
Dây chuyền sản xuất các mặt hàng chăm sóc nhà 25
cửa
Dây chuyền sản xuất các mặt hàng chăm sóc cá 50
nhân
Dây chuyền sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm
15

Dây chuyền sản xuất các mặt hàng thực phẩm và 10
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

20


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
nước giải khát
Qua bảng 3 ta thấy tỷ trọng máy móc sản xuất các mặt hàng chăm sóc cá nhân chiếm tỷ
trọng lớn nhất (50%) cho thấy các sản phẩm về chăm sóc cá nhân được công ty đầu tư
phát triển với sản phẩm chủ đạo là dòng sản phẩm dành cho nam giới X-men. Đối với
dòng sản phẩm chăm sóc nhà cửa,công ty có 2 nhãn hiệu là nước rửa ra quả Vegy và
nước tẩy rửa Oclean. Tuy là những nhãn hiệu ra đời đầu tiên nhưng cả 2 đều gặp phải
nhũng áp lực cạnh tranh mạnh mẽ. Với Vegy, trở ngại lớn nhất chính là giá và cách thức
rửa rau quả truyền thống với nước muối pha loãng tạo nên một rào cản mạnh mẽ cho việc
gia tăng doanh số từ dòng sản phẩm này. Với thị trường nước tẩy rửa, Vim của Unilever
đang là người dẫn đầu và hàng loạt nhà sản xuất nhỏ như Mỹ Hảo, Daso, cũng như các
cơ sở sản xuất, hàng nhập khẩu chuyên dụng đang cùng nhau xâu xé mảnh đất vốn không
màu mỡ vì với thị truờng có lợi nhuận biên cao bị giới hạn phân khúc trung, cao cấp còn
với thị trường giá rẻ cũng không là thế mạnh của Oclean, do vậy công ty đang có hướng
tập trung đầu tư mặt hàng về thực phẩm, đây là một thị trường có sức tăng trưởng mạnh
mẽ và ổn định ngay cả giai đoạn kinh tế suy thoái. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là thị
trường có độ an toàn cao trước sự xâm lấn của thương hiệu ngoại so với ngành hoá mỹ
phẩm vì đặt thù tiêu dùng ngành thực phẩm liên quan đến khẩu vị, cách ăn uống, thói
quen so với đặc trưng về thời trang, thương hiệu của dầu gội, mỹ phẩm,hiện nay trên thị
trường công ty đangcó một thương hiệu về thực phẩm nổi tiếng Thuận Phát(nước mắn
Phú Quốc…). Với mỹ phẩm, ICP có hai nhãn hàng là Qgirl New York và L’ovite Paris.
Đây là những sản phẩm cao cấp, một dành cho giới thiếu nữ và một dành cho phụ nữ
thành đạt. Thị trường này, là một bất lợi lớn cho ICP vì đây chính là thị trường kinh
doanh thương hiệu. Thói quen mua sắm hàng ngoại và yêu cầu khắc khe của người dùng

sẽ là cản trở để hai sản phẩm này phát triển. Nhưng nhu cầu của thị trường chưa bão hoà
cùng với các trang thiết bị máy móc hiện đại được nhập từ thị trường Châu Âu các sản
phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng
2.2. Tình hình nguồn nhân lực của công ty
a.Nguồn nhân lực
Tổng số lao động tại thời điểm 1/1/2011 là 1200 CB CNV. Cơ cấu lao động của công ty
được thể hiện theo bảng 04
Về trình độ lao động của đội ngũ cán bộ
Bảng 4a
Trình độ lao động
Đại học và sau đại học
Cao đẳng
Công nhân kỹ thuật

số người
250
150
800

Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

tỷ trọng(%)
20.83
12.5
66.67
21


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Tổng số

Về độ tuổi lao động

1200

100

Bảng 4b
Độ tuổi
Số người
Từ 18 đến 29 tuổi
595
Từ 30 đến 44 tuổi
428
Từ 45 đến 60 tuổi
127
Từ 60 tuổi trở lên
50
Lao động trong nước và nước ngoài

Tỷ trọng(%)
49.6
35.7
10.6
4.2

Bảng 4c
số người
Tỷ trọng(%)
Lao động Việt
1150

95.8
Lao động nước ngoài
50
4.2
(Không có trường hợp sử dụng lao động là người bị tàn tật và người vị thành niên)
Qua các bảng thể hiện cơ cấu lao động trên cho thấy tổng số lao động của công ty tương
đối lớn và chủ yếu là lao động người Việt Nam vì nguồn lao động Việt Nam dồi dào và
rẻ, bớt tốn kém chi phí cho công ty, đồng thời cũng thực hiện được mục tiêu xã hội tạo
công ăn việc làm cho lao động trong nước. Trong tổng số lao động có 50 lao động là
người nước ngoài sẽ giúp cho việc áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất từ nước ngoài
và các dây chuyền công nghệ tiên tiến khác của công ty được thực hiện
Hiện nay tổng số lao động được đào tạo từ đại học trở lên là 250 người chiếm 20.83%
tổng số lao động, tỷ lệ lao động kỹ thuật là 66.67% tổng số lao động, và tỷ lệ lao động trẻ
của công ty chiếm tỷ trọng lớn, với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên số
1. Công ty nhận ra rằng, có được ngày hôm nay một phần là nhờ đội ngũ nhân viên được
đào tạo bài bản và sự tận tâm của họ. Do vậy, công ty luôn tổ chức những chương trình,
khóa huấn luyện trong và ngoài nước để nhân viên có thể tiếp cận với những công nghệ
và cải tiến mới nhất. Hàng năm, công ty thường xuyên tổ chức các chương trình huấn
luyện và tham quan trong nước và quốc tế chuyên ngành hóa mỹ phẩm. Điều này cũng
không nhằm mục đích giúp công ty nắm bắt được những cách tiếp cận và xu hướng tiêu
dùng mới.
b. Phân tích điều kiện làm việc của lao động quản lý
Tình hình tổ chức nơi làm việc.
Trên cơ quan các cán bộ lãnh đạo như TGĐ, trợ lý nhân sự, các trưởng phòng đều có
phòng làm việc riêng, được trang bị đầy đủ bàn làm việc, máy vi tính, máy điện thoại,
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

22



Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
máy điều hoà.... Dưới nhà máy có văn phòng, phòng ăn và các kho dự trữ thiết bị và vật
liệu, Giám đốc điều hành có phòng làm việc riêng
Trong các phòng chức năng, mỗi người đều được bố trí bàn làm việc riêng với đầy đủ
trang bị phục vụ cho từng chức năng. Diện tích các phòng ban khá rộng tạo điều kiện tốt
cho nhân viên làm việc nhưng số lượng nhân viên nhiều hơn khối lượng công việc vẫn
tồn tại. Kích cỡ và chủng loại bàn ghế ở một vài phòng không thống nhất, nhiều khi gây
nên cảnh quan không đẹp mắt.
Điều kiện làm việc của lao động quản lý
Tiếng ồn:
Hoạt động trí óc đòi hỏi phải yên tĩnh, tập trung tư tưởng. Cơ quan của Công ty trong ngõ
nên tiếng ồn do bên ngoài gây ra rất ít, văn phòng Nhà máy được cánh âm tốt nên tiếng
ồn sản xuất không có ảnh hưởng gì. nhưng do nơi làm việc còn hạn chế nên việc đi lại
của nhân viên có phần ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý.
d. Bầu không khí tâm lí làm việc:
Bầu không khí tâm lí là nhân tố tác động rất lớn đến kết quả làm việc của lao động quản
lý. Do đặc trưng của lao động quản lý là lao động trí óc nên thường xuyên phải làm việc
tập trung và căng thẳng. Như vậy nếu cộng thêm một môi trường mà mọi mối quan hệ
đều lạnh nhạt thì sẽ tạo ra sự căng thẳng rất lớn và từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả công
việc. Thực tế cho thấy bầu không khí làm việc trong các phòng ban chức năng còn khá
nặng nề ,công ty chưa xây dựng được bầu không khí vui vẻ ,thoải mái trong công việc
.Vẫn còn tình trạng chỉ làm việc khi có mặt của trưởng phòng ,hoặc đôi khi không có thái
độ nghiêm túc trong công việc .Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do khối
lượng công việc không nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa lao động quản lý ,thời gian nhàn
rỗi ở khối nhân viên gián tiếp lớn .Bên cạnh đó mối quan hệ giữa các phòng ban đôi khi
còn thiếu nhịp nhàng.
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế
ICP trong những năm gần đây ta lập bảng số liệu số 5
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu
2006
Doanh thu bán

2007

2008

2009

2010

hàng và cung 147,98

200,78

242,925

300,775

364,15

cấp dịch vụ
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

23


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp
Chi phí

54.325
Lợi nhuận sau
62,937
thuế TNDN
Thuế thu nhập
20,979
doanh nghiệp
Thu nhập người
lao

3

95.24

120,225

130,175

150,65

75,75

92,275

125,7

167,125

26,25


31,425

41,9

52,375

(triệu 3.2

động(đ/người/th đồng)

(triệu 3.5

đồng)

(triệu 3.9

đồng)

đồng)

(triệu 4.3

(triệu

đồng)

áng)
Qua bảng số liệu số 05ta thấy:
- Từ năm 2006-2010 doanh thu bán hàng của năm sau so với năm trước liên tục tăng.
Doanh thu bán hàng liên tục tăng là do doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị,mở

rông sản xuất(tham gia vào thị trường thực phẩm, mỹ phẩm)đa dạng hoá sản phẩm và có
các chính sách Marketing hiệu quả khiến khối lượng bán tăng lên
- Chi phí năm sau so với năm trước cũng tăng: năm 2007 tăng 18.8%, năm 2008 tăng
14.9%, năm 2010 là 7.6%. Ta có thể thấy chi phí hàng năm tăng chậm hơn doanh thu dẫn
đến lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Do áp dụng dây chuyền sản
xuất tiên tiến nên năng suất của sản phẩm tăng lên và giảm được chi phí cho sản phẩm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 là 20,979 tỷ đồng và tới năm 2010 là 52,375 tỷ
đồng. Như vậy cùng với việc phát triển kinh tế trong doanh nghiệp hàng năm công ty
cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước một số tiền đáng kể.
- Sau khi đóng góp vào ngân sách, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng dần theo các
năm. Đặc biệt trong khoảng từ năm 2008-2009 khủng hoảng kinh tế có tác xấu khiến
nhiều doanh nghiệp bị phá sản nhưng công ty vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt nguyên nhân
do công ty đã kịp thời có các chính sách điều chỉnh cho phù hợp với thị trường.
-Thu nhập bình quân của người lao động trong các năm cũng dần tăng cùng với sự phát
triển của công ty và một phần do sự mất giá của đồng Việt Nam công ty tăng mức lương
bình quân cho lao động để chấp hành quy định của chính phủ và tăng thêm mức thu nhập
cho công nhân trong thời kỳ lạm phát tăng cao.
Phân tích sự biến động giữa 2009 và 2010
Năm 2009 là một năm đầy thách thức, khó khăn nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế
giới khó tránh khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Bằng lối đi riêng cũng như với sự chuẩn bị từ trước ICP đã chủ động trong việc tìm
nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng như mở rộng các thị trường. Do vậy ICP
vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân, không những mở rộng thị phần nội địa mà
còn đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hoá. Trong năm 2009, Công Ty đã trở thành cổ đông
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

24


Bài tập lớn môn quản trị doanh nghiệp

chính (chiếm 51%) của Thuận Phát. Với việc trở thành cổ đông lớn của Thuận Phát, ICP
chính thức bước vào thị trường thực phẩm, vốn là một thị trường đầy tiềm năng. Bên
cạnh đó công ty còn thoả thuận hợp tác thành công với tập đoàn Schweppes International
Limited. Theo thoả thuận này, công ty sẽ được phép độc quyền sản xuất, tiếp thị và phân
phối sản phẩm nước cam tươi có ga Orangina của Schweppes International Limited trên
toàn lãnh thổ Việt Nam và quyền tiếp thị, phân phối tại các nước Brunây, Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, và Thái Lan.
Năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi, song hệ lụy của
cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế vẫn tiếp tục tác động đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy vậy, ICP vẫn không ngừng duy trì và phát
huy khả năng của mình. Trong năm 2010,ICP vẫn là một trong 3 doanh nghiệp về hàng
gia dụng phát triển nhanh nhất. Với doanh thu(11,1%) của công ty vẫn tăng nhanh tốc độ
tăng chi phí(8.5%) Làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Tạo cho nguồn
ngân sách nhà nước khoản đóng góp thuế lớn. Đồng thời cũng nâng cao được đời sống
lao động với tỷ lệ tăng tiền lương của năm 2010 hơn năm 2009 là 10.3%. Tất cả những
con số trên cho thấy một sự phát triển rất tốt và vững vàng của doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty cả trong những thời kỳ kinh tế khó khăn.
III-Kết luận
1. Điểm mạnh điểm yếu của công ty
-Điểm mạnh:
+Công ty có tiềm lực tài chính mạnh
+Chất lượng sản phẩm tốt
+Sáng tạo trong tiếp thị
+Thương hiệu của công ty đang dần được khẳng định
+Đội ngũ nhân viên có trình độ
-Điểm yếu
+Các sản phẩm của công ty chưa đem lại được dấu ấn đặc sắc
+Việc tìm ra các chính sách đối các sản phẩm chăm sóc nhà cửa, mỹ phẩm chưa được rõ
ràng
2. Các vấn đề đặt ra trong thời gian tới

Công ty đang là một trong những công ty hàng đầu trong nước chuyên về sản xuất và
phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng như hàng chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân,
mỹ phẩm và thực phẩm. Với các nhãn hiệu nổi tiếng và hàng đầu tại thị trường Việt
Nam: X-men, X-men for Boss, Dr.men, Vegy, Ocleen, L’Ovite, Thực Phẩm Thuận Phát
(Nước Mắm Phú Quốc, Nước Tương Chu Wang,…)
Trần Thị Bích Ngọc-QTK49ĐH

25


×