Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

chủ thể kinh doanh và phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.27 KB, 6 trang )

Câu 1:
1. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong thời
hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
Đúng. Theo Khoản 3 Điều 119 LDN 2014, cổ đông phổ thông chỉ được
chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập khác
nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.
2. Số thành viên độc lập phải bằng ít nhất 20% tổng số thành viên HĐQT trong
CTCP.
Sai. Theo điểm b khoản 1 Điều 134 LDN 2014 thì đối với mô hình ĐHĐCĐ,
HĐQT và GĐ/TGĐ thì mới có điều kiện có ít nhất 20% số tv HĐQT là tv độc lập.
3. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá
3 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh.
Sai. Theo Điều 89 LPS 2014 thì thời hạn theo Nghị quyết của HN chủ nợ
thông qua (Khoản 1 Điều 89) và trong trường hợp HN chủ nợ không xđ đc thời
hạn thực hiện thì mới áp dụng thời hạn không quá 3 năm.
4. Thành viên CTHD có quyền rút vốn khỏi CT nếu được HĐTV chấp thuận.
Đúng. Theo K2 Đ180
Câu 2: Phân tích những điểm khác nhau cơ bản về tổ chức và hoạt động của
HĐTV trong Công ty TNHH 2TV trở lên với ĐHĐCĐ trong CTCP.
Câu 3:
Dương, Thành, Trung và Hải quyết định thành lập Công ty TNHH Thái Bình
Dương. CTy được cấp GCNĐKDN vào tháng 2/2016. Các thành viên thỏa thuận rằng
Dương góp 800 triệu bằng tiền mặt (tương ứng 16% VĐL), Thành góp vốn bằng giấy
nhận nợ của Cty TNHH Thành Mỹ tổng số tiền trong giấy nợ là 1 tỷ 300 triệu, được
các bên nhất trí định giá là 1 tỷ 200 triệu (chiếm 24% VĐL). Trung góp vốn bằng ngôi
nhà của mình và được các thành viên định giá 1 tỷ 500 triêu (chiếm 30% VĐL) do tin
chắc rằng con đường trước nhà sẽ được mở rộng mặc dù theo mặt bằng giá cả hiện tại
của ngôi nhà trị giá 700 triệu. Hải góp bằng một chiếc xe được các thành viên định



giá là 1 tỷ 500 triệu (30% VĐL) nhưng lúc đầu mới chỉ góp 500 triệu còn 1 tỷ các
thành viên thỏa thuận khi nào cty cần thì Hải sẽ góp.
1. NX về các loại tài sản góp vốn và việc thực hiện cam kết góp vốn của các thành
viên.
2. Sau hơn 1 năm hoạt động, cty có lãi ròng 800 triệu. HĐTV của Cty họp và
quyết định phân chia số lãi này cho các thành viên. Tranh chấp xảy ra khi các
thành viên còn lại cho rằng Hải cam kết góp 1,5 tỷ nhưng mới góp được 500
triệu nên chỉ được chia theo số vốn đã góp. NX về tranh chấp.

ĐỀ 2:
Câu 1:
1. Chủ sở hữu DNTN luôn luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
Đúng. Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 185 thì chủ DNTN có thể thuê
người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp những vẫn phải chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp.
2. Người thừa kế của TVHD đương nhiên là TVHD của CTHD.
Sai. Theo điểm h K1 Điều 176 thì người thừa kế có thể trở thành TVHD nếu
đc HĐTV chấp thuận.
Câu 2: CTCP X dự định (i) xem xét chấp thuận cho CĐSL A bán 10000 CP của
mình cho người khác và (ii) xem xét một số hợp đồng vay giữa cty với CĐ.
Những vđ pháp lý liên quan đến các quyết định trên của cty về thẩm quyền, hình
thức, thủ tục, điều kiện thông qua nghị quyết. Biết
• Cty đc thành lập vào tháng 7/2015
• Cty có 10000 CP đã bán và đều là CPPT
• ĐLCT không có quy định khác LDN
(i)


Vấn đề xem xét chấp thuận cho CĐSL A bán 10000 CP


A là CĐSL của CTCP X nên bị hạn chế quyền chuyển nhượng CP của mình cho
người khác theo quy định tại K3 Điều 119.
“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp
thuận của Đại hội đồng cổ đông.”
CT thành lâp tháng 7/2015 nên theo qđ trên thì trong thời hạn 3 năm đến tháng
7/2018, A được tự do chuyển nhượng CP của mình cho CĐSL khác và cho người không
phải CĐSL nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.
Đối với TH A bán CP cho người không phải CCĐSL thì ĐHĐCĐ phải tổ chức họp để
biểu quyết về vđ này.
• Theo K1 Điều 141 “Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ
đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ
công ty quy định”. Như vậy, cuộc họp của CT X chỉ được tiến hành khi có số CĐ
dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết, tương ứng với số CĐ đại
diện ít nhất 51000 CPPT của CT.
• Nếu cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1
Điều 141 thì theo Khoản 2“được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định
khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi
có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ công ty quy định.”
• Nếu cuộc họp lần II vẫn không đủ đk thì “được triệu tập họp lần thứ ba trong thời
hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy
định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành
không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.”



Theo quy định tại Khoản 2 Điều 144 thì vấn đề này thuộc “các nghị quyết khác”
nên “được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu
biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành”.
(ii)
Vđ xem xét hợp đồng vay giữa CT X với một số CĐ
Vì đây là hđ giữa CT với CĐ, là loại hđ được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 162
nên phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận.
Theo khoản 2 Điều 162, với hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của
CT đc ghi trong báo cáo tài chính gần nhất thì do HĐQT chấp thuận theo trình tự, thủ tục
như sau:
• Người đại diện CT ký hđ phải thông báo cho các tv HĐQT, KSV về các đối tg liên quan
đối với hợp đồng, đồng thời kèm theo dự thảo hđ.
• HĐQT quyết định việc chấp thuận hđ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đc thông
báo trừ TH ĐLCT qđ một thời hạn khác; tv có lợi ích lq k có quyền biểu quyết.
Theo khoản 3 Điều 162, hợp đồng có giá trị lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị tài
sản đc ghi trong báo cáo tài chính gần nhất do ĐHĐCĐ chấp thuận với trình tự, thủ tục
như sau:
• Người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo HĐQT và KSV về các đối
tượng có liên quan đối với hợp đồng; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng.
• HĐQT trình dự thảo hợp đồng tại cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến cổ đông
bằng văn bản. Trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan không có quyền biểu
quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65%
tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành, trừ trường hợp Điều lệ
• công ty quy định khác.
Câu 3: CT TNHH M đầu tư 60% vốn cùng với CTCP N, CT TNHH X và 5 người
khác thành lập CT TNHH Thiên Phong vào năm 2010 với VĐL 10 tỷ.
Vào tháng 7/2014, CT M có ký hợp đồng cho CT TNHH Thiên Phong vay 1 tỷ k có
tài sản bảo đảm, thời hạn trả nợ là tháng 12/2015.

Tháng 10/2015, CT Thiên Phong bị một chủ nợ nộp đơn đến TA có thẩm quyền
yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sau khi TA ra quyết định mở thủ tục phá sản, quản tài


viên xem xét sổ sách của CT Thiên Phong và phát hiện CT này đã thanh toán khoản
nợ 1 tỷ cho CT M vào tháng 1/2015.
1. Nếu áp dụng LDN 2014 thì hợp đồng trên giữa CT M và CT Thiên Phong có
cần sự chấp thuận của HĐTV 2 CT hay k? Tại sao?
Vì CT M sở hữu 60% VĐL (hơn 50%) của CT Thiên Phong nên theo điểm a Khoản 1
Điều 189 thì CT M là CT mẹ của CT Thiên Phong.
Theo điểm c Khoản 1 Điều 67 thì hđ giữa CT M và CT Thiên Phong chỉ cần sự chấp
thuận của HĐTV CT Thiên Phong là CT con của CT M.
2. Việc CT Thiên Phong trả nợ cho CT M có bị vô hiệu k? Vì sao?
Khoản 2 điều 59 LPS 2014 có qđ: “Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên
quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục
phá sản thì bị coi là vô hiệu.”
Tại điểm b Khoản 3 Điều 59, những người liên quan “b) Công ty con đối với công ty
mẹ”
Thời hạn thanh toán nợ là tháng 12/2015 nhưng CT Thiên Phong đã thanh toán cho
CT M vào tháng 1/2015, tức là thanh toán nợ chưa đến hạn. Theo K1 Điều 59 thì khoản
nợ trên thuộc trường hợp đc qđ tại điểm c: “Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ
đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn”
Như vậy, có đủ điều kiện để ta áp dụng K2 Điều 59 trong TH này.
TA ra qđ mở thủ tục phá sản vào tháng 10/2015, trong khi CT Thiên Phong đã thanh
toán nợ cho CT M vào tháng 1/2015 là vẫn trong thời hạn 18 tháng trước ngày TA ra qđ
mở thủ tục phá sản nên việc CT Thiên Phong trả nợ cho CT M là vô hiệu.
3. Giả sử CT Thiên Phong bị tuyên bố phá sản thì CT M có thể nhận lại được bao
nhiêu tiền. Biết ông Q là một chủ nợ k tài sản có bảo đảm cho CT Thiên Phong
vay trước khi CT này bị mở thủ tục phá sản được CT này thanh toán đủ.


ĐỀ 3:
Câu 1:


1. Cuộc họp HĐTV của CT TNHH 2tv trở lên có thể hợp lệ ngay cả khi chỉ có
1tv dự họp.
Đúng. Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 59, nếu cuộc họp đc triệu tập lần
I, lần II không đủ điều kiện tại K1 Điều 59 và điểm a k2 điều 59 thì lần III đc
tiến hành k phụ thuộc vào số tv dự họp và số VĐL đc đại diện.
2. HTX k đc dùng khoản hỗ trợ k hoàn lại của Nhà nước để góp vốn vào CT
TNHH.
Câu 2:
Bà An (là chủ DNTN An Hòa) đầu tư vốn cùng ông Bình, ông Phát thành lập
CTCP vận tải ABP. Tại thời điểm thành lập bà An đăng ký mua 15% CPPT,
20% CP ưu đãi biểu quyết và 20% Cp ưu đãi cổ tức. CTCP ABP đc cấp
GCNĐKKD vào tháng 9/2011.
1. Tháng 11/2013 bà An muốn chuyển nhượng toàn bộ CP thuộc sở hữu của
mình cho con trai bà là ông Hùng nhưng ĐHĐCĐ của CT k chấp nhận.
Theo qđ tại k3 điều 119, thời điểm bà An muốn chuyển nhượng CP của mình
vẫn trong thời hạn 3 năm nên việc ĐHĐCĐ k chấp nhận là có cơ sở pháp lý
đồng nghĩa với việc bà An không thể chuyển nhượng CP cho con trai.
2. Đầu năm 2014, HTX M muốn đc mua CP để trở thành CĐ của CTCP ABP.
3. Tháng 10/2014 CTCP ABP bị mất khả năng thanh toán, bà An (với giả định
chưa bán CP của mình cho người khác) muốn nộp đơn yêu cầu Tòa án mở
thủ tục phá sản.




×