Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giáo án tích hợp môn lịch sử giải nhất quốc gia năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.04 KB, 28 trang )

TIẾT 15 – BÀI 11:
TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức
Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Địa lí, Vật lí, Văn học, Giáo dục
công dân, Nghệ thuật để hiểu được kiến thức bài học lịch sử:
- Những cuộc phát kiến địa lí:
+ Lí giải được nguyên nhân – điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí thế
kỉ XV – XVI.
+ Trình bày được những phát kiến địa lí lớn của người Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha.
+ Đánh giá hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí trên các lĩnh vực.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Lí giải nguyên nhân ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng
+ Nội dung và những thành tựu lớn của Văn hóa Phục hưng
+ Ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng
2. Tư tưởng
- Giáo dục tinh thần dũng cảm, quyết tâm khám phá cái mới; đồng thời
giúp học sinh hiểu giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột; có ý thức,
trách nhiệm trong xây dựng nền văn hóa dân tộc.
- Có thái độ kiên quyết, thẳng thắn đấu tranh chống cái cũ, cái lạc hậu là
rào cản của sự tiến bộ và phát triển xã hội.
- Nhận thức về giá trị của con người và quyền tự do cá nhân.
3. Kỹ năng
Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp cho học sinh: kĩ năng
phân tích, so sánh, đánh giá, đóng vai thành những nhân vật lịch sử, kĩ
năng kể chuyện, trình bày diễn biến trên bản đồ, kĩ năng vẽ sơ đồ tư
duy….
3.1 Môn Lịch sử:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích: Phân tích, lí giải nguyên nhân và tiền đề các


cuộc phát kiến địa lí; Phân tích nguyên nhân ra đời của phong trào Văn
hóa Phục hưng và những nội dung cơ bản của phong trào.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh: So sánh kết quả giữa các hành trình phát kiến
địa lí của các nhà thám hiểm để thấy được đóng góp ở các mức độ khác
nhau của các nhà hàng hải trong việc tìm ra những con đường mới, vùng
đất mới, dân tộc mới…

1


So sánh Văn hóa Phục hưng với văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rôma để thấy
được tính kế thừa, phát huy và sáng tạo của Văn hóa Phục hưng trên một
tầm cao hơn.
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử: đánh giá về hệ
quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại; đánh giá ý nghĩa lịch
sử của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Rèn luyện kĩ năng hóa thân thành các nhân vật lịch sử và kĩ năng thuyết
trình về hành trình phát kiến của các nhà thám hiểm trên lược đồ.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình: sử dụng các lược đồ,
bản đồ, tranh ảnh trong bài để hiểu rõ hơn về các cuộc phát kiến địa lí, về
phong trào Văn hóa Phục hưng và các nhân vật lịch sử.
3.2 Môn Địa lí:
- Kĩ năng xác định hình dạng của Trái Đất là hình khối cầu; Trái Đất quay
quanh trục của nó và chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ: xác định vị trí của các châu lục trên bản đồ, các
đại dương, hướng gió và các kiểu khí hậu…
- Kĩ năng vẽ lược đồ về hành trình thám hiểm của các nhà hàng hải.
- Kĩ năng phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phân bố
dân cư trên thế giới; lợi ích của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát
triển của đất nước Hoa Kỳ…

3.3 Môn Văn học:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản và phân tích nội dung các tác phẩm văn học
thời phục hưng để thấy được tính chất, đặc điểm của phong trào Văn hóa
Phục hưng.
3.4 Môn Vật lí:
- Ứng dụng lực từ trường trong việc chế tạo La bàn được sử dụng trong các
chuyến thám hiểm trên biển.
3.5 Môn Tin học:
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Kĩ năng chụp ảnh và quay video.
- Kĩ năng tạo lập bài thuyết trình bằng Power Point.
- Kĩ năng vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm iMindMap.
3.6 Nghệ thuật:
- Kĩ năng cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật…
Các bộ môn khác: kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.
2


4. Định hướng các năng lực được hình thành :
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học, năng lực
sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng lược đồ về những cuộc
phát kiến địa lí, tranh ảnh về các nhà thám hiểm, tàu biển, la bàn, tranh ảnh
về thành tựu Văn hóa Phục hưng…
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử
với nhau…
+ Nhận xét về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, về ý nghĩa của phong trào
Văn hóa Phục hưng…
+ Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (tra

cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện
dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống).
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
* Phương tiện (Thiết bị):
- Sách giáo khoa cơ bản và sách giáo viên: Lịch sử 10, Địa lí 10 – 11; Văn
học 11; Vật lí 11; Giáo dục công dân 10… và các tài liệu tham khảo có
liên quan.
- Giáo án, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD, bản ghi
chép…
- Bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục, lược đồ về hành trình phát kiến địa
lí của các nhà thám hiểm, quả địa cầu…
- Tranh ảnh về tiến bộ khoa học kĩ thuật thế kỉ XV làm tiền đề cho các cuộc
phát kiến địa lí; tranh ảnh về các nhà thám hiểm; tranh ảnh về các thành
tựu văn hóa phục hưng….
- Các tác phẩm văn học thời phục hưng như: “Hài kịch thần thánh” (Đantê);
“ Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gácgăngchuya và người con
Păngtagruyen” (Rabơle); “Đônkihôtê” (Xécvantéc); “Rômeo và Juliet”
(Xếchxpia)…
- Phiếu học tập, phiếu nhận xét áp dụng kĩ thuật dạy học “3 lần 3”, kĩ thuật
KWL và phiếu kiểm tra đánh giá cuối giờ học.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, phần mềm
iMindMap.
- Bài giảng điện tử của giáo viên.
* Học liệu:
Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn Internet, tư liệu từ đồng
nghiệp…
3



2. Học sinh
- Vở, sách giáo khoa, kiến thức liên môn.
- Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, chuẩn bị bài thuyết trình
III. Tiến trình bài dạy
1.Ổn định tổ chức
Lớp

Tiết

Bài

Ngày dạy

Kiểm diện

10A6

15

11

18/12/2015

Vắng 0

2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân ra đời và vai trò của các thành thị trung
đại châu Âu?
Đáp án:
Nguyên nhân ra đời:

- Từ thế kỉ XI , do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề
của nền kinh tế hàng hóa.
- Thủ công nghiệp có sự chuyên môn hóa, sản phẩm làm ra thừa nhiều.
- Để có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và trao đổi sản phẩm, nhiều thợ thủ
công tìm cách tách ra khỏi lãnh địa đến những nơi trung tâm để buôn bán
 thành thị ra đời.
Vai trò của thành thị:
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Tạo điều kiện xây dựng phong kiến tập quyền và thống nhất quốc gia.
- Mang lại không khí tự do và phát triển tri thức cho mọi người.
3. Bài mới:
Vào bài:
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về các châu lục trên thế giới
Tiếp đó, giáo viên đặt câu hỏi:
(?) Nếu được chọn một nơi để đi du lịch, em muốn tới châu lục nào trên thế
giới? ( giáo viên vừa nói vừa chạy các slide trên màn chiếu) Châu Á, Châu Âu,
Châu Phi, Châu Mĩ, hay Châu Úc? Và em sẽ tới đó bằng phương tiện gì?
Học sinh sẽ đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau và giải thích lí do
tại sao lại có sự lựa chọn như vậy. Giáo viên chốt vấn đề: Qua những chia sẻ của
các em, cô thấy các em đều có chung một sở thích yêu du lịch và thích khám
phá. Các em biết không, để có được tấm bản đồ thế giới hoàn chỉnh như ngày
nay với những phát hiện quan trọng về các vùng đất mới, những con đường mới,
những dân tộc mới…các nhà thám hiểm thế kỉ XV – XVI đã phải bỏ nhiều mồ
hôi công sức, thậm chí đánh đổi cả tính mạng của mình để tiến hành các cuộc
phát kiến địa lí mạo hiểm. Thành công của các cuộc phát kiến địa lí thời gian
4


này đã làm thay đổi căn bản bộ mặt thế giới, có ảnh hưởng to lớn tới lịch sử phát
triển của nhân loại. Ngày nay, cô trò ta chỉ cần bước chân lên máy bay hay tàu

thủy là có thể dễ dàng du lịch hay thám hiểm bất cứ châu lục nào trên thế giới,
đó là nhờ thành quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI. Hôm nay, cô
trò ta sẽ cùng bước lên con tàu Ca – ra – ven, hành trình ngược thời gian trở về
thế kỉ XV – XVI (giáo viên vừa nói vừa chiếu hình ảnh con tàu Ca – ra – ven
trên màn hình) để tìm hiểu các cuộc phát kiến địa lí và những thành tựu văn hóa
rực rỡ thời phục hưng. Các em có đồng ý không?
Giáo viên giới thiệu tiêu đề bài học:
Tiết 15 – Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cơ bản cần nắm

Tích hợp Lịch sử - Địa lí; Lịch sử - Vật lí:
Hoạt động cả lớp, cá nhân:
- GV: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia phương Tây là
phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Điều kiện để
phát triển thương nghiệp là gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và kết luận: Điều kiện quan trọng ảnh
hưởng tới sự phát triển của thương nghiệp là giao thông
vận tải. Thế kỉ XV – XVI, các nhà thám hiểm Tây Âu
đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí để đẩy mạnh hoạt
động thương nghiệp. Vậy Phát kiến địa lí là gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV giải thích khái niệm: Phát kiến địa lí là những
phát hiện mới về địa lí – nhân văn. Cuộc hành trình đi
tìm đường mới sang phương Đông của thương nhân
châu Âu để tìm vàng ngọc, hồ tiêu. Hoạt động này sôi
nổi ở Tây Âu vào thế kỉ XV – XVI, góp phần cho chủ
nghĩa thực dân phát triển.

Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu nguyên nhân và tiền đề
các cuộc phát kiến địa lí.
(GV phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu mỗi
học sinh phải tự hoàn thiện phiếu học tập của mình)
Nội dung
Nguyên nhân
phát kiến địa lí
Điều kiện phát
kiến địa lí

1.Những cuộc phát kiến
địa lí:

5

a. Nguyên nhân và điều
kiện:


- GV: Vì sao phải tiến hành các cuộc phát kiến địa lí?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và kết luận:
Có 2 nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các nhà thám hiểm
Tây Âu tìm đường sang Phương Đông:
+ Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm
cho sự khát khao vàng bạc, gia vị, hương liệu quý: hồ
tiêu, quế, gừng, … của tầng lớp quý tộc và thương nhân
Châu Âu ngày một tăng. Đặc biệt là vàng bạc và hương
liệu quý ở Ấn Độ, trong đó vàng chiếm 1 vị trí quan
trọng sử dụng để phát triển kinh tế, làm giàu cho

thương nhân, quý tộc.
+ (GV cho HS xem lược đồ và giải thích) Do nguy cơ
bế tắc trong quan hệ buôn bán giữa lúc Châu Âu đang
có nhu cầu mở rộng buôn bán thì con đường buôn bán
giữa châu lục này với Châu Á bị cản trở bởi người A rập, Apghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ, họ chiếm giữ con
đường sang Phương Đông quen thuộc ngang qua
Byzantin, Trung Cận Đông đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ
đã cướp bóc bất cứ đoàn hành hương nào trên bộ hoặc
trên biển của bất kỳ người nước nào mà họ bắt gặp, yêu
cầu giải quyết mâu thuẫn trên đây dẫn đến các cuộc
phát kiến địa lý lớn.
-GV: Điều kiện nào giúp con người có thể thực hiện
các cuộc phát kiến địa lí?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và kết luận:
Vào thế kỉ XV, khoa học – kĩ thuật có những bước tiến
quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến
địa lí.
- GV: Kể tên các tiến bộ khoa học – kĩ thuật thế kỉ XV
mà em biết. Hãy nêu tác dụng của từng loại tiến bộ
khoa học – kĩ thuật đó đối với các cuộc phát kiến địa lí.
- GV: Đến thế kỉ XV, các nhà hàng hải có quan niệm
như thế nào về hình dạng của Trái Đất? Nhận xét của
em về quan niệm đó?
- HS vận dụng kiến thức Địa lí lớp 10 để suy nghĩ và trả
lời.
6

- Sản xuất phát triển 
nhu cầu về hương liệu,

vàng bạc, thị trường của
thương nhân châu Âu
tăng.

-Thế kỉ XV, con đường
buôn bán từ Tây Á sang
Địa Trung Hải bị người
Hồi giáo A – rập chiếm
giữ  cần thiết phải tìm
ra con đường mới từ Âu
sang Á.

-Thế kỉ XV, khoa học –
kĩ thuật có những bước
tiến quan trọng. Đây
chính là tiền đề cho các
cuộc phát kiến địa lí.


- GV nhận xét và kết luận:
GV hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức Địa lí lớp
10 - Bài 5 – Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả
chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, để giải
thích hình dạng của Trái Đất.
Từ thời cổ đại, con người quan niệm trái đất giống như
một đĩa phẳng, trái đất hình phẳng. Nhưng đến thế kỉ
XV, các nhà hàng hải châu Âu đã có hiểu biết mới về
hình dạng trái đất. Và kết quả của các cuộc thám hiểm
sau đó đã cung cấp hiểu biết chính xác về trái đất và hệ
mặt trời.

Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời. Trái đất có
hình khối cầu, tự quay quanh trục của nó và chuyển
động xung quanh Mặt Trời.
Khi Trái đất tự quay quanh trục của nó, mọi địa điểm
thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất đều có vận
tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang
đông. Do vậy, các vật thể chuyển dộng trên bề mặt Trái
đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Làm lệch hướng đó
là được gọi là lực Côriôlit. Lực Côriôlit tác động mạnh
tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển,
dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.
-GV: Các nhà hàng hải đã làm thế nào để xác định
được phương hướng giữa đại dương bao la? (Tích hợp
kiến thức môn Vật lí)
- HS vận dụng những hiểu biết về Vật lí suy nghĩ, trả
lời.
- GV nhận xét và kết luận:
GV hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức : Bài 19 –
Từ trường, trong chương trình Vật lí lớp 11 - sách giáo
khoa cơ bản để giải thích: thế kỉ XV, để xác định
phương hướng trong các chuyến đi biển, các nhà hàng
hải đã sử dụng tới la bàn. Bộ phận chính của la bàn là
một kim nam châm có thể quay tự do xung quanh một
trục cố định đi qua trọng tâm của nó. Đặt la bàn tại một
vị trí xác định, xa các nam châm khác và các dòng điện,
kim nam châm của la bàn luôn luôn nằm theo một
hướng xác định không đổi, gần trùng với hướng Nam –
7



Bắc. Xê dịch la bàn sang các vị trí khác (không quá xa
vị trí cũ), ta thấy hướng của kim nam châm vẫn không
đổi. Đó là do kim nam châm luôn chịu tác động của từ
trường Trái Đất (địa từ trường).
- GV tiếp tục cho học sinh tìm hiểu, kể tên các tiến bộ
khoa học – kĩ thuật thế kỉ XV và tác dụng của từng loại
tiến bộ khoa học – kĩ thuật đó đối với các cuộc phát
kiến địa lí.
GV chốt ý:
Các nhà hàng hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có
quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã
vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các
hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn, được
sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la.
Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu
có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-raven. (GV mở hình ảnh về la bàn, tàu Ca – ra – ven và
hình ảnh một số bản đồ, lược đồ…)
Hoạt động nhóm, cá nhân
b. Những cuộc phát
- Bước 1:GV chia lớp thành 4 nhóm:
kiến địa lí:
Nhóm 1: thảo luận về hành trình phát kiến địa lí của
B.Đi-a- xơ
Nhóm 2: thảo luận về hành trình phát kiến địa lí của
C.Cô-lôm-bô.
Nhóm 3: thảo luận về hành trình phát kiến địa lí của Vaxcô đơ Ga-ma.
Nhóm 4: thảo luận về hành trình phát kiến địa lí của
Ph.Ma-gien-lan.
Yêu cầu: Học sinh thảo luận và trình bày bài thuyết
trình dưới hình thức đóng vai nhân vật lịch sử, tường

thuật lại hành trình của mình.
- Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị đạo cụ và xây dựng bối
cảnh, mô phỏng lại hành trình phát kiến địa lí với biển
báo mốc địa danh cụ thể, được sắp xếp như một lược
đồ. Học sinh tiến hành đóng vai nhân vật lịch sử, thuyết
trình về hành trình phát kiến địa lí của mình như một
câu chuyện hấp dẫn. Khi mỗi nhóm lên trình bày, các
học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận (Theo
kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học
8


sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều
chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung
vào phiếu học tập số 2, số 3, số 4, số 5. Thời gian cho
mỗi nhóm đóng vai kể chuyện là từ 3-5 phút. Kết thúc
phần đóng vai kể chuyện, các nhóm phải đưa ra sản
phẩm bản đồ tư duy của nhóm mình.
Bước 3: GV nhận xét, kết luận và chốt lại nội dung học
sinh cần nắm.
Tích hợp Lịch sử - Địa lí; Lịch sử - Giáo dục công
dân; Lịch sử - Tin học
Nhóm 1: Cử đại diện lên đóng vai B.Đi-a- xơ và kể về
hành trình phát kiến địa lí của B.Đi-a- xơ
- Học sinh các nhóm lắng nghe, thảo luận và hoàn thành
phiếu học tập số 2, phiếu nhận xét các nhóm trình bày
theo kĩ thuật “3 lần 3”
Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về hành trình phát kiến
địa lí của B.Đi-a- xơ:
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:

Tên nhà
Thời gian
Kết quả
hàng hải
B.Đi-a- xơ
2. Tại sao đoàn thám hiểm của B.Đi-a- xơ đến
được cực Nam của châu Phi rồi lại quay trở về
Bồ Đào Nha?
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “3
lần 3’:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:………………………
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:….................
- 3 đề nghị cải tiến:………………………....................
- GV: Hãy miêu tả hành trình thám hiểm của B.Đi-axơ?
- Học sinh hóa vai nhân vật B.Đi-a-xơ kể chuyện: (Tích
hợp Lịch sử - Địa lí)
Xin chào các bạn!
Tôi là Báctôlômê Điaxơ, nhà thám hiểm người
Bồ Đào Nha. Tôi sẽ kể các bạn nghe hành trình thám
hiểm của tôi.
9


Năm 1487, tôi chỉ huy một đoàn thám hiểm gồm
hai thuyền buồm Caraven đã tiến hành cuộc thám hiểm
xuống vùng biển nam Châu Phi. Cuộc thám hiểm của
chúng tôi gặp bão và bị bão thổi bật xa xuống phía nam
và bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi. Tại đây, tôi đã
nhìn thấy bờ Đông châu Phi và các hoa tiêu Hồi giáo đã
sẵn sàng dẫn đường cho tôi sang Ấn Độ. Nhưng các

thủy thủ của tôi khi lúc đó đã nổi loạn, buộc tôi phải
quay trở lại Bồ Đào Nha, từ bỏ vinh dự là người châu
Âu đầu tiên mở đường tới Ấn Độ.
Tôi đã đặt tên cho mũi đất cực Nam châu Phi nơi
tôi đặt chân tới là mũi “Bão tố”, sau này vua Bồ Đào
Nha đã đổi tên thành mũi “Hảo vọng”(có nghĩa là: hi
vọng tốt đẹp về con đường sang Ấn Độ đang mở ra
trước mắt người Bồ Đào Nha).
Cuộc hành trình của tôi tuy chỉ dừng lại ở mỏm
cực nam Châu Phi nhưng đó lại là sự chuẩn bị những - 1487, B.Đi-a-xơ đến
điều kiện quan trọng cho sự thành công của các cuộc được mỏm cực nam
viễn chinh sau này của người Bồ Đào Nha.
Châu Phi.
( Sau khi đại diện nhóm trình bày xong, nhóm đưa ra
bản đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập số 2 và phiếu
nhận xét “3 lần 3”. Tích hợp Lịch sử - Tin học)
- GV cho học sinh xem lược đồ diễn tả lại hành trình
của B. Đi - a – xơ trên màn hình. Vận dụng kiến thức
Địa lí bài 16 – Sóng. Thủy triều. Dòng biển trong SGK
lớp 10 cơ bản bổ sung kiến thức .(Tích hợp Lịch sử Địa lí):
Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 –
40o thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương
rồi chảy về phía Xích đạo, cùng với dòng biển nóng tạo
thành những hệ thống hoàn lưu trên các đại dương ở
từng bán cầu.
Giáp phía Tây của lục địa châu Phi có dòng biển lạnh
xuất phát từ cực men theo bờ đông của đại dương (Đại
Tây Dương) hay chính là bờ tây của lục địa Nam Phi
chảy ngược về xích đạo.
Đoàn thám hiểm của B.Đi-a-xơ đi về phía nam, men

10


theo bờ biển châu Phi do đó thường gặp những dòng
nước nghịch lưu bên bờ nên rất dễ bị lật thuyền. Và khi
gặp bão, đoàn thám hiểm đã bị bão thổi bật xa xuống
phía nam và bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi. Tại
đây, các thủy thủ của B.Đi-a-xơ đã nổi loạn, buộc đoàn
thám hiểm phải quay trở về Bồ Đào Nha.
Nhóm 2: Cử đại diện lên đóng vai C.Cô-lôm-bô và kể
về hành trình phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô.
- Học sinh các nhóm lắng nghe, thảo luận và hoàn thành
phiếu học tập số 3, phiếu nhận xét các nhóm trình bày
theo kĩ thuật “3 lần 3”
Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về hành trình phát kiến
địa lí của C.Cô-lôm-bô:
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà
Thời gian
Kết quả
hàng hải
C.Cô-lôm-bô
2. C.Cô-lôm-bô là người đã tìm ra châu Mĩ nhưng
tại sao châu Mĩ lại không mang tên ông mà lại
mang tên là America?
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “3
lần 3’:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:………………….
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:…...........
- 3 đề nghị cải tiến:………………………..............

- GV: Hãy miêu tả hành trình thám hiểm của C.Côlôm-bô?
- Học sinh hóa vai nhân vật C.Cô-lôm-bô kể chuyện:
(Tích hợp Lịch sử - Địa lí)
Xin chào các bạn !
Tôi là Crixtôp Côlômbô, nhà thám hiểm người
Tây Ban Nha. Tôi sẽ kể các bạn nghe hành trình thám
hiểm của tôi.
Trong khi mấy anh bạn Bồ Đào Nha đang ráo riết
tìm kiếm con đường biển vòng quanh Châu Phi sang
Ấn Độ, vua Tây Ban Nha của chúng tôi đã rất sốt sắng
và nhanh chóng chấp nhận dự định thám hiểm của tôi.
11


Nhưng chúng tôi sẽ không đi theo vết chân cũ của mấy
anh chàng Bồ Đào Nha kia là đi xuống phía Nam,
chúng tôi đặt mục tiêu đi về phía Tây bằng cách vượt
Đại Tây Dương, vì chúng tôi tin giả thuyết quả đất tròn.
Tháng 8/1492, Côlômbô tôi cùng với đoàn thủy
thủ 90 người đi trên 3 chiếc tàu rời cảng Palốt đi về đảo
Cana. Sau đó hạm đội của tôi đi về phía Tây trên biển
Đại Tây Dương bao la tới những vùng biển và vùng đất
xa lạ chưa ai biết đến. Sau hai tháng lênh đênh trên
biển, chúng tôi đã vượt Đại Tây Dương đến một trong
những hòn đảo thuộc quần đảo Bahama, tôi đặt tên là
đảo Sansanvađo (chúa cứu thế).
Trên các đảo của quần đảo Bahama, tôi đã thấy
nhiều cây, quả lạ không thấy có ở châu Âu. Sau đó tôi
cùng các thủy thủ đã tới hòn đảo cuối cùng trên quần
đảo Bahama, đó là đảo Cuba, tôi vẫn nghĩ đây là phần

đất phía Đông châu Á. Song ở đây, tôi không tìm thấy
những thành phố sầm uất, không thấy vàng bạc và
hương liệu. Tôi cũng thấy lạ là không một thổ dân nào
biết tiếng Ả rập – một thứ tiếng rất phổ biến ở Châu Á.
Tôi và đoàn thám hiểm đã phát hiện thêm những đảo
lớn khác.
Tháng 3/1493, đoàn thám hiểm của tôi trở về tới
vịnh Palốt của Tây Ban Nha mang theo một ít vàng bạc,
vài thổ dân da đỏ, một số cây quả lạ..Tôi vẫn nghĩ rằng
vùng đất mình đặt chân tới là những hòn đảo thuộc
miền Đông châu Á. Sau đó, tôi còn tiến hành ba cuộc
thám hiểm nữa tới châu Mĩ và phát hiện thêm nhiều
đảo, quần đảo mới ở đây. Cuối cùng tôi mới vỡ lẽ ra
rằng: không có eo biển đi sang Ấn Độ Dương. Tôi đã
phát hiện ra đại lục mới châu Mĩ, vậy mà tôi lại cứ
tưởng đó là châu Á, tôi đã rất chán nản khi phải quay
trở về Tây Ban Nha, sống những ngày cuối đời đói
nghèo, tồi tệ.
( Sau khi đại diện nhóm trình bày xong, nhóm đưa ra
bản đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập số 3 và phiếu
nhận xét “3 lần 3”. Tích hợp Lịch sử - Tin học)
12


-GV cho học sinh xem lược đồ diễn tả lại hành trình
của C.Cô-lôm-bô trên màn hình và bổ sung kiến thức
(Tích hợp Lịch sử - Địa lí):
C.Cô-lôm-bô có ý định đi tới bờ biển phía Đông châu Á
qua Đại Tây Dương. Ông không đi về phía Nam như
người Bồ Đào Nha mà đi về phía Tây vì xuất phát từ

giả thuyết quả đất tròn. Mặc dù là người có công phát - 1492, C.Cô-lôm-bô tìm
hiện ra châu Mĩ, nhưng những người cùng thời chưa ra Châu Mĩ.
đánh giá đúng sự nghiệp vĩ đại của ông. Thậm chí đại
lục mới mà ông phát hiện cũng không được mang tên
ông, mà mang tên một nhà hàng hải Ý là Amerigô
Vexpuxi – người nghiên cứu, mô tả và khẳng định châu
Mĩ là một đại lục mới.
Nhóm 3: Cử đại diện lên đóng vai Va-xcô đơ Ga-ma và
kể về hành trình phát kiến địa lí của . Va-xcô đơ Gama.
- Học sinh các nhóm lắng nghe, thảo luận và hoàn thành
phiếu học tập số 4, phiếu nhận xét các nhóm trình bày
theo kĩ thuật “3 lần 3”
Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về hành trình phát kiến
địa lí của Va-xcô đơ Ga-ma:
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà Thời
Kết quả
hàng hải gian
Va-xcô
đơ Gama
2. Cuộc thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma có ý
nghĩa như thế nào với người Bồ Đào Nha?
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “3
lần 3’:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:………………………
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:….................
- 3 đề nghị cải tiến:………………………....................
- GV: Hãy miêu tả hành trình thám hiểm của Va-xcô đơ
Ga-ma?
- Học sinh hóa vai nhân vật Va-xcô đơ Ga-ma kể

chuyện: (Tích hợp Lịch sử - Địa lí)
13


Xin chào các bạn !
Tôi là Va - xcô đơ Ga - ma, nhà thám hiểm người Bồ
Đào Nha. Tôi sẽ kể các bạn nghe hành trình thám hiểm
của tôi.
Tháng 7/1497, tôi chỉ huy đoàn thám hiểm khoảng 160
người trên 3 chiến thuyền lớn, khi đó tôi mới 28 tuổi.
Đoàn thám hiểm chúng tôi rời cảng Lixbon, đi xuống
phía Nam, tiến về phía mũi Hảo Vọng. Sau 4 tháng
rưỡi, vượt qua nhiều bão táp, khó khăn, đoàn thám hiểm
đã tới được mũi Hảo Vọng để đi vào biển Ấn Độ
Dương. Sau đó đoàn thám hiểm đi lên phía Bắc. Cuối
tháng giêng năm 1498, chúng tôi đã tới thành phố
Môdămbích và Mônbatxa của người Ả rập, rồi lại đến
Malinđi. Từ đây, đoàn thám hiểm phải đi 23 ngày đêm
trên Ấn Độ Dương trong điều kiện khí hậu oi bức. Cuối
cùng, tháng 5/1498, chúng tôi đã cập bến Calicút trên
bờ biển Ấn Độ.
Tại đây, người Ả rập đã xúi giục người Ấn Độ chống
lại chúng tôi. Người Ấn Độ không cho chúng tôi mua
bán hương liệu, hai bên đã xung đột vũ trang. Tháng
9/1498 hạm đội của tôi rời Calicút và nã đạn vào thành
phố này. Dọc đường trở về, hạm đội của tôi cướp sạch
thuyền bè của người Ấn Độ, vượt Ấn Độ Dương trong
89 ngày đêm.
Tháng 9/1499, đoàn thám hiểm trở về thắng lợi tại
Lixbon với sự đón tiếp của người dân Bồ Đào Nha.

Đoàn thám hiểm đã mang về số lượng hàng hóa trị giá
gấp 60 lần tiền dùng cho cuộc viễn chinh.
Thế là đoàn thám hiểm chúng tôi đã hoàn thành việc
tìm đường biển thông sang Ấn Độ, là đỉnh cao nhất
trong hàng loạt các phát hiện của các nhà thám hiểm Bồ
Đào Nha.
( Sau khi đại diện nhóm trình bày xong, nhóm đưa ra
bản đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập số 4 và phiếu
nhận xét “3 lần 3”. Tích hợp Lịch sử - Tin học)
-GV cho học sinh xem lược đồ diễn tả lại hành trình
của Va-xcô đơ Ga-ma trên màn hình và bổ sung kiến
14


thức.(Tích hợp Lịch sử - Địa lí):
Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma cũng đi về phía
Nam theo hướng đi của B.Đi-a-xơ. Rút kinh nghiệm từ
những hạn chế của B.Đi-a-xơ trước đó, đoàn thám hiểm
của Ga-ma đi xa bờ biển châu Phi từ 1000 – 1500 km
để tránh những dòng nghịch lưu bên bờ, nhờ vậy đã hạn
chế được tối đa việc bị lật thuyền. Vượt qua mũi Hảo
Vọng, đoàn thám hiểm đi vào biển Ấn Độ Dương. Lênh
đênh trên Ấn Độ Dương, đoàn thám hiểm đã gặp rất
nhiều khó khăn như bão, gió, đói…khiến Ga-ma phải
dùng những biện pháp kiên quyết và quả cảm nhất mới
có thể trấn áp được sự nổi loạn của thủy thủ để tiếp tục
- 1498, Va-xcô đơ Ga-ma
đi về phía trước.
Việc tìm ra đường biển đến Ấn Độ của Ga-ma biến giấc đến được bờ biển Tây
mơ của người Bồ Đào Nha thành hiện thực. Sau đó Nam Ấn Độ.

người Bồ Đào Nha đã giữ độc quyền con đường biển
này trong 18 năm liền, và tổ chức nhiều cuộc viễn chinh
mới.
Nhóm 4: Cử đại diện lên đóng vai và kể về hành trình
phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan.
- Học sinh các nhóm lắng nghe, thảo luận và hoàn thành
phiếu học tập số 5, phiếu nhận xét các nhóm trình bày
theo kĩ thuật “3 lần 3”
Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về hành trình phát kiến
địa lí của Ph.Ma-gien-lan:
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà
Thời
Kết quả
hàng hải
gian
Ph.Magien-lan
2. Cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan có ý
nghĩa lịch sử như thế nào?
Phiếu nhận xét các nhóm trình bày theo kĩ thuật “3
lần 3’:
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:…………………….
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:…..............
- 3 đề nghị cải tiến:……………………….................

15


- GV: Hãy miêu tả hành trình thám hiểm của Ph.Magien-lan?
- Học sinh hóa vai nhân vật Ph.Ma-gien-lan kể chuyện:

(Tích hợp Lịch sử - Địa lí)
Xin chào các bạn !
Tôi là Magienlăng, nhà hàng hải người Tây Ban Nha.
Tôi sẽ kể các bạn nghe hành trình thám hiểm vòng
quanh trái đất của tôi.
Việc phát hiện ra châu Mĩ của Cô lôm bô chưa làm hài
lòng các vua Tây Ban Nha, các vua này muốn giao
thiệp trực tiếp với Ấn Độ và Trung Hoa. Vì thế năm
1519, vua Tây Ban Nha đã ủng hộ tôi thực hiện tiếp
cuộc thám hiểm tìm đường sang châu Á theo hướng
Tây.
Tháng 9/1519, tôi chỉ huy đoàn thám hiểm gồm 5 chiếc
thuyền buồm và 265 thủy thủ, rời bờ biển Tây Ban Nha,
theo hướng Tây Nam rẽ sóng. Vượt qua Đại Tây
Dương đến bờ biển Nam Mĩ, tôi cho đoàn thuyền đi dọc
theo bờ biển Nam Mĩ tới gần mỏm cực Nam thì tìm ra
một eo biển ( về sau eo biển này được mang tên eo biển
Magien lăng). Vượt qua eo biển ấy, đoàn thám hiểm đi
tới một đại dương mới lạ, ở đây sóng yên biển lặng
nhưng rộng lớn mênh mông hơn Đại Tây Dương, tôi
đặt tên cho đại dương mới là Thái Bình Dương.
Bão táp, sóng lớn ở Đại Tây Dương vừa trải qua, thì ở
đại dương mới, tôi và đoàn thám hiểm ( lúc này chỉ còn
3 thuyền) lại phải vật lộn với những khó khăn về bão
biển, sóng thần, nhịn đói, nhịn khát vì thiếu lương thực,
nước uống… Nhiều thủ thủy của tôi đã bỏ mạng giữa
biển khơi.
Tháng 2/1521 đoàn thủy thủ của tôi đã đến Philippin,
các thủy thủ vui mừng vì tại đây tìm thấy lương ăn,
nước uống, hồ tiêu và nhiều hương liệu quý. Nhưng tại

đây, một cuộc xung đột lớn đã diễn ra khiến nhiều thủy
thủ bị thiệt mạng, đoàn thám hiểm chỉ còn lại 18 người
đi trên một chiếc tàu cũ nát, chở đầy hương liệu, vượt
qua mũi Nam Phi trở về nước, cập bến Tây Ban Nha
vào ngày 15/4/1522.
16


Như vậy là chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái
đất đã hoàn thành, kéo dài hai năm rưỡi (1519 – 1522).
( Sau khi đại diện nhóm trình bày xong, nhóm đưa ra
bản đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập số 5 và phiếu
nhận xét “3 lần 3”. Tích hợp Lịch sử - Tin học)
- GV cho học sinh xem lược đồ diễn tả lại hành trình
của Ph.Ma-gien-lan trên màn hình và bổ sung kiến
thức. (Tích hợp Lịch sử - Địa lí):
Cuộc hành trình vòng quanh trái đất lần đầu tiên của
Ph.Ma-gien-lan hoàn thành đã hoàn chỉnh những thành
tựu của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
một cách triệt để. Nó đã chứng minh một cách thuyết
phục nhất trái đất hình cầu. Ph.Ma-gien-lan đã tặng
nhân loại một điều hiểu biết mới, ông đã biến những gì
mà hàng trăm thế hệ trước coi như giấc mơ trở thành
hiện thực.
- GV yêu cầu học sinh các nhóm tổng kết về các cuộc
phát kiến địa lí bằng việc hoàn thành Phiếu học tập số
6 như sau:
Hoàn thành niên biểu về các cuộc phát kiến địa lí theo
mẫu:
Thời

gian

Người tiến
hành phát
kiến

Quốc gia

Hướng đi

Kết quả

(GV thống nhất về bảng niên biểu và chiếu lên màn
hình)
Người tiến
hành phát
kiến
1487 B.Đi-a-xơ
Thời
gian

1492

Quốc
gia

Hướng đi

BĐN


Phía nam
Châu Phi

C.Cô-lôm-bô TBN

Hướng
Tây
Hướng
Tây Nam

1498 Va-xcô đơ
Ga-ma

BĐN

Kết quả
Tới được mỏm
cực nam Châu
Phi
Tìm ra Châu Mĩ
Đến được bờ
biển Tây Nam
Ấn Độ

17

- 1519 – 1522, Ph.Magien-lan
thực
hiện
chuyến thám hiểm vòng

quanh thế giới bằng
đường biển.


1519 Ph.Ma-gien-152 lan
2

TBN

Vòng qua
điểm cực của
Nam Mĩ

Đi vòng quanh
Trái Đất bằng
đường biển.

- GV hỏi: Sau khi đã tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa
lí, em hãy giải thích tại sao Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát
kiến địa lí?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV chốt ý:
+ TBN và BĐN có vị trí địa lí thuận lợi.
+ TBN và BĐN có nền kinh tế phát triển lúc bấy giờ
nên có thể tổ chức các chuyến thám hiểm dài ngày trên
biển với số tiền chi phí cao.
+ TBN và BĐN có những hạm đội thuyền mạnh nhất Châu
Âu lúc bấy giờ với nhiều thủy thủ dũng cảm, gan dạ.
-GV hỏi: Qua tìm hiểu các cuộc phát kiến địa lí, em

học tập được điều gì? (Tích hợp Lịch sử - Giáo dục
công dân)
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV chốt ý: Qua các cuộc phát kiến địa lí, chúng ta cần
học tập các nhà thám hiểm của BĐN và TBN về lòng
dũng cảm, gan dạ, quyết tâm, kiên trì và bền bỉ. Hơn
nữa, đó là sự yêu thích khám phá, sẵn sàng mạo hiểm.
Có như vậy, các cuộc thám hiểm đầy gian khổ và hiểm
nguy mới có thể thành công.
Trong cuộc sống hiện nay, các em cần học tập đức tính
kiên trì, bền bỉ trên con đường chinh phục, khám phá tri
thức. Và con đường đến vinh quang luôn nhiều chông
gai, hãy dũng cảm, quyết tâm chinh phục, khám phá để
đến được thành công.
Tích hợp Lịch sử - Địa lí; Lịch sử - kiến thức các bộ c. Hệ quả của các cuộc
môn khoa học khác.
phát kiến địa lí:
Hoạt động cả lớp, cá nhân; hình thức phát vấn.
*Tích cực:
- GV hỏi: Trình bày và đánh giá những tác động tích
cực của các cuộc phát kiến địa lí. Trong những tác
động đó, theo em tác động nào quan trọng nhất? Vì
sao?
- HS suy nghĩ, trả lời:
Trong số những tác động tích cực của các cuộc phát
kiến địa lí, học sinh có thể lựa chọn bất kì một yếu tố
18


tác động nào mà các em cho là quan trọng nhất và phải

giải thích được lí do vì sao em lại lựa chọn như vậy.
- GV chốt ý:
Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy
dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái
đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất
nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh
vật học… Sau những cuộc phát kiến địa lí này, một sự
tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên Thế giới diễn ra do
các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các
giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá các vùng đất
mới, những quân nhân…Một làn sóng di chuyển dân cư
lớn trên thế giới trong các thế kỉ XVI – XVIII với
những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ,
Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời
khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ. Hoạt động buôn
bán trên Thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn
bán tầm cỡ quốc tế được thành lập
Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng
thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu
tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về
hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Nó có đóng
góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự
phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên Thế giới đều
giống nhau. Như thế, phát kiến địa lí đã đem lại cho
loài người những hiểu biết về những con đường mới,
những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn
hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và
truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa
lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền
văn hóa và văn minh khác nhau. Phát kiến địa lí còn

đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những
nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu
báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á
và châu Phi. Nó cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở
châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu
vực này trở nên phồn vinh

19

Phát kiến địa lí đã mở ra
một trang mới trong tiến
trình phát triển của lịch
sử nhân loại:
- Tri thức khoa học: Xác
định trái đất hình cầu,
tìm ra những con đường
mới, vùng đất mới, dân
tộc mới, tri thức mới.

- Kinh tế: Thị trường
Thế giới được mở rộng,
hàng hải quốc tế phát
triển.

- Chính trị: Thúc đẩy quá
trình khủng hoảng, tan rã
của quan hệ sản xuất
phong kiến và sự ra đời
của CNTB ở châu Âu.
- Văn hóa: Tăng cường

giao lưu văn hóa giữa các
châu lục trên Thế giới.


* Hạn chế:
- GV cho học sinh xem bảng số liệu về Tỉ trọng phân
bố dân cư theo các châu lục, thời kì 1650 – 2005 (%)
(SGK Địa lí 10 cơ bản, trang 94):
Năm
Châu lục
Á
Âu

Phi
Đại Dương
Toàn thế giới

1650

1750

1850

2005

53,8
21,5
2,8
21,5
0,4

100,0

61,5
21,2
1,9
15,1
0,3
100,0

61,1
24,2
5,4
9,1
0,2
100,0

60,6
11,4
13,7
13,8
0,5
100,0

- GV : Qua bảng số liệu trên, em rút ra nhận xét gì?
- HS vận dụng kiến thức Địa lí để nhận xét và giải
thích.
- GV tích hợp kiến thức Lịch sử - Địa lí để giải thích về
bảng số liệu trên:
Vận dụng kiến thức Địa lí: Bài 24 – Phân bố dân cư.
Các loại hình quần cư và đô thị hóa – SKG Địa lí 10

ban cơ bản; Bài 6 – Hợp chúng quốc Hoa Kì – SGK
Địa lí 11 ban cơ bản để giải thích:
Với việc tìm ra các vùng đất mới trên thế giới, các cuộc
phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI có tác động sâu sắc tới
sự phân bố dân cư trên toàn thế giới. Đặc biệt, từ sau
khi châu Mĩ được phát hiện nhờ cuộc thám hiểm của
Côlômbô, các luồng dân di cư lớn đã diễn ra trên thế
giới, chủ yếu từ châu Âu di cư sang châu Mĩ, châu Úc.
Qua bảng số liệu cho thấy, dân cư ở châu Phi và châu
Âu giảm mạnh từ năm 1650 – 2005, trong khi đó dân
cư châu Mĩ lại tăng nhanh. Điều đó đã chứng minh, từ
sau các cuộc phát kiến địa lí, luồng dân di cư từ châu
Âu, châu Phi sang châu Mĩ diễn ra ồ ạt, làm tỉ lệ dân cư
châu Mĩ tăng so với thế giới.
Luồng người di cư ồ ạt từ Anh sang 13 thuộc địa của
Anh ở Bắc Mĩ đã làm cho dân cư 13 thuộc địa có sự
phân biệt thành 3 bộ phận: người Anh chính quốc,
người Anh ở 13 bang thuộc địa, thổ dân. Vì vậy, mâu
thuẫn sắc tộc ở đây diễn ra sâu sắc, đó là một trong
những nguyên nhân làm bùng nổ cuộc đấu tranh của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII.
20


Mặt khác, các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại lợi ích
nhiều nhất cho Hoa Kì về các mặt Kinh tế - Xã hội.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cùng với lượng dân
nhập cư chủ yếu từ châu Âu (83% dân cư Hoa Kì là
người châu Âu), giúp Hoa Kì phát triển nhanh chóng
trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- GV: Từ đó em có nhận xét gì về mặt trái của các
cuộc phát kiến địa lí? Em có nhận xét gì về việc làm
của các nước phương Tây từ sau các cuộc phát kiến địa
lí?(Tích hợp Lịch sử - Giáo dục công dân).
- HS vận dụng kiến thức bài học và kiến thức môn Giáo
dục công dân để trả lời.
- GV nhận xét và kết luận:
Vận dụng kiến thức Lịch sử - Bài 35: Các nước Anh,
Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – SGK Lịch
sử 10 cơ bản, để giải thích và chứng minh quá trình
xâm lược hầu hết thuộc địa trên thế giới của các nước - Làm nảy sinh quá trình
đế quốc.
cướp bóc thuộc địa và
Vận dụng kiến thức: Bài 9 – Con người là chủ thể của buôn bán nô lệ.
lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội – SGK Giáo
dục công dân 10 ban cơ bản, nhận xét về việc làm của
các nước phương Tây: quá trình xâm lược thuộc địa và
buôn bán nô lệ da đen của các nước đế quốc là việc làm
thô bạo, đã vi phạm chủ quyền, độc lập của các quốc
gia và quyền tự do cá nhân của con người. Việc làm
này cần phải lên án. Qua đó, các em thấy được bản chất
của chủ nghĩa đế quốc, từ đó có thái độ và hành động
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Các em
cần nhận thức được: độc lập, tự do là quyền lợi thiêng
liêng và bất khả xâm phạm của con người.

21


Tích hợp Lịch sử - Văn học; Lịch sử - Nghệ thuật; 3.Phong trào Văn hóa

Lịch sử - Giáo dục công dân; Lịch sử - Kiến thức các Phục hưng:
môn Khoa học tự nhiên..
Hoạt động 1: Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL:
Sau khi giới thiệu đề mục, GV phát phiếu học tập
“KWL” cho từng học sinh. Yêu cầu học sinh điền vào
cột K là những điều các em đã biết về Văn hóa phục
hưng; cột W là những điều các em muốn biết về Văn
hóa phục hưng và cột L là những điều em đã được học
về Văn hóa phục hưng trong bài học. Sau 2 phút, giáo
viên thu lại, rà soát xem học sinh đã biết gì về Văn hóa
Phục hưng và muốn tìm hiểu gì về Văn hóa Phục hưng.
Sau khi kết thúc mục 3, GV phát phiếu yêu cầu hs điền
vào cột L. Trước khi kết thúc bài học, GV dành cho HS
2 phút để suy nghĩ, hoàn thiện nội dung và thu phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP THEO KĨ THUẬT “KWL”
Tên bài học: ………………………………………….
Tên học sinh:…………………………………………
Trường:……………………………..Lớp:…………....
K
W
L
(Đã biết gì về
(Muốn học gì về
(Đã học được gì
a. Hoàn cảnh ra đời:
VHPH)

VHPH)

về VHPH)


-……………… -……………… -………………
-……………… -……………… -………………
-……………… -……………… -………………
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
- GV: Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời trong
hoàn cảnh nào?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét và kết luận:
Những nguyên nhân có thể xem là chính dẫn đến sự
xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng: - Trong
thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều
thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành
cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. - Những
quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng
khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát
triển của giai cấp tư sản. - Giai cấp tư sản có thế lực về
kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và
muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến. - Trong khi đó
22
phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông
dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản

- Giai cấp Tư sản mới ra
đời, có thế lực về kinh tế
nhưng chưa có địa vị xã
hội tương ứng.
- Những quan điểm lỗi
thời của xã hội phong
kiến và giáo hội Kitô đã

kìm hãm sự phát triển
của giai cấp tư sản.
 Giai cấp tư sản đấu
tranh trước hết trên lĩnh
vực văn hóa.
b. Khái niệm Văn hóa
Phục hưng:
Phục hưng tinh thần của
nền văn hóa cổ Hi Lạp –
Rôma và sáng tạo nền


4. Củng cố và rút kinh nghiệm:
4.1 Trò chơi ô chữ để củng cố bài:
Ô hàng ngang số 1: Có 8 chữ cái: Đây là tên C. Cô lôm-bô gọi châu Mỹ.
Ô hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Đây là tên một nền văn minh ở châu Mỹ.
Ô hàng ngang số 3: Có 9 chữ cái: Đây là tên một trong những nước đi đầu trong
việc phát kiến địa lí.
Ô hàng ngang số 4: Có 11 chữ cái: Đây là tên nhà thám hiểm đã tìm được đường
biển đến Ấn Độ.
Ô hàng ngang số 5: Có 10 chữ cái: Đây là tên nhà thám hiểm đã đi vòng quanh
thế giới bằng đường biển.
Ô hàng ngang số 6: Có 8 chữ cái: Đây là tên nước đã khống chế con đường buôn
bán tơ lụa.
TỪ KHÓA: CÔ LÔM BÔ
4.2 Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để củng cố bài học:
Trên cơ sở tìm hiểu nội dung bài học, yêu cầu học sinh trong thời gian 03 phút
vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp lại kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV –
XVI vào giấy A4 và nộp lại cho giáo viên.
Giáo viên chiếu sơ đồ tư duy để củng cố lại kiến thức.


5. Bài tập về nhà:
23


- Học bài cũ, vẽ lược đồ mô tả hành trình phát kiến địa lí của các nhà thám
hiểm thế kỉ XV – XVI.
- Sưu tầm tư liệu về các nhà khoa học, nhà hội họa, nhà văn trong phong
trào Văn hóa Phục hưng.
- Đọc và chuẩn bị trước bài 12.

24


PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu nguyên nhân và tiền đề các cuộc phát kiến địa lí.
Nội dung
Nguyên nhân phát kiến địa lí
Điều kiện phát kiến địa lí
Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của B.Đi-a- xơ
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng
Thời gian
Kết quả
hải
B.Đi-a- xơ
2. Tại sao đoàn thám hiểm của B.Đi-a- xơ đến được cực Nam của châu
Phi rồi lại quay trở về Bồ Đào Nha?
Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:

Tên nhà hàng
Thời gian
Kết quả
hải
C.Cô-lôm-bô
2. C.Cô-lôm-bô là người đã tìm ra châu Mĩ nhưng tại sao châu Mĩ lại
không mang tên ông mà lại mang tên là America?
Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của Va-xcô đơ Ga-ma
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng
Thời gian
Kết quả
hải
Va-xcô đơ Ga-ma
2. Cuộc thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma có ý nghĩa như thế nào với
người Bồ Đào Nha?
Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan
1. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng
Thời gian
Kết quả
hải
Ph.Ma-gien-lan
2. Cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Phiếu học tập số 6: Hoàn thành niên biểu về các cuộc phát kiến địa lí theo mẫu:
25


×