Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa chức năng hành pháp và chức năng hành chính của Chính phủ Việt Nam theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.34 KB, 10 trang )

Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa chức năng hành pháp và chức năng
hành chính của Chính phủ Việt Nam theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
A.

Mở đầu.
Chính phủ - cơ quan quan trọng trong hệ thống các cơ quan trong bộ máy

nhà nước Việt Nam, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Vì
vậy, việc tìm hiểu vị trí, chức năng của Chính phủ, từ đó đề ra những giải pháp để
xây dựng một Chính phủ Việt Nam vững mạnh, hiện đại là cả quá trình nan giải,
lâu dài. Trong bài tiểu luận này, nhóm xin được trình bày những chức năng cơ bản
nhất của Chính phủ Việt Nam, mối liên hệ giữa các chức năng và giải pháp để
Chính phủ thực hiện chức năng của mình ngày càng tốt hơn.
B.
I.

Nội dung.
Vị trí Chính phủ.
Hiến pháp 2013 tại Điều 94 quy định về vị trí của Chính phủ đó là: Chính

phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Như vậy, Hiến pháp 2013 đã hoàn thiện quy định về vị trí pháp lí, chức năng
của Chính phủ. Theo đó quyền hành pháp được giao cho Chính phủ. Đây là một
trong ba quyền hành của quyền lực nhà nước.
Trong hệ thống cơ quan hành chính ở nước ta thì Chính phủ “là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất”. Chính phủ thống nhất quản lí nền hành chính quốc
gia, thống nhất quản lí và điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh đối ngoại của Nhà nước. Thực hiện chức
năng quản lí nhà nước, Chính phủ áp dụng các biện pháp để hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ đã xác định. Tính chất cơ quan hành chính cao nhất đã nhấn mạnh vị thế




của Chính phủ trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc và đòi hỏi tính thống nhất, thông suốt.
Xuất phát từ mô hình chính thể và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở
nước ta, Hiến pháp 2013 tiếp tục duy trì quy định về vị trí của Chính phủ “là cơ
quan chấp hành của Quốc hội”. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, Quốc hội thành lập ra Chính phủ và thực hiện việc giám sát tối cao với hoạt
động của Chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, Hiến pháp 2013 dã quy định cụ thể, rõ ràng vị trí của Chính phủ
trong hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong việc thực hiện quyền lực nhà
nước và trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Chức năng Chính phủ.

II.

Chức năng của một cơ quan là hoạt động thường xuyên, liên tục mang tính
chuyên biệt nhằm đạt được mục đích nào đó. Theo Hiến pháp 2013, Chính phủ
gồm hai chức năng chính, đó là chức năng hành pháp và chức năng quản lí hành
chính.
1.

Chức năng hành pháp.
Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan thực hiện chức năng hành

pháp. Một cách chung nhất, quyền hành pháp là quyền điều hành đất nước, là phần
còn lại của các công việc không thuộc phạm vi đã xác định của quyền lập pháp và
tư pháp.
Theo nguyên nghĩa, quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật. Tuy nhiên,

cùng với sự phát triển tư duy về tổ chức nhà nước, quyền hành pháp được hiểu
theo khía cạnh chủ động và với phạm vi bao quát, thể hiện ở việc hoạch định chính


sách quốc gia và điều hành chính sách đó. Chức năng hành pháp của Chính phủ
được thể hiện qua các họat động chủ yếu sau:
Thứ nhất, Chính phủ đề xuất, hoạch định chính sách trình Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quyết định.
Chính sách là tập hợp những chủ trương thể hiện mục tiêu phát triển các lĩnh
vực kinh tế, xã hội và cách thức thực hiện mục tiêu đó. Các chính sách đó có thể
mang tính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; tổng hợp hoặc cụ thể.
Chức năng này được quy định tại khoản 2 Điều 96 Hiến pháp 2013 và Điều
7 Luật tổ chức Chính phủ. Theo đó Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn
sau:
- Đề xuất, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các
chương trình dự án trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết
định.
- Chính phủ có quyền quyết định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và các chương trình, dự án theo thẩm quyền.
Như vậy, xuất phát từ nội dung, bản chất của quyền hành pháp, Hiến pháp
2013 ghi nhận vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc đề xuất cũng như
quyết định theo thẩm quyền các chủ trương, giải pháp điều hành kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Thể hiện vai trò là người đề xuất chính sách, Chính phủ trình Quốc hội dự
án Luật, pháp lệnh; dự án ngân sách nhà nước; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chính sách cơ bản về tài chính sách tôn
giáo của Nhà nước, … Hoạch định chính sách quốc gia thể hiện trách nhiệm chính


trị và vai trò của cơ quan hành pháp việc duy trì trật tự và thúc đẩy sự phát triển

của xã hội.
Để thể hiện thẩm quyền quyết định chính sách, Chính phủ ban hành văn bản
quy phạm pháp luật dưới hình thức nghị định và ban hành các hình thức văn bản
pháp luật khác như nghị quyết. Việc xây dựng, ban hành văn bản của Chính phủ
được tiến hành theo quy trình được pháp luật quy định.
Thứ hai, Chính phủ tổ chức thi hành chính sách, pháp luật.
Theo đó tại khoản 1 Điều 96 Hiến pháp 2013, Điều 6 Luật Tổ chức Chính
phủ quy định Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quyết định của Chủ tịch nước.
- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp
luật; quyết định các biện pháp thi hành Hiến pháp, pháp luật; phòng ngừa, xử lí các
vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền.
Đây là nhóm thẩm quyền mang tính truyền thống của cơ quan hành pháp
trong mô hình phân công quyền lực nhà nước. Là hoạt động không chỉ mang tính
chấp hành mà đòi hỏi sự sáng tạo, chủ động của cơ quan hành pháp.
Để triển khai chức năng này, Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, bao
gồm: nghị định quy định chi tiết luật, pháp lệnh theo ủy quyền lập pháp; nghị định
quy định các biện pháp triển khai luật, pháp lệnh; nghị định về những vấn đề khi
chưa có luật, pháp lệnh quy định.
2.

Chức năng quản lí hành chính.
Quản lí hành chính là việc các cơ quan hành chính thực hiện các hoạt động

nhằm thực hiện việc quản lí đất nước. Hành chính nói một cách gắn gọn nhất, đó là


hoạt quản lí, điều hành và phục vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội.

Đối với chức năng hành chính, Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lí
việc thực hiện các nhiệm vụ của đất nước; thống nhất quản lí nền hành chính quốc
gia và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại.
Thứ nhất, Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lí và thực hiện các
nhiệm vụ của đất nước.
Để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, Chính phủ thống nhất việc quản lí
việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; phát tiển văn hóa, giáo dục, y tế;
khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông; quốc phòng, an ninh
quốc gia, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh
ban bố thi hình khẩn cấp và các biện pháp khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tính
mạng, tài sản của nhân dân. Nhiệm vụ thống nhất quản lí Nhà nước của Chính phủ
được thể hiện qua các nội dung như sau:
- Tổ chức việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực;
- Quyết định các biện pháp, chính sách cụ thể trong mỗi lĩnh vực nhằm đạ
mục tiêu đã đề ra;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lính vực và chỉ
đạo việc thực hiện;
- Phân công, phân cấp quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực;
- Kiểm tra, xử lí vi phạm;
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách theo ngành, lĩnh vực và điều
chỉnh cho phù hợp;


- Quyết định những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà
nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.
Quản lí nhà nước thống nhất thể hiện vai trò của Chính phủ với tư cách là cơ
quan hành chính cao nhất trong việc điều hành, quản trị quốc gia, bảo đảm sựu
thông suốt, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ hai, Chính phủ thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
Trong việc thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, Chính phủ tập trung

vào các nhiệm vụ chủ yếu là:
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế hành chính: Chính phủ đề xuất hoặc quyết
định theo thẩm quyền các biện pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế về tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành pháp, chính quyền địa phương, về phân công, phân
cấp quản lý nhà nước, về cải cách hành chính, về điều chỉnh địa giới hành chính.
Chính phủ trình Quốc hội thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt;
trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước:
+ Chính phủ trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan
ngang bộ, quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy
định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Đối với Hội đồng nhân dân, Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng
nhân trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh,


nghị quyết của Ủy ban thương vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
kiểm tra tính hợp pháp các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Chính phủ tạo điều
kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định, bảo đảm
cơ sở vật chất, tài chính để Hội đồng nhân dân hoạt động.
- Xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Chính phủ thống
nhất quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chính sách
tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với
cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng cơ sở vật chất và hiện đại hóa nền hành chính.
Thứ ba, Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đối ngoại.

Để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, Chính phủ tổ chức đàm phán, kí điều ước
quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc kí,
gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính
phủ; áp dụng các biện pháp bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức
và công dân Việt Nam ở nước ngoài (Điều 22 Luật Tổ chức Chính phủ)
III.

Mối quan hệ giữa chức năng hành pháp và chức năng hành chính
của Chính phủ.
Chức năng hành chính và chức năng hành pháp là hai chức năng chính của

Chính phủ Việt Nam. Tuy là hai chức năng riêng biệt, thực hiện những hoạt động,
nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu quản lí mọi mặt của đời sống xã
hội. Hai chức năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.
Chức năng hành pháp tạo hành lang pháp lí cho việc thực hiện chức năng
hành chính. Hành pháp là hoạch định chính sách và thi hành chính sách, chính


những chính sách đó là cơ sở pháp lí để việc quản lí đất nước được thuận tiện và có
hiệu quả hơn. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước đó là nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Một khi đã có quy định
của pháp luật thì sẽ là chuẩn mực mà tất cả mọi người phải tuân theo.
Việc quản lí nền hành chính quốc gia sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thiện
pháp luật và tổ chức, triển khai pháp luật có hiệu quả hơn. Là người trực tiếp,
thường xuyên điều hành xã hội, Chính phủ là cơ quan nắm rõ nhất những nhu cầu
của quốc gia, từ đó đưa ra những chính sách để đáp ứng nhu cầu đó. Trong việc
tìm chính sách cho quốc gia, Chính phủ phải phát hiện ra được nhu cầu của xã hội,
sau đó phân tích nhu cầu đó và tìm giải pháp để giải quyết. Giải pháp của Chính
phủ có thể là những giải pháp mà Chính phủ trực tiếp thi hành; hoặc là những giải
pháp mang tính ổn định lâu dài, Chính phủ sẽ trình cho ngành lập pháp giải quyết

để đảm bảo quyền lợi tổng quát dưới hình thức là các dự án luật hoặc các hình thức
khác.
Hành pháp, một mặt là đưa pháp luật vào thực tiễn, còn hành chính thì quản
lí mọi mặt của đời sống xã hội. Chính việc quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
như vậy đã thúc đẩy việc áp dụng pháp luật, áp dụng một cách triệt để vào thực
tiễn đời sống. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ nảy sinh những vấn đề mà pháp
luật không dự liệu hết được, khi đó Chính phủ sẽ lại hoạch định hoặc quyết định
những chính sách, dự án luật, … để đảm bảo pháp luật ngày càng phù hợp hơn với
thực tiễn. Đó chính là mối quan hệ hai chiều giữa hai chức năng của Chính phủ.
Như vậy, về bản chất và phương thức thực hiện, chức năng hành pháp (bao
gồm hai bộ phận cơ bản đó là hoạch định và điều hành chính sách quốc gia) không
thể tách biệt cơ học với chức năng hành chính nhà nước bởi vì điều hành chính
sách là quá trình huy động và tổ chức sử dụng những nguồn lực, phương tiện cần
thiết để thực hiện những mục tiêu của Chính phủ đã vạch ra. Trong việc điều hành


chính sách, Chính phủ phải thiết lập một cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm thể chế
công vụ, công sở, đội ngũ công chức được phân công rõ rang, rành mạch về chức
năng, quyền hạn và một cơ chế phối hợp hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng của
quá trình điều hành chính sách. Đó chính là hệ thống hành chính nhà nước. Hoạt
động điều hành và chấp hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lí xã
hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm làm cho quyền hành pháp được thực hiện trên
thực tế. Chính hoạt động thực hiện chức năng hành chính là cơ sở thực tiễn để cơ
sở lí luận của quá trình hoạch định chính sách trở nên hợp lí hơn.
IV.

Giải pháp để Chính phủ thực hiện tốt hơn chức năng.
Chính phủ có vị trí, chức năng rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực

nhà nước, trong việc thống nhất quản lí hành chính quốc gia, có vai trò quan trọng

đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên trong thực tế thực hiện quyền năng
của mình, nhiều lúc Chính phủ còn thể hiện sự hạn chế, đó là lí do đất nước chưa
thực sự phát triển. Vì vậy, nhóm xin trình bày một số giải pháp để Chính phủ thực
hiện chức năng của mình ngày càng tốt hơn.
Trong lĩnh vực hành pháp, Chính phủ cần đi sát thực tế đời sống để hoạch
định ra các chính sách, luật, …
Trong lĩnh vực hành chính, cần đưa ra chính sách phát triển phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi vùng miền; thực hiện cải cách
hành chính; …
Cụ thể, cần thực hiện như sau:
- Chính phủ thực hiện phân quyền xuống cho cấp dưới, chỉ tập trung vào các
nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược trong việc đề xuất, quy hoạch, kế
hoạch, quyết định những chính sách, nhiệm vụ, mục tiêu của đất nước. Còn việc


thực hiện một cách cụ thể thì để các cơ quan ở địa phương thực hiện cho phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện.
- Hoàn thành mục tiêu cải cách hành chính đến năm 2020. Cải cách bộ máy
hành chính theo hướng tinh gọn, nhẹ nhưng thực hiện có hiệu quả.
- Tăng tính tự chịu trách nhiệm của Chính phủ (của tập thể Chính phủ và của
từng thành viên Chính phủ) bằng cách chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc chịu trách
nhiệm gián tiếp.
Đặc biệt, đề cao sử dụng nhân tài, tránh chảy máu chất xám, mỗi thành viên
Chính phủ phải thật sự là tận tâm.
C.

Kết luận.
Tóm lại, với các quy định về vị trí, chức năng của Chính phủ trong Hiến

pháp và pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lí, nền tảng để Chính phủ tổ chức và

hoạt động theo hướng ngày càng là trung tâm của bộ máy nhà nước pháp quyền
với chức năng cơ bản là khởi động, xây dựng và điều hành chính sách, pháp luật
quốc gia, quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường, vận hành linh hoạt, thống nhất và
thông suốt hệ thống hành chính nhà nước, tổ chức huy động và quản lí hiệu quả
các nguồn nhân lực và vật lực quốc gia vì sự phát triển bền vững của đất nước, dân
tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.



×